Bạn sống để làm gì?

Bạn sống để làm gì? –  Có lúc nào bạn dừng lại trên đường, tấp lên vỉa hè, thoát khỏi dòng đời đang trôi cuồn cuộn để đặt cho mình câu hỏi này? Bạn dừng được bao lâu để nghĩ về nó, trước khi lại bị cuốn trở lại, tiếp tục lao đi với học hành, gia đình, công danh sự nghiệp? Cùng xem có thêm lựa chọn mới mẻ nào để sống ý nghĩa không, bạn nhé!

1.  Bạn sống để làm gì? 

Thầy Trong Suốt: Ở đây có bao nhiêu bạn đã từng dự một buổi Trà đàm bất kỳ trong quá khứ, giơ tay nào. Bao nhiêu người lần đầu tiên đến nghe buổi Trà đàm như thế này ạ? À, tỷ lệ tương đối giống nhau nhỉ? Tốt! Bao nhiêu người đã từng nghe Trà đàm Trong Suốt qua mạng rồi, giơ tay ạ! Rồi, thế kha khá rồi!

Bao nhiêu bạn đã biết chắc rằng mình sống để làm gì rồi, giơ tay ạ! 1, 2, 3, 4, 5! Ở đây những ai còn hơi băn khoăn, không biết mình sống để làm gì, giơ tay ạ! Còn những người không giơ tay lần nào thì là sao ạ? Ở trạng thái nào?

À, còn một loại người nữa, đúng không? Là gì? Hoàn toàn lạc lối. Giơ tay ạ! (Mọi người cười) Hoàn toàn lạc lối luôn! Không phải tôi băn khoăn, mà hoàn toàn tôi không biết tôi sống để làm gì luôn. Đời tôi thật là vô bổ, vô nghĩa, giơ tay ạ! Có ai không ạ? 1! Rồi, ở đây chúng ta có ba loại người. Một là hoàn toàn lạc lối, loại thứ hai là băn khoăn không biết mình đang sống để làm gì, có đúng không? Và ba là biết chắc chắn sống để làm gì rồi. Như vậy là trẻ có, già có.

Bây giờ bao nhiêu người sống để hưởng thụ, giơ tay ạ! Tôi sống để hưởng thụ cuộc sống: ăn này, uống này, chơi này, du lịch này, bồ bịch này… Rồi, khá nhiều đấy! Hầu như nếu mọi người không biết con đường nào hết thì cơ bản sẽ sống để hưởng thụ, có đúng không? Tại sao mình hay thấy mọi người cứ bồ bịch, đại gia thì cặp với chân dài. Tại vì sao? Vì đơn giản tôi sống để hưởng thụ thôi. Tôi có ít tiền nên tôi hưởng thụ kiểu ít tiền, mà tôi nhiều tiền thì sao? Thì tôi chi 16 tỉ để hưởng thụ. (Mọi người cười) Đúng không? Vì có nhiều tiền mà! Đúng chưa? Như vậy là, nếu mà không được ai hướng dẫn cho mình, thì cơ bản là lớn lên mình chọn một lối sống để hưởng thụ cuộc sống.

Bao nhiêu người lấy chồng để hưởng chồng, lấy vợ để hưởng vợ, giơ tay ạ! Bây giờ mình khác rồi nhưng ngày đấy vì thế. Rồi khá đông đấy!

Mọi người kiếm tiền để làm gì? Mua nhà này, mua xe này, đi du lịch này, nuôi mình sống này, nuôi bồ mình sống này (cười). Mọi người nhìn cách hành động của mình ấy, rất nhiều hành động đã chứng tỏ là mình sống để hưởng thụ, đúng không? Mình thừa nhận hay không thừa nhận thì vẫn đúng mà. Sau khi thầy vừa nói xong, bao nhiêu người nhận ra rằng mình đã từng sống để hưởng thụ, giơ tay ạ! Rồi, rất tốt! 100% à, giơ cả hai tay luôn. (Mọi người cười) Được, 101% đã từng sống hưởng thụ.

Thế hệ các em bây giờ là thế hệ trẻ, thì sống cơ bản là để hưởng thụ. Thế còn thế hệ già hơn một chút, bố mẹ mình đi, theo các bạn thì sống để làm gì? Bạn nào giơ tay ạ? Mời bạn!

Bạn Trang: Dạ! Em là Trang, em sống ở Sài Gòn. Cơ bản bố mẹ em hiện tại đang sống và hưởng thụ, ngoài hưởng thụ ra thì có cả trách nhiệm và nghĩa vụ với bố mẹ của bố mẹ và có trách nhiệm với con cái.

Thầy Trong Suốt: À, sống để hưởng thụ và làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ. Làm tròn trách nhiệm với nghĩa vụ gì đó, thì đều là trách nhiệm hết. Được! Một món quà cho bạn Trang. Hoan hô bạn Trang! (Mọi người vỗ tay)

Rồi còn ai có ý kiến về việc bố mẹ mình, thế hệ trước mình một thế hệ sống để làm gì? Theo Trang thì phần hưởng thụ với cả phần trách nhiệm thì phần nào nhiều hơn, các cụ ấy?

Bạn Trang: Dạ, em cũng không biết vì từ hồi nhỏ em không có cảm nhận quá nhiều. Còn bây giờ thì em thấy nó cân bằng hơn là do bố mẹ cũng đã đỡ được một phần nào lo cho con cái rồi. Ví dụ như em cũng đã kha khá lớn rồi. Thì chắc chắn là vẫn còn lo, tuy nhiên cái phần lo nó cũng đỡ đi và bố mẹ cũng đã biết cách để hưởng thụ, cùng nhau làm cuộc sống nhẹ nhàng, dễ dàng hơn một chút.

Thầy Trong Suốt: Nghĩa là lúc còn khó khăn thì sống trách nhiệm là chính, lúc khá hơn, con cái lớn hơn rồi thì hưởng thụ nhiều hơn, trách nhiệm bớt đi.

Bạn Trang: Dạ! Vâng.

Thầy Trong Suốt: Được. Tốt! Có bạn nào có cái nhận xét về thế hệ bố mẹ mình không ạ?

Một bạn nam: Dạ! Chào Thầy ạ! Theo như em biết thì người Việt Nam mình, thế hệ như bố mẹ em là sống để lo cho con cái.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Sống để lo là chính đúng không? Sống để lo cho người khác.

Bạn nam đó: Lo cho người khác, lo cho con cái là chính.

Thầy Trong Suốt: Đấy, trách nhiệm đấy! Sống vì trách nhiệm. Sống để làm cho tròn trách nhiệm của mình.

Bạn nam đó: Chứ còn sống để hưởng thụ thì rất là ít.

Thầy Trong Suốt: Có lý, rất có lý. Bạn nào đồng ý với ý tưởng đấy, giơ tay ạ? Tặng quà cho bạn đi! Phần lớn các cụ ấy, là sống để làm tròn trách nhiệm, sống để mà lo đấy. Nói một cách dân gian là sống để mà lo cho người khác. Còn đến thế hệ các em thì sướng hơn, sống để hưởng, đúng không? Như vậy mình tạm chia làm hai loại sống: Sống để lo và sống để hưởng. Theo các bạn thì còn cách sống nào nữa không? Mời bạn! Em giới thiệu một chút đi.

Bạn Huyền: Dạ! Em tên là Huyền ạ, mà mọi người vẫn gọi là Bờm. Em đến từ Sài Gòn. Thực sự nói chung chung thì thường bố mẹ sống là để lo cho con cái, nhưng đơn cử như bố mẹ em thì em thấy là không có mục đích ạ. Sống vì vượt qua khổ đau thôi, vượt qua những cái khó khăn mà mình gây ra, con cái mình gây ra. Và nói chung là em thấy vô cùng là lạc lối. Chỉ cố gắng ngày qua ngày để vượt qua những tháng ngày này thôi.

Thầy Trong Suốt: Tốt! Như em phát biểu chính là sống để mà lo đấy. Hết cái khó khăn này lại đến cái khó khăn khác cứ mò đến, đúng không? Ví dụ thế này dễ hiểu nhất này: Hồi bé thì lo học để trả bài cho cô giáo, thầy giáo, đúng không? Xong rồi đến lúc mà đến cấp ba thì lo gì? Thi đúng không? Hết thi cấp ba rồi thi đại học. Ví dụ mình thi đỗ đi. Thì mình lo gì? Thì lo học sinh viên cho qua, trải qua bốn năm. Ra trường thì lo gì? Xin việc xong thì lo gì?

Mọi người: Lấy vợ!

Thầy Trong Suốt: Giỏi! Lấy vợ, lấy chồng đúng không? Lấy vợ, lấy chồng xong thì lo gì?

Mọi người: Đẻ con! (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Đẻ, đúng rồi. Đẻ xong thì lo gì?

Mọi người: Cho con đi học!

Thầy Trong Suốt: Kiếm tiền nhưng mà cho con, nuôi con nó lớn. Đúng không? Cho nó đi học, nuôi nó lớn, tốn kém phết đấy. Rồi, thế con lớn rồi thì lo gì?

Mọi người: Con hư hỏng, sợ nó hư hỏng!

Thầy Trong Suốt: À, lớn tí thì lo hư hỏng. Lớn tí nữa thì thì lo gì?

Mọi người: Dựng vợ gả chồng!

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Lấy vợ gả chồng như thế nào, có môn đăng hộ đối hay không? Đứa kia có tử tế hay không? Thế con cái mình lấy vợ gả chồng xong hết lo chưa?

Mọi người: Chưa ạ!

Thầy Trong Suốt: Thế lo cái gì bây giờ?

Mọi người: Cháu! (Mọi người đồng thanh)

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Làm thế nào cho đẻ cháu bây giờ hay là tịt. Hay tịt ngòi đúng không? (Mọi người cười) Giả sử đẻ được một đứa rồi thì sao? Không, phải hai đứa, có nếp có tẻ chứ! Nhất là đẻ mấy đứa con gái rồi thì sao? Phải có trai chứ! Đúng không? Đấy mới là làm tròn trách nhiệm với tổ tông. Rồi, cứ cho con mình nó đã đến đoạn có cả gái, cả trai rồi, thì lo cái gì?

Một bạn: Chăm cháu.

Thầy Trong Suốt: Chăm cháu chứ còn cái gì nữa. Đúng! Riêng công chăm cháu phải nhiều năm. Đúng chưa? Thôi, cháu nó lớn hết rồi, thì lo gì?

Một bạn: Bệnh!

Thầy Trong Suốt: Bệnh, giỏi, rất giỏi! Già rồi, cả đời cố gắng, mệt mỏi như vậy, kiểu gì cuối đời chả…?

Một bạn: Bệnh.

Thầy Trong Suốt: … Bệnh. Thế là lo bệnh. Bệnh nhiều quá thì lo gì?

Một bạn: Lo chết ạ. (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: “Khi nào mình chết đây?”. Có đúng sống là để lo không? Đúng không? Nếu cứ nhìn cuộc đời chung của bố mẹ các em ấy, tất nhiên không phải nhà nào cũng thế 100%, nhưng rất nhiều nhà như vậy. Các cụ sống để mà lo, đúng chưa? Các bạn ở đây rất là trẻ, nên có thể là chưa đến cái đoạn cháu, với cả dựng vở gả chồng cho con. Nhưng nếu mà các bạn không có một con đường sáng để đi theo, thì rồi các bạn cũng phải thế thôi. Lớn lên này, học hành này, lấy vợ gả chồng, bệnh, già, chết. Thử nhìn đời mình mà xem.

Nếu mình không có một con đường nào khác thì mình sẽ sống con đường đấy. Trông thì mình khác bố mẹ một chút là mình hưởng nhiều hơn, đúng không? Chứ còn mình cũng lo mà! Cái đoạn vừa xong có đúng với cả chính mình không? Cùng lo là giống, ở đây có bạn nào đã từng lo thi cử đại học chưa?

Mọi người: Rồi ạ.

Thầy Trong Suốt: Đã từng lo tìm việc làm chưa?

Mọi người: Có ạ.

Thầy Trong Suốt: Đã từng lo lấy vợ gả chồng theo ý mình chưa?

Một bạn: Chưa ạ.

Thầy Trong Suốt: Chưa. Nhưng có một số bạn lo rồi đấy. Các bạn lấy vợ lấy chồng xong có sướng hơn không? Có hết lo không?

Một bạn: Còn lo nhiều hơn!

Thầy Trong Suốt: Lo nhiều hơn, đúng rồi! Đấy, thế thì có một thế hệ sống để mà lo trước mặt chúng ta đấy. Đi trước chúng ta khoảng hai, ba mươi năm là thế hệ sống để mà lo. Cơ bản nếu các em gặp bố mẹ, hỏi bố mẹ đang lo gì? Là kiểu gì cũng có một số thứ kể ra được. Thử tối nay về hỏi bố mẹ xem là bố mẹ đang lo cái gì? Bao nhiêu bố mẹ sẽ nói là: “Không, bố mẹ chẳng lo gì hết!”. Bao nhiêu bố mẹ sẽ nói là: “Có. Đây việc này, việc này, việc này này!”.

Theo các bạn, tối nay về hỏi bố mẹ: “Bố mẹ lo cái gì?”. Bao nhiêu người sẽ nhận được câu trả lời là: “Có một cái việc cụ thể gì đó để lo”, giơ tay ạ!

Một bạn: Nhiều việc ạ.

Thầy Trong Suốt: Nhiều việc cụ thể cũng được. Bao nhiêu người sẽ bảo là: “Không, bố mẹ sống hoàn toàn vô tư, không có lo một cái gì hết!”, giơ tay ạ! Hai bạn. Như vậy các bạn có muốn sống để mà lo giống bố mẹ không ạ? Thật lòng đi. Thật lòng mà nói ở đây ai muốn sống để mà lo giống bố mẹ, giơ tay! Một bạn, thật lòng ấy hả? Hai bạn. Không, mình muốn như thế ấy. Mình bị như thế, đương nhiên rồi. Nhưng đang hỏi là ai muốn tiếp tục đi theo vết chân bố mẹ: sống để mà lo giống bố mẹ thì giơ tay. Một, một bạn, mình muốn như thế, mình muốn sống để mà lo ấy.

Em à? Em hãy cho biết lý do vì sao em muốn sống để mà lo đi?

Bạn Hợp: Dạ, tại vì nếu sống không phải để lo thì sống để làm gì ạ?

Thầy Trong Suốt: À, hay, câu trả lời rất hay! Câu của bạn rất hay luôn, đưa cho bạn mic để bạn nói. Thầy hỏi bạn ấy: “Tại sao bạn lại muốn sống để mà lo giống bố mẹ mình?”. Hãy lắng nghe câu trả lời của bạn ấy! Em giới thiệu một chút đi.

Bạn Hợp: Dạ! Em chào Thầy ạ. Em tên là Nguyễn Hữu Hợp đến từ Gia Lai. Theo em thấy nếu như sống mà không lo thì sống để làm gì? Lúc đấy sống có gì vui thích và không còn ý tưởng gì để mình cố gắng tiếp tục sống.

Thầy Trong Suốt: Sống mà không lo thì sống để làm gì? Đấy, bạn có ý tưởng như vậy. Đúng là nếu không lo thì sống để làm gì? Sự thật là nếu không lo thì làm gì? Nếu bạn không biết một con đường thì chắc chắn không lo thì biết làm gì bây giờ? Phải ngồi lo thôi, đúng không? Các bạn không có gì lo thì các bạn cũng chán chứ nhỉ? Ở đây có chán không? Sống mà không phải lo gì hết cũng chán, đúng không? Chán vì mình không có lựa chọn nào nữa, mình chỉ có một lựa chọn là lo. Hết! Nên khi mình không được lo, mình chán.

Đấy là cuộc sống không có lựa chọn. Tôi chỉ có một lựa chọn duy nhất là sống để mà lo mà thôi. Bao nhiêu người nghĩ vậy giơ tay ạ! Đến giờ mà nói tôi chỉ có lựa chọn duy nhất là sống để mà lo thôi. Tôi chẳng có lựa chọn nào cả. Một bạn. Sao bạn lại nói như vậy? Mời bạn!

Bạn Thảo: Thưa Thầy em tên là Thảo! Em sống vì trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, nghĩa vụ với cha mẹ và trách nhiệm với con cái, chồng con.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Rồi. Sống để mà lo đúng không? Em không có sự lựa chọn số hai nào luôn?

Bạn Thảo: Em không có sự lựa chọn. (Cười)

Thầy Trong Suốt: Đấy! Chồng em có đi hôm nay không?

Bạn Thảo: Dạ có!

Thầy Trong Suốt: Đấy! Chồng! Em làm gì bạn ấy mà để bạn ấy sống không có lựa chọn? (Mọi người cười) Chỉ có ngồi lo là thế nào? Em chồng, em không thấy thương vợ à? Có thương vợ không?

Chồng của bạn Thảo: Có chứ anh!

Thầy Trong Suốt: (Cười) Có thì làm gì bây giờ? Làm gì bây giờ? Tôi chỉ có một lựa chọn thôi: Sống để mà lo. Rồi, câu hỏi của bạn ấy là: Khi không sống để mà lo thì sống để làm gì? Ở đây có bạn nào vừa nghỉ việc không? Một, còn ai nữa không? 2, 3, 4, rồi 5, 6, ôi nhiều quá nhỉ? 7! Thảo nào đến đây đúng không? (Mọi người cười)

Nghỉ việc xong thì sống để làm gì bây giờ? Chuẩn rồi! Mời một bạn trong số những bạn nghỉ việc nói thử xem sau khi nghỉ xong thì mình sống để làm gì? Bạn nào cũng được.

Một bạn nữ: Dạ! Em lần đầu tới Trà đàm của mình hôm nay ạ. Em cũng mới nghỉ việc trong gần một tháng. Và tiếp theo đúng là phải lo làm sao kiếm được việc mới (cười).

Thầy Trong Suốt: (Cười) Đúng là lo luôn, đúng không? Thảo nào đến đây! Em trước làm ở đâu?

Bạn nữ đó: Làm ở một dự án ạ.

Thầy Trong Suốt: Một dự án. Rồi! Bây giờ em đã tìm được việc mới chưa?

Bạn nữ đó: Dạ chưa.

Thầy Trong Suốt: Có lo không?

Bạn nữ đó: Cũng khá lo.

Thầy Trong Suốt: Nếu không có việc mới thì sao?

Bạn nữ đó: Chắc là không kiếm được việc mình thích thì cũng có được việc mình không thích lắm.

Thầy Trong Suốt: À, thế có kiểu nếu không kiếm được việc thì có bị chết đói hay gì không?

Bạn nữ đó: Về lâu dài thì chắc chắn là phải có việc.

Thầy Trong Suốt: À, nhưng ngắn hạn thì sao?

Bạn nữ đó: Ngắn hạn thì cứ tạm duy trì vậy thôi.    

Thầy Trong Suốt: Ừ. Như vậy là em đang đứng trước một cơ hội mới, rất là lớn. Đó là em không bị ràng buộc, tạm thời trong một thời gian nhất định, đúng không? Số tiền em có đủ để em sống mấy tháng nữa? Một tháng không?

Bạn nữ đó: Chắc là một tháng cũng không sao ạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi! Bạn ấy có một tháng sung sướng, vì bạn ấy không phải lo, không phải chọn cái gì vội. Bạn ấy có một tháng nghỉ ngơi để tìm xem là mình làm cái gì bây giờ, mình sống để làm gì bây giờ? Rất tốt!

Ở đây có bao nhiêu bạn muốn lặp lại cuộc đời của bố mẹ mình? “Tôi muốn lặp lại đời bố mẹ tôi. Hạnh phúc sung sướng như bố mẹ, bằng đúng bố mẹ”. Bao nhiêu người muốn lặp lại ạ? Có ai muốn không, giơ tay đi ạ! Một, rồi, rất tốt! Còn lại thì sao ạ? Những đứa con bất hiếu kia! (Mọi người cười lớn) Sao lại không muốn lặp lại giống bố mẹ? Sao, em muốn lặp lại giống bố mẹ không?

Bạn Quyến: Dạ em thích là sống để hưởng thụ và giúp cho nhiều người hơn chứ không thích sống phải lo nhiều!

Thầy Trong Suốt: Rồi! Hưởng và giúp đúng không? À, hay quá! Tặng quà bạn ấy. Bạn đấy có một ý tưởng mới, có vẻ khá hơn đời bố mẹ. Bố mẹ bạn ấy là sống để lo. Bạn Quyến bạn ấy nói thế này: Bố mẹ sống để lo rồi, nên tôi sống một cuộc đời mới, tôi muốn sống một cuộc đời hưởng thụ được, nhưng lại giúp được cho nhiều người! Đấy là một lý tưởng sống mới, có bao nhiêu người đồng ý với lý tưởng đấy của bạn? Bao nhiêu người có lý tưởng tương tự như vậy: “Tôi sống để hưởng và tôi giúp được cho nhiều người”, giơ tay ạ! À, rồi, chúng ta có một thế hệ mới đúng không ạ. Thế hệ cũ là sống để mà lo, còn hưởng hay không hưởng được không quan trọng. Thế hệ mới, sống để mà hưởng. Thế hệ mới hơn nữa, mới nhất ấy, phiên bản gần nhất ấy, là sống để hưởng và giúp cho người khác hạnh phúc.

Như vậy chúng ta có 3 phiên bản rồi nhé. Một là sống để lo này, 2 là sống để hưởng, 3 là sống để hưởng và giúp cho người khác hạnh phúc. Ở đây những bạn nào thuộc loại 1 giơ tay ạ. Những ai thuộc loại chỉ hai nghĩa là chỉ hưởng thôi, mà không có phần là hưởng rồi giúp người khác, giơ tay ạ? Những ai có vẻ đồng ý với lý tưởng mới của bạn Quyến, loại 3 đấy, tôi hưởng và giúp những người khác? Giơ tay lại đi ạ! Woa, quá đông, quá đông. Rồi, cái đấy chúng ta gọi là sống để làm người tốt, nhỉ? Bố mẹ dạy là mình sống để có ích cho xã hội đấy, đúng không? Đúng kiểu đấy không? Tôi hưởng được nhưng đồng thời tôi giúp ích cho xã hội.

Rồi. Như vậy là 3 loại người: 1 là sống để lo, 2 là sống để hưởng, 3 là sống để làm người tốt. Theo các bạn, trong 3 loại người này, loại người nào không có khổ?

Bạn Quyến: Hưởng!

Thầy Trong Suốt: Em nói đi. Loại 2 không khổ chứ gì? Sống để hưởng thì không khổ. Quá ngây thơ! (Mọi người cười) Bạn nào thuộc loại hưởng mà vẫn khổ giơ tay xem nào! Hưởng rồi vẫn khổ. Lấy chồng xong mà vẫn khổ. Hưởng chồng, chưa kịp hưởng xong thì đã có người khác hưởng hộ, hưởng bớt. Bao nhiêu người sống để hưởng mà vẫn thấy khổ giơ tay ạ! Đã từng sống để hưởng mà vẫn khổ.

(Nhiều cánh tay giơ lên)

Thấy chưa, em thấy ngây thơ chưa? Em nhìn xung quanh đi. Giơ lại lần nữa để cho bạn ấy nhìn đi ạ. Đấy, quá ngây thơ, tin rằng sống để hưởng mà hết khổ. Tại sao mình sống để hưởng mình lại không thể hết khổ được, mà vẫn khổ? Có ai trả lời được không ạ?

Minh Đức: Em tên là Minh Đức. Em đang làm bên công ty của chị Vani, đang làm nhân viên kinh doanh. Hưởng mà vẫn thấy khổ là do mình chưa có đủ trí tuệ, mình sống một cách vô minh thì dù hưởng mình vẫn cảm thấy khổ. Khổ ở trong tâm.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Còn bạn nào có ý tưởng khác không? Mời tặng quà cho bạn. Vì sao sống để hưởng mà vẫn thấy khổ? Hà đi.

Bạn Hà: Em thấy sống hưởng mà vẫn thấy khổ là bởi vì cái thứ mà mình hưởng nó rất là ngắn và nó sẽ đi bất ngờ, một lúc nào đấy mà mình không thể lường trước được.

Thầy Trong Suốt: Ví dụ là thứ gì? Người bên cạnh em có khổ khi là chồng em không?

Bạn Hà: Cũng gần gần vậy ạ. (Cười)

Thầy Trong Suốt: Em là chồng của Hà đúng không?

Bạn nam đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: (Cười) Sống để hưởng có khổ không?

Bạn Hà: Vâng thì… tức là cái thời gian nó không có kéo dài như mình tưởng.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Bao nhiêu người được hưởng một cái mà mãi mà nó vẫn ở đấy? Cái người sống để hưởng ấy, liệu hưởng xong cái này rồi có đủ không ạ? Hay muốn hưởng tiếp sang cái khác. Có cái nhà rộng 20 m­2 rồi, có đủ không ạ? Sau một thời gian nữa thì sao, mình cảm thấy nó gì? Chật, nhỏ quá đúng không? Mình phải tìm cách hưởng cái nhà to hơn, 50 m2 chẳng hạn. Nhưng theo mọi người 50 m2 đã đủ chưa ạ? Mình sẽ tìm cách hưởng cái nhà to hơn. Xe cũng như vậy đúng không ạ? Có xe hai bánh đã sướng lắm rồi. Nhưng một thời gian sau có thấy đủ không ạ? Nếu mình có tiền hơn thì sao? Mình phải thay bằng xe hai bánh nhưng bánh phải to hơn. Mà xe hai bánh to bây giờ là xe gì oách nhất ấy nhỉ?

Một bạn: SH.

Thầy Trong Suốt: SH. SH sau một thời gian đã đủ chưa ạ?

Mọi người: Chưa ạ.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, chưa đủ, mình phải đi tìm những cái xe bên cạnh. Cái xe bên cạnh to hơn, đúng không? Bốn bánh. Tất cả những cái mình muốn hưởng, sớm muộn gì mình cũng thấy không đủ.

Nhưng điều kỳ quái là gì? Là cái người sống để hưởng hay có kiểu suy nghĩ này này: “Nếu mà tôi có nó rồi ấy, thì tôi sẽ sướng lắm. Nếu mà tôi có nó được thì tôi sẽ giải quyết được hết vấn đề”. “Nếu tôi mua được cái này thì tôi sẽ không muốn mua cái to hơn nữa đâu! Thế là đủ rồi”. Đúng chưa? “Nếu tôi lấy chồng hoặc lấy vợ xong là xong rồi”. Thế nhưng lấy vợ xong, có xong không ạ? Chưa xong.

Sống để hưởng có một đặc điểm là gì? Là không bao giờ dừng lại được. Hưởng xong cái này thì lại muốn hưởng những cái khác. Cái mong muốn để hưởng là vô đáy, không bao giờ hết cả.

Nên là sống để hưởng thì luôn luôn có một trạng thái là không thỏa mãn. Vì cứ hưởng được cái này thì mình lại thiếu cái khác. Đúng chưa? Lấy vợ xong được hai năm rồi thì sao? Bắt đầu hưởng chán rồi thì lại thấy gì? Có nhiều cô để hưởng hơn mà mình không được hưởng, khổ quá! Phải khổ không? Đấy, người đàn ông nghiêm túc cũng khổ mà, đúng không? Nguyên tắc là hết hưởng cái này thì lại muốn hưởng cái khác. Đơn giản như thế này, hồi bé ở đây nhà ai đã từng không có ti vi giơ tay xem nào! Có thèm có tivi không ạ?

Mọi người: Có ạ.

Thầy Trong Suốt: Sau một thời gian có tivi đen trắng, có thỏa mãn không?

Mọi người: Chưa ạ.

Thầy Trong Suốt: Một thời gian sau lại muốn gì?

Mọi người: Tivi màu ạ.

Thầy Trong Suốt: Tivi màu đúng không? Bây giờ tivi màu nhưng mà nó bé thì mình muốn gì?

Mọi người: Màn hình rộng.

Thầy Trong Suốt: Màn hình rộng. Sau khi nó rộng rồi thì muốn gì?

Mọi người: Phẳng ạ.

Thầy Trong Suốt: Phẳng. Đấy! Bao giờ mình cũng khao khát một cái khác. Mình cứ nghĩ là có cái này xong thì giải quyết được vấn đề. Nhưng các bạn thử nhìn vào đời các bạn xem. Có cái này, cái kia xong, có giải quyết được vấn đề không? Hay cái khao khát tìm một cái khác nó lại xuất hiện sau một thời gian đủ lâu? Cũng  khá nhanh sau thì lại muốn một cái khác xuất hiện. Và mình lại thấy thiếu. Vì mình muốn cái khác, mình chưa có được nó. Có phải sống để hưởng luôn luôn bị thiếu không?

Trông tưởng sống để hưởng là sướng, nhưng cái người sống để hưởng luôn luôn bị thiếu. Luôn luôn khao khát một cái gì đó khác. Người Việt Nam gọi là: “Lòng tham vô đáy” đấy. Cái mong muốn được hưởng là vô hạn, nên có cái này rồi thì nó sẽ khao khát tìm cái khác. Cái người sống để hưởng trông thì sướng, thực ra là không sướng. Bằng chứng là bây giờ các bạn có hết rồi đúng không? Hồi nhỏ, thầy nhớ là mình mơ một cái xe máy để đi, mơ một cái tivi để xem. Tất cả bây giờ mọi người đều có rồi. Nhưng mà có ai sướng hơn không? Mọi người có thấy mình sướng hơn khi mình có những thứ mình thích không? Hay một thời gian sau mình lại có những nhu cầu mới? – Đấy là vấn đề ẩn dưới cái sống để hưởng.

Sống để hưởng nghĩa là sống để thiếu. Vì cái lòng tham hay mong muốn hưởng thụ nó vô đáy, nên là tôi cứ hưởng cái này, một thời gian sau tôi thấy nó lại bình thường và chán. Và lại có một cái gì đó hay hơn để hưởng tiếp. Nên sống để hưởng là sống để thiếu thốn. Canh lúc nãy kể chuyện bồ bịch đấy. Có đủ không? Canh, đã từng bồ bịch, một cô có đủ không? Rồi, Canh đâu rồi?

Minh Canh: Dạ, em ở đây ạ. (Mọi người cười) 

Thầy Trong Suốt: Bồ bịch có đủ không? Hay nhìn cô này vẫn thích cô khác?

Minh Canh: Vẫn thích cô khác ạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy! Bồ bịch cũng không đủ luôn, một cô cũng không đủ luôn. Có cô bồ này thì lại thích cô bồ khác. Cái tâm lý sống để hưởng là như vậy đấy, nó không bao giờ dừng lại luôn. Có đồ vật này thì lại muốn có đồ vật khác. Có cô này thì lại muốn có cô khác. Thế nên là sống để hưởng chắc chắn là khổ rồi. Quyến hiểu chưa? Phát biểu của em là sai bét rồi, sai ke sai két. Trải nghiệm thêm, lấy chồng thêm đi. Hưởng thì sẽ hiểu.

Sống để lo thì chắc chắn là khổ. Sống để hưởng chắc chắn là khổ. Vậy sống để làm người tốt, như bạn ấy nói lúc nãy đấy, hưởng xong là giúp những người khác, liệu có hạnh phúc được không?

Mọi người thử nghĩ, cho mọi người một phút suy nghĩ.

Lựa chọn số 1 nhé: Là sống để lo, giống bố mẹ các con… các em ấy, thì đương nhiên là khổ.

Lựa chọn số 2: Sống để hưởng, nó chỉ có hạnh phúc tạm thời, ngắn ngủi thôi, rồi cơ bản là lại lo tìm một cái gì mới, lo hưởng cái mới, như vậy vẫn khổ tiếp.

Loại thứ 3: Sống để hưởng rồi này, xong rồi lại đi lo giúp người khác, hoặc nói cách khác là sống để làm người tốt đấy. Sống để làm người tốt thì sướng hay khổ? Một phút suy nghĩ, xong ai nghĩ ra thì giơ tay. Câu hỏi là sống để làm người tốt có khổ không, hay là không khổ tí nào, cực kỳ hạnh phúc luôn? Một người giơ tay rồi, còn ai nữa không? 2, 3 giơ tay… Rồi, mời bạn mới toanh chưa phát biểu bao giờ. Phát biểu chưa?

Bạn Phúc: Dạ, em không mới toanh ạ.

Thầy Trong Suốt: À! Mời em cũ toanh rồi! Cũ toanh vẫn phát biểu như thường. (Cười)

Bạn Phúc: Dạ. Em nghĩ là vẫn khổ.

Thầy Trong Suốt: Sống để làm người tốt mà vẫn khổ ấy hả?

Bạn Phúc: Khổ vì phải làm người tốt.

Thầy Trong Suốt: (Cười) Em cho ví dụ cụ thể hơn đi.

Bạn Phúc: Vì chẳng hạn có những trường hợp: Mình có thể nóng, mình nổi giận, nhưng mà vì mình là người tốt thành ra mình vẫn phải cư xử theo một cách lịch sự, nhã nhặn.

Thầy Trong Suốt: Giữ hình ảnh đúng không? Theo mọi người, lo giữ hình ảnh là sướng hay khổ ạ? Cũng khổ chứ đúng không? Tốt! Câu trả lời rất tốt!

Sống để làm người tốt thì vẫn phải lo giữ hình ảnh. Một loại khổ. Mình là người tốt thì mình không thể làm cái này cái kia được. Đúng không? Được. Nếu mình làm thế thì bị bạn bè, họ hàng đánh giá chết! Rồi, em phát biểu đi.

Thùy Dương: Dạ thưa Thầy, em tên là Thùy Dương. Em tới từ thành phố Hồ Chí Minh. Một nỗi khổ nữa là mình muốn được công nhận.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Hay!

Thuỳ Dương: Tức là khi làm điều tốt thì mình rất muốn được người khác công nhận. Công nhận mình.

Thầy Trong Suốt: Câu trả lời đầy kinh nghiệm, nhỉ. Rất tốt! Tặng quà cho bạn ấy.

Một nỗi khổ thứ 2 của việc sống để làm người tốt là muốn được công nhận. Lúc nãy bạn Quý nói nỗi khổ đầu tiên là gì? Muốn giữ được hình ảnh, đúng không? Phải giữ được danh dự chứ, người tốt mà, phải có danh dự chứ.

Loại thứ 2 là gì? Muốn được công nhận. Làm người tốt xong, muốn được ít nhất là cảm ơn, mà nó không cảm ơn mình thì sao? Khó chịu lắm đúng không? Mình cứu giúp nó bao nhiêu mà nó không biết ơn tí nào. Mà có phải lúc nào mọi người cũng biết ơn không? Ai làm điều tốt càng nhiều, càng thấy là số người biết ơn không phải là nhiều lắm đâu.

Rồi, mời bạn.

Bạn Bẩu: Dạ chào Thầy, em tên là Bẩu. Em đến từ Di Linh, Lâm Đồng. Theo em là làm người tốt không dễ.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Vì sao?

Bạn Bẩu: Mà… khá là khó khăn. Thứ nhất là… để nhiều khi giúp cho người ta thì trước tiên là mình phải có cái điều gì đó thì mình mới giúp được người ta, mà không phải lúc nào mình cũng có. Và nhiều khi giúp người ta, nhưng mà người ta không hiểu được.

Thầy Trong Suốt: Em có ví dụ cụ thể nào không cho mọi người cùng hiểu đi. Giúp người ta mà người ta không hiểu được? Một chuyện cụ thể nào đó trong đời em.

Bạn Bẩu: Thì nhiều khi ví dụ như mình cho người ta mượn tiền, giả dụ vậy. Thì lúc người ta khó khăn ấy, mục đích người ta đến là để mượn tiền thôi, chứ thật ra người ta cũng chưa có ý tưởng gì về việc trả ơn hay là gì đâu. Giả dụ như người ta trả được tiền, thì lúc đó, mọi thứ nó trở thành bình thường thôi. Mình thì cũng cảm thấy không có gì hết, tại vì người ta cũng trả được rồi, thì giúp đỡ nhau là chuyện bình thường. Nhưng khi người ta không trả được ấy, thì người ta lại quên mình. Thậm chí mất tiền và mất cả tình.

Thầy Trong Suốt: Không trả được tiền xong bỏ đi mất đúng không? Không gặp mình nữa?

Bạn Bẩu: Đúng rồi, bỏ đi mất, thậm chí người ta còn không muốn gặp mình nữa cơ, muốn trốn mình, thì mình vừa mất tình bạn vừa mất tiền.

Thầy Trong Suốt: Đấy! Giúp người mà lại mất luôn cả tình bạn. Kỳ quái chưa? Cho một người mượn tiền đấy, xong người ta không gặp mình nữa, vì không trả được mà. Rất hay! Một ví dụ rất tốt. Có bạn nào ví dụ về tốt mà vẫn khổ nữa ạ. Làm người tốt vẫn khổ. Mời bạn đẹp trai người nước ngoài. Đấy, em đấy! (Cười)

Bạn đẹp trai người nước ngoài: Đã từng có một lần em nghĩ là mình sẽ sống để làm người tốt, đi thiện nguyện, em đi dạy. Nhưng mà em phát hiện ra là em không biết thế nào là tốt. Tức là em cho rằng thế này là tốt cho học sinh, nhưng mà đôi khi cái mà em cho rằng là tốt thì… sau đó em phát hiện ra như thế cũng không hẳn là tốt.

Thầy Trong Suốt: Cụ thể hơn một chút đi.

Bạn đó: Cụ thể hơn, ví dụ như mình đi dạy cho một học sinh mà mình nghĩ là mình sẽ đào tạo cho người ta thành một người có khả năng đi làm việc chẳng hạn. Nhưng có thể là người ta không có duyên với cái việc đấy. Ví dụ là bố mẹ nghèo, làm nông nghiệp, và cái học sinh đấy chỉ thích đi câu cá thôi. Mình đang dạy cho nó bao nhiêu là bài toán mà nó không muốn học toán. Xong rồi mình thấy nó tốt nghiệp xong thì… đúng là nó đi câu cá cả đời! (Thầy và mọi người cười) Em thấy là mình đã làm cho nó rất là đau khổ bởi vì nó không chịu làm bài, mà cũng không biết vì sao.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Rất tốt, rất tốt! Bạn đấy trả lời rất hay, mình muốn một điều tốt cho người khác nhưng người ta lại không muốn. Nên là mình bỏ bao nhiêu tâm sức, xong rồi mình thấy công của mình đổ xuống sông xuống biển. Người ta chẳng trân trọng tí nào, người ta cũng chẳng được ích lợi gì. Trong trường hợp của bạn ấy là không được ích lợi gì luôn. Vì tôi có muốn đi học toán đâu, làm lập trình đâu, đúng chưa? Được. Rất tốt!

Mình muốn điều tốt cho người khác, mà người ta lại không cần, và không có ích cho người ta, thì mình lại thấy khổ. Còn ai đã từng làm điều tốt mà mình vẫn có một loại khổ nhất định khi mình làm điều ấy. Bờm nói thử xem nào!

Bạn Huyền (Bờm): Trong cuộc sống thì em luôn luôn cố gắng giúp đỡ hết mình cho bố mẹ em. Đã giúp đỡ rất là nhiều, nhưng mà càng giúp, em càng cảm thấy phiền muộn đau khổ nhiều hơn. Vì giúp nhưng mà bản thân cái sự việc nó vẫn không giải quyết được, họ vẫn không thoát ra được đau khổ. Mà càng giúp, mình càng lún vào cái đau khổ cùng với họ.

Ví dụ như bố mẹ mình cần tiền, mình giúp tiền. Càng giúp, họ càng cần. Cần ít và dần dần cần nhiều hơn nữa thì mình cũng khổ mà họ cũng khổ. Mà càng giúp, họ càng không thoát ra khỏi được cái nỗi khổ đấy. Đến khi mình biết để ngừng thì tất nhiên mình cảm thấy mình cũng sai. Mình cảm thấy mình lại càng đau khổ hơn, mà mình vẫn không biết cách nào để giúp họ. Tất nhiên là vẫn dựa trên mục đích là muốn giúp, nhưng mà không biết cách nào để giúp, cho nên là đau khổ.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Tốt! Mình muốn giúp người nhưng mình không biết cách giúp. Đôi khi mình cho tiền người ta lại là hại người ta, đúng không? Bố bảo: “Con ơi, cho bố ít tiền để bố đánh bạc”. Thế là hại bố rồi nhưng mà vẫn cho. Đôi khi mình không biết là bố dùng để làm gì luôn. Nhiều khi mình cho người ta tiền mà không biết người ta dùng để làm gì, người ta cũng làm điều sai. Như vậy là giúp người mà không biết, không có trí tuệ thì vẫn khổ. Như vậy, quay lại câu chuyện là sống để hưởng và giúp người khác thì có hết khổ không? Theo bạn là hết khổ đúng không ạ? Hay vẫn khổ?

Một vài bạn: Khổ hơn.

Thầy Trong Suốt: Có một số bạn nói là khổ hơn (cười haha). Có thể khổ hơn thật. Nhưng tại sao cuộc đời tăm tối như thế? Ba phương án, phương án nào cũng tối, cũng đau khổ cả! Sống để lo thì khổ này. Sống để hưởng cũng khổ này. Sống để giúp người khác, hưởng xong giúp người khác, vẫn có đau khổ. Vậy, còn lựa chọn nào nữa không?

Theo các bạn, liệu chúng ta còn lựa chọn nào nữa không? Hay thôi, chúng ta chỉ có ba lựa chọn thôi, nên là thôi, mỗi người, ai mạnh gì chọn cái nấy, đúng không? Người nào mà lo mạnh thì chọn cái lo. Người nào giỏi phần lo thì lo cho người khác. Người nào hưởng mạnh thì chọn hưởng. Người nào mà làm người tốt mạnh thì làm điều tốt. Hay còn có một lựa chọn khác?

2. Hạnh phúc ngắn hạn – Đau khổ tiềm ẩn 

Thầy Trong Suốt: Ở đây, ai đã từng lựa chọn sống để hưởng và làm người tốt, làm điều tốt cho người khác đấy, giơ tay ạ? Những ai vừa giơ tay xong cảm thấy rằng tôi hoàn toàn hạnh phúc khi làm điều đấy, để yên tay lại. Còn những người nào giơ tay mà cảm thấy là không, trong quá trình giúp người khác tôi cũng rất khổ thì bỏ tay xuống. Hai người. Bỏ xuống chưa? Vẫn giơ chứ gì? Trong quá trình giúp người khác, tôi hoàn toàn hạnh phúc, không một tí ti khổ nào hết, một mảy may nhỏ cũng không có. Thử nghĩ xem. Có mỗi Liêm à? Liêm phát biểu đi.

Bạn Liêm: Dạ, em làm bên đầu tư chứng khoán, chuyên gọi tư vấn cho người khác. Nhiều khi họ tin tưởng, họ bỏ rất là nhiều tiền, tiền tỉ. Mình thấy rủi ro, mình có thể nói họ buông bỏ, chấp nhận cắt lỗ. Nhưng có thể họ gặp một số người khác, họ nói chuyện, và cái năng lực của mình không đủ truyền đạt cho họ nên họ không chịu làm, và cuối cùng họ bị lỗ. Mặc dù xong rồi, mình cũng rất ân hận, vẫn gặp và nói chuyện, nhưng mà trong lòng thì mình chỉ thấy là mình làm hết sức rồi, mình không thể cứu vãn được cho họ, nên là cũng chỉ an ủi thôi. Và sau thì mình vẫn tham gia. Cái công việc, nghề nghiệp chứng khoán là cái sự yêu thích của mình, nghĩa là mình làm mặc dù có những lúc lên, lúc xuống nhưng vẫn cảm thấy vui sướng và hạnh phúc.

Thầy Trong Suốt: Không có một tí ti, mảy may buồn nào hết?

Bạn Liêm: Thì cái lúc mà nói chuyện với người ta, mà họ không nghe thì mình cũng đã bảo họ là: Bây giờ nếu anh làm, chấp nhận, thì anh phải chịu thôi, chứ còn bây giờ mình không có can thiệp, nên là…

Thầy Trong Suốt: Ý là Liêm có một tí buồn nào trong công việc không? Hay là lúc nào cũng hạnh phúc, phơi phới từ sáu giờ sáng đến tối?

Bạn Liêm: À trong công việc thì nhiều khi đồng nghiệp với sếp thì cũng… tất nhiên phải buồn rồi. Còn ví dụ như để làm việc với những cái người khách hàng thì làm hết cái nhiệt tâm mình thì mình sẽ không thấy buồn trong lúc đó.

Thầy Trong Suốt: Trong lúc đó đúng không? Nhưng về nhà…?

Bạn Liêm: Công việc không bao giờ đưa về nhà.

Thầy Trong Suốt: À thế à? Không bao giờ buồn một tí nào trong công việc?

Bạn Liêm: Dạ. Công việc thì nếu mình làm hết tâm của mình, đến hết giờ cái thì không buồn.

Thầy Trong Suốt: Kinh! Ở đây ai đạt đến trình độ đấy rồi ạ? (Mọi người cười) Không một mảy may, một tí buồn nào trong công việc, giơ tay ạ? Có không ạ? Hai người, có hai người. Rồi. Như vậy là cơ bản chúng ta vẫn có những người là gì? Làm người tốt mà không khổ tí nào, đúng không? Hay là khổ tí ti. Bạn Bờm thì sao? Có khổ tí nào không?

Bạn Huyền (Bờm): Tuỳ góc độ ạ. Nếu như mà ở gia đình hoặc là một số tình huống liên quan đến tình cảm thì cố gắng tốt, nhưng mà vẫn thấy khổ vì có thể là do mình dùng cái suy nghĩ bằng cảm tính, cho nên thành ra là vẫn có nhiều cách mình nghĩ là giúp, mình vẫn làm đúng, vẫn làm hay nhưng mà nó không đúng. Nó thực chất là không đúng vì tính theo kết quả, trong quá trình mình cảm thấy mình làm đúng nhưng kết quả như vậy là mình sai. Còn về góc độ công việc thì hạnh phúc ạ. Cảm thấy là trong công việc và cuộc sống thì mình cố gắng hết mình, mình nỗ lực hết mình, và mình giúp được khách hàng, giúp được những người xung quanh mình càng nhiều, mình càng cảm thấy vui vẻ.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Như vậy là vẫn có người tin rằng là có thể hạnh phúc nếu làm người tốt. Có hai người tin đấy. Đấy, để cho mọi người thấy là thực sự xã hội là như vậy. Xã hội chúng ta ấy, có thể nói là có 3 lựa chọn: có người sống để mà lo, giống bố mẹ các em; sống để mà hưởng, khá nhiều mọi người sống để hưởng; và thứ 3 là sống để hưởng xong và giúp những người khác. Và những người đấy họ cũng có hạnh phúc của họ trong cuộc sống, chứ không phải không có. Đúng không? Không phải không có tí nào, thì phủ nhận thì sai hết. Kể cả những người lo cũng có hạnh phúc của lo. Lo cho ai đấy xong thì sướng, một lúc. Hưởng cũng thế thôi, hưởng một lúc xong thì sướng. Hay làm người tốt được một lúc thì cũng sướng. Đúng! Cái đấy thì mình không phủ nhận. Ba cái việc đấy đều có hạnh phúc của riêng nó.

Nhưng những hạnh phúc đấy đều ngắn hạn. Ngắn ngủi, tạm thời và tiềm ẩn rất nhiều cái đau khổ ngay khi đang hạnh phúc. Khi mình lo cho mọi người xong được, ví dụ mình lo cho con mình có việc làm, mình rất hạnh phúc đúng không? Đố mọi người biết: Cái hạnh phúc đấy nó có tiềm ẩn đau khổ ở dưới không? Có hay không? Vì sao lại có?

Một bạn nữ: Vì không biết công việc đấy có kéo dài không.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Mình lo cho nó có việc làm nhưng mà mình vẫn tiềm ẩn đau khổ vì mình sẽ phải lo một cái gì đó tiếp. Nhỡ may nó bị đuổi việc, đúng không? Nhỡ nó làm ở cơ quan mất uy tín của mình thì sao? Có phải mỗi hạnh phúc ở dưới là tiềm ẩn đau khổ không? Ngày mai tới cơ quan nó làm gì thì có phải vì mình xin việc cho nó nên mình bị mất uy tín không?

Cái người hưởng thì liệu khi đang hưởng có tiềm ẩn đau khổ nào không? Khi đang hưởng cái xe rất là đẹp, xe ô tô mới coong rất đẹp, có tiềm ẩn đau khổ ngay khi đang hưởng không? Ngay khi đang hưởng vẫn tiềm ẩn đau khổ. Vì tôi sợ nó hỏng, sợ nó mất, đúng không? Sợ ai đó va quẹt vào, đúng chưa? Ngay khi vừa lấy được vợ, có tiềm ẩn đau khổ gì không? Có không ạ? Có người đàn ông đầy kinh nghiệm nào nói không ạ? Ngay khi vừa lấy vợ, đang hưởng hạnh phúc của lấy vợ thì có tiềm ẩn đau khổ gì không? Có không ạ?

Một bạn nam: Mất tự do.

Thầy Trong Suốt: À! Mất tự do. Được. Cũng là một loại đau khổ. Còn đau khổ nào nữa không? Tối thiểu là mất tự do, được. Nỗi lo đến ngay dưới cái sự hưởng đấy. Ngay khi vừa giúp được một người… bố mẹ vui, có tiềm ẩn đau khổ không? Đau khổ gì?

Một bạn nữ: Dạ, sau đó chắc gì đã làm vui tiếp được…

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Chưa chắc họ vui tiếp được. Rất tốt! Đúng chưa? Ngay khi vừa giúp được một chuyên gia câu cá giải được bài toán, có tiềm ẩn đau khổ không? Có hay không? Ở đâu? Mình vừa giúp được một người làm điều gì rất tốt, có tiềm ẩn đau khổ ở đấy không, ngay khi đấy không? Nhỡ lúc đấy họ làm điều xấu thì sao? Nhỡ cái người mình giúp, ví dụ mình cho họ 5 triệu, nhỡ họ đem tiền của mình đi làm điều xấu thì sao?

Mọi hành động trong ba cách lựa chọn đấy, nó đều đem đến cái sướng tạm thời. Nhưng ngay khi đang sướng thì nó tiềm ẩn đau khổ ngay dưới đấy luôn. Ngay khi ăn một bữa ăn ngon lành, sướng không ạ? Sướng không, có tiềm ẩn đau khổ gì không? Khổ gì?

Một bạn nữ: Có thể bị ngộ độc thức ăn ạ.

Thầy Trong Suốt: (Cười haha) Đau khổ về sức khoẻ đúng không? Nên là nếu mình nhìn quanh ấy, thì cả ba cái lựa chọn đấy đều tiềm ẩn đau khổ hết. Thế nhưng một con người nói chung đang chọn trong một trong ba lựa chọn đấy. Các bạn này, người thân các bạn, bố mẹ các bạn, v.v… nói chung là vẫn đi tìm cái loại hạnh phúc mà tiềm ẩn đau khổ đấy, mãi không thôi. Biết khi nào mới thôi? Có bạn nào muốn thôi không? Hay thôi, một trong ba lựa chọn là tốt quá rồi? Có ai muốn thôi không?

“Tôi cũng đã từng chọn một trong ba loại này. Thế nhưng, tôi nhận ra rằng: Không cái nào có thể đem lại hạnh phúc thật sự được. Bất kỳ loại lựa chọn nào cũng có tiềm ẩn đau khổ ở dưới, nêntôi quyết định đi tìm một con đường khác, một lựa chọn khác ngoài ba lựa chọn nói trên.”

Có ai có kiểu suy nghĩ đấy, giơ tay ạ! Tôi đã từng lựa chọn một trong ba cái đấy, nhưng kết quả là vẫn khổ. (Mọi người giơ tay) Đông quá nhỉ! Nên tôi quyết định tìm con đường khác. Còn nếu tìm được không thì cũng chưa biết. Đúng không? Hoặc là gì? Cái tôi đang tìm có phải đúng thật không tôi chưa biết, nhưng tôi đang tìm cái khác rồi. (Nhiều cánh tay khác giơ lên) À được, rất tốt! Khá đông.

Ba con đường kia, nó gọi là 3 con đường thế gian. Thế gian vì sao? Vì những mục tiêu của nó là có những hạnh phúc thế gian: tiền, tình, sự tôn trọng cũng là thế gian, sự tôn vinh cũng là hạnh phúc thế gian. Mình cần phải có ai đó tôn vinh mình. Sự tôn trọng, sự tôn vinh, chỉ là danh thôi. Còn tiền với tình… thể xác thì chỉ là lợi thôi. Nó vẫn là con đường thế gian. Nhà Phật gọi là: Thế gian thừa. Đi tìm hạnh phúc bằng cách đạt được những mục đích thế gian, thì gọi là thế gian thừa. “Thừa” là cỗ xe đấy, cỗ xe thế gian. Tôi đi tìm hạnh phúc bằng cách lo lắng cho người khác, bằng hưởng thụ, hưởng lạc, bằng cách đi giúp mọi người để tôi hạnh phúc, thì vẫn là con đường thế gian. Và con đường đấy vẫn tiềm ẩn đầy đau khổ.

Nên là Đức Phật, cách đây 2600 năm, trước khi mà Ngài đi tìm con đường khác, Ngài cũng đã hưởng tất cả những thứ đấy, Ngài cũng là một người có một hoàn cảnh rất sung sướng, hạnh phúc. Đức Phật là một hoàng tử, có vợ, có con, có rất nhiều mỹ nữ, có quyền lực. Như vậy là về mặt hưởng thì Ngài đầy đủ rồi. Ngài cũng có khả năng giúp người khác rất nhiều, vì ngài tinh thông cả văn chương võ nghệ, lại còn sắp được thừa kế làm vua nữa. Nên là cái năng lực giúp người khác của Ngài rất tốt. Nhưng mà tất nhiên, Ngài cũng phải lo lắng cho đất nước nếu mà Ngài ở lại kinh thành. Phải lo lắng cho cha, cho mẹ, cho đất nước, cũng là người mà phải lo lắng. Như vậy, Đức Phật trước thời điểm mà bỏ nhà ra đi ấy, cũng đã trải qua ba cái thế gian thừa đấy rồi. Nhưng tại sao Phật vẫn đi? Mặc dù ở đỉnh cao của ba thế gian thừa, mà vẫn muốn đi? Vì Đức Phật nhận ra điều gì? Cuối cùng thì… Mời bạn. Bạn nữ đấy.

Bạn Nguyên: Dạ, em tên là Nguyên, em đến từ Lâm Đồng. Thì Đức Phật lúc đó Ngài nhận ra con đường hạnh phúc Ngài đang đi là con đường hạnh phúc không chân thật. Tất cả sẽ tàn phai thôi, không có gì là vĩnh viễn cả.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Con đường hạnh phúc em đang đi có chân thật không?

Bạn Nguyên: Em cũng không biết nữa, chắc là không.

Thầy Trong Suốt: (Cười ha ha) Lấy chồng chưa?

Bạn Nguyên: Dạ chưa.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Lấy chồng xong thì cũng… cũng gì đố em biết?

Bạn Nguyên: Cũng lo giống như hồi nãy.

Thầy Trong Suốt: Ừ, cũng là không chân thật thôi. Em có muốn giống Phật không? Nửa đêm, 10 giờ. Mấy giờ ấy nhỉ? Canh mấy ấy nhỉ? Canh ba, bỏ nhà ra đi. (Mọi người cười)

Bạn Nguyên: Em cũng không biết. Em thấy là mọi thứ khi mà nó không theo ý em thì em thấy khổ. Nhưng mà em cứ thích là khổ như vậy đó. (Cười)

Thầy Trong Suốt: À, vì em không có lựa chọn nào khác.

Bạn Nguyên: Dạ, không phải vì không có lựa chọn nào khác. Nhiều khi em có thể lựa chọn được, nhưng mà tự nhiên em lại đi chọn cái con đường khổ hơn là đi chọn cái con đường hạnh phúc.

Thầy Trong Suốt: Vì em chưa có một lựa chọn thật sự nào khác. Nghĩa là em chưa rõ một con đường khác. Chưa rõ ràng. Chứ nếu em có một con đường khác rõ ràng, sáng sủa, thì em sẽ đi chứ. Đúng chưa?

Bạn Nguyên: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Rất tốt! Hôm nay Lâm Đồng nhiều nhỉ? Hôm nay Lâm Đồng vì sao đến đây đông thế nhỉ? Có một hội Lâm Đồng à? Đúng không?

Đức Phật Ngài có đủ mọi thứ rồi, nhưng Ngài vẫn thấy là hạnh phúc không chân thật, vì kiểu gì rồi cũng sẽ mất. Nên Ngài quyết định đi tìm một con đường chân thật hơn. Các em bây giờ có vẻ bắt đầu giống Đức Phật rồi đấy. Đến đây ngồi, cơ bản là gì? Cơ bản là phải tìm đường khác rồi, đúng không? Còn nếu mình đã biết mình sống để làm gì một cách rất rõ ràng, cụ thể rồi thì ngồi ở nhà hưởng cho sướng chứ, đúng không? Đức Phật còn bỏ đi, nữa là… Đỉnh cao hạnh phúc như vậy rồi mà vẫn bỏ đi. Vì những hạnh phúc đấy nó đúng là ngắn ngủi và chứa rất nhiều rủi ro ở ngay trong đấy. Ẩn chứa quá nhiều rủi ro, tiềm ẩn quá nhiều đau khổ ngay dưới hạnh phúc.

Ngay cả khi em đang ngồi cái ghế này, có thấy thoải mái không? Tiềm ẩn dưới thoải mái là gì? Một lúc sau là ê mông, đúng chưa? Mất thoải mái ngay. Ngay cả cái hạnh phúc nhỏ nhoi như là ngồi trên ghế êm, mà cũng tiềm ẩn cái đau khổ của ê mông. Một lúc sau, mà ngồi lâu nữa là chân tay tê cứng luôn, phải đứng dậy đi lại, nếu không là chịu không nổi. Đúng chưa? Nghĩa là ngay cả cái hạnh phúc nhỏ như là ngồi trên ghế êm, nó cũng tiềm ẩn đau khổ ở ngay dưới hạnh phúc đấy. Nên là không ai bảo là tôi sẽ chọn cách sung sướng bằng cách ngồi trên ghế êm như thế mãi được, đúng không? Nên chẳng ai bảo: Không, tôi sẽ chọn cách ngồi yên trên ghế cho sướng mãi. Giống Đức Phật thôi, tôi sẽ không chọn cách là vợ đẹp, con khôn, quyền lực, của cải… mãi được. Vì ở dưới nó vẫn là… ê mông!!!

Thử mà xem, em có nhiều tiền bạc, quyền lực, ở sướng… em có khổ không? Theo các em, những đại gia giàu nhất Việt Nam khổ hay sướng? Có đầy tiền bạc mà sướng hay khổ? Chắc chắn là khổ. Thầy quen nhiều đại gia rồi, thầy biết. Không cần các em quen, các em cũng đoán được nỗi khổ của họ. Các em ngồi trên cái ghế này, êm như thế này, một lúc sau còn thấy ê mông. Thì liệu, ngồi trên một cái ghế to hơn gấp mười lần, đẹp hơn gấp mười lần, có hết ê mông không? (Có bạn trả lời: Không)

Ít người chọn con đường: “Tôi sẽ ngồi trên ghế này mãi để cho nó sướng” được. Chẳng ai chọn đường đấy cả. Cũng thế thôi, người thông minh ấy, Đức Phật là một người rất thông minh, Đức Phật không chọn một con đường là gì? “Tôi sẽ không ngồi mãi trên đống của cải, tiền bạc, quyền lực, vợ con này để sướng. Vì tôi hiểu rằng ngay dưới cái sướng này, cái khổ đã tiềm ẩn rồi”. Quốc gia của Đức Phật, sau này bị chiếm, đánh chiếm hoàn toàn, bị giết sạch, gần như là họ hàng bị giết gần hết. Nên Đức Phật mà ở lại một thời gian thì cũng thế thôi.

Ở đây, có ai đã từng có rất nhiều tiền rồi bị mất chưa? Giơ tay nào! Ở đây, ai từng có tiền rồi mất, giơ tay ạ. Đấy, có khá nhiều tiền luôn, rồi mất. Tiền bạc nó không ở lại mãi. Ở đây, ai đã từng có tình yêu đẹp rồi mất chưa ạ? Đấy! (Cười) Ủa? Những người còn lại hạnh phúc thế à? Tình yêu đẹp rồi mất mà, phải nhiều chứ? (Mọi người xôn xao) Mọi người thử kiểm tra lại xem, có tình yêu đẹp rồi mất, giơ tay lại đi ạ. Như vậy làm sao ngồi mãi trên tình yêu để hạnh phúc được? Có những bạn thì ngồi mãi trên tiền cũng không hạnh phúc được, có bạn ngồi trên tình cũng không hạnh phúc được, đúng chưa?

Ở đây, đã có ai từng có tình bạn đẹp rồi mất chưa ạ? Tình bạn, tình bố mẹ, con cái, gọi là “tình thương mến thương” đấy, đẹp rồi lại mất, giơ tay ạ. Đấy! Không thể ngồi mãi trên tình thương mến thương để hạnh phúc được. Giống như là mình không thể ngồi mãi trên ghế êm này để hạnh phúc được. Vì tiềm ẩn ngay khi đang ngồi trên ghế êm này, là ê mông. Đã ai từng nằm không trở mình bao giờ mà vẫn thoải mái không ạ? Hay là nằm một lúc rồi thì sao? Cái giường êm đến mấy thì cũng phải cọ quậy tí chứ, đúng không? Có ai chọn là tôi sẽ nằm trên giường mãi để hạnh phúc không?

Đấy, cho nên để ý mà xem, không thể nằm trên giường mãi để hạnh phúc được, không thể ngồi trên ghế mãi để hạnh phúc được, không thể cầm đống tiền mãi để hạnh phúc, không thể có một tình yêu đẹp mãi để hạnh phúc. Tất cả con đường đấy, Đức Phật nhận ra là không đem lại hạnh phúc thật sự, nên hãy đi tìm một con đường khác. Và Đức Phật đi tìm con đường khác.

Còn cái con đường vừa xong, ba cách “sống để làm gì” vừa xong ấy, đúng là trông nó cũng hay thật, nó cũng vui mà. Nhất là đi giúp người khác thì rất là vui, có vẻ mình rất là oách, mình rất là được tôn trọng, nhưng ẩn dưới nó là không hạnh phúc. Còn hưởng thụ thì sớm muộn sẽ chán thôi, giống như ngồi ghế mãi thì sẽ ê thôi.

Nên ở đây bạn nào muốn tìm hạnh phúc thật sự, thì nên đi. Nếu mới chỉ thử một trong ba cách vừa xong, thì đi tiếp, hơn là ngồi lại. Và muốn đi tiếp thì mình phải đặt một câu hỏi rất quan trọng, câu hỏi của buổi trà đàm ngày hôm nay đấy: “Suy cho cùng, nếu tôi sống không phải để làm ba cái việc kia, nếu tôi sống không phải để lo, không phải để hưởng, cũng không phải để làm người tốt, thì tôi sống để làm gì?”. Đấy! Sống để lo, sống chỉ để hưởng, thậm chí là để làm người tốt, tôi cũng không thấy cái đó thật sự mang lại hạnh phúc. Vậy thì tôi sống để làm gì? Có ai từng tự hỏi câu hỏi đấy: Tôi sống để làm gì? Rồi! Những bạn chưa hỏi thì sao?

Một bạn nam: Biết rồi không hỏi nữa.

Thầy Trong Suốt: (Cười ha ha) Nhưng mà chưa hỏi, mà cũng chưa biết thì sao ạ? Thì nên hỏi. Nên hỏi đi! Thực sự mình hỏi đi. Nên hỏi thử mình xem: “Sống để làm gì? Suy cho cùng, tôi sống để làm gì?”. Lúc nào đó mình thử hỏi xem. Tôi không muốn sống để lo, mà hưởng thì cũng biết là khổ rồi, làm người tốt có cái khổ của làm người tốt, làm người tốt mà không có trí tuệ thì khổ lắm. Người tốt mà không có trí tuệ khổ gấp đôi người bình thường. Đấy, bố mẹ các em, có rất nhiều người là người tốt đúng không? Nhưng mà bố mẹ các em không có trí tuệ, nên là khổ. Ở đây có ai có ví dụ về bố mẹ mình khổ không, làm người tốt mà khổ không? Em nói xem nào.

3. Con đường thứ 4: Dù làm gì vẫn không đau khổ

Minh Hùng: Dạ, con tên là Minh Hùng. Mẹ là một người rất tốt. Ở quê, làng xóm láng giềng mọi người đều biết nhau, có vấn đề gì, mọi người cũng nói chuyện. Có tình huống là hai người trong dòng họ xích mích nhau, nên mẹ tới khuyên can người ta, nhưng tất nhiên, ngôn tại ý ngoại, chẳng hiểu được. Thành ra người ta lại nói là mẹ là người đi đặt điều. Lời ra, lời vào, vốn dĩ mẹ con rất hiền lành nên cũng không nói nhiều, nhưng rất là khổ tâm và thường xuyên đặt ra câu hỏi: Liệu mình có tiếp tục làm người tốt như vậy nữa không?

Thầy Trong Suốt: Ví dụ của em rất chuẩn luôn. Người tốt thì thường hay khổ tâm, đúng chưa? Ai đồng ý giơ tay nào? Đúng rồi. Người tốt hay khổ tâm lắm! Đấy! Chính người xấu thì không khổ tâm đâu. Người xấu thì không có lý do gì để khổ tâm cả. Người tốt thì tốt được với bên này, lại không tốt được với bên khác, tốt lúc này thì lại hiểu lầm lúc khác. Nên là các em làm người tốt rất hay khổ tâm, cứ thử làm người tốt mà xem! Khổ tâm nhiều hơn khổ thân, đúng không?

Vậy lựa chọn làm người tốt đâu phải là lựa chọn hoàn hảo đâu. Vì nó làm mình khổ tâm. Đôi khi mình thành tâm giúp ai đấy, nhưng mà cuối cùng người ta lại nghĩ sai về mình. Đã ai từng giúp người khác mà bị nghĩ sai về mình, khổ tâm hoặc vì lý do nào đó mà khổ tâm, giơ tay ạ. Mời bạn!

Một bạn nam: Thưa Thầy, trước nhà em làm rẫy cà phê. Lúc mẹ em đi làm mẹ em có mất một sợi dây chuyền vàng. Mấy ngày sau, em đi làm rẫy thì nhặt được sợi dây chuyền đấy. Khi đưa về thì bố mẹ em lại nghĩ nhầm rằng em là người lấy, cho dù em có thanh minh như thế nào thì họ cũng vẫn cứ nói như thế. Lúc đấy em chịu, em không biết nói làm sao nữa.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Quá tốt luôn! Hoan hô, quá tốt! (Mọi người vỗ tay) Ví dụ quá đúng luôn. Đấy, làm người tốt bây giờ nó khổ thế đấy. Làm người tốt người ta còn không tin nữa cơ, đúng chưa? Tốt quá người ta còn không tin, người ta còn nghĩ xấu về mình.

Làm người tốt thì khổ tâm. Vậy làm người thế nào bây giờ?

Một bạn nam khác: Làm thần tiên.

Thầy Trong Suốt: Hả, thần tiên ấy hả? Thần tiên đúng không?

Bạn nam đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Phát biểu đi, theo em thì thần tiên không khổ đúng không?

Bạn nam đó: Khổ cũng do mình thôi mà Thầy. Đã là con người không ai mà tránh được cái khổ.

Thầy Trong Suốt: Thần tiên cơ mà.

Bạn nam đó: À, ý em nói là cái đầu tiên, đã là con người thì chắc chắn phải cái khổ. Nhưng quan trọng là mình nghĩ nó như thế nào, mình chọn nó như thế nào, do cái muốn của mình, thế giới quan của mình.

Thầy Trong Suốt: Tốt, cái khổ bên ngoài thì kiểu gì cũng mò đến.

Bạn nam đó: Nhiều cái khổ, mình chấp nhận nó, mình làm được nhiều thứ, mình cảm thấy hạnh phúc trong cái khổ đó.

Thầy Trong Suốt: Cái khổ bên ngoài rồi sẽ mò đến, đúng chưa?

Bạn nam đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Đúng chưa? Nhưng cái khổ bên trong không chắc, không nhất thiết là phải khổ. Cái khổ bên ngoài có ai tránh được không ạ? Đang yêu xong rồi người ta không yêu mình nữa, đang có tiền thì mất tiền, có tránh được không ạ? Đang có sức khỏe mất sức khỏe. Cái đấy theo mọi người có tránh được không? Nỗi khổ bên ngoài thì không thể nào tránh được. Nhưng nỗi khổ bên trong là mình phản ứng như thế nào, đối diện như thế nào với chuyện đấy. Đấy, làm người tốt, xong người ta hiểu lầm mình thì có tránh được không? Không tránh được. Nhưng khi người ta hiểu lầm mình rồi thì mình nghĩ thế nào? Cái đấy là cái có thể tập được hoặc là sửa được.

Bạn nam đó: Cái đó thì cần trí huệ đó Thầy.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Cái đấy thì có thể tập và tập được. Còn cái bên ngoài thì không tránh được. Ở đây ai muốn làm người tốt thì kiểu gì cũng gặp chuyện thôi. Nhưng cái chuyện xảy ra tôi phản ứng như thế nào, đối diện với nó như thế nào thì cái đấy hoàn toàn có thể thay đổi được. Ví dụ như mình đang ngồi đây có người đi vào nói là gì? Em tên gì ấy nhỉ? Hùng, “Hùng là con chó”. Cái đấy em tránh được không?

Bạn Hùng: Không.

Thầy Trong Suốt: Nhưng vấn đề là gì? Cái gì có thể tránh được?

Bạn Hùng: Dạ, thái độ.

Thầy Trong Suốt: À, đưa mic cho Hùng. “Hùng là con chó” có tránh được không?

Bạn Hùng: Dạ, không Thầy, nhiều người ghét em lắm.

Thầy Trong Suốt: Thế à? (Mọi người cười) Nhưng cái gì có thể tránh được?

Bạn Hùng: À, dạ thì tức là cái thái độ của mình đối với cái việc đó.

Thầy Trong Suốt: Sự tức giận của mình, sự bực bội của mình có thể tránh được, đúng chưa? Đấy, cái việc mà mình có trách nhiệm trên đời này có tránh được không?

Bạn Hùng: Dạ không.

Thầy Trong Suốt: Trách nhiệm với bố mẹ, con cái, người yêu, v.v… Nhưng cái gì có thể tránh được?

Bạn Hùng: Cái thái độ của mình với cái trách nhiệm của mình.

Thầy Trong Suốt: Cái sự lo lắng bên trong của mình có thể tránh được. Mình có thể có trách nhiệm mà không có lo sợ, phải không? Lo sợ đấy có thể tránh được, lo toan thì mình không cần phải tránh, nhưng mà lo sợ thì có thể tránh được. Như mình bị ai đó xúc phạm coi thường có tránh được không?

Bạn Hùng: Dạ, không ạ.

Thầy Trong Suốt: Nhưng cái gì có thể tránh được?

Bạn Hùng: Sự lo lắng bên trong.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Sự giận dữ bên trong, tức giận bên trong có thể tránh được, đúng chưa? Việc mình đang hưởng dở một cái thì nó mất, có tránh được không ạ? Vậy cái gì tránh được?

Bạn Hùng: Nỗi buồn, tiếc nuối.

Thầy Trong Suốt: Ừ, sự hụt hẫng, tiếc nuối thì có thể tránh được, đúng chưa? Việc mình làm rất nhiều điều tốt xong bị hiểu lầm là điều xấu, có tránh được không?

Bạn Hùng: Dạ, không.

Thầy Trong Suốt: Vậy cái gì có thể tránh được?

Bạn Hùng: Dạ, sự thất vọng.

Thầy Trong Suốt: Tốt! Sự thất vọng vì người khác thì có thể tránh được. Vậy nên các em chọn con đường nào? Con đường làm một đống thứ bên ngoài kia, hay con đường có trí tuệ bên trong để ra khỏi đau khổ, em chọn đường nào?

Có hai con đường. Một là con đường tôi làm hết cái bên ngoài: lo cho người khác này, hưởng cho mình, giúp mọi người này, tất cả gọi là con đường thế gian, con đường bên ngoài. Hai là con đường có trí tuệ bên trong, để cho tất cả những việc xấu bên ngoài xảy ra mà bên trong không những không bị cái khổ sở khống chế, mà còn hết sạch đau khổ luôn, và thậm chí còn có thể vui vẻ để làm tiếp việc tốt. Hùng chọn đường nào?

Bạn Hùng: Dạ, con đường trí tuệ bên trong.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Có một con đường là con đường có trí tuệ ở bên trong. Con đường này  không phủ nhận ba con đường kia. Nó chẳng ngán gì việc có trách nhiệm, mà cũng chẳng ngán gì việc hưởng thụ, đúng không? Tôi chẳng ngán việc hưởng thụ, tôi cũng không ngán việc đi giúp người khác. Đấy! Con đường thứ tư là con đường rất hay, vì nó không loại trừ, nó không hề ngán bất kỳ con đường nào ở ba con đường kia hết. Nhưng tôi làm cả ba đường đấy trong cái gì?

Bạn Hùng: Trong sự trí tuệ.

Thầy Trong Suốt: À, tôi làm cả ba con đường đấy bằng trí tuệ. Tôi có trí tuệ bên trong để khi tôi làm ba điều kia mà tôi không phải chịu cái khổ sở mà nó dễ dàng đem lại. Con đường đấy là con đường có trí tuệ bên trong.

Ở đây có bao nhiêu người thích con đường có trí tuệ bên trong ạ? (Cười) Nếu không thích chắc đã không đến đây rồi đúng không ạ? Bao nhiêu người bảo: “Thôi, thầy nói thế chứ tôi thích ba con đường bên ngoài kia hơn”, giơ tay ạ! Tôi thích ba đường bên ngoài kia hơn…

Bạn Hùng: Dạ không ai giơ tay ạ.

Thầy Trong Suốt: Đúng. Nếu như chúng ta chỉ chọn một trong ba con đường bên ngoài, thì ta nhìn những tấm gương xung quanh mà xem. Thử hỏi một người tốt chúng ta biết, xem có khổ không, thử hỏi người hưởng thụ xem họ có khổ không. Hoặc là hỏi người lo lắng thì đương nhiên là khổ rồi. Nhưng nếu có trí tuệ bên trong thì hưởng thụ có khổ không ạ?

Mọi người thử nghĩ xem nếu mình có trí tuệ thì hưởng thụ có phải là vấn đề nữa không? Bây giờ rất nhiều người phê phán những người hưởng thụ đúng không? “Sống gì mà chỉ biết hưởng thụ, tốt nhất là vào chùa quét lá. Muốn hưởng gì nữa?”.

Nếu chúng ta có trí tuệ bên trong thì liệu hưởng thụ có gây đau khổ không? Bạn nào biết thử trả lời xem. Nếu mà bảo là không thì tại sao?

Bạn nữ ở Lâm Đồng: Dạ, thưa Thầy, khi mình có trí tuệ bên trong rồi thì hưởng thụ của của mình nó sẽ không đau khổ nữa, tại vì lúc đó là mình hưởng như là không hưởng nữa rồi, nó đến thì…

Thầy Trong Suốt: Kinh! Thế nào là hưởng cũng như không hưởng? (Mọi người cười) Thử nói rõ hơn xem nào. Nắm tay cũng như không nắm tay?

Bạn nữ đó: Dạ, giống như là khi mình đói thì mình cần phải ăn, trong cuộc đời này thì mình có nhu cầu cơ bản như vậy. Thì mình ăn thì mình cảm thấy là: “Ừ, ăn no là được rồi”, rồi thôi chứ không có phải lo là phải ăn như thế này mới được, ăn như thế kia mới được. Khi đó thì mình đã biết là cơ thể mình cần như vậy thì mình ăn như vậy thôi, như vậy là đủ rồi, không khổ nữa.

Thầy Trong Suốt: À, rất tốt! Ví dụ về yêu đương đi. Làm thế nào yêu đương mà có trí tuệ thì không khổ? Rồi mời bạn. Yêu đương có phải là một loại hưởng thụ không? Có, đúng không? Làm thế nào yêu đương mà có trí tuệ mà không khổ? Khó đấy, câu này khó đấy.

Một bạn nữ khác: Tức là cái này, em… em chỉ biết thực sự là mình chưa đạt được cái vấn đề đó.

Thầy Trong Suốt: Không sao, không sao.

Bạn nữ đó: À, yêu đương sẽ có hai hướng. Nếu mình được yêu và nếu tình cảm tốt đẹp ấy, thì mình vui là một điều đương nhiên. Còn nếu ví dụ như mình bị phản bội, mình không được yêu hoặc là chuyện tình cảm nhiều trắc trở ấy thì mình biết chỉ đơn giản là nó không có đủ duyên để có một cái tốt đẹp hơn, tức là khi đó thì mình được hay không được ấy, thì mình vẫn vui và mình vẫn chấp nhận được, chứ mình không có đau khổ.

Thầy Trong Suốt: Rất tốt! Buổi trước em có đi không?

Bạn nữ đó: Buổi nào ạ?

Thầy Trong Suốt: Buổi lần trước, ngay lần trước cũng ở đây này, em có đến không, buổi về bám chấp ấy? Yêu đương hiện ra không làm khổ con ấy. Có câu đấy nhớ không? Mà chính sự bám chấp của con vào yêu đương mới làm khổ con. (Nhiều bạn nói theo)

Bạn nữ đó: Dạ thưa, buổi đó em không đủ duyên để đi.

Thầy Trong Suốt: Đấy, hóa ra yêu đương không làm khổ tôi. Người yêu hiện ra không làm khổ tôi, mà sự bám chấp của tôi vào người yêu mới làm khổ tôi, vì thế hãy làm tan biến người yêu, ha ha ha! (Thầy và mọi người cười) Tan biến, nhầm, nhầm, nhầm, tan biến gì ấy nhỉ? (Mọi người trả lời: Bám chấp) Tan biến sự bám chấp vào người yêu. Đấy là có trí tuệ bên trong đấy. Khi đấy thì vấn đề của mình không phải chồng mình làm khổ mình. Nhầm rồi! Chồng không làm khổ mình, cái gì làm khổ mình? Sự bám chấp vào chồng. Anh ấy phải thế này, anh ấy không được thế kia, mới làm khổ mình. Nên anh trái ý mình thì làm khổ mình, vì vậy có cần làm tan biến chồng không? Không! Chỉ cần gì?

Bạn nữ đó: Tan biến sự bám chấp.

Thầy Trong Suốt: À, đừng bám chấp anh ấy nữa thôi. “Anh ơi! Em nghĩ lại rồi, anh không cần phải sống kiểu em quy định nữa. Đấy, anh có thể sống theo kiểu anh muốn, nếu anh làm em khổ thì em sẽ tập, chứ em không ngồi đổ lỗi cho anh nữa. Nếu anh làm em khổ ấy, thì em sẽ làm gì? Em sẽ tập để em hết khổ, chứ em không ngồi khóc và đổ lỗi cho anh nữa”. Em có làm được không?

Bạn nữ đó: Đang tập ạ.

Thầy Trong Suốt: Hà có làm được không?

Bạn Hà: Đang tập ạ…

Thầy Trong Suốt: Không, nói thử với chồng xem nào. “Anh ơi! (Mọi người cười lớn) Anh hiện ra không làm khổ em, mà…”. Nói đi, nói thử xem nào, nói đúng từng câu một xem nào? “Anh ơi, anh hiện ra không làm khổ em…”.

Bạn Hà: (Vừa nói vừa cười) Anh ơi, anh hiện ra không làm khổ em, mà sự bám chấp của em vào anh, mới làm khổ anh… mới làm khổ em. (Mọi người cười lớn)

Thầy Trong Suốt: Ha ha ha. Cũng làm khổ anh luôn! Đúng rồi, khổ cả anh nữa. Cũng đúng. Rồi, “Vì vậy… mỗi lần anh làm khổ em, em sẽ không ngồi khóc lóc, đổ lỗi cho anh nữa. Mà em sẽ tập để giải quyết sự bám chấp”.

(Bạn Hà nhắc lại theo lời Thầy Trong Suốt)

Đấy, thế thôi, là hết khổ! (Mọi người vỗ tay)

Đấy, chuẩn rồi. Nói trước mọi người rồi đúng không? Khó nhưng phải làm được nghe chưa! (Mọi người cười)

Hóa ra cái khổ của mình đâu đến từ bên ngoài đâu! Có phải cứ làm người tốt là khổ đâu! Bám chấp vào việc làm người tốt mới là khổ. Chứ làm người tốt làm sao khổ được, đúng không? Yêu đương không phải là khổ. Bám chấp vào người yêu, vào tình yêu mới là khổ. Có trách nhiệm có phải khổ không? Trách nhiệm hiện ra không làm khổ tôi, mà sự bám chấp của tôi vào trách nhiệm: phải thế này, bố mẹ là phải lo được cho con cái việc làm. Cái việc bám chấp vào việc phải lo có việc làm mới là khổ. Chứ bố mẹ lo việc làm cho con đâu có khổ đâu! Nhưng mà bố mẹ nào nghĩ rằng là: “Tôi là bố mẹ, tôi phải lo được việc làm cho nó”. Khổ không? Bám chấp mới gây ra đau khổ.

Thế nên con đường của trí tuệ là con đường giải quyết bám chấp. Hoàn toàn chúng ta có thể sống có trách nhiệm này, hưởng lạc – hưởng thụ đấy, làm một người tốt giúp đỡ người khác mà lại không một tí khổ nào. Không một tí khổ nào nữa chứ không phải vừa khổ vừa sướng đâu, không phải! Cái mà thầy muốn nói từ đầu đến giờ ấy là có một con đường mà không một tí khổ nào, mà vẫn có thể làm được ba việc kia.

Liêm đồng ý không, Liêm? Đấy, không cần bỏ nghề, đúng không? Không cần bỏ vợ, bỏ mẹ. Làm tất cả mọi thứ mà không một tý khổ nào, bởi vì sao? Vì bên trong mình thế nào? Bên trong mình đã có trí tuệ rồi, mình không còn bị bám vào những thứ bên ngoài nữa, nên mình hoàn toàn có thể hết khổ.

Trong lịch sử Tây Tạng, có những giai đoạn mà ông vua là một bậc giác ngộ, chứ không cần phải bỏ nhà đi, rồi không làm vua nữa mới giác ngộ được. Vừa làm ông vua vừa giác ngộ thì ông ấy chẳng có khổ. Hay chính Việt Nam mình cũng có, vua Trần Nhân Tông đấy, bậc vua giác ngộ, đánh thắng giặc Nguyên Mông mà vẫn không có tý khổ nào, sống rất hạnh phúc và giúp được rất nhiều người. Thời nhà Trần là thời mà không chỉ vua mà quan cũng giác ngộ, Tuệ Trung Thượng Sĩ, chú của vua Trần Nhân Tông, là quan và là bậc Thánh Tăng luôn.

(Mọi người đọc truyện Tuệ Trung Thượng Sĩ tại mục Cổ tích Zangthalpa – Link truyện ở cuối bài)

Thầy Trong Suốt: Truyện Tuệ Trung Thượng Sĩ cho ta thấy một người Việt Nam hẳn hoi,  đánh giặc, giết giặc, làm quan, có vợ con, ăn mặn. Nhìn bên ngoài có thấy giống người bình thường không?

Một bạn: Dạ có.

Thầy Trong Suốt: Hoàn toàn như người bình thường, đúng không? Quan chức này, có tiền bạc, có quyền lực, có gia đình, có ăn mặn, có tất cả mọi việc. Có đánh giặc, giết giặc. Có lừa dối tướng giặc. Nhưng hoàn toàn có thể sống tự do tự tại. Vì sao ông có thể sống như vậy? Có phải vì ông ấy chọn 1 trong 3 con đường trước không? Ông ấy chọn con đường lo lắng, hưởng lạc, với cả làm người tốt không? Ông ấy chọn con đường nào? Con đường “có trí tuệ bên trong”.

Vì  ông Tuệ Trung này chọn con đường có trí tuệ bên trong, nên ông hành xử như thế nào mọi người thấy không? Hoàn toàn tự do không? Hoàn toàn tự do, siêu việt nhưng đặc biệt là ích lợi cho rất nhiều người. Cứu nước, cứu dân, cứu những người vô minh, cứu em, cứu cháu.

Đấy, đây là một tấm gương rất tốt trong lịch sử Việt Nam của người mà đã chọn con đường không theo ba con đường kia. Nếu các em cũng chọn con đường có trí tuệ thì các em có thể sống được như thế này. Còn nếu các em không chọn con đường có trí tuệ, chỉ chọn 1 trong 3 con đường kia thôi, kết quả là gì? Khổ sở… và đầy bám chấp. Đúng chưa? Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ, Ngài ấy không bám chấp nên hành xử rất là thoải mái, tự do mà ích lợi cho người khác. Vậy thì sống để làm gì? Bây giờ các em đã thấy có hướng, có đường nào sáng hơn 3 đường đầu tiên chưa?

4. Chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp chính của mỗi người

Thanh Hà: Em thấy là sẽ lựa chọn con đường sống để có trí tuệ bên trong, mà không bám chấp vào những cái bên ngoài.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Rất tốt. Qua câu chuyện Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ thì có ai đã nhận ra thêm một chút là mình sống để làm gì chưa?

Bạn Hùng: Dạ thưa Thầy, sau câu chuyện vừa xong thì con thấy là… thực sự mà nói mình vẫn không có sự lựa chọn. Tức là sống vẫn phải sống, công việc vẫn phải làm, trách nhiệm thì vẫn phải đảm bảo, tất cả mọi thứ vẫn như cũ. Chỉ có duy một thứ mình có thể lựa chọn: đó là mình phải có hành trang, đó là trí tuệ để có thể tiếp tục “sống không lựa chọn” một cách hạnh phúc.

Thầy Trong Suốt: Ừ, rất tốt. Những chuyện bên ngoài có đến không? Vẫn đến hay là thôi không đến nữa?

Bạn Hùng: Dạ như gió vẫn cứ tới mỗi ngày.

Thầy Trong Suốt: Vẫn đến như thường. Cái gì thay đổi nếu mà mình chọn trí tuệ?

Bạn Hùng: Tức là phần trạng thái tâm của mình.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, trạng thái tâm của mình, cách phản ứng của mình, sự bám chấp thay đổi. Nên không chỉ là không khổ nữa mà còn có thể gì?

Bạn Hùng: Hạnh phúc.

Thầy Trong Suốt: Giúp cho những người xung quanh, đúng chưa?

Bạn Hùng: Dạ vâng.

Thầy Trong Suốt: Ngược lại cái người nào mà chọn phương pháp “tôi vừa khổ vừa giúp” thì có giúp thực sự được không?

Bạn Hùng: Dạ, làm khổ tất cả mọi người.

Thầy Trong Suốt: Đúng. Mình vừa khổ vừa giúp thì mình không được hết khổ, mà trong quá trình đi giúp mình giúp sai. Không có trí tuệ mà.

Tôi khổ vì tôi không có trí tuệ, làm sao giúp người khác được. Giống như là một người mù liệu có dẫn người mù khác qua đường được không?

Bạn Hùng: Dạ không.

Thầy Trong Suốt: Đấy, người nào chọn phương án “làm người tốt mà chưa có trí tuệ” thì cũng sẽ khổ, thậm chí là còn dẫn sai đường cho người khác, còn làm khổ cả những người mình giúp nữa. Nên là 3 lựa chọn đầu nói thế thôi chứ nó đều dẫn đến đau khổ hết. Hãy chọn lựa chọn thứ tư: Tôi sống để có trí tuệ ở bên trong. Trí tuệ bên trong để giải quyết mọi khổ sở của chính tôi, nhưng còn hơn thế nữa, nó còn có thể biến mọi hoàn cảnh, mọi câu chuyện mà tôi gặp phải thành cơ hội để giải quyết khổ cho người khác.

Giống Tuệ Trung Thượng Sĩ đấy. Nếu làm quan thì tôi giải quyết khổ cho muôn dân. Hạn chế được rất nhiều cái chết của binh sĩ. Nếu làm người đi ăn tiệc thì tôi giải quyết bám chấp của những người xung quanh về chay hay mặn. Vì tôi có trí tuệ mà, nên là tôi đến chỗ nào thì giải quyết được khổ ở chỗ đấy, giúp được người ta ở chỗ đấy, nên ai cũng bớt được khổ.

Nên là có một lựa chọn nữa mà không phải chỉ Đức Phật, không phải chỉ Tuệ Trung Thượng Sĩ mà tất cả các bạn đều có thể chọn được: “Tôi không sống theo 3 cách cũ nữa, tôi sống để làm một việc, mà tôi hiểu rằng làm được việc này thì giải quyết được tất cả các việc khác”. Đấy. “Tôi sống, tôi học, tôi thực hành để có trí tuệ bên trong”.

Cái loại trí tuệ đấy giải quyết được mọi vấn đề ở bên trong tôi và nó còn giúp giải quyết được vấn đề bên ngoài. Cái loại trí tuệ đấy ở thế gian này không có, mà trong Phật pháp mới có. Nhà Phật dùng một từ hay hơn là gì, “TRÍ HUỆ”.

Vì cái chữ “trí tuệ” ấy rất dễ nhầm. Ví dụ như một vận động viên chơi cờ rất giỏi người ta gọi là rất có trí tuệ. Cái chữ “huệ” ấy, là một cái gì đó từ trên cao, từ trên cao ban xuống, ân huệ đấy. Chứ nó không phải là cái “tuệ” là ngang ngang như thế này.

“Trí huệ” là cái loại trí tuệ nhưng ở trên cao, có khả năng bao lấy, ôm trùm lấy những vấn đề ở dưới thấp. Nếu gọi là sống để có trí tuệ thì có thể vẫn bị nhầm, giống như là sống để chơi cờ vua giỏi. Bây giờ nhiều người kiếm tiền giỏi cũng là trí tuệ. Viết sách hay cũng là trí tuệ. Thì đấy không phải là trí tuệ trong câu chuyện này.

Mình dùng một từ mới là “ Sống để có trí huệ”. Nếu chúng ta sống để có trí huệ thì bên trong giải quyết được mọi vấn đề đau khổ, bên ngoài giúp được tất cả những người dính vào chúng ta. Gặp gỡ, nói chuyện với bất kỳ ai cũng có thể giúp được. Đến hoàn cảnh nào cũng có thể giúp được cái gì đó.

Nên các bạn sống để làm gì? Sống để lo, để hưởng lạc hay để làm người tốt? Hay là sống để có trí huệ? Ngày hôm nay là ngày mà các bạn có thể về suy nghĩ thêm, liệu ba con đường trước có giúp tôi giải quyết được vấn đề gì không, thực sự mang lại hạnh phúc hay không? Hay là tiềm ẩn nhiều rủi ro và đau khổ? Và liệu con đường thứ tư, con đường của trí huệ có siêu việt hơn ba con đường kia không, có giúp tôi giải quyết toàn bộ vấn đề bên trong và giúp được người khác hay không?

Câu chuyện về Tuệ Trung Thượng Sĩ là một bằng chứng tiêu biểu rằng trong lịch sử Việt Nam đã có người sống được như vậy. Và tất nhiên còn rất nhiều người khác nhưng không được ghi vào sử sách. Các bạn hãy thử nghĩ xem mình lựa chọn con đường nào, mình sống để làm gì? Còn những bạn nào sau ngày hôm nay vẫn quyết định chọn 1 hoặc 2 hoặc 3 thì cũng bình thường, đấy là quyết định của các bạn. Nhưng cảnh báo trước là gì? Khổ là chắc rồi, tiềm ẩn đầy nỗi khổ ở dưới. Còn bạn nào muốn đi tìm trí huệ, sống để vì trí huệ thì việc đầu tiên của mình là gì?

Bạn Hùng: Dạ, theo con thì cần tìm một người thầy.

Thầy Trong Suốt: Có bài hát đấy đúng không? Tìm một con đường, tìm một lối đi. Phải tìm một con đường. Thế gian, trường lớp nói chung thì chưa có con đường đấy. Nhưng có những người thầy, những con đường đã nói về việc đấy rồi. Hãy tìm một con đường, tìm một người thầy để đem đến cho mình trí huệ.

Phật nói là: “Duy tuệ thị nghiệp”. Tuệ chính là huệ đấy. Chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp chính của mỗi người. Chỉ có trí tuệ.

Duy tuệ” là: chỉ có trí tuệ, “thị” là: là, “nghiệp” là: sự nghiệp. Chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp chính của mỗi người. Còn tất cả những cái khác không phải là tuệ thì dẫn đến đau khổ cho mình và hại sang người khác nữa, nên không thể gọi là sự nghiệp của mình được. Nên bạn nào mà đang đặt sự nghiệp của mình là quan trọng, tình yêu của mình là sự nghiệp của mình, con cái là sự nghiệp của mình hay là bố mẹ là sự nghiệp của mình, hay là xây nhà là sự nghiệp của mình thì phải suy nghĩ lại.

Phật giảng: “Duy tuệ thị nghiệp” – chỉ có trí huệ mới là sự nghiệp, mới là mục đích đúng đắn của con người thôi. Nên là hãy thử nghĩ xem là không có trí tuệ, hay không có trí huệ đấy, thì mình làm tất cả các việc: yêu đương, con cái, chồng vợ, xây nhà, tạo lập tên tuổi danh tiếng liệu có đem đến hạnh phúc thực sự cho chính mình, và thứ hai là cho tất cả những người xung quanh không? Và hãy nhớ là câu trả lời thì Phật đã nói rồi: “Duy tuệ thị nghiệp” – chỉ có trí tuệ thôi. Các bạn ăn chay, niệm Phật để thành người tốt cũng chưa phải là làm theo lời Phật dạy. Ăn chay, niệm Phật để thành người tốt thì vẫn chỉ là loại số 3 thôi.

Còn nếu giả sử đã muốn đi tìm trí tuệ thì phải nhớ: “Cuối cùng chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp chính của mỗi người”. Nên hãy làm gì thì làm. Có làm chồng, làm vợ, làm bố, làm mẹ, làm sếp hay làm nhân viên, quan trọng nhất là mình làm ở trong trí tuệ. Đấy, khi đấy thì các bạn vẫn có thể sống cuộc sống như thế này, sống bình thường như Tuệ Trung Thượng Sĩ, ông ấy vẫn sống bình thường, ông chẳng lên núi gì cả. Các bạn vẫn từng này tiền, từng này người yêu, từng này vợ, từng này con, mà các bạn vẫn có thể đạt được sự giác ngộ, vẫn có trí huệ thực sự được.

Ngược lại, nếu bạn tin rằng chỉ cần làm người tốt thôi hoặc là làm những người bình thường hết khổ, thì các bạn cứ tin đi! Rồi đến ngày cuộc sống sẽ dạy cho bạn đau khổ sẽ đến như thế nào. Toàn bộ nội dung trà đàm ngày hôm nay nói về 4 lựa chọn đấy. Sống để làm gì, có 4 cách, còn lựa chọn thế nào là việc của các bạn.

Nhưng Phật đã nói rồi: “Duy tuệ thị nghiệp”, chỉ có trí huệ là sự nghiệp chính của con người thôi. Người nào sống mà không tìm đến trí tuệ thì chắc chắn sẽ đầy đau khổ bên trong và chắc chắn sẽ gây đau khổ bên ngoài.

Nên mình cũng đừng trách những người khác gây cho mình đau khổ. Vì những người chưa tìm trí tuệ, chưa tìm trí huệ đấy, thì làm sao tránh được việc gây đau khổ cho người khác bây giờ, đúng chưa? Lần sau mình đừng trách là chồng mình là tại sao lại đối xử không tốt với mình. Mình còn chẳng đi tìm trí huệ, chồng mình cũng không đi tìm, đương nhiên là gây đau khổ cho nhau. Chứ mình đừng nghĩ là mình tốt thì chồng mình không khổ. Không phải đâu! Mình tốt thì mình vẫn gây khổ cho chồng mình như bình thường, vì mình vẫn không có trí tuệ, nên mình vẫn nói những lời, làm những việc làm anh ấy đau khổ. Mà anh ấy đau khổ thì đi tìm cô khác là đúng rồi. (Mọi người cười) Cũng dễ hiểu thôi, cái đấy không đúng nhưng cũng dễ hiểu thôi. Thông cảm được.

Đấy, chỉ khi nào bạn đi tìm trí tuệ thì bạn mới bắt đầu có hạnh phúc. Trước khi đi tìm trí tuệ, kể cả bạn là người vô cùng tốt, bạn vẫn đầy đau khổ. Chỉ khi nào bạn bắt đầu đi tìm trí tuệ, thì bạn bắt đầu có hạnh phúc. Hãy nhớ điều đấy: “Trước khi bạn đi tìm trí tuệ, dù bạn có tốt đến mấy đi nữa thì bạn vẫn khổ bên trong, khổ tâm và vẫn tiềm ẩn đầy khả năng gây đau khổ cho mọi người xung quanh”.

5. Những Trí huệ căn bản

Một bạn: Trí huệ là gì ạ?

Thầy Trong Suốt: Trí huệ là gì? Trí huệ chính là trí tuệ ở trên cao. Trí tuệ trên cao là trí tuệ vượt ra khỏi trí tuệ thế gian. Trí tuệ thế gian là gì? Là làm thế nào để giàu lên này, giỏi lên, được nhiều người kính trọng, đấy chính là trí tuệ thế gian.

Trí huệ ở trên cao là gì? Bản chất của cái sự giàu lên, giỏi lên, được kính trọng – là vô thường. Đừng có phấn đấu cả đời để đạt được những điều đấy. Trí huệ ở trên cao là bản chất của thế giới. Còn trí tuệ nó không hiểu bản chất thế giới, nên nó mới dạy người ta cách là làm thế nào để có nhiều danh tiếng, làm thế nào để chồng mình yêu mình. Đấy, cái người mà cố gắng để chồng mình yêu mình có phải người có trí huệ không? Bản chất của tình cảm là gì? Vô thường hay là thường?

Một bạn: Vô thường ạ.

Thầy Trong Suốt: Hôm nay chồng mình yêu mình thì ngày mai chồng hết yêu cũng là chuyện bình thường thôi. Lúc mới đẻ ra chẳng ai yêu nhau, đúng chưa? Như vậy cái tình yêu ấy nó phải được sinh ra chứ nó không phải có sẵn. Mà cái gì sinh ra chẳng mất đi? Đúng chưa? Nên tình yêu có sinh thì có diệt. Đấy, trí huệ sẽ nói như vậy.

Trí huệ nói là gì? Cái tình yêu chồng với mình ấy, nó có sinh, rõ ràng gặp nhau mới sinh. Mà cái gì đã có sinh thì sao? Có diệt nên nó sẽ mất. Trí huệ là gì? Hiểu rằng cái tình yêu này nó sẽ có ngày mất, vì nó có sinh nên có mất. Nên, mình không bám chấp vào làm gì. Đủ duyên là nó mất, tại sao lại cứ phải bám: “Nó phải ở lại. Nó phải ở lại”. Xong rồi đau khổ khi nó không ở lại?

Trí huệ nói cho mình bản chất của thế giới là vô thường, cái gì có sinh thì sẽ có diệt. Thế là mình không còn bám chấp vào ông chồng mình nữa. Đấy chỉ là một loại trí huệ thôi. Nhà Phật có những trí huệ rất căn bản như là:

Nhân quả: Tại sao người ta đối xử xấu với mình? Mình ngồi tức giận nhưng mình không hiểu. Trí huệ nói với mình là gì? Đấy là nhân quả thôi! Nếu mình không làm điều gì xấu với ai, thì làm gì có chuyện ai làm điều gì xấu với mình. Không có cái quả nào mà không có nhân. Không có nhân nào mà không có quả.

Trí huệ nói điều đấy. Còn trí tuệ, trí khôn nói gì? Mình tốt với cả thế giới thì thế giới phải tốt lại với mình. Nhầm! Nếu thế giới không tốt với mình thì cũng bình thường thôi, vì không có cái quả nào mà không có nhân. Nếu người ta đối xử với mình không ra gì, thì cũng do mình đã từng gieo nhân đối xử không ra gì với người khác, thế nên việc bị đối xử không ra gì cũng là… bình thường thôi. Hết khổ! Nhân quả là một loại trí huệ. Vì thế gian không tin vào luật nhân quả.

Vô thường là trí huệ thứ hai. Cái gì có sinh sẽ có diệt. Lúc mình đẻ ra mình có nhiều tiền không? Không. Tiền có sinh không? Vì cái tiền này có sinh, nên lúc nào đó nó sẽ diệt, nên là có giàu thì sẽ có lúc hết giàu. Nên là đang có tiền mà không có tiền thì cũng là? Bình thường thôi. Vì tiền có sinh không? Có sinh nên có diệt.

Đấy, vô thường, mọi thứ liên tục thay đổi. Cái gì có sinh sẽ có diệt, liên tục thay đổi. Sinh diệt liên tục. Nếu không có vô thường, thì các em không có gì mà ăn luôn. Ném một cái hạt xuống đất nó không thành cây vì nó không phát triển, không thay đổi. Nhờ sự thay đổi mà mình có đồ ăn. Mình cứ trách vô thường nhưng nếu không có gì thay đổi thì mình không có đồ ăn mà ăn luôn. Đúng chưa?

Vô thường là quy luật rất căn bản của thế giới. Mọi thứ luôn vận động nhưng mình lại muốn cái của mình nó không bị vận động. Cái tình cảm anh ấy dành cho mình nó không bao giờ vận động cả, nó phải đứng đúng một trình độ cao nhất có thể. Đấy có phải là vô minh không, thiếu hiểu biết không? Trí huệ nói là gì? Vô thường, luôn biến động, có sinh thì có diệt, nên là nếu cái ngày mà nó diệt thì mình cũng không bất ngờ nữa, vì mình biết nó sẽ diệt mà. Đấy, trí huệ về nhân quả, vô thường là những trí huệ rất căn bản.

Vô ngã là một trí huệ cao hơn của nhà Phật. Không có cái gì thực sự là tôi và của tôi. Chồng có phải của mình không? Chồng cũng chẳng phải của mình. Tiền trong túi mình có phải của mình không? Ngay trong túi mình! Cái điện thoại mình dùng có phải của mình không? Nếu là của mình, tại sao thằng ăn trộm giật một cái là thành của nó? (Mọi người cười) Đúng chưa? Nếu chồng của mình, tại sao cô kia giật một cái là thành của cô ấy? Mình bảo là của mình, mà mình chẳng điều khiển được. Đúng chưa? Con có phải của mình không? Mình có điều khiển được con mình không? Đầy lúc mình không điều khiển được. Tiền bạc, tài sản, con cái, chồng vợ, không có cái gì của mình hết, mà mình lại cứ muốn là nó phải theo ý mình. Không có gì là tôi, không có gì của tôi. Đấy là một loại trí huệ cao hơn mà nếu hiểu được nó thì mọi đau khổ sẽ biến mất.

Nếu chửi: “Hùng là con chó!”. Hùng không biết chửi ai luôn, đúng không? Hùng chỉ là một cái tên chứ có phải em không? “Hùng là con chó”. Có phải em là con chó không? Hùng chỉ là cái tên thôi, không phải em. Thân thể này có thể là chó được không? Người thế này sao làm chó được? (Mọi người cười) Tâm hồn của em có là chó không? (Bạn Hùng: Không) Em suốt ngày nghĩ chuyện tử tế, đúng không? Như vậy nói: “Hùng là đồ con chó” có phải vô nghĩa không?

Cái câu: “Hùng là con chó” thực chất là vô nghĩa. Thế sao lại buồn? Vì cái tôi của em bị động vào. Em tin rằng có một cái tôi bị xúc phạm trong câu chuyện này, thế là đau khổ nó mò đến. Chứ còn cái câu: “Hùng là con chó” là câu hoàn toàn vô nghĩa. Nếu em không tin rằng có cái tôi thì nó không có tí khổ nào luôn. Vì em tin rằng có cái tôi là Hùng này, bị coi thường thì em thấy rất đau khổ. Nên là không có cái gì là tôi, không có gì của tôi, hết mọi đau khổ luôn. Đúng chưa?

Ví dụ Hà, chồng có phải của em không? Mấy phút nữa không phải vì sao? Cô khác giật thì sao? Thì cái gì có sinh thì chẳng có diệt! Đúng không? Thì thôi, bình thường thôi. Nhưng vì mình tin chồng là của mình, chứ còn người ta giật chồng người khác, em có buồn không? (Mọi người cười) Không buồn, vì không phải của mình. Đúng không? Hàng ngày có bao nhiêu vụ thì không buồn đúng không? Nhưng cứ động đến của mình là buồn.

Tin rằng có cái tôi và có cái của tôi làm đau khổ, gây đau khổ, trong khi bản chất không có. Đấy, thì những cái trí huệ đấy, nếu mình hiểu nó thì đau khổ biến mất.

Vô tướng là trí huệ cao hơn nữa. Vô ngã là giỏi rồi, nhưng vô tướng: không có gì thực sự có bản chất. Không có gì thực sự là cao, không có gì thực sự là thấp. Không có gì thực sự là ngắn hay là dài. Không có gì thực sự là bẩn hay là sạch. To nhỏ, cao thấp, ngắn dài, bẩn sạch… hoàn toàn là tương đối. Đem cái này so với cái kia, hoàn toàn nằm trong suy nghĩ. Nếu hiểu được cái đấy thì em hoàn toàn tự do, không còn vướng bận gì nữa.

Những trí huệ đấy, nếu mình có được nó thì không những hết đau khổ mà mình còn giúp người khác. Ví dụ một người đang ngồi buồn thì có thể khuyên người ta được. Đúng không? Buồn vì người yêu bỏ. Lại đem bài gì ra? Người yêu có phải của em không? Đấy, thế là hết, giúp được người. Đúng không?

Hay là buồn vì thi trượt đại học, vì họ cho rằng trượt đại học là xấu. Nhưng bản chất trượt đại học có xấu hay tốt không? Bản chất việc trượt đại học là xấu hay tốt? Khi mà mình nghĩ thấy rằng bản chất nó chẳng xấu chẳng tốt. Trượt đại học chỉ là trượt đại học mà thôi. Đúng chưa? Đầy người trượt đại học mà vẫn thành ông này bà kia. Và đầy người đỗ đại học thì sao? (Cười) Vẫn làm thuê cho ông này bà kia trượt đại học. Đấy, nên là bản chất đâu có xấu và tốt nên mình khuyên họ: “Ừ, trượt đại học không phải là xấu”. Và họ bớt buồn.

Đấy gọi là Trí huệ. Trí huệ đấy nếu mình chưa có thì mình thực hành thôi.

Hãy đi vào con đường thực hành, để có những trí huệ về nhân quả, về vô thường, về vô ngã, về vô tướng. Những trí huệ đấy sẽ giúp cho bên trong thì hết khổ, bên ngoài thì cứu giúp được người khác. Ngược lại nếu không có trí huệ đấy, mà lại đi giúp người khác, thì được cái gì? Đầy thất vọng! Bên trong thì khổ. Bên ngoài do mình chưa có trình độ để giúp mà mình đã nhảy vào, giống như người mù kéo người mù qua đường ấy. Ô tô tông một phát thế là sao? Cả hai cùng ra đi. Đấy, nên là cái người thông minh thì phải tìm cách có trí huệ, còn chỉ làm người tốt không đủ luôn. Và cái trí huệ đấy là cái trí huệ cổ xưa, từ thời Đức Phật đã có rồi, được ghi trong sách vở và hiện giờ có những người thầy chỉ dạy con đường ấy.

Đặc biệt nhà Phật có một cái hay là dạy miễn phí. Mình hoàn toàn học miễn phí điều đấy cũng được, chứ không cần phải tốn tiền tốn nong gì cả. Mình hoàn toàn tìm được một người thầy dạy miễn phí cho mình, chỉ cho mình con đường đấy. Vì quan điểm của nhà Phật là: “Phổ độ quần sinh”. Quan điểm của đạo Lão là: “Ai có duyên thì tôi dạy” nên là ông thầy có thể cả đời không có người học trò nào, hoặc chỉ một trò thôi. Nhưng quan điểm của nhà Phật là quan điểm của Bồ Tát, cứu độ tất cả chúng sinh, nên là đạo Phật có cái hay như vậy. Rất nhiều người thầy chân chính có thể hy sinh cả cái thời gian công sức của mình cho người khác. Mình đi tìm đi, thể nào cũng có. Vấn đề có chịu tìm hay không thôi, chứ chắc chắn là có, đang có.

Đấy, còn ngược lại nếu bạn nào tin rằng: “Thôi, chẳng cần trí huệ gì hết, tôi cứ làm người tốt là đủ rồi” thì sao? Khổ ráng chịu. (Mọi người cười) Đồng ý chưa ạ? Lúc đấy đau khổ thì ráng chịu thôi, còn tiên đoán thì chắc chắn sẽ khổ. Đấy, sau buổi hôm này tùy các bạn về suy ngẫm.

Nội dung chính ngày hôm nay chỉ thế thôi. Có 4 lựa chọn cho các bạn. Ba lựa chọn đầu không có trí huệ. Lựa chọn thứ 4, có trí huệ và vẫn làm 3 việc còn lại. Các bạn hãy chọn, hãy suy nghĩ đi.

Đấy, hết! Nội dung ngày hôm nay đến đây là hết. (Mọi người vỗ tay)

6. Hỏi đáp

6.1 Con đường thứ 4 khác ba con đường kia ở chỗ nào?

Bạn nam: Thưa Thầy, khi mà chúng ta làm một việc chúng ta cảm thấy hạnh phúc thì chúng ta vẫn có thể chọn một trong 3 con đường đầu phải không ạ?

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Một trong ba con đường đều có những hạnh phúc nhưng tạm thời. Và ngay trong thứ tạm thời đấy đều tiềm ẩn đau khổ. Đấy là sự thật về 3 con đường thế gian. Con đường nào cũng có hạnh phúc tạm thời của nó hết, đều có hết mà. Giúp người có niềm vui mà, ăn uống cũng có niềm vui, và đi lo cho người khác cũng có niềm vui.

Nhưng cái hạnh phúc tạm thời ấy phải hiểu là gì? Nó tiềm ẩn đau khổ. Giống như mình ngồi trên ghế êm ấy, nó tiềm ẩn việc ê mông. Đấy, ăn nhiều tiềm ẩn việc bệnh. Giúp người tiềm ẩn việc là bị vô ơn. Lấy chồng tiềm ẩn việc…

Một bạn: Ly dị.

Thầy Trong Suốt: Ly dị. (Cười) Được, ly dị, bạn nào nói ly dị. Được. Tiềm ẩn việc dính đến một gia đình khác. Tức là 3 con đường đấy không sai, nó chỉ có thể nói là gì? Nó tiềm ẩn đau khổ. Nó có hạnh phúc của riêng nó nhưng ngắn ngủi và tiềm ẩn đau khổ. Con đường thứ 4, nó vẫn làm 3 việc kia chứ nó không bỏ cái gì cả, nhưng nó thêm một thứ nữa vào, bổ sung vào, là TRÍ HUỆ.

Khi có trí huệ, giống như căn nhà tối có đèn vào, nó sáng. Suy cho cùng nó vẫn là căn nhà, chẳng có gì khác. Nhưng bây giờ là một căn nhà sáng. Chứ không phải tôi bỏ căn nhà này, xong tôi đi tìm một căn nhà khác, không phải! Vẫn là căn nhà cũ thôi, nhưng mà ngày xưa không có ánh sáng, bây giờ chiếu ánh sáng vào. Đấy, con đường thứ 4 là như vậy. Hãy làm mọi việc, 1, 2, 3 cũng được, nhưng mà trong trí huệ. Thì đấy là con đường thứ 4. Mình phải phân biệt rõ 4 con đường khác nhau ở chỗ nào.

Bạn nam đó: Dạ vâng, em cảm ơn.

Thầy Trong Suốt: Như thầy, thầy vẫn làm mọi thứ mà đúng không? Cũng phải có trách nhiệm chứ! Vẫn phải lo cho người này người kia, trách nhiệm mà. Phải trả lương cho 2000 người, phải lo cho mọi người xung quanh mình. Rồi mình cũng có hưởng lạc, đúng không? Ăn uống chứ, hay không ăn gì? (Mọi người cười) Cũng ăn uống đúng không? Cũng vừa ăn quán Nhật đối diện bên đường, ngon phết nhỉ! Đấy, rồi cũng đi giúp mọi người này, chia sẻ thời gian, không lấy đồng nào của mọi người luôn.

Nhưng thầy không khổ vì ba cái việc đấy. Có cái gì xảy ra trong ba việc đấy thì mình cũng chẳng khổ, vì mình đã đi một con đường khác, đi con đường số bốn. Lúc đấy thì một, hai, ba chỉ còn là cái vỏ thôi. Công việc này, tiền bạc này, vợ con, nó không phải là con đường chính của mình.

Việc mình làm là để giúp ích cho mọi người, hoặc là duyên đến đâu làm đến đấy, còn bên trong mình đã đi con đường số 4 rồi. “Duy tuệ thị nghiệp”. Thế nên là mình không có khổ. Không chỉ không khổ mà còn giúp được kha khá, nhỉ? Đấy, không ngại khổ nữa, chẳng ngại. Tuệ Trung Thượng Sĩ đi vào doanh trại giặc chẳng sợ.

Nếu bạn chọn số bốn, bạn có cả ba cái còn lại, một cách hạnh phúc. Bạn chọn một trong ba cái còn lại có khi bạn chẳng có cái bốn, mà còn khổ nữa. Còn bạn chọn đi. Nếu chọn rồi thì làm đi! Còn nếu chọn rồi mà không làm chứng tỏ chưa chọn.

6.2 Tại sao Đức Phật phải xuất gia?

Bạn Minh: Tại sao ngay cả Đức Phật cũng vẫn chọn con đường là xuất gia, tức là đi khỏi gia đình? Vậy thì những người như mình liệu có thể vẫn đi được, tìm được đến trí tuệ, trí huệ mà không xuất gia hay không?

Thầy Trong Suốt: Ừ, được! Câu hỏi rất hay luôn! Đức Phật có một lý do rất quan trọng khi xuất gia, đó là gì? Là nơi Đức Phật sống không có con đường thứ tư. Đức Phật sống trong cung điện nguy nga tráng lệ, vây quanh là mỹ nữ. Bố còn ngăn cản không cho thấy người khổ luôn, cứ người hầu nào mà bị già già đi, bèn thay luôn người khác. Đấy, Đức Phật đấy. Như vậy là nơi Đức Phật sống không có lựa chọn, không có con đường thứ tư.

Bạn Minh: Nhưng nếu ngay trong tâm thức Đức Phật lúc đó hiểu được là mình sống ở đâu thì cũng có trí tuệ cả…

Thầy Trong Suốt: Nếu. Đấy là nếu. Nhưng sự thật thì sao? Nếu Đức Phật không đi tìm, thì chúng ta hôm nay ngồi đây có đường không? Không có đường luôn. Ở chỗ Đức Phật sống không có con đường thứ tư, và Đức Phật vẫn chưa tìm ra. Nếu như tìm ra thì các em ở đây thôi không phải đi tìm. Giống như lúc nãy bạn nào hỏi đấy. Nếu chưa tìm ra mà mình lại: “Thôi, tôi không đi tìm đâu. Tôi hy vọng một ngày nào đó trí huệ sẽ nở bên trong tôi” thì nó không có. Ở chỗ Đức Phật sống không có trí huệ, không có lựa chọn để tìm được trí huệ, nên Ngài phải đi tìm.

Tại sao Ngài bỏ nhà? Vì tất cả mọi người ngăn cản Ngài. Chứ nếu bố mẹ bảo: “Ôi con đi tìm đi, vui quá!”, vợ ngài vỗ tay khen: “Đi tìm đi” thì việc gì phải bỏ. Nhưng vì ở chỗ Ngài, cái thời đại của Ngài thậm chí không có một chút trí huệ, và Ngài phải tìm ra. Hai người thầy đầu tiên Đức Phật theo là hai ông thầy giỏi nhất thời đại đấy, không ai hơn được nữa, mà cả hai ông ấy đều không có trí huệ. Đức Phật phải tự mình tìm ra trí huệ. Nên Đức Phật là người rất dũng cảm, người đầu tiên phải phá tung mọi rào cản để đi tìm một cái mà chưa từng có trên trái đất này. Và Đức Phật tìm ra được.

Vì thế nên về sau này mới có những người như Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tuệ Trung Thượng Sĩ là một người theo Thiền tông. Thiền tông là một con đường tu hành xuất phát từ Đức Phật. Đức Phật truyền cho Ngài Ca Diếp, Ma Ha Ca Diếp truyền cho ngài Anan, truyền đến tổ thứ 28 là Ngài Bồ Đề Đạt Ma, sang Trung Quốc truyền đến 6 đời là Ngài Huệ Năng rồi truyền sang Việt Nam và đến Tuệ Trung Thượng Sĩ. Nghĩa là nếu không có Đức Phật, thì Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng không thể tự sống thế được. Phải nhờ sự khám phá ra sự thật của Đức Phật, truyền đến hàng chục đời sau, rồi tới Tuệ Trung Thượng Sĩ, Ngài mới có thể sống ở giữa đời, giác ngộ giữa đời và hành đạo giữa đời được.

Nên thời đại của mình bây giờ khác thời đại của Đức Phật ở chỗ đấy. Thời Đức Phật là hoàn toàn u tối, không một chút ánh sáng nào. Còn may mắn nhờ công ơn và sức mạnh của Đức Phật, mà ánh sáng đó bây giờ có rồi. Nên em có thể ngồi đây mà vẫn có ánh sáng, có trí huệ, nếu tập đúng cách. Còn ngay thời Đức Phật thì cũng chịu, Ngài không thể nào có cách nào khác.

6.3 Giới luật để làm gì?

Bạn Minh: Vậy thì giới luật để làm gì ạ? Bao nhiêu giới luật mà Đức Phật đặt ra cho người xuất gia tu hành đi theo đấy, thì…

Thầy Trong Suốt: Kể cả tại gia cũng phải giữ giới luật, chứ không phải xuất gia mới phải giữ giới.

Giới luật là gì? Giới là ranh giới, bảo vệ người khỏi đi sai đường. Ví dụ em đi trên đường, hai bên là vực mà không có cái hàng rào hai bên, em rất dễ đâm xuống vực luôn. Nên người có trách nhiệm chế ra hai cái hàng rào, hai đường biên hai bên để em không rơi xuống vực. Có xuất gia hay tại gia thì vẫn đầy nguy hiểm, nếu đi quá giới hạn là rơi xuống vực. Nên là tại gia thì giữ giới tại gia, xuất gia thì giữ giới xuất gia.

Con đường nào nó có giới của con đường đấy, để mình khỏi rơi xuống vực. Tiểu thừa có giới của Tiểu thừa. Đại thừa có giới của Bồ Tát. Mật thừa có giới của Mật thừa. Và nó đảm bảo cho người đi trên đường an toàn. Thế nên ở đây mình không phân ra tại gia hay xuất gia. Mình đã chọn một con đường tu, mình phải theo giới luật của con đường tu đấy. Nếu không thì rơi xuống vực, đơn giản thế thôi.

Bạn Minh: Nhưng nếu mình nói là linh hoạt, tùy nghi ứng biến thì giới luật sẽ giữ cho mình ở một mức mà những cái hoàn cảnh mình phải tùy nghi, nếu không thể tùy nghi thì sao ạ?

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, như vậy giới luật thì giới luật nhưng vẫn phải có trí tuệ. Nếu giới luật giữ một cách cứng ngắc thì chưa chắc đã tốt. Ví dụ ở thời Đức Phật, có hai ông sư bị hổ đuổi. Một ông không dám trèo cây, vì trong giới luật viết là: “Đã là sư xuất gia không được trèo cây, hỏng mất oai nghi, người đời nhìn vào sẽ coi thường sự tu hành”. Thế là ông không trèo cây nữa. Một ông thì cứ trèo lên. Kết quả là ông ở dưới bị chết.

Ông kia về gặp Phật, khóc lóc bảo: “Thưa Đức Phật, sư huynh con chết rồi”. Đức Phật hỏi tại sao? Ông bảo: “Vì là anh giữ giới giỏi quá”. (Mọi người cười) Phật bảo: “Không! Không được. Điều thứ 3 trong 52 điều là gì: Nếu đã xuất gia không được trèo cây, trừ trường hợp nguy hiểm đến tính mạng”. Đấy! (Mọi người cười) Đấy, như vậy là gì? Kể cả giới luật cũng do Đức Phật chế ra, chính Phật cũng còn phải sửa giới luật, bổ sung giới luật, để cho nó phù hợp với hoàn cảnh.

Nên mình phải nhớ giới là cái giữ mình an toàn. Chứ không phải giới là cái bắt buộc, cứng đặc đè lên đầu mình, mình không thể nào thoát ra được. Chính cái ông đầu tiên hiểu giới là giữ mình an toàn, nên ông mới trèo lên cây. Còn ông sau không hiểu giới là để giữ an toàn, mà nghĩ là mọi thứ Đức Phật đã định ra là phải làm đúng y nguyên như vậy, thì ông ấy bị chết. Thế là mình phải có trí tuệ, chứ không chỉ đơn giản là đúng sách viết, xong rồi áp vào.

Bạn Minh: Nhưng nếu như mình vẫn tuỳ nghi giữa đời, người ta nhìn vào họ nghĩ sai, kiểu họ phân biệt thế này thế nọ, thì mình phải làm gì? Dĩ nhiên là mình không thể nào mà quản lý được suy nghĩ của tất cả mọi người, cho nên Đức Phật mới tạo ra giới luật. Giới luật đó là để người ngoài nhìn vào, thấy đạo Phật vẫn đi theo một con đường đúng đắn. Nhưng các sư, các thầy có những người nói thế này, có những người nói thế kia, thì người ngoài họ không biết đường đâu mà lần.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Mình không thể nào mà làm cho tất cả mọi người quý mình được, trân trọng mình được. Nhưng mà mình phải làm đúng với lương tâm của mình. Đầu tiên là thế đã. Mình phải có một cái giới luật của lương tâm, cái đấy đúng là cái mà tự mình biết thôi. Cái đấy người ngoài nhìn cũng không biết được mà. Lương tâm mỗi người không ai biết. Em phải có giới luật của lương tâm.

Ví dụ thế này, ở Ấn Độ thì con bò rất là linh thiêng, ăn thịt bò là gì? Là kẻ phải bị ném đá. Ở nước Hồi giáo thì con lợn rất linh thiêng, ăn lợn thì khác gì là phỉ báng, nên là không được ăn lợn. Như vậy thì một nước Ấn Độ không được ăn bò, Hồi giáo không được ăn lợn, thế nhưng một người bình thường Hồi giáo sang Ấn Độ ăn lợn thì có vấn đề gì không? Lại chẳng vấn đề gì. Người Ấn Độ sang một nước Hồi giáo ăn thịt bò chẳng vấn đề gì. Có rất nhiều thứ thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Nhưng lương tâm mỗi người, nó không thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Mình là người đi theo đạo Phật, mình không thể đi hại người khác được, đấy là một loại lương tâm.

Cái đấy nó phải sáng. Cái đấy sáng thì nó có thể giúp mình phân biệt được trong trường hợp nào mình nên làm gì, đừng trái lương tâm. Còn đôi khi vẫn phải tuỳ nghi. Còn những người nào mà đã chấp nhận đánh đổi lương tâm để lấy ích lợi rồi, thì những người đấy chắc chắn là thực hành sai lạc. Thế nên là em phải thắp sáng bên trong mình, hơn là chỉ theo những cái bên ngoài. Phải có sự thắp sáng bên trong, sống bằng lương tâm của mình, cái đấy nó đúng trong mọi hoàn cảnh. Còn giới luật thay đổi theo thời gian mà.

Bạn Minh: Dạ vâng, em cảm ơn Thầy.        

6.4 Tập thế nào để có được Trí huệ?

Bạn nam: Bây giờ em đã biết có một cái gọi là trí huệ. Nhưng em làm như thế nào, em tập như thế nào để có được nó?

Thầy Trong Suốt: Mình muốn xây một cái gì, mình phải xây nó từ gốc hay từ ngọn?

Bạn nam đó: Dạ từ gốc lên.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Muốn có trí huệ em phải có từ gốc. Ví dụ thế này là không có từ gốc này, có một số người đọc Kinh Kim Cương xong, thấy kinh Kim Cương hay, cảm thấy muốn làm gì thì làm, chẳng có khuôn mẫu gì cả. Đấy là một loại xây từ ngọn. Xây tòa nhà 9 tầng, mà tôi lại xây từ tầng 9, nên đổ là chắc.

Thời đại bây giờ là thế, ai cũng có thể lấy một quyển kinh Phật ra đọc, xong rồi thấy đúng quá, xong rồi biến thành lý tưởng của riêng mình. Trong khi đạo Phật không phải là một quyển sách. Nó là một hệ thống được xây từ móng cẩn thận.

Nếu em muốn có trí huệ thì em không thể làm từ ngọn được. Em bảo: “Ôi thưa thầy quyển kinh nào là trí tuệ nhất của nhà Phật?”. Thầy bảo: “Đây Kinh Kim Cương đây này, đọc đi, số một luôn”. Thế là đọc xong và áp dụng, chắc chắn sẽ sai lạc.

Thầy đã biết có những người đọc Kinh Kim Cương xong, nghĩ là chẳng tốt chẳng xấu, thế là đi làm đủ các điều xấu. Đấy. Vì vậy nên em phải bắt đầu từ đầu, bắt đầu từ móng, từ những nền tảng căn bản nhất, chính là: Nhân quả, Luân hồi, Vô thường, Bất toại nguyện và Thân người khó được. Đây là những  trí huệ rất căn bản, để đi vào Đạo.

Em hiểu nhân quả và luân hồi. Em hiểu về vô thường, em hiểu về đời này là bất toại nguyện, và em hiểu là cái may mắn có được cái thân người thế này. Cái thân người rất khó có được, và không đảm bảo có lại. Khi em hiểu được những điều đấy, thì em quyết tâm là: “Vậy thì cái thân người khó có này, mà vô thường lúc nào cũng xảy ra được, tôi phải dùng nó vào việc có ích nhất trên đời này, chứ không dùng nó để chơi bời, để hưởng lạc, hay để đi làm những điều tốt một cách mù mờ nữa”.

Cái khoảng thời gian được làm người rất là ngắn hạn, mấy chục năm thôi, rồi có được thân người nữa hay không thì vô cùng khó. Nếu mình so thân này với các loài khác thì con người chỉ là một tí tẹo này thôi. Còn các chúng sinh khác, Đức Phật nói là: “Thân người chỉ giống như cát trong móng tay, còn số lượng chúng sinh khác như cát trên sông Hằng”.

Được làm người vô cùng khó! Một số người không quý thân người, đọc Kinh Kim Cương, làm bao nhiêu điều bậy bạ, phí bỏ thân người luôn. Làm bậy bạ thì kiếp sau không làm người được nữa. Kiếp này cũng đã bị chết sớm, hoặc là bệnh tật, xong rồi kiếp sau không làm người được nữa. Vì đã không xây móng là nguy hiểm thế đấy! Không xây từ “thân người khó được” mà lại xây từ “không đúng không sai”, Kinh Kim Cương đấy, thì cuối cùng kết quả là uổng phí thân người, làm những điều xằng bậy.

Như vậy cái rất quan trọng để thực hành đạo Phật là phải thực hành từ gốc, chứ không thực hành từ ngọn. Ngọn bây giờ rất nhiều, mở trên mạng thấy rất nhiều sách, ra hàng mua rất nhiều kinh. Nhưng phải xây từ móng, và móng là cái thầy vừa nói đấy. Nhân quả, luân hồi là một loại móng này. Vô thường là móng thứ 2. Cuộc đời này là bất toại nguyện, khổ đấy, là móng thứ 3. Và thân người này khó được, Phật Pháp này khó gặp là móng thứ 4.

Nếu em xây xong bốn cái móng đấy, thì em mới được gọi là xây xong móng. Sau khi xây móng rồi, thì em sẽ được học những cái cao cấp hơn, giải quyết được tận gốc vấn đề hơn, ví dụ như là vô ngã, hay lên cao hơn là vô tướng và nó phải đúng trình tự. Đấy, như vậy là đạo Phật thật ra rất là hệ thống, chứ nó không phải là một thứ mà nhảy vào giữa chừng được.

Em muốn thực hành để mình tiến bộ, thì phải thực hành từ gốc trở lên. Em đi học cái đấy đi, có người dạy, học đi. Còn đừng đi vào những lớp mà có một ông người nước ngoài đến giảng Kinh Kim Cương xong rồi “áp dụng đi!”. Không được luôn! Ông ấy hoàn toàn làm trái với cách dạy của Phật Pháp. Mà bây giờ rất nhiều người học thế, đúng không? Học xong thấy đời thoáng ra, thế là sướng. Đấy, ở góc độ đời thì OK, vì là ở đời người ta chỉ mong kiếm tiền thôi. Ông dạy người ta cách thoáng đãng để kiếm tiền, thế thì thầy không có comment (bình luận) gì. Nhưng nếu ở góc độ đạo Phật thì như thế là hoàn toàn sai lạc. Em phải học từ căn bản.

Bạn nam đó: Dạ, thì em cũng đang tập từ mấy cái căn bản, nhưng bây giờ chắc cũng chưa xây xong móng đâu. (Cười)

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Mất 3 năm để xây móng như thầy vừa nói đấy. Đấy là quan điểm của Tây Tạng đấy.

Bạn nam đó: Thưa đang học, chắc được một năm rưỡi.

Thầy Trong Suốt: Xây móng. Tất cả bắt đầu từ xây móng, và chấp nhận mất 3 năm để xây móng nếu cần thiết. Khi móng vững chắc thì mới xây toà nhà 9 tầng được. Còn nếu không có móng, thì xây được mấy tầng thì đổ thôi mà.

Có bà người Anh bà ấy nói đấy: “Tôi từ bỏ nước Anh để sang Tây Tạng tu 20 năm ở trên núi. Khi trở về nước Anh, lúc đầu tôi thấy mình tu hành rất là cao, nhưng chỉ 2 năm sau, tôi thấy mình trở lại bình thường, như một người cách đây 20 năm”. Kinh không! 20 năm trên núi, mà có thể vào đời 2 năm là trở lại mọi cái tính xấu, mọi tham, sân, si nó lại quay lại như bình thường. Đấy, vì muốn tu phải tu đúng cách nữa, chứ không phải chỉ có tu. Chữ “tu” nó quá rộng, “tu” chỉ có nghĩa là sửa thôi. Còn sửa thế nào cho đúng? Sửa cái gì? Sửa thế nào? Thì phải có một con đường chân chính để mình đi vào.

6.5 Tìm đường nào? Tìm thầy nào?

Thành Công: Hôm nay, qua cuộc nói chuyện này em cũng đã hiểu hơn và biết được mình sống để làm gì. Là để đạt được trí huệ. Thực ra em cũng nghĩ là mình rất có duyên với Thầy, tại vì cuộc sống của em trước giờ cũng rất là khổ, theo em nghĩ, mà không biết là cơ duyên thế nào lại được gặp Thầy và tiếp xúc với những cái Pháp, cái đạo lý này.

Thực tế, em lại là một người… theo em đánh giá, rất là lười. (Thầy cười ha ha) Dạ theo như Thầy nói, thì Thầy cũng là một người rất là thực dụng, em muốn nhờ Thầy giải đáp là ngoài Phật Pháp thì còn có con đường nào khác để đạt được trí huệ hay không? Và trong Phật Pháp thì có phải con đường Mật thừa là nhanh nhất và ngắn nhất hay không?

Thầy Trong Suốt: Lười đúng không?

Thành Công: Em muốn Thầy giới thiệu, ví dụ những con đường khác như Pháp Luân Công, hay là Thái Cực Quyền, hay là gì đó… (Mọi người cười. Thầy tiếp lời: “Khí công. Được.”) thì có đạt được trí huệ hay không, hay chỉ duy nhất là con đường Phật Pháp? Và trong Phật Pháp thì có phải thừa này là con đường ngắn nhất? Hay là em đã có duyên, em đã hiểu và em thấy nó đúng, thì em quyết định luôn chứ đừng mất thời gian hơn? (Mọi người cười và vỗ tay)

Thầy Trong Suốt: Được! Câu hỏi rất hay! (Mọi người vỗ tay) Cơ bản mà nói thì có rất nhiều con đường dẫn đến giác ngộ. Phật Pháp không phải là con đường duy nhất. Đấy, nếu mà ai nghĩ Phật Pháp là duy nhất thì người đấy hiểu rất là hạn hẹp.

Có rất nhiều con đường khác nhau dẫn đến sự giác ngộ. Giống như là một ngọn núi, để lên đỉnh núi có một đường hay không? Rất nhiều đường! Có đường đi bộ từ từ lên. Có đường leo vách đá thẳng đứng. Có đường đi cáp treo. Có đường nhảy dù xuống. Nên nói một cách tổng quát thì Phật giáo không phải là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ, mà có nhiều con đường khác.

Câu trả lời thứ hai là: Tất nhiên không phải là con đường nào cũng dẫn đến giác ngộ, hiểu như thế lại sai. Có rất nhiều con đường không dựa trên trí huệ, thì không thể nào giác ngộ được. Ví dụ khí công này, pháp luân công này, nó không có trí huệ ở đấy, nên đừng hy vọng giác ngộ ở chỗ đấy. Đấy, nên là cũng phải biết phân biệt, những con đường nào không có trí huệ ở đấy thì không thể dẫn đến giác ngộ. Nhưng lại bảo Phật giáo là duy nhất thì cũng sai nốt!

Tuy nhiên, thực dụng là gì? Thực dụng không phải là trên đời có một tỉ, hay hai tỉ con đường. Con đường vĩ đại nhất là con đường hợp với tôi nhất! Đấy gọi là thực dụng. Nếu bảo thầy thực dụng là thầy nghĩ kiểu đấy.

Con đường vĩ đại nhất là con đường nào? Con đường to nhất? Hay là con đường trải đầy hoa? Hay là con đường hợp với tôi nhất? Người vợ vĩ đại nhất là người vợ nào? Người vợ xinh nhất thế giới à? Hay là giàu nhất thế giới? Người vợ vĩ đại nhất là hợp với tôi nhất. Thế thôi! Nên là vấn đề không phải là có bao nhiêu con đường. Vấn đề là con đường nào hợp với mình nhất thì đi con đường đấy. Đúng chưa? Thế mới đúng chứ, thực dụng mà.

Từ đây ra Hà Nội có nhiều đường, có đường biển này, có đường bay, có đường bộ. Nhưng em chọn đường nào? Ví dụ mình có ít tiền thì mình đi bộ, làm ăn xin dọc đường, đấy là con đường vĩ đại nhất chứ! Nếu mình có kha khá tiền thì đi xe, nếu mình có rất nhiều tiền hơn nữa thì mình đi máy bay. Mình thích chu du thì đi biển. Như vậy, con đường vĩ đại nhất là hợp với tôi nhất.

Nên vấn đề của người tìm đường nói chung là con đường nào hợp với mình nhất? Đấy, chứ không phải là có bao nhiêu đường. Nên em phải nhìn quanh xem con đường nào hợp với em nhất. Con đường hợp với mình nhất là con đường vĩ đại nhất. Người thầy vĩ đại nhất là người thầy nào? Có phải ngồi trên toà sen toả ánh sáng là vĩ đại nhất không? Người thầy hợp với mình nhất là người thầy vĩ đại nhất.

Đấy! Thực dụng. Con đường hợp với mình nhất là con đường vĩ đại nhất, người thầy vĩ đại nhất là người thầy hợp với mình nhất, dẫn mình, sửa, giải quyết được những vấn đề cho mình tốt nhất.  Với cách đấy thì em nhìn thử xung quanh.

Những con đường khí công, pháp luân công không có trí huệ, đương nhiên không thể dẫn đến giác ngộ được. Những con đường cổ xưa như là Thiên Chúa đã từng là một con đường giác ngộ, nhưng khoảng sau 2000 năm, nó đã bị bóp méo đến mức không còn sự thật ở đấy nữa, nên nó không giác ngộ được. Có những con đường khác nữa, mà ở trong thế giới này vẫn tìm ra được.

Nhưng vấn đề là em gặp ai? Giả sử nói ở Hy Lạp có một ông thầy rất tuyệt vời, vĩ đại dẫn mọi người đến giác ngộ, thì có liên quan gì đến đời em đâu? Đúng không? Vấn đề là trong hoàn cảnh sống của em, cái gì hợp nhất? Nếu em hiểu điều đấy, thì em sẽ nhìn xung quanh em. Không ai cấm em thử hết. Em cứ thử đi. Cứ cho là mình cho con đường này là đúng đi, cứ thử một thời gian xem. Nếu sau một thời gian mà mình thấy mình không tăng trưởng trí huệ, không tăng trưởng sự bình an của chính mình, không mang lại được một chút hạnh phúc nào cho xung quanh hết, thì phải xem lại. Có thể hoặc là con đường này sai lạc, hoặc là mình không hợp với nó. Mình chuyển sang đường khác.

Còn con đường của thầy, dưới quan điểm của thầy thì nó là nhanh nhất rồi. Vì thầy giúp mọi người, hợp với cả những người hiện đại, những người có vợ con, gia đình, bạn bè, vẫn sống trong thế giới này, mà vẫn có thể giác ngộ được, thì theo cách nhìn của thầy là nhanh nhất. Còn em có thấy nó nhanh nhất hay không, thì em phải đi vào mới biết được. Đúng chưa? Nhanh nhất đối với những người hợp với nó, chứ không phải nhanh nhất trong mọi trường hợp.

Ví dụ những người mà thích thanh thanh tịnh tịnh thì có vẻ không hợp với thầy. “Thầy gì mà quần đùi, quần short, áo phanh ngực xong ngồi giảng Pháp! Không được! Trông nó không có vẻ thanh tịnh gì!”. Mặc dù con đường của mình, mình cho là hay, nhưng mà đối với những người đấy thì không hợp. Cũng chẳng phải lỗi của họ, mà cũng chẳng phải lỗi của mình, mà nó không hợp thôi. Không hợp thì nó không thể thành phương tiện giúp người ta được. Thì người ta tìm người thầy mà thanh thanh tịnh tịnh hơn mình, có thể giúp được tốt hơn. Nên em phải là người đi vào thử xem, liệu cái con đường này có phải là con đường hợp với tôi nhất không? Nếu hợp thì đi hết cỡ. Nếu không hợp thì tôi tìm một con đường khác, một người thầy khác. Lời khuyên đấy phù hợp hơn.

6.6 Con đường tốt nhất là con đường hợp với mình nhất

Thành Công: Em cũng xin Thầy giới thiệu cho em thêm một vài con đường nữa, để em đợt này không hợp với em thì em qua đường kia luôn, em đỡ phải tìm. (Thầy và mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Nhiều lắm. Đường nhiều, em lên mạng search ra, chẳng cần thầy giới thiệu. Đầy! Bây giờ, ai chẳng nói là: “Tôi có một con đường”. Lên mạng mà xem. Ông thầy nào chẳng nói: “Tôi có một con đường”. Ông thầy khí công cũng nói là: “Con đường tôi là giác ngộ viên mãn”. Chưa nói là ông thầy giác ngộ, ông thầy bình thường ấy cũng nói được thế mà. Đấy, nên là em tìm và em phân biệt thôi.

Nói kinh nghiệm cá nhân thầy, khi thầy bắt đầu, thầy cũng giống em thôi. Thầy cũng phải tìm đường, thầy cũng chẳng có đường. Thầy cũng phải đến Thiên chúa chẳng hạn. Thầy cũng đến sinh hoạt với họ, hội Thánh Tin Lành, hát rất nhiều. Hallelujah, Amen, ngày nào cũng đến hát, về rất hạnh phúc. Nhưng về hạnh phúc được có một tiếng thôi, xong mẹ mình càu nhàu một cái: “Sao con về muộn thế!”, mình lại bực. Đấy! Như vậy con đường đấy nó không hợp với mình, chứ không phải nó sai, mà là nó không hợp với mình. Vì mình thực hành nó xong, mình vẫn bực tức với mẹ. Đúng chưa? Như vậy là gì? Hallelujah, Amen không phải con đường của mình, chứ không phải con đường đấy không đúng.

Thầy đi sang Thái Lan ngồi thiền. Thầy tập Pháp thiền Nguyên thuỷ. Mình tập rất là thích, xong mình hỏi thầy của một trường thiền ở Pattaya, là: “Thưa Thầy thế về Việt Nam thì con tập như thế nào?”, Thầy bảo: “Anh đừng có hy vọng vào đời mà ngộ được đạo. Muốn giác ngộ thì quay sang đây. Cứ ở trong trường thiền này tập thì kiểu gì cũng giác ngộ được”. Thì lại không hợp với mình rồi! Một con đường rất hay chứ, đúng không?

Trong quyển sổ lưu niệm của trường thiền ấy, rất nhiều người Tây giác ngộ A La Hán đấy, có bốn bậc khác nhau của A La Hán. Chứ không phải con đường đó không hay, nhưng nó không hợp với mình. Vì mình không hợp với kiểu con đường bó buộc. Mình không phải là người ngồi khoanh chân khoanh tay được cả ngày. Mình muốn có một con đường nào mà 24/24 mình vẫn tiến bộ được. Nghĩa là gì? Làm ăn tiến bộ được, nói chuyện tiến bộ được. Đấy, ăn cơm cũng tiến bộ được, đi xe tiến bộ được, làm các chuyện khác cũng tiến bộ được. Thì con đường này không hợp rồi, thế là mình lại thôi. Mình đi tìm tiếp.

Thế thì mình tìm đến Phật giáo Đại thừa, rất hay. Những cái mà lúc nãy mình nói: Kinh Kim Cương, Kinh Bát Nhã, thuộc Phật giáo Đại thừa. Rất hay! Mình tập một thời gian, mình thấy mình cũng có vẻ thông minh, hiểu hết đấy. Sau gặp chuyện, mình vẫn lo. Phật dạy là: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”, chẳng có gì có thật hết. Thế mà ở công ty gặp chuyện thì mình lại… lo.

Từ đấy suy ra là con đường này nó không hợp với mình ở chỗ là nó không giúp mình tiến bộ được. Nó giúp mình hiểu biết thì đúng rồi. Nhưng mình vẫn lo khi gặp chuyện. Khó khăn đến mình vẫn lo. Mặc dù Phật dạy: “Chẳng có gì có thật, vạn pháp chỉ là ảo ảnh của tâm mà thôi”. Như vậy, con đường này cũng không hợp với mình, dù nó rất hay. Nhưng không thể bảo đường sai được, chỉ nói là gì? Không hợp với mình thôi. Đúng không? Thế là thầy đi tìm tiếp.

Thì có người giới thiệu đến Mật thừa. Mật thừa quan điểm rất là thoáng. Ông thầy đầu tiên thầy gặp ấy, cũng ăn mặn, chửi bậy. Thế nhưng mà mình lại cảm thấy rằng ở dưới cái ăn mặn và chửi bậy đấy, có một cái gì đó sâu sắc và bao la, tĩnh tại chứ không phải là một sự bó buộc, mặc dù ông ấy ăn mặn và chửi bậy. Thì có khi con đường đấy hợp với mình, thế là mình đi theo Mật thừa. Ví dụ thế. Cuối cùng mình đến với Mật thừa, mình thấy là gì: “Ừ, Mật thừa cũng rất hay”. Thế nhưng mà nó cũng có rất nhiều giới hạn trong cuộc sống này. Đấy, thế là mình thấy con đường này cũng hay, nhưng không phải con đường hợp nhất.

Cứ thế, dần dần mình sẽ tìm được đến chỗ hợp nhất với mình. Sau những lần như vậy, cứ thử nghiệm, trải nghiệm, mình sẽ nhận ra cái gì là hợp với mình nhất. Cuối cùng, cái sự tự do tuyệt đối, thực sự tự do ở bên trong tâm mỗi người, nó không nằm trong con đường nào hết. Tìm được cái đấy thì là giác ngộ, không tìm được thì không giác ngộ. Và con đường nào hợp với mình nhất thì mình phải tự biết.

Sau này thầy tự tìm ra đường riêng của mình. Và thầy áp dụng, thấy mình thay đổi. Tất nhiên thầy có thầy, chứ không phải không có thầy. Nhưng mà cái cách của thầy là tự tìm ra con đường riêng cho mình. Tự đi tìm con đường riêng cho những người như mình: có trách nhiệm, bổn phận, có gia đình vợ con, có mọi thứ mà vẫn có thể tiến bộ được. Cách đấy thầy đang dùng để dạy lại cho mọi người.

Ngoài việc thầy dạy từ kinh điển, từ trí huệ của nhà Phật, thầy còn dạy bằng kinh nghiệm cá nhân. Người nào hợp thì sẽ thấy thích. Cũng giống như thầy đã từng tìm 3,4 con đường. Mình không đến với nó không phải là vì nó sai, mà đơn giản là không hợp với mình, không giúp mình tiến bộ được. Nên cách duy nhất của em là cứ phải thử thôi. Đấy, thử đi. Thử ông thầy này không được, đúng không? Thì tìm thêm, có khi em khí công lại hợp thì sao? (Cười) Nhưng mà nói trước là trong khí công, trong mấy cái môn em nói ấy thì không có trí huệ ở đấy. Thử thôi.

Còn đối với những người hiện đại như các em, thì thầy nghĩ con đường thầy đang dạy là một trong những con đường nhanh nhất. Mình không thể nói là nhanh nhất được, nhưng là một trong những con đường nhanh nhất.

Vì nó không bị giới hạn bởi những cái rào cản của thế gian, nó chỉ ở trong tâm mà thôi. Thứ hai là nó tận dụng được chính hoàn cảnh của thế gian để mình tiến bộ. Tận dụng được sân hận để tiến bộ, tận dụng được kiêu ngạo, ghen tị để tiến bộ, tận dụng được bận rộn để tiến bộ, tận dụng được buồn bã để tiến bộ. Vì thế nên thầy cho là nhanh.

Nhanh vì sao? Vì các em là người thế gian, các em không phải ở trên chùa, thanh tịnh. Các em gặp đủ các loại người, nói chuyện đủ chuyện, làm mọi thứ, nên các em sẽ sinh ra đủ loại cảm xúc khác nhau. Đấy, và cái cách của thầy là em dùng chính cảm xúc đấy để tiến bộ, chứ không phải trốn tránh các cảm xúc đấy. Không phải trốn tránh cái gì cả. Và cái đó nó rất gần với bản chất của sự thật.

Bản chất sự thật là gì? Là mọi thứ đều rất thanh tịnh, mọi thứ đều không có vấn đề gì hết. Mọi vấn đề đều chỉ là tâm phát ra mà thôi. Nên sửa tâm là hết tất cả vấn đề luôn. Đấy là cách dạy của thầy, con đường thầy đi. Mọi thứ trên đời nó không có vấn đề gì, cho đến khi tâm trí bắt đầu bịa đặt và phán xét về nó. Sửa cái tâm đấy thì mọi vấn đề biến mất.

Nên không cần phải ăn chay và ngồi thiền. Như Tuệ Trung Thượng Sĩ ấy, cũng chẳng ăn chay, cũng chẳng ngồi thiền vẫn có thể giác ngộ được. Tuy nhiên có những người bảo: “Không. Cái kiểu của tôi hợp với ăn chay và ngồi thiền”. Thì những người đấy sẽ tìm con đường hợp với ăn chay, ngồi thiền, giống như con đường ở Thái Lan mà thầy đã từng đến ấy. Cả hai con đường đều tốt mà, vấn đề là cái gì nó hợp với mình nhất, đúng không?

Con đường tốt nhất là hợp với mình nhất, em cứ chọn con đường hợp với mình nhất. Và nếu chưa biết hợp hay không thì thử đi. Cứ thử đi, hết thầy này sang thầy khác. Còn nếu đã hợp rồi thì tự em chẳng cần hỏi câu hỏi này nữa. Em tự biết luôn. Khi em đã hợp rồi ấy, thì câu hỏi biến mất luôn. Cái câu hỏi mà em vừa hỏi xong tự nhiên mất luôn, không hiểu tại sao mình không thấy câu hỏi ấy nữa.

Thì lúc đấy chính là dấu hiệu cho thấy em đã hợp được con đường, con đường rất hợp với em rồi, nên là em không còn phải hỏi câu hỏi là: “Có hợp hay không?” nữa. Trái tim em mách bảo rằng: “Đây là chỗ của tôi rồi, con đường mà tận dụng được mọi vấn đề của thế gian để làm nguyên liệu, giống như là biến rác thành lửa ấy. Tất cả các loại rác biến thành lửa để đốt, để giác ngộ. Tôi chẳng phải nghĩ nữa”. Lúc đấy thì tốt. Thử xem thế nào.      

6.7 Thiền không phải là ngồi thiền. Thiền là một trạng thái tinh thần

Một bạn nam: Dạ thưa Thầy, Thầy nói rằng là: Không ăn chay, không ngồi thiền là sẽ giác ngộ…

Thầy Trong Suốt: Đâu. Thầy có nói thế đâu. Tuệ Trung Thượng Sĩ là một người, trong lịch sử ấy, ông ấy không ăn chay và không ngồi thiền mà vẫn giác ngộ. Chứ thầy không nói là “không ăn chay, không ngồi thiền là sẽ giác ngộ”. Khác hẳn nhau.

Bạn nam đó: Dạ để giác ngộ, để làm sao được cho trí huệ mình nó sáng lên, mình không ngồi thiền nó làm sao nó sáng được?

Thầy Trong Suốt: Đi, đứng, nằm, ngồi đều phải là thiền. Nếu chỉ ngồi thiền ấy, thì rõ ràng em có một phần mấy cuộc đời em tu mà thôi. Còn em không tu được khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ, ỉa. Em phải làm thế nào mà “đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ, ỉa vẫn là thiền”. Cách đấy làm cho 24/24 giờ của em là thiền.

Bạn nam đó: Nhưng mà cái đó là thiền gì ?

Thầy Trong Suốt: Đấy là thiền. Thiền gì thì nó vẫn là một loại thiền. Đúng rồi, chứ nó không phải là “ngồi thiền”.

Bạn nam đó: Ủa vậy tất cả chúng sanh mà đi đứng nằm ngồi đều là thiền được hả Thầy?

Thầy Trong Suốt: Đi, đứng, nằm, ngồi với tâm thế nào? Đi, đứng, nằm, ngồi với tâm của không có trí huệ thì không có thiền. Đi, đứng, nằm, ngồi trong trí huệ thì là thiền. Đấy, nếu mà đi, đứng, nằm, ngồi mà giác ngộ được thì tất cả đều đi, đứng, nằm, ngồi. Nếu ngồi thiền mà giác ngộ được thì ai cũng ngồi thiền thì giác ngộ hết. Trong lịch sử có bao nhiêu người ngồi thiền mà có giác ngộ được đâu. Thế suy ra không thể nói là “ngồi thiền thì giác ngộ”, mà “không ngồi thiền thì không giác ngộ”. Cũng không thể nói “đi, đứng, nằm, ngồi thì giác ngộ”. Tất cả điều đấy đều không đúng. Tất cả điều đấy phải làm trong trí huệ.

Nếu ngồi thiền trong trí huệ thì giác ngộ. Nếu ngồi thiền mà không có trí huệ thì không giác ngộ. Nếu đi, đứng, nằm, ngồi có trí huệ vẫn giác ngộ được. Nếu đi, đứng, nằm, ngồi không có tí trí huệ nào thì không giác ngộ được. Như vậy là không phải là Tuệ Trung Thượng Sĩ ông ấy không thiền, ông chỉ không “ngồi thiền” mà thôi. Thiền không phải là “ngồi thiền”. Hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Ngồi thiền là một tư thế của thân thể. Thiền là một trạng thái của tinh thần. Không lẫn hai cái với nhau được.

6.8 Hiểu đúng về ăn chay ăn mặn

Bạn nam đó: Thưa Thầy, ăn mặn là mình đã thọ mạng chúng sanh, thì như vậy thì tâm mình làm sao mà lúc nào cũng chuẩn được thưa Thầy?

Thầy Trong Suốt: Ăn chay không thọ mạng chúng sanh hay sao? Ăn chay, bao nhiêu con sinh vật trên cái lá cây đấy bị chết, cũng đau đớn. Bao nhiêu con sinh vật phải hy sinh vì em? Tại sao mình không thương nó, mà chỉ thương con vật mình ăn thôi? Như vậy là mình phân biệt giữa chay và mặn. Mình phải ăn trong tâm từ bi, tối thiểu là tâm từ bi. Kể cả tôi ăn chay đi nữa, thì tôi vẫn cảm thấy có nợ với những sinh vật mà tôi ăn vào, con sâu con bọ đã chết vì cái cây này. Tôi vẫn phải thấy nợ, chứ không phải bảo: “Tôi ăn chay, tôi hơn bọn ăn mặn, tôi chẳng nợ ai hết”. Thế là nhầm lẫn.

Ăn chay vẫn phải cảm thấy nợ, và vẫn phải quyết tâm giác ngộ để cứu những con vật mà mình ăn. Nó đã hy sinh thân mạng cho mình để mình có thân thể này khoẻ mạnh để tiến bộ, thì mình không thể vô ơn được. Mình sẽ  tiến bộ bằng cái thức ăn chay đấy, rồi quay lại cứu tất cả những con vật này, dù nó là vi sinh vật đi nữa. Đấy! Còn nếu quan điểm là ăn chay thì không ăn con gì hết, ăn mặn thì có ăn thì hoàn toàn là thiếu hiểu biết.

Ở thời Đức Phật còn nói là: Trong một cốc nước này có vô số sinh mạng của chúng sinh. Đấy! Thì làm sao mà tránh được việc thọ sinh mạng chúng sinh được? Em có thân người này này, là em phải thọ thân mạng của chúng sinh mới tồn tại được. Vì vậy, hãy thọ nó trong biết ơn, trong quyết tâm cứu chúng nó! Chứ không thọ nó theo kiểu là: “Tôi hơn người khác, tôi chẳng nợ ai hết”. Cái thọ đấy là thọ sai.

Bạn nam đó: Vậy thì trong cuộc sống hằng ngày, sao mình không giảm cái thọ mạng chúng sanh thưa Thầy?

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Nên thế chứ. Nên ăn vừa phải thôi. Ăn vừa đủ, đừng ăn cho nó sướng. Ăn vừa đủ thôi, ăn để nuôi thân mạng này để giác ngộ thôi. Chứ đừng ăn để thoả mãn cái lạc thú của món ăn. Ăn để nuôi thân mạng để giác ngộ. Nhưng cái đấy nó không quan trọng bằng em ăn trong trạng thái biết ơn hay không! Em ăn chay nhưng mà em không biết ơn thì không bằng người ăn mặn mà biết ơn, đúng chưa? Ăn chay mà: “Có chúng sinh nào chết vì tôi đâu! Tôi thoải mái, sung sướng”. Thì không bằng một người ăn mặn mà khiêm tốn: “Tôi ăn mặn nhưng tôi biết ơn những con vật này”.

Ở Tây Tạng là ví dụ, hầu như các nhà sư ăn mặn, thế mà họ vẫn giác ngộ bình thường. Ví dụ điển hình luôn. Vì giác ngộ hay không nó không nằm ở chay hay mặn, mà nằm ở trạng thái tâm, ở trí huệ của người ăn. Cái em cần là tìm ra cái trí huệ đấy, xong rồi cố gắng tích tập nó. Đấy, còn những cái bên ngoài ấy thì tuỳ duyên của mình, mà hành xử cho phù hợp.

Học trò thầy có cả ăn chay ăn mặn, có tất. Có người ăn chay trường, có người ăn mặn trường. (Mọi người cười) Học trò của thầy, có người gọi là… gì nhỉ? Maria… chưa bao giờ biết tình dục là gì. Ngược lại có những người có vợ có chồng đầy đủ. Tất cả những cái đấy, suy cho cùng vẫn là thứ bên ngoài. Quan trọng là trạng thái tâm của người ta, cái cần sửa là cái đấy. Cái con đường của thầy là con đường sửa ở chỗ đấy.

Bạn đó: Dạ, Đức Phật thì không đụng tới một thân mạng của chúng sinh, không có cái gì để Đức Phật giải thoát mà Thầy?

Thầy Trong Suốt: Nhầm to, nhầm to! Đức Phật vẫn ăn rau, trong kinh viết như vậy. Vẫn ăn rau, như vậy vẫn động vào sinh mạng của chúng sinh như thường. Đức Phật vẫn uống nước, trong kinh viết, chính Đức Phật nói là trong nước này có vô số sinh mạng nên không thể nói là Đức Phật không đụng vào cái gì hết. Đức Phật vẫn ăn rau và uống nước. Thậm chí, khi đi xin ăn Đức Phật bắt học trò không được lựa chọn đồ ăn. Trong kinh viết là có những người có ngón tay bị hủi bị rơi vào bát thức ăn của Đức Phật, Người nhận bình thường. Ngón tay bị hủi rơi vào là rất kinh đúng không? Vẫn nhận bình thường.

Bạn đó: Dạ, tùy duyên thì được hả Thầy? Chứ còn nói ăn mặn mà để giải thoát mọi thứ thì em…

Thầy Trong Suốt: Đâu, chưa ai nói thế trên đời này hết. (Cười lớn) Không ai nói ăn mặn sẽ giải thoát nhưng cái suy nghĩ ăn chay sẽ giải thoát là sai. Ở thời Đức Phật có một ông gọi là Đề Bà Đạt Đa, ông ấy là em họ của Phật nhưng thực chất ông ấy là người chống phá Phật kịch liệt. Một lần ông ấy gặp Phật và nêu 5 yêu cầu của tăng đoàn, trong đó có một yêu cầu là cấm tăng đoàn ăn mặn. Đức Phật phản bác luôn, không đồng ý. Đấy! Như vậy nếu mà ăn chay là giác ngộ được, ăn mặn không giác ngộ được thì sao Đức Phật lại phản bác cái chuyện cấm tăng đoàn ăn mặn. Chính vì thế mà sau này ông ấy phân rã tăng đoàn, một đám người đi theo Đề Bà Đạt Đa là chỉ ăn chay thôi, còn đám đi theo Phật là cả chay cả mặn tùy duyên, thì đám nào giác ngộ?

Đấy, nên là nếu mà ăn chay giác ngộ được, ăn mặn không giác ngộ được thì Đức Phật đã không phản bác cái yêu cầu của Đề Bà Đạt Đa là cấm cả toàn bộ tăng đoàn ăn mặn. Ăn chay tất! Đấy, trong kinh Đức Phật cũng viết là có những loại thức ăn mặn mà vẫn được quyền ăn. Đó là những loại thức ăn mặn mà mình không yêu cầu giết cho mình và mình biết rằng là không phải là giết cho mình thì được ăn. Trong kinh điển, em đọc kinh điển thì em sẽ thấy là không quy định nào bắt buộc không được ăn mặn hết. Tuy nhiên là gì? Do nhu cầu của tôn giáo, trường phái ấy, đấy, thì sẽ có những yêu cầu: Tôi ăn chay là đúng, bạn ăn mặn là sai.

Bạn nam đó: Theo em nghĩ, đây là hiểu biết của em thôi, nếu tình yêu thương đủ lớn người ta sẽ không ăn.

Thầy Trong Suốt: Không ăn gì ấy hả? Thế sao sống được?

Bạn nam đó: Người ta không ăn mặn, tình yêu đủ lớn bởi vì chúng sinh trước khi chết rất là đau đớn.

Thầy Trong Suốt: Thế thì em đừng ăn gì nữa, sao em không thương con vi sinh vật?

Bạn nam đó: Dạ không, thực dưỡng vẫn là được mà Thầy?

Thầy Trong Suốt: Không. Sao không thương vi sinh vật? Trong bất kỳ loại đồ ăn nào cũng có vi sinh vật hết, tại sao em không thương nó? Như vậy thì tình yêu thương không đủ lớn thì mới quan tâm, mới chia đôi chay mặn. Tình yêu thương đủ lớn là ăn tất cả mọi thứ có duyên với mình và quyết tâm cứu bằng được các con đấy, mới là đủ lớn. Còn nếu không em chỉ thương các con vật thôi chứ em không thương các con vi sinh vật. Đấy là tình yêu thương đầy phân biệt.

Ở thời Đức Phật lại có một câu chuyện nữa, là có hai ông, một ông là Ca Diếp, một ông là Tu Bồ Đề, là học trò của Phật ấy, đều là A La Hán hết. Một ông chỉ đi ăn xin nhà giàu, một ông chỉ đi ăn xin nhà nghèo. Trong Kinh Duy Ma Cật có viết là: Mọi người mới hỏi là tại sao ông Tu Bồ Đề chỉ ăn xin nhà giàu, ông ấy bảo: “Vì nhà giàu tiêu hết phước, giàu mà. Nên tôi đi ăn xin để tạo phước cho họ. Rõ ràng nhà giàu nghĩa là mình đã hưởng rất nhiều phước, hết đến nơi rồi nên tôi phải đi ăn xin vì cúng dường cho một vị A La Hán thì vô cùng nhiều công đức”. Thế thì mọi người mới hỏi ông Ca Diếp là: “Tại sao ông lại đi ăn xin nhà nghèo?”. Ông ấy bảo là: “Chỉ có người nghèo, không có phước mới nghèo, tôi ăn xin tạo ra phước cho họ, để họ giàu lên, khá lên”.

Thế thì ai đúng, ai sai? Cả hai đều sai. Sai vì sao? Vì phân biệt giàu nghèo, phân biệt ăn xin, ăn xin đầy phân biệt, không có gì hay cả. Ông Duy Ma Cật nói là gì? Nên ăn xin như nhau, gặp người giàu thì ăn xin người giàu, gặp người nghèo thì ăn xin người nghèo, không nên ăn xin mà phân biệt như vậy, ăn xin phân biệt như vậy là ăn xin không có trí tuệ. Đấy, thế mới là đúng.

Bản thân thầy cũng thế, thầy ăn chay hai năm rưỡi liền, thì trong hai năm rưỡi, thầy không động vào mặn luôn. Tại sao thầy ăn chay? Vì mình biết là hồi đấy mình rất là tham, tham ăn mặn để thỏa mãn giác quan. Đấy, cái miệng của mình đấy, mình ăn chay để mình giải quyết dần thói quen ham ăn mặn đi, thỏa mãn giác quan đi. Thế nhưng sau hai năm rưỡi mình thấy rõ ràng mình không còn ăn vì để thỏa mãn giác quan nữa, thì mình không phân biệt chay mặn nữa. Cái gì đến với mình thì mình ăn cái đấy, vì mình hiểu là gì? Ăn cái gì thì cũng có con bị chết cho mình ăn. Mình có cái thân mạng này, uống nước, ăn gì, ăn cơm, ăn chay, ăn mặn thì đều hại đến chúng sinh hết. Nên mấu chốt của mình không phải là chay mặn nữa, mà là phải sửa tâm mình. Để biết ơn này, để quyết tâm quay lại cứu độ con vật đấy, dù phải lăn lộn hàng tỷ tỷ kiếp đi nữa.

Ăn trong sự không phân biệt nhưng mà là biết ơn, chứ không phải phân biệt theo kiểu ăn mà không biết ơn gì hết. Ngay cả học trò của thầy, thầy khuyên lúc đầu ấy, nếu ai quen đang ăn mặn thì ăn chay đi. Ngay vợ thầy đây, vợ thầy đang ăn chay bắt ăn mặn. Vì sao? Có những người ăn chay lâu quá rồi lại trở nên kiêu ngạo, nghĩ rằng mình hơn người khác. “Tôi từ bi hơn cái bọn ăn mặn kia, và tôi chẳng phải biết ơn gì hết, tôi cứ ăn chay là tôi hưởng thụ thôi”, hưởng thụ đồ chay thì đấy vẫn là trạng thái sai lạc.

Thế nên là gì? Tu là sửa, trung tu là sửa vừa đấy, đại tu là sửa to đấy. Tu là sửa, vậy thì mình sai ở đâu mình sửa ở đấy. Mình đang tham thân mạng chúng sinh thì hãy đi ăn chay để bớt tham sinh mạng. Mình đang bị nghiêng về ăn chay cho rằng mình hơn người và mình chẳng biết ơn những con vật bị giết thì mình ăn cả chay, cả mặn để thấy rằng mình phải có trách nhiệm tất.

Đến như ông Tu Bồ Đề và ông Ma Ha Ca Diếp là A La Hán rồi mà vẫn bị phân biệt thì mình phải đi qua cả đoạn phân biệt ấy nữa. Mình thấy chay mặn thực sự là như nhau, bản chất nó là như nhau hết, thì tùy trình độ mỗi người khác nhau và tâm thức khác nhau mà chọn thái độ ăn phù hợp. Không có chuẩn nào hết vì nếu đã có chuẩn, Đức Phật đã quy định rồi, thì Đề Bà Đạt Đa yêu cầu Đức Phật đồng ý ngay. Vì không có chuẩn nào hết thì mới đúng. Đấy, thì như vậy em ăn trong từ bi, trong biết ơn thì là tốt lắm rồi.

Bạn nam đó: Nếu từ bi biết ơn thì con vật chết, bắt buộc mình phải theo nhân quả, mình phải dính trong đó hả Thầy?

Thầy Trong Suốt: Theo nhân quả không phải mình buộc phải giết nó mà nó đã hy sinh mất rồi chứ.

Bạn nam đó: Khi nó chết thì người ta tiêm những cái gì đó vào thịt nó thì…

Thầy Trong Suốt: Đây. Quả này có sinh mạng nó đang ở đây không? (Có bạn trả lời: Có) Có đúng không? Thế bây giờ giả sử em không có gì để ăn, em phải ăn để sống em có ăn không? Ăn là chắc! Nên là gì? Mình đã có duyên với nó thì mình ăn nó, thì mình đừng vô trách nhiệm mới là quan trọng. Mình đừng vô trách nhiệm là ăn xong thì kệ, hãy ăn trong sự biết ơn: “À rất nhiều sinh vật hy sinh vì mình khi ăn quả này, hay một cái cọng rau này đi, nếu đây là một cọng rau”. Mình sẽ biết ơn nó và mình sẽ gì?

Mình sẽ thề, như thầy đây, thời ngày xưa, trong thời gian thầy ăn chay rồi ăn mặn ấy, mình phát nguyện luôn là gì? “Hôm nay tôi đã ăn từng này con thì cái nhân quả này, nhân này, duyên này, tôi thề là tôi sẽ quay lại lăn lộn luân hồi với nó hàng tỷ kiếp nữa, để cứu từng con một xong thì thôi, hết rồi mới thôi”. Đấy, thầy thề thế luôn. Mặc dù hồi đấy rất ghê. Khi mình thề mình thấy rất là ghê vì mình thấy là mình lăn lộn với con này không biết bao giờ mới xong. (Mọi người cười) Cái thề đấy lâu lắm rồi. Mình ghê mình thế là đúng, cái thái độ đấy mới đúng, mới cho mình cái sự dũng mãnh để mình tiến bộ, vì khi mình muốn cứu người khác mình tự nhiên mình thấy mình phải tiến bộ.

Đấy, cái thứ hai là đúng trách nhiệm của mình với nó. Thế là thầy cứ thề, vừa thề vừa ghê. Đấy, rồi dần dần hết ghê, dần dần mình thấy là đương nhiên, mình có khả năng cứu, mình không cứu mới là lạ. Dần dần khi mình thay đổi – mình sẽ thay đổi, nhưng thầy nhớ lúc bắt đầu thầy rất là ghê vì mình cứ nghĩ là gì? Ăn con tôm, mình phải ăn con tôm (mọi người cười) xong rồi ăn con vi sinh vật thì bao giờ nó mới thành người được để mình cứu! (Mọi người lại cười) Thế là mình phải lăn lộn đến tận cõi của nó để mình cứu nó.

Nhưng mà mình nên nghĩ như vậy! Còn nếu em còn biết thần chú thì trước khi ăn đọc thần chú, thổi vào thức ăn để cho nó dễ siêu thoát hơn, thì những cái khác là hỗ trợ nữa, nhưng đấy không phải là mấu chốt. Mấu chốt là cái tâm của em khi ăn. Đấy, mấu chốt nằm ở tâm của em và cái đấy là cái cần sửa để nó trở thành dần dần có trí huệ hơn.

6.9 Trí huệ đến từ thực hành như thế nào?

Hồng Quyến: Dạ cho review lại lúc đầu ấy, mình sẽ có 4 con đường đi. Thứ nhất là nếu như mình lo lắng thì cũng sẽ khổ. Mình hưởng thì mình sống sung sướng, mình cũng sẽ khổ. Con đường thứ 3 là mình sống tốt, mình giúp mọi người, mình cho đi thì mình cũng sẽ khổ. Vậy thì con đường thứ 4 mình hướng đến là mình sẽ đi đến con đường trí huệ ở bên trong, thì như vậy mình sẽ hổng còn khổ nữa hả Thầy?

Thầy Trong Suốt: Nếu em có trí huệ em bớt khổ dần đi.

Hồng Quyến: Bớt khổ hả Thầy?

Thầy Trong Suốt: Ừ. Và nếu em thực sự có trí huệ thì em hết khổ thật.

Hồng Quyến: Vậy thì cái sự trí huệ đó, mình thực hành như thế nào để mà mình có thể nhận diện ra hàng ngày, mình có thể thực hành như vậy cho nó dễ dàng hơn và không khổ nữa thưa Thầy?

Thầy Trong Suốt: Mình phải đưa được cái thực hành vào mọi hoạt động của mình, đấy là quan điểm của thầy. Quan điểm của thầy là không thể mà nào nói tôi một ngày thực hành 2 tiếng, 3 tiếng được, như vậy 22 tiếng còn lại tôi phá thực hành thì là hỏng hết rồi. Tôi ngồi 2 tiếng nhưng lại phá 22 tiếng. Em phải đưa được thực hành vào trong từng hoạt động một.

Trong con đường thầy dạy có một môn gọi là “6 bước vô thường”. Nghĩa là trong cuộc sống này, ví dụ khi em vào nhà ngửi thấy mùi hôi, khó chịu, thì cái khó chịu đấy nó chứng tỏ là bên trong mình không có trí huệ. Cái lúc thấy mùi hôi mà khó chịu, là lúc em phải tập “6 bước vô thường” để em thấy được nhân quả, vô thường, bất toại nguyện ở ngay cái lúc em thấy mùi hôi đấy.

Đấy là cách thầy dạy mọi người. Trong cuộc sống này, những người vào đời gặp rất nhiều chuyện, kiểu như là mùi hôi này, vào nhà thì bừa quá khó chịu, nói chuyện với chồng khác tính nhau khó chịu thì tất cả thực hành phải đưa vào đúng lúc đấy và nó là lúc xoay chuyển nhanh nhất. Còn cuối ngày em ngồi rì rầm lễ lạy với tụng chú không giải quyết được cái gì cả, cách của thầy là như vậy.

Còn “6 bước vô thường” nghĩa là gì? Nghĩa là nó từng bước cụ thể. Cách mà thầy dạy mọi người cũng thế, thầy không dạy kiến thức chung chung, mà thầy dạy phương pháp trong đấy có 1, 2, 3, 4, 5, 6, để mọi người áp dụng được.Đấy là cái mà sách kinh điển thường không có. Đấy là thầy tự nghĩ ra để giúp mọi người. Thì em thực hành theo 6 bước thôi, đi đâu thấy mùi hôi khó chịu thì tập 6 bước, tập xong thì hết, lại sang việc khác.

Khi tập dần, tập dần thì trí huệ len lỏi vào đời em. Em tập 6 bước, em tập nhắc về trí huệ nhiều lần, nhắc về nhân quả, vô thường, bất toại nguyện nhiều lần. Khi em vào nhóm chính thức thì có “6 bước vô ngã”, cũng như vậy nhưng mà nó là 6 bước để em nhận ra được vô ngã. Đấy, thế còn lên nhóm cao hơn thì “5 bước vô tướng”, nó có từng Pháp tu và nó có từng bước cụ thể để em dùng cho mọi bước. Đấy, nếu em sửa mình ngay trong cái lúc mà em đang khó chịu, chứ không đợi đến ngày nào đó, tối về tôi tập thì không được. Thì em sửa mới nhanh được, nhanh và nhiều được.

Hồng Quyến: Em thấy là em đã học thuộc rồi nhưng mà không hiểu tại sao mà thi vẫn sai, thì em có thể nhắc lại và Thầy có giúp em được không ạ?

Thầy Trong Suốt: Không. Thầy không trả lời những câu hỏi trong đề thi. Đấy là việc của các em tự tìm, tự ngộ. Bài thi thể hiện hai điều, điều thứ nhất là khả năng của chính em, sự thông minh của em, em ngộ được Phật Pháp đến đâu. Vì câu hỏi đấy là những câu hỏi căn bản của Phật Pháp. Nhưng lý do thứ hai của bài thi là thể hiện quyết tâm của người học trò. Nếu thi trượt tôi có tìm cách giải quyết không? Vì thầy thấy rất nhiều người chán bỏ đi rồi, thi 5 lần trượt đúng không nhỉ? Thôi lần thứ 6 không thi nữa, thầy thấy những người thi vào nhóm của thầy có nhiều người như thế.

Mà đấy là những câu hỏi căn bản của Phật Pháp, chứ không đòi hỏi cao siêu gì hết. 9 câu đấy là 9 câu căn bản của Phật Pháp. Nhưng nếu mình không quyết tâm tìm một câu trả lời đúng thì dần dần mình sẽ chán. Tại sao mình không quyết tâm? Suy cho cùng mình cũng chưa muốn tu, chưa muốn sửa, thế thôi! Nên là thầy không trả lời em đâu, em tự tìm. Không chỉ thầy không trả lời em, mà thầy cấm tất cả học trò của thầy trả lời em. Đấy, nên là em không có cách nào khác ngoài tự tìm. Tự tìm đi!

Hồng Quyến: Em nghĩ là em chắc chắn em sẽ tìm được ạ!

Thầy Trong Suốt: Ừ, đúng rồi! Thế là tốt!

Hồng Quyến: Biết ơn Thầy ạ!

6.10 Tại sao lại bám chấp? Giải quyết bám chấp như thế nào?

Quý Phúc: Em định hỏi Thầy là mình khổ là do mình bám chấp đúng không Thầy? Vô thường thì bám chấp vào thường. Hoặc là bám chấp vào ngã. Hoặc là khổ thì bản chất vẫn là bám chấp vào cái ý muốn của tôi.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi!

Quý Phúc: Nếu mình thực hành được, không bám chấp nữa thì…

Thầy Trong Suốt: Tại sao bám chấp? Vì nhầm lẫn, cái vô thường thì mình lại nghĩ rằng nó thường, nghĩ thường là bám chấp. Nếu nghĩ không thường thì không bám chấp. Cái mà không có tôi, không phải của tôi thì nghĩ là của tôi thì mới bám chấp.Chứ nếu không phải của tôi thì có ai bám chấp vào đâu! Có ai bám cái không phải của tôi đâu, đúng không? Như vậy ẩn sâu dưới bám chấp là một sự thiếu hiểu biết, hiểu biết sai lầm. Cách giải quyết vấn đề không phải giải quyết bám chấp, mà là giải quyết bám chấp bằng cách giải quyết cái sai lầm dưới bám chấp.

Quý Phúc: Phá vô minh.

Thầy Trong Suốt: Phá vô minh đấy! Cái bám chấp nó sinh ra do vô minh. Cái tham, sân, si nó sinh ra vì ở dưới là vô minh. Mình sửa xong cái sai lầm ấy thì bám chấp nó tự hết. Ví dụ, mình bị mất một món đồ đi, mình rất là buồn. Đúng, cái buồn đấy là do mình bám chấp vào món đồ nhưng mà ẩn dưới cái bám chấp đấy là gì? Mình tin rằng nó là của mình, mình sửa cái của mình là xong, hết!

Hoặc ở dưới cái bám chấp vì mình tin rằng nó thường, nó là của mình nó phải là của mình mãi, đúng chưa? Thì mình giải quyết cái thường đấy là hết. Nên là giải quyết bám chấp bằng giải quyết vô minh. Còn em bảo tôi nghiến răng nghiến lợi không bám chấp vào chồng nữa, có ai làm được không? Tôi sẽ nghiến răng nghiến lợi để không bám chấp vào chồng, tiền bạc, danh dự nữa, không ai làm nổi! Hiểu tại sao không bám chấp thì mới làm nổi, muốn hiểu tại sao không bám chấp thì phải hiểu nhân quả, vô thường, vô ngã, vô ngã sở, v.v… thì thấy chẳng có lý do gì mà bám chấp.

Ví dụ một con mèo đi, con mèo thấy con mèo ngồi trong gương. Có hay thấy con mèo trêu hình trong gương không? Ai nuôi mèo con sẽ hiểu. Con mèo đến gần gương, nó chơi đùa với con mèo trong kia luôn. Con kia tát nó tát nó luôn, tát nhau luôn. Có thấy bao giờ không? Con mèo nó tát con mèo trong gương, vì sao? Nó không biết đấy là con mèo giả, đúng chưa? Nhưng một ngày nào đó nó không tát nữa, vì sao? Vì nó biết rồi, đấy là mèo giả. Kinh nghiệm sống dạy nó đó là mèo giả. Nó không tát, nó không còn ghét con mèo trong gương nữa, không còn bực tức nữa.

Như vậy là giải quyết bực tức không phải tôi nhìn vào con mèo trong gương bảo: “Không, từ nay tao không giận mày nữa!”. Làm sao làm nổi, đúng không? Mà thấy rằng con mèo trong gương là giả thì tự nhiên hết, chẳng giận, chẳng buồn nữa. Như vậy là khi hiểu ra sự thật thì bám chấp nó tự hết. Còn nghiến răng nghiến lợi không bám chấp: “Từ nay trở đi tao không giận mày nữa, con mèo trong gương kia!”. Thì có hôm nào đi qua khó chịu quá lại giận, lại tát.

Đấy, nên giải quyết vấn đề theo nhà Phật là phá phiền não bằng giải quyết vô minh phía dưới phiền não. Ví dụ “6 bước vô thường” như lúc nãy thầy nói, là khi mình phiền não, mình tức lên, khó chịu với việc gì đấy là ẩn dưới nó là mình có cái vô minh ở đấy. “6 bước vô thường” là mình giải quyết cái vô minh ở dưới thì phiền não tự hết. Hay là “6 bước vô ngã” cũng thế. Ẩn dưới tức giận là mình tin có tôi, của tôi thì giải quyết nó bằng “6 bước vô ngã” thì vô minh tự hết.

Còn thầy cũng rất tôn trọng những người tu trong núi với trên chùa nhưng họ có một con đường khác, không phải kiểu của thầy. Kiểu của thầy là giúp cho những người vào đời như thế này; Còn trong núi, trên chùa họ có kiểu khác, rất hợp với những người trên núi, trên chùa, thì đó là con đường tuyệt vời nhất đối với họ. Nhưng đường gì thì đường, nó phải dựa trên trí huệ, chứ nó không phải dựa trên nhầm lẫn được, thế thôi!

6.11 Tại sao bạn lại hỏi câu hỏi “Sống để làm gì”?

Hải Hà: Em có một thắc mắc là chỉ có con người mới có câu hỏi là: “Bạn sống để làm gì?”. Em chưa bao giờ nghe một cái cây nào đó nó hỏi là: “Tôi sống để làm gì?”, hay bất kỳ một cái bông hoa hay là một con vật nào đó. Như vậy thì tại sao lại chỉ có con người mới đặt ra những câu hỏi như vậy?

Thầy Trong Suốt: Em hơi coi thường con vật, trong Kinh điển của nhà Phật ấy kể rất nhiều kiếp Đức Phật là con vật và tư duy như một con người. Đã từng là khỉ, đã từng là rùa, từng là cá và nếu em đọc kinh em thấy Đức Phật nghĩ như một người bình thường. Đấy nên là không phải con vật nó không tư duy đâu, chẳng qua loài người quá kiêu ngạo, coi thường loài vật,nghĩ rằng nó không khổ đau. Khi mình giết con bò mẹ thì con bò con không buồn. Khi mình giết một con chim thì chồng nó không buồn.

Con vật nó cũng tư duy, con người cũng tư duy. Bất kỳ loài nào khi đã có tư duy sẽ đặt những câu hỏi kiểu như thế. Những loài nào tư duy ít thì sẽ: “Ăn gì, uống gì, sinh tồn thế nào?”. Nhưng khi bắt đầu gọi là trí thông minh phát triển lên dù nó là vật hay là người, nó sẽ nghĩ những câu hỏi xa hơn, trong đấy dần dần nó sẽ đến những câu hỏi tâm linh. Đầu tiên sẽ là những câu hỏi vật chất: “Làm thế nào để xây nhà, xây cửa?”. Các em cũng thế thôi: “Làm thế nào để đi học?”, đúng không? “Đến trường lớp trả bài cho cô?”.

Khi mà vật chất của các em đến một cái mức nhất định rồi, tự nhiên có những nhu cầu cao hơn: tinh thần. Tinh thần nó cũng có nhiều loại nhu cầu. Xem phim cũng là tinh thần, đọc sách, đọc văn học cũng là tinh thần, làm thơ cũng là tinh thần. Nhưng khi đi xa hơn nữa nó sẽ đến đoạn… Cuối cùng dần dần tất cả sẽ đến: “Sống để làm gì?” hết! Tự nhiên nó thế thôi, đấy là nhân quả nó thế.

Nhân quả dẫn đến việc là cứ phát triển tinh thần một thời gian xem, rồi sẽ ra câu hỏi kiểu như là: “Sống để làm gì?”. Và cái này đúng ở tất cả các loài. Cứ loài nào có trí thông minh thì nó sẽ hỏi như thế.

Vì sao? Suy cho cùng thì cái loài nào cũng đi tìm hạnh phúc hết, đúng không? Có loài người, loài chó thì ẩn dưới nhu cầu sống của họ là tìm hạnh phúc. Thì khi đi tìm hạnh phúc người ta sẽ phải đặt câu hỏi: “Chọn cái gì, đi về đâu?, đúng chưa? Và đã hỏi câu hỏi: “Chọn cái gì, đi về đâu?” thì dần dần sẽ có câu hỏi: “Sống để làm gì?” thôi. Đấy là câu hỏi dần dần tất cả các em sẽ gặp hết trong đời này hoặc các đời sau.

Và con gì cũng thế thôi, con gì mà có đủ trí tuệ, nó cũng hỏi câu này. Chẳng qua em không biết mà thôi, không đọc được tâm trí của nó. Còn Đức Phật thì đã kể đủ các chuyện tiền kiếp rồi. Đức Phật cũng tư duy như người, cũng yêu thương cũng đủ các loại chuyện. Thế nên là câu hỏi này là câu hỏi rất tự nhiên của những người có mưu cầu hạnh phúc, của loài có mưu cầu hạnh phúc.

Sớm muộn gì, sau khi: “Ăn gì? Uống gì? Ở gì?” Sẽ đến: “Làm gì?” Rồi: “Làm để làm gì? Đi về đâu?”. Cuối cùng là: “Sống để làm gì?”. Hỏi vì sao nó thế?Vì nhân quả nó thế thôi. phát triển tự nhiên nó thế. Cũng giống như: “Vì sao mưa nó rơi?” thôi. Đủ nhân đủ duyên thì mưa nó rơi. Tại sao bạn lại hỏi câu hỏi: “Sống để làm gì?”? Đủ nhân đủ duyên một ngày nào đó câu hỏi nó tự nhiên mọc ra trong đầu tôi thế thôi!

6.12 Trí huệ tương đối và Trí huệ tuyệt đối

Hải Hà: Em cũng có duyên biết Thầy lâu và em cũng có sự nỗ lực để thực tập, về con đường thứ 4 là con đường sửa trí huệ ở bên trong thì em vẫn thấy có một cái khúc mắc. Đức Phật cũng có nói đến cái núi tư duy, tức là đối với những người mà cứ hay tích luỹ những cái kiến thức thì cũng giống như là một cái núi tư duy: Cái đỉnh của nó thì nhỏ mà cái đáy của nó thì càng ngày càng lớn. Em thấy nếu mà mình chỉ nói đến trí huệ mà mình quên mất xoay trở vào bên trong chính con người của mình thì nó chưa được rốt ráo thì mong Thầy soi sáng cho em.

Thầy Trong Suốt: Trí huệ là từ rất là rộng. Nói trí huệ thực chất là nó không phải như một số người nghĩ, là trí huệ chỉ là suy nghĩ đâu.

Suy nghĩ đúng đắn về sự thật chỉ là một loại trí huệ mà thôi. Đấy gọi là trí huệ tương đối. Một loại trí huệ nữa đi xa hơn loại trí huệ đấy là trí huệ tuyệt đối. Trí huệ tuyệt đối không phụ thuộc vào kiến giải và lý giải. Không phải là phụ thuộc vào đúng sai, từ A suy ra B. Đấy là trí huệ sâu thẳm hơn nữa mà nhà Phật hướng mọi người đến. Trí huệ mà tất cả người nào dần dần nếu chỉ dừng ở trí huệ tương đối thì sẽ không thể nhận ra được.

Trí huệ chia ra làm hai loại: trí huệ tương đối, trí huệ tuyệt đối. Trí huệ tương đối là giải thích được sự thật bằng suy nghĩ thông thường. Trí huệ tuyệt đối là kinh nghiệm trực tiếp sự thật, không thông qua suy nghĩ thông thường, vượt ra ngoài trí huệ thông thường. Đấy là trí tuệ của những bậc giác ngộ. Còn trí huệ của diễn giải được mọi thứ, hiểu đúng, áp dụng được thì vẫn là trí huệ của người đang trên đường.

Tuy nhiên các em phải cần cả hai. Các em mà bảo tôi chỉ cần tuyệt đối thôi thì các em không bao giờ có cả. Tuyệt đối thì nó luôn có ở đây sẵn rồi, chứ không cần phải đi tìm kiếm. Nhưng mà em không nhìn thấy nó, tại vì có những cái tương đối nó che mờ mất. Thì em phải dùng cái tương đối để phá cái tương đối thì cái tuyệt đối nó hiển lộ ra, như mặt trời và mây ấy. Mặt trời thì luôn ở trên bầu trời. Ví dụ mình bảo mặt trời mọc buổi sáng và lặn vào buổi tối có đúng không? Sự thật có đúng không? Có đúng là mặt trời cứ buổi sáng mọc lên, buổi tối lặn đi không?

Một bạn: Không đúng, không sai.

Thầy Trong Suốt: Về mặt tuyệt đối thì sai hoàn toàn chứ! Nó cứ ở đấy mãi mà, mặt trời có bao giờ lặn với mọc đâu? Đúng không nhỉ? Mặt trời lặn mọc là do cái gì? Là do cái trí tuệ tương đối, do quan sát thấy rằng: “À! Buổi sáng nó lên, buổi tối nó mất” thì suy ra, suy luận đấy. Đấy là trí tuệ muốn có phải qua suy luận, suy một lúc thì mới ra được là mặt trời mọc vào buổi sáng và lặn buổi tối. Còn sự thật tuyệt đối là mặt trời nó ở đấy mãi, chẳng lặn, cũng chẳng mọc, đúng không? Đồng ý không?

Một cái là ở sẵn đấy, có sẵn như thế, một loại thì phải suy luận một lúc thì thấy nó mọc buổi sáng, lặn buổi tối. Thì đấy là cả hai loại trí huệ, một loại là tuyệt đối, một loại là tương đối mà phải quan tâm cả hai. Vì nếu không có cái tương đối thì không có gì để đi hết. “Thầy ơi diễn giải cho em đi!”. Thầy ngồi im luôn. Vì sao? Vì không có tương đối thì nói thế nào bây giờ? Chẳng có gì để nói cả. Nên các em phải đi cả hai.

Còn hôm nay ở cái quy mô như thế này, thầy cho các em biết là có cái loại trí huệ đấy thôi, còn nếu mà diễn tả thì Phật bảo là Phật cũng chẳng làm nổi. Phật nói có 4 điều ta không làm được.

  • Một là ta không thể thay đổi định nghiệp của người khác, ta có đủ các thần thông nhưng mà cái người này đời trước giết người, đời này bị người giết không thay đổi được, là một.
  • Hai, là ta không thể truyền cho ai trí tuệ được. Người ta phải tự mà đi, tự thắp đuốc mà đi. Ta không phải là người đầy trí tuệ xong truyền cho người ta phát thì có trí tuệ luôn. Điều đấy ta không làm nổi. Đấy, truyền các cách thì được, nhưng mà truyền trí tuệ thì không truyền được.
  • Thứ ba, ta không độ được người không có duyên với ta. Đức Phật rất giỏi nhưng mà có người không có duyên, Đức Phật bảo: “Người này phải học trò ta mới độ được, ta không độ nổi luôn”.
  • Cái thứ tư, cái thầy vừa nói: “Ta không thể diễn đạt được chân lý tuyệt đối”, sự thật nó nằm ngoài ngôn từ, Phật cũng không diễn đạt được.

Đấy là 4 điều Phật không làm được. Tuy rằng diễn đạt không được nhưng mà ai cũng có thể kinh nghiệm được. Mà buộc phải đi cơ. Đấy là lý do em phải đi, chứ nếu không truyền cái xong ngay, đúng không? Phật truyền một phát, cả thế giới giác ngộ, thì còn nói làm gì nữa. Nhưng đấy là 4 điều Phật cũng không thể làm nổi, nên trong quy mô này thì thầy sẽ nói thêm: “À có cái trí huệ đấy, hãy tìm đi!”. Còn nó là cái gì, cụ thể là gì thì nó không nằm trong phạm vi buổi hôm nay và các em hãy đi tìm. Nếu các em muốn đi tìm dưới sự giúp đỡ của thầy, thầy sẽ nói dần dần nhiều hơn. Còn không nhất thiết, thầy chỉ là một loại con đường, nếu có con đường hợp với em hơn thì đi tìm con đường ấy đi. Ở con đường đấy sẽ có một ông thầy khác nói cho em về cái đấy, Hà hiểu không?

Hải Hà: Dạ, cảm ơn Thầy!

Thầy Trong Suốt: Còn nếu đi vào con đường này thì thầy mới nói. Mà cái đấy là cái không nói được. Mọi người nghĩ Đức Phật là một đấng cao cả, có thể làm bất kỳ điều gì. Nhưng không phải, Phật đúng là một đấng cao cả nhưng không phải làm được bất kỳ điều gì, tối thiểu 4 điều vừa xong Phật không làm được, mà các em phải tự làm.

6.13 Khi phán xét thì nên làm gì?

Một bạn: Dạ thưa Thầy, cho con muốn hỏi là khi mà mình khởi lên tâm phán xét thì mình phải làm gì và làm sao để mình không còn cái tâm đó nữa?

Thầy Trong Suốt: Khi em khởi lên sự phán xét, em đang phải biết là mình có vấn đề. Phán xét là một vấn đề, luôn là vấn đề. Thì việc đầu tiên là nhận ra đã: “Thôi chết rồi mình đã vào trạng thái phán xét rồi”, tự nhiên ví dụ mình phán xét người này là tệ, người kia là tốt, mình bảo mình là người chăm ngoan và nó là đứa lười biếng, mình là người theo đạo Phật còn nó là đứa vô thần vô thánh. “Mình hơn nó!”. Đấy là sự phán xét nổi lên, đúng chưa?

Phán xét nghĩa là gì? Mình cho rằng ai đó không đúng còn mình đúng, người ta không bằng mình. Mình đúng còn nó không đúng. Điều đó chắc chắn là sai rồi. Đấy là phán xét. Nhưng mà phải phân biệt giữa phán xét và phân biệt.

Phân biệt là gì? Đúng rồi đạo Phật dẫn đến giải thoát, còn khí công không dẫn đến giải thoát, đấy là phân biệt. Em phải phân biệt giữa phán xét và phân biệt.

Nên cái câu hỏi của em không phải là tâm phân biệt mà là cái tâm phán xét thì phải giải quyết, còn tâm phân biệt mà lại không phán xét thì chưa phải là cái cần giải quyết. Còn nếu em muốn không phán xét thì em phải thấy rằng người ta cũng giống mình. Ví dụ, em tu, họ không tu, nhưng trước khi em tu em cũng giống họ, khác gì nhau? Đúng không? Em không nói dối còn họ nói dối thì chẳng lẽ em chưa từng là người nói dối bao giờ? Khi em thấy điều đấy thì em thấy là: “Ừ, thực chất thì mình và họ chẳng khác gì nhau”.Khi đấy mình không phán xét nữa. Mình chỉ phán xét khi mình cho là mình hơn ai đấy thôi.

Giống như là mình phán xét là ông đại gia gì bỏ 16 tỷ để ký hợp đồng tình ái đúng không? Nhưng mà thử nghĩ xem lúc mình có tiền mình có bỏ 16 nghìn để đi ăn, uống nước với bạn bè, với người yêu không? Kiểu gì cũng có, đúng chưa? Thế là mình thấy là thực chất thì ai cũng bỏ tiền để hưởng lạc mà thôi. Ông ấy bỏ tiền 16 tỷ để hưởng lạc kiểu của ông ấy, mình bỏ 16 nghìn hưởng lạc kiểu của mình. Suy ra cùng một kiểu, thì mình khỏi phán xét. Mình chỉ phân biệt là như thế thì không nên, còn uống nước với bạn bè là vẫn nên, chứ mình không đến trạng thái là mình thì tuyệt vời, còn ông ấy thì… Mình là thần tiên, ông ấy là ma quỷ. Thì mình không đến đoạn đấy, nghĩa là mình luôn phải cân bằng. Thì em phải phân biệt thôi, thế nào là phân biệt, thế nào là phán xét.

Thầy vẫn phân biệt các em mới giúp các em được, đúng không? Phân biệt được người này người kia chứ, bảo ai cũng giống nhau thì làm sao giúp được. Đấy, nhưng mà nếu phán xét là có vấn đề rồi. Cái phán xét là cái cảm giác rằng tôi hơn người khác, đấy là bắt đầu thành phán xét. Khi em phân biệt trong một cảm giác tôi hơn họ, đấy bắt đầu là trở thành người phán xét. Còn em phân biệt người này tốt, người này sai, người kia đúng thì có gì đâu. Mà cái đấy kiểm tra được, cái đấy em sẽ cảm giác được. Cái người mà hay chê người khác là ví dụ rõ nhất, tại sao tôi lại muốn chê người khác, chẳng qua để tôi đúng mà thôi. Tôi đi chê người khác để tôi cảm giác tôi đúng, nên dần dần nó trở thành một loại nghiện, tôi nghiện làm người đúng nên là cứ chê, chê, chê. Chê để cho tôi là người đúng.

Thì những cái đấy em phải kiểm tra, nhận ra xong rồi thực hành Pháp để hết phân biệt. Nhà Phật có một thứ trí tuệ gọi là “Bình đẳng tánh trí”. Trong năm loại trí tuệ nhà Phật thì có một loại là bình đẳng tánh trí. Trí tuệ đấy thấy được rằng tất cả mọi người đều bình đẳng. Phật nói đấy: “Ta và tất cả các con đều bình đẳng”. Thì cái trí tuệ bình đẳng đấy nếu em thực hành em sẽ thấy rằng: “Ừ, thực ra bình đẳng tất”. Em chẳng hơn gì ai, bất kỳ ai trong cái vũ trụ này, đúng chưa?

Phật còn không thấy hơn mình, thì sao mình lại thấy hơn người khác. Đấy là không phán xét. Còn phân biệt là gì? Là biết cái này là cái này, cái kia là cái kia, cái này có chỗ này tốt, cái kia xấu thì được.

Tất nhiên là không phải được lắm đâu, đấy là được một cách tương đối, chứ được tuyệt đối thì không được, tuyệt đối thì… đúng sai tốt xấu đều không đúng, nhưng cái đấy nằm ngoài chủ đề ngày hôm nay. Còn nếu em đi xa hơn thì em thấy rằng là kể cả cái loại phân biệt đấy, nếu mình tin vào cái mình phân biệt thì đấy gọi là bị chấp. Mình chấp là cái này đúng cái kia là sai, vẫn là chấp, nhưng nó không phải chủ đề ngày hôm nay.

***

Đọc truyện cổ tích Zangthalpa – Tuệ Trung Thượng Sĩ tại đây:

Zangthalpa – Phần 20: Tuệ Trung Thượng Sĩ, Bậc Cư Sĩ Giác Ngộ Tiêu Biểu Của Việt Nam

Zangthalpa – Phần 21: Đi Tu Ăn Mặn – Cách Sống Giữa Đời Thường Của Tuệ Trung Thượng Sĩ