Liệu có thể là người đàn ông vừa thành đạt mà vẫn an lạc? (Hà Nội, 2015)

“Trước đây, tôi nghĩ rằng mình không thành công là do người khác, do hoàn cảnh, do thời thế. Nhưng khi ngẫm lại mình thấy mình có đủ khả năng, đủ tài năng, đủ tài chính, đủ cơ hội thị trường mà mình vẫn không thành công được. Vậy thì nguyên nhân nằm ở đâu, bên ngoài hay bên trong tôi? Để đạt được thành công, liệu tôi có cần phải đánh đổi sự an lạc của mình?”. 

1. Thế nào là thành đạt?

Thầy Trong Suốt: Ở đây có bao nhiêu người nghĩ là mình đang thành đạt, giơ tay ạ? Hoặc đã thành đạt cũng xem là thành đạt đấy ạ? (Không ai giơ tay) Ủa, quá khiêm tốn đúng không ạ? Mọi người quá khiêm tốn! (Một bạn giơ tay) À, được 1 người. Người duy nhất không khiêm tốn. Anh giới thiệu đi ạ?

Một anh: Xin chào anh Thắng, xin chào các bạn. Anh Thắng hỏi thành đạt thì không dám giơ tay, hỏi đã từng thành đạt thì mới dám giơ tay một tí. (Mọi người cười) Được biết anh Thắng có buổi nói chuyện về chủ đề rất là hay ho này, tôi làm nghề kinh doanh, cũng được khoảng 10 năm, cũng từng có nhiều tiền và bây giờ cũng nợ tương đối nhiều tiền, thì hôm nay cũng muốn đến gặp anh, xin một số chia sẻ.

Thầy Trong Suốt: Quá hay! Ai đã từng nợ tiền, nợ kha khá, nợ hơn một năm thu nhập của mình trở lên, thì giơ tay ạ? (Một số người giơ tay)

Những người còn lại chưa bao giờ nợ, đúng không ạ? Thế thì chứng tỏ những người không nợ có những mối quan tâm khác. Ở đây có ai không nợ tiền, thử phát biểu lý do đến đây được không ạ?

Một bạn: Vâng chào anh, em tên là Tuấn, cũng biết về anh qua một vài buổi chơi bóng trí tuệ ạ. Còn về vấn đề tại sao chưa vay tiền bao giờ, lí do là em chưa có nhu cầu, chưa có gì phát sinh, thực ra thì chưa cần thôi!

Thầy Trong Suốt: Hôm nay chủ đề của mình là gì ấy nhỉ? Làm thế nào để thành đạt mà vẫn an lạc đúng không ạ? Mọi người thích quan tâm cái nào hơn ạ? Thành đạt hơn hay an lạc hơn ạ?

Một số người: Cả hai!

Thầy Trong Suốt: Nhưng cái nào quan tâm hơn ạ, thật lòng mà nói? Thành đạt trước! (7 người giơ tay) 1, 2, 3, 4, 5,6, 7. Bảy người quan tâm đến thành đạt hơn. Bao nhiêu người quan tâm an lạc hơn ạ? Wow! Giơ lại đi ạ! Nữ không giơ tay ạ! (10 người giơ tay) Những người không giơ tay thì sao ạ?

Một số người: Cả hai bằng nhau!

Thầy Trong Suốt: Không thể nào nói cả hai cùng lúc được! Vấn đề là như vậy, chỉ nói một trong hai thứ trước thôi. Mọi người thích nói gì trước ạ? Thành đạt trước hay làm thế nào để an lạc trước? Vâng anh nói đi ạ! Mời anh.

Một anh: Trước khi bắt đầu, em có một thắc mắc như thế này. Mình đặt khái niệm “thành đạt” và “an lạc”, dùng nó như hai cặp phạm trù và có những mâu thuẫn để mình xông vào mình giải quyết từng phạm trù một. Thì ở đây trong quá trình sống và làm việc của bản thân, mình thấy vấn đề này nó không có mâu thuẫn. Tức là một người nếu mà sống từ lúc đầu tới lúc cuối khi bắt đầu công việc của mình, có quan điểm sống nhất định và tin tưởng tuyệt đối vào những giá trị đấy thì hai khái niệm này gần như là một. Tức là lựa chọn của mình nếu mà có thành công thì an lạc nó đi kèm luôn. Quan điểm của mình như thế. Mình đặt ra câu hỏi với chủ đề này là liệu tạo ra hai cặp phạm trù đối lập nhau để giải quyết thì có hay không?

Thầy Trong Suốt: Vâng! Câu hỏi quá hay, anh tên là gì ạ?

Anh đó: Mình tên là Dũng!

Thầy Trong Suốt: Anh Dũng có câu hỏi quá hay luôn! Theo mọi người, nếu mình thành công nhưng mà mình không an lạc, không hạnh phúc thì có gọi là thành đạt hay không? Ví dụ như thế này, một người là chủ tịch của một tập đoàn lớn, có rất nhiều tiền, nhưng mà vợ bỏ, con thì nghiện hút, ví dụ thế, như vậy có gọi là thành đạt hay không? Bao nhiêu người đồng ý đó là thành đạt? “Tôi là chủ tịch công ty giàu lắm, nhưng mà vợ tôi có hai, ba ông bồ; con tôi có hai, ba đứa, đứa nào cũng nghiện hút” – thì có gọi là thành đạt được không ạ? Bao nhiêu người đồng ý thế vẫn là thành đạt thì giơ tay? (3 người giơ tay) 3 người cho là thành đạt. Như vậy ngay cả quan điểm thành đạt cũng khác nhau. Có bao nhiêu người nghĩ thế chẳng có gì là thành đạt, giơ tay ạ? (Đa số giơ tay) Đa số đánh bại…?

Một số người: Thiểu số!

Thầy Trong Suốt: Thường không phải như vậy. Thực chất trong cuộc sống theo mọi người đa số có hơn thiểu số không ạ? Trong căn phòng này đi, có bao nhiêu người vừa thành đạt vừa an lạc? Bao nhiêu người chỉ có một trong hai, giơ tay ạ? (Một người giơ tay) Những người còn lại thì sao ạ? Không có cả hai luôn! Như vậy thì sao? Thiểu số quan trọng hơn đa số đúng không ạ? Thiểu số đôi khi chính là người biết thế nào là đúng, còn đa số thì không biết. Vừa xong có một bạn giơ tay đấy, bạn nào giơ tay ạ? Thành đạt nhưng không an lạc?

Một bạn: Em an lạc mà không thành đạt! (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Không thành đạt? Bao nhiêu người an lạc mà chưa thành đạt giơ tay ạ? Mọi người cứ trung thực đi ạ? 2,3,4! Còn ai nữa không ạ? An lạc mà chưa thành đạt thì đến đây làm gì nữa, cần gì nữa đúng không ạ? An lạc rồi thì còn đi tìm cái gì nữa? Mọi người thích nói về thành đạt hơn hay an lạc hơn? Quay lại câu chuyện, anh Tuấn, anh thích nói về cái gì trước?

Anh Tuấn: Thực ra mình thì nghĩ là anh sẽ nói gì trong buổi ngày hôm nay, đến đây là sẽ nghe, không biết nghe gì trước, cái gì sau. Mình muốn nghe cả hai.

Thầy Trong Suốt: Mình sẽ bắt đầu từ định nghĩa thế nào là thành đạt. Thế nào là thành đạt, theo mọi người? Mọi người đến đây để nghe nói về chủ đề “Thành đạt và An lạc”, nghĩa là mỗi người đã phải có một cái tư duy “Thế nào là thành đạt” rồi, đúng không ạ? Khi mình hỏi: “Ai cảm thấy mình thành đạt rồi mà chưa an lạc”, thì ít người giơ tay. Như vậy mọi người thực chất trong lòng đã có một quan điểm về thành đạt rồi. Bây giờ mình muốn nghe trước, thế nào là thành đạt? Những bạn chưa thành đạt mà an lạc giơ tay đi ạ? Bạn này nói trước đi! Theo em thế nào là thành đạt?

Một bạn: Em xin tự giới thiệu em tên là Phi ạ! Theo em thành đạt là mình làm được những điều mà mình mong muốn thì gọi là thành đạt.

Thầy Trong Suốt: Thành đạt là mình làm được những điều mình mong muốn.

Một bạn khác: Em là An ạ, theo em nghĩ thì thành đạt nghĩa là xã hội quy định thành đạt là thành công ở mức độ nào đấy trong công việc và sẽ có được tài sản tương đối như nào đấy thì gọi là thành đạt. Em nghĩ thế!

Thầy Trong Suốt: Được xã hội công nhận là người thành công và có tài sản?

Bạn An đó: Vâng! Còn như bạn vừa rồi nói thì có thể bạn đấy quan niệm ở mức cá nhân, cảm thấy là mình đạt được mong muốn.

Thầy Trong Suốt: Không sao, có rất nhiều người có những quan điểm khác nhau. Em nói lại đi?

Bạn Phi: Mình xin hỏi bạn, ví dụ như là… một người như Phật Thích Ca chẳng hạn, hay như chúa Jesus – những người đó không có tiền, chúa Jesus 33 tuổi chết, không vợ, không con, không gia đình. Nếu vậy thì những nhân vật đấy có phải thành đạt hay không? Mình xin hết! (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Có ai có ý kiến không? Câu hỏi rất hay! Phật Thích Ca và chúa Jesus có thành đạt không? Bao nhiêu người nghĩ rằng hai người đấy thành đạt giơ tay ạ? Bao nhiêu người nghĩ là những người không thành đạt giơ tay ạ? Không thành đạt? (Một số người giơ tay) 1,2,3! Rất thú vị, chứng tỏ là ngay chữ “thành đạt” chúng ta đã có quan điểm khác nhau rồi! Bạn vừa gật đầu, bạn thử nói quan điểm của bạn đi ạ?

Bạn Việt: Chào anh, chào mọi người, tên tôi là Việt. Hôm nay đến đây, như anh nói mỗi người sẽ có quan niệm riêng về chữ “thành đạt” đó, hoặc đơn giản từ góc nhìn khác nhau. Ví dụ như anh nói sẽ là từ góc nhìn của người nào đó về phía mình hay là từ góc nhìn của cá nhân mình nhìn một người thành đạt là như thế nào. Đôi khi có những người chỉ cảm giác kiếm được bữa ăn hàng ngày đối với họ đã là thành đạt rồi, đôi khi với họ là nuôi được con cái lên Hà Nội đi học đó cũng là thành đạt. Tức là quan niệm của bản thân mình về chữ “thành đạt” nó cũng vô cùng, còn tùy mỗi cảm nhận.

Thầy Trong Suốt: Cá nhân anh thì sao?

Bạn Việt: Như bản thân mình về chữ “thành đạt” – đơn giản là mình cảm giác mình hạnh phúc ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó thì lo được cho mẹ, gia đình, những người xung quanh không phải mưu sinh kiếm sống. Nói chung không để mọi người nói là nghèo khó khốn khổ gì đó, thì cảm giác đó là thành đạt.

Thầy Trong Suốt: Nuôi được bản thân mình này, nuôi được mẹ này, không bị mọi người coi là nghèo khó khốn khổ này – là thành đạt. Quá hay đúng không ạ? Mọi người thấy hay không ạ? Chỉ cần nuôi mình, nuôi được mẹ thôi, và không ai gọi là nghèo khó thì gọi là… thành đạt.

Bao nhiêu người đi theo tiêu chuẩn thành đạt này ạ? Bao nhiêu người nuôi được mình này, nuôi được mẹ, và không bị ai đấy xung quanh gọi là nghèo khổ, nghèo khó giơ tay ạ? (Khá nhiều người giơ tay) Woa, khá nhiều đấy nhỉ? Như vậy tiêu chuẩn thành đạt rất quan trọng trong việc có thành đạt hay không. Ví dụ như là bạn vừa nói xong thì rất nhiều người giơ tay. Tức là thực chất nếu theo tiêu chuẩn đấy thì có khá nhiều người thành đạt rồi. Còn ai có tiêu chuẩn khác nữa không ạ? Khác tiêu chuẩn nuôi được bố, nuôi được mẹ và nuôi được mình?

Một bạn: Vâng chào anh Thắng, chào tất cả mọi người, em là Ngọc Anh. Bản thân em có khái niệm về thành đạt, thứ nhất là bên trong mình cảm thấy an lạc, cảm thấy đủ, không có gì buồn phiền cả. Còn những gì bên ngoài mình, ví như là mọi người sẽ tôn trọng mình, mọi người thấy rằng mình có nhiều tiền, mình có địa vị, mình có một cái gì đó trong xã hội được người ta công nhận. Đó là quan điểm của em.

Thầy Trong Suốt: Được mọi người công nhận là có nhiều tiền, có địa vị, và bên trong thì an lạc, vui vẻ, thoải mái? Hay đấy ạ!

Ngọc Anh đưa ra một quan điểm khá hay, tức là chia làm đôi, định nghĩa về thành đạt đấy – một là bên ngoài và hai là bên trong. Còn tất nhiên bên ngoài, bên trong mỗi người khác nhau. Tóm lại bạn đấy định nghĩa thành đạt là: bên ngoài bạn đấy có tiền và được mọi người công nhận, bên trong bạn đấy thoải mái. Nếu mà chia làm trong – ngoài như vậy, mọi người có thấy hợp lý không ạ? Tạm thôi, tạm thấy hợp lý thôi?

Anh Dũng: Nếu quy về triết thì chia thành hai phần là vật chất và tinh thần.

Thầy Trong Suốt: Vật chất và tinh thần? Vâng mời anh, anh cứ nói đi ạ?

Anh Dũng: Thưa anh Thắng, thưa các bạn! Muốn định nghĩa một cái gì đó, đầu tiên chúng ta phải thống nhất một hệ quy chiếu là như thế nào. Tất nhiên là về lý luận thành đạt của mỗi người khác nhau, điều đấy là đúng. Nhưng mà theo cái nhìn của tôi, thành đạt là cái xã hội đánh giá một con người. Thế thì, đầu tiên mình lượng hoá được tiêu chuẩn thế nào là thành đạt thì dễ nói chuyện hơn.

Ví dụ như tôi đọc được bài về khách VIP của ngân hàng, trong đó cấp thấp nhất của họ là có số dư trong tài khoản là 500 triệu gửi trong ba tháng. Những người như thế gọi là VIP. Đầu tiên mình phải định nghĩa đối với thế hệ trẻ như mình, hay như độ tuổi những người đàn ông hôm nay đến đây ngồi tham gia buổi tọa đàm của anh Thắng, thì định nghĩa tạm thời nên có một cái chuẩn thế nào là thành đạt.

Thầy Trong Suốt: Vật chất là bao nhiêu thì là một người đàn ông thành đạt? Có bạn nói là có nhiều tiền đấy?

Anh Dũng: Bây giờ ví dụ một người ra trường khoảng 5−6 năm, thì mình sẽ có hình dung thế này: Thu nhập lương hàng tháng tương đối ổn ổn một tí, lương cộng với thu nhập đâu đó khoảng hơn 30 triệu/ tháng, ví dụ như thế. Tổng thu nhập một năm, một gói khoảng 500 triệu. Người đó có tích lũy trong một số năm và có thể mua được một cái nhà nhỏ nhỏ, có một cái xe vừa vừa để đi, công việc trên đà thăng tiến tốt. Tạm thời không lo nghĩ về vật chất. Mình thấy đó là một tầng lớp trung lưu ở các thành phố lớn đang hướng tới sau khi ra trường được 5−6 năm.

Thầy Trong Suốt: 500 triệu một năm?

Anh Dũng: Vâng! Tất nhiên là ở một lớp học cũng phải có các bạn học sinh giỏi, các bạn học sinh khá, trung bình, kém. Ở đây mình chỉ nói là cái khoảng đâu đó 20% số người là khá giỏi.

Thầy Trong Suốt: Của anh là khá, giỏi đấy ạ? Đấy! Rất cụ thể, thành đạt là 500 triệu/năm. Hay quá, còn gì nữa? Một con số cụ thể luôn để mọi người suy nghĩ xem mình có thành đạt hay không, thay vì nói là rất nhiều tiền… Mọi người có đồng ý là số tiền có thể xác định được không ạ?

Anh Phi: Em xin ý kiến ạ! Em xin lật lại câu chuyện cách đây 20 năm, 1990−1993 người ta định nghĩa một người đi xe Dream Thái chẳng hạn, bây giờ tương đương với xe Audi đúng không ạ, thì người ta gọi đấy là người thành đạt. Hoặc là những năm 75, một nhà có xe đạp Thống Nhất thì người ta cũng gọi là đại gia của làng, cũng gọi là thành đạt. Hoặc ví dụ ở Việt Nam, 500 triệu/năm hoặc là lương một tháng 30 triệu thì gọi là tương đối khá, nhưng ông người Anh sang Việt Nam, lương ông đấy phải 30.000 USD/tháng thì mới gọi là khá so với mức sống của ông đấy. Vậy thì chúng ta xác định như thế nào, em muốn đặt ra câu hỏi là bao nhiêu tiền là đủ?

Thầy Trong Suốt: Có ai trả lời không ạ? Bạn đấy nói rất là hay, tức là con số rất tương đối. Ví dụ Việt Nam mình 30 triệu tương đương 1.500 USD/tháng thì bắt đầu gọi là thành đạt. Ở Tây, 1.500 USD chẳng là gì cả, phải 10.000 USD trở lên chẳng hạn, một năm được 100.000 USD mới thành đạt. Bạn đấy có so sánh tương đối rất tốt.

Vậy theo mọi người, số bao nhiêu là vừa? 30 hay là… thậm chí 30 không đủ thì sao ạ? Có người bảo 30 chỉ là tạm tạm thôi, thành đạt của tôi phải là… 50. Như vậy số học có thể nói lên thành đạt được không? Mặc dù rõ ràng là minh họa của anh rất tốt, có con số nói rất dễ nhưng với mỗi cá nhân khác nhau. Ví dụ bạn này nuôi được mẹ và nuôi được mình đúng không, theo bạn bao nhiêu tiền thì đủ nuôi mẹ và nuôi mình?

Bạn Việt: 15 triệu!

Thầy Trong Suốt: 15 triệu nuôi được mẹ và nuôi được mình. Như vậy đối với bạn đấy chỉ cần 15 là thành đạt còn gì nữa? Thế là mặc dù chúng ta rất muốn có một con số để nói nhưng thực sự là…

Một bạn: Khó.

Thầy Trong Suốt: Khó. Chưa kể là trong hoàn cảnh trong những vùng đất khác nhau, những hoàn cảnh sống khác nhau. Ví dụ như tôi có rất nhiều tiền nhưng bạn bè xung quanh tôi có nhiều hơn tôi gấp 57 lần, tự nhiên tôi thấy tôi cũng chẳng thành đạt lắm. Đấy! Nhưng với số tiền đấy, tôi về quê tôi sống, tự nhiên mọi người thấy tôi là người vô cùng thành đạt – “Khiếp! Nó đi xe SH đi về làng, qua bùn không bị bẩn chân!” – thế là quá thành đạt rồi còn gì? Không bị bẩn chân.

Nên là bây giờ con số rất khó nói. Nhưng rõ ràng ở đây có một ý tốt là có một sự thỏa mãn về vật chất. Tức là mình có một cái gọi là sự thoải mái về số vật chất mình kiếm được. Mình có một khả năng kiếm tiền nhất định và mình thoải mái về nó. Giống như có người nghĩ rằng “tôi chỉ cần nuôi được mẹ và nuôi tôi thôi”, có người nghĩ rằng “tôi phải được cả xã hội này công nhận”. Như vậy thành đạt ở đây có phần là tôi hài lòng với số tiền tôi kiếm được, được không ạ? Tôi cảm thấy hài lòng hay đầy đủ với số tiền mình kiếm được. “Số tiền mà tôi kiếm được tạo cho tôi cảm giác đầy đủ” – có gọi là thành đạt được không ạ? Còn bao nhiêu mình chịu rồi, không thể nói được! Số tiền tôi kiếm được tạo cho tôi một cảm giác đầy đủ. Có thể tính là một tiêu chuẩn.

Mọi người có ai phản đối tiêu chuẩn này không ạ? “Số tiền tôi kiếm được tạo cho tôi cảm giác đầy đủ”, còn đầy đủ của mỗi người khác nhau. Có người ăn bát mì mỗi ngày đầy đủ, thế là tôi cứ thế được rồi, có người nuôi mẹ mới xong đầy đủ, có người phải “tất cả mọi người ngước lên nhìn tôi bước từ máy bay xuống” mới là đầy đủ. Ai đồng ý thì giơ tay ạ? “Số tiền tôi kiếm được cho tôi cảm giác đầy đủ” – đấy là một tiêu chuẩn thành đạt, được chưa ạ? Cơ bản là mọi người đồng ý. Còn bao nhiêu thì rất khó nói. Ở đây bao nhiêu người mà số tiền mình kiếm được làm cho mình cảm giác đầy đủ, giơ tay ạ? (Một số người giơ tay) 1,2,3,4,5,6,7! Bao nhiêu người cảm thấy rằng số tiền mình kiếm được không tạo cho tôi có cảm giác đầy đủ? (6 người giơ tay)

À, rõ rồi, bây giờ rõ hơn về thành đạt đúng không? “Số tiền tôi kiếm được không tạo cho tôi có cảm giác đầy đủ” – thì khó lòng mà nói tôi thành đạt được. Nhưng mà khi “số tiền tôi kiếm được làm cho tôi có cảm giác đầy đủ” – bắt đầu tôi có thể nghĩ rằng tôi thành đạt được rồi. Có ai có ý kiến khác không ạ? Mọi người nếu không đồng ý thì phát biểu ý kiến đi ạ?

Bạn Việt: Khi mà anh nói như vậy thì lại thêm một chữ mang tên là chữ “đầy đủ”?

Thầy Trong Suốt: Cảm giác đầy đủ!

Bạn Việt: Mỗi người sẽ có quan niệm riêng về đầy đủ. Ví dụ như có người chỉ bát mì, có những người phải bát phở, có những người phải ăn buffet chẳng hạn. Thì hôm qua em cũng vừa đọc một khái niệm của Abraham Maslow về cái tháp – nấc thang nhu cầu. Tức là thang nhu cầu có bậc thấp nhất là nhu cầu sinh lý đó là ăn uống, ngủ nghỉ và tình dục, kiểu kiểu như vậy, thì nó là đầy đủ. Đó là nấc thang thấp nhất. Sau đó bắt đầu mới phát sinh thêm nhu cầu được mọi người tôn trọng, được chứng nhận, rồi được đảm bảo an toàn, được thoải mái.

Sẽ có những người bảo tôi đầy đủ vì tôi chỉ cần cơ bản nhất, nhu cầu tối thiểu nhất, song bắt đầu có những người bảo tôi đến thứ hai, thứ ba, rồi nhiều nấc cao hơn nữa. Em cũng có đọc đến một cái là nấc thang ý thức. Tức là ý thức về đầu tiên là những cái như xấu hổ, buồn, vui… rất nhiều cái. Nhưng mà đến một cái mốc như anh nói đó là cái người đó họ đã đạt đến một mức ý thức là họ bình an. Họ cảm giác là cho dù có biến động xung quanh như nào đó thì cảm giác với tôi vẫn bình thường. Bên cạnh đó, tới một mức gọi là vĩ nhân, ví dụ những người như anh nói, thì họ không có quan niệm mấy về tiền. Họ sinh ra là để đem đến sự thay đổi cho xã hội, ví dụ như Hồ chủ tịch hay những người như là… Mẹ Teresa, kiểu như vậy.Thì quan điểm mỗi người sẽ có một cái góc nhìn riêng về chữ thành đạt và đầy đủ.

Thầy Trong Suốt: Bạn nói đúng, đầy đủ thì không định nghĩa được. Nhưng rõ ràng cảm giác đầy đủ thì có cảm giác được không ạ? Đầy đủ là gì rất khó định nghĩa, đúng không ạ? Mỗi người khác nhau mà. Nhưng cảm giác đầy đủ về vật chất, mọi người có cảm giác đấy không? Được chứ, đúng không ạ? Cảm giác đầy đủ về vật chất là tôi cảm giác được, hay là không thiếu thốn. Nói cách khác, không thiếu thốn là bắt đầu đã đầy đủ rồi. Cảm giác không thiếu thốn về vật chất có cảm giác được không ạ? “Tôi lạnh tôi có cái áo thì không thiếu thốn”, “tôi đói tôi có bữa ăn thì không thiếu thốn”, “tôi muốn mua món quà cho mẹ là tôi có thể”… Như vậy cảm giác đầy đủ về vật chất là một thứ mà mọi người có thể cảm nhận được chứ nó không phải là khó, đúng không ạ?

Mặc dù định nghĩa có cái gì để có cảm giác đầy đủ thì rất khó. Như bạn nói, có người phải thành vĩ nhân mới đầy đủ, chưa là vĩ nhân thì vẫn chưa thấy đầy đủ. Nên là bây giờ mình quay lại: Có một cảm giác đầy đủ vật chất thì gọi là thành đạt, chấp nhận được không ạ? Vì không thì không có gì để nói chuyện cả! Cần một khái niệm cơ bản. Có một cảm giác đầy đủ về vật chất, thì tạm gọi là thành đạt.

Mà rõ ràng lúc nãy khi mình hỏi mọi người: “Bao nhiêu người cảm thấy đầy đủ về vật chất” thì khoảng 6, 7 người thôi. Nghĩa là thực chất chúng ta vẫn cần tìm sự thành đạt, đúng chưa ạ?

2. Thế nào là An lạc?

Vậy thế nào là an lạc? Mọi người thử định nghĩa xem nào? Theo cách hiểu của chúng ta đấy ạ?

Bạn Việt: Chữ “thành đạt” em cảm giác nó đến từ bên ngoài, được định nghĩa từ nhiều người, có thể nhìn vào một người nào đó. Nhưng an lạc, bản thân em thì cảm nhận là nó xuất phát từ bên trong. Bản thân mình cảm nhận thấy nhiều hơn là phải chứng tỏ cho một ai đó thấy là “tôi đây thành đạt, tôi đây an lạc”. Và an lạc có thể là mình cảm giác, mình thấy vui, mình thấy thỏa mãn, thấy thoải mái với gì mình đang có, hiện tại đang có, đôi khi không cảm nhận nhiều về quá khứ, cũng không hướng tới tương lai nhiều.  Cảm giác kiểu như là sống với hiện tại và cảm giác mình vui vẻ, thoải mái thì em nghĩ đó là an lạc.

Thầy Trong Suốt: Vui vẻ thoải mái với những gì mình đang có, ý hay đấy ạ! Còn bạn nào nữa không ạ?

Ngọc Anh: Theo em thì… em nghĩ an lạc với em rất là đơn giản, nhưng nó cũng rất là khó. An lạc với em là không nghĩ nhiều. Ví dụ đơn giản như em ăn một cốc kem. Kem đấy rất đắt tiền, rất ngon. Ngon như vậy thì tất nhiên là em sẽ phải thấy thích rồi. Nhưng một lúc sau em ăn nhiều, em lại thấy ngọt, muốn uống nước. Uống nước xong rồi thì em lại muốn ăn kem. (Mọi người cười) Em muốn ăn kem thì em ăn nhiều, em lại uống nước. Đó! Em muốn khi mà em ăn hoặc là em uống thì em chỉ dừng lại ở đấy thôi, em cảm thấy vui thôi. Em cảm thấy thích, thoải mái vì mình đang hưởng thụ. Nhưng mà không hiểu tại sao cái đầu mình nó cứ phải thêm cái này nữa, cứ phải nghĩ là nó phải thêm nữa thì mới được. Đó, định nghĩa của em rất đơn giản là làm sao mà đầu mình không nghĩ nhiều.

Thầy Trong Suốt: Không cần phải thêm gì?

Ngọc Anh: Vâng, không cần phải thêm gì thì là an lạc!

Thầy Trong Suốt: Đấy như bạn vừa nói, và bổ sung thêm ý của em là thỏa mãn với cái mình có, cộng với cả không cần thêm gì nữa. Đúng không ạ?

Ngọc Anh: Vâng!

Bạn khác: Em cũng đồng ý quan điểm là mình thỏa mãn với những cái mình đang có. Nhưng em thấy cái mà gây cho mình cảm giác không an lạc nhất chính là những mối quan hệ, những cái mà hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến mình. Còn nếu bản thân mình đang an lạc, nhưng mà ở một giây phút nào đấy sẽ có những cái tác động, mình không thể lường trước được, có nghĩa là trong tương lai gần nó sẽ tác động tới mình, thì cái an lạc đó lại mất.

Bây giờ anh đang ăn kem, anh đang thấy thích thôi, thế tự nhiên đang ngồi, ai đấy ném cái điện thoại vào đầu anh, lúc đấy người nào nhảy vào chửi anh, thì nó cũng không an lạc. Hoặc một cái thông tin gì đấy bất lợi đến với mình, thì cái cảm giác an lạc đấy làm sao để mà giữ trong trạng thái ổn định được? Em đến đây muốn biết làm thế nào để trong tương lai có những sự việc tác động đến mình, mà mình vẫn giữ được giây phút an lạc cho mình.

Thầy Trong Suốt: Rất hay! An lạc là nếu đang ăn kem thì một là gì, thỏa mãn với kem, hai là không phải lo lắng về tương lai, ba là nếu có điện thoại ném vào đầu… thì vẫn gì? (Mọi người cười).

Mọi người: Vẫn ăn tiếp.

Thầy Trong Suốt: Vẫn ăn tiếp! Quá an lạc còn gì nữa! Chuẩn chưa ạ? (Mọi người cười, vỗ tay) Quá chuẩn đúng không ạ! Có ai bổ sung nữa không ạ? Ngoài những cái đấy còn gì nữa không ạ? Ăn kem này, thấy ngon này, không nghĩ về tương lai này, điện thoại ném vào đầu vẫn ăn tiếp… Còn cái gì bổ sung để vẫn an lạc nữa không ạ?

Một bạn: Em nghe một câu rất hay là “Vượt qua được sự sợ hãi sẽ là sự tự do”. Tức là sự tự do sẽ đem lại sự an lạc. Em áp dụng chính bản thân em, khi mình vượt qua chính bản thân mình thì sẽ đem lại sự an lạc.

Thầy Trong Suốt: Không sợ hãi thì an lạc đúng không ạ? Ăn kem mà không sợ điện thoại ném vào đầu. (Mọi người cười)

Bạn đó: Đây là nói chung thôi chứ không nói cụ thể!

Thầy Trong Suốt: Không đấy là ví dụ thôi, mình đang nói ví dụ, cho dễ hình dung! Ngồi ăn kem này, không sợ điện thoại ném vào đầu. Không sợ mà! Vượt qua bản thân mình đấy ạ. Xong lúc nó ném vào đầu thật thì sao? (Mọi người cười)

Mọi người: Cũng không sao.

Thầy Trong Suốt: Cũng không sao! Còn nếu có sao thì làm sao an lạc được đúng không ạ? Được! Quá hay!

3. Có phải đánh đổi cái này để lấy cái kia không?

Thầy Trong Suốt: Thế an lạc khó hơn hay thành đạt khó hơn?

Một số người: An lạc khó hơn!

Thầy Trong Suốt: Theo mọi người thì vì sao ạ? Mọi người thường thế này này: “Để thành đạt, tôi sẽ đánh đổi gì”?

Một bạn: An lạc!

Thầy Trong Suốt: Để thành đạt mà! Vì sao đánh đổi an lạc? Vì… ngồi ăn kem chẳng hạn, thì tôi phải lo gì?

Một số người: Kiếm tiền!

Thầy Trong Suốt: Nếu như thành đạt nghĩa là thỏa mãn với vật chất mình có, nhưng chưa đủ thì phải lo lắng tương lai chứ, đúng chưa ạ? Làm sao mà ngồi đây không lo cho tương lai được? Nếu muốn thành đạt thì thường tôi đổi một tí. Thứ hai là nếu ai ném điện thoại vào đầu tôi thì sao? Tôi phải hành xử chứ, đúng không? Nếu không sẽ bị coi là đù với đần, làm sao mà thành đạt được, đúng chưa ạ? (Mọi người cười)

Như vậy, thông thường mọi người sẽ phải đánh đổi. Để thành đạt tôi đánh mất, chấp nhận bỏ ra một số an lạc nhất định. Ví dụ như là không có tiền, ngồi nhà thì an lạc, nhưng rõ ràng là không thành đạt, nên tôi sẽ lao ra xã hội, chịu khó khăn vất vả để tôi có tiền, bớt an lạc một chút nhưng đổi được. Nghe có quen quen không ạ? Ở đây có ai đã từng như thế chưa ạ? Để thành đạt, tôi sẽ đổi một chút an lạc, giơ tay đi ạ? “Để thành đạt, tôi đổi một chút an lạc thôi!”. Nhiều mới đúng chứ ạ? Đúng không? Cơ bản mọi người là như thế. Mình ngồi đây vui thế này, nhưng sếp gọi thì sao –“Đến ngay chỗ này, gặp anh có việc”, nếu không thì…?

Mọi người: Nghỉ việc! (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Không, ông ấy không nói câu đấy, nhưng mình phải nghĩ đúng không? Mình phải nghĩ sếp gọi là mình chọn phương án nào? Hoặc là, bây giờ mọi người tưởng tượng đi ạ, ngay bây giờ sếp gọi: “Đến đây gặp anh có việc!” thì bao nhiêu người sẽ đi và bao nhiêu người sẽ ở lại?

“Có việc này rất cần gặp chú”, “Rất cần gặp em, ngay lúc này, bây giờ” – Bao nhiêu người khi sếp trực tiếp của mình gọi như vậy thì sẽ rời bỏ chỗ này đi, giơ tay ạ, trung thực đi ạ! Sếp hoặc là vợ cũng được, vợ cũng là một loại sếp. (Mọi người cười) Sếp, vợ, người yêu gọi: “Đến đây, có việc quan trọng cần!” – Đi luôn! Bao nhiêu người ạ? (Một số người giơ tay) Vâng, những người còn lại quá dũng cảm! Những người còn lại nếu không đi thì sẽ nói thế nào? Anh Tuấn có đi không ạ?

Anh Tuấn: Vâng! Xin phép anh Thắng là mình không trả lời câu hỏi của anh Thắng. Nhưng mình có suy nghĩ thế này muốn chia sẻ. Theo mình, thành đạt là để thỏa mãn mong muốn của mình. Thực sự trong cuộc sống, rất nhiều người làm những việc sai để đạt được, để thỏa mãn những gì họ mong muốn. Ví dụ họ có thể nói dối, họ có thể làm những việc biết thừa là sai nhưng vẫn làm để đạt được mục đích gì đấy, như là có tiền, địa vị… tạm gọi là thành đạt. Cá nhân nếu mình làm chuyện đấy thì mình không thấy có an lạc trong tâm.

Cho nên từ “thành đạt” theo mình nghĩ nó mang tính vật chất. Còn từ “an lạc” dễ với người này nhưng khó với người khác. Ví dụ là mình bỏ cả việc luôn mà thực sự mình cảm thấy thoải mái. Tại vì sao? Ngày xưa mình nhiều mong muốn quá, hay là nhiều khi mình cũng đố kị quá. Ví dụ gặp một người nào đấy, mình cảm giác về kĩ năng làm việc, về chuyên môn, về phong cách làm việc, về cái tâm làm việc… tại sao họ không bằng mình mà họ thành đạt hơn mình? Tự nhiên trong lòng mình sinh ra bực bội, nên mình không vui nữa.

Nên theo mình an lạc là trong bản thân mỗi người mình cảm thấy vui, mình cảm thấy thỏa mãn, mình cảm thấy yên ổn, bình thường. Tức là nó không chịu ngoại cảnh tác động nhiều. Mình cảm thấy tự do, thư thái với cái gì mình làm. Nên chính vì vậy mình mới quyết định không làm công việc của mình.

Công việc của mình đôi khi là phải nói dối. Nhiều khi anh chủ bảo “Chú giải quyết cho anh”. Mình tắt cả máy đi luôn. Mình muốn và mình thử hỏi là mình cư xử đúng, cố gắng làm đúng, làm chuẩn mà vẫn thành đạt, vẫn có tiền, đúng không? Nên chính vì vậy nên mình mới quyết định dừng lại, không làm việc nữa. Mình muốn tìm một việc nào đấy, cũng có thể là chính công việc của anh chủ mình, nhưng chắc chắn, mình hy vọng sẽ làm tốt hơn cách anh chủ cũ. Nên mình xin lỗi, là không trả lời câu hỏi trực tiếp của anh Thắng.

Mình đang nói là, có vẻ như cái chủ đề, xin lỗi các bạn, hơi bị lạc đi với những gì mình mong đợi muốn nghe. Mình đến đây để xem mọi người như thế nào trong cuộc sống. Hay là mình hơi khác thường, có vẻ như mình là một người mình thấy là lập dị, đúng không? Hay cứ phải nói dối, cứ phải làm sai thì mới thành đạt, mới có tiền? Tại sao mình không như vậy? Đấy, mình xin chia sẻ quan điểm riêng của mình. (Mọi người vỗ tay)

Thầy Trong Suốt: Như anh Tuấn vừa nói, cơ bản có thể thấy được là trong xã hội bây giờ, cả những người ngồi đây, thành đạt và an lạc thường là không đi cùng với nhau, đúng không ạ? Câu chuyện vừa mới kể luôn, thành đạt phải đánh đổi quá nhiều thứ trong cái xã hội này. Hai cái nó ít khi đi cùng với nhau. Người thành đạt và an lạc là rất khó tìm thấy trong cái xã hội này, đúng không ạ? Nhưng mà, nếu bảo tôi phải đổi hết mọi thứ để lấy thành đạt, anh có làm không ạ?

Anh Tuấn: Mình không làm!

Thầy Trong Suốt: Anh không làm, và chắc chắn những người ngồi đây khả năng cao là không làm, thì mới đến đây ngồi, chứ nếu không thì đã không đến đây ngồi. Ở đây có bao nhiêu người nhìn vào trong mối quan hệ của mình, mình thấy một người bạn nào đó, người thân nào đó mình biết, chứ không phải mình nghe tin, họ vừa thành đạt vừa an lạc? Có không ạ?

Một bạn: Có!

Thầy Trong Suốt: Nhiều hay ít ạ?

Một số bạn: Rất ít!

Thầy Trong Suốt: Theo An thì sao? Có ai không? Quen, đây là mình phải quen biết, chứ còn nếu mình nghe tin thì chắc gì đã đúng? Quen biết, tiếp xúc mình thấy đúng thế thật! Bao nhiêu người có khoảng 5 người quen như thế giơ tay ạ? Bao nhiêu người biết khoảng 4 người ạ? 3 người? 2 người ạ? Có ai quen 2 người không? (Một bạn giơ tay) A, có một bạn! Bao nhiêu người quen được 1 người như vậy? (Nhiều người giơ tay, mọi người cười) Không, không chơi những người đã đến đây nhiều lần rồi! (Mọi người cười) Chỉ ai mới đến đây hôm nay thôi ạ, bao nhiêu người quen một người như thế? 1,2!

Như vậy khó chứ đúng không ạ? Hôm nay chúng ta nói về cách cực kì khó chứ không phải là dễ làm. Ở đây bao nhiêu người sẵn sàng đánh đổi mọi thứ lấy thành đạt? Chắc là không rồi! Vậy bao nhiêu người sẵn sàng đánh đổi thành đạt để an lạc, bao nhiêu người? (Một số bạn giơ tay) 1,2,3… Những người đã từng đến đây nhiều lần thì bỏ xuống. 1! Ai nữa không ạ? Sẵn sàng đánh đổi thành đạt lấy an lạc? 2,3!

Dễ hiểu nhất, vật chất là thành đạt đi, đánh đổi vật chất để an lạc. Bao nhiêu người sẽ đổi vật chất, giàu có lấy an lạc? Đấy, cho dễ hiểu! Mình dùng từ thành đạt nghe nó hơi khó hiểu. Tôi sẵn sàng đánh đổi giàu có lấy an lạc! (Một số bạn giơ tay) 1,2,3,4 bạn! Mời bạn phát biểu đi ạ!

Bạn Việt: Theo em suy nghĩ là nếu mình giàu có, mà tâm hồn mình không an lạc, cuộc sống của mình không an lạc thì nó cũng không nói lên được điều gì. Bởi vì trong cuộc sống cái người ta mong muốn nhất đó là sự bình an, sự an lạc trong tâm hồn. Thì em nghĩ cái đấy là cái cần đầu tiên.

Thầy Trong Suốt: Nghèo một tí nhưng an lạc còn sướng hơn giàu mà không an lạc!

Bạn Việt: Đúng rồi!

Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu người đồng ý ạ? Nghèo một tí nhưng an lạc thì hơn là giàu một tí mà không an lạc. Còn ai đồng ý không ạ, hay có bốn người vừa xong thôi?

Một bạn khác: Em lại có thắc mắc thế này, như anh bảo là nghèo một tí mà an lạc còn hơn là giàu mà không an lạc?

Thầy Trong Suốt: Quan điểm ấy – bạn có đồng ý không?

Bạn đó: Em thì em thấy em không rõ ràng ở cái này: Khái niệm của em – “an lạc” phải là cảm giác an tâm là một, thứ hai là thỏa mãn, hoặc gọi là đầy đủ đi, về cảm giác. Thế bây giờ nếu như mà nghèo một tí thì đương nhiên, tức khắc nó sẽ sinh ra mối lo về nhu cầu sinh hoạt cho gia đình thôi! Cá nhân em còn phải chăm lo cho gia đình chẳng hạn. Thế bây giờ nghèo một tí, bản thân mình đủ nhưng mà mình không lo được cho gia đình thì như vậy em nghĩ nó lại bị mất an lạc rồi. Vậy thì có chăng là cứ cố giàu một tí nhưng bớt an lạc đi không? (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Nghe có vẻ chuẩn hơn đúng không ạ?

Bạn đó: Em nghĩ như thế! Bởi vì là…

Thầy Trong Suốt: Thực chất thì thế mới đúng, xã hội mình thế mà? Giàu một tí bớt an lạc mới đúng xã hội chứ? Thế nên mới có 4 bạn giơ tay nghèo một tí mà? Nghèo một tí nhưng an lạc!

Bạn đó: Em nghĩ để mà nghèo một tí mà an lạc thì khi mà đã nghèo một tí đi rồi thì em thấy là sẽ xảy ra các mối lo?

Thầy Trong Suốt: Nghèo một tí thôi, không nhiều lắm đâu! (Mọi người cười) Thế theo em, thế nào là nghèo một tí? Tương đối thôi! Thế nào là đủ?

Bạn khác: Cái này thì nói thật là hơi khó giải thích theo mỗi người.

Thầy Trong Suốt: Đối với cá nhân em thôi, thế nào là đủ? Đủ ăn, hay là đủ thế nào? Thế nào là đủ?

Bạn đó: Có thể do quan điểm của em, em rất đề cao việc an lạc, bình an trong tâm hồn của mình, hơn cả những thứ bên ngoài. Kể cả như anh nói là dù có nghèo một tí, mình không lo được cho gia đình mình, thì mình cũng lo lắng. Nhưng mà thực ra em thấy thì… (Bạn đó cười)

Thầy Trong Suốt: Mọi người ở đây có ai nghĩ rằng không đủ tiền mà vẫn an lạc được? Thiếu tiền đấy, chính xác là thiếu tiền, mà vẫn an lạc được? Thiếu hẳn luôn. Em thiếu nhiều không?

Anh Tuấn: Không phải! Mình nghĩ rằng thực ra đấy là tư tưởng. Ngay như mình trong cuộc sống mình đã gặp nhé. Thực ra trước khi mình đi làm, mình đã quyết định là từ đây xong bỏ ra ngoài đảo làm, mình đi biền biệt ngoài biển. Trong cuộc sống nhiều khi rất là căng thẳng, có nhiều chuyện không thể giải quyết được. Khi mà đi thì tự nhiên nó giải phóng tư tưởng. Mình đi ra ngoài biển. Ở đất liền mình thấy bao nhiêu người có rất nhiều thứ mà vẫn luôn luôn căng thẳng, luôn muốn hơn. Ra ngoài biển thấy họ ở giữa một nơi mà chẳng có cái gì cả. Mình thấy tại sao họ nghèo như thế, họ khổ thế, có những cái mà mình không tưởng tượng được, thế sao họ sống được như thế mà cuối cùng họ vẫn vui, họ vẫn cười, cuộc sống vẫn đầm ấm, vẫn tràn tiếng cười.

Mà trong khi đó rất nhiều người xung quanh mình có rất nhiều thứ, mà mình thấy xung quanh đâu phải ai cũng an lạc đâu, đâu phải vui đâu? Cho nên cá nhân mình, mình cho là an lạc là cái tâm của mình, trong lòng của mình nghĩ thế nào về một sự việc, chứ không phải là anh có cái gì. Cho nên là theo mình, hoàn toàn bạn có thể an lạc kể cả bạn không có tiền. Vấn đề là bạn nhìn như nào, bạn sống như nào, đấy là cái khái niệm của mình. Cảm ơn. (Mọi người vỗ tay)

Thầy Trong Suốt: Rất hay, đúng không ạ? Quan trọng là mình thấy đủ thôi, đúng không ạ? Tóm lại cuối cùng vẫn là cảm giác đầy đủ! “Tôi không có tiền nhưng tôi vẫn đầy đủ”. Khó thôi chứ không phải quá khó! “Nếu tôi bớt nhu cầu đi thì có thể tôi vẫn đủ dù tôi không có tiền. Còn nếu như tôi phải có xe bằng bạn tôi thì tôi có nhiều tiền vẫn không thấy đủ, vì chưa có xe”.  Nên cảm giác đầy đủ quan trọng hơn là thực sự mình có bao nhiêu tiền. Cảm giác đầy đủ như lúc nãy mình nói là thành đạt, giàu có đấy! Mình có một cảm giác đầy đủ về vật chất.

Ví dụ như anh nợ tiền nhưng anh vẫn có thể đầy đủ, đúng không ạ? Nợ tiền mà vẫn đầy đủ! Nợ tiền mà trả được thì vẫn đầy đủ, hàng tháng mỗi tháng trả một ít, cuối cùng cũng trả được hết, thì nợ tiền đấy vẫn là đầy đủ mà! Ở đây có ai đang vay ngân hàng kiểu thế không ạ? Có là chắc, đúng không ạ? Bình thường mà! Nợ tiền ngân hàng nhưng mà tôi vẫn có thể trả được, vẫn cảm thấy đầy đủ. Đầy đủ có gì là kinh khủng đâu? Nên là lúc nãy mình nói là thành đạt về mặt vật chất đấy, là một cảm giác đầy đủ vật chất, nó bao gồm cả cái đấy luôn. Bởi vì con số sẽ khác nhau với mỗi người. Anh ở đảo cần mấy trăm ngàn một tháng, đối với anh là đầy đủ. Còn hơn là anh ở giữa thành phố kiếm được 30 triệu nhưng mà lúc nào cũng thấy mình thiếu ô tô, mình thiếu nhà lầu, không bao giờ đủ.

Như vậy thành đạt ở đây có gắn liền với việc là mình có một sự hài lòng về vật chất, không biết bao nhiêu đi nữa, nhưng phải có sự hài lòng nhất định, mình cảm thấy đầy đủ về vật chất đấy! Đồng ý không ạ? Thế nhưng giả sử mình đang không đủ về vật chất thì làm thế nào để thành đạt bây giờ? Kiếm nhiều tiền lên đúng không ạ, hay làm thế nào?

 

Một bạn: Nỗ lực hơn!

Thầy Trong Suốt: Nỗ lực hơn nữa đúng không ạ, hay là thế nào?

Một số người: Bớt an lạc ạ!

Thầy Trong Suốt: Bớt an lạc mất rồi à? (Mọi người cười)

Bạn Việt: Em xin lỗi! Về khái niệm như anh vừa nói, nói vui vui nhưng mà cố gắng nỗ lực kiếm nhiều tiền hơn đâu có nghĩa là cố gắng vất vả để kiếm tiền là không an lạc đâu anh? Tất nhiên là an lạc như em cảm giác là mình cố gắng, mình nỗ lực, mình kiếm tiền nhưng mà trong quá trình đó mình vẫn cứ vui vẻ, vẫn cứ thoải mái mà, mình vẫn cứ… an lạc mà?

Thầy Trong Suốt: Quá hay! Quá hay đúng không ạ? (Mọi người cười, vỗ tay) Như vậy cái việc mà cố gắng kiếm tiền nó có mâu thuẫn với an lạc không ạ? Có nhiều người nghĩ rằng nó mâu thuẫn, nhưng thực chất thì sao ạ?

Bạn Việt: Quan trọng là cách kiếm tiền đấy của mình nó như thế nào thôi!  Em vẫn hay ví dụ là hối lộ, rồi nhiều cái, về cơ bản là lừa lọc nhau, làm những việc mà bản thân mình thấy không an tâm ở trong người mà mình vẫn phải làm thì đấy mới là không an lạc. Còn nếu em làm việc gì đấy không ăn cắp, trộm cắp, vẫn cố gắng nỗ lực, chăm chỉ làm việc thì về cơ bản mình vẫn cứ vui vẻ trong quá trình, đúng không ạ?

Thầy Trong Suốt: Vâng, quá hay luôn! Như vậy chúng ta thấy này, nếu chúng ta đang chưa thành đạt, chưa đủ tiền thì đương nhiên chúng ta phải làm gì? Nỗ lực chứ, đúng không ạ? Hay là mọi người bảo thôi, bỏ luôn đi làm nhà tiên tri hay làm cái gì đấy khác không cần tiền? Nếu đang không thành đạt thì chúng ta phải nỗ lực. Nhưng vấn đề không phải chúng ta không nỗ lực nữa, mà chúng ta nỗ lực trong trạng thái tinh thần nào? Chúng ta nỗ lực trong sợ hãi và lo lắng, chúng ta nỗ lực trong lừa đảo và làm hại người khác, hay là chúng ta nỗ lực trong cách làm đúng, hay là chúng ta nỗ lực mà không sợ hãi?

Đấy! Không phải chúng ta đánh đổi thành đạt lấy an lạc, mà cũng không phải ngược lại, đổi an lạc lấy thành đạt. Thực chất có thể làm được hai việc cùng một lúc bằng sự nỗ lực một cách đúng đắn.

Nếu nỗ lực một cách đúng đắn, cả về mặt hành động lẫn tinh thần, thì thực chất là chúng ta có thể vừa thành đạt vừa an lạc. Điều đó có thể làm được, không phải là một điều quá xa vời. Nhưng nó đòi hỏi nỗ lực cộng với một trạng thái tinh thần khác biệt. Bởi vì cái nỗ lực thông thường, như bạn nói đấy, nó thường làm cho người ta bị xáo trộn về tinh thần, làm người ta mất đi sự bình an. Còn cái loại nỗ lực này nó vẫn đi kèm sự bình an. Nếu chúng ta có khả năng nỗ lực cộng bình an thì chúng ta có khả năng thành đạt và an lạc. Nếu chúng ta có khả năng nỗ lực mà không có khả năng bình an thì chúng ta có thể thành đạt, nhưng khả năng rất cao là chúng ta phải đổi sự an lạc. Nếu chúng ta có khả năng bình an mà không có khả năng nỗ lực, thì sao? Chúng ta có gì ạ?

Một số người: Không thành đạt!

Thầy Trong Suốt: Không thành đạt nhưng có an lạc không ạ?

Một số bạn: Có thể an lạc!

Thầy Trong Suốt: Cứ cho là có đi! Có khả năng bình an mà không có khả năng nỗ lực. Ví dụ có ai ở đây có khả năng bình an mà không có khả năng nỗ lực không ạ? Thì đấy, con nhà giàu, ví dụ thế đúng không? Chẳng cần nỗ lực gì, bố mẹ dạy con là lớn lên con chỉ cần mở sổ tiết kiệm chuyển tiền vào là con sống đến một trăm năm, thì cần gì nỗ lực đâu? Cũng có thể an lạc được, nên mình tạm chấp nhận là gì, có những người mà không có khả năng nỗ lực nhưng mà lại có khả năng bình an. (Trong Suốt cười)

Nhưng cái bình an đấy bị điện thoại ném vào đầu, như bạn nói thì sao? Chắc tan đi mất đúng không ạ? Vậy theo mọi người “con nhà giàu bị ném điện thoại vào đầu” thì có vấn đề gì không? (Mọi người cười) Họ có vui vẻ không ạ? Hay là họ bực như bình thường?

Một bạn: Khéo bực hơn bình thường!

Thầy Trong Suốt: Bực hơn vì sao ạ? Đúng rồi, vì nhà giàu mà, đúng không? Nhà giàu mà lại bị ném vào đầu là không được, nhà nghèo bị ném vào đầu còn được, đúng không? Khinh được! Mình giàu, mình không để người ta khinh mình được! (Mọi người cười) Nên nói đùa thế thôi chứ nếu những người không có khả năng cố gắng mà bình an được, vô cùng khó luôn! Thực sự là thế, vì sao? Ví dụ của bạn lúc nãy: “Tôi ngồi đây và bị điện thoại ném vào đầu”, người bình thường có chịu được không ạ? Tức là chắc đúng không, khó chịu là chắc!

Nhưng giả sử nếu tôi đang là loại người mà ném điện thoại vào đầu là tôi rất bực, tôi phải làm gì để sau một thời gian nữa, tôi ngồi đây, đang nói chuyện thế này, cái điện thoại ném vào đầu, tôi cười như bình thường. Phải làm gì bây giờ? Hai chữ thôi ạ! Có ai đoán được phải làm gì không ạ?

Một bạn: Luyện tập!

Thầy Trong Suốt: Em vừa nói đúng không? Đúng rồi tôi luyện tập, phải cố gắng chứ, đúng không? Nếu không cố gắng thì làm sao tôi làm được chuyện đấy? Nếu không cố gắng gì thì làm sao tôi như thế này, đang bực tức vì một cái điện thoại mà tôi lại trở thành không bực tức được? Tôi phải có khả năng cố gắng. Nghĩa là ngay cả để bình an được ấy, cũng cần phải khả năng gì? Cố gắng! Đúng chưa ạ? Ý ở đây là gì? Những người không có khả năng cố gắng, thì chỉ bình an được khi hoàn cảnh thuận lợi! Con nhà giàu thì được, đúng không ạ? Nhưng mà nếu bố mẹ phá sản và không gửi tiền cho mình nữa thì sao? Mất luôn khả năng bình an!

Thực chất mà nói thì nếu không có khả năng cố gắng, liệu có khả năng bình an không? Mình cứ tưởng rằng không cần cố gắng gì, là có thể bình an được – đấy là một loại nhầm lẫn. Điều đó chỉ đúng với những người có hoàn cảnh tốt thôi! Hoàn cảnh tốt mất đi một cái, thậm chí như là gió đổi chiều, hoàn cảnh xấu đi một cái thì mất luôn bình an. Nên là cái chuyện nói rằng : “Thôi tôi chẳng cần, nhà tôi giàu rồi, tôi hoàn cảnh tốt rồi, tôi chẳng cần cố gắng nữa đâu mà vẫn tôi bình an”, đấy chỉ là một ảo giác thôi. Cuối cùng thì người đấy vẫn cần khả năng cố gắng, nếu không thì cả bình an cũng mất luôn chứ không phải chỉ mất thành đạt. Mọi người đồng ý không ạ? Thế nên cuối cùng, câu trả lời chung là: “Để thành đạt và an lạc chúng ta cần biết gì?” Cố gắng trong… sợ hãi, trong lo lắng hay trong gì ạ?

Một số bạn: Bình an!

Thầy Trong Suốt: Cố gắng trong bình an!

Chìa khoá rất tốt để thành đạt và an lạc là chúng ta biết cố gắng trong bình an. Ngược lại nếu chúng ta không biết cố gắng mà chỉ biết bình an thôi, thì khi hoàn cảnh xấu mò đến, đến bình an cũng chẳng có. Còn nếu chúng ta chỉ biết cố gắng thôi mà không biết bình an thì có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ có loại thành đạt bên ngoài, nhưng chắc chắn là chúng ta sẽ không có sự được an lạc bên trong.

Nên cái chìa khoá ở đây, nếu bạn nào tìm ra được rồi, là chúng ta phải biết cách cố gắng trong bình an. Nếu chúng ta làm điều ấy được, ta sẽ làm được chuyện là thành đạt và an lạc. Còn ngược lại, nếu chúng ta không thể cố gắng trong bình an, thì hoặc là chúng ta có thành đạt không an lạc; hoặc chúng ta cũng chẳng có an lạc được; hoặc chúng ta an lạc trong hoàn cảnh đấy, mất hoàn cảnh đấy là hỏng luôn; hoặc chúng ta chẳng có cả hai thứ. Mọi người đồng ý không ạ?

Không phải đánh đổi thành đạt lấy an lạc, cũng không phải đổi an lạc lấy thành đạt. 
Cố gắng trong Bình an là chìa khóa để Thành đạt và An lạc.

4. Cố gắng trong bình an – Bình an khi cố gắng 

Thầy Trong Suốt: Cuối cùng mấu chốt là làm thế nào cố gắng trong bình an được. Nếu làm được điều đó thì mới có câu trả lời. Nếu không làm được điều đó thì sẽ không có câu trả lời. Đấy, đó chính là điểm quan trọng của ngày hôm nay. Bạn Phi có ý kiến gì muốn nói không?

Bạn Phi: Em đang có một thắc mắc là như bình thường, khi mình hiểu… khi mà ta càng cố gắng thì bù lại… tức là ta sẽ có cái sự bình an…

Thầy Trong Suốt: Không! Ta phải biết cố gắng trong bình an thì ta mới có cái an lạc thực sự.

Bạn Phi: Tức là ta cố gắng để đạt được thành đạt trong bình an?

Thầy Trong Suốt: Không, cố gắng nói chung thôi, như lúc nãy lấy ví dụ đấy, cố gắng để an lạc cũng là loại cố gắng, cố gắng để học cách không phản ứng với cái điện thoại cũng là cố gắng. Thế nhưng, nghĩ kỹ này, mình biết cách cố gắng trong bình an, chứ không phải là cố gắng kiếm tìm trong bình an.

Bạn Phi: Vâng!

Thầy Trong Suốt: Vì kể cả được bình an cũng phải cố gắng mà?

Bạn Phi: Vâng! Thế bây giờ em có một câu hỏi là, liệu có những cái nỗ lực cố gắng để thành đạt, mà những cái nỗ lực đấy không mang lại bình an cho chúng ta?

Thầy Trong Suốt: Đương nhiên!

Bạn Phi: Ví dụ quan hệ vợ chồng, gia đình… Chúng ta có cố gắng bao nhiêu, có thể có tiền tỷ hay như thế nào đấy, thì việc chúng ta nỗ lực cố gắng để đạt được hạnh phúc, thành đạt nào đấy, nó khác hoàn toàn với việc là cố gắng để đạt được quan hệ hoà hợp vợ chồng. Vậy thì chúng ta phải cần một công cụ khác chứ không thể làm việc quần quật, không thể cống hiến, hay như thế nào để đạt được hạnh phúc vợ chồng, đúng không ạ? Vợ chồng nhiều khi thuộc về cá tính, về tâm lý, về sự hiểu biết khác nhau. Như vậy chúng ta làm thế nào?

Em nghĩ cái bình an trong tâm hồn nó không chỉ đến từ vật chất, mà nó còn đến từ sự tương hợp, giữa vợ chồng chẳng hạn. Nó là một cái mảng rất là rộng, ngoài cái việc cố gắng nỗ lực thông thường để đạt được cái bình an trong tâm hồn, đúng không ạ? Đấy là cái sự hiểu biết giữa con người và con người, em ví dụ như vậy. Vậy thì rõ ràng chúng ta thiếu một cái gì đấy, khuyết thiếu trong cái việc chúng ta cứ nghĩ là…

Thầy Trong Suốt: Câu hỏi của anh rất hay luôn! Vậy trong mối quan hệ vợ chồng, làm thế nào để thành đạt được? Câu trả lời tương tự như vậy: “Phải biết cố gắng trong bình an”.

Câu chuyện này để mọi người hình dung. Người mẹ nói với con: “Mẹ đã hạnh phúc với bố 50 năm rồi, nên mẹ sẽ bày cho con một bí quyết đơn giản, nếu con làm điều đấy được, chắc chắn con sẽ hạnh phúc với chồng!”

Đứa con gái bảo: “Đấy là điều con luôn luôn mong muốn. Con sắp lấy chồng rồi, thật sự là con rất bâng khuâng không biết làm thế nào, mẹ hãy chỉ cho con cách!”. Bà mẹ mới bảo: “Rất dễ con ạ, thông thường thì vợ chồng hay cãi nhau, đúng không? Nhưng mẹ chỉ cho con cách này, chắc chắn là sẽ tốt. Mỗi lần con giận chồng, đừng cãi nhau! Cố gắng đừng cãi nhau! Cố gắng bằng mọi cách đừng cãi nhau! Chắc chắn sẽ bình an”.

Đứa con bắt đầu lấy chồng và sống với chồng khoảng 2 năm, xong quay về hỏi mẹ: “Đúng là con đã cố hết sức để đừng cãi nhau, nhưng mà trong lòng con…”. Mỗi lần cố gắng thì sao? Không cãi nhau thì sao ạ? “Trong lòng con rất bực bội. Chồng con thì thấy không bao giờ con cãi cả, con chưa bao giờ cãi chồng một câu, một câu con cũng không dám cãi! Vì mẹ dạy con như vậy mà! Nhưng mà không hiểu sao trong lòng con bực bội, mẹ chỉ cho con một cách nào đấy, chứ cách này có vẻ không ổn!”.

Mẹ bảo với con: “Đúng rồi, cố gắng của con không ở trong bình an, vì sao? Con cố gắng nhưng mà trong lòng con vẫn dậy sóng, thì đâu gọi là cố gắng trong bình an. Con cố gắng là không cãi nhau với chồng, đấy là cố gắng, đồng ý rồi. Mẹ rất là đồng ý rằng con đã cố gắng, nhưng mà con không cố gắng trong bình an. Con cố gắng trong sự đánh nhau của nội tâm. Làm sao mà bình an được! Làm sao mà an lạc được!”.

Cô con gái hỏi: “Nhưng mẹ ơi, thế khó quá, mẹ chỉ con cách khác đi, cách này có vẻ không thực hiện được, cố gắng trong bình an quá khó”.

“Thôi được rồi, bây giờ mẹ cho phép con một việc”.

Sau đấy cô gái sống với chồng 63 năm vô cùng hạnh phúc. Vô cùng hạnh phúc luôn, hầu như không có lần cãi nhau nào.

Và một hôm cô ốm nặng, 63 năm là thành bà già rồi đấy, vào bệnh viện. Trong 63 năm đấy, cô chia sẻ với chồng từ đầu đến cuối, kể mọi chuyện, nói mọi chuyện, chia sẻ. Mỗi lần vợ chồng giận nhau, thì cô lại dùng cái cách bà mẹ nói. Trong mọi thứ cô chia sẻ với chồng, thì có một thứ cô không chia sẻ. “Em chỉ cần giữ một bí mật thôi, em hứa với anh, em sẽ chia sẻ mọi thứ, nhưng cái hộp trên nóc tủ, em không bao giờ chia sẻ với anh bên trong đó có gì. Chỉ duy nhất cái đấy là em không chia sẻ. Còn tất cả mọi thứ em chia sẻ với anh tất từ đầu đến cuối”. Ông chồng rất tôn trọng vợ và ông cảm thấy rất là hạnh phúc.

Khi bà này ốm nặng sắp mất. Bác sĩ bảo có thể không qua khỏi, ông chồng mới ôm cái hộp đến, bảo là: “Thôi, chắc bà đấy sắp mất rồi, mình cũng nên được biết trong hộp có gì”. Ông đem đến cho bà, bà nhìn ông rất là thông cảm: “Đúng là bây giờ em sắp mất rồi, đúng là em nên chia sẻ với anh. Anh hãy mở cái hộp ra đi!”. Ông này mới mở hộp ra, trong hộp có một đôi giày và 95 ngàn đô la.

Ông mới bảo: “Ôi! Em để dành được nhiều tiền thế cho anh cơ à? Anh cứ tưởng là bí mật gì có hại cho anh, hoá ra là rất có lợi, bây giờ anh có 95 ngàn đô sau khi em mất. Nhưng mà …’’ ông này hỏi: “Thế còn đôi giày thì sao? Anh rất muốn biết tại sao lại có đôi giày ở đây. Tiền thì anh không có vấn đề gì, nhưng mà giày thì anh cũng muốn tìm hiểu?”.

Bà vợ mới nói: “Thế này anh ạ, mẹ em dạy em là phải cố gắng trong bình an. Nhưng mà cứ mỗi lần cãi nhau với anh là em không thể bình an được. Em có thể cố gắng được, nhưng trong lòng em rất là bực tức. Em hỏi mẹ thì mẹ bảo: Bây giờ mẹ cho phép con khi nào không cố gắng được, thì tìm cách nào đó để giải toả. Khi nào mà không bình an nổi trong lòng được nữa thì cái giải toả đấy sẽ làm mối bực tức của con mất đi. Lần sau, nếu mà con bực tức quá nhiều thì con lại giải toả lần nữa! Và như vậy, em nghe lời mẹ và cái lần đấy… em xin lỗi anh, em đã ngủ với một người đàn ông khác. Em quá bực tức không chịu nổi, phải giải toả. Và em rất xấu hổ khi phải nói với anh là em đã làm điều đó, anh hãy tha thứ cho em!”

Ông già nghĩ một lúc và bảo: “Em ạ, anh không hề có vấn đề gì về chuyện đấy cả. Anh rất xúc động và cảm thấy yêu thương em hơn nữa. Vì trong suốt 63 năm qua em chỉ có…”

À quên nói tiếp, “Và cái lần quan hệ đấy thì em xin một đôi giày làm kỷ niệm”, cái lần quan hệ với người đàn ông khác đấy!

Ông chồng bảo: “Thế thì anh nhìn vào cái hộp thấy chỉ một đôi giày, nghĩa là 63 năm qua em vô cùng chung tình, em chỉ có một lần giận anh đến mức đấy thôi. Còn bao lần khác chúng ta vẫn vô cùng hạnh phúc, em không đến nỗi gì mà phải dồn nén giải toả cả!” Sau khi sung sướng như vậy, ông quay sang nhìn chỗ tiền: “Thế thì còn số tiền này thì sao?”

Bà già thành thật nói với chồng là: “Đây là số tiền em đã bán những đôi giày khác!” (Mọi người cười) “Đấy! Để dành cho anh!”.

Câu chuyện kết thúc ở đấy thôi! Hết chuyện! (Mọi người vỗ tay) Câu chuyện này nói lên điều gì ạ? Cuối cùng bà đấy có làm được cái việc là cố gắng trong bình an không ạ? Theo mọi người thì sao ạ? Nếu mà đã cố gắng bình an thì sao? Thì làm gì có tiền? Làm gì có 95 ngàn đô đúng không ạ? (Trong Suốt cười)

Bà đấy cố gắng, nhưng bà đấy không cố gắng trong bình an được! Để nói là gì? Để nói là cố gắng trong bình an được cũng phải tập! Chứ không thể là cứ khi nào mất bình an là đi…? Đi giải toả được! Đấy! Giải toả thế thì rất có hại đúng không ạ? Bà đấy đã cố gắng, đúng rồi, điều đấy mình không thể phủ nhận được. Nhưng bà đấy vẫn chưa biết cách cố gắng trong bình an. Kết quả là gì? Cố gắng cộng với không bình an, đúng không ạ? Cố gắng là chịu đựng vào bên trong, không cãi nhau với chồng. Cố gắng cộng không bình an thì điều gì xảy ra ạ?

Một bạn: Thành đạt.

Thầy Trong Suốt: Thành đạt? (Trong Suốt cười) Cố gắng không bình an thì cuối cùng cái sự không bình an đấy, bà vẫn phải giải toả ở đâu đấy. Nên thực chất là không có bình an. Người phụ nữ này có thể gọi là thành đạt được không ạ?

Một bạn khác: Có tiền!

Thầy Trong Suốt: (Cười) Có tiền đúng không ạ? Nhưng mà chắc chắn là bà đấy không thành đạt được, không thể gọi là thành đạt được! Ở đây quay lại câu hỏi của bạn Phi, nghĩa là cuối cùng thì vẫn có cách để bình an, kể cả quan hệ vợ chồng. Còn nếu cố gắng mà không bình an, thì có thể có vẻ ngoài bình an giữa hai vợ chồng nhưng mà thực chất bên dưới không phải. Một vẻ ngoài hòa thuận và ổn, nhưng bên dưới không phải. Như vậy, cái chìa khoá ở đây là gì: Chúng ta phải tìm cách cố gắng nhưng phải biết bình an khi cố gắng. Còn nếu chỉ tìm cách cố gắng mà không biết cách bình an khi cố gắng, thì sẽ có gì ạ? 95 ngàn đô đúng không ạ? (Mọi người cười) Đấy, câu chuyện là thế! Mấu chốt là cố gắng nhưng mà phải biết cách bình an trong cố gắng.

Đấy là chìa khoá đến thành đạt và an lạc.

Cố gắng nhưng biết cách bình an trong cố gắng

là chìa khóa đến Thành đạt và An lạc.

5. Làm thế nào để Bình an trong cố gắng?

5.1. Con rắn hay sợi dây?

Một bạn: Sau khi anh nói thì em cũng đồng ý với quan điểm là mình nên cố gắng trong bình an. Qua câu chuyện anh kể và bản thân em thì thấy đấy là việc rất khó. Và anh có nói là cái gì khó thì mình phải luyện tập dần dần. Nhưng mà có phương pháp nào để luyện tập cho tốt bởi vì đây là một việc khó ạ?

Thầy Trong Suốt: Hay! Câu hỏi rất hay! Bây giờ đi vào phương pháp đây ạ!

Bạn đó: Có phương pháp?

Thầy Trong Suốt: Đây, mình nói phương pháp đây! Ít nhất là mình đưa ra chìa khoá rồi, còn làm thế nào được, thì bây giờ mình đi vào phương pháp, đúng không? Quay lại ví dụ của Phi lúc nãy là Phật này, Chúa này, họ có cố gắng không ạ?

Một số bạn: Có ạ!

Thầy Trong Suốt: Đi cứu người phải cố gắng chứ ạ? Đức Phật đi bộ chắc phải hàng chục nghìn km luôn, nhưng có bình an không ạ? Đấy là những tấm gương cho ta thấy là gì? Cố gắng mà vẫn bình an! Cố gắng cứu người là rất khó, đức chúa Jesus còn mất cả tính mạng khi cứu người cơ mà, mất mạng luôn! Đức Phật thì không mất mạng, nhưng mà Đức Phật chịu bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu sỉ nhục, bao nhiêu người mưu hại. Còn Đức Chúa thì chết trên cây thập tự. Họ có cố gắng, nhưng chắc chắn họ cố gắng trong bình an hay trong bất bình an?

Bạn đó: Trong bình an!

Thầy Trong Suốt: Như vậy, cái ví dụ của Phi lúc nãy càng nói rõ hơn nữa là gì? Nếu biết cách cố gắng trong bình an, thì có thành đạt và an lạc. Chúng ta phải thừa nhận là Phật thành đạt chứ ạ? Giúp được bao nhiêu người, đúng không ạ? Chúa nghèo không ạ? Chắc chắn thành đạt! Những người đấy thành đạt mà họ không mất đi bình an, không mất đi an lạc. Bởi vì sao? Họ biết cách cố gắng trong bình an!

Đấy là chủ đề ngày hôm nay.

Làm thế nào để thành đạt và an lạc?

Câu trả lời là gì? Cố gắng trong bình an!

Làm thế nào để cố gắng trong bình an? Trước khi mình nói, có ai có ý tưởng không ạ?

Anh Tuấn: Có một câu chuyện kinh điển trong đạo Phật. Một người đi trong đêm, thấy ở trước mặt một cái gì đó lổn nhổn và tưởng con rắn, người ta rất là sợ. Cái phản ứng là sợ hãi ở bên trong, và ngay cái khoảnh khắc đó người ta mất đi sự bình an. Nhưng khi người ta nhìn lại, và thấy đấy không phải là con rắn mà chỉ là một sợi dây thừng thôi, thì ngay lập tức trong cái khoảnh khắc đó, chỉ trong một giây, sự bình an trở lại và không còn sợ hãi nữa.

Chiêm nghiệm cái đấy trong cuộc sống, em thấy điều đó luôn đúng. Có những lúc mình nghỉ việc, mình cảm thấy tốt và bình an. Nhưng trước khi nghỉ việc thì rất đau khổ. Và dần dần em nghiệm ra một cái sự thật ở trong đó, tức là khi mình nhìn thấy đúng như thật, và biết lựa chọn cái gì phù hợp với mình, thì tự nhiên mình có sự bình an.

Thì câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để mình luôn giữ được cái trạng thái đó, không phải là chỉ trong một khoảnh khắc, bởi vì đến khi cảm thấy là mình chuẩn bị mất tất cả, mình mới chấp nhận buông nó xuống, và mới thấy bình an trở lại. Nhưng trong cuộc sống bình thường, tự nhiên đang làm việc mà bảo là tôi sẵn sàng buông bỏ, để giữ được sự bình tâm và sống hạnh phúc trong khoảnh khắc hiện tại nó không dễ. Và chúng ta lại quay về rất nhiều cố gắng khác nhau.

Vui và bình an khác nhau hoàn toàn. Anh chị có thể uống cà phê, nói chuyện bạn bè cho vui, nhưng khi về, thì nỗi cô đơn vẫn ở đó. Và bài toán là làm thế nào với cái sự cô đơn đó. Bây giờ em đang quan tâm đến làm thế nào để không phải giữ bình an, mà để luôn ở trong nó? Và có một cái trải nghiệm, trải qua không nhiều nhưng mà cũng xin được chia sẻ là khi ở trong trạng thái bên trong mình cảm thấy hoàn toàn tĩnh lặng, rất là nhẹ nhàng. Dường như là mình nhìn thấy mọi thứ và mình hiểu là bản chất nó như nào. Nhưng mà rõ ràng hiện tại thì em chưa có được cái trạng thái đó thường xuyên. Đó là lý do hôm nay em ở đây. (Mọi người vỗ tay)

Thầy Trong Suốt: Rất hay ạ! Ý rất hay là mình đi trên đường, mình thấy một con rắn, mình mất bình an ngay lập tức. Nhưng nếu biết con rắn chỉ là một sợi dây, thì bình an quay trở lại. Trong cuộc sống ta gặp rất nhiều chuyện mà chúng ta cảm tưởng là rất kinh khủng, nhưng đôi khi nó chỉ là sợi dây đúng không ạ, chứ không phải con rắn. Nhưng vì chúng ta đã tưởng tượng nó là con rắn mất rồi, thế là chúng ta lo lắng và sợ hãi. Ý quá hay luôn! Có ai có ý tưởng khác không ạ?

Bạn Việt: Vâng, cũng qua trải nghiệm, cũng đọc, thì em có cảm giác là: Nếu bạn không yêu những cái gì bạn đang làm, thì bạn phải thay đổi những thứ bạn đang làm hoặc bạn thay đổi những thứ bạn yêu. Ví dụ việc anh Tuấn nói là phải nói dối chẳng hạn, nghĩa là bạn đang không yêu cái việc mà bạn đang làm, thì một là bạn đổi việc, hai là bạn thay đổi bằng cách bạn yêu cái việc nói dối đó.

Thầy Trong Suốt: Đấy là một phương án! Phương án của em là “để an lạc bạn hãy làm thứ bạn yêu, hoặc nếu không được thì yêu thứ bạn làm”. Cũng rất tốt! Tiếp đi ạ? Còn bạn nào có công thức khác?

Bạn Tuấn: Cái này em đã từng trải nghiệm, có một sếp ở trên bảo mình thay đổi, làm theo một số cái sếp chỉ đạo. Những điều đấy là sai, khi mình làm việc đấy thì sẽ leo được lên vị trí cáo, và sẽ có mức thu nhập cao hơn, thế nhưng mình không muốn làm cái việc đấy, mà mình làm thì mình cũng không an lạc. Thế nhưng ví dụ mình nghỉ công việc đấy, chuyển sang việc khác, thì đằng sau đấy mình chưa có sự lựa chọn nào khác về việc làm. Ví dụ mình nghỉ thì mức thu nhập không đạt được như thế, mình rất cần đến tiền chẳng hạn. Mình học cách thích nghi với nó hay là mình phải thay đổi? Cái đấy làm cho mình phải suy nghĩ, anh ạ!

Thầy Trong Suốt: Ví dụ rất cụ thể đúng không ạ?

Bạn Tuấn: Vâng, nó rất cụ thể! Với hai nữa là ví dụ như em rất là dễ, em chưa có gia đình thì công việc em chuyển đổi nó rất ok, rất dễ vì mình có thực lực mình làm được. Ví dụ những người đã có vị trí trong xã hội rồi, hoặc đằng sau là vợ con, gia đình, rất cần tiền. Đằng trước của mình như thế, đằng sau của mình như vậy, liệu có dám thay đổi hay không? Hay là phương pháp nào để vượt qua cái đấy?

Thầy Trong Suốt: Em trước đi, người khác thì mình không biết được. Em có hai lựa chọn nhé, hoặc là em nói dối, làm điều xấu, được lên chức; Hoặc là nếu không làm thì sẽ bị đuổi đúng không?

Bạn Tuấn: Cái đấy là mình rất rõ ràng luôn!

Thầy Trong Suốt: Trong trường hợp của em là như thế nào?

Bạn Tuấn: Trong trường hợp của em là những hoàn cảnh đấy mình không làm thì mình mất cơ hội hoàn toàn luôn! Thực ra là nếu một công việc mình làm không có mục đích, không có sự thăng tiến, thì mình làm nó cũng chỉ là hời hợt. Em nghĩ là mình không nên như thế!

Thầy Trong Suốt: Rồi, quá hay luôn! Theo mọi người thì bạn nên chọn cái gì bây giờ?

Bạn Tuấn: Theo mọi người thì trong những cái đấy, mình nên chọn như thế nào? Theo sếp làm như thế để thăng tiến mà nó mất an lạc. Mà có an lạc thì tốt nhất là không chọn việc đấy?

Thầy Trong Suốt: Phải nói dối rất nhiều mới lên chức đúng không ạ, và mất an lạc.

Bạn Tuấn: Vâng!

Thầy Trong Suốt: Không theo lời sếp thì đứng yên một chỗ?

Bạn Tuấn: Đúng rồi!

Thầy Trong Suốt: Nếu là các bạn thì các bạn sẽ chọn phương án nào? Bao nhiêu người chọn phương án là theo lời sếp? Giơ tay ạ? 1! Một người thôi ạ? Bao nhiêu người chọn phương án là: “Thôi, kệ! Chẳng lên chức cũng được, kệ, ngồi một chỗ cũng được!”.

Bạn khác: Chưa chắc đã được ngồi!

Thầy Trong Suốt: À! Chưa chắc đã được ngồi luôn! Đúng rồi, chưa chắc! 1,2,3,4… (Một số bạn giơ tay) Có ai chọn phương án khác không ạ? Khác cả hai cái đấy luôn? Bạn mới toanh đi ạ! Bài toán khó đây, đúng không?

Bạn khác: Nếu là em thì em sẽ nghỉ việc đấy ạ! (Mọi người cười, vỗ tay)

Bạn Tuấn: Thế giả sử bây giờ anh nghỉ việc mà vợ con ở nhà không có tiền tiêu thì anh tính sao?

Thầy Trong Suốt: Em có vợ không?

Bạn Tuấn: Em chưa có nhưng mà em…

Bạn ngồi giữa: Đó, đó, đấy, đấy là cái em muốn nói đến, tức là tự nhiên anh đấy đã đẩy thêm điều kiện vào rồi!

Thầy Trong Suốt: Người khác tính sau, em trước đi đã. Vì đang nói lựa chọn của em mà, có nói lựa chọn của người khác đâu? Em cứ nói trước đi! Bạn đấy bảo là nên nghỉ thì em trả lời thế nào?

Bạn Tuấn: Như lựa chọn của em trong thời gian đấy, thực sự là… mình có đủ điều kiện để mình tìm công việc mới hoặc mình thay đổi, thì ngày đấy mình mới dám thay đổi. Trong hoàn cảnh đấy, mình mới dám dũng cảm thay đổi, tại vì em đặt trong hoàn cảnh của em không thể an lạc được tại vì mình làm sai. Thế nhưng mình lùi lại, mình nghỉ việc…

Thầy Trong Suốt: Bạn này bảo là nghỉ việc đấy!

Bạn Tuấn: Đấy, nếu mà mình nghỉ việc chẳng hạn, vợ con không có thì em mới… Chứ cứ vợ kéo con bồng thì em thấy cái đấy cũng làm cho mình không an lạc nữa.

Thầy Trong Suốt: Không, em cơ mà? Em cứ bỏ vợ con ra khỏi đầu đi đã! (Mọi người cười)

Bạn Tuấn: Ừ, thì trong hoàn cảnh của em, ngày đấy em thay đổi!

Thầy Trong Suốt: Tự em thay đổi? Em làm theo điều xấu hay là đuổi việc?

Bạn Tuấn: Em nghỉ chuyển sang công việc khác!

Thầy Trong Suốt: Hoan hô còn gì nữa? Đúng không ạ? (Mọi người vỗ tay)

Bạn ngồi giữa: Em nghĩ là rất may mắn nếu chúng ta được lựa chọn như vậy. Được quyền lựa chọn, còn nhiều trường hợp mình cũng không được lựa chọn.

Thầy Trong Suốt: Ví dụ, quay lại bạn đấy có vợ con thì theo mọi người nên thế nào? Vợ con trông hết vào bạn đấy, khó chưa? Có phương án ba không ạ? Hay chỉ có hai phương án?

Bạn đó: Nếu cái quyết định mà mình phải cân đo đong đếm sẽ ảnh hưởng đến không chỉ bản thân mình nữa mà những người xung quanh, và ngay cả trong những cái xấu, nó vẫn có những cái tốt. Vấn đề là mình có đủ tỉnh táo để nhìn thấy cái tốt trong cái xấu đó hay không? Và chỉ làm những cái tốt trong cái xấu đó, biết chừa lại ở một mức độ nhất định thì nó sẽ hay hơn. Vì thực ra đôi khi có thể do mình nghĩ nó tệ thế thôi, chứ chưa chắc sếp đã đẩy mình vào cái chỗ kinh khủng như thế. Em giả sử là như thế. Nhưng mà thông thường chúng ta rất khó để bình tĩnh trong khoảng thời gian đó.

Thì em nghĩ cái chìa khoá vẫn là thực sự mình giữ được sự bình tâm trong hoàn cảnh đó. Và nếu mình đã giữ được bình tâm rồi thì mình sẽ đưa ra lựa chọn chính xác. Mà lựa chọn chính xác thì có lẽ mình cũng sẽ không phải nhắc lại việc là mình hối hận ở hoặc đi. Và khi mình đã ở hay đi mình hoàn toàn thoải mái rồi thì mình không cần phải bàn đến chữ bình an sau đó nữa. Thì đó, em nghĩ là như thế, cứ bình tâm trong hoàn cảnh đó.

Thầy Trong Suốt: Đấy, câu trả lời của em là cố gắng trong bình an đấy! Đủ bình an! Lý do gì tính sau đúng không? Hoặc là “tôi theo sếp cũng được nếu mà tôi có đủ bình an”. Vấn đề là có những người không thể bình an nổi nếu mà đi theo sếp, ví dụ như em đúng không?

Bạn Tuấn: Tại vì những cái việc mà mình theo đấy… nếu mà hậu quả có thể là đi tù chẳng hạn, thì làm sao mình bình an được, làm sao dám làm?

Thầy Trong Suốt: Đấy, như vậy cuối cùng vẫn đúng đấy! Phải biết cố gắng trong bình an! Còn làm thế nào để bình an được thì bàn tiếp, đúng không ạ? Nếu cố gắng trong bình an được thì đâu có vấn đề gì đâu? Nếu mà mình cố gắng được trong bình an thì không phải là vấn đề. Vấn đề là mình không thể bình an được thì phải có kiểu khác.

5.2 Người thành đạt và an lạc là người quý con đường hơn cái đích

Anh kể câu chuyện cá nhân. Mình kinh doanh từ năm 2000, bây giờ cũng đang kinh doanh. Và từ năm 2000 đến 2006 mình phá sản ba lần, nếu nói là mình không cố gắng thì không đúng. Trong sáu năm đấy mình cực kỳ cố gắng. Công ty từ không có ai hết, một mình mình, lần nào xây dựng lên cũng khoảng 40−50 người. Vượt qua đủ các loại khó khăn trong kinh doanh, rồi nó phá sản. Cứ hai năm một lần, 2002 một lần, 2004 một lần, 2006 một lần. Ba lần như vậy.

Không thể nói là mình không cố gắng được, rõ ràng mình cố gắng hết sức luôn! Tại sao mình lại không thành công? Hồi đấy mình không biết. Năm 2006 khi mình phá sản lần thứ ba, mình không biết tại sao luôn! Nhưng mình biết một điều là gì: Trước đây mình nghĩ rằng, mình không thành công là do người khác, do hoàn cảnh, do thời thế. Thế nhưng năm 2006 mình ngẫm lại mình thấy là mình có đủ khả năng này, đủ tài năng, đủ tài chính, nói chung là đủ cơ hội thị trường mà mình vẫn không thành công.

Năm 2004, mình mở công ty thứ ba là công ty làm về các dịch vụ gia tăng di động. Ở đây có ai hình dung được không ạ? Năm đấy chưa có điện thoại smartphone, mới có Ringtone, Logo, Nokia… đấy! Mình là công ty tư nhân đầu tiên làm cái đấy. Như vậy là có hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi. Mình có những người hợp tác cùng để có đủ vốn để làm. Mình có kỹ năng lập trình và các kỹ năng khác để kinh doanh được. Và thực sự là trong hai năm đầu mình phát triển rất nhanh. Nhưng nó lại phá sản. Rõ ràng mình có đủ mọi thứ mà mình phá sản, thì không thể nói là do bên ngoài được, và mình bắt đầu quay vào bên trong.

Năm 2006, mình nợ một đống tiền và vẫn quyết định mở công ty thứ tư là công ty mình đang làm bây giờ. Nhưng mình biết rằng mình phải làm khác đi. Bởi vì nếu mình vẫn làm như những năm trước thì mình có thể sẽ có hai năm thành đạt, 2008 sẽ rất thành đạt và… phá sản lần thứ tư. Lần này mình cảm thấy là mình không thể dại dột thế được nữa. Mình đã biết sai đến lần thứ ba rồi mình phải sửa. Nhưng mình phải đi tìm xem mình sai ở đâu! Và mình nhận ra một điều rất quan trọng là trong vòng ba năm đầu tiên, ba lần phá sản đầu tiên của mình đấy, tất cả những cố gắng của mình đều là những cố gắng trong bất bình an! Không bình an! Mình cố gắng, nhưng cái cố gắng đấy nó không cho mình ở trong cái trạng thái bình an nào hết trong suốt hai năm trời mình kinh doanh. Chưa lần nào mình cảm thấy là mình cố gắng trong bình an cả, khi mình nhìn lại cả quá khứ 6 năm. Ví dụ như là cố gắng trong sợ hãi, lo lắng, cố gắng trong việc làm những việc sai. Đâu có bình an được?

Năm 2006 mình quyết định là mình sẽ khởi động lại, nhưng lần này mình sẽ chọn để làm những việc mà mình cố gắng trong bình an được. Hồi đấy mình nhớ là mình mở công ty mới năm 2006 thì mình đang nợ 4 tỷ đồng. Thực sự mình đáng ra không bình an được vì mang số nợ như thế. Nhưng mình quyết định là bây giờ mình sẽ cố gắng lần thứ tư. Nhưng mình sẽ chọn cái nào bình an nhất để cố gắng.

Thế là mình đi gặp chủ nợ và nói là lương của em khoảng 16 triệu mỗi tháng, nếu mỗi tháng em trả anh 10 triệu, khoảng 20 năm em sẽ trả hết. Nếu anh đồng ý thì đồng ý, nếu không thì cho côn đồ đến chặt chân chặt tay em, giống như anh đe dọa. Mọi người biết họ chọn phương án nào không? Cho côn đồ đến! (Mọi người cười).

Mọi người đừng tưởng nói đùa! Họ cử hai cậu, mình nhớ một cậu là xăm đầy người, quần xắn lên như thế này và đi theo mình từ công ty về nhà, và từ nhà đến công ty. Mình đi gặp đối tác, ông đấy đến trước cửa đợi. Gây áp lực mà! Đấy, còn về nhà mình thì doạ bố mình là chúng tôi sẽ giăng các khẩu hiệu là thằng Thắng là thằng lừa đảo… khắp khu này cho mà xem. Nhưng mà câu trả lời của mình lần nào gặp người ta cũng là câu trả lời tương tự – “Anh có thể làm những cái anh muốn, nhưng mà em không có tiền. Còn nếu anh để em làm việc của em thì mỗi tháng em sẽ trả anh 10 triệu và cuối cùng anh sẽ có đủ số tiền em nợ anh”.

Và hai tháng sau, anh côn đồ đi theo mình bảo là “thôi bây giờ thế này…”, hồi đấy mình làm ở tầng 21 Vincom, hồi đấy Vincom rất mới, rất đẹp – “Bây giờ thế này, anh xuống uống nước ở chân Vincom, nhưng nếu mà chủ anh gọi đến cho em, hỏi anh ở đâu? Thì em phải nói là anh đang ngồi ở cái phòng ở dưới”. (Mọi người cười) Tại sao lại như vậy? Khi đi theo mình hai tháng, ông ấy cảm nhận thấy là mình không lừa dối, không phải là mình đang có tiền mà không muốn trả. Cái thứ hai là ông cảm thấy sự bình an, thật sự luôn! Mình không có sợ hãi gì cả. Đấy, anh muốn ngồi, em mời anh ngồi. Anh muốn lên công ty ngồi thì anh cứ ngồi, anh muốn đi theo em thì đi theo em. Em chẳng có vấn đề gì cả, em cũng chẳng có vấn đề gì với việc anh đi theo em, anh doạ nạt cả. Em bình an thật sự khi mà anh đi theo em.

Ông đấy thấy là sự xuất hiện của ông côn đồ chợ búa đấy không gây cho mình áp lực nào hết, thì tự nhiên ông cảm thấy đi theo mình là vô nghĩa. Ông đấy đi theo mình chỉ để thoả mãn ông chủ ở trên thôi! Ông không cảm thấy là đi theo mình từng bước một có ý nghĩa nữa. Ông không đi theo nữa. Sau hai tháng thì đi đâu mất, không thấy đâu luôn, điện thoại không gọi được nữa. Và ông chủ nợ coi như ngầm định là mình sẽ trả như vậy, mà không dám nói thẳng với mình là anh sẽ đồng ý nhưng không cử ai theo nữa.

Như vậy quá trình đấy diễn ra trong nhiều tháng liền. Và mình chắn chắn điều gì đã thay đổi cái anh chợ búa đấy? Điều thay đổi rõ nhất là do sự bình an của mình. Mình không bị áp lực chút nào về việc anh xuất hiện ở đấy cả. Mình vẫn cố gắng trả nợ như bình thường, nhưng mình không cố gắng trong sợ hãi. Thế thôi! Mình cố gắng trong bình an. Chứ số nợ vẫn thế. Có phải do mình bình an hơn nên nợ giảm đâu! Nhưng khi mình cố gắng trong bình an thì mình luôn luôn làm điều sáng suốt nhất mình có thể làm được. Còn khi mình cố gắng trong sợ hãi hoặc trong tham lam thì thường mình mất đi sáng suốt.

Tại sao mình phá sản ba lần, quay lại câu chuyện. Lần nào mình phá sản cũng vì quá tham lam hết! Cả ba lần khi nhìn lại, ngoài lý do hoàn cảnh ra, thì có lý do rất quan trọng bên trong nữa: Mình cố gắng trong tham lam, chứ không phải cố gắng trong bình an.

Quay lại cái công ty nhắn tin, cái công ty mà rất thành công đấy. Chỉ vài tháng đầu là nó có lãi luôn. Mình chưa bao giờ làm kinh doanh nào mà bắt đầu từ số 0, khoảng ba tháng sau là có 5 tỷ một tháng, có lãi. Chưa bao giờ mình làm kinh doanh kiểu như thế. Và lúc đấy lòng tham của mình nổi lên. Ai có 5 tỷ cũng muốn thành 10 tỷ, đúng không ạ? Có 10 tỷ sẽ muốn 15 tỷ. Thế thì mình đã làm điều gì mà cả công ty đấy phá sản? Vì kiếm tiền rất dễ nên mình quyết định tăng số lượng quảng cáo trên báo, hồi đấy vừa nhắn tin vừa đọc quảng cáo trên báo: Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ… thậm chí có một trang riêng có nhạc chờ, nhạc chuông này. Ở đây không biết có ai trải qua cái giai đoạn đấy chưa? Mọi người có biết không ạ?

Mọi người: Có ạ!

Thầy Trong Suốt: Cách đơn giản nhất tăng doanh số là tăng quảng cáo, thế thôi! Bình thường mình sẽ lấy một góc tờ báo, bây giờ mình đặt cả trang luôn! Đảm bảo, một là đối thủ không vào được, cả trang mà, hai là doanh số mình tăng. Tư duy hợp lý không ạ? Rất có vẻ hợp lý! Mình đã làm như vậy. Mình đã gặp những tờ báo lớn nổi tiếng bảo “Thôi anh đừng bán cho ai nữa, bán cho em, mình em sẽ mua. Em sẽ trả nhiều tiền hơn để em lấy cái chỗ đấy nhưng mà độc quyền”. Và thế là một thời gian sau mình quảng cáo khắp trên báo luôn. Và đúng là đối thủ không vào được thật.

Thế thì đang trên cái đà thành công như vậy, thì mình nhận được công văn của các đơn vị liên quan, Telco, là ngày xưa chúng tôi trả anh 2 tháng/lần, bây giờ chúng tôi đổi chính sách và trả anh 6 tháng/lần. Mọi người có hình dung nổi chuyện gì xảy ra không ạ? Ở đây ai kinh doanh sẽ hiểu điều gì xảy ra. Khi mình có 1 đồng doanh thu, mình phải trả ví dụ nửa đồng quảng cáo, trả ngay lập tức! Không tờ báo nào cho mình nợ 6 tháng cả. Thường là một đến hai tháng mình trả hết. Khi mình có một đồng doanh thu mình phải trả một nửa tiền quảng cáo. Nhưng khi nào tiền mới về?

Mọi người: 6 tháng sau!

Thầy Trong Suốt: 6 tháng sau lúc đấy thì mình đã âm một số tiền rất lớn để quảng cáo rồi, không cách nào để bù được, không cách nào lấy đâu ra được cả. Và đấy là lý do mình đi vay nợ thôi! Mình vay nợ vì sao? Vì mình cần tiền để bù cái chỗ mà đợi tiền về đấy! Thế mà khi vay thì mình không còn đủ để trả tiền quảng cáo nữa. Công ty tự nhiên phá sản mặc dù đã gom một đống tiền ở tương lai, vẫn phá sản như bình thường. Mọi người hình dung được không ạ? Sáu tháng sau tôi sẽ thành tỷ phú như bây giờ. Rất tiếc tôi phá sản thành ăn mày! Đấy, đấy là câu chuyện xảy ra.

Nếu mà lòng tham nó không khống chế, thì tỉnh táo có mất đi không? Mình sẽ không đi những bước đi mà không chắc chắn như vậy. Mình hoàn toàn có thể đặt một ít của tờ báo và trả đủ tiền quảng cáo. Đương nhiên doanh thu nó sẽ không tăng gấp đôi, gấp ba được nữa, tăng khoảng 10, 20% thôi! Nhưng mà để mình thấy là sao? Mình cố gắng trong cái lòng tham rất lớn. Mình muốn kiếm thật nhiều tiền, thống lĩnh thị trường và mình chọn phương án không an toàn.

Khi chuyện đấy xảy ra, lúc đầu đấy, mình nghĩ là do Telco chứ, do công ty di động đấy, tại sao họ lại hành xử như thế với tôi? Thật là xấu! Nhưng về sau khi mình bắt đầu đi vào sửa mình rồi, nghĩa là phải một năm sau khi phá sản, mình nhìn lại chuyện đấy. Mình mới hiểu rằng: À, đồng ý là hoàn cảnh bên ngoài có, nhưng mà nguyên nhân chính không phải là hoàn cảnh bên ngoài. Vì mình đang ở trong giai đoạn kinh tế rất tốt. Các công ty khác nó có thế đâu?

Nguyên nhân chính không phải là hoàn cảnh bên ngoài, nguyên nhân chính là lòng tham nó đã khống chế mình hoàn toàn, để mình cố gắng nhưng mà không có sự bình an. Cố gắng trong sự tham lam và sợ hãi. Mình sợ điều gì?

Một bạn: Sợ đối thủ của mình!

Thầy Trong Suốt: Sợ đối thủ mình to hơn mình, khoẻ hơn mình, nhanh hơn mình. Đấy, đấy gọi là cố gắng trong tham lam và sợ hãi. Kết quả là cái bussiness đang cực kỳ tốt, đang lãi như thế mà trở thành phá sản. Mình có thể bảo là do hoàn cảnh. Mình có quyền nói với mọi người là do hoàn cảnh, nhưng mình không thể có quyền nói với chính mình như thế được. Mình không thể lừa mình được nữa. Năm 2006−2007, mình biết rằng mình đã từng cố gắng trong tham lam và sợ hãi.

Nếu em đi theo sếp em, cái cố gắng của em chắc chắn là đi theo sự tham lam hoặc sợ hãi, hoặc cả hai. Chắc chắn! Hoặc em quá tham vì chức to hơn, hoặc em quá sợ vì mất việc. Quá tham hoặc quá sợ chỉ làm em dẫn đến tan nát. Không có kiểu cố gắng nào trong tham lam và sợ hãi mà đem đến thành đạt thực sự và thành công thực sự. Nhưng để học bài học đấy, anh phải mất 6 năm. 6 năm trời phá sản ba lần, mới hiểu ra là: Tất cả các loại cố gắng trong tham lam và sợ hãi đều vô ích!

Quay lại câu chuyện của anh Tuấn, nếu anh tiếp tục làm, chắc chắn trong cái làm tiếp đấy của anh phải có gì đó sợ hãi hoặc tham lam. Ví dụ đơn giản, nếu vì một lý do gì đó anh tiếp tục việc đấy, thì sâu thẳm bên dưới chắc chắn phải có cái đấy, mà chắc chắn cái loại cố gắng kèm theo tham lam và sợ hãi sớm muộn ngày nào đó nó sẽ thành bong bóng hết, tan vỡ!

Khi mình cố gắng trong bình an, thì mình sẽ sáng suốt. Khi mình cố gắng trong tham lam và sợ hãi, liệu sáng suốt được không ạ? Không thể sáng suốt nổi luôn. Làm sao người tham lam và sợ hãi lại sáng suốt được? Năm 2006 anh mở công ty giờ mình đang làm đây, thì mình quyết định là cố gắng gì thì cố gắng tôi sẽ không cố gắng như cách đây 6 năm, hay là cách đây 3 năm. Nhưng tôi cố gắng trong một trạng thái khác. Thế thôi! Tôi vẫn làm ngày làm đêm, tôi vẫn ngủ ở công ty như thường. Mình ngủ ở công ty tới tận 4, 5 năm cho tới lúc lấy vợ thì thôi không ngủ ở công ty nữa. Tôi sẽ ngủ ở công ty, tôi làm ngày làm đêm nhưng tôi sẽ không làm ngày làm đêm trong tham lam và sợ hãi nữa. Tôi sẽ tìm mọi cách để bình an trong quá trình đi. Có một câu nói rất hay “Hạnh phúc không nằm ở…” Ở đâu ạ?

Mọi người: Đích đến!

Thầy Trong Suốt: Hạnh phúc không nằm ở đâu ạ? Nằm ở cái đích! Mà nằm ở đâu ạ?

Mọi người: Con đường!

Thầy Trong Suốt: Hạnh phúc không nằm ở đích đến mà nằm ở con đường. Khi mình cho rằng hạnh phúc nằm ở đích, mình hy sinh toàn bộ con đường để đến đích đấy. Đúng không? Hạnh phúc nằm ở chức cao hơn. Từ giờ đến lúc mình được chức cao hơn mình hy sinh toàn bộ mọi thứ luôn, trong sự sợ hãi và lo lắng. Mình hy sinh mọi thứ để đạt chức cao hơn. Mình cho hạnh phúc nằm ở đấy. Nhưng mà theo mọi người liệu có hạnh phúc được không ạ? Nếu mình hy sinh mọi thứ từ đây đến đây (Trong Suốt giơ tay chỉ), thì liệu khi đến đây, còn hạnh phúc được không ạ? Không còn nổi luôn!

Nhưng mình có một cách khác. Đi chậm hơn một chút, nhưng từng bước một mình đi, mình cố gắng hạnh phúc từng bước một. Cố gắng đạt được sự bình an, có thể mình chưa làm được ngay lập tức. Nhưng cố gắng nó ngay từ đầu, trong từng bước đi một. Mình có thể đến được đích đấy, hoặc không thể đến được đích đấy, nhưng chắc chắn là mình có một loại hạnh phúc ngay trên con đường đi rồi.

Người thành đạt và an lạc là người quý con đường hơn cái đích. Nếu mình quý cái đích hơn con đường nghĩa là mình sẵn sàng hy sinh mọi thứ trên con đường để đạt được đích. Thì rồi ngày đến được đích mình sẽ hiểu mình chẳng có gì cả ngoài tay trắng. Mình có cái vẻ ngoài rất hào nhoáng của một người thành đạt, nhưng mình có nội tâm đầy sợ hãi và tham lam. Hoặc mình cố gắng bình an trên đường đi, bớt tham lam, bớt sợ hãi đi. Có thể mình không hết được, nhưng mình bớt dần trên đường đi. Mình có từng bước đi bình an được, và cuối cùng có thể cái đích không phải là chỗ mình muốn ngày xưa nữa, nhưng chắc chắn cái đích đến là một chỗ bình an được và hạnh phúc.

Khi công ty này bắt đầu mở, mình không còn cái đích là phải to nhất, giàu nhất, không còn gì nữa luôn. Mình chỉ làm cái mình cho là đúng. Hết! Trước đây mình có một cái đích là to nhất, mình giàu nhất, hơn bạn bè, nếu không phải bạn bè Việt Nam thì bạn bè năm châu. Chứng tỏ Việt Nam với thế giới mà, nghe thấy quen quen không nhỉ? Việt Nam mình rất nhiều người nói câu đấy.

Đấy! Nhưng lúc đấy mình chẳng muốn chứng tỏ gì cả. Mình làm điều mình cho là đúng. Mình làm được cái sản phẩm mình cho là tốt. Thế thôi! Hết! Nhưng mà cái khác ngày xưa là gì? Tôi vẫn có đích, nhưng tôi không còn quý cái đích quá mức như ngày xưa nữa, để mà tôi hy sinh toàn bộ con đường của tôi nữa. Tôi sẽ đi từng bước một trong sự bình an tối đa mà tôi tập được. Cũng chỉ dám nói là tối đa tập được thôi, vì rõ ràng cuộc sống không thể lúc nào cũng bình an được, nhưng tôi sẽ rất trân trọng sự bình an tối đa mà tôi có thể làm được bằng cách tập luyện tinh thần, chứ không phải bằng cách tránh né. Và tôi sẽ đi như thế, còn đến đích được không thì… Trời cho đến thì đến. Và cuối cùng cái gì là đích chẳng biết nữa, vì khi đến đích này rồi xong thì sao? Có mấy ai bảo thế là xong rồi đâu, lại thấy đích khác. Cuối cùng chẳng biết đâu là đích cả. Thì đấy là điều thực sự đã xảy ra với mình.

Thực sự đã xảy ra, và ngày hôm nay cơ bản công ty chưa phá sản. (Mọi người cười) Vẫn còn tốt! Nó vẫn đông, so với ngày xưa thì đông hơn nhiều, nhiều người hơn, doanh thu to hơn, nhiều việc để làm hơn. Cái việc mình làm ý nghĩa hơn ngày xưa. Nhưng mà mình thấy thoải mái. Bây giờ mình đang quản lý khoảng 1600 người. Nhưng mình có thấy vấn đề gì đâu! Ngày xưa mình quản lý 50 người mình thấy điên đầu rồi. Tại sao lại như vậy? Vì trong quá trình mình đi, mình xây dựng công ty theo kiểu khác. Nếu mình đầy lo lắng và sợ hãi thì mình sẽ xây dựng một bộ máy toàn gì? Chắc chắc là lo lắng và sợ hãi! Ông chủ công ty mà còn lo lắng và sợ hãi suốt ngày, thì đương nhiên sẽ tạo ra một cái cách làm việc, cách hoạt động, cách tổ chức mà đầy lo lắng và sợ hãi. Vì điều đấy là không tránh khỏi luôn!

Một công ty, nó là hình ảnh của người sáng lập. Còn nếu mình không lo lắng và sợ hãi thì mình bình tâm hơn, mình tạo một bộ máy mà nó sáng suốt hơn, bình tâm hơn.

Ví dụ khi mình tuyển người, ngày xưa mình tham vọng, mình thích những kiểu người tham vọng. Bây giờ mình không tham vọng nhiều như ngày xưa nữa, mình trân trọng sự sáng suốt, thì khi tuyển người mình nghĩ rằng: “À, người này rơi vào tình huống này, họ còn sáng suốt không?”. Nếu không thì thôi, mình chưa tuyển vội. Đấy, cái đấy quan trọng hơn là liệu người này có đủ tham vọng để thành đạt hay không.

Khi mình thay đổi, toàn bộ những thứ xung quanh mình đổi hết. Và mình cố gắng theo kiểu khác. Cái kiểu cố gắng đấy chắc chắn là nó trân trọng sự bình an hơn là lo lắng và sợ hãi. Nếu giả sử trong quá trình làm ăn và kinh doanh, mình có lo lắng và sợ hãi thì mình phải tập về tinh thần, để mình bớt lo lắng và sợ hãi hơn đã, rồi mới quyết định. Mình sẽ không ra quyết định khi mình đang quá lo lắng và sợ hãi. Tự nhiên mình sẽ không ra quyết định nữa, nếu mình đã lỡ nói mất rồi thì mình phải xét lại ngay lập tức: “À lúc đấy mình ra quyết định vì lo lắng và sợ hãi, nên bây giờ tôi sẽ sửa lại! Tôi sửa lại quyết định của tôi”. Nó là một quá trình, không phải là tự nhiên mình có ngay cái phẩm chất bình an. Nhưng đấy là điều có thể cố gắng được, nếu mình trân trọng nó. Mình coi trọng nó, mình coi rằng đấy là điều mình cần phải làm.

Khi mình cố gắng trong bình an thì mình luôn làm điều sáng suốt nhất có thể làm được. Còn khi mình cố gắng trong sợ hãi hoặc trong tham lam thì thường mất đi sáng suốt.

6. Trân trọng bình an

6.1 Trân trọng trạng thái tinh thần khi quyết định hơn bản thân quyết định.

Thầy Trong Suốt: Mình rất hiểu là trong cuộc sống có nhiều hoàn cảnh mình rất khó bình an, đúng không ạ? Hoàn cảnh nó đến mà! Cái điện thoại ném vào đầu chẳng hạn, ví dụ của bạn đấy. Lúc đấy lập tức cơn giận nổi lên. Nhưng nếu mình chậm chậm lại, bình an rồi mới phản ứng sẽ khác cái việc là tức giận rồi phản ứng.

Ví dụ mình có một nguyên tắc là: Khi tức giận thì không ra quyết định gì hết. Tức đối thủ không ra, tức nhân viên không ra – “Đã tức, không ra quyết định!” – Đấy, ví dụ thế! Nếu mình đang tức đối thủ, mình ra quyết định kinh doanh gì đấy thì đừng ra vội. Vì kiểu gì mình cũng sẽ quá đà trong quyết định đấy. Mình sẽ làm việc quá đà, mất sáng suốt. Mình đã tức nhân viên, mình không ra quyết định vội, thậm chí không gửi mail vội, không mắng vội, kiểu gì mình cũng sẽ quá đà trong quyết định đấy. Kiểu gì cũng thế mà, khi mình đang tức giận mình sẽ làm quá đà.

Hay là khi mình đang tham một cái gì đấy cũng thế! Không quyết định vội, 5 phút nữa, hoặc ngày hôm sau quyết định có gì đâu? Khi cái lòng tham bớt đi rồi thì sẽ sáng suốt hơn. Mình nhìn vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau hơn là mình đang quá tham, quá ham muốn một cái gì đấy.

Tham là gì? Là quá ham muốn đạt được cái gì đấy. Và lúc đấy thường mình sẽ mờ mắt không nhìn được các thứ khác. Thì đây là cái mà mình muốn chia sẻ ngày hôm nay. Làm thế nào để bình an thì tất cả mọi người, kể cả mình còn phải học tiếp, nhưng mà để trân trọng bình an thì ngày hôm nay chúng ta có thể kiếm được cơ hội.

Trân trọng sự bình an trong khi cố gắng, chứ không trân trọng tham lam và sợ hãi khi cố gắng. Thông thường khi mọi người đã cố gắng rồi là quên luôn là “Tôi cố gắng trong trạng thái nào?”. Thường ít người quan tâm lắm, thì ngày hôm nay chúng ta bắt đầu quan tâm đi!

Khi chúng ta phải cố gắng, thì việc đầu tiên chúng ta hãy quan tâm là “Tôi đang cố gắng trong trạng thái nào?”. Trong tham lam và sợ hãi hay là trong bình an? Nếu mình phát hiện mình tham lam và sợ hãi thì từ từ. Từ từ cũng là cách để bình an hơn. Từ từ đã hoặc là sửa mình đi đã, rồi hãy quyết định. Kiểu gì cũng tốt hơn. Ví dụ như sếp của em bảo “Mày hãy quyết định ngày hôm nay đi”. Mình quá sợ: “Thôi anh cho em…

Một bạn: Một ngày!

Thầy Trong Suốt: Ngày mai đi, đúng không? Nhà em có chuyện, thôi ngày mai! Xong rồi về mình bình an hơn. Vì mình đã bắt đầu biết trân trọng bình an rồi. Mình biết mình đang sợ quá, mình sẽ trả lời ông đấy là “em đồng ý” ngay. Đúng không? Thôi từ từ, 5 phút cũng được, nhiều khi không phải một ngày đâu. Khoảng 5 phút, bảo để em nghĩ kỹ đã, anh cho em nghĩ 10 phút!

Mà nhiều ông sếp sẽ trân trọng ông nghĩ 10 phút hơn là cái ông trả lời luôn. Ví dụ mình chẳng hạn, mình sẽ trân trọng cái người: “Anh cho em 5 phút”, hoặc là “Anh để em nghĩ một tí đã”, hơn là người mà sếp bảo gì làm nấy luôn. Vì khi hoàn cảnh khó khăn đến họ sẽ nghĩ 10 phút. Còn nếu mình trân trọng những người mà bảo gì làm nấy thì hoàn cảnh đến họ suy nghĩ thế nào thì làm thế luôn.

Ai cũng muốn an lạc. Cơ bản ai cũng muốn thành đạt. Để thành đạt và an lạc, phải biết cách cố gắng trong bình an mà không phải cố gắng trong sợ hãi và tham lam.

Để cố gắng trong bình an, đầu tiên phải trân trọng việc bình an: “Tôi tìm cách bình an tối đa, trước khi ra quyết định. Chứ không phải tôi nhanh tối đa”. Ngày xưa mình quan điểm là nhanh tối đa. Thành công là do nhanh. Thì không phải luôn! Bốc lên một cái do nhanh… lửa cháy phát bùng lên xong rồi mất hết luôn. Thành công chẳng phải do nhanh luôn.

“Khi phải ra quyết định, tôi sẽ đưa tâm mình về một trạng thái ít sợ hãi và tham lam nhất, bình an nhất rồi sẽ quyết định”. Ít nhất đấy là điều mình có thể chia sẻ được. Còn thế nào để bớt sợ hãi và tham lam, có thể những buổi khác. Nhưng chỉ riêng cái ngày hôm nay mình nói thôi, nếu mình đưa vào áp dụng, mình thay đổi rất nhiều. Chỉ riêng cái việc mình sẽ trân trọng việc bình an khi quyết định hơn là sự lo lắng và sợ hãi, tham lam hoặc sợ hãi, thì cái quyết định của mình nó đã khác ngày xưa rồi.

Cuộc đời con người mấy chục năm, nó được xây dựng bởi những series quyết định khác nhau thôi mà. Nếu quyết định trong tham lam và sợ hãi thì nó sẽ đẩy mình xuống, trong bình an thì mình đi lên. Thành ra mình biết rằng: trạng thái tâm lý, tinh thần khi ra quyết định là vô cùng quan trọng, thậm chí quan trọng hơn là mình quyết định cái gì. Quyết định xong mình thấy không ổn mình quyết định lại, sai 1, 2 năm rồi sửa lại.

Lúc mình phá sản ba lần cũng thế, có sao đâu! Vẫn trả được hết nợ, vẫn sống bình thường! Nên là cuối cùng thì cái thói quen của mình khi ra quyết định quan trọng hơn là mình quyết định cái gì. Nếu thói quen của mình là kệ tham lam sợ hãi ở đấy, tôi để cho nó điều khiển quyết định, thì sớm muộn gì, hôm nay đúng, ngày mai nó sẽ sai. Đầy người hôm nay đã vô cùng giàu có và may mắn, nhưng rồi một thời gian sau phá sản và mất toàn bộ. Nên là kể cả mình có nhanh chóng, nhanh đến mấy, thông minh đến mấy, mà nếu mình mất đi sự bình an khi quyết định thì có ngày nó đẩy mình xuống hồ luôn. Sự thật là như vậy. Đấy không phải là lý thuyết mà rất nhiều người đã thành đạt cực kỳ lớn rồi phá sản toàn bộ.

Nên là nếu vẫn để cho tham lam và sợ hãi khống chế quyết định của tôi, ngày hôm nay tôi có thành đạt bao nhiêu đi nữa, thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ mất. Và ngược lại, nếu tôi tập dần thói quen là không quyết định khi quá tham lam và sợ hãi, mà tập cách bình an hơn sau từng lần quyết định một. Tôi trân trọng cái sự bình an khi ra quyết định, thì sớm muộn gì, kể cả hôm nay quyết định sai đi nữa, thì sẽ đến ngày tôi quyết định đúng. Và đời tôi nó sẽ khác, nó sẽ có sự thành công và an lạc. Chỉ riêng phương pháp này thôi, nếu mọi người áp dụng thử sẽ thấy cuộc sống mình sẽ khác.

Trước khi ra quyết định, tôi kiểm tra tinh thần tôi như thế nào đã, chứ không phải tôi kiểm tra là quyết định đúng hay không! Tôi đang quyết định trong tham lam và sợ hãi hay không? Nếu có thì từ từ, tập hoặc là đọc quyển sách nào đó, hỏi một ai đó, hoặc đơn giản là tôi ngồi nghĩ 5, 10 phút để tôi có một trạng thái tinh thần bình an hơn, rồi mới quyết định. Mấu chốt đơn giản thế thôi! Cực kì đơn giản! Có thể tôi sẽ không thành đạt như bạn tôi, nhưng đâu có sao đâu! Có vấn đề gì đâu nếu không bằng bạn! Nhưng nếu tôi làm điều ngược lại, tôi để cho tham lam và sợ hãi ảnh hưởng tới quyết định của tôi, thì chắc chắn là tôi sẽ đánh mất mọi thứ. Chắc chắn luôn! Mất cả bình an, mất cả thành đạt và mất cả an lạc luôn!

Cuộc đời mình nó cũng chỉ là một series quyết định. Những thói quen quyết định vô cùng quan trọng. Cuộc đời mình cũng tương tự như thế thôi!

6.2 Làm vì “đúng” chứ không làm vì tham hay vì sợ

Thầy Trong Suốt: Điều đầu tiên đơn giản: Hãy trân trọng trạng thái tinh thần khi quyết định hơn bản thân quyết định. Tức là đừng quyết định vội khi mình đang ở trong trạng thái tinh thần không tốt, không bình an. Kiểm tra xem còn tham lam và sợ hãi hay không rồi hãy quyết định, còn nếu đang tham lam và sợ hãi quá nhiều thì từ từ đã, tập cái khác đã. Ở đây có ai thiếu tiền muốn thử áp dụng luôn không ạ? Có ai có những hoàn cảnh thử cách này thử xem quyết định có được không ạ?

Một anh: Business của em hiện tại đang gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh và đúng như anh bảo nếu mà mình không nhanh hơn nữa, không chiếm lĩnh thị trường thì mình sẽ mất thị phần. Vậy thì nếu bây giờ bọn em cố gắng, tức là tung nhiều tiền quảng cáo hơn, nhiều chiến dịch PR hơn hay là làm mọi cách, hoặc có thể gọi là thủ thuật làm cho các đối thủ chết để mình lên thì mình có thể thành công. Nhưng sau buổi hôm nay thì em thấy nếu như vậy thì mình sẽ không bình an, giống như qua kinh nghiệm chia sẻ thực tế của anh, cũng như là cái tâm mình chẳng hạn.

Nếu trong trường hợp đấy, mình sẽ phải làm thế nào? Bởi vì nỗi sợ của bọn em đang là đối thủ vượt mình, đối thủ đè mình và mình không có tiền. 

Thầy Trong Suốt: Em có thể nói em đang làm gì không?

Anh đó: Em kinh doanh về mảng trang sức đá quý ạ!

Thầy Trong Suốt: Thực ra cái nỗi sợ nó không phải là xấu. Nó là cơ chế làm mình an toàn. Bị khống chế bởi nỗi sợ thì xấu, chứ không phải nỗi sợ là xấu. Để mình phân biệt. Mình sợ đối thủ cạnh tranh vượt lên là bình thường, không phải là vấn đề nhưng cái mà anh muốn nói là gì? Là bị khống chế bởi nỗi sợ!

Anh đó: Hiện tại bọn em có ba cửa hàng, hai cái vị trí không đẹp lắm. Bây giờ thấy rất nhiều đối thủ ra vị trí đẹp, mình cũng phải bươn ra vị trí đẹp hơn và bỏ ra một chi phí lớn hơn để thuê, sẽ mất nhiều tiền hơn. Em chưa biết là quyết định đấy của em đúng hay sai, và nó đi đến đâu.

Thầy Trong Suốt: Đúng hay sai chưa nói, bạn từ từ. Mình quay lại là: Nỗi sợ của mình không phải là xấu, mà là cái sự bị nỗi sợ khống chế mới là xấu! Mình phải kiểm tra xem là mình quyết định như vậy…

Anh đó: Nhưng mà sau khi buổi chia sẻ của anh hôm nay, em thấy là quyết định đầu tư vào địa điểm mới đang bị khống chế bởi nỗi sợ là sợ thị trường mất là một.

Thầy Trong Suốt: Chính xác!

Anh đó: Thứ hai là tham, tham một cái đẹp hơn để đè bẹp đối thủ.

Thầy Trong Suốt: Chính xác! Như vậy mình phải xem lại, chắc chắn phải xem lại! Bởi vì cái ngày em quyết định là cách đây bao lâu?

Anh đó: Khoảng 3 tuần!

Thầy Trong Suốt: Ngày ra quyết định là em bị khống chế bởi nỗi sợ là tham lam và sợ hãi. Đúng chưa? Nhưng bây giờ đã làm chưa?

Anh đó: Thuê rồi ạ! (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Thuê rồi à? Mất nhiều tiền chưa?

Anh đó: Khoảng trăm ạ!

Thầy Trong Suốt: Thế cơ à? Cũng kinh đấy đúng không? Nhưng bất kỳ lúc nào mình cũng có thể xem lại quyết định ngay bây giờ của mình.

Anh đó: Nhưng mà không rút lại được?

Thầy Trong Suốt: Đấy, bây giờ không rút lại được rồi. Thì cái sắp tới là cái gì? Cái trang trí bên trong như thế nào? Cách mình quảng bá nó như thế nào? Bất kỳ lúc nào mình cũng có thể ra một quyết định, đúng không ạ? Ví dụ mình đã thuê mất rồi, khả năng bảo rút bỏ khó rồi, đúng không? Thì làm gì với cái đã rồi đấy một cách sáng suốt nhất?

Vì nếu không có giây phút này đấy, mình sẽ nghĩ là “tôi đã tham rồi, tôi phải tham mãi. Tôi sợ rồi, tôi phải sợ mãi”. Đúng không? Nếu mà mình không có giây phút như thế này này: “Tôi đã lỡ tham mất rồi tôi tham cho chót, đã sợ rồi, sợ cho xong!”.

Nhưng không phải! Ngày hôm nay em vẫn còn quyết định là em sẽ làm cái gì cho cửa hàng đấy: trang trí này, quảng cáo này, giới thiệu này… đúng không? Nhập hàng, xuất hàng… Như vậy thực ra vẫn còn khoảng trống để quyết định tiếp, chứ không phải là thế là hết. Ví dụ quyết định là gì? Quyết định là bán lại cho người khác, chuyển lại… Có làm được không?

Anh đó: Chắc không ạ! 

Thầy Trong Suốt: Rồi, thế thì bỏ ra! Gạch!

Anh đó: Nhưng mà bây giờ em muốn cố gắng trong bình an?

Thầy Trong Suốt: Để làm tiếp đúng không?

Anh đó: Đúng rồi!

Thầy Trong Suốt: Tại sao em phải làm tiếp?

Anh đó: Nếu không làm tiếp thì bọn em là…

Thầy Trong Suốt: Thì chết?

Anh đó: Chết!

Thầy Trong Suốt: Thế là sợ rồi, không được! (Mọi người cười) Nếu vì sợ thì phải xem lại! Nếu không làm tiếp thì là sai thì được.

Anh đó: Sai tức là như thế nào ạ?

Thầy Trong Suốt: Không đúng, không phù hợp! Nếu không làm tiếp thì kinh doanh này nó sẽ trái với cách kinh doanh của ngành này. Ví dụ ngành này là phải trưng bày chỗ đông người, nếu tôi không làm tiếp thì tôi không có cái trưng bày chỗ đông người, thì là sai. Còn nếu em nghĩ nếu không làm tiếp thì đối thủ vượt lên, tôi chết, đấy là sợ. Em phải phân biệt nếu không làm tiếp thì vì cái gì? Còn nếu làm tiếp là vì cái gì?

Anh đó: Nếu như thời điểm hiện tại thì đấy là cố gắng vì tham, nếu làm tiếp thì làm tiếp vì tiền.

Thầy Trong Suốt: Không, tiền không có vấn đề gì! Tham chỉ là tham và sợ không phải là vấn đề nếu mình không bị nó khống chế. Em phải nhìn lại xem là em tiếp tục làm như thế nào là vì cái gì, vì động cơ gì? Hình dung ra xem có tí nào là đúng không, hay chỉ vì sợ với vì tham thôi?

Anh đó: Có một cái nữa đúng là bởi vì khi mà mình cứ giữ nguyên ở mức như vậy, tức là mình đã tụt lùi so với xã hội vậy thì mình phải cố gắng lên.

Thầy Trong Suốt: Đấy là sợ! Có gì vì “đúng” không ? Thử tìm xem trong quyết định của em có gì vì đúng không? Điều đúng là nó nên thế! Khi muốn kinh doanh, muốn có tiền, phải làm thế, thế thôi!

Anh đó: Nếu mà như thế thì em nghĩ là đúng một phần, đó chắc là ở phần hiện tại mình thay đổi để mình thuê chỗ mới, đành rằng là mình đầu tư nhiều hơn là mạo hiểm hơn nhưng mà, thuê chỗ mới thì không gian, có một ý tưởng đúng đó là không gian đẹp hơn, nó phù hợp với ngành hàng của mình hơn.

Thầy Trong Suốt: Đó là vì đúng đấy! Sau khi tìm ra cái mình đúng rồi, ví dụ là không gian đẹp hơn, hợp ngành hàng mình hơn đúng không? Mình sẽ hành động vì cái đúng đấy, chứ không phải làm vì sợ người khác lấy mất chỗ của mình. Và em phải xác định được rằng, kể cả em có làm thành công nữa thì có chắc chắn là không bị đối thủ nào vượt không? Chắc không?

Anh đó: Cái đấy, không biết được!

Thầy Trong Suốt: Không biết đúng không? Em phải chấp nhận được rằng, kể cả tôi có mở ra thì vẫn có thể bị cạnh tranh, vượt qua và… mất hết!

Anh đó: vẫn kiếm được nhiều tiền hơn và vẫn có thể thuê to hơn, kiểu thế.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, họ hoàn toàn có thể làm to hơn mình và vẫn thắng mình như thường. Kể cả tôi làm cái điều này xong, tôi vẫn có thể thua, nếu em chấp nhận nổi điều đấy, đấy là dấu hiệu em đã bắt đầu vượt qua được nỗi sợ. Nếu tâm lý các em chưa chấp nhận được, điều đấy là dấu hiệu cho thấy em vẫn còn nỗi sợ. Nên việc của em bây giờ đầu tiên là chấp nhận: Là kể cả tôi có làm cửa hàng này to như thế này, thì tôi vẫn có thể bị thua. Bằng cách chấp nhận đấy, nỗi sợ tự nhiên sẽ mất đi hoặc là yếu đi.

Anh đó: Tham thì sao ạ?

Thầy Trong Suốt: Xong cái sợ đã! Như vậy em có thể hoàn toàn nghĩ rằng là gì: “Nếu tôi mở cái này ra thì đối thủ có thể vượt lên tôi, như vậy tôi sẽ làm nó vì điều đúng nên làm chứ không phải là vì sợ”. Vì làm xong vẫn mất mà, đồng ý chưa? Hiểu ý anh nói không? Nhưng ít nhất là các quyết định của em đã bắt đầu bớt sợ đi rồi. Và bắt đầu nghiêng về phía đúng hơn.

Đúng là gì ? Ngành kinh doanh này phải mở chỗ này thì mới có khách hàng và bán được hàng, thì tập trung vào cái đúng đấy mà làm, tìm cách trang hoàng tốt hơn, tìm cách làm cho số tiền đầu tư của mình phát huy tối đa công dụng của nó. Chứ không phải mình ngồi tìm cách để 100 triệu vào nỗi sợ, mà gì? 100 triệu để cho phát huy tối đa 100 triệu. Khác hẳn là 100 triệu để không thua.

Cũng là vứt 100 triệu xuống, em có hai cách nghĩ: “Tôi vứt 100 triệu xuống và không sợ nữa; Hoặc là vứt 100 triệu xuống để làm điều tốt hơn”. Đôi khi cái quyết định của em là tôi vứt 100 triệu xuống là để bớt sợ đi, đấy là vì sợ đấy!

Nếu mà em quyết định vứt 100 triệu xuống để đối thủ không vượt lên mình, đấy là vứt 100 triệu xuống để bớt sợ. Em hiểu ý anh nói không? Còn nếu vứt 100 triệu xuống để làm đẹp hơn, tốt hơn, hàng em bán được nhiều hơn thì em vứt 100 triệu xuống để làm điều đúng. Mặc dù hành động bên ngoài giống hệt nhau, cũng là vứt 100 triệu chẳng khác gì nhau cả, nhưng em hoàn toàn có một sự bình an khi quyết định, khác với trước đây là quyết định vì sợ.

Một bên là vứt 100 triệu xuống để bớt sợ và để bớt sợ người ta sẽ làm những điều kinh khủng hơn, 100 triệu không được, ngày hôm sau nó mở cửa hàng khác, mình đi vay 300 triệu để bớt sợ, mở cửa hàng 300 triệu.

Anh đó: Thế thì chết!

Thầy Trong Suốt: Thì chết! Nhưng mà thay vì tôi vứt 100 triệu xuống để bớt sợ, tôi vứt 100 triệu xuống vì đấy là điều đúng mà tôi thấy phải làm, cái ngành kinh doanh này cần phải làm như vậy. Cũng 100 triệu bỏ ra nhưng vì động cơ là làm điều đúng. Tương tự với lòng tham, em vứt 100 triệu xuống, tham lúc trước em nói ở đây là gì?

Anh đó: Tham thị phần đấy ạ, và tham về tài chính. Khi chiếm được thị phần tương đương, em nghĩ là tài chính sẽ tăng.

Thầy Trong Suốt: Em vứt 100 triệu xuống để em tăng thị phần?

Anh đó: Tăng thị phần!

Thầy Trong Suốt: Tôi muốn là hơn đối thủ?

Anh đó: Đúng! Hoặc có thể xa hơn nữa là đè bẹp đối thủ!

Thầy Trong Suốt: Rồi! Tham và đè bẹp đối thủ cho oách! Nhưng đối thủ nó vay được đâu đó tiền nhiều hơn, có cách làm tốt hơn thì sao, có đè được không?

Anh đó: Thế thì chắc mình phải bơm thêm nhiều tiền hơn hoặc là đầu tư nhiều hơn?

Thầy Trong Suốt: (Cười) Ngày nào em sẽ thua đối thủ, ngày nào đối thủ sẽ hơn em?

Anh đó: Cái đấy thì chưa biết được, tùy từng trường hợp và tùy quan hệ.

Thầy Trong Suốt: Có chắc là em sẽ hơn đối thủ được không?

Anh đó: Điều đấy không chắc chắn!

Thầy Trong Suốt: Khả năng bao nhiêu phần trăm là em sẽ hơn đối thủ?

Anh đó: Cái này thì em không chắc được, bởi vì có thể là ngành này nếu như mà hấp dẫn thì có thể có người nhiều tiền hơn người ta đầu tư vào.

Thầy Trong Suốt: Nếu thực sự có lợi đủ lớn thì sẽ có người lợi thế hơn nhảy vào. Lợi nhuận nhỏ thì cá nhỏ, lợi nhuận to thì cá to hơn, kiểu gì cũng sẽ có một con cá to hơn em nhảy vào.

Anh đó: Tức là mình phải học chấp nhận đi song song với thực tại?

Thầy Trong Suốt: Chấp nhận rằng đối thủ cạnh tranh là một phần của cuộc sống. Và đối thủ cạnh tranh hơn mình là một phần của cuộc sống luôn. Cả thế giới này có bao nhiêu ngành hàng, có phải ông nào cũng là số một không? Đúng chưa? Đầy người không phải là số một. Mình chấp nhận rằng cái cạnh tranh là đương nhiên. Đối thủ mình thắng mình ở chỗ này và thua mình ở chỗ khác là đương nhiên. Đấy là sự thật. Em kinh doanh càng nhiều sẽ thấy điều đấy, không ai dám tự hào mình là công ty lớn nhất cả. Mình chấp nhận rằng, trò chơi kinh doanh là trò chơi luôn luôn có nhiều cạnh tranh và khả năng đối thủ cạnh tranh mạnh hơn mình là bình thường. Bình thường đúng không hay là bất bình thường?

Anh đó: Bình thường!

Thầy Trong Suốt: Thế mới là sáng suốt! Nếu mình chấp nhận xong điều đấy rồi thì gọi là sáng suốt và bình an. Còn khi nào em chưa chấp nhận nổi chuyện đấy, nghĩa là em chưa đủ sáng suốt, và đương nhiên chưa đủ bình an. Bình thường có một đổi thủ cạnh tranh là bình thường, có đối thủ cạnh tranh trong lúc nào đó mạnh hơn mình là bình thường, đúng chưa? Cạnh tranh rồi nó lên xuống mà, hôm nay tôi mạnh hơn, ngày mai tôi yếu hơn, người khác mạnh hơn. Tất cả các cuộc cạnh tranh trên thế giới đều thế.

Ngày xưa Hy Lạp từng chiếm cả thế giới, bây giờ thì nợ công khủng hoảng chồng chất. Hy Lạp ngày xưa đấy, Alexander Đại đế, đem quân chiếm tất cả mọi nơi luôn, Ấn Độ cũng bị chiếm. Bây giờ là đất nước nhỏ bé bình thường, có khủng hoảng nợ công, đúng chưa ạ? Nước Pháp ngày xưa của Napoleon cũng thế, đem quân đánh khắp cả thế giới luôn, nhất thế giới, cuối cùng Napoleon về sau bị cầm tù. Còn nước Pháp bây giờ là một đất nước bình thường, chẳng bao giờ là nhất thế giới cả. Bồ Đào Nha ngày xưa cũng chiếm cả thế giới, cả châu Mỹ, bây giờ cũng là một đất nước bình thường. Hà Lan ngày xưa đi đầu khắp cả thế giới, bây giờ rất bình thường. Tức là ai chẳng có lúc mạnh lúc yếu. Mỹ đã từng nhất thế giới trong chắc là 50 năm, bây giờ bắt đầu thì sao? Thua Trung Quốc một chút rồi. Rồi Trung Quốc ngày đó họ sẽ trở thành nhất thế giới và ngày nào đó họ trở thành bét thế giới. Nhật đã từng, hay Đức đi, đã từng chiếm cả thế giới, cuối cùng bây giờ…

Thế thôi! Những cuộc cạnh tranh bao giờ nó cũng thế, không có người nào là người thắng cuộc cuối cùng cả. Cứ cho là cuối cùng một mình em thống nhất thị trường đi, lại có ông nào to hơn thấy béo bở nhảy vào, đúng không? Em lại trở thành kẻ yếu ngay lập tức, thế thôi. Đương nhiên là thế mà. Khi mà cứ cho là em chiếm được 90% thị phần đi và ngành đấy vẫn có lãi, thì sẽ có người thấy lãi đấy nhảy vào, với số tiền lớn hơn nhảy vào, nó to hơn em, em lại trở thành kẻ yếu ngay lập tức. Nên là gì, cái việc mình yếu thế trong cạnh tranh là bình thường trong cuộc sống. Em có gia đình chưa?

Anh đó: Em chưa ạ!

Thầy Trong Suốt: Thế yêu đương gì chưa?

Anh đó: Có rồi ạ!

Thầy Trong Suốt: Có bao giờ phải cạnh tranh chưa? (Mọi người cười)

Anh đó: Rồi ạ!

Thầy Trong Suốt: Có thấy lúc nào mình cũng lợi thế hơn không?

Anh đó: Ý anh là cạnh tranh trong mặt yêu đương đúng không?

Thầy Trong Suốt: Yêu đương!

Anh đó: Em nghĩ chắc là lợi thế hơn!

Thầy Trong Suốt: Lúc nào cũng lợi thế hơn? Đấy, chính cái loại suy nghĩ đấy làm cho em cảm thấy kinh doanh phải lợi thế hơn. Không phải lúc nào mình cũng hơn, nhưng do mình hơn nhiều lần quá mình có cảm giác rằng lúc nào mình cũng phải thế. Chứ nếu tình trường của em mà thất bại thì em sẽ hiểu khác đúng không? Ở đây có ai từng cạnh tranh, yếu thế trong tình yêu mà lại thắng chưa ạ, lấy được chưa ạ? Yếu hơn mà thắng đấy ạ?

Anh đó: Rồi ạ!

Thầy Trong Suốt: Em à? (Mọi người cười) Em kể luôn đi!

Anh đó: Đây là mối tình thứ hai của em. Tức là, tức là cũng là quen tình cờ thôi, qua chat chít trên mạng xã hội, kiểu hồi “sửu nhi” thì gọi là vợ vợ chồng chồng trêu nhau. Thì sau đấy tìm hiểu ra mới biết lúc bấy giờ cô đấy đã có người yêu rồi, rất là yêu nhau và gia đình rất đồng ý, nhưng mà vì một việc nhỏ nên hai người cãi nhau, thì em lại quen trong hoàn cảnh đấy. Em cảm thấy là em yếu thế hơn bởi vì em đến sau, và em dành được ít tình cảm hơn. Sau này em thắng thế bởi vì… em cũng không biết vì sao, có thể là do em cố gắng hơn hay là gì đấy mà yêu em. Sau một thời gian sau thì lại chia tay, kết hôn với người khác và người đấy cũng không phải là người yêu cũ của cô đấy.

Thầy Trong Suốt: Tức là em đã từng yếu thế hơn này?

Anh đó: Đúng rồi!

Thầy Trong Suốt: Xong thắng thế này?

Anh đó: Đúng rồi!

Thầy Trong Suốt: Bây giờ thì em lại yếu thế hơn rồi! Đúng không, cô ấy gặp anh khác rồi mà? Kinh doanh cũng thế thôi. Hôm nay em yếu hơn đúng không, ngày mai em thắng người kia đi, ngày kia lại có một người vào đúng thời điểm hơn, giống như em đấy, em đến với cô kia đúng thời điểm hơn đúng không? Thế có phải là thắng được thị trường không?

Anh đó: Cái đấy em không biết được!

Thầy Trong Suốt: Không biết được nhưng có thể, đúng không? Có thể là ai đấy vào sau em nhưng mà đúng thời điểm hơn, trong lúc em đang khủng hoảng về vấn đề của em thì người ta vào nắm một cơ hội mới và người ta chiến thắng, đấy là chuyện bình thường trên thương trường. Nên mình chấp nhận chuyện đấy, mình sẽ không có kiểu suy nghĩ là “tôi phải hơn đối thủ, tôi phải nắm thị phần gọi là chi phối, đối thủ phải luôn luôn thua tôi”. Mình sẽ nghĩ là gì? Cạnh tranh là điều tất yếu, đối thủ sẽ có lúc mạnh hơn, hoặc yếu hơn mình, nên cái mình cần làm là điều sáng suốt nhất tôi phải làm, chứ không phải là luôn lăm lăm để thắng đối thủ.

Sáng suốt nhất là gì? Là hợp với hoàn cảnh tôi nhất, hợp với thực lực của tôi nhất. Không sáng suốt là gì? Là tôi cố gắng vươn lên cái tầm cao đấy mà hoàn toàn ngoài tầm với của tôi. Tôi sẽ làm điều phù hợp với tôi nhất. Như anh ở đây kinh doanh cũng thế thôi! Tôi sẽ làm cái điều mà hợp với hoàn cảnh của tôi nhất, thực lực của tôi nhất chứ không phải lúc nào tôi cũng tìm cách hơn đối thủ và sẵn sàng bất chấp mọi cái giá phải trả.

Thế thôi! Không cẩn thận lòng tham sẽ làm em trả mọi giá để em đạt được. Đấy, nếu không cẩn thận đấy, ví dụ như là lần này em thành công, em bắt đầu nghĩ rằng, mình sẽ chắc chắn là dẫn đầu, miễn là có thêm 10 tỷ, thế là em vay thêm 10 tỷ. Chắc luôn! Nếu mà thành công 3, 4 lần thì mình sẽ nghĩ là làm gì cũng được, không phải như thế, thành công 3, 4 lần, lần thứ 5 thất bại là bình thường. Em nghĩ được như vậy thì em bắt đầu giải quyết được lòng tham.

Thế thì quay lại câu chuyện là đằng nào em cũng vứt 100 triệu xuống rồi, đúng không? Khỏi cần phải vứt thêm nữa, em phải đổi cái động cơ ở đằng sau cái quyết định đấy, để dẹp sợ và tham sang một bên. Dẹp sang một bên thì cái bình an nhất, sáng suốt nhất nó trở lại và em quyết định dựa trên cái đấy. Chứ không phải là không chạy đua nữa, mình sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua, nếu mình biết là mình không đủ sức. Hoặc là mình sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua, nếu mình biết rằng là cuối cùng chẳng ai được lợi ở đây cả. Có rất nhiều công ty kinh doanh theo kiểu đấy, vì chạy đua nên là tất cả đều giảm lãi xuống cuối cùng và ai cũng mở hàng to và tất cả đều gì?

Mọi người: Lỗ!

Thầy Trong Suốt: Lỗ chồng chất luôn! Có những ngành kinh doanh như vậy, anh đã từng tham gia cái ngành kinh doanh như thế rồi. Tất cả đều cắt giá xuống, cạnh tranh mà. Xong ngày nào đấy cuối năm báo cáo, tất cả mọi công ty trong ngành đấy đều lỗ be bét luôn! Thế là một thời gian sau cả một ngành đi hết luôn! Cuối cùng chỉ còn những doanh nghiệp rất là khôn ngoan, thông minh, có lợi thế đặc biệt mới tồn tại! Và những công ty nào chạy đua về giá đều chết hết, cuộc đua đấy làm cho họ kiệt quệ.

Nên quay lại câu chuyện của em là mình đã quyết định rồi thì không phải là mình mất cái khả năng quyết định tiếp. Ngày xưa có thể mình quyết định vì tham và sợ, nhưng rõ ràng mình còn tương lai mà! Mình sẽ chọn một quyết định mới, ở trong đấy tham được dẹp xuống, sợ được dẹp xuống, sự bình an và sáng suốt ở đấy. Nên làm như vậy, em luôn luôn có cơ hội đấy. Kể cả nói dại, cứ cho trận này em thua đi. Em còn cơ hội không?

Anh đó: Cái đấy em không biết!

Thầy Trong Suốt: Còn chứ! Mở công ty khác, lập công ty khác còn gì nữa, đúng chưa? Cứ cho là em thua hết đi, em phá sản lần thứ mấy rồi, phá sản lần nào chưa?

Anh đó: Em chưa, tại vì ngày xưa em đi làm thuê nên là chưa có!

Thầy Trong Suốt: Cố hết sức đi, mình sẽ cố hết sức, nhưng cố hết sức trong sự bình an hay là sợ hãi và tham lam?

Anh đó: Bình an.

Thầy Trong Suốt: Em phải tập để giải quyết sợ hãi và đẩy lùi tham lam. Mà cái đấy có thể tập được, hoàn toàn tập được luôn! Liệu em có tập hay không thôi, đúng không? Em có định gạt bớt tham lam và sợ hãi sau cái quyết định mình đã ra hay không, hay là cứ để nó khống chế tiếp?

Anh đó: Trước không biết, thì chắc là, em nghĩ khi mà biết rồi thì không ai để nó khống chế cả, chẳng qua là trước đây mình không biết, cứ nghĩ đây là điều tất yếu, cứ nghĩ là mình phải hơn đối thủ này, cứ nghĩ là mình muốn phát triển được là mình phải mạnh hơn đối thủ này nọ, đủ thứ dẫn đến mình quyết định theo cái lòng tham hoặc sợ hãi. Nhưng khi mình biết rồi thì hầu như ai biết rồi thì cũng phải thay đổi.

Thầy Trong Suốt: Tốt, rất tốt! Có một cơ hội mới đúng không ạ?

 Thầy Trong Suốt: Còn ai có câu chuyện khác, cái đang phân vân nào đấy, hoặc mình đã quyết định mất rồi, nhưng bây giờ mình nghĩ rằng mình nên quyết định lại, hoặc là có cái gì mình chưa quyết định. Mình ví dụ thì sẽ tốt hơn là lý luận. Thực ra ai chẳng từng đứng trước một đống quyết định cuộc đời mình.

Bạn Phi: Nãy nghe bạn gì kể về làm ngân hàng, sếp ép, cất nhắc nọ kia, đang cân nhắc giữa việc nghỉ hay làm. Sợ bị tù tội đúng không ạ? Nhiều khi chúng ta cứ tưởng là chúng ta không làm nữa thì con cái gia đình, vợ đói nọ kia.

Thì em kể chuyện em. Ngày xưa mình cũng làm nhà nước, trong đầu cũng nhận thức tư duy như vậy, hoặc là câu chuyện cái dây thừng của anh gì vừa nãy kể cứ nhầm nó là con rắn, nhiều khi chúng ta cứ nghĩ rằng là có nỗi sợ nào đấy ở cái quyết định, nhưng mà như mình, mình cũng nghỉ nhà nước, xong mình cũng bảo là thôi mình chắc cũng bỏ cái nghề này luôn không làm nữa, nhưng mà mình vẫn nghĩ là ở phía trước mình vẫn có một cái gì đấy, có thể ta chưa nhìn thấy được. Sau 6 tháng nghỉ ngơi, đi chơi đi bời, thoải mái tư tưởng tự nhiên lại có cái cơ hội, đúng là trên trời rơi xuống thật, lại có hướng đi mới hoàn toàn, mà vẫn làm đúng ngành của mình, nhưng cơ hội làm với môi trường nước ngoài thoải mái hơn. Và từ ngày đó đến giờ, nhờ cơ hội đấy mình ưu tiên phát triển lĩnh vực liên quan đến người nước ngoài. Nó bớt tiêu cực đi chứ không phức tạp như cái môi trường trong nước đau đầu nữa.

Thầy Trong Suốt: Còn nửa tiếng nữa bạn nào đứng lên chia sẻ như bạn vừa xong, chia sẻ những dự định sắp tới sắp phải đối diện. Hoặc là một cách nữa là: “Tôi thật là hối tiếc vì cuộc đời của tôi có quá nhiều quyết định đến từ…

Mọi người: Sợ hãi!

Thầy Trong Suốt: Tham lam và sợ hãi nên tôi mới phải lấy phải một cô này… (Trong Suốt cười) Có ai quyết định lấy vợ vì tham lam, sợ hãi không ạ, hoặc lấy chồng vì sợ hãi không ạ? Thật đi ạ, nói thật đi! Lấy vợ hoặc lấy chồng vì sợ! (Một anh giơ tay) Đấy! Anh chia sẻ đi ạ. Vì sợ, chuyện bình thường trong xã hội này mà!

Anh Tuấn:  Thực ra lý do chính lấy vợ là vì nhiều người hỏi quá. Đầu tiên là bố mẹ cứ hỏi là “Bao giờ mày lấy vợ, mày có bạn gái chưa”, rồi là nay giới thiệu người này, mai người kia. Đầu tiên thấy nó bình thường, sau đó nó trở thành câu chuyện gần như là sự ép buộc, rồi lo nghĩ, tự bảo là năm nay phải lấy vợ. Đấy!

Thầy Trong Suốt: Lấy là vì sợ đấy, đúng không ạ? Sự thật luôn!

Anh Tuấn: Xin kể một chuyện thứ hai. Năm 2006 nhà mình bị phá sản, trước là nhà mình làm xây dựng, năm 2006, có một ngày cả nhà tỉnh dậy và biết rằng nhà mình mất hết rồi. Bao nhiêu nhà cửa, xe pháo bán hết, bao nhiêu thiết bị máy móc vừa đầu tư bán hết, và cũng chắn chắn là không đủ để trả nổi nợ nữa.

Trong quá trình kiện cáo, kiện tụng để đòi quyền lợi cái công ty lừa đảo nhà mình thì có một người là họ hàng và tự giới thiệu là họ có khả năng đòi lại tiền cho nhà mình. Các anh biết đấy khi đã phá sản rồi, chẳng làm gì được cả, mở mắt ra chỉ lo kiếm mấy triệu tiền lãi trả người ta thôi cũng hết hơi rồi.

Bố mẹ mình, lúc đấy là còn nước thì còn tát, bố mẹ mình tin người lắm. Nên khi nghe người ta nói người ta có khả năng kiện cáo cho bố mình như thế, ngay lập tức bố mình đưa cho người ta tiền mặt luôn. Vay mượn chỗ nọ chỗ kia đưa cho người ta. Sau khi đưa cho người ta xong, người ta phủi trắng tay, sau đấy thì bố mẹ mình đến nói chuyện, người ta cầm cả nước đổ vào mặt. Cái hành động đấy mình thấy, về đạo lý thực sự không thể tha thứ được. May mắn thì là bố mẹ mình tạm thời đi sang định cư bên nước ngoài hết rồi.

Mình có cái tính thứ nhất là nóng tính, thứ hai là mình kiểu gì cũng dám làm. Cái nhân vật vừa rồi mình kể chuyện lừa cầm tiền xong, bảo là giúp kiện cáo rồi trốn mất, vừa rồi hôm mình đang đi đường mình thấy, đúng thực sự là trái đất tròn, cái người này trốn chui trốn lủi. Thế là lúc đấy là mình bắt đầu đeo khẩu trang vào, mình theo dõi cả ngày, biết hết ở đâu phòng nào, như thế nào hết rồi.

Mình nghĩ, thực ra trước khi được đọc cái thông tin trên web của anh, thì nghĩ kiểu gì cũng phải có biện pháp trả thù. Nhiều cách mà, đúng không? Mình biết rất nhiều biện pháp nhưng bảo thôi, nhẹ nhàng nhất bảo là viết cho cái lá thư, là thôi, tôi biết ông ở đây rồi cứ sống đi, thì mình cứ cho người ta sống ngày nào người ta lo ngắc ngoải, vì mình biết người ta ở đây thì không yên được. Sau đấy mình gọi cho bố mẹ mình. Thì ngay lập tức bố mẹ mình khuyên, bảo là “Thôi con ạ, cái gì mình bỏ qua được mình bỏ qua”. Đấy là thực tế, mình cảm giác là cái lúc ở kiệt cùng nhất, lúc khó khăn nhất thì mình lại được nhiều nhất. Cái lúc đấy thì gia đình mình ở trong những hoàn cảnh mà không tưởng tượng được nữa. Đấy là những cái mình may mắn. Bây giờ thì gia đình mình càng ngày càng tốt lên này, cuộc sống thì cảm thấy thoải mái hơn này, từ công việc cũng ổn định hơn này.

Hôm nay mình muốn chia sẻ các bạn, tại vì trong các bạn ở đây, không biết như nào, nhưng mình cũng vậy, đôi khi mình hoài nghi, hoài nghi chính bản thân mình, nhiều khi mình làm thế có đúng hay không, hay là có ai nghĩ là mình sống như thế có phải người bình thường hay không. Tại vì sẽ có nhiều người, cứ hỏi mình là tại sao anh cư xử thế, nhưng mình vẫn tin một điều là: Mình tự nhận bản thân mình là rất may mắn, mình may mắn rất nhiều thứ.

Hôm nay đến đây, nghe anh Thắng nói, thực ra là thứ nhất là gặp anh, thứ hai là mình cũng muốn là chia sẻ các bạn là có những hành động của mình, đúng là bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nhiều hơn lý trí, tức là khi mình đưa ra quyết định không đủ sáng suốt. Cảm ơn anh hôm nay là lần đầu tiên là gặp anh, cũng hi vọng là được học hỏi thêm nhiều ở anh! (Mọi người vỗ tay)

Thầy Trong Suốt: Cảm ơn bạn. Quá vui, chuyện hay không ạ?

Mọi người: Quá hay!

Thầy Trong Suốt: Quá thú vị, trong chuyện đó có một cái hay mọi người có để ý không ạ? Là anh đấy đang bắt đầu định viết cái thư trả thù, đúng chưa? Nhưng mà nếu cái lúc quyết định viết thư thì đến từ cái gì?

Một số bạn: Sân hận!

Thầy Trong Suốt: Giận dữ! Có phải đến từ bình an không ạ? Lúc đó mà viết cái thư thì chắc là không đến từ bình an rồi! Đúng không ạ? Nhưng khi mà bố mẹ anh đấy nói là “Thôi bỏ qua con ạ”, anh ấy bình an. Bình an xong thì anh đấy có viết thư không ạ?

Anh Tuấn: Không ạ!

Thầy Trong Suốt: Không. Anh không viết thư nữa. Đấy, cái quyết định mà đến từ lúc mình đang sợ hãi, tham lam, hoặc là sân hận. Nãy mình quên nói một từ, đó là sân hận. Tham lam, sợ hãi, sân hận. Mình đang tham lam, mình đang sợ hãi, mình đang tức giận, thì quyết định mình mất đi sáng suốt. Và khi đấy là rất may trong trường hợp của anh đó là bố mẹ anh là người rất tốt, bỏ qua cho họ. Cái sự bình an quay trở lại. Chứ nếu mà anh gửi cái thư đi rồi, cái nhân mà mình gây cho người khác khủng hoảng đấy, có quả tốt đẹp được không ạ? Không thể có quả tốt đẹp luôn, tức là nếu mình làm cho anh đấy khủng hoảng trong cuộc sống này đấy, thì chắc chắc là sinh nhân không tốt. Cái quả nó sẽ là ai đấy đến làm mình khủng hoảng là chắc rồi, đương nhiên là thế!

Đấy, nhân quả nó vận hành như vậy, bình an thì mới sáng suốt, còn nếu mình sân hận, với cả lo lắng, tham lam thì mất đi sáng suốt. Đây là ví dụ rất là tốt luôn cho câu chuyện ngày hôm nay. Nên là ở đây nếu trước khi các bạn ra một quyết định quan trọng, thì kiểm tra tâm trạng của mình đã, xem là quyết định này có bị khống chế bởi tham làm sợ hãi, hay là giận dữ hay không, nếu mà đang có thì từ từ đã, tập đã, sửa đã, thì đấy là cách mà mình vẫn làm đấy, mà mình nghĩ là nếu áp dụng thì cuộc đời mỗi người sẽ đi theo hướng khác.

Thầy Trong Suốt: Buổi sau, mọi người thích nghe tiếp không ạ? Đây là buổi Trà đàm đầu tiên mở lại sau khoảng 3 năm. Cách đây 3 năm khi mà mình kết thúc Trà đàm, thì có khá nhiều người đến và bảo “Anh ơi chỉ cho em cách cụ thể hơn!” – Kết quả là những người bạn bảo, mà nữ cũng đến đấy, là ai biết không? Là cái hội này này, đấy! (Mọi người cười)

Hội này là hội ba năm trước, cả nam cũng có nhưng mà nam ngồi phía kia. Thành ra là mình quá ít thời gian để Trà đàm. Bây giờ các bạn này bắt đầu trưởng thành hơn rồi thì mình Trà đàm tiếp. Có thể buổi sau mình sẽ tiếp tục chọn một chủ đề khác. Bởi vì là có thể là buổi sau ưu tiên phụ nữ hơn, tốt nhất là cả nam cả nữ luôn!

Có một trang, đó là trang Facebook Trà đàm Trong Suốt, các thông báo sẽ được đăng ở đấy.

Nếu mà bạn nào mà ở đây bắt đầu quan tâm đến góc độ thực hành thực sự, thực chất nó là thay đổi cách sống của mình, bằng các phương pháp cụ thể hơn, thì mọi người có thể vào. Còn buổi ngày hôm nay thì cơ bản những ý chính mình đã trình bày được rồi. Hi vọng rằng mọi người về có thể giúp được mọi người một phần nào đấy và thay đổi cuộc sống của mình hướng tới điều tốt hơn. Hẹn gặp lại các bạn trong buổi Trà đàm sau!

(Mọi người vỗ tay)

***