Thực hành trong tâm để lấy chồng mà vẫn an lạc (Hà Nội, 2016)

Bạn chưa lập gia đình, và nghĩ về lập gia đình bạn thấy sợ hay háo hức, hay vừa háo hức vừa lo sợ? Hạnh phúc của bạn sau đó sẽ phụ thuộc vào một ông chồng biết quan tâm, một bà mẹ chồng biết chia sẻ yêu thương, gia đình chồng đùm bọc? Làm sao để an lạc thực sự?

1. “Bao giờ mình cưới hả anh?” – Đoán tâm lý đàn ông.

Thầy Trong Suốt: Rất vui vì đã gặp được các bạn ngày hôm nay! Ở đây có bao nhiêu bạn đã lấy được chồng thành công rồi giơ tay ạ?

        (Mọi người cười và giơ tay)

1, 2… Ôi nhiều thế ạ! Bao nhiêu bạn lấy chồng rồi nhưng không thành công ạ, giơ tay ạ? (Mọi người giơ tay) Woa! Cũng khá đấy ạ? Rồi, như vậy là ở đây chúng ta có đủ cả 2 kiểu đúng không ạ?

Mọi người: 3 kiểu!

Thầy Trong Suốt: À còn kiểu thứ 3 quên mất! Bao nhiêu người chưa lấy chồng ạ? Ô, có con chưa lấy chồng à! (Thầy hỏi một bạn)

Bạn đó: Tại sao cứ phải lấy chồng mới có con?

Thầy Trong Suốt: À được, được, rất hay! Rồi, như vậy chúng ta hôm nay có đủ các thành phần xã hội, đúng không ạ? (Mọi người cười) Thành phần là chưa lấy chồng này; lấy chồng mà thành công đúng không? Và thành phần lấy chồng mà không thành công. Chủ đề của chúng ta hôm nay là gì ấy nhỉ? (Mọi người cười)

Hồng Nhung: Con đường thực hành trong tâm để lấy chồng mà vẫn an lạc ạ!

Thầy Trong Suốt: À, rồi rồi! Đã hiểu rồi! Ở đây bao nhiêu bạn tuy chưa lấy chồng nhưng mà đã có người yêu rồi giơ tay ạ? (Vài người giơ tay) Woa! Chứng tỏ những người còn lại thì sao?

Mọi người: Chưa có người yêu! (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Chưa có người yêu luôn? Hay là đổi chủ đề? Làm thế nào để có người yêu mà vẫn an lạc? (Mọi người cười) Mọi người nghe truyện ngày xưa có cái ông gì nổi tiếng… Nax ret đin đúng không ạ? Truyện cổ tích của Ba Tư ấy? Câu chuyện đơn giản thế này thôi, ở đây có bạn nào xung phong làm nhân vật trong truyện không ạ?

1 cặp, 1 trai, 1 gái! Được rồi, Trưởng là bạn trai. Bạn nữ nào xung phong? À, Huệ. Huệ và Trưởng là hai người yêu nhau đã lâu. (Mọi người cười) Tuy chênh lệch tuổi tác nhưng mà… Trưởng sinh năm bao nhiêu?

Minh Trưởng: 91 ạ!

Thầy Trong Suốt: Huệ?

Mỹ Huệ: 91 ạ!

Thầy Trong Suốt: Hả! Bằng tuổi à? (Mọi người cười) Tuy không chênh lệch tuổi tác, nhưng mà hai người rất là vui vẻ. Thế là một hôm Huệ thủ thỉ với cả Trưởng: “Trưởng ơi, anh có yêu em không?”. Trưởng trả lời thế nào?

Minh Trưởng: Có ạ!

Thầy Trong Suốt: Không! (Mọi người cười) Đàn ông mà lại trả lời là có, nghe nó… Nếu bạn gái hỏi là anh có yêu em không, thì em trả lời thế nào?

Minh Trưởng: Em chưa gặp tình huống đó!

Thầy Trong Suốt: Hả? Tưởng tượng đi vậy? Tưởng tượng đi, nếu bạn gái hỏi là: “Trưởng ơi, anh có yêu em không?”, thì em trả lời thế nào?

Minh Trưởng: Nếu là có thì em sẽ nói có, nếu như không có thì em sẽ….

Thầy Trong Suốt: Tất nhiên là có rồi!

Minh Trưởng: Em sẽ nói một cách gì đó…

Thầy Trong Suốt: Thôi Đạt đi! Đạt đầy kinh nghiệm đúng không? Yêu bao giờ chưa? Sinh năm bao nhiêu?

Đức Đạt: Dạ em yêu rồi ạ. Sinh năm 91 luôn ạ!

Thầy Trong Suốt: 91, rồi. “Đạt ơi!” – Bạn Huệ sau một thời gian, bạn rất chán Trưởng, lần nào hỏi “Anh yêu em không?” cũng bảo là: “Nếu có anh sẽ nói có… ” thì còn nói gì nữa? (Mọi người cười ầm) Thế là bạn đã bỏ Trưởng và đến yêu một anh tên là Đạt.

Lại theo thói quen cũ, một hôm ở hồ Hale rất đẹp, trên một cái thuyền, thì Huệ lại ngả vào vai Đạt và hỏi: “Đạt ơi, anh có yêu em không?” Đạt trả lời thế nào?

Đức Đạt: Em sẽ trả lời là… “Để anh suy nghĩ đã!”.

Thầy Trong Suốt: Hả…? (Mọi người cười lớn) Ta ngất! Vì sao? Sao lại nói thế? Người yêu em cơ mà?

Đức Đạt: À người yêu em ạ?

Thầy Trong Suốt: Ừ, tất nhiên rồi? (Mọi người cười lớn)

Đức Đạt: Thì em sẽ trả lời là có ạ!

Thầy Trong Suốt: Chỉ thế thôi à? Nghe nó buồn tẻ, nhạt nhẽo!

Đức Đạt: À, vâng vâng! Thì em sẽ trả lời là: Anh yêu em hơn tất cả mọi thứ trên đời!”.

Thầy Trong Suốt: Rồi, hay! (Mọi người vỗ tay) Được! Huệ nghe thế có sung sướng không?

Mỹ Huệ: Có ạ!

Thầy Trong Suốt: Huệ cảm thấy trào dâng một niềm cảm xúc dễ chịu, đúng không? Lại thủ thỉ tiếp: “Anh ơi, thế khi nào mình cưới?” (Mọi người cười) Đố mọi người biết Đạt sẽ trả lời thế nào, ai đoán được sẽ…

Một bạn: Nhảy xuống hồ! (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Hả? Nhảy xuống hồ ấy hả? Làm gì đến nỗi đấy? Đạt có đến nỗi đấy không?

Đức Đạt: Không ạ, không ạ!

Thầy Trong Suốt: Rồi! Đố mọi người biết Đạt sẽ trả lời thế nào? Có ai đoán được không ạ? Bạn trả lời đi ạ?

Một bạn: Em nghĩ là bạn ấy sẽ trả lời là: Anh về anh hỏi mẹ.

Thầy Trong Suốt: Về hỏi mẹ hả? Coi thường người ta quá! Có ai có câu trả lời khác không ạ? Đây gọi là đoán tâm lý nam giới. Bởi vì các bạn nữ không hiểu tâm lý nam giới chắc chắc rất khó lấy chồng hạnh phúc. Nên tuy là kể chuyện vui, nhưng đây là bài tập, hãy tập cách đoán tâm lý nam giới. Người đàn ông khi bị hỏi bất chợt như vậy họ sẽ trả lời như thế nào? Nếu bạn nào đoán được nghĩa là đang có 50% cơ hội lấy chồng hạnh phúc. Vì mình hiểu tâm lý đàn ông mà. Các bạn nữ chưa chồng đoán đi ạ. Đây là bài tập chuẩn đoán tâm lý nam giới. Bất chợt bị hỏi. Câu đầu tiên là: “Anh có yêu em không?” này. Câu trả lời là gì?

Đức Đạt: Anh yêu em hơn tất cả những gì anh có trên đời!

Thầy Trong Suốt: Rồi! Anh yêu em hơn tất cả những gì anh có trên đời này, tuyệt vời chưa? Câu thứ hai là gì? “Thế bao giờ mình cưới hả anh?” Đố mọi người biết, nếu là một người nam giới thì tâm lý họ sẽ như thế nào và họ sẽ trả lời như thế nào?

Một bạn: Anh ta sẽ trả lời là: “Anh chưa sẵn sàng”.

Thầy Trong Suốt: Anh chưa sẵn sàng. Rồi! Đó là một câu trả lời, nhưng mà có vẻ không đúng tâm lý lắm. Bạn nào đoán được không ạ?

Mỹ Huệ: Theo em đoán thì…

Thầy Trong Suốt: Thôi em lấy chồng rồi, không được đoán! (Mọi người cười) Đây là dành cho những bạn chưa lấy chồng. Lấy chồng còn đoán gì nữa, trải kinh nghiệm rồi đúng không? Mời bạn đi ạ!

Một bạn: Em nghĩ là anh ấy sẽ trả lời là thời điểm chưa phù hợp, hoặc là tình cảm chưa chín muồi.

Thầy Trong Suốt: Vừa nhất trên đời cơ mà? (Mọi người cười) Nhất trên đời tại sao lại chưa chín muồi được?

Một bạn: Cái thời điểm chưa phù hợp!

Thầy Trong Suốt: À, thời điểm chưa phù hợp!

Một bạn: Em đúc rút kinh nghiệm từ em thôi ạ!

Thầy Trong Suốt: À thế à, như nào? Em kể kinh nghiệm của em đi!

Một bạn: À… à, thôi cái này cũng… cũng cũ rồi nên em cũng không muốn nhắc lại.

Thầy Trong Suốt: Chuyện buồn đúng không?

Một bạn: Vâng! Bởi vì cũng buồn ạ, vì không cưới được chồng!

Thầy Trong Suốt: Hả? (Trong Suốt và mọi người cười) Rồi bạn khác đi ạ, nghe bắt đầu có lý hơn rồi đấy! Không bạn nào giơ tay, chứng tỏ là rất không hiểu tâm lý đàn ông đúng không ạ? Chứng tỏ là buổi hôm nay coi như là cần thiết rồi!

Đức Đạt: “Liệu chúng ta có thể đừng đổi chủ đề được không?”. (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Đang nói chuyện yêu đương mà? Đố biết tại sao Đạt lại trả lời như vậy, “Liệu chúng ta có thể đừng đổi chủ đề được không?”. Đố mọi người biết tại sao? Em có kinh nghiệm gì không, có biết tại sao không? Bạn áo tím đi ạ?

Bạn đó: Có nghĩa là chỉ muốn nói về chủ đề yêu đúng không ạ?

Thầy Trong Suốt: À, đúng rồi!

Bạn đó: Tức là chỉ muốn yêu chứ không muốn cưới.

Thầy Trong Suốt: Chuẩn! (Thầy và mọi người cười) Đấy là đàn ông đấy! Đấy là tâm lý chung của đàn ông là gì? Chỉ muốn thích một chủ đề thôi, còn chủ đề kia…

Phụ nữ nếu không hiểu tâm lý nam giới

thì rất khó lấy chồng hạnh phúc.

2. “Ừ thì cưới!” – Lấy vì sợ ế

Bạn đó: Em  có một câu chuyện về… anh trai em ấy ạ! Anh trai em cũng chuẩn bị cưới vợ nhưng mà thi thoảng tâm trạng cũng bảo là cảm thấy sợ sợ, sợ cưới vợ. Nên em cũng nói là: “Anh tưởng là mỗi mình con trai sợ cưới vợ thôi à?”. Tức là con gái cũng cũng cân nhắc cái việc là họ có nên lấy chồng hay không ấy! Như em thì là thực sự bây giờ là thời điểm, em cảm thấy không muốn lấy chồng.

Thầy Trong Suốt: Không muốn lấy chồng nữa hả?

Bạn đó: Không phải em muốn lấy chồng nữa, mà là vì em chưa có chồng, chưa muốn. Bây giờ mình thấy sợ ấy ạ!

Thầy Trong Suốt: Ừ, vì sao em lại sợ?

Bạn đó: Khi mình trải qua những mối tình, mình cảm thấy là… rất là khó nói, nhưng mà em cảm thấy rất sợ cuộc sống gia đình. Ngày trước thì em không thấy sợ đâu nhưng mà bây giờ đến thời điểm mà mình chuẩn bị phải lập gia đình ấy, mình thấy sợ.

Thầy Trong Suốt: Ở đây có bao nhiêu bạn nữ chưa lập gia đình thấy sợ? (Một số người giơ tay) 1, 2, 3, 4! Bao nhiêu bạn háo hức? Nói thật lòng đi ạ, đến đây chắc phải cảm thấy tí háo hức đúng không ạ? Nếu mà không tí háo hức nào, toàn sợ đến đây làm gì? Có ai vừa háo hức vừa sợ không giơ tay ạ?

Bây giờ câu hỏi là: Tại sao mình sợ? Có phải vì mình thấy rằng:  “Liệu lấy chồng xong, mình có hạnh phúc được hay không?”. Đúng không ạ?

Sợ là đúng thôi, vì là chuyện rất quan trọng. Hôn nhân quan trọng không ạ? Hay là muốn cưới thì cưới, muốn bỏ thì bỏ? Vì hôn nhân là chuyện quan trọng nên là bất kỳ ai trước khi đi vào hôn nhân đương nhiên có câu hỏi! Là liệu mình lấy chồng xong mình có hạnh phúc được hay không?

Bao nhiêu người cảm thấy rằng cơ bản lấy chồng xong là hạnh phúc giơ tay lên ạ? (2 người giơ tay) 1, 2, 3… bạn nhìn đời màu hồng! Vì sao bạn lại nghĩ là như thế?

Một bạn: Thực ra thì em nghĩ là khi 2 người đã quyết định đi đến hôn nhân với nhau tức là cũng phải có một cái gì đấy hiểu nhau rồi. Trong cuộc sống nếu mà cả hai bên biết nhường nhịn nhau thì chắc chắn là sẽ hạnh phúc, không đến mức là không hạnh phúc được.

Thầy Trong Suốt: Nghe rất là giống cổ tích đúng không ạ? Nếu 2 bên biết gì? Nhường nhịn nhau thì chắc chắn là sẽ hạnh phúc. Nhưng mấy người tìm được người yêu lúc nào cũng nhường nhịn mình ạ? Có ai tìm thấy chưa ạ?

Bạn đó: Tức là lúc yêu thì thông thường người con trai hay nhường người con gái nhiều hơn, chỉ có đến lúc lấy nhau về rồi thì không nhường thôi ạ! (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Được, có 3 người giơ tay, đúng không ạ? Cái số giơ tay ít trên tổng số ở đây chắc phải 50 người, cho thấy rằng, thực chất là các bạn nữ không hề chắc chắn mình lấy chồng xong sẽ hạnh phúc. Vì nếu chắc chắn thì đã giơ tay rồi! Nhưng theo mọi người, sự thật thì lấy chồng xong có hạnh phúc được hơn bây giờ không ạ? Mọi người thử nghĩ thử xem ạ, nghĩ chính mình đi ạ! Bao nhiêu người nghĩ rằng lấy chồng xong thì mình sẽ hạnh phúc hơn bây giờ? (Không ai giơ tay) Không ai? Woa! Lấy chồng xong hạnh phúc hơn chứ ạ? Có không ạ?

Một bạn: Có chứ!

Thầy Trong Suốt: Chưa chắc!

Bạn đó: Có một số cái hạnh phúc hơn nhưng mà có một số cái có thể giảm đi!

Thầy Trong Suốt: Có bao nhiêu bạn nữ chưa chồng nghĩ rằng lấy chồng xong hạnh phúc hơn bây giờ? Woa, thế hay là mình thôi không nói chuyện nữa? Bao nhiêu người nghĩ rằng là lấy chồng xong sẽ khổ hơn bây giờ, giơ tay lên đi ạ? (Mọi người giơ tay) 1, 2, 3, 4, 5, 6, rồi, 7, 8, 9, 10! Woa! Có 3 người nghĩ rằng lấy chồng xong sẽ hạnh phúc hơn và có 10 người nghĩ rằng lấy chồng xong không hạnh phúc bằng. Còn những người còn lại thì sao ạ?

Một bạn: Theo em nghĩ thì là… là mình cũng không biết lấy chồng xong mình sẽ hạnh phúc hơn bây giờ hay là mình đau khổ hơn bây giờ.

Nhưng thực tế trong suy nghĩ của mình, thì mình sẽ nghiêng về cái phần là chắc là sẽ đau khổ hơn bây giờ.

Thầy Trong Suốt: Vì?

Bạn đó: Và đấy là lý do tại sao mình vẫn chưa có người yêu và mình chưa có ý định lấy chồng. (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Đúng!

Bạn đó: Tại vì nếu em nghĩ là hạnh phúc hơn thì chắc là em sẽ tiến tới cái chuyện đấy nó nhanh hơn.

Thầy Trong Suốt: Nhưng vì sao em nghĩ là không hạnh phúc, có thể… ví dụ như là…

Bạn đó: Em nghĩ là, lập gia đình thì tất nhiên là, mình đang sống một mình và mình sống theo cách của mình. Bây giờ mình có một gia đình nhỏ và mình phải sống theo cuộc sống của một cái gia đình nhỏ. 2 người thôi đã là một vấn đề rồi, lại còn con cái, gạo tiền, v.v… tất cả mọi thứ. Em nghĩ là phải suy nghĩ nhiều hơn. Và tất nhiên là so với hiện tại bây giờ, em nghĩ là nó sẽ khổ hơn một chút.

Thầy Trong Suốt: Không tự do bằng bây giờ đúng không? Phải lo cho nhiều người hơn, chưa kể nếu gặp phải mẹ chồng thì sao? Mẹ chồng mà cao thủ thì sao? Rất mệt đúng không ạ? Có bạn nào có quan điểm tương tự không ạ? Bạn áo đỏ đi ạ. Em thuộc loại nào nhỉ, lấy chồng xong không hạnh phúc bằng bây giờ đúng không?

Bạn áo đỏ: Dạ em nghĩ là còn tùy vào người mà mình lấy ạ! Tức là nếu mà họ vẫn còn yêu thương mình, như khi còn yêu nhau ấy ạ thì chắc là cuộc sống nó sẽ tốt hơn ạ. Còn nếu mà sau đấy họ đổi thì chắc là cuộc sống của mình không như mình mong muốn.

Thầy Trong Suốt: Nhưng em thiên về hướng nào?

Bạn đó: Em thiên về chiều hướng bi quan ạ!

Thầy Trong Suốt: Bi quan à? Tại sao thế nhỉ? Rõ ràng cách đây khoảng hai chục năm chắc phụ nữ không nghĩ thế đúng không? Ở đây có ai thế hệ trước các bạn này khoảng 10 tuổi không nhỉ? Em sinh năm bao nhiêu?

Bạn đó: Em sinh năm 93 ạ!

Thầy Trong Suốt: Ở đây có ai khoảng 83 lấy chồng rồi không ạ? Cỡ 83, 85? Rồi, bạn Mến, sinh năm bao nhiêu?

Bạn Mến: Sinh năm 84 ạ!

Thầy Trong Suốt: 84 được! Em thử phát biểu xem nào? Cách đây mười năm, em có nghĩ giống bạn này không?

Bạn Mến: Cách đây mười năm thì em không nghĩ như bạn này.

Thầy Trong Suốt: À, em nghĩ thế nào?

Bạn Mến: Tại thời điểm mười năm trước thì em nặng gánh về phía gia đình. Lúc đấy, yêu thì là có yêu nhưng mà quyết tâm cưới không phải vì yêu, mà cũng vì một phần là vì gia đình, vì bố mẹ cũng giục và bố mẹ cũng muốn chắc chắn là con mình lấy được chồng thì là giục cưới thôi, chứ còn yêu thì em phải yêu 5−6 năm nữa em mới cưới.

Thầy Trong Suốt: Tức là em cưới vì sợ đúng không?

Bạn Mến: Một phần là cũng sợ, và một phần vì cũng thương bố mẹ.

Thầy Trong Suốt: Cưới vì sợ và thương! Thương như thế nào?

Bạn Mến: Lúc đấy cũng sợ là sợ là khoảng 3−4 tuổi nữa mình ế thì sao.

Thầy Trong Suốt: Đấy, cưới vì sợ ế đấy, gọi là sợ đấy! Hoặc là sợ ế, hoặc là sợ bị bố mẹ giục, đau đầu quá lần nào đi về cũng thấy câu gì?

Bạn Mến: Lần nào đi về cũng bị ép là “Mày không lấy đi, rồi bố mày năm sau về hưu rồi…”, rất là nhiều lý do!

Thầy Trong Suốt: Tốt! Họ hàng em có ép không hay chỉ có bố mẹ em thôi?

Bạn Mến: Đa phần bắt nguồn là từ mẹ ạ! Em ngày nào đi làm về mẹ cũng luôn luôn nói một câu chuyện như thế. Và cái câu chuyện đấy kéo dài trong khoảng tầm nửa năm, thế là…

Thầy Trong Suốt: Sức ép nửa năm!

Bạn Mến: Vâng! Trước đấy nửa năm là bố mẹ cứ chỉ nói một câu chuyện như thế thôi! Còn bố em công tác và đi suốt, trong một năm thì bố em chỉ về nhà khoảng 5−6 lần. Thế nên thành ra là cũng một phần vì thương bố, và mẹ giục quá nên em quyết định cưới.

Thầy Trong Suốt: Kết quả là?

Bạn Mến: Mười năm sau, thực sự là chia sẻ với Thầy và các bạn ở đây, thì em có hai đứa nhỏ và cuộc sống thì không giống so với mười năm trước mà em suy nghĩ. Khi lấy chồng rồi thì em không nghĩ nhiều đến mình, mà lúc đấy em nghĩ đến hai đứa nhỏ để hạnh phúc thôi! Chứ còn bây giờ trong tình huống hiện tại, nếu mà nghĩ cho bản thân, thì em đánh giá là chắc là mình cũng không phải là may mắn lắm!

Thầy Trong Suốt: Ừ! Em cưới chồng vì sợ, đúng chưa? Và kết quả có vẻ không tốt lắm, có vẻ thôi đúng không? Cũng được đúng không? 1 chồng 2 con là được rồi?

Bạn Mến: Ở ngoài, mọi người nhìn vào đánh giá rất là được, nhưng mà đứng từ cá nhân em thì em không may mắn bởi vì…

Thầy Trong Suốt: Nếu được chọn lại em có chọn như thế không? Đấy là câu hỏi rõ nhất. Nếu được chọn lại, ví dụ bố mẹ em bảo “Thôi từ từ con ạ, thoải mái”, thì em có làm thế không?

Bạn Mến: Thực sự là nếu như được chọn lại thì em sẽ chưa lấy chồng tại thời điểm đó, chắc là cũng phải để khoảng 4−5 năm nữa thì mới lấy.

Thầy Trong Suốt: Rất hay, câu chuyện này rất hay, hoan hô! (Mọi người vỗ tay) Cảm ơn em Mến! Ở đây có bao nhiêu bạn bị sức ép, thật lòng đi ạ. (Vài người giơ tay) 1, 2, 3, ít thế à. Từ gia đình đấy, mọi người giơ tay đi ạ. 1, 2, 3, ít thế ạ, còn những người còn lại không bị sức ép gì luôn?

Một bạn: Có sức ép!

Thầy Trong Suốt: Có sao không giơ tay? 4! Trung thực tí đi ạ, thật lòng tí đi ạ. Em có không?

Một bạn: Em không!

Thầy Trong Suốt: Không bị tí nào?

Bạn đó: Cũng 1 phần ạ!

Thầy Trong Suốt: 1 phần tức là có rồi!

Bạn đó: 1 chút!

Thầy Trong Suốt: Theo mọi người nếu mình lấy một người vì sợ, sợ ế đúng không ạ? Hay là sợ gì? Sợ ế này, sợ bị bố mẹ giục thì có phải là tốt không ạ, nên không ạ? Lấy một người mà do mình sợ. Ở đây có bạn nào lấy chồng vì sợ, giống câu chuyện của bạn Mến, giơ tay ạ. Có là chắc! Thông thường khi mình làm một việc quan trọng trên đời này, mình nghĩ rất nhiều. Thế nhưng thường mọi người tâm sự với mình là cái quyết định lấy chồng thường là quyết định gì?

Một bạn: Sai lầm!

Thầy Trong Suốt: Ít nghĩ nhất! Người ta gọi là nhắm mắt đưa chân đấy, đúng không ạ? Mọi người để ý mà xem, cuối cùng lấy chồng hầu như toàn là nhắm mắt đưa chân: “Thôi lấy, ờ thì lấy”. Hay như thế lắm: “Ờ thì lấy, thôi đến tuổi rồi thì lấy”, hay là: “Thôi, có công ăn việc làm đầy đủ rồi thì lấy”. Rất ít người nghĩ là liệu cái hôn nhân này có thực sự đem lại hạnh phúc cho mình hay không. Đấy là sự thật! Là quyết định lấy chồng theo kiểu “ừ thì lấy”, rất nhiều luôn! Đúng em không, em thuộc loại nào, “ừ thì lấy” hay là nghĩ rất kỹ?

Phương Thúy: Thực ra thì cái lúc đấy em vẫn băn khoăn và chưa chắc là cuộc sống hôn nhân có hạnh phúc hay không. Và lúc đấy em cũng nghĩ rất là nhiều. Nhưng mà lúc đấy nhà trai rất là ép, ép kiểu như là ép buộc mình cưới. Thế là mình cũng bảo là “ừ thì cưới…”

Thầy Trong Suốt: Đấy, kết quả là?

Phương Thúy: Là, chia tay ạ! Kết quả là sau một tuần thì em đã chán bạn ấy, em muốn bỏ luôn ngay một tuần sau khi cưới rồi!

Thầy Trong Suốt: Ừ, thế mới đau! Ở đây có bạn nào: “Ừ thì cưới!” nữa không ạ? Điều rất kì lạ đó là, các bạn nữ ấy, cho rằng chồng và hôn nhân là rất quan trọng. Nhưng mà khi quyết định, ở đây các bạn để ý mà xem chính các bạn ngồi đây này, xem đúng ngày đấy tháng đấy tự nhiên cảm thấy “ừ thì cưới!” không? Đấy là sự thật. Nếu mình không có thái độ suy nghĩ kỹ thì chắc chắn các bạn sẽ rơi vào chuyện đấy cho mà xem. Ngày nào đó một anh nào đó đến với mình xong bố mẹ bảo giục, lấy đi con ạ, nhà chồng cũng nói. Xong mình cũng thấy là thôi, lấy cho đỡ phiền phức, đỡ ế, đỡ bị ép. Thế là quyết định lấy. Người Việt Nam mình ấy, rất kỳ quái. Quyết định rất quan trọng trong cuộc đời mình, nhưng mình thường quyết định trong trạng thái: “Ừ thì cưới”.

Hôm nay may là các bạn đến đây rồi, nên là có hy vọng có thể các bạn không làm như vậy. Nhưng chắc là phải 80% phụ nữ, phụ nữ nói chung ấy là lấy chồng theo kiểu đấy. Và theo các bạn thì lấy chồng kiểu đấy thì có hạnh phúc được không ạ? May lắm thì hạnh phúc, rất may, nếu hạnh phúc là do may. Chẳng may lấy được người tử tế, còn hầu như là không hạnh phúc. “Ừ thì cưới” – nghĩa là một quyết định mà không có cân nhắc cẩn thận, không suy xét cẩn thận, và thường là kết quả không tốt.

3. Lấy chồng xong, hạnh phúc hay không là do cái gì?

3.1 Câu chuyện nàng Minh Nguyên xinh đẹp

Thầy Trong Suốt: Thế nên ngày hôm nay, mình sẽ quay lại câu chuyện là làm thế nào để lấy chồng mà vẫn hạnh phúc. Cơ bản các bạn đều thấy rằng, lấy chồng là sẽ khổ hơn bây giờ, đấy là sự thật. Nhiều bạn nghĩ như vậy. Nhưng liệu có cách nào mà lấy chồng không khổ hơn bây giờ không? Trong những người “ừ thì cưới”, có những người hạnh phúc được, theo các bạn là vì sao ạ? “Ừ thì cưới” mà vẫn hạnh phúc được, đố các bạn biết là vì sao?

Một bạn: Em nghĩ là may mắn!

Thầy Trong Suốt: May đúng không ạ? May là do ai mang đến cho mình ạ, chồng hay là ai ạ?

Bạn đó: Do người đấy là người tốt. Người nam giới, đối phương đấy là người tốt, gia đình nhà chồng đấy cũng tốt, môi trường về làm dâu tốt, không vấn đề gì trở ngại.

Thầy Trong Suốt: (Cười) Gia đình chồng tốt này, bố mẹ chồng tốt, là một điều may mắn. Nhưng giả sử, mình cứ cho là mình gặp được người đấy đi, liệu hạnh phúc có đến được hay không ạ? Liệu đấy đã đủ cơ sở để đảm bảo hạnh phúc chưa, đủ chưa ạ?

Một bạn: Chưa ạ!

Thầy Trong Suốt: Nếu chưa thì thiếu cái gì nữa ạ? Chồng tốt này, bố mẹ chồng tốt này, thế thì còn gì bằng nữa?

Một bạn: Kinh tế tốt!

Thầy Trong Suốt: Kinh tế tốt! Rồi kinh tế tốt nữa, đồng ý luôn, chồng tốt, bố mẹ chống tốt, kinh tế tốt đã đủ để hạnh phúc chưa ạ?

Bạn Linh: Em xin chào các anh, các chị ạ, em là Linh ạ! Có một ý kiến, một quan điểm là: một số người “Ừ thì cưới!” vẫn hạnh phúc khi mà có gia đình rồi, em nghĩ là một phần là do cách họ suy nghĩ ạ!

Có thể người như thế là người suy nghĩ giản đơn và họ hạnh phúc với những gì họ có. Em nghĩ một phần, một phần lớn ấy ạ, là do cách mình suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Một phần lớn do cách nghĩ! Anh không đồng ý, anh nghĩ may là chính! Chồng tốt, rồi bố mẹ chồng tốt, sau lại nhiều tiền nữa, kiểu gì mà chẳng sướng?

Bạn Linh: Cái đó là 1 phần ạ!

Thầy Trong Suốt: Phần nào nhiều hơn?

Bạn Linh: Phần phía mình nhiều hơn ạ!

Thầy Trong Suốt: Nhiều hơn ấy hả? Nghĩa là chồng không tốt, bố mẹ chồng không tốt, không có tiền?

Bạn Linh: Không hẳn là chồng không tốt!

Thầy Trong Suốt: Chồng vừa phải đúng không, chồng tạm tạm, bố mẹ chồng tạm tạm, tiền cũng tàm tạm, thì hạnh phúc nằm ở đâu?

Bạn Linh: Đó là cách nghĩ của người đó, em nghĩ là người đó nghĩ như thế!

Thầy Trong Suốt: Bây giờ có hai trường phái đúng không? Một trường phái nghĩ rằng là “mình lấy chồng xong, hạnh phúc hay không là do mình”, đúng không ạ? Một trường phái là “lấy chồng có hạnh phúc hay không là do chồng, bố mẹ chồng, và…” và gì nữa ạ?

Bạn Linh: Và gia đình của chồng ạ!

Thầy Trong Suốt: Bố mẹ chồng, chồng!

Bạn Linh: Hay là mình cũng có thể làm người thay đổi được ạ!

Thầy Trong Suốt: Bây giờ các bạn chỉ có 2 lựa chọn, các bạn chọn phương án nào: Phương án 1 là lấy chồng hạnh phúc hay không là do mình, phương án 2 là lấy chồng xong có hạnh phúc hay không là do chồng và gia đình chồng?

Một bạn: Phương án 2 ạ.

Một bạn khác: Cả 2 thì sao ạ?

Thầy Trong Suốt: Không, 1 trong 2! Mình chỉ được chọn 1 trong 2 thôi ạ! Bao nhiêu người chọn phương án 1 ạ, hạnh phúc hay không là do mình? (Nhiều người giơ tay) Woa, khá đông đấy ạ! Bao nhiêu người chọn phương án 2 ạ? Tức là do chồng và gia đình chồng? (Vài người giơ tay) 1, 2, được rồi, 3!

Được! Thế thì để minh chứng xem thế nào là sự thật, mình sẽ kể cho mọi người nghe một câu chuyện gọi là: “Ước gì được nấy”. Nghe chuyện đấy bao giờ chưa ạ, chắc chắn là chưa rồi! Theo mọi người cái người ước gì được nấy có sướng không ạ?

Một bạn: Sướng!

Thầy Trong Suốt: Cơ bản là sướng đúng không ạ? Ngày xửa ngày xưa, bây giờ cần một bạn nữ, theo trường phái là ước gì được nấy. Em tên là gì nhỉ, em có sẵn sàng làm nhân vật chính trong truyện không? Ừ, em nghĩ hạnh phúc đến từ chồng và gia đình chồng đúng không? Em có sẵn sàng chui vào câu chuyện này không? Chuyện này sẽ được ghi âm và phát lên mạng, em có chịu được không? (Mọi người cười) Tất cả các buổi trà đàm đều ghi âm phát lên mạng. Đấy, đây là thông báo trước luôn! Em có tham gia nhân vật chính được không?

Bạn Nguyên: Được ạ!

Thầy Trong Suốt: Rồi! Ngày xửa ngày xửa ở một đất nước nọ vô cùng tươi đẹp, ở một thành phố nọ chứ, rất nhiều cái hồ, có một cô gái xinh đẹp tên là… Em là gì Nguyên?

Minh Nguyên: Minh Nguyên ạ!

Thầy Trong Suốt: Minh Nguyên à, một cái tên quá hay luôn! Con trai của anh tên là Nguyên Minh đấy! Cô gái xinh đẹp tên là Minh Nguyên, vô cùng xinh đẹp và tự tin! Minh Nguyên theo trường phái là miễn lấy được chồng tốt, cộng với gia đình chồng tốt thì sẽ hạnh phúc đấy. Bây giờ cần một người theo trường phái ngược lại đi ạ? Có bạn nữ nào theo trường phái ngược lại không ạ? (Có người giơ tay) Ừ, em tên là gì?

Khánh Ly: Khánh Ly ạ!

Thầy Trong Suốt: Ở trong cùng thành phố, có một mụ phù thủy tên là Khánh Ly. À quên, em phải nhớ là chuyện này lên mạng đấy nhé?

Khánh Ly: Không vấn đề gì ạ, em thích làm phù thủy!

Thầy Trong Suốt: Được, mụ phù thủy đó tên là Khánh Ly. Mụ phụ thủy đó có rất nhiều phép thuật. Đấy, nhưng mà mụ lại theo trường phái gì?

Một bạn: Ngược lại!

Thầy Trong Suốt: Ngược lại, làm gì có chuyện lấy chồng mà chồng tốt, gia đình chồng tốt là hạnh phúc. Không phải! Thế là một ngày nọ có một ông sư đi qua thành phố, ông sư tổ chức một buổi Trà đàm, đấy! (Mọi người cười) Rất nhiều người đến Trà đàm. Và chủ đề của buổi Trà đàm là gì? Hồng Nhung, chủ đề Trà đàm là gì?

Hồng Nhung: Là “Con đường thực hành trong tâm để lấy chồng mà vẫn an lạc” ạ!

Thầy Trong Suốt: À, buổi Trà đàm gọi là: “Con đường thực hành trong tâm để lấy chồng mà vẫn an lạc”. Thì hôm đấy, ngồi ở trong đại chúng, mọi người thấy có hai người phụ nữ nổi bật nhất. Đấy là cô gái xinh đẹp Minh Nguyên và nữ phù thủy Khánh Ly. Vô cùng nổi bật luôn! Thế nhưng khi vấn đề được nêu ra là “Hạnh phúc đến từ đâu” ấy thì hai cô tự nhiên có hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Một cô nói là: Theo tôi hạnh phúc là gì? – Nếu lấy chồng, chồng đúng phù hợp và gia đình chồng phù hợp thì gia đình sẽ hạnh phúc. Một cô quan điểm ngược lại không phải như vậy. Thế thì cả hai bắt đầu tranh luận kịch liệt. Đại chúng – tức là những người ngồi đấy, chia làm hai phe rõ ràng, phe nào mà thích cái đẹp thì theo phe cô nào?

Một bạn: Minh Nguyên!

Thầy Trong Suốt: Theo Minh Nguyên, còn một phe là phe thích sự kì quái, thì sẽ theo cô nào?

Hồng Nhung: Khánh Ly!

Thầy Trong Suốt: Đấy, theo phù thủy Khánh Ly. Thế là hai phe đấy tranh luận kịch liệt và không phân biệt được nên nào thắng bên nào thua. Thế là ông sư mới bảo là: “Thôi, bây giờ để bây giờ để phân biệt thắng thua, tôi có một viên ngọc quý gọi là viên ngọc Như Ý, tôi đã mang theo lâu nay rồi. Viên ngọc này có một cái rất hay là gì, là người nào đeo nó sẽ ước gì được nấy. Nhưng cả đời chỉ được ước một lần thôi”.

Thế là ông ấy rút viên ngọc ra và định đưa cho phù thủy Khánh Ly trước. Thì Khánh Ly bảo: “Không, em không thuộc loại trường phái là cần phải ước mới được hạnh phúc. Hạnh phúc là do em làm ra, em tự làm. Nên là thôi ạ, thầy hãy giữ lại đi”. Thế là ông này đưa cho cô gái Minh Nguyên. Minh Nguyên sung sướng lắm vì thỏa mãn đúng trường phái của mình mà, bảo là: “Thầy đợi em nghĩ ba phút, em sẽ đưa ra một điều ước của đời mình”. Thế là Minh Nguyên cầm viên ngọc vào trong tay và bắt đầu ngồi ngẫm nghĩ xem nên ước điều gì. Theo mọi người Minh Nguyên sẽ ước điều gì ạ? Minh Nguyên, nếu em có viên ngọc trong tay em sẽ ước điều gì? Cứ trung thực mà nói đi?

Minh Nguyên: Ước có chồng tốt, nhà chồng tốt, blah blah kiểu thế!

Thầy Trong Suốt: Có chồng tốt, mẹ chồng tốt đúng không? Minh Nguyên cầm viên ngọc trong tay ước là: “Em có chồng tốt, blah blah blah”(Mọi người cười) Đấy, đúng thế không, có đúng điều đấy không? Có chồng tốt, mẹ chồng tốt. Đấy! Thế xong là Minh Nguyên nghĩ là điều ước này quá đơn giản, thêm tí chứ đúng không? Thôi em ước là “không những là có chồng tốt, có mẹ chồng tốt mà em còn ước là…” là gì? Em giàu! Có thêm tiền nữa cũng tốt đúng không? Chồng tốt, mẹ chồng tốt có thêm tiền nữa tốt đúng không? Em ước là em giàu nhất cái thành phố này luôn, đã chưa?

Thế là xoẹt một phát, cảnh vật thay đổi. Minh Nguyên không ngồi ở đây nữa, mà thấy mình đang ngồi trong một căn nhà rất là êm ấm, một người chồng hết sức đẹp trai, tử tế ân cần. Và bố mẹ chồng hết sức là quan tâm đến con dâu và dinh thự rất là rộng lớn luôn, giàu có vô cùng luôn, hay không? Lợi hại thế còn gì nữa? Và Minh Nguyên bảo: “Ôi thế thôi rồi, xong rồi, đời mình sẽ hạnh phúc từ đây”. Thế thì đúng quả thật là một năm đầu tiên rất hạnh phúc, người chồng hoàn toàn là mẫu người lý tưởng mà Minh Nguyên muốn. Bố mẹ chồng cũng thế, đối xử rất tử tế với cả Minh Nguyên. Minh Nguyên nghĩ là: “Đúng rồi, đúng là cái con mụ Khánh Ly này nó dại dột, có viên ngọc mà lại không chịu ước. Như mình đây này…”, ước xong cái là gì? Tiền thì tiêu không hết, chồng thì xài không hết. Bố mẹ chồng thì cũng xài không hết nốt, sướng quá, vô cùng sung sướng.

Bất chợt năm đó thành phố đấy hạn hán xảy ra. Thời ấy người ta vẫn sống bằng nông nghiệp, người ta chưa có công nghiệp như bây giờ, nên là hạn hán là một thứ cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến mùa màng, cây cối và mọi thứ. Thế thì khi hạn hán xảy ra, thì các cái hồ như hồ này rút hết nước, và người ta bắt đầu dần dần không có cả đồ ăn. Khi không có đồ ăn ấy thì cuối cùng tất cả mọi người quyết định là phải đi sang vùng khác để sống, chứ sống ở vùng này không được nữa. Thế lúc đấy chồng mới bảo với cả Minh Nguyên là: “Giờ em lựa chọn đi, cái trận dịch này xảy ra, bố mẹ rất là yếu rồi, anh thì phải có hiếu với bố mẹ. Bố mẹ chỉ có một tâm nguyện là bây giờ bố mẹ sẽ về quê sống, em có hai lựa chọn, anh sẽ đưa bố mẹ về quê là chắc chắn rồi, hoặc là ở đây. Ở đây là ở giữa gia sản rất là giàu có như thế này hoặc là bỏ hết mọi thứ để về quê sống với anh và bố mẹ”. Nguyên chọn phương án nào?

Minh Nguyên: Về thôi ạ! Em chọn phương án về!

Thầy Trong Suốt: Về, rồi! Nhưng rất tiếc là trong câu chuyện đấy Minh Nguyên lại không phải là một cô gái xịn như cô gái Minh Nguyên này. Minh Nguyên bảo là: “Anh ơi, em nghĩ lại rồi anh ạ, nghĩ kỹ rồi. Bố mẹ thì là thuộc về anh, của anh đúng không? Nên là trách nhiệm làm bố mẹ sướng là của ai? Là của anh đúng không? Còn em này, em có trách nhiệm nhất với cuộc đời của em. Nên em phải làm em sướng, nên thôi anh với bố mẹ cứ về quê đi, em ở đây để trông coi gia sản của gia đình mình”. Vì đói kém thế này nhỡ cướp phá đến lấy thì có phải là mất hết đồ đạc, vàng bạc châu báu không? Đấy, thế là cuối cùng chồng của Minh Nguyên và bố mẹ đi về trước, mình Minh Nguyên ở một mình trong ngôi nhà vô cùng giàu có đấy, trong bối cảnh là trong thành phố bắt đầu người ta dời đi không còn nuôi trồng được nữa.

Thế là một ngày nọ, Minh Nguyên ngồi một mình và cảm thất rất là buồn bã. Cảm thấy buồn quá vì cô đơn mà? Thế là cũng nghĩ rằng “Thôi, có lẽ là mình cũng nên về quê với chồng, nhưng mà đống tài sản này làm thế nào mà để lại bây giờ?”. Nên là Minh Nguyên vào dinh thự, mở những cái tủ, mở két ra và tìm những món đồ quý nhất, để đầy vào bao tải, gọi là bao tải toàn đồ vàng bạc quý báu đấy, vàng ngọc, v.v… Vác một bao tải vàng, Minh Nguyên cũng lên đường, đi về phía quê chồng mình.

Thế thì nữ phù thủy Khánh Ly, ngoài nghề phù thủy ra thì còn nghề khác là nông dân. Nữ phù thủy Khánh Ly cũng không thể sống ở thành phố đấy được nữa, cũng cho hết nông sản của mình vào trong một cái túi và cũng lên đường.

Cả 2 cũng muốn ngụy trang, không muốn người khác biết là mình có tài sản nên cho hết cả tài sản của mình vào 2 cái túi giống hệt nhau, và 2 người gặp nhau ở trên đường, cùng nhau nghỉ ở trong một cái quán và để 2 túi cạnh nhau. Thế rồi có 1 cậu bé đi qua nghịch ngợm thấy 2 túi giống nhau bèn đẩy qua đẩy lại, thế là 2 cái túi đổi vị trí cho nhau. Thế là một lúc sau, trên đường đi Khánh Ly thì vác 1 bao, bao gì nhỉ?

Một bạn: Vàng bạc!

Thầy Trong Suốt: Toàn vàng bạc, còn Minh Nguyên thì sao?

Một bạn: Nông sản?

Thầy Trong Suốt: Vác bao toàn nông sản. Theo mọi người ai thiệt hơn trong câu chuyện này ạ?

Một bạn: Khánh Ly!

Một bạn khác: Minh Nguyên!

Thầy Trong Suốt: Ai thiệt hơn ạ? Ai theo trường phái Minh Nguyên giơ tay ạ, Minh Nguyên thiệt hơn, giơ tay ạ? Minh Nguyên có một đống vàng đổi thành biến thành một đống gạo, ai thiệt hơn ạ?

Một bạn: Minh Nguyên thiệt hơn!

Thầy Trong Suốt: Vì sao? Có một đống vàng thành một đống gạo đúng không ạ? Đang giàu tự nhiên thành đống gạo. Thế là cả hai cùng kéo lê đi, một lúc sau thì trời tối và Khánh Ly rất là đói bụng, mở bao gạo ra để ăn thì sao?

Một bạn: Toàn vàng!

Thầy Trong Suốt: Trời ơi, toàn là gạo vàng, gạo bằng vàng ấy ạ!, Thế là cho vào miệng nhưng nhai không nhai được. Khánh Ly dùng hết sức thần thông của mình, phù thủy mà, úm ba la xì bùa một lúc nhưng nó vẫn gì? Vẫn là gạo vàng. Thế là vô cùng đau lòng, thế là đói meo, đấy! Ôm bao vàng, ngủ trên bao vàng, nhưng bụng đói meo. Thế còn Minh Nguyên đi một lúc thì sao, mở ra, định lấy vàng ra đếm vì sợ mất mà, kéo một ngày nên sợ mất, trời ơi hóa ra gì?

Mọi người: Toàn là gạo!

Thầy Trong Suốt: Toàn là gạo, buồn quá khóc, ngồi khóc huhu luôn. Bao nhiêu công sức tích cóp, bao nhiêu lời ước của mình, cuối cùng gì? Chỉ còn lại bao gạo, thế là rất buồn. Đấy! Thế thì mọi người đi trên đường, đi qua đi lại, thấy Minh Nguyên ngồi khóc, mới hỏi là “Vì sao con khóc?”, “Vì tất cả tài sản đời con giờ chỉ còn lại… một bao gạo!”. Mọi người chia buồn với Minh Nguyên rồi đi tiếp. Thế nhưng mà trời ngày càng nắng và nóng. Và trên con đường đấy, mọi người tưởng tượng đó là một con đường dài, những người hành hương ra những vùng đất khác, có rất nhiều người đi qua lại bụng rất đói và chỉ có một người vác một thứ quý báu nhất đó là gì?

Một người: Gạo!

Thầy Trong Suốt: Một bao gạo to đùng, còn Khánh Ly thì sao?

Một người khác: Chết đói!

Thầy Trong Suốt: Chưa chết, đang ôm đống vàng. Minh Nguyên buồn lắm, vì tất cả tài sản đều ra đi, rất là buồn, và đi tiếp. Thế nhưng mà một điều kỳ lạ xảy ra là gì? Minh Nguyên cứ một lúc lại thấy mình đi vượt qua một người khác, một lúc sau lại vượt một người khác, đi nhanh hơn tất cả những người khác. Có biết vì sao không ạ?

Một người: Có ạ!

Thầy Trong Suốt: No! Còn những người khác thì sao? Đói! Đầu tiên nhìn thấy thì Minh Nguyên cảm thấy kỳ lạ, nhưng sau phát hiện ra là: “Ô hóa ra cái mình có bây giờ còn quý hơn cả cái ngày xưa”. Đấy! Thế là Minh Nguyên đi tiếp, Khánh Ly đi tiếp. Thế nhưng mà Minh Nguyên trong câu chuyện đấy, không phải là Minh Nguyên này, khi mà Minh Nguyên vác bao gạo đi qua ấy, mọi người bắt đầu thấy có một cô gái đi khỏe như vậy thì mới đến xin: “Chị ơi, cho tôi một nắm gạo, tôi cũng khổ lắm, nhà tôi đói lắm, v.v…” Nhưng mà Nguyên có cho không ạ?

Một người: Không cho!

Thầy Trong Suốt: Không cho, tất nhiên rồi! Không! Gạo của mình cơ mà mình phải đổi cả một đống vàng lấy nó tại sao lại phải cho? Thế là Minh Nguyên lắc đầu từ chối từ người này sang người khác, người này sang người khác, và để mặc những người đói kém sau lưng mình. Trong chuyện này, Minh Nguyên không phải là một cô gái tốt, mà chỉ là 1 cô gái xinh thôi. Xinh với tốt nhiều khi nó lại không phải lúc nào cũng đi kèm với nhau! Rất tiếc trong chuyện đấy nó không đi kèm với nhau.

Thế thì một lúc sau Minh Nguyên đi rất xa mọi người rồi, sắp chuẩn bị ra khỏi vùng đất rồi, chợt quay lại và thấy rằng quá tiếc. Vì sao lại tiếc? Cuối cùng mình chẳng có đồng vàng nào cả, đúng không ạ? Lời ước của mình ước là có gì? Có chồng này, bố mẹ chồng, có vàng, thì mình phát hiện ra là gì: chồng, bố mẹ chồng là có rồi, nhưng nếu mà không có vàng thì chồng tốt, bố mẹ chồng tốt chẳng đủ. Cái người mà nghĩ rằng hạnh phúc đến từ bên ngoài ấy sớm muộn gì sẽ phát hiện ra rằng: Nếu hạnh phúc đến từ bên ngoài, thì cần thêm những thứ khác nữa để đến từ bên ngoài tiếp. Ví dụ mọi người nghĩ rằng tôi cần 1 triệu đồng để hạnh phúc, rồi sẽ đến ngày tiêu hết 1 triệu đồng thì sẽ nghĩ là gì, tôi cần 10 triệu đồng. Có người nghĩ rằng khi nào lương tôi 10 triệu tôi sẽ hạnh phúc thì khi có 10 triệu sẽ nghĩ gì?

Một người: 100 triệu.

Thầy Trong Suốt: Không, 10 triệu đã là gì? Bạn tôi đi xe ô tô, tôi phải có lương 50 triệu để mua ô tô. Cái người nào còn nghĩ rằng “hạnh phúc đến từ bên ngoài” ấy, sớm muộn đến một lúc nhất định sẽ thấy rằng: Mình phải cần thêm nữa mới đủ để hạnh phúc. Trong câu chuyện đấy thì cô gái Minh Nguyên không thoát được khỏi cái tâm lý đấy. Cuối cùng cô nghĩ rằng, chồng mình chắc chắn là của mình rồi, bố mẹ chồng cũng của mình rồi, cái mình thiếu bây giờ không phải là bố mẹ chồng và chồng nữa mà là tiền, là vàng đấy! Với cả có vàng, nhiều khi lại lấy được anh khác, có khi còn sướng hơn. Thành ra là cô bắt đầu tiếc và nghĩ là: “Thôi, mình phải quay lại tìm ra bằng được cái con mụ phù thủy đấy, lấy lại được số vàng của mình”. Thế là Minh Nguyên đáng ra có thể đi về phía nhà chồng thì lại quay ngược lại tìm xem Khánh Ly ở đâu.

Lúc đấy Khánh Ly đang bế một đứa con, à quên Khánh Ly hồi đấy còn có một đứa con nữa. Đứa con nhỏ đang rất muốn được ăn, vô cùng đói khát ngồi một chỗ không đi được thì tự nhiên thấy Minh Nguyên từ xa đi lại. Sướng quá! Sung sướng quá! Ít nhất kể cả khi không đổi lại được cái gì thì cũng xin được cái gì đấy. Thế thì Khánh Ly mới lên tiếng: “Chị ơi, em có đứa con nhỏ bé tí này rất thèm được ăn, chị cho em xin nắm gạo nấu cháo cho cháu”.

Minh Nguyên bảo là: “Gạo, tiền đâu ra mà dễ thế, nhưng nếu ấy chịu đổi cả cái bao vàng này, điều kiện đấy, thì chị sẽ chấp nhận điều đấy”.

Khánh Ly một giây suy nghĩ cả đời mình chưa bao giờ được sờ vào số vàng nhiều thế này, đấy, thế mà bây giờ lại phải cho đi. Nhưng Khánh Ly là cô gái theo trường phái gì? Hạnh phúc nằm ở đâu? Nằm bên trong hay nằm đống vàng? Khánh Ly theo trường phái là hạnh phúc nằm bên trong mình, thôi đống vàng nó đến rồi nó đi, mới bảo: “Thôi được”.

Thế là Khánh Ly vui vẻ cầm cả toàn bộ đống vàng đưa cho Minh Nguyên. Minh Nguyên sung sướng vô cùng có lại đống vàng rồi, còn Khánh Ly khi có gạo rồi thì sao? Lại cho con ăn này, xong đi đường, v.v… Nhưng Khánh Ly là người tử tế nên là người khác xin cho không?

Một người: Có!

Thầy Trong Suốt: Khánh Ly chỉ giữ lại nửa bao thôi, còn lại là chia cho mọi người. Đấy! Và cuối cùng Khánh Ly đi hết con đường. Thế còn Minh Nguyên cả một đoạn dài đi tìm Khánh Ly có mệt không? Rất là mệt! Và bây giờ bắt đầu đói. Làm thế nào bây giờ? Bắt đầu Minh Nguyên đi lên phía trên, kéo bao vàng nặng và mệt và lại ngửa tay xin những người đi đường, vì họ có được ít gạo mà Khánh Ly cho mà, nhưng lần này họ cho Minh Nguyên không?

Một người: Không!

Thầy Trong Suốt: Vì sao? Lúc nãy tao xin mày, mày kênh kiệu, bây giờ thì sao?

Một bạn: Quên đi!

Thầy Trong Suốt: Quên đi! Thế là Minh Nguyên vác bao vàng bụng đói meo, nhưng mà cũng không nỡ thả bao vàng ra, vì sao? Hạnh phúc nằm ở đâu?

Mọi người: Bao vàng!

Thầy Trong Suốt: Ở bao vàng cơ mà, bỏ bao vàng là bỏ hạnh phúc, không được! Thế là, một số người đi đường khuyên: “Thôi chị ơi, chị vứt bớt một nửa bao đi, đi cho nhẹ”. Nhưng mà không, nhất quyết không – “vàng của bà, bà phải giữ”. Thế là Minh Nguyên kéo đến nửa đường, mệt mỏi đói lả kiệt sức, và đặc biệt là không ai giúp đỡ, Minh Nguyên đã nằm vật ra và chết trên một… ?

Mọi người: Đống vàng!

Thầy Trong Suốt: Đống vàng! Đấy đấy là câu chuyện số 1 về cuộc đời của cô gái xinh đẹp Minh Nguyên. Hết! (Mọi người vỗ tay)

Người nghĩ rằng hạnh phúc đến từ bên ngoài sớm muộn gì sẽ phát hiện ra rằng: Nếu hạnh phúc đến từ bên ngoài, thì cần thêm những thứ khác từ bên ngoài tiếp.

Rồi! Bài học ở đây là gì ạ? Hạnh phúc có đến từ bên ngoài không ạ? Cô Minh Nguyên này, cô ước được cả chồng này, bố mẹ chồng, và vàng, nhưng cuối cùng cô được cái gì ạ? Chồng cũng không, bố mẹ chồng cũng ở quê, vàng thì sao? Có vàng thật nhưng mà chết trên một đống vàng. Đấy! Đây là một bài học, một câu chuyện. Còn mụ phù thủy Khánh Ly trông thế vẫn sướng đúng không? Cuối cùng có nửa bao thức ăn, nuôi được con và đi thoát ra khỏi cái vùng đất ấy.

Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu người còn nghĩ rằng hạnh phúc nằm bên ngoài, giơ tay ạ? (Một người giơ tay) À vẫn còn người nghĩ, được! Em tên là gì?

Bạn Thư: Em tên là Thanh Thu ạ! Bùi Thanh Thu!

Thầy Trong Suốt: Thanh Thu, hạnh phúc vẫn nằm bên ngoài đúng không, được, rồi! Mọi người thích nghe chuyện nữa không ạ?

Một bạn: Có ạ!

3.2 Cô nàng với điều ước “Xin gì cũng được”

Thầy Trong Suốt: Thanh Thu là một cô gái cũng vô cùng xinh đẹp. Khi vùng đất đấy hạn hán mọi người chuyển sang vùng đất khác thì lại có một ông sư đến tổ chức buổi Trà đàm. (Mọi người cười) Khánh Ly lại mò đến, và Thanh Thu cũng đến. Đại sư mới kể chuyện “Ngày xưa, tôi đã quen hai cô gái, Khánh Ly và Minh Nguyên. Xong cô Khánh Ly vẫn còn đây, đứa con bụ bẫm khỏe khoắn. Còn cô Minh Nguyên, cô ước gì được nấy, thế mà cô ấy lại khổ như vậy…”. Chết khổ như vậy, chết thảm như vậy. Tất cả mọi người đều sụt sùi thương cảm. Riêng Thanh Thu nói là: “Thưa thầy, em vẫn tin rằng hạnh phúc đến từ bên ngoài”. Thầy bảo: “Được, viên ngọc vẫn còn đây, thầy đưa cho em và em hãy ước đi”. Thế là Thanh Thu lại cầm viên ngọc đấy, và bắt đầu ước.

Thanh Thu nghĩ thế này… Đây là Thanh Thu và Minh Nguyên khác, không phải là ngồi đây đâu, đây chỉ là lấy tên thôi! Nghĩ rằng: “Minh Nguyên nó rất là dốt, ước rất là dốt, bố mẹ chồng thì cũng là bên ngoài đúng không? Có thể mất được. Chồng thì sao? Cũng có thể mất được. Vàng thì sao? Cũng có thể mất được! Bên ngoài mà! Mình khôn hơn nhiều, mình thông minh hơn nhiều, mình phải ước một cái điều ước kinh khủng hơn chứ nó không chỉ là những thứ bên ngoài như thế nữa”. Thế là Thanh Thu cầm ngọc ước và ước điều gì? – “Tôi ước rằng là tôi có một cái năng lực không phải bên ngoài, không phải là… không phải là tiền bạc bên ngoài, mà là một cái năng lực bên trong của tôi. Năng lực gọi là xin ai cái gì người ta cũng cho”. (Mọi người cười) Lợi hại chưa? Khôn chưa? Hoan hô chưa, quá thông minh còn gì nữa? (Mọi người vỗ tay).

Sướng lắm, sau khi Thanh Thu nói câu đấy xong, tất cả đại chúng vỗ tay ầm ĩ. Vỗ tay rất là hoan hỉ. Thanh Thu rất sung sướng và bảo: “Đấy, Minh Nguyên nó kém vì sao, ước toàn bên ngoài, còn ước một cái khả năng của mình làm sao mà mất được, đảm bảo là tốt”. Khi ước xong thì ngay lập tức Thanh Thu có khả năng đấy. Buổi Trà đàm tan, mọi người ra về. Thanh Thu bắt đầu kiểm nghiệm khả năng của mình. Bây giờ em đang thích cái gì?

Một bạn: Xin gì được nấy mà, thích gì xin luôn!

Thầy Trong Suốt: Ví dụ thôi mà, ví dụ để em thử khả năng thôi! Ví dụ, em có khả năng em sẽ kiểm tra như thế nào?

Thanh Thu: Hiện tại em thích học tiếng Anh thôi ạ!

Thầy Trong Suốt: Rồi! Ở thời đấy, ngày xưa không có tiếng Anh, nhưng nó gọi là có tiếng Ả Rập. Thanh Thu bảo là: “Bây giờ mình ước là có thể được học tiếng Ả Rập mà không cần tiền”. Thế là đi quanh một vòng hồ Thiền Quang, thời đấy cũng có cái hồ Thiền Quang. Tự nhiên thấy có một ông Ả Rập đi qua, mới đến gần nói là: “Ngài hãy dạy tiếng Ả Rập cho tôi!”. Sao? Sức mạnh của điều ước mạnh không? Ông ấy lập tức liền không cần đòi một tí học phí nào cả, mời Thanh Thu đến nhà cho ăn uống thoải mái và dạy tiếng Ả Rập cho Thanh Thu. Lợi hại chưa, điều ước quá lợi hại! Lợi hại thế này sao mình không ước là gì? Lấy chồng được không?

Thanh Thu: Chưa thích ạ!

Thầy Trong Suốt: Chưa thích à, rồi! Thế thì mình sẽ ước là có một người tình thôi, không cần chồng cũng được, hết sức đẹp trai. Nhưng mà phải xin đúng không, đây là xin mà. Đây không phải là ước mà là xin. Thế là Thanh Thu lại đi vòng quanh bờ hồ Thiền Quang ba vòng, lại thấy một gì? Một diễn viên vô cùng đẹp trai! Có diễn viên gì đẹp trai nổi tiếng nhỉ?

Một bạn: Xuân Bắc!

Thầy Trong Suốt: Xuân Bắc á? (Thầy và mọi người cười) Còn diễn viên nào khác nổi tiếng không, bên Tây đi cho nó oách?

Mọi người: Lee Min Ho, Lee Dong Jun, Cầu thủ Ka Ka!

Thầy Trong Suốt: Rồi! Có một cầu thủ cực kì đẹp trai tên là Ka Ka, cũng đang thơ thẩn bên hồ Thiền Quang. Thế là Thanh Thu đến và nói: “Chàng hãy ngủ một đêm với em nhé?” Sao? Có được không? Xoẹt một phát thấy chàng bế Thanh Thu lên và tìm chỗ để ngủ luôn, ngay lập tức. Lợi hại chưa? Thanh Thu sướng lắm, thế là đời mình được thế thì còn gì nữa? Xin gì người ta cũng cho mà, thế là sướng lắm. Thế là đầu tiền học tiếng Ả Rập này, xong rồi, tò mò tiếng Thổ Nhĩ Kỳ học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ để nói chuyện với giai Tây mà? Ka Ka Người nước nào? Người Pháp à?

Đức Đạt: Brazil ạ!

Thầy Trong Suốt: Đấy, học cả tiếng Brazil nữa luôn! Thế là cuối cùng là Thanh Thu trở thành nổi tiếng ở kinh thành vì biết tất cả 26 ngoại ngữ. Và mỗi ngoại ngữ, thì nàng lại tìm ra một chàng trai người nước đấy luôn, nổi tiếng và sẵn sàng làm bạn tình của mình. Nên là nàng có tận 26 bạn tình nổi tiếng. Bao nhiêu người con gái ghen tị với cả Thanh Thu. Thanh Thu vẫn là tuýp người nghĩ là gì? Nghĩ là hạnh phúc nằm ở đâu?

Mọi người: Bên ngoài!

Thầy Trong Suốt: Bên ngoài! Thế là nghĩ bây giờ mình có tình rồi, mình thiếu gì thôi?

Một bạn: Tiền!

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Trên đời này quan trọng nhất chỉ có? Tình và tiền! Nhưng mà nên nhớ là phải đi xin! Đúng chưa? Thế là bảo bây giờ mình xin, mình có khả năng rồi, mình không xin những phú ông bình thường làm gì, mình phải tìm người giàu nhất nước mà xin! Hồi đấy ai giàu nhất nhỉ, giàu nhất Việt Nam mà xin mới oách chứ đúng không?

Một bạn: Bầu Đức!

Thầy Trong Suốt: Không, bầu Đức có giàu nhất đâu, ai giàu nhất ấy nhỉ?

Thầy Trong Suốt: À đúng rồi, thời đấy có một doanh nhân…

Một bạn: Tên là Trong Suốt! (Thầy và mọi người đều cười)

Thầy Trong Suốt: Doanh nhân này tên là… Mặt Trời. Ông là trùm bất động sản, có rất nhiều bất động sản to đẹp, rồi nổi tiếng khắp nơi. Ông được gọi là tỉ phú đầu tiên giàu nhất đất nước đấy. Nên Thanh Thu tìm ông doanh nhân Mặt Trời mà xin mới chuẩn, đúng không? Doanh nhân Mặt Trời không chỉ sở hữu bất động sản như nhà cửa, mà còn trang trại, núi đồi, thác nước rất là rộng lớn. Thế thì Thanh Thu mới đến gặp tỉ phú Mặt Trời và hỏi, và nói là: “Xin ngài hãy cho tôi một tài sản thật lớn, lớn nhất của ngài”. Tỉ phú có cho không?

Mọi người đồng thanh: Có!

Thầy Trong Suốt: Đương nhiên! Sức mạnh điều ước mà! Tỉ phú bình thường cũng không phải là người hào phóng đến mức đấy, không hiểu sao thấy mặt của nó thì sao, giống như là bị thôi miên ấy! Đồng ý luôn, thế ông mở danh mục tài sản ra xem, sổ danh mục nó dày như thế này, nào là lâu đài, nào là cung điện, nào là cầu cảng, v.v… thấy không phải là cái lớn nhất. Cuối cùng ông giở trang cuối cùng. À, tài sản lớn nhất của tôi là một khu đất vô cùng quý báu. Ở trên đấy có nhiều mỏ, mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ kim cương mà tôi chưa khai thác. Tất nhiên là khu đất đấy chưa được khai thác, vẫn rất là hoang sơ, đường đi khá là hiểm trở. Nhưng mà đây là tài sản quý nhất rồi. Thế nhưng, trước đây tôi mua của người khác, có một giao ước như thế này: Tôi bán không sao, nếu tôi cho ai đó thì điều kiện phải như sau…

Lúc đấy Thanh Thu có đồng ý không? Điều kiện gì chẳng đồng ý đúng không? Một khu đất mỏ vàng bạc kim cương nhiều mà! Điều kiện này rất dễ – “Sáng mai đúng 6 giờ sáng chị đến đây, đúng 6 giờ chiều chị quay về đây. Nghĩa là 12 tiếng. Trong 12 tiếng chị làm gì? Chị hãy đi thật xa nhất có thể và cầm cái cờ này cắm ở đấy, thì cái chỗ đất này tính từ lúc chị đi, cắm vào được sẽ là của chị”. Sáu tiếng thì đi nhiều lắm, mà đất mỏ vàng bạc kim cương nhiều, sướng không? 12 tiếng chứ? – “Tuy nhiên nếu mà chị không quay về kịp lúc 6 giờ chiều thì không bao giờ tôi cho chị cái gì nữa!”

Thanh Thu đồng ý không? Điều kiện quá dễ còn gì nữa? Chạy đi cắm cái cờ quay lại thôi? Thanh Thu đồng ý ngay.

Sáng hôm sau ăn thật no, vác trên vai khá nhiều lương thực đủ để đi trong vòng nửa ngày và bắt đầu xuất phát. Thế là Thanh Thu chạy rất nhanh vì đi càng xa thì sao, càng nhiều đất. Đúng 12 giờ trưa là một nửa đường đúng không?

Thanh Thu dừng lại và bắt đầu suy nghĩ: “Bây giờ nếu mình quay về thì chỉ có từng này đất thôi. Nhưng nếu mình đi thêm một tiếng nữa, xong lúc về mình chạy. Có phải là được nhiều đất hơn không? 1 tiếng đấy đi được 1 đống mỏ vàng bạc kim cương mà về chạy thì, lúc đi bảy tiếng về chạy năm tiếng là bình thường! Mình khỏe thế này cơ mà? Đấy, chưa kể là trên đường về có anh nào đẹp trai lại nhờ anh cõng hộ, thì có khi còn nhanh hơn 5 tiếng!” Thế là Thanh Thu quyết định như vậy và đi thêm một tiếng nữa.

Một tiếng bình thường một người đi nhanh phải được 5km. Đến nơi là lúc 1h chiều, Thanh Thu định cắm cái cờ xuống lại nghĩ: “Trời ơi, phía trước kìa, trông kìa, phía trước là 1 vùng đất vô cùng đẹp đẽ, xong lại đầy dấu hiệu của vàng bạc kim cương nữa. Mình chỉ đi 1 tiếng nữa thôi, lúc về mình chạy thật nhanh, thì sao? Vẫn có thể về kịp!”.

Thế là Thanh Thu lại đi thêm một tiếng nữa. Và lúc đó là lúc 2 giờ chiều. Thanh Thu bắt đầu tính: “4 tiếng, nếu mình chạy nhanh thì 4 tiếng về được. Nhưng mà tiếc quá, lại phía trước có một cái hồ vô cùng rộng lớn và đẹp. Nếu mình có hồ này để sau này tắm tiên cùng 26 chàng trai thì tuyệt biết mấy!” (Mọi người cười)

Tự nhiên nghĩ thế, đấy! Lại cảm thấy rằng là thôi, lấy cái hồ đã rồi quay lại. Thế là cố đi hết mất nửa tiếng để lấy được cái hồ. Lúc đấy là mấy giờ rồi? 2 rưỡi rồi! Rất tiếc là cái vùng đất đấy hoang sơ quá, không có anh nào để mà nhờ cõng cả. Thế là Thanh Thu lúc 2 rưỡi phải chạy thật nhanh để về kịp lúc 6 giờ.

Tuy nhiên đi mất mấy tiếng rồi? Đi mất 2 tiếng rưỡi nữa là 8 tiếng rưỡi rồi, mệt không? Sức khỏe có hạn, liễu yếu đào tơ, nhất là bị 26 anh làm khổ mấy tháng nữa thì làm sao mà quá khỏe được? Nên là gì? Có đủ sức chạy về không? Thanh Thu chạy về không những là không kịp mà do đường đi hiểm trở, có một vách núi và đã rơi xuống vách núi và…? Và chết! Đấy là kết cục cuối cùng của người có khả năng xin gì…?

Mọi người: Được nấy!

Thầy Trong Suốt: Kinh khủng chưa? Hết chuyện! (Mọi người vỗ tay) Bài học là gì ạ? Có ai có bài học gì không ạ?

Một bạn: Không nên nghe truyện cổ tích ạ! (Thầy và mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Được rồi! Còn ai có bài học khác không ạ?

Các bạn:

– Đi 6 tiếng thôi. Đi 6 tiếng rồi về.

– Cái gì không phải của mình thì có cố gắng cũng không phải của mình.

Thầy Trong Suốt: À, bạn này nói là cái gì không phải của mình thì sẽ không phải của mình. Có ai có bài học khác không ạ?

Một bạn: Biết giới hạn thế nào là đủ!

Thầy Trong Suốt: Hả? À, phải biết thế nào là đủ mới hạnh phúc được. Đúng không ạ? Cũng hay! Bạn nào có ý tưởng khác không ạ? Bạn nào có một bài học khác không ạ? Không ai thấy là 26 người mà không sướng à? Đừng dại có 26 chàng trai! Vì sao? Phải sắm cái hồ cho các chàng đấy! Tóm lại là bài học là gì? Thanh Thu vẫn ở trong tâm trạng là gì? Hạnh phúc đến từ đâu? Bên ngoài! Vì cái người mà xin gì cũng được, vẫn cần phải đi… phải đi gì? Phải đi xin! Đúng không ạ? Có khả năng xin gì cũng được mà ngồi một chỗ có gì đâu? Không có gì! Nghĩa là nếu có khả năng xin gì cũng được ấy thì vẫn nằm ở trong trạng thái là gì? Hạnh phúc đến từ bên ngoài, xin mới có được. Đấy!

Nếu nghĩ hạnh phúc đến từ bên ngoài, thì kể cả có điều ước “xin gì cũng được” thì vẫn phải “Xin mới có”.

 

Trong trường hợp của bạn Minh Nguyên ấy, là đến từ tiền, đến từ chồng, bố mẹ chồng. Quá bên ngoài! Nhưng bây giờ đến từ cái khả năng mà xin gì cũng được cũng chưa đủ vì phải xin mới có được. Và nếu mình còn có lòng tham quá lớn thì dù mình có tất cả các thứ mình xin được, mình có hạnh phúc không ạ? Không! Chính là cái chết nó đến. Bây giờ còn ai tin là hạnh phúc đến từ bên ngoài không giơ tay ạ? Em tin à? Rồi, không sao hết!

3.3 Sướng như “Chuột sa chĩnh gạo”

Thanh Thu ngã xuống vực. Nhưng lúc đấy phù thuỷ Khánh Ly đi qua. Đấy, Khánh Ly đang vác trên người một cái giỏ bông. Đi từ đồng về mà! Đây là người rất ham lao động. Thế là rất may cho Thanh Thu là rơi xuống giỏ bông. Tất nhiên là rơi xuống giỏ bông thì cũng không phải là không chết, mà hấp hối thôi, chỉ là hấp hối. Vẫn rơi xuống đất và hấp hối. Khánh Ly mới bảo: “Em thấy chưa? Hạnh phúc không từ bên ngoài đâu, hiểu không?”. – “Không! Chị nhầm rồi, lần này chỉ là không may mà thôi! Đấy, chứ nếu mà em may, em chạy nhanh hơn một tí nữa có phải là em đã có một khu đất to hơn rồi không? Nên em vẫn mong muốn là nếu đời sau em có cơ hội em vẫn tiếp tục có một hạnh phúc đến từ bên ngoài như đời này!”.

Đấy là ước nguyện trước khi chết của Thanh Thu, sau đó lăn ra chết. Nhà Phật có khái niệm gọi là tái sinh. Tức là người chết thì chưa hết, mà tất cả những nguyện vọng, mong muốn hoài bão thậm chí là những thù hằn, những cái chưa làm được, nó sẽ tự động chạy sang đời sau. Thế là quả nhiên từ cái mong muốn đấy của Thanh Thu, chuyện chưa kết thúc ở đây. Thanh Thu tái sinh. Khánh Ly bảo: “Trước khi mất, Thanh Thu muốn đời sau như thế nào?”. Thanh Thu nghĩ một lúc mới nói là: “Em muốn, lần này em muốn là tái sinh vào nơi nào mà…  xung quanh em là tất cả những của báu quý nhất thế gian. Và thức ăn của em, ăn mãi không bao giờ hết. Không bao giờ phải lo đi xin ai cái gì nữa. Đời này em quá là dại, em ước khả năng xin gì được nấy. Quá dốt! Đời sau em chỉ cần là gì? Là rơi vào nơi của báu khắp thế gian này có ở đấy hết và em có thức ăn, ăn cả đời không hết. Em không cần phải xin ai cái gì nữa!”.

Xoẹt một phát, tái sinh xảy ra. Ở đây cần người đóng vai một ông vua. Có ai thích làm vai vua không ạ?

Hồng Vinh: Em.

Thầy Trong Suốt: Rồi, Vinh làm vua nhé? Ngày xửa ngày xưa, sau đấy khoảng mấy trăm năm đấy, ở một đất nước Brazil nọ, có một ông vua tên là Hồng Vinh! Ông vua rất là giàu, ông đánh chiếm các nước láng giềng xung quanh và mang về rất nhiều châu báu, tập hợp vào một cái kho. Thế thì cái kho báu đấy của ông ấy, không những là có những đồ quý nhất thế giới. Khi đánh các nước, sản vật các nơi đều mang về hết. Nên là trong đấy, ngoài việc chứa châu báu vàng bạc không kể xiết còn có những hũ đựng nông sản. Và trong những hũ đấy thì có hũ quý nhất gọi là hũ chứa gạo. Đây không phải gạo bình thường. Đây gọi là gạo ngũ sắc. Gạo ngũ sắc có một cái giá trị là khi ăn vào thì người rất là nhẹ, khoẻ, dễ chịu, tinh thần rất là thoải mái. Đấy! Kể cả đang buồn đến mấy, ăn một viên gạo ngũ sắc vào, thì sao? Lại vui vẻ như bình thường! Thế là Hồng Vinh coi đây là một quốc bảo của đất nước nên cất rất cẩn thận vào giữa kho, cho vào cái thùng.

Thế thì Thanh Thu tái sinh là gì mọi người biết không ạ? Một con chuột ở trong kho.

Sướng thế còn gì nữa? Sao lại cười? Xung quanh mình là gì? Vàng, bạc, châu báu, không phải xin ai cả! Thức ăn thì sao? Ê hề luôn! Gạo, sắn, ngô, khoai, có phải xin không? Chẳng xin ai hết! Thích ăn gì thì ăn! Thế là chú chuột lớn lên vô cùng sung sướng, cảm thấy mình là vua của kho báu. Thế rồi nó ăn khoai, ăn sắn, v.v… Và một ngày nọ nó chui vào trong chĩnh gạo ngũ sắc. Và nó rất là sung sướng. Đời mình, mình cảm thấy sướng hơn cả vua. Ông vua Hồng Vinh đấy, ông còn phải đánh đông dẹp bắc, chiến tranh bao nhiêu mới có tài sản và đồ ăn. Còn mình thì sao? Mình chẳng phải làm gì cả! Chuột sa chĩnh gạo mà? Mọi người nghe câu đấy bao giờ chưa ạ? Mình là chuột sa chĩnh gạo, mình rất sướng. Có bao nhiêu đồ ăn ngon thế này, việc gì phải nghĩ? Thế là nàng sống rất hạnh phúc, ngày này sang ngày khác.

Và cuối cùng món khoái khẩu nhất của nàng là món gì? Đương nhiên là gạo ngũ sắc. Thế là đầu tiên thì ăn các đồ khác nhưng cuối cùng con chuột quyết định “gạo ngũ sắc là món ngon nhất”. Và thế là hằng ngày nàng chui vào trong cái chĩnh gạo đấy ăn. Khi ăn gạo đấy, Thanh Thu bắt đầu nghĩ là thôi bây giờ tại sao mình không chuyển nhà vào trong đấy sống luôn. Thức ăn ngay bên cạnh, việc gì phải sống ở ngoài làm gì? Sống ở giữa chĩnh gạo sướng hơn mà! Giống như ông bà hay nói là chuột sa chĩnh gạo là sướng nhất. Và thế là Thanh Thu – con chuột đấy – chuyển nhà vào trong chĩnh gạo.

Đầu tiên ăn hết 1/3 số gạo đấy, thì vẫn còn khả năng leo lên trên miệng để ra ngoài. Nhưng xong nghĩ tại sao mình lại phải leo lên để làm gì? Thôi mình cứ ở đây thôi. Ăn gạo này, sung sướng này, ăn gạo lại sung sướng. Đấy, cái loại gạo ngũ sắc nó có sức mạnh như vậy, không phải lo lắng gì cả mà! Ăn gạo đấy xong là gì? Chẳng lo gì cả nữa! Thế là chuột cũng không lo đến chuyện phải lên khỏi hũ nữa. Thế là tiếp tục ăn tiếp.

Khi bắt đầu ăn hết thêm khoảng một nửa chĩnh gạo, thấy là nếu bây giờ mình nhảy lên thì vẫn kịp. Nhưng mà tiếc quá. Nhảy lên khỏi miệng chĩnh gạo thì không bao giờ ăn được gạo này tiếp nữa. Làm thế nào bây giờ? Hạnh phúc dù sao cũng đến từ… gạo. Sau khi cân nhắc và đấu tranh rất kỹ, cả ngày rất mệt thế là buổi tối, nàng lại nằm lăn ra thở và ăn tiếp ít gạo nữa.

Và chỉ một thời gian sau thì sao? Người nàng béo mẫm lên. Bây giờ chỉ còn 1/3 hũ gạo thôi. Nàng có đủ sức để lên nữa không? Thế là… hằng ngày để giải quyết cái chuyện buồn bã vì không leo lên được nữa. Nàng lại phải làm gì? Ăn gạo! Càng ăn nhiều thì càng hết gạo. Kết quả là ngày nọ trong hũ gạo, không còn lấy một viên ngũ sắc nào nữa. Và lúc đấy Thanh Thu không còn cái gì bên ngoài để hạnh phúc được nữa. Nhưng bên trong nàng cũng đầy buồn bã và tiếc nuối. Thế là cuộc đời đấy của nàng kết thúc như thế nào? Chết trong một cái hũ gạo mà trước đây đã từng đầy gạo quý. Đấy gọi là câu chuyện về chuột sa chĩnh gạo. Hết! (Mọi người vỗ tay)

Được chưa ạ? Bài học ở đây là gì ạ? Lần này Thanh Thu có một môi trường tốt, tuyệt vời không? Nhưng có hạnh phúc không? Chỉ có loại hạnh phúc giả tạm do một viên gạo bên ngoài mang đến, đúng không? Ăn vào thì vui mà? Nhưng khi viên gạo đấy hết rồi, muốn hạnh phúc thì phải làm gì tiếp? Ăn một viên nữa! Đúng chưa ạ? Và khi ăn hết xong rồi thì sao? Không còn cái gì bên ngoài nữa. Đầy đau khổ và chết vì lòng tham của chính mình. Rồi, bây giờ đến chuyện thứ ba rồi, còn ai tin hạnh phúc đến từ bên ngoài không ạ?

Thầy Trong Suốt: Đố mọi người biết tạo sao mình lại phải kể ba câu chuyện này để làm gì?

Bởi vì đơn giản thôi, tất cả những cô gái muốn lấy chồng, đều nghĩ rằng lấy chồng xong sẽ có thể hạnh phúc được, có thể! Cũng có thể không, cũng có thể có! Và họ đặt hạnh phúc của mình vào trong tay ai? Chồng và bố mẹ chồng! Trông thế thôi, nhưng mà mình cũng không khác gì những bạn trong câu chuyện vừa xong. Mình chỉ lấy ví dụ tên cho vui thôi, chứ còn tất cả mọi người đều giống… giống con chuột này, giống cô gái xin-gì-được-nấy này, giống cô gái ước-được-nhiều-vàng này. Mình đều sống ở trong tâm trạng là gì? Là hạnh phúc sẽ đến từ bên ngoài. Và bằng chứng cho thấy là gì? Dù mình có được cái mình muốn. Có gạo thần kỳ, có xin gì được nấy, có vàng bạc, cuối cùng có hạnh phúc không ạ? Mình vẫn ở trong trạng thái ăn xin. Mình phải ngửa tay ra xin, hoặc là đi xin tiền người khác, hoặc là xin ban phát hạnh phúc từ chồng, bố mẹ chồng, hoặc là xin niềm vui từ những viên gạo.

Người nào còn tin rằng hạnh phúc đến từ bên ngoài thì không khác gì người ăn xin hết! Đấy là sự thật! Mình luôn luôn phải xin một cái hạnh phúc nào đó, từ một ai đó mang đến cho mình. Và khi người ăn xin ở trên đường, mà không ai cho nữa thì sao ạ? Đói, khát, khổ rồi chết! Rất may là… các bạn ở đây chưa lấy chồng là rất may. Lấy chồng rồi chắc không còn cửa nào thoát nữa rồi!

Việc đầu tiên của mình là thay đổi cách nghĩ. Mình hiểu một cách sâu sắc là gì? Hạnh phúc không đến từ bên ngoài. Đấy là sự thật, đấy là điều mà Phật, mà những người thông thái hiểu biết, nói từ rất nhiều đời rồi. Hạnh phúc không bao giờ đến từ bên ngoài hết. Mình muốn hạnh phúc thì mình phải sửa bên trong hạnh phúc. Khi mình biết sửa bên trong hạnh phúc thì bên ngoài thế nào cũng được.

Bên ngoài tốt thì mình hạnh phúc thêm tí nữa, còn bên ngoài không tốt thì mình không bị đau khổ. Nên là thay vì việc mình tập trung đi lấy chồng như thế nào cho hạnh phúc, mình nên nghĩ rằng là tôi phải làm thế nào để chính tôi không cần chồng mà vẫn hạnh phúc.

Nếu tôi không cần chồng mà vẫn hạnh phúc thì có chồng, nếu chồng tốt thì sao? Càng hạnh phúc thêm! Nhưng nếu chồng không tốt bỏ tôi thì sao? Vẫn thế! Nên người thông minh ấy thì lại không đi tìm cách lấy chồng cho hạnh phúc. Tôi sửa mình cho hạnh phúc đã! Khi mà tôi đạt đến trạng thái là không cần chồng mà tôi vẫn hạnh phúc, đấy là lúc có thể lấy chồng được. Còn trước thời điểm đấy, giống bạn Mến, đừng vội! Đấy, hay là Huệ ấy, đừng vội! Mọi người đừng vội! Mình có vài năm, 3−4 năm không chết ai cả. Nhưng mà lấy chồng rồi ấy, những cái trách nhiệm trong việc lấy chồng này, những cái khó khăn trong gia đình ấy, chưa chắc mình đã còn điều kiện tự do như bây giờ để mình tập sống hạnh phúc cho chính mình. Khó, vấn đề rất khó! Lấy chồng rồi, mình chạy theo chồng, theo con, vô cùng mệt mỏi luôn! Thậm chí mình có thể khuyên đến mức như thế này “Nếu mình không biết cách tự làm mình hạnh phúc ấy, thì thôi! Hoãn lấy chồng lại! Hoãn vô hạn ấy!” Đến khi nào mình tập được mình hẵng làm! Thực sự, đấy là sự thật!

4.  Bị giục lấy vợ, Trong Suốt đã làm gì?

Thầy Trong Suốt: Nhân đây xin kể một ví dụ thôi! Chuyện cá nhân được không? Hay là cứ phải chuyện cổ tích?

Mọi người: Cá nhân ạ! Cho nó thực tế!

Thầy Trong Suốt: Cá nhân! Rồi! Thực tế luôn đấy ạ. À, mình cũng sinh ra trong một gia đình rất là nề nếp và truyền thống. Truyền thống nghĩa là gì? Trai khôn phải lấy vợ, gái lớn… ?

Mọi người: Gả chồng!

Thầy Trong Suốt: Mình có một người cha. Cách đây khoảng 10 năm người cha đấy đã 70 tuổi rồi, mà mình là con trai đầu tiên. Đấy, người cha 70 tuổi có muốn người con trai đầu tiên đi lấy vợ không ạ? Vô cùng muốn nó lấy vợ! Theo mọi người mình có bị sức ép của lấy vợ không ạ? Có chứ! Bài ca muôn thuở là gì?

Hồng Nhung: Bao giờ lấy vợ?

Thầy Trong Suốt: Khi nào lấy vợ? Hay là lấy vợ phải gạch đầu dòng thứ nhất này, gia đình tử tế, đúng không? Gạch đầu dòng thứ hai, tử tế gia đình! (Mọi người cười) Đấy, đại loại gạch đầu dòng thứ 3 là gì đấy, v.v… Thế nhưng hồi đấy mình là thanh niên tương đối cứng. Vì năm 2006 là mình biết đến đạo Phật rồi. Mình đã biết rằng hạnh phúc đến từ bên trong chứ không phải từ vợ rồi, nên mình dại gì! Hồi đấy mình vẫn chưa biết cách tự làm mình hạnh phúc. Nhưng mà mình không thể nói với bố mẹ là con chưa muốn lấy vợ được vì quá đau lòng, nhất là khi người cha 70 tuổi rồi. Đố mọi người biết mình sẽ nói gì với gia đình mình?

Một bạn: Duyên chưa tới!

Thầy Trong Suốt: Đầu tiên là nói là duyên chưa tới. Chuẩn! Em nói thế bao giờ chưa? Em có bao giờ nói với bố mẹ là duyên chưa tới không?

Bạn đó: Có ạ!

Thầy Trong Suốt: Được, tốt! Đầu tiên nói là duyên chưa tới. Bố mẹ lo gì, duyên đến rồi ngày nào đó sẽ cưới thôi! Nhưng thông điệp đấy chỉ có giá trị trong vòng một năm. (Mọi người cười) Bố mẹ mình đầu tiên nghĩ là duyên chưa tới nghĩa là nó sẽ tới sớm thôi. Ai dè, một năm xong rồi sao?

Hồi đấy mình không ăn mặc được đẹp như bây giờ. Hồi đấy mình chỉ có gọi là ba cái quần quăn tít ống, và ba cái áo sờn hết cỡ thôi! Hồi đấy mình không quan tâm đến hình thức. Và bố mẹ nghĩ là gì? Thì đúng là duyên tới mới tới, nhưng mà nếu con cứ xuềnh xoàng thế này, không đi tìm cô nào thì sao? Có tới được không? Làm sao mà tới được! Bố mình lại lo, bài ca đấy lặp lại: “Lấy vợ đi con ạ! Rồi lấy vợ về là sướng lắm, có người chăm lo cho rồi v.v… và v.v…”. Đấy là vừa dụ dỗ và thỉnh thoảng lại đe dọa.

Thỉnh thoảng bố mẹ mình khóc: “Chả quan tâm gì bố mẹ cả!”, Khóc mà? Khóc nghĩa là giọt nước mắt rồi đấy! Đấy gọi là dụ dỗ và đe dọa, và đánh vào gì? Tâm lý của mình, mình là người con hiếu thảo. Theo mọi người thanh niên cứng có chịu lấy vợ không ạ?

Một bạn: Có ạ!

Thầy Trong Suốt: Không, thanh niên cứng mà! (Mọi người cười) Cứng sao lấy vợ vội? Nhưng mà mình phải đổi bài, mình không nói duyên được nữa. Đúng không ạ? Nói duyên thì nó hết giá trị rồi, phải võ mới! Mình sẽ nói kiểu gì? “Bố mẹ yên tâm trông con thế này thôi”, hồi đấy mình cạo trọc đầu, người gầy gò không phải như bây giờ, quần áo thì sờn rách. “Trông con thế này thôi nhưng cũng có nhiều cô thích lắm đấy! Đây, bằng chứng này, ảnh nhá, cô này này, bố ở đây, mẹ ở đây này”.

Gia đình truyền thống mà, bao giờ cũng quan tâm bố mẹ làm gì. “Đấy, cô này đang thích con”. Xong mấy hôm sau lại đem một cô khác về và gì? “Đây nhá, cô này này, như thế này đây đang thích con”. Thực ra là hồi đấy chỉ là tưởng bở thôi! Mình chẳng biết có thích mình hay không. Nhưng cũng có thể có, có thể không, nhưng mà thôi, con nghĩ là đang thích con là được rồi. Thế là bố mẹ mình cảm thấy là gì? Yên tâm hơn một chút. Nhưng mà bài đấy được bao lâu? Lại chỉ được một năm thôi.

Đến 2008, lại tiếp tục là gì? Bố mẹ mình thấy là bao nhiêu cô thích nhưng thằng này có vẻ đi tu rồi, thì bao nhiêu cô để làm gì? (Mọi người cười). “Nếu mày đi tu rồi thì bao nhiêu cô thích có để làm gì đâu”, đúng không? Thế là bài ca lại lặp lại: “Trời ơi, con phải biết ba già như thế này rồi, muốn có đứa cháu nối dõi v.v… và v.v…” Đấy, rồi là trai khôn thì phải thế này, v.v… Ở đây có ai có tư vấn bài mới không ạ? Lúc đấy là mình không thể chơi bài gọi là duyên, v.v… nữa rồi. Mình nghĩ thế này, dù sao đã hai năm trôi qua. Mình đã bắt đầu sửa mình từ 2006 đấy. Hai năm trôi qua, thực sự mình đã sửa rất nhiều. Bấy giờ mình cũng chưa dám nói là mình đã sửa hết. Nhưng mình cũng đã khá biết cách tự làm mình hạnh phúc rồi. Nên nếu mình có thể câu giờ thêm khoảng hai năm nữa thì ngon.

Đấy! Nghĩa là câu được thêm hai năm nữa ấy, thì như vậy 2006 đến khoảng 2010, mình nghĩ là nếu hai năm nữa với cái đà này thì mình đã biết cách là không có vợ mà vẫn hạnh phúc rồi. Lúc đấy mình sẽ lấy vợ để chiều bố mẹ. Nên là câu chuyện bây giờ chỉ là câu giờ mà thôi. Câu giờ để có thời gian sửa mình. Mình cần câu giờ để sửa mình.

Thế là mình bắt đầu bài phát biểu mới: “Con đã nghĩ rất kỹ rồi, bố mẹ rất là đúng nên con đã đổi quan điểm. Quan điểm của con bây giờ là gì? Là con sẽ quyết tâm lấy vợ!”. Trời, mình nói xong mà bố mẹ mình sung sướng vô cùng luôn! Vì tưởng nó đi tu nó không lấy vợ nữa. Ai dè nó phát biểu một câu rõ ràng là gì? Con sẽ quyết tâm lấy vợ! Sướng lắm thế là bố mẹ mình lại có mấy tháng rất là êm ái. Thấy nó quyết tâm, buổi tối đi đâu? Bố hỏi đi đâu đấy con? Con đi… tìm hiểu! (Mọi người cười) Trời ơi, đấy là những lời mà có thể nói là đường mật và ngọt ngào nhất mà bố mẹ mình đã từng nghe trong giai đoạn đấy. “Con đi tìm hiểu này”, “Con đi đâu về đấy con? Đi đâu về?”, “Con đi chơi. Chơi với gì đấy, cô này cô kia”… Đấy! Lợi hại không? Thế là năm 2009 trôi qua một cách êm đẹp. (Mọi người cười) Mình thì có rất nhiều thời gian để sửa chính mình bên trong. Rất nhiều thời gian luôn, vì là ít chơi với mọi người, ăn mặc thì đơn giản. Nghĩa là thời gian chính là của mình, quay vào sửa những cái sai của mình bên trong.

Đến 2009 là mình bắt đầu đạt đến một trình độ mới. Là gì? Là không cần lấy vợ vẫn hạnh phúc. Đấy, lúc đấy mình có loại tự tin đấy. Thế nhưng bố mẹ mình thấy một năm trôi qua, quyết tâm mà một năm liền không làm được, bố mẹ lại lo tiếp. Bây giờ bài mới là gì ạ? Đố mọi người biết bài mới của mình là gì?

Một bạn: Năm sau sẽ cưới!

Thầy Trong Suốt: Rồi, năm sau sẽ cưới là một bài. Nhưng có bài này cao hơn. (Thầy cười) Bài mới này cao hơn! Lần này mình nói thẳng với bố mẹ… À rồi, 2009 là mình tự tin rồi mà! Mình không phải nói dối nữa.

Năm 2009 mình nói với bố mẹ là gì? “Thực ra trong ba năm qua, cái con làm nhiều nhất không phải là đi tìm một cô gái, mà con đi tìm sự bình an thực sự bên trong con. Đến bây giờ mà nói thì con đã có loại bình an đấy rồi. Nghĩa là thực sự mà nói, không cần vợ nữa con vẫn hạnh phúc được”.

Tuy nhiên để chiều ba mẹ, đúng không? Mà để lấy vợ một cách dễ nhất, ba mẹ muốn con lấy vợ sớm đúng không? “Ba mẹ muốn con lấy vợ sớm này, muốn con lấy vợ nhanh, muốn con lấy vợ dễ, thì con có một tuyên bố như thế này: Là từ giờ trở đi…”. Đây chuyện này có thật, một số bạn ở đây chứng minh, biết hết này. “Từ giờ trở đi nếu cô nào hỏi cưới con thì con cưới cô đấy!”

Đấy, đấy là cái mà năm 2009 mình nói với bố mẹ, thế là bố mẹ mình nghĩ thế nào? (Thầy và mọi người cười) Nhưng biết làm thế nào, đấy là sự thật. Và đến 2009 mình sống như vậy thật. Sự thật là như thế. Khi mình biết cách, bên trong mình hạnh phúc rồi ấy, mình cảm thấy là mình yêu ai cũng được. Mình có cảm giác đấy, mình tin mình làm thế được. Thế là mình bắt đầu sống như vậy. Mình bắt đầu nói với một số người, một trong những người đấy là vợ mình sau này, các bạn hỏi mình là khi nào anh cưới? Mình trả lời thế nào? “Khi nào có người hỏi là anh… ?”

Mọi người: Cưới!

Thầy Trong Suốt: Trong 10 cô mình nói thì có khoảng 9 cô là không tin. Chắc có vợ mình tin thôi! Đấy vợ mình ngồi góc kia, đấy, cái bạn áo hồng xinh xinh kìa! Đấy! Đứng lên vẫy tay tí! Đấy! (Mọi người cười và vỗ tay)

Trong những cô mình gặp ấy, không phải chỉ là những cô gái trẻ trung. Trong những cô mình gặp người nước ngoài cũng có này, cô có gia đình bỏ chồng rồi cũng có này. Thậm chí có những cô 50 tuổi có hai đứa con rồi. (Mọi người cười) Và khi mình về, mình kể cho bố mẹ mình thì sao? Ôi con quen một chị, chị ấy có nhu cầu lấy chồng, nhưng mà đã có hai con. Bố mình lo sốt vó luôn! (Mọi người cười) Đấy! Quá sợ đúng không ạ? Thế thì 2009 mình sống như vậy.

Thì đến khoảng tháng 2/2010, đầu năm 2010 thì mình vào Sài Gòn, vào trong chuyến đi công tác Sài Gòn, gặp một cô gái rất xinh. Hiểu rồi đấy! Đấy, thì cuối cùng ai là người hỏi ai ạ? Cho mọi người đoán đi ạ? Cô rất xinh, rất tử tế. Liệu mình có phải đi cưa cô đấy không ạ? Theo các bạn đoán thì sao?

Một bạn: Cả hai cùng hỏi nhau!

Thầy Trong Suốt: Cả 2 cùng hỏi nhau! Có ai đoán mình hỏi cưới không ạ? Thư đoán là anh hỏi cưới đúng không? Có ai đoán anh hỏi cưới nữa không ạ? Em? Bao nhiêu người nghĩ mình sẽ hỏi cưới cô đấy, hoặc là mình sẽ cưa cẩm? Không hỏi cưới mà là mình sẽ cưa cẩm cô đấy. Xinh đẹp, thông minh, tử tế! Bao nhiêu người nghĩ mình sẽ cưa cẩm cô đấy? 1, 2, 3, 4, 5.

Sự thật, nó lại không đẹp như trong mơ. Đấy! Cô ấy gặp mình và nói như thế này: “Anh là người đàn ông xấu nhất mà em từng biết!” (Mọi người cười lớn). Trời! Bối rối luôn! Trông mặt mình thế nào? Bỏ kính ra cho mọi người ngắm xem! Đâu đến nỗi nào đâu? Thế mà, cái cô đấy lại bảo mình anh là người đàn ông xấu nhất, mặt thì giống như con bồ nông, dáng đi thì gù gù, quần áo thì hôi. (Mọi người cười lớn) Đúng, có thể hôi thật! Vì hồi đấy mình đơn giản mà! Ít thay quần áo, ít giặt. Đấy, bạn này phát biểu như vậy đấy. Theo mọi người một người như vậy có xứng đáng để mình hỏi cưới không ạ?

Một bạn: Không!

Thầy Trong Suốt: Không xứng đáng, tất nhiên rồi! Ai lại thế! Thế thì hạ thấp phẩm giá mình quá! Đấy! Thế là không những mình không hỏi cưới, mình không thèm cưa cẩm luôn, không tặng hoa, không bất kỳ cái gì cả. Không rủ đi chơi, không tặng hoa gì hết. Đàn ông phải có giá trị của nó chứ! (Mọi người cười lớn)

Thế là một ngày đẹp trời nọ, ngày rất đẹp trời, cô gái đấy… Mình quên mất, kể qua một chút, lúc đấy là cô ấy hơi ế rồi. Tất nhiên theo quan điểm hiện đại thì hơi ế chứ người xinh như thế thì không ế. Trẻ trung, lúc đấy cô 30 tuổi, cao ráo, xinh đẹp, trẻ trung. Và cô ấy đã trải qua 5 mối tình lận đận. Mối tình nào cũng đầy nước mắt, cộng với rụng khá nhiều tóc. Nên là cô ấy mới về quê, cô ấy quê Đà Nẵng. Người thân hỏi là “Khi nào cưới hả con?”. Cô ấy nói là gì? “Đừng bao giờ hỏi thế nữa, con sẽ không bao giờ lấy chồng đâu”. Đấy là tháng 02/2010. 1 tháng sau, vào ngày 03/03/2010, chính cô đấy, đã làm gì?

Một bạn: Quỳ xuống!

Thầy Trong Suốt: Quỳ xuống? Bạn nào bảo quỳ xuống ấy nhờ? Nhầm! (Mọi người cười lớn) Nhầm! Đấy là tưởng tượng hơi nhiều đấy!

Người ta đã từng mơ ước, đúng không? Ai cũng đã từng mơ ước! Chính cô đấy đã hỏi cưới người con trai giống như con bồ nông này! (Mọi người cười lớn) Đấy, đấy là sự thật đã xảy ra. Và bây giờ mình lấy nhau đấy. Sau đấy khoảng 6 tháng thì lấy nhau. Cô hỏi cưới thì đồng ý thôi. Thế là 2 người, không yêu nhau…

Một bạn: Cầu hôn như thế nào ạ?

Thầy Trong Suốt: Cầu hôn? Cô ấy hỏi: “Đồng ý không?”. Hất mặt, “Đồng ý không?”. Xong bảo: “Đồng ý!”. Thế thôi! Và không có tí tình yêu nào. Thôi, thế thôi! Vì cô ấy ở Sài Gòn, mình Hà Nội, sau đấy mình chỉ gặp được 2, 3 lần nữa thôi, xong một thời gian rồi ra Hà Nội cưới. Hôn nhân không yêu luôn!

Mình cưới nhau khoảng mấy năm sau mới yêu nhau ấy nhỉ? Bao lâu sau ấy nhở? (Mọi người cười) Tầm 1 năm sau nhỉ? 6 tháng sau. Mình cưới cô ấy được 6 tháng rồi tình cảm mới bắt đầu nảy nở. Sáu tháng sau tình cảm mới nảy nở. À nhớ rồi, một lần thấy về nước mắt lưng tròng, bảo tại sao em khóc?

Hôm đấy là mình rủ bạn đến nhà chơi. Nấu cháo, à lẩu cháo, nhớ rồi! Đấy là ngày mùa đông, nấu lẩu cháo. Thế là khi các bạn về, mình thấy cô ấy ngồi, mắt rất là rưng rưng. Bảo tại sao em lại khóc? Bảo hôm nay là lần đầu tiên anh chủ động ôm em một cái. Đấy! Đấy là dùng tạm ở đấy là đánh dấu tình yêu. Đấy là ngày đánh dấu tình yêu giữa 2 người.

Sau đấy 1 năm mình có 1 đứa con trai, thằng bé ở đây này. Đấy, cả 1 đứa con gái đâu rồi ấy nhỉ? (Mọi người cười) Đấy, 1 em gái kia! Nói chung là giờ yêu nhau thắm thiết rồi! Và điều đặc biệt là cô ấy không còn thấy mình xấu trai nữa. Mà bây giờ cô ấy rất… thỉnh thoảng lại hay ca ngợi vẻ đẹp của mình. (Mọi người cười lớn) Đấy, đúng không? Đúng không em? Đấy thấy chưa? Gật đầu đấy! Như vậy là hôn nhân không có tình yêu luôn!

5. Khi nào thì biết mình đã sẵn sàng kết hôn?

Thầy Trong Suốt: Nhưng vì sao mình vẫn hạnh phúc được? Vì trước khi lấy vợ ấy, mình đã thấy là không cần vợ tôi vẫn hạnh phúc được rồi. Nên khi vợ mình về, mình không đòi hỏi gì cả. Mình không đòi hỏi là “em phải làm cái này cho anh, làm cái kia cho anh. Em thích làm thì làm, không làm thì thôi. Tại vì anh không cần em để hạnh phúc. Thì anh đâu cần em phải làm gì cho anh”.

“Em không cần phải giặt là quần áo. Em không phải nấu nướng. Không phải làm gì cả. Em làm cái mà em muốn thì em làm. Em thích gập quần áo thì gập quần áo, em thích làm thì làm. Em thích mua quần thì anh đi mua quần cùng em. Nhưng anh không đòi hỏi em cái gì cả. Vì bên trong anh đầy đủ rồi, anh không còn cần phải có một ai đó bên ngoài đem hạnh phúc cho anh nữa”.

Nhưng chính cách đối xử ấy là tốt nhất. Khi mình không đòi gì từ người vợ của mình, thì người vợ mình không áp lực gì hết. Không áp lực là phải thế này, phải thế kia. Không áp lực từ chồng và vợ mình hạnh phúc. Mọi người thử nghĩ xem, khi một người đau khổ thì họ có thể giúp người khác bên cạnh mình hạnh phúc được không? Khó lắm! Khi một người đau khổ người ta rất khó giúp người khác hạnh phúc. Nhưng người hạnh phúc có thể làm người khác hạnh phúc được không? Đương nhiên! Vì sao? Hạnh phúc giống như cái ly nước tràn ấy, nó đầy rồi nó sẽ rót cho người khác. Còn ly nước trống rỗng thì lúc nào cũng muốn người khác rót cho mình mà không bao giờ vơi. Giống câu chuyện lúc nãy đấy, hạnh phúc đến từ bên ngoài, rót vào, uống hết rồi lại thiếu.

Còn khi mình luôn luôn đầy tràn ấy mình thậm chí còn đi rót cho người khác. Thế nên là câu chuyện của mình, mình có thể làm như vậy. Tức là chồng chẳng đòi vợ làm cho gì hết vì mình thấy đầy đủ rồi. Vợ mình thấy hạnh phúc và thế thôi. Sau đấy thì chịu khó chăm lo cho chồng, chồng ăn nhiều vào béo lên, mua quần áo đẹp chồng mặc. Thế là không bị coi là xấu trai nữa.

Một bạn: Em là Vân ạ. Từ câu chuyện của anh em cũng đồng tình với cái quan điểm là hạnh phúc là phải từ thân mình ra. Ví dụ em hoàn toàn tự có thể làm em hạnh phúc, nhưng mà vì bố mẹ, em phải kết hôn với một người cũng nền tảng là không có tình yêu chẳng hạn. Nhưng trong khi em có thể không tạo áp lực cho người ta, người ta lại muốn tạo áp lực lên em chẳng hạn. Thì thực sự em nghĩ là trong trường hợp đấy của anh là anh may mắn anh gặp chị ấy. Chị ấy không có yêu cầu. (Thầy và mọi người cười)

Chị ấy có thể là như anh, có thể tự làm mình hạnh phúc ấy! Mỗi người có một thế giới rồi?

Thầy Trong Suốt: Không, chị ấy chưa đến trình độ đấy! Lúc chị lấy anh thì chị ấy chưa đạt, còn xa mới đạt đến trình độ đấy. Nghĩa là chị vẫn cần người bên ngoài làm cho hạnh phúc.

Bạn đó: Đúng rồi, thế trong trường hợp đấy người ta có những cái yêu cầu đơn giản chẳng hạn, có thể mình làm được trong giới hạn cho phép của mình thì không thành vấn đề. Nhưng ví dụ như là bọn em lấy chồng, chồng có rất nhiều yêu cầu, gia đình chồng có rất nhiều yêu cầu, rồi có nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống chẳng hạn. Đấy! Thì bọn em phải có những sự đánh đổi nó sẽ ảnh hưởng đến cái việc mà mình có thể tự làm mình hạnh phúc hay không?

Thầy Trong Suốt: Anh hiểu! Anh hiểu! Chính xác! Đấy chính là lý do vì sao anh nói là em cần 3−4 năm đấy! Em cần thời gian, để em biết cách tự làm mình hạnh phúc đã vì thế.

Bạn đó: À! Em nghĩ rằng là mỗi người nếu mà chỉ cần có con đường rõ ràng, là mình sẽ phải làm thế nào để cho mình hạnh phúc chẳng hạn thì mình có thể làm được như thế. Nhưng mà… mà có rất nhiều vấn đề phát sinh.

Thầy Trong Suốt: Anh hiểu câu hỏi của em luôn! Nghĩa là mình hạnh phúc rồi! Nhưng ông chồng mình đòi hỏi đúng không? Ông chồng, bố mẹ chồng có những sức ép mà nếu mình làm theo mình sẽ gì? Mất hạnh phúc.

Bạn đó: Vâng!

Thầy Trong Suốt: Nhưng mà mình không làm theo thì sao?

Bạn đó: Ơ… Bởi vì em, chắc là em vẫn bị nặng nề cái quan điểm là không phải kết hôn không hợp hoặc là không hạnh phúc thì có thể dễ dàng chia tay! Nó còn có nhiều vấn đề! Thế em nghĩ là cái đấy nó còn phải phụ thuộc cả vào đối tượng của mình nữa chứ?

Thầy Trong Suốt: Đấy chính là lý do mình phải có thời gian lúc đầu! Vì mình phải chuẩn bị cho cái khó khăn trước mắt nếu mình lấy chồng. Lấy chồng không dễ theo kiểu là may mắn, vì sao? Mình gặp rất nhiều người năm đầu may mắn, năm thứ hai thì sao? Chồng bắt đầu ngoại tình, bố mẹ chồng bắt đầu khó tính hơn. Mình đẻ con xong, mình mệt mỏi hơn. Đấy là cái mình phải chuẩn bị, mình phải biết trước là nó sẽ đến, nên là nếu mà mình chỉ hạnh phúc một cách tàm tạm riêng mình thì không đủ. Mình phải tập được cách là ngay cả khi mà mình không chiều nổi người khác thì trong lòng mình vẫn thấy hạnh phúc.

Cái đấy phải tập, cái đấy không phải là tự nhiên có được. Nếu mình sống 1 mình, mình đi chơi vui vẻ, mình hạnh phúc là dễ, quá dễ đúng không? Nhưng nếu mình ở trong mối quan hệ mà mình lại không làm hài lòng nổi người ta. Liệu mình còn giữ được sự bình an trong lòng mình không? Thì bây giờ mình nói sự bình an cho dễ hình dung. Hạnh phúc thì hơi khó hình dung. Liệu mình còn được bình an hay không? Nếu mình chưa được bình an khi đối diện với chuyện như vậy, thì câu trả lời của anh là chưa sẵn sàng!

Bạn đó: Trước đây em thấy trong xã hội mình, anh nói chưa sẵn sàng thì dễ chứ còn bọn em thì đến khi một cái tuổi nào đấy nói chuyện chưa sẵn sàng với bố mẹ là vô cùng khó khăn. Ví dụ như em chẳng hạn, em cảm thấy cuộc sống của em chẳng có vấn đề gì cả. Áp lực duy nhất của em là bố mẹ em ngày đêm giục hỏi han thôi, chứ còn những vấn đề khác em chẳng thấy có vấn đề gánh nặng gì cả!

Thầy Trong Suốt: Đấy, chính em tập đấy! Trước mắt là bố mẹ em trước. Liệu em không thoả mãn bố mẹ em, em còn sự bình an bên trong em hay không?

Bạn đó: Không!

Thầy Trong Suốt: Đấy, thì đấy là cái em tập. Câu trả lời: “Không” nói lên rằng là gì? Là em chưa sẵn sàng! Và em phải tập trước, để khi em không thoả mãn bố mẹ mà lòng em vẫn bình an được. Anh nói thế, tại sao? Anh cũng tập như thế! Và những người anh giúp cũng thế. Bố mẹ mình muốn mình lấy chồng đúng không? Nhưng sâu thẳm bên trong, bố mẹ mình muốn mình điều gì? Em biết không?

Bạn đó: Bố mẹ em thì chắc nghĩ là muốn mình được hạnh phúc như những người bình thường?

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Sâu thẳm bên trong là bố mẹ em muốn em hạnh phúc, không phải muốn em lấy chồng. Nhưng mà bố mẹ em chỉ biết một cách duy nhất, giải pháp duy nhất là lấy chồng. Ở thế hệ bố mẹ em, không biết giải pháp số 2 luôn! Đối với họ, lấy chồng nghĩa là hạnh phúc. Không lấy chồng, nghĩa là không hạnh phúc. Nghĩa là mặc dù, bố mẹ rất muốn con hạnh phúc, nhưng bố mẹ đưa cho con mình 1 giải pháp tồi.

Mong muốn thì tốt nhưng giải pháp thì tồi. Bằng chứng là thậm chí bố mẹ còn chẳng hạnh phúc, nói gì đến việc đem cho con hạnh phúc? Rất nhiều bố mẹ không biết hạnh phúc luôn, nhưng lại bảo con là con ơi hãy lấy chồng đi để mà hạnh phúc. Đấy nghĩa là gì? Một mong muốn tốt kèm theo một giải pháp tồi. Nên em thực sự thương bố mẹ thì em phải hạnh phúc hay em phải lấy chồng?

Bạn đó: Hạnh phúc ạ!

Thầy Trong Suốt: Đúng thế! Nếu anh thực sự thương bố mẹ, thì anh cần phải tập để hạnh phúc, lựa chọn hạnh phúc chứ không phải là để lấy chồng hay lấy vợ. Mình hiểu là sâu thẳm trong lòng những ông bố bà mẹ, kể cả họ không nói ra, họ muốn em hạnh phúc là quan trọng nhất. Nhưng mà giải pháp duy nhất mà họ có thể biết được là lấy chồng.

Phải thông cảm cho họ vì sao? Ở thế hệ của họ chẳng có phương án nào cả! Họ không được học, họ không được đến Trà đàm như thế này. Họ không được biết về những cái điều rộng mở hơn. Họ biết một cách duy nhất là lấy chồng. Nên là mình phải rất thông cảm với bố mẹ mình không đủ hiểu biết để đưa cho mình một phương án tốt hơn.

Nhưng nếu mình làm theo 1 phương án sai, kết quả sẽ là gì? Mình không hạnh phúc. Mình lấy chồng không hạnh phúc thì bố mẹ mình có hạnh phúc không? Ở đây, các em sẽ biết những người lấy chồng rồi mà bố mẹ vẫn buồn như bình thường. Nhiều lắm! Anh thì biết quá nhiều luôn! Một người con lấy chồng xong rồi mà bố mẹ vẫn buồn, buồn hơn ngày xưa luôn! Vì sao? Vì khi đứa con nó về nhà, ánh mắt nó trĩu nặng, nó tâm sự những câu chuyện bố mẹ chồng, hay là chồng đối xử không tốt, hoặc là nó gặp những chuyện này chuyện kia mà không có ai chia sẻ. Bố mẹ còn buồn hơn là trước khi đi lấy chồng cơ! Đấy là chuyện rất bình thường, rất phổ biến là khác!

Bố mẹ mình muốn mình hạnh phúc, nhưng đưa cho mình một giải pháp tồi là lấy chồng. Kết quả mình được là cái gì? Được một cái vỏ. Cái vỏ thôi! Cái vỏ để cho gọi là xã hội nhìn vào thấy OK thôi! Còn cái ruột thì sao? Sự bất hạnh, không hạnh phúc. Nếu mình cũng chiều theo bố mẹ như vậy, thực chất là mình làm hại bố mẹ. Đúng chưa?

Thực chất là mình làm hại bố mẹ chứ có làm lợi bố mẹ đâu? Kết cục là gì? Bố mẹ mình không hạnh phúc vì mình không hạnh phúc. Nên là nếu mình hiểu được cái điều đấy, thì mình hiểu trách nhiệm lớn nhất của mình, là mình phải hạnh phúc. Bố mẹ mình hy sinh vì mình bao nhiêu cơm ăn áo mặc, mồ hôi nước mắt bao nhiêu năm, không phải để mình có một cuộc sống bất hạnh, mà hy sinh cho mình để hạnh phúc và mình phải có sự hạnh phúc.

Còn trong giai đoạn mình tập, anh kể lúc nãy là giai đoạn hoãn binh, bố mẹ mình chưa thể thông cảm cho mình được, chưa chắc đã thông cảm được. Mình phải tìm cách. Bởi vì sâu thẳm bên trong cái mình muốn là đem đến hạnh phúc cho bố mẹ mình, chứ không phải đem đến cho bố mẹ mình cái vỏ hào nhoáng của hạnh phúc, lấy chồng đẹp nhà cao cửa rộng, còn trái tim mình khóc thầm từ sáng đến tối.

Và bố mẹ là những người nhạy cảm nhất. Bố mẹ nhạy cảm đến mức khi nhìn thấy mặt mình là biết mình có hạnh phúc không. Ở đây nếu ai là bố mẹ sẽ hiểu là bố mẹ nhìn mặt mình có thể đoán được mình có hạnh phúc hay không. Không cần phải kể một đống chuyện ra. Nhiều khi mình chỉ ủ rũ, mặt mình có nét buồn buồn là bố mẹ nghĩ: “Hay là nó có chuyện?”. Xong hỏi mình lại không nói, lại càng nghĩ là có chuyện. Nên mình giấu ai được thì giấu, mình rất khó giấu bố mẹ mình. Rất khó giả vờ bố mẹ mình là: “Bố mẹ ơi con hạnh phúc lắm!”.  Ngược lại mình rất dễ bị lộ ra là mình không hạnh phúc.

Nên là cái mà em cần cân nhắc là em cần có sức mạnh. Em có sức mạnh để làm gì? Để làm bố mẹ mình hạnh phúc. Nhưng mà không phải bằng cách mà bố mẹ mình muốn, không phải với giải pháp tồi bố mẹ mình đưa ra. Hôm nay chúng ta có khoảng 40 bạn nữ. 40 bạn nữ ở đây, chúng ta hãy sống theo kiểu mới!

Bao nhiêu người sống theo kiểu cũ và không hạnh phúc rồi. Tại sao mình còn đi vào? Tại sao mình còn phải sống theo kiểu là chìa bàn tay ra, xin hạnh phúc của người khác như kiểu ăn mày nữa? Bao nhiêu tấm gương như vậy đã xảy ra trong cuộc đời này rồi? Nếu mình không biết gì, không biết một tí nào về cách sửa mình thì thôi, mình cũng giống như người kia. Nhưng mình đã đến đây, ngồi ở đây, tại sao mình không làm điều đấy tốt hơn?

Mọi người tự hỏi xem tại sao mình không làm điều tốt hơn? Mình lại phải chạy theo nỗi sợ của mình? Đi vào một cuộc hôn nhân mà mình phải ngửa tay xin hạnh phúc. Rồi mình sẽ bất hạnh, khả năng rất cao. Và bố mẹ mình bất hạnh theo.

Tại sao mình không có lựa chọn khác? Dành 2 năm. 2 năm là đủ, không cần 4 năm như anh. 4 năm là vì anh hồi đấy không có ai nói Trà đàm cho mình nghe. Hồi đấy là mình tự đi tìm đường, thành ra nó lâu.

Cho nên bây giờ những người mà anh hướng dẫn, có những bạn ngồi đây này! Không cần 4 năm đâu, mất 2 năm thôi! Nếu em dành ra 2 năm sửa để mình có khả năng hạnh phúc, để mình có khả năng bình an mà không cần thêm một người khác, thì lúc đấy em mới lấy chồng được. 2 năm không phải là quá lâu. Nhưng nếu lấy chồng quá sớm, Mến chẳng hạn đúng không? Khi lập ra đình rồi em quay như chong chóng này. Em không còn khả năng chủ động, rất thấp. Như gió thổi em đi, bố mẹ bảo gì mình sẽ quay đến đấy rồi con bảo gì, chồng bảo gì, xoẹt một cái 10 năm trôi qua. Rồi mình phát biểu là gì? Giá mà ngày đấy em được chọn lại!

Đấy là sự thật! Nên là hôm nay rất may là rất nhiều người ở đây chưa có gia đình. Đấy là lý do buổi hôm nay dành cho những người chưa lập gia đình. Cái thông điệp mà anh muốn truyền tải là gì? Đừng vội lập gia đình! (Thầy và mọi người cùng cười. Mọi người vỗ tay)

Đừng vội lập gia đình! Sửa mình! Bình an mà không cần thêm một người nữa! 2 năm! Cứ cho là 2 năm! Có người giỏi mất 1 năm, rồi hẵng lập gia đình.

6.  Tự sửa mình như thế nào?

Một bạn: Anh có thể cho bọn em một số gợi ý tự sửa mình được không?

Thầy Trong Suốt: Hôm nay thì khó nhưng mà chắc sau buổi này mình sẽ có series. Làm thế nào để bình an mà không cần phải ngửa tay xin một người khác. Mình phải tập những cái rất là nhỏ.

Ở đây có những ai nghe những buổi Trà đàm trước không ạ? Buổi Trà đàm trước là buổi trà đàm: “Tại sao bạn cần được tôn trọng?” ở Đà Nẵng. Mọi người có thể bắt đầu nghe. Nhưng nguyên tắc căn bản thế này thôi. Nguyên tắc căn bản của việc sửa mình là gì? Là mình phải hiểu, việc người ta đối xử với mình thế nào là việc người ta, nhưng mà việc phản ứng thế nào là việc của mình. Nên nếu mình phản ứng tiêu cực, thì đấy hoàn toàn là lỗi của mình. Đấy nguyên tắc căn bản của sửa mình là thế. Ví dụ bạn em mắng em là đồ… đồ gì đấy, em ghét bị gọi là đồ gì?

Bạn đó: Chắc là đồ ngu ạ!

Thầy Trong Suốt: Đồ ngu! Rồi! Bạn em nói là đồ ngu. Em có bực không?

Bạn đó: Có ạ!

Thầy Trong Suốt: Nguyên tắc căn bản của sửa mình là gì? Bạn mắng mình thế nào là việc của bạn, còn mình phản ứng thế nào là quyền của mình, nhưng nếu mình đã chọn phương án là bực thì đấy là một lựa chọn sai, mình phải sửa. Đấy, nguyên tắc căn bản! Nghĩa là mỗi khi em có phản ứng tiêu cực với môi trường ấy, thì em hiểu đấy là vấn đề của em, chứ không phải vấn đề của môi trường. Cùng nguyên tắc đấy thì em sửa tất cả vấn đề, vì khi đấy em quay vào bên trong em sửa.

Có một ví dụ khác. Cũng câu chuyện của anh ngày xưa. Ba anh lúc đấy là 70 tuổi rồi! Và mình rất là sợ ba mình mất, 70 mà. Đúng không? Sợ! Nguyên tắc là gì? Nỗi sợ ấy đến là lỗi của ai, có phải của ba mình không? Hay là của mình? Nỗi sợ đến từ mình, mình phải sửa nỗi sợ ấy. Không phải là bảo “Ba ơi ba hãy trẻ lại” mà mình phải sửa nỗi sợ đấy. Đấy, như vậy là gì? Mỗi lần mình có một phản ứng tiêu cực với một chuyện gì bên ngoài thì mình phải quay vào trong thấy rằng đấy là vấn đề của mình và sửa bằng được thì thôi. Với cách đấy thì mình sẽ sửa tất.

Ví dụ như anh có Trà đàm về “Làm thế nào để sửa được ghen tị”, đúng không? Mọi người ở đây có thể nghe và xem trên trang Trongsuot đấy. Nhà Phật nói rằng con người có năm tính xấu căn bản, nếu mình sửa xong là căn bản sửa hết. Sửa xong cái đấy là mình có thể bình an không lo bên ngoài nhiều. Năm tính xấu cơ bản của con người:

Thứ nhất là tham lam. Dễ hiểu đúng không ạ?

Thứ hai là giận dữ.

Thứ ba là lười biếng.

Thứ tư là kiêu ngạo.

Thứ năm là ghen tị.

Người ta gọi là ngũ độc. Năm cái chất độc nó có thể thiêu đốt bất kỳ người nào. 5 điều đấy trong cuộc sống mình có.

Nhưng ngày xưa mình nghĩ là tôi ghen tị là được, bởi vì nó hơn tôi. Hay là tôi giận dữ là được, bởi vì nó phá hại tôi. Nhưng mình phải thấy rằng giận dữ là vấn đề của mình. Không phải nó phá hại mình, mà mình có tính xấu, mình có cái độc của giận dữ phải sửa. Tham lam, ghen tị, kiêu ngạo, giận dữ, lười biếng, năm thứ đấy hoàn toàn có thể sửa được nếu mình chịu sửa. Và mất khoảng hai năm thôi! Sau thời gian đấy, mình sửa xong rồi thì mình thấy gì?

Hoàn cảnh xảy ra mình không còn ghen tị nữa.

Người ta trêu chọc mình, mình không giận dữ nữa.

Mình được ca ngợi mình không còn thấy kiêu ngạo nữa.

Cái việc cần làm mình sẽ không lười nữa.

Có cái hấp dẫn nhưng không phải của mình không lấy được nữa.

Khi mình sửa xong năm cái đấy mình sẽ có sự bình yên bên trong mà người khác không lấy đi được. Vì sao? Vì nếu người khác gây chuyện thì mình lại tập được.

Thì tất cả những buổi Trà đàm đấy, mọi người có thể, hoặc là nghe lại ghi âm hoặc là đọc lại. Đấy, lúc đầu mình chỉ nghe thế là đủ rồi! Nhưng nếu mình muốn học sâu sắc hơn, sửa tốt hơn thì có thể gặp Hồng Nhung và Hồng Nhung sẽ liên lạc để gặp anh để tìm cách sửa một cách sâu sắc.

Một bạn: Dạ vâng ạ! Em có 1 câu hỏi đó là, nếu mà mình cứ nhận lỗi về bản thân mình, hoặc là mình sửa bản thân mình, hoặc là mình dễ tính quá ấy, thì người ngoài thường sẽ cảm thấy là mình không có nguyên tắc gì cả – dễ tính ấy ạ. Và họ cũng sẽ lấn tới với mình thì sao?

Thầy Trong Suốt: Sửa mình không có nghĩa là mình lùi lại hoặc là nhận lỗi. Sửa mình là gì? Là không phản ứng một cách tiêu cực, chứ không phải là không phản ứng nữa. Bạn này bảo đồ ngu đúng không? Ví dụ thế, bảo là đồ ngu. Sửa mình là gì? Không phải là: “Ừ, tớ là đồ ngu! Thôi cậu, tớ nhận tớ là đồ ngu rồi, cậu thấy hài lòng chưa?” – Không phải! Sửa mình là mình thấy mình tức. Mình không phản ứng ngay lúc đấy. Mình tập với cái tức của mình. Khi giải quyết xong cái tức đấy của mình, mình mới bắt đầu phản ứng lại. Mình không phản ứng vội khi mình đang tức giận đùng đùng. Mình sửa cơn tức giận trước rồi mình phản ứng bằng sự bình tĩnh sau.

Chứng tỏ là em chưa nghe Trà đàm, Trà đàm nói rất là rõ những điều đấy. Không phải là mình không phản ứng môi trường nữa, mà mình phản ứng bằng cái gì cơ? Bằng tức giận hay là bằng không tức giận? Bằng kiêu ngạo hay bằng không kiêu ngạo? Đấy, bằng sợ hãi hay không sợ hãi? Còn vẫn phản ứng như bình thường thôi! Thậm chí em làm vậy người ta sẽ nể em hơn, không bắt nạt, ngại em hơn! Và có những lúc cần mình phải giận, mình giận ở bên ngoài nhưng không giận bên trong. Tức là khi cần mình phải tỏ ra giận. Vì sao? Bởi vì giận dữ là cách nhanh nhất để sửa thái độ của người khác. Nó không phải cách bền nhất mà là cách nhanh nhất. Có những trường hợp cần phải sửa nhanh hơn cho người khác thì giận dữ là cách nhanh nhất. Phải sửa nhanh mà!

Ví dụ như em đi chơi với bạn trai, bạn trai làm em điều gì đấy mà em muốn bạn không lặp lại nữa thì tỏ vẻ giận hay là gì đó là bạn ấy sẽ nhớ cả đời, đúng không? Đấy, như vậy là giận dữ là cách sửa nhanh, nhưng mà sửa nhanh không có nghĩa là sửa hết. Đôi lúc mình phải bình tĩnh phản ứng lại mới đúng, chứ không phải giận dữ phản ứng lại. Nhưng mấu chốt là gì? Nếu em có giận dữ ở bên ngoài ấy thì em không phản ứng bên trong. Bởi vì em đã sửa bên trong rồi mà. Nên em có tỏ ra giận dữ bên ngoài cũng chỉ là tỏ ra mà thôi. Đấy chỉ là phương tiện để em giúp người ta, giúp sửa tình huống thôi! Chứ không phải là em bị cơn giận làm chủ hành động sai lầm. Đấy gọi là sửa bên trong. Sửa bên trong xong rồi phản ứng bên ngoài. Lúc đấy là gì? Là ngay cả cơn giận cũng trở thành công cụ tốt của em luôn! Nên phụ nữ có một cái hay là nếu biết cách giận thì rất hiệu quả. Đúng chưa?

Hôm trước có bạn học trò của anh nói là lấy chồng 2 năm rồi, anh chồng đi làm thỉnh thoảng về muộn, lúc 2h ấy! Thì trong thời gian đấy bạn không gặp anh, mà bạn đọc trong sách nào đấy, bạn học được rằng mình phải, phải gì? Không giận dữ đúng không? Thế là bạn tập, bạn tập xong, bạn hết giận thế là bạn ấy chẳng nói gì cả. Kết quả là gì? Ông chồng lại đi về muộn. Thế thì cách đây khoảng mấy tháng gặp anh, bạn ấy bảo là “em tập thế đúng không anh?”, bảo “thôi sai rồi, thôi chết rồi! Không phải là em không phản ứng, em hãy làm thế này, thế này cho anh”.

Thì cách đây khoảng 2−3 ngày bạn ấy gọi cho anh. Bạn ấy nói là: “Quá là kì diệu, lần đầu tiên trong đời có chuyện này nó đã xảy ra”. Anh hỏi: “Chuyện gì?”“Ông chồng em đi về lúc 2 giờ. Bình thường em sẽ tập xong, em sẽ hết giận, thế xong nói anh về rồi đấy à, xong đóng cửa đi ngủ”. Nhưng lần này sao? Bạn tập để hết giận xong bạn ấy bắt đầu đùng đùng nổi giận. Đấy, “Anh hành xử như thế là không đúng, anh ngăn cản em đi về muộn nhưng chính anh đi về muộn. Từ nay về sau anh còn về muộn thì em cũng sẽ về muộn bằng như anh luôn!”.

Nhưng chưa hết, bình thường bạn ấy chỉ nói một câu là bạn hết giận và ngày hôm sau không nói nữa. Nhưng bạn ấy đay nghiến chồng bạn một tuần liền như vậy. Nên là hôm qua hôm kia bạn gọi cho anh và nói là: “Chồng em đã đồng ý rồi, ký vào giấy hẳn hoi. Từ nay trở đi anh sẽ không về muộn thế nữa. Anh xin lỗi em”. Điều kỳ diệu là trong 2 năm trời không xin lỗi bao giờ, mà bây giờ lại xin lỗi. Như vậy là cơn giận có sức mạnh của nó, chứ không phải không có. Nhưng trước đây bạn ấy hiểu sai về cách tập. Bạn nghĩ rằng, hết giận nghĩa là bên trong hết giận, bên ngoài thôi buông xuôi luôn. Còn khi bạn hiểu đúng rồi thì sao? Bạn ấy hết giận bên trong và bên ngoài bạn ấy mạnh mẽ hơn hẳn luôn! Nên là chồng bạn ấy quy phục. Đấy là nổi giận để hàng phục chồng! (Mọi người cười)

Nếu các em dành 2 năm thì tất cả những kỹ năng đấy em có hết! Dành 2 năm để luyện mà! Bạn ấy chỉ luyện có mấy tháng mà bạn ấy đã có kỹ năng đấy rồi. Tưởng tượng xem mình dành 1 năm để luyện thì sao? Nổi giận để hàng phục chồng này! Chắc chắn là có! Đúng chưa? Hay là kiên nhẫn để hàng phục mẹ chồng. (Mọi người cười) Đấy, bí kíp mà! Kiên nhẫn hàng phục mẹ chồng, nổi giận để hàng phục chồng, giả vờ đau khổ để lấy tình thương của chồng. (Mọi người cười) Tất cả cái đấy mình làm được nếu bên trong mình bình an, không bị khống chế bởi cảm xúc sợ hãi, sân hận, tham lam thì mình sẽ làm được.

Ngược lại nếu mình không có khả năng giải quyết vấn đề bên trong mình, thì làm sao mình hành động một cách bình tĩnh sáng suốt được? Đương nhiên mình sẽ hành động bởi cảm xúc chi phối. Nếu mình giận mà mình bung nó ra ngoài ấy, mình sẽ nói những lời khó nghe này, mình sẽ xúc phạm người ta và mình sẽ gây vết thương cho người ta là cái chắc! Cái người bị mình giận ấy! Ví dụ như là mình nói là: “Anh chẳng bao giờ làm cái gì tốt cho em cả”. Khi mình giận mình nói thế, trong khi người ta làm đầy điều tốt cho mình. Mình đang tức mà? Khi tức mình nói quá lời – “Anh chẳng bao giờ làm điều gì tốt cho em hết!”. Thế lại thành một vết thương cho người ta. Người ta bảo là: “Ôi bao nhiêu công lao lâu nay mình chăm sóc tử tế, cho ăn uống đàng hoàng, mà lại bảo không làm gì! Thật là một người gì…? Vô ơn, bạc nghĩa!” – Thế là cơn giận của mình tạo ra một tổn thương cho người ta. Kể cả chồng mình giận mình hay là mình giận chồng mình đều thế hết. Kết quả là thế nào? 2 người gây tổn thương nhau.

Nhưng nếu mình không giận mình chỉ nói bằng sự bình tĩnh của mình thôi ấy, thì mình sẽ không gây tổn thương kiểu đấy. Mình sẽ nói là “gần đây anh không chăm sóc gì cho em cả”, chứ mình không nói là “anh không bao giờ chăm sóc cho em cả”. Mình nói sự thật, chứ mình không nói quá lên vì cơn tức của mình. Nên chồng mình không bị tổn thương và không có cơ hội nói mình vô ơn bạc nghĩa. Đấy là tất cả những thứ cần phải rèn luyện, không thể có sớm được. Nhưng mà rèn luyện được nếu mình đồng ý nguyên tắc là gì? Mỗi lần mình có một cảm xúc tiêu cực thì phải sửa mình trước. Nguyên tắc duy nhất thế thôi! Còn sửa thế nào thì sẽ có sách, có thầy, có bạn.

Nhưng nếu mình không đồng ý cái đấy thì rất khó sửa mình. Vì mỗi lần mình khó chịu mình lại bảo là lỗi của người ta thì làm sao mình sửa được mình? Mình khó chịu là lỗi của chồng, lỗi của mẹ chồng, những người nào nghĩ là lỗi của chồng, của mẹ chồng thì không bao giờ sửa được mình hết. Chỉ suốt ngày thích sửa ai?

Một số bạn: Sửa chồng, với mẹ chồng!

Thầy Trong Suốt: Sửa chồng, bố mẹ chồng, mà có sửa được không? Sửa thế nào nổi? Chồng mình không tệ hơn là may! Thông thường ông chồng càng già, càng về sau càng xấu tính hơn. (Mọi người cười) Sự thật! Đấy, nên cuối cùng là mình không sửa được cái gì cả! Và mình trao cái quyền sửa cho người khác. Mình sửa mình, mình có quyền. Chứ mình sửa chồng, bố mẹ chồng sao được? Đấy là lý do mình phải tập. Anh nghĩ tối thiểu là 1 năm, 2 năm thì là nhiều rồi! Nhưng tối thiểu là 1 năm, 1 năm mình tập tích cực. Thì lúc đấy mình sẽ lên một bản lĩnh mới. Lúc đấy mình sẽ cảm thấy rằng là bây giờ lấy chồng được rồi. Mình tự mình cảm thấy thế. Giống như anh ngày xưa cảm thấy thế, bây giờ lấy chồng được rồi. Mình sẽ cảm giác là bây giờ mình có tự tin để mà lấy chồng.

Không phải như hôm nay mọi người rụt rè nghĩ là có nên không nhỉ? Khi cái ngày đấy xảy ra, mình sẽ có loại tự tin bây giờ mình lấy chồng được rồi. Mình lấy 1 người chồng phù hợp. Nhưng mà cơ bản bên trong mình tự bình an rồi, lúc đấy lấy chồng phù hợp. Còn bây giờ ai đang vội lấy chồng thì sao? Thôi từ từ đã, vội gì? 1 năm đâu có quá xa đâu? À nhưng phụ nữ Việt Nam lại còn gì? Kim Lâu gì gì đúng không? (Mọi người cười) Thôi cứ cho 2 năm đi cho nó thoải mái! 2 năm nữa có gì quá xa đâu?

Thậm chí đến trình độ cao mình sẽ có cảm giác là gì? Mình sẽ có cảm giác là không lấy chồng cũng chẳng sao! Thậm chí có cảm giác đấy luôn! Trình cao hơn! Không lấy chồng cũng chẳng sao! Có ai đồng ý là mình sẽ không lấy chồng không?

Không lấy cũng chẳng sao, nghĩa là gì? Mình không phụ thuộc vào chồng nữa. Còn lấy chồng cũng là chuyện vui mà! Không phải chuyện buồn đâu. Nếu mình có trình độ tốt ấy thì lấy chồng không phải chuyện buồn. Trình độ mình thấp, đấy là chuyện buồn. Có trình độ tốt thì đấy không là chuyện buồn nữa, nó là một trò vui. Đúng chưa? Mùa đông có gấu ôm, đúng không? (Mọi người cười) Đấy! Rồi là bạn mình có con, mình cũng có một đứa bé để khoe. Đấy, v.v… và v.v…, lắm trò thú vị!

Bạn ấy: Dạ vâng, em cảm ơn anh ạ!

Thầy Trong Suốt: Có 2 phần căn bản: 1 là mình phải hiểu rằng, mình phải sửa mình trước. Mình muốn hạnh phúc thì mình đừng đặt mình vào trạng thái phải ngửa tay xin hạnh phúc từ người khác. Cái trạng thái đấy chắc chắn mình sẽ khổ. Đấy, nếu mình lấy chồng trong trạng thái là “Chồng phải tốt, mẹ chồng phải tốt, v.v… thì tôi mới hạnh phúc được, bình an được” thì chắc chắn là mình sẽ khổ. Nếu may thì được một thời gian thôi, rồi cuộc đời nhiều biến cố lắm. Người ta sẽ thay lòng đổi dạ, thay tính đổi nết, mình sẽ khổ. Những khó khăn trong đời sẽ đến với mình, mình sẽ khổ. Nên mình chưa nên lấy chồng khi đang ở trạng thái là phải xin người ta.

Nhưng không có nghĩa là mình đợi ngày mình có khả năng đấy, mình không có tập gì hết. Mình phải tập. Mình hãy dành 1−2 năm ra để tập, để mình có khả năng là gì? Là không cần xin người khác mà vẫn bình an được. Lúc đấy mình sẽ có lòng tự tin. Và toàn bộ quá trình đấy mình sửa bên trong hết, không phải đi sửa bên ngoài. Và khi tự tin rồi, thường là cơ hội nó đến mà. Mình tự tin rồi mặt mình ánh lên vẻ tự tin, đầy anh đến: “Ôi! Mình mà móc được cô này thì sướng!”. Nhiều người đàn ông chỉ cần người vợ tự tin thôi! Chứ không phải ông nào cũng nghĩ là lấy vợ về che chở cho vợ đâu! Người đàn ông cũng có nhiều người sợ, ngại! Cũng bố mẹ đến một ngày nào đó bắt mình lấy là phải lấy. Đấy, và sẽ có những người đàn ông thấy mình phù hợp.

Nhưng nếu chẳng có thì chẳng sao! Mình leo đến trình độ cao rồi thì “không có thì thôi!”,  2−3 năm nữa, 4−5 năm nữa… có kinh khủng đâu! Cái khó nhất của mình là không phải lúc mình tập xong rồi, mà khó đoạn nào? Từ giờ đến ngày đấy, mình chịu quá nhiều áp lực của gia đình. Và mình phải sửa mình. Đấy! Cái đoạn lúc nãy anh kể đấy, 4 năm đầu ấy, gọi là khó nhất thôi! Tập xong rồi thì dễ, lấy ai chẳng được? Hoặc là không lấy ai cũng được nhưng mình sẽ biết là ai phù hợp với mình để mà lấy, vì mình tự tin. Nhưng từ giờ đến ngày đấy là khó! Thật sự là khó, không dễ! Mình phải chống chọi với áp lực của thiên hạ, của gia đình. Mà mình lại phải quay vào trong sửa mình.

Như vậy nếu mình thích làm người ấy thì phải có sự cam kết với chính mình rất lớn, là: “Tôi sẽ dành công sức và thời gian. Tôi sẽ đối diện với áp lực của gia đình và xã hội, để tôi sửa được mình, lên 1 trình độ mới, mà ở đó, cái sự bình an của tôi không cần phải đi xin người khác nữa. Ở trình độ ấy, tôi mới nghĩ đến chuyện lấy chồng”. Đấy! Mọi người nên nghĩ như vậy! Ở đây có ai đã nghĩ được như vậy rồi? 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7! Rất tốt, 8! Rất tốt! Đấy, đấy là cách mình nên nghĩ. Tóm gọn bài hôm nay là như thế!

Còn trong 2−3 năm đấy, hay là 1−2 năm đấy làm cái gì? Hồng Nhung, đầu mối đấy! Các bài giảng này, nếu cần hẹn gặp mình có thể gặp cá nhân, mình giúp được! Cần làm gì trong thời gian đấy, hoặc mọi người tổ chức, gọi là: Hội chị em… vùng lên gì đấy đúng không? (Mọi người cười) Ví dụ thế! Có thể làm như thế được!

7. Hỏi đáp

7.1 Bản chất của việc lập gia đình là gì?

Thầy Trong Suốt: 7 phút hỏi đáp bắt đầu! Ví dụ các em đem những vấn đề của mình trong cuộc sống ra hỏi cũng được. Vấn đề liên quan đến gia đình, yêu đương. Quên mất là chưa kể mình là chuyên gia tư vấn. Những chuyện gì? Tình yêu, hôn nhân, gia đình và ly dị. (Mọi người cười) Đấy, chuyên gia ngồi đây, mọi người hỏi gì cứ hỏi đi, tất cả những chuyện kiểu đấy. Từ lúc bắt đầu yêu thế nào, ly dị thế nào cho đúng cách. Đôi khi ly dị chính là một giải pháp tốt cho một mối quan hệ. Rất nhiều khi là như thế! Tình yêu này, hôn nhân này, gia đình và ly dị, đấy! Bốn chủ đề mọi người có thể hỏi được. Có ai hỏi chuyện ly dị không ạ? Có ai hỏi chuyện… tình yêu không ạ? Tình yêu cho đông đảo bạn trẻ đi ạ? Em cười là em có câu chuyện đúng không?

Một bạn: Em chưa yêu ạ!

Thầy Trong Suốt: Chưa yêu ấy hả? Bạn nào đang có chuyện tình yêu đang muốn tâm sự và muốn chia sẻ không ạ? Hay là bài này nghe xong đầy đủ quá luôn rồi? (1 số bạn cười) Vấn đề gì cũng của mình hết mà, thì hỏi làm gì?

Một bạn: Em có một câu hỏi ạ! Nếu như trong một thời điểm mà mình có thể tìm được hạnh phúc của bản thân mình rồi, an nhiên của bản thân mình rồi thì bản chất của việc lập gia đình là gì ạ?

Thầy Trong Suốt: Ai nghe câu này chưa nhỉ? Vợ chồng là…?

Nhiều người: Cái duyên cái số!

Thầy Trong Suốt: Bản chất gia đình là duyên số! Đấy là hiểu đạo Phật mà nói. Anh với vợ anh chẳng hạn, là gì?

Một bạn: Duyên số!

Thầy Trong Suốt: Duyên số, hoàn toàn luôn! 2 người ở hai thành phố khác nhau, chẳng yêu đương gì nhau, gặp nhau xoẹt một cái cưới nhau. Bản chất của gia đình là duyên số. Có một câu nói này cũng hay, câu nói này không phải của đạo Phật nhưng mà rất hay. Câu này trong phim 2048 ấy (Một số bạn cười) Mọi người xem phim đó chưa?

Đấy là phim nên xem! Phim của Trung Quốc: “2048”. Có một câu là thế này: “Hôn nhân là vấn đề của thời điểm. Đúng người mà sai thời điểm thì cũng vô nghĩa”. Đấy, câu đó rất hay! Hôn nhân là vấn đề của thời điểm. Hay nhà Phật nói là vấn đề của duyên số. Tình yêu, hôn nhân là duyên số. Hay là có nợ và có vay, nợ nhau mới đến trả nhau. Còn đâu đời một chút là: “Hôn nhân là vấn đề thời điểm. Đúng người mà sai thời điểm thì cũng vô nghĩa”. Có rất nhiều người gặp đúng người đấy rồi, hợp với mình nhất, yêu mình nhất, quan tâm đến mình nhất nhưng mà?

Một vài bạn: Có chồng rồi!

Thầy Trong Suốt: Hả? Thời điểm không phù hợp, ví dụ mình chưa sẵn sàng để đi đến hôn nhân. Họ không sẵn sàng hoặc không đủ điều kiện để đi đến hôn nhân. Ví dụ họ phải đi nước ngoài, họ có chồng hay có vợ rồi. Nhiều khi thế mà! Hoặc mình sẵn sàng rồi, họ chưa sẵn sàng. Đấy, nên hôn nhân không phải là vấn đề của tình yêu luôn. Mọi người vẫn nghĩ hôn nhân là tình yêu đúng không? Xưa nay mọi người hay nghĩ thế mà? Hôn nhân là vấn đề của tình yêu! Không phải! Hôn nhân chỉ là vấn đề của thời điểm mà thôi! Hay là vấn đề của duyên số mà thôi! Đúng người mà sai thời điểm thì vô nghĩa! Sai người…

Nhiều bạn: Mà đúng thời điểm…

Thầy Trong Suốt: (Cười) Mà đúng thời điểm thì sao? Cũng lấy nhau như thường! Mọi người đồng ý không? Có rất nhiều người là sai người mà đúng thời điểm. Đúng lúc bố mình ép, mẹ mình ép, bố mẹ nhà kia ép, mình thấy là cũng còn nhiều… lệch pha lắm nhưng mà thôi, đúng gì? Đúng thời điểm rồi! Đấy, tặc lưỡi 1 cái đấy!

Nên là câu hỏi của em nếu mà trả lời theo cả 2 cách đều đúng. Vấn đề của duyên số, em với cả người ta có duyên nợ với nhau. Duyên nợ nó có 2 kiểu: Hoặc là em có ân với người ta, nghĩa là có công với người ta, có ơn với người ta đấy, thì người ta sẽ tìm đến em để mà trả ơn, thì hôn nhân của em, về phía người ta, là người ta sẽ tử tế với em.

Loại thứ 2 là em có oán với người ta. Đời trước em nỡ dằn vặt, nỡ đánh đập, nỡ ngoại tình gì đó, thì đời này người ta đến để gì? Trả oán! Mà như vậy, người ta sẽ trả trong cuộc hôn nhân ấy, sẽ đánh em, sẽ chửi em, sẽ ngoại tình, sẽ v.v… trả lại cái nợ ấy.

Nên đây là vấn đề của duyên nợ đấy! Hôn nhân là vấn đề của duyên nợ. Đấy là quan điểm của nhà Phật. Còn quan điểm một cách quan sát đời mà nói là thời điểm. Cuối cùng vấn đề có cưới nhau được hay không phải là gì? Đúng thời điểm! Còn sai người một tí thì sao? Vẫn cưới như thường! Đấy, đấy là sự thật! Đời là thế!

Nhưng trong cái “đời là thế đấy” thì mình vẫn có thế chuẩn bị được, ở chỗ mình không biết là khi nào duyên đến với mình. Mình không biết là chồng mình đến để trả nợ hay để trả oán. Đúng chưa? Nhưng mình biết là gì, mình có thể sửa được bên trong lòng mình. Để nếu mà gặp được người trả nợ mình thì tốt, còn gặp người trả oán mình thì sao? Đến để làm 2, làm khổ mình ấy, thì mình có sự bình an và sáng suốt, để đối diện. Rất thực tế và rất thực dụng là như vậy. Hoặc là những ai mà đã từng yêu mà không lấy được ấy, thì cũng đừng lấy gì làm tiếc. Vì thấy rằng vấn đề là thời điểm, hoặc là vấn đề duyên số đấy, không đủ duyên nợ với nhau. Đời trước chắc là chỉ đắp cho nhau cái áo đúng không? Mọi người biết chuyện đấy chưa? Đấy! Thế thôi, thế là không lấy nhau được.

Hiểu người, càng hiểu thì càng thấy rằng, việc sửa mình mới quan trọng. Bởi vì người ta đến để giả ân hay giả oán mình có biết đâu? Chẳng biết được! Mà mình còn không biết khi nào nó đến nữa. Thời điểm mà? Có ai kiểm soát thời điểm đâu? Có phải bảo tôi muốn lấy chồng là lấy chồng đâu? Tất cả các điều đấy đều nằm ngoài kiểm soát của mình. Nhưng việc mình sửa mình là việc mình có thể làm được. Người thông minh ấy, là không há miệng chờ sung, mà gì?

Một bạn: Tự đi hái sung rụng!

Thầy Trong Suốt: Hả?

Bạn đó: Tự đi hái sung rụng!

Thầy Trong Suốt: Tự đi hái sung rụng! Cũng được! Đấy, rèn luyện cho mắt mình thật là tinh, tay mình thật là dẻo để hái quả sung xịn nhất trong những quả sung rụng! Cũng được! (Một số bạn cười) Cũng được! Minh Nguyên, em có hỏi gì không?

7.2 Hạnh phúc là gì? Bình an có phải là đủ?

Minh Nguyên: Em muốn hỏi là theo anh thì hạnh phúc là gì?

Thầy Trong Suốt: Hạnh phúc ấy hả? Câu hỏi quá khó đúng không? Hạnh phúc là được nhìn thấy khuôn mặt xinh đẹp của vợ mình. Đấy, theo anh thì thế đấy! (Thầy và mọi người cười) Đối với anh cơ mà, đúng không?

Một bạn: Nhưng vợ anh ra ngoài rồi mà?

Thầy Trong Suốt: Đấy, vẫn ngồi kia kìa. Đấy, đấy!

Một bạn: Thế nên anh mới nói đúng không ạ?

Thầy Trong Suốt: Hả, cái đấy à? Bí mật, bí mật! Em hỏi đối với anh thì anh chỉ nói thế thôi! Còn đối với cả thế gian này thì là gì? Hỏi thế gian…

Nhiều người: Tình là cái chi chi.

Thầy Trong Suốt: Tình là gì còn không biết nữa là hạnh phúc? Nói đùa đấy, hạnh phúc là mình có một sự bình an trong tâm hồn, đấy là hạnh phúc, có thể nói như thế. Đối với anh bình an trong tâm hồn là hạnh phúc. Làm người khác bình an là hạnh phúc. Mỗi người có thể có hạnh phúc của riêng mình, không nhất thiết là phải giống nhau.

Một bạn: Em có một câu hỏi ạ!

Thầy Trong Suốt: Ừ, em hỏi đi?

Bạn đó: Sau khi buổi nói chuyện này thì em cảm giác là, bây giờ em cảm thấy việc có người yêu hay có gia đình bây giờ không phải là điều quan trọng nhất ạ! Miễn là rèn luyện bản thân ạ!

Thầy Trong Suốt: Ừ, đúng rồi.

Bạn đó: Thì em lại nhớ đến trường hợp của bạn em. Bạn ấy đã từng trải qua một mối tình ạ! Sau đó bạn ấy bị suy sụp, bạn ấy đi theo đường thiền. Sau đó bạn ấy luôn nói với em rằng, bây giờ trong tâm bạn ấy, kiểu rất là bình bình ấy ạ, không bao giờ để cho mình quá vui, không bao giờ để cho mình quá buồn. Thế nên là khi mà mọi người chọc quê bạn ấy làm sao, bạn ấy không quá buồn, khi mọi người tổ chức party cho bạn ấy thì bạn ấy cũng không vui quá, cứ bình thường như thế ấy ạ. Theo anh thì như thế có tốt không? Và đó có phải là một con đường để mình rèn luyện cái sự bình an trong mình không ạ? Em cảm ơn!

Thầy Trong Suốt: Vấn đề không phải là bên ngoài mình thế nào. Một người bên ngoài như vậy, chưa chắc bên trong đã tốt. Đấy là cái vẻ bên ngoài đúng không? Nếu tâm họ thực sự bình an ấy, thì là tốt. Còn nếu không, rất nhiều người ấy, là bạn mình tổ chức party thì mình không vui.

Bạn đó: Không phải là không vui…

Thầy Trong Suốt: Cứ bình bình đúng không? Nhưng mà khi ai đấy nói xấu một cái là mình lại buồn. Cái tốt hay không tốt là do trình độ tiến bộ của mỗi người, nó không thể hiện ra bên ngoài. Sau này bảo là em có tiến bộ hay không chỉ mình em biết thôi, không ai biết cả. Bạn ấy phải biết. Nếu bạn ấy có thể biết, bạn ấy tự thấy được thì tốt. Bạn ấy có sự gọi là: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến ấy”, thì tốt. Còn nếu bạn ấy chỉ có vẻ ngoài tốt thôi thì chẳng có gì là tốt. Nhưng ví dụ nếu mà những người mà anh hướng dẫn ấy, thì quan điểm của anh lại không phải như vậy. Quan điểm của anh là: Không phải bình an là cái đích của mình. Bình an chỉ là cái điều mình phải có được thôi. Cái đích của mình ấy, không phải là bình an. Đích của mình là phản ứng phù hợp. Đấy mới là quan trọng.

Nghĩa là gì? Nghĩa là trong hoàn cảnh nào mình có cách hành xử đấy. Cái đấy đối với anh là cái quan trọng hơn. Bởi vì như vậy nếu bình an không, thì chỉ được có mình thôi, lợi cho mình mình thôi, mình không giúp được người khác. Thậm chí là mình còn hại người khác bằng cái bình an của mình. Mà mình phản ứng phù hợp mới là quan trọng. Nhà Phật dùng từ khác là từ thiện xảo. Nghĩa là trong hoàn cảnh cần thiết, mình phải phản ứng phù hợp, chứ không phải là mình có sự bình an bên trong là đủ. Khi cần, em nghĩ rằng cần giận là phải giận đấy! Vì sao cái cơn giận mà bạn lúc nãy anh kể không phải là chỉ bạn ấy được đâu. Cái bạn giận chồng để chồng phải ký vào giấy ấy! Mà chồng bạn ấy cũng được, đúng không? Chồng bạn ấy bỏ được thói quen xấu. Như vậy cái cơn giận đấy mới gọi là phản ứng phù hợp. Còn vui vẻ cười bình an ấy thì lại là phản ứng không phù hợp. Đúng chưa? Bạn ấy đã không phù hợp trong 2 năm và kết quả là chồng bạn ấy đã đi về muộn, ngày càng về muộn hơn.

Nên là cái con đường mà anh hướng dẫn mọi người ấy, bình an là đương nhiên rồi, không thể không có bình an được, nếu không bình an thì làm sao mà phù hợp được. Nhưng không đủ! Mình phải quan tâm đến việc là hành động của mình phù hợp để ích mình với cả lợi người nữa, thì như thế với anh mới đủ. Bạn ấy đối với anh như thế là chưa đủ, nếu bạn ấy không có khả năng phản ứng phù hợp thì chưa đủ. Thực ra khi mình bình an và mình phản ứng phù hợp thì những người xung quanh mình mới được lợi. Còn khi bình an mà phản ứng không phù hợp, nhiều khi mình gây khổ cho những người xung quanh mình. Nên mình được bình an nhưng người ta khổ, đâu có gì hay đâu?

Giống như câu chuyện của anh đấy. Bố mẹ anh bảo là phải làm thế này, phải làm thế kia, đâu phải anh không làm gì, anh cứ bình an, anh cứ: “Con bình an rồi, bố mẹ thích nghĩ gì thì nghĩ”. Mà mỗi lúc phù hợp mình lại nói một câu phù hợp để bố mẹ mình bớt khổ đi. Đúng không? Nghe Trà đàm em sẽ hiểu, mọi người ngồi đây sẽ hiểu! Đầu tiên nghe Trà đàm đi đã! Nghe Trà đàm sẽ hiểu là cái mình ưu tiên ấy không chỉ là bình an bên trong mình. Cái đấy nó là căn bản phải có nhưng không đủ, mà mình còn phải biết cách sử dụng hoàn cảnh và sự quan tâm đến người khác để giúp người khác hạnh phúc nữa. Và như vậy mình phải biết phản ứng phù hợp với cả hoàn cảnh xung quanh.

Mình muốn lấy chồng mà đâu phải chỉ cho mình hạnh phúc đâu? Thực chất một câu chuyện lấy chồng tốt, là mình muốn chồng hạnh phúc nữa đúng không? Ví dụ cái mối hôn nhân tốt ấy, đâu phải là chỉ mình muốn mình hạnh phúc đâu? Mình cũng muốn chồng mình, bố mẹ chồng mình, con mình hạnh phúc, đúng không? Nhưng nếu mình không có các cách phản ứng phù hợp thì mình không làm được điều đấy. Nhưng nếu mình không có bình an thì liệu mình có phản ứng phù hợp được không? Không nốt! Nên đầu tiên là được bình an, nhưng sau đấy là phải biết cách đối xử cho phù hợp đến từ Trí tuệ. Nhà Phật gọi là trí tuệ và phương tiện ấy. Cách khác theo cách nhà Phật nói, cái bình an bên trong là phải do trí tuệ mới có được. Còn giúp được người khác, phản ứng cho phù hợp ấy, thì gọi là phương tiện. Nhà Phật nói là cả trí tuệ và phương tiện đều quan trọng. Nhưng nếu không có trí tuệ thì không có phương tiện, nên là nhấn mạnh bình an trước.

        (Bạn Huệ giơ tay)

Thầy Trong Suốt: Hỏi đi! 1 câu hỏi cuối cùng của em, của Huệ!

Mỹ Huệ: Em có một thắc mắc một chút. Hôm qua em và chồng em tranh luận với nhau về 1 vấn đề. Đó là khi mà em đi ra ngoài, em tiếp xúc những người lạ ấy thì em có cái bản tính là lầm lì ít nói. Và chính cái điều đấy khiến cho chồng em nghĩ là em nên thay đổi vì nếu khéo léo sẽ được lòng họ hàng hơn. Nhưng mà bản thân em thì nghĩ rằng như thế là ổn rồi, không nhất thiết phải như thế. Nhưng mà chồng em lại quan niệm là như thế kia mới là đúng. Khi mà em ngồi em nghĩ lại thì nghĩ rằng mình rất khó để thay đổi nhưng mà làm thế nào để chồng mình có thể hiểu được vấn đề đấy. Có thể là cái suy nghĩ của chồng em là mong em tốt lên thì tự nhiên mối quan hệ của em với tất cả mọi người cũng sẽ tốt lên. Thì em nên làm thế nào với hoàn cảnh đấy?

Thầy Trong Suốt: Nguyên tắc đầu tiên là gì? Khi chồng mình nói như vậy mình có cảm thấy thoải mái không? Hay mình không thoải mái?

Mỹ Huệ: Em nghĩ là chồng em nghĩ thế là đúng!

Thầy Trong Suốt: Không! Em đã! Chồng em là việc của chồng em!

Mỹ Huệ: À tất nhiên là ngay lúc đấy thì em thấy là không… không thoải mái lắm!

Thầy Trong Suốt: Việc đầu tiên của em là em phải sửa cái không thoải mái của em đi đã. Như lúc nãy anh nói đấy. Khi mình có một sự không thoải mái với bên ngoài, mình có thể chưa cần quan tâm đến cái gì bên ngoài vội, mình sửa mình trước. Mình phải tập cách thoải mái khi chồng mình nói với mình thế đã. Đấy là cách tập, những cái đấy phải tập. Khi em thoải mái lúc chồng em nói thế rồi, thì em mới ở trong một trạng thái bình an và sáng suốt. Em mới tiếp tục hỏi anh câu vừa xong em hỏi anh, là: “Bây giờ em nên làm gì?”. Khi em đã không bình an, không sáng suốt, đố em trả lời “làm gì” với chồng em được. Đúng chưa? Nên là nguyên tắc đầu tiên phải sửa mình trước là vì thế!

Giả sử em sửa em bình an rồi. Khi bình an em sẽ nói chuyện với chồng theo kiểu khác, không phải theo kiểu là một người vợ bị ép phản ứng nữa. Đúng không? Mà là 2 người bình tĩnh và sáng suốt nói chuyện với nhau xem bây giờ nên làm gì là phù hợp: “Anh ạ, em sẽ cố gắng, nhưng mà cũng phải có thời gian! Anh biết đấy, một người có một tính cách, người ta gọi là giang sơn dễ đổi bản tính khó dời đúng không? Cái tính cách của em xây dựng trong vòng 30 năm nay rồi! Anh bảo em là ngày mai em phải cười với hàng xóm, họ hàng. (Một số bạn cười) Em chỉ có mếu thôi, không cười được. Đấy, em sẽ cố gắng nhưng anh phải kiên nhẫn”.

Nhưng em bảo: “Anh không kiên nhẫn thì anh sẽ khổ, không phải em khổ. Nếu em cố gắng mà anh không kiên nhẫn thì không phải em khổ đâu, vì em biết cách bình an rồi, nhưng anh sẽ khổ. Vì sao? Anh sẽ thấy cái bản mặt lầm lì của em một lần nữa, một lần nữa. Anh đâu biết rằng trong lòng của em đã đang thay đổi và đang cố gắng rồi. Em sẽ cố gắng theo đúng cái nhịp độ của em. Vì không ai làm cái điều mà gọi là vượt quá nhịp độ, khả năng của mình được. Đúng chưa? Em sẽ cố gắng với nhịp độ và khả năng của em. Còn cái em mong muốn ở anh là kiên nhẫn. Anh kiên nhẫn và em cố gắng!”.

Đó là phương án tốt nhất – “Còn anh nên thay đổi. Vì nếu em bình an rồi thì tại sao anh không thay đổi?”. Em bình thường em không thay đổi, em có biết vì sao không? Biết vì sao em không muốn thay đổi không? Vì em đang không bình an. Chẳng ai muốn thay đổi cả!

Mỹ Huệ: Em… lúc ấy… trong những lúc như thế, người ta nói thế, em tự nhiên em cảm thấy sợ!

Thầy Trong Suốt: Đấy! Em không bình an mà? Em phải bình an trước đi! Nguyên tắc đơn giản là phải bình an trước. Khi người ta… người ta là ai? Chồng em? Hay họ hàng em?

Mỹ Huệ: Tất nhiên là họ hàng em…

Thầy Trong Suốt: Khi họ hàng nói thế mà em sợ thì làm sao em thay đổi? Em lại mang nguyên tắc này về tập. Tập bình an đã! Đúng chưa? Khi bình an rồi, thoải mái rồi, người ta nói mấy câu mình không sợ hãi thì mình mới có thể cười với người ta được. Còn mình đang sợ người ta bỏ xừ đi được làm sao mình cười được? (Vài bạn cười) Em nói với chồng là gì?

“Đây, cách thay đổi của em là như thế này này: Em tập bình an cho em trước. Khi người ta nói em, em không sợ thì em sẽ cười lại. Đấy! Và vì thế nên là nó cần mất thời gian. Anh muốn nhanh, nhưng cái nhanh của anh lại là nguy hiểm, lại hiệu quả ngược. Anh bắt em phải cười bên ngoài, nhưng trong lòng em tức giận thì sớm muộn gì ngày nào đó em sẽ không còn cười được nữa, còn anh sẽ mang tiếng. Nên là muốn nhanh thì phải từ từ. Đấy! Anh muốn nhanh thì anh phải từ từ, anh phải kiên nhẫn. Đây là cách đổi của em. Em đổi như thế này này! Không phải là ngày mai em đến cười với mọi người ngay. Em biết là không nên làm như vậy mà em sẽ sửa dần bên trong em trước rồi em mới cười với mọi người dần. Anh hãy chờ đợi khoảng thời gian phải kéo dài từ 6 tháng đến một năm”.

Khi bình tĩnh sẽ nói được như thế. Người ta nói là: “Nói phải củ cải cũng nghe” mà! Khi nói lời có lý có tình thì người ta sẽ nghe. Nên là mấu chốt là em phải giải quyết bên trong em trước. Khi chồng nói thế phải giải quyết cái sợ trong em trước. Khi họ hàng nói gì em, em sợ, em phải sửa bên trong em trước. Khi em có bình tĩnh rồi, em sẽ đối diện với nó một cách dễ dàng hơn nhiều, và khôn ngoan hơn nhiều. Bình tĩnh mới có sáng suốt! Nếu mà chồng em một lần ép em không được, nhưng em quay lại một cách bình tĩnh như vừa xong, hai lần không được, đến lần thứ ba chồng em cũng phải nghĩ. Chính chồng em đấy, cũng phải nghĩ là: “À như vậy cái anh nói vẫn là một lựa chọn tốt”. Nhưng nếu chồng em lần đầu tiên nói với em, em giận nhau luôn, cãi nhau luôn thì sao? Thì lần thứ 2 sẽ là mắng chửi, là đánh, lần thứ 3 sẽ là quát bỏ đi chỗ khác và đuổi em ra khỏi nhà. Đấy! Nên là em sửa bên trong em xong này, bình tĩnh sáng suốt đối diện với chồng em, kiên nhẫn. Khi em bình an, em sẽ có sự kiên nhẫn. 3 lần, 4 lần… là cách đấy!

Và những cái phương án này phụ thuộc rất nhiều vào việc em có sửa em được không. Thay vì dồn những phần năng lượng vào những việc như là thỏa mãn nhu cầu của chồng, thì dồn năng lượng vào việc là tập bình an cho mình trước mọi hoàn cảnh. Đấy là lý do mà hôm nay anh chỉ muốn tập hợp những bạn chưa có gia đình là vì thế. Vì những bạn có gia đình rồi ấy, thì thực sự là khó. Nhưng mà vẫn làm được! Nhưng cái áp lực từ nhiều phía quá! Nhưng thế thôi, mình hoàn cảnh thế rồi, làm thế nào bây giờ? Phải cố gắng thôi, cố gắng và mình phải kiên nhẫn với chính mình nữa! Đôi khi kiên nhẫn mình cứ đòi hỏi người ta phải kiên nhẫn với mình nhưng mà mình cũng phải kiên nhẫn với mình. Nghĩa là gì? Khi mình chưa sửa được thì mình cũng đừng trách mình, đừng thất vọng với mình, mình cũng đừng đay nghiến chính mình. Còn những bạn nào chưa có gia đình thì quá may mắn! Vì các bạn còn một khoảng thời gian đủ dài để mà làm tất cả những điều mà bạn Huệ đang mơ ước! (Một số bạn cười) Đấy! Thu hỏi gì em?

7.3 Đàn cừu trắng xinh đẹp và cô cừu đen Thanh Thu

Thanh Thu: À… tức là em muốn hỏi là trong công ty ấy! Thế bây giờ một nhóm các bạn nữ cùng nói xấu một người. Mình cũng không muốn tham dự vào trong cái nhóm đấy thì có thể là bị cô lập hoặc nhận xét là mình có vấn đề gì đấy. Nhiều khi em thì lại muốn tách ra bởi vì không muốn nói về việc đấy. Nhưng mà những người trong nhóm nữ đấy lại nghĩ là mình có vấn đề gì.

Thầy Trong Suốt: Tóm lại là em không muốn nói xấu một người. Mà không nói xấu thì sẽ bị tách khỏi nhóm đấy. Bị cô lập đúng không?

Thanh Thu: Vâng!

Thầy Trong Suốt: Còn vào nhóm thì phải…?

Thanh Thu: Phải nói xấu!

Thầy Trong Suốt: Nói xấu thế nào?

Thanh Thu: Thí dụ như là nhận xét người này thì mình cũng phải thêm một vài câu vào đấy để cho… (Nhiều bạn cười)… như kiểu là hùa vào ấy… Nên rất là khó! Ngay như bác em ở nhà cũng kể chuyện là ở công ty có người này người nọ, thì chẳng lẽ mình lại im lặng hoặc là mình… mình chỉ ngồi mình “vầng vầng” gì đấy, thì bác cũng có thể không thấy thoải mái hoặc là bảo mình là không có quan tâm đến bác hay gì đấy!

Thầy Trong Suốt: Cái em cần tập là gì? Là khi em làm một điều đúng. Không nói xấu là đúng hay nói xấu là đúng?

Thanh Thu: Tức là mình cũng không biết là người đấy tốt hay xấu.

Thầy Trong Suốt: Thế theo em, cái gì là đúng, không nói xấu là đúng hay nói xấu là đúng?

Thanh Thu: Không nói xấu!

Thầy Trong Suốt: Khi em làm điều đúng và người khác coi thường em, cô lập em đấy! Em phải tập để có sự bình an trước! Quay lại nguyên tắc lúc nãy! Thường em lo, em buồn đúng không? Khi người ta cô lập em hoặc là người ta coi thường em thì em có khó chịu không?

Thanh Thu: Thực ra em thì lại thấy bình thường nhưng mà em sợ mọi người lại cứ nghĩ là… (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Em có nỗi sợ đấy! (Thầy và mọi người cười lớn) Anh ơi, em bình thường, em chỉ có nỗi sợ thôi! Đấy, em có nỗi sợ đấy!

Thanh Thu: Tức là 50-50! Em gần như là cái gì cũng 50-50 ấy!

Thầy Trong Suốt: Em có nỗi sợ đấy! Em nghe cái bài anh giảng về nỗi sợ đi! Có phương án, có cách hẳn hoi đấy. Những cái anh nói nó không phải là lý thuyết đâu xa. Nó có kỹ thuật, 1, 2, 3… Đấy! Cái này anh nói cách đây 3 năm rồi, nhưng bài đó vẫn có giá trị bình thường. Kỹ thuật tập với nỗi sợ: 1 là.., 2 là…, 3 là… Đấy! Em tập! Em tập xong khi đó em hết sợ, thì đó là cái anh nói với em là gì? Là khi mình có khó chịu, tập bên trong mình trước. Khi đấy em sẽ bình an và bình tĩnh, ngồi suy xét. Em giống như bạn Huệ lúc nãy đấy! Suy xét là nên làm gì bây giờ. Nhưng việc đầu tiên là không sợ đã!

Thanh Thu: Em đã chọn phương án là em đi ra chỗ khác rồi!

Thầy Trong Suốt: Đấy, ví dụ như thế! Đấy là một phương án, đi ra chỗ khác. Hoặc là mình sẽ vui vẻ hơn với họ ở chỗ khác chứ không phải là chỗ nói xấu. Mình sẽ hòa nhập với họ ở cái chỗ khác, không phải ở chỗ nói xấu nữa. Mình cứ thấy họ bàn nói xấu thì thôi! Nhưng mà ngày mai họ đi chơi mình sẽ vui vẻ. Thế thôi!

Thanh Thu: Ờ em… Em thì bây giờ gần như ít ăn thịt. Tức là đang tập ăn chay đấy ạ! (Một số bạn cười)

Thầy Trong Suốt: Ặc! Vì sao?

Thanh Thu: À, tức là em hạn chế ăn thịt… để phát triển lòng từ bi ấy! Theo em…

Thầy Trong Suốt: Được!

Thanh Thu: Em đang theo hướng là hạn chế ăn thịt, mọi người quay ra nói là mình thế này thế kia đấy! Ở trong công ty gần như là cũng tạo ra một cái chiều hướng suy nghĩ… họ nhận xét về mình này nọ…

Thầy Trong Suốt: Em đã bao giờ nghe câu truyện cổ tích về… đàn cừu trắng xinh đẹp và cô cừu đen Thanh Thu chưa? (Mọi người cười) Nghe chưa?

Thanh Thu: Em đã… rất ít khi đọc truyện cổ tích ạ! (Thầy và mọi người cười lớn)

Thầy Trong Suốt: Được! Truyện này em không đọc ra đâu! Để anh kể cho mà nghe! Kho tàng truyện cổ tích Trong Suốt không phải là dễ đọc.

Ngày xửa ngày xưa, ở một trang trại nọ có một đàn cừu trắng vô cùng là xinh đẹp, con nào con đấy béo múp, lông mượt, chạy nhảy tung tăng. Thế mà không hiểu sao lại có một cô cừu đen tên là Thanh Thu lọt vào đấy sống cùng trang trại. Hàng ngày người chủ trại mở cửa cho cừu đi ăn cỏ và cừu chạy nhảy tung tăng. Có một con sói vô cùng là hung ác. Ở đây có ai làm sói không? Bạn nam làm sói không? Minh Hải, rồi! Có 1 con sói hung ác, áo đen, con sói lông đen ấy là Minh Hải. Con sói nhìn đàn cừu trắng thèm lắm, rất thèm, muốn ăn mà! Thế nhưng mà cuối cùng con cừu nào là con cừu đầu tiên lọt vào mắt nó? Theo em là con nào?

Mọi người: Cừu đen ạ!

Thầy Trong Suốt: Cừu đen! Vì nói thấy một con cừu đen giữa những con cừu trắng, cho nên sự chú ý của nó lập tức tập trung vào con cừu đen. Quá khác biệt! Và vì cừu đen rất nổi bật nên là con sói Minh Hải dễ dàng học tập được các thói quen của con cừu đen. Nếu là cừu trắng lẫn vào nhau thì học thế nào được. Đúng chưa? Nhưng con cừu đen lúc nào nó cũng đi ăn ở góc rừng này rồi uống nước ở chỗ kia. Thế là chỉ 3 ngày sau, sói đen Minh Hải đã hoàn toàn học được mọi thói quen của cừu đen Thanh Thu.

Và một ngày nọ, sói quyết định ra tay. Đó là một ngày đẹp trời, ánh nắng chan hòa khắp nơi, và cừu đen Thanh Thu không hề biết là ngôi sao xấu số đã chiếu xuống đầu mình. (Vài bạn cười) Đấy! Theo thói quen của nàng, nàng lại ăn cỏ, gặm cỏ ở góc rừng này… uống nước ở bờ suối, và con sói nhảy xổ vào! Con sói đen tuyền rất hung dữ. Đấy! Cừu đen Thanh Thu la lên một tiếng, chạy nhưng không cách nào nàng lẩn được vào giữa bầy cừu. Bởi vì?

Mọi người: Cừu đen!

Thầy Trong Suốt: Nàng màu đen mất rồi! Thế là cuối cùng con sói đuổi kịp, xé xác nàng ăn từng mảnh. Câu chuyện chỉ đến thế thôi, mỗi thế là hết! (Mọi người vỗ tay) Đố em biết bài học là gì? Không nên làm một con cừu đen trong bầy…?

Mọi người: Cừu trắng!

Thầy Trong Suốt: Cừu trắng! Đấy là sự thật! Đấy là cái mà em phải học! Em bây giờ mới… thôi cứ cho là cừu xám đi: Ăn chay này, gì nữa nhỉ? Từ bi này. Gì nữa nhỉ?

Mọi người: Không nói xấu!

Thầy Trong Suốt: Không nói xấu này! Thực ra nếu em không đến buổi ngày hôm nay để gặp anh, chắc là chỉ 3 tuần nữa là con sói đen sẽ thấy em. (Vài bạn cười) Vì em thành cừu đen rồi! Lời khuyên của anh dành cho em là gì? Tập làm cừu trắng! Vì thế này: Từ bi nằm ở trong lòng hay nằm ở bữa ăn?

Thanh Thu: Trong lòng ạ!

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Sự quý trọng người khác nằm ở trong lòng. Đúng không? Lòng từ bi ở trong lòng. Tất cả những cái em muốn tập ấy, đều có thể tập trong lòng em được!

Thanh Thu: Thực sự là em không… Mình nhìn… nhìn những clip họ giết các động vật ấy… xong tự nhiên là…

Thầy Trong Suốt: Không, anh không biết em ăn thịt hay không, nhưng em đang thành cừu xám mất rồi! Đấy là sự thật!

Thanh Thu: Vâng! Nên em rất cần anh có lời khuyên ạ!

Thầy Trong Suốt: Đúng chưa?

Thanh Thu: Vâng!

Thầy Trong Suốt: Thôi anh chấp nhận cho em là cừu xám, chứ đừng là cừu đen. Nhưng cừu đen phải có những cái giới hạn mà chính mình thấy là mình không nên làm cừu đen như thế này. Có rất nhiều cách để làm như vậy. Ví dụ em muốn phát triển tình thương đúng không? Em phải nghĩ thế này này: Khi em ăn một miếng thịt, đương nhiên là con vật bị giết, đúng không? Nhưng khi em ăn một mớ rau, có con nào bị giết không nhỉ? Em cầm một mớ rau ném xèo vào nồi nước nóng, nước luộc. Xèo xèo xèo xèo xèo! Có con nào chết không?

Thanh Thu: Có ạ! Nhiều sinh vật em không nhìn thấy!

Thầy Trong Suốt: Sao em dã man thế? Giết một đống sinh vật mà em không thấy trong lòng động đậy gì à?

Thanh Thu: Cái đấy là do mình không nhìn thấy nên là mình…

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Như vậy lòng từ bi của em nó chưa chân thật, nên em sẵn sàng ra tay sát hại hàng triệu sinh mạng và không thấy mảy may một tí nào. Trong khi miếng thịt màu đỏ thế này thì mình lại thấy động lòng. Đúng chưa? Nếu em thực sự từ bi thì em phải thương cả những con vật bị giết chỗ này và chỗ kia chứ? Tại sao em chỉ thương miếng thịt màu đỏ mà không thương hàng triệu con vật bị giết trong nắm rau? Nên lòng từ bi nó không phải như em đang tưởng, là không ăn thịt là lòng từ bi. Anh sẽ nói cho em biết thế nào là lòng từ bi. Em có cần ăn để sống không? Để ăn thì em có phải giết con khác không?

Thanh Thu: Chắc là có!

Thầy Trong Suốt: Chắc chắn là có!

Thanh Thu: Nhưng mà đấy là những sinh vật mình không nhìn thấy…

Thầy Trong Suốt: Thì thế nên em rất giả tạo! Em bảo không nhìn thấy là không nhìn thấy, trong khi bản chất là em vẫn giết mà, đúng chưa? Em đừng theo đuổi lòng từ bi giả tạo ấy nữa! Từ bi chân thật là như thế này này: Nếu anh ăn thì anh sẽ nghĩ gì? Anh thì anh không phải người ăn chay, anh ăn mặn. Anh ăn cái gì anh biết ơn cái đấy, biết ơn cái mình ăn ấy. Vì nếu không có nó, mình không sinh tồn được. Em ăn rau là em giết con vật trong rau, em giết con giun ngoài đồng, đúng chưa? Người ta phun thuốc sâu để cho em ăn là em đã giết bao nhiêu con vật ở đấy. Em phải cảm thấy biết ơn thực sự với những cái tạo nên món ăn đấy, bao gồm bác nông dân này, người vận chuyển này, con sâu bị thuốc trừ sâu phun này, con giun dưới đất này, các con vi sinh vật… Em phải cảm thấy biết ơn.

Từ bi không phải là không ăn hoặc ăn thịt mà là ăn cái gì biết ơn cái đấy. Đấy là điều đầu tiên của từ bi. Nhưng chưa đủ, biết ơn là tốt rồi nhưng chưa đủ, em phải tìm cách trả ơn mới đúng. Đúng chưa? Chỉ biết ơn thì không đủ. Làm thế nào để trả ơn các con vật đấy bây giờ? Làm thế nào trả ơn sâu, làm thế nào trả ơn bác nông dân, làm thế nào trả ơn con lợn? Ăn lợn giết lợn, ăn gà giết gà. Làm thế nào để trả ơn những con vi sinh vật, những con côn trùng? Em biết làm thế nào không?

Thanh Thu: Không ạ!

Thầy Trong Suốt: Nếu chưa biết thì em không hiểu được thế nào là từ bi. Phật dạy rằng là để trả ơn chúng sinh như thế mình phải tìm cách để sống có trí tuệ. Khi mình sống có trí tuệ, mình có khả năng cứu rất nhiều chúng sinh. Nên cái em cần không phải là đừng ăn thịt nữa. Nên anh khuyên em là đừng ăn chay nữa, không sao hết! Ăn với lòng biết ơn ăn với cái quyết tâm là gì, là sẽ tìm cách trả ơn, đấy mới là cách em ăn. Đấy gọi là ăn trong lòng từ bi. Còn không ăn thịt đỏ mà lại ăn rau, trông thì có vẻ từ bi nhưng đấy lại rất giả tạo. Vì con vật đấy không chết trước mặt em, em không nhìn thấy nó thì em nghĩ là em từ bi. Tôi ném quả bom chết một triệu người nhưng tôi không nhìn thấy nên tôi vẫn… (Vài bạn cười)

Thanh Thu: Em không nghĩ em từ bi, nhưng mà… em đang học, em đang học…

Thầy Trong Suốt: Anh nói đùa, anh đùa, anh đùa… Anh đang dạy cho em từ bi là thế nào đấy! Mình bay trên bầu trời mình ném quả bom lên một triệu người, hoặc là mình ngồi ở Mỹ bảo là “mày hãy ném bom Irắc cho tao”, chết hàng triệu người. Mình làm sao từ bi được? Từ bi chân thật là gì? Như anh vừa nói, mình phải có lòng biết ơn, không phải chỉ với một hai con mà còn rất nhiều người khác. Và mình quyết tâm trả ơn. Nhưng mình biết khả năng trả ơn của mình rất hạn chế. Nếu như bây giờ thì em trả ơn được bao nhiêu? Đúng chưa? Em phóng sinh thì trả ơn được rất ít, không bao nhiêu cả. 1 buổi phóng sinh em phóng sinh được 500 con vật, nhưng em giết hàng triệu con vật một ngày. Nên là em phải có trí tuệ, biết cách sử dụng trí tuệ đấy để cứu giúp người khác. Có thể trong chính đời này em chưa làm được nhưng đời sau em phải làm được và những đời sau nữa.

Em có thể sống 100 đời nữa, 1000 đời nữa, nhưng em có trí tuệ em cứu chính những con đấy. Nên như vậy là cái bát cơm ngày hôm nay nó nuôi em ấy, không phí phạm, nếu em dùng nó vào việc gì? Em dùng nó không phải chỉ để cho bản thân em mà em dùng nó để luyện tập, để sau này có khả năng cứu giúp các con vật khác. Đấy, đấy là lòng từ bi. Em hiểu chưa? Cái hay ở chỗ là nếu em làm như anh nói ấy thì em không cần phải làm cừu đen. Em cứ sống bình thường. Em quen ai ở trong nhóm học trò của anh không? Gặp 1 bạn nào đấy, cái này anh nói với học trò anh suốt mà! Em gặp một bạn nào đấy, hỏi bạn cách, thì em sẽ thấy không cần phải làm cừu đen mà em vẫn sống, vẫn giữ được những cái giá trị đúng đắn mà em theo đuổi, mà không phải làm cừu đen luôn!

Đó! Thôi hôm nay chắc thế này thôi đúng không? Như vậy là ngày hôm nay cơ bản là những thông điệp chính đã trao đổi được rồi. Rất may là những người đến đây hầu như là chưa lấy chồng. Đấy là một tin tốt. Đấy! Còn các bạn có quyết định thay đổi không thì là phụ thuộc vào các bạn. Còn anh sẵn sàng ở đây và giúp các bạn thay đổi như thế nào. Rồi, hẹn gặp lại các bạn trong Trà đàm sau!

(Mọi người vỗ tay)

***