Tây Du Kí 3: Nữ Nhi Quốc – Hãy yêu một tình yêu bất lực

Yêu – nên ràng buộc hay cho nhau tự do, nên nhìn nhau hay cùng nhìn về một hướng? Tây Du Kí 3 là câu chuyện về một tình yêu bất lực, chấp nhận Nhân duyên để yêu vạn người chính là yêu một người.

Ai đã từng xem Tây Du Kí 3 – Nữ Nhi Quốc của đạo diễn Trịnh Bảo Thuỷ hẳn đều thốt lên: Diễn viên quá đẹp, kĩ xảo quá hay và chuyện tình yêu thì được hoá giải vô cùng tài tình.

Yêu là ràng buộc hay cho nhau tự do?

Xuyên suốt bộ phim là sự đan xen của 2 mối tình: Nữ Vương – Đường Tăng, Hà Thần – Quốc Sư. Không quá nhiều ngôn từ yêu thương song những tương tư, giằng xé đã được đạo diễn thể hiện vô cùng tinh tế. Bốn nhân vật chính đã lái câu chuyện tình yêu của mình theo những hướng rất bất ngờ.

Tình yêu Hà Thần (thần sông) dành cho nữ Quốc sư là ảo vọng, tương tư suốt 20 năm, chưa một lần được chạm vào người mình yêu, nhưng nhớ tưởng cả một đời. Còn tình cảm của Nữ Vương lại là tiếng sét ái tình, chỉ một cái nắm tay mà sẵn sàng từ bỏ mọi phú quý vinh hoa.

Xuất phát điểm của 2 mối tình có lẽ đều giống nhau, là những rung động khi bị trúng tên ái tình, tuy nhiên, quan niệm khác nhau về “yêu” và “được yêu” đã tạo ra những lối rẽ ngược chiều.

Đối với Hà Thần, yêu là phải ở bên nhau, ngày ngày ngắm nhìn nhau. Nhưng đáng tiếc, Quốc sư lại là một phụ nữ lý trí, bà chấp nhận hy sinh tình yêu để thực hiện trách nhiệm với đất nước. Yêu trong ràng buộc, cuối cùng, bạn có giữ được người mình yêu?

Với Nữ Vương, vì yêu nàng sẵn sàng từ bỏ vương quốc để ngày ngày ở bên người thương. Nhưng tiếc thay, Đường Tăng lại mang trên mình sứ mệnh lớn lao: sang Tây Trúc thỉnh Kinh, cứu khổ cho muôn vạn người dân. Những giằng xé nội tâm đã đẩy bi kịch tình yêu lên đỉnh điểm buộc cả bốn người phải đối diện với câu hỏi lớn “Yêu là ràng buộc hay cho nhau tự do?”.

Vì những nhân duyên khác nhau, Hà Thần lựa chọn “yêu là ràng buộc, phải là của nhau mãi mãi”, nhưng khi nhìn vào người mình yêu, vị thần sông chỉ thấy “một người phụ nữ chối bỏ tôi”, một người phụ nữ vì phú quý mà phủ nhận 20 năm đợi chờ. Suy nghĩ đó đã khiến tình yêu bỗng chốc hoá hận thù, Hà Thần dâng sóng lớn trừng phạt Nữ Vương và gieo rắc khổ đau cho chúng sinh của Tây Lương Nữ quốc.

Vì những nhân duyên chẳng thể giải thích, Nữ Vương lựa chọn “buông tay”, chấp nhận để người mình thương lên đường vì nghiệp lớn. Nàng nhìn thấy ở Đường Tăng “một vị Thánh tăng mang tâm nguyện cứu chúng sinh”. Nàng hiểu “nếu giữ chàng ở bên, cùng nhau già đi… nhưng chàng sẽ không hạnh phúc”.

Ràng buộc để làm tổn thương nhau, nhìn nhau để chẳng bao giờ vừa ý, hay cho nhau tự do, dũng cảm từ bỏ cái Tôi để cùng nhau nhìn về một hướng? Nếu là bạn, bạn chọn điều gì?

Nếu đủ duyên, hãy yêu bằng một tình yêu bất lực

“Tôi sẽ luôn yêu cô ấy (anh ấy), chỉ cần cô ấy (anh ấy)…”

Đó có phải là cấu trúc câu quen thuộc của bạn với một danh sách kỳ vọng không điểm dừng?
Chỉ cần cô ấy: luôn xinh đẹp/ đối xử tốt với gia đình nhà chồng/ chăm con giỏi…
Chỉ cần anh ấy: không hút thuốc/ không về nhà muộn/ chăm sóc gia đình/ tôn trọng tôi…

Bạn hãy dành một phút suy nghĩ xem mình yêu chồng/vợ/người yêu của mình vì họ hay vì chính bạn? Tình yêu khi còn kỳ vọng sẽ luôn tiềm ẩn đau khổ.

Gặp nhau, yêu nhau, ở bên nhau – tất cả là do Duyên, nhưng vì không hiểu điều này, nên không ít người đã tự gây đau khổ cho mình.

Với Hà Thần: “Tôi sẽ luôn yêu Quốc sư, chỉ cần cô ấy từ bỏ vương quốc để đi theo tôi”. Không hiểu về chữ “Duyên”, vị thần sông mãi bám chấp vào mối tình 20 năm, nên đã đau khổ khi bị Quốc sư cự tuyệt. Chẳng lẽ Quốc sư là người phụ nữ lạnh lùng, sẵn sàng từ chối tiếng gọi trái tim để chạy theo quyền lực? Câu trả lời cũng nằm ở chữ “duyên”, nếu chỉ là một phụ nữ bình thường, không gánh trên mình trọng trách bảo vệ đất nước, có lẽ bà đã đi theo Hà Thần.

Nếu Hà Thần và Quốc sư hiểu rằng họ hoàn toàn bất lực trước nhân duyên thì đã không có kiếp nạn đôi bên đau khổ, chúng sinh lầm than.

Với Nữ Vương: “Tôi sẽ luôn yêu Thánh tăng, chỉ vậy thôi!”

Chỉ vậy thôi! Bởi Nữ Vương hiểu rằng Đường Tăng cũng bất lực trước duyên phận. Nếu Đường Tăng không mang trong mình trọng trách thỉnh Kinh, nếu Đường Tăng không từng biết đến khổ đau của chúng sinh…thì họ có thể là một cặp trời sinh. Nhưng nhân duyên đã định, thay vì chống cự trong đau khổ, họ hiểu sự bất lực của con người trước hoàn cảnh. Nhưng đó là sự bất lực trong Trí tuệ.

Gặp thôi đã là Duyên. Yêu nhau – hãy yêu một tình yêu bất lực!

Quay lại cuộc sống thường ngày, có bao giờ bạn tự hỏi: “Để anh ấy về nhà đúng giờ cần những nhân duyên nào? Bản thân anh ấy có thể tự quyết định được việc về nhà đúng giờ hay không?”

Hay ngược lại: “Để cô ấy là một người biết đối nhân xử thế với nhà chồng cần những nhân duyên nào? Bản thân cô ấy có thể tự mình quyết định việc được nhà chồng yêu quý?”

Và quan trọng hơn, nếu còn mong cầu từ phía cô ấy (anh ấy) thì bạn có biết điều gì đang chờ mình ở phía trước?

Yêu một người hay yêu vạn người?

Ấn tượng nhất của phim là phân đoạn Đức Quan Âm hỏi Đường Tăng: “Con lựa chọn yêu một người hay yêu lấy chúng sinh?”

Ngay thời điểm đó, Đường Tăng đã không thể đưa ra câu trả lời. Nhưng khi chứng kiến cảnh người dân Nữ nhi quốc chìm nổi trong bể khổ vì cơn sóng dữ từ lòng thù hận của Hà Thần, hạt giống Bồ Đề Tâm trong Đường Tăng bung nở. Lặng nghe tiếng gào khóc của chúng sinh, Đường Tăng nhận ra con đường duy nhất cứu khổ cho vạn người chính là Phật pháp. Chính giây phút đó, Đường Tăng tìm được câu trả lời cho mình.

Xin mượn câu nói của Đường Tăng: “Sinh ra là một phần của vạn vật, yêu là lí do chúng ta được sinh ra với sự đầu thai muôn kiếp. Rồi chúng ta hiểu rằng tình yêu sẽ tồn tại mãi mãi. Tình yêu này cho tiểu tăng hiểu rằng “yêu một người và yêu chúng sinh hoàn toàn giống nhau”. Ngộ được điều này, Đường Tăng đã tìm được cánh cổng để thoát khỏi bể khổ của luân hồi.

Có thể nói, yêu Nữ Vương là bài học mà Đường Tăng cần trải nghiệm. Một tình yêu bất lực dựa trên nền tảng Trí tuệ. Yêu mà không cần phải nhìn nhau, yêu mà không ràng buộc, sẵn sàng cho nhau tự do.

Chính tình yêu bất lực đó đã mang đến chiếc chìa khoá của cánh cổng giác ngộ nơi “yêu một người và yêu chúng sinh không có gì khác biệt”

Khi còn vướng mắc trong ràng buộc, sở hữu, thì câu chuyện về “một tình yêu rộng lớn ôm trọn chúng sinh” thật mơ hồ. Nhưng ta có thể giữ nó trong tim như một lý tưởng. Từ đó trí tuệ sẽ theo hướng tâm nguyện, và vị Thầy sẽ xuất hiện dưới những hình tướng khác nhau (vị Bồ Tát – Đức Quan Âm, người yêu – Nữ Vương, người lạnh lùng – Quốc sư hay kẻ thù trong vai Hà thần) dẫn dắt ta thoát hỏi bể khổ.

Còn bây giờ, hãy khởi động lại hành trình yêu của bạn với câu nói: