GIỚI THIỆU VỀ BIẾT (Phần 4)

4. Con tìm gì? Tìm thứ có thể mất hay tìm thứ không bao giờ mất?

Thế cái gì trên đời này không bao giờ mất, không bao giờ khổ? Khi trong lòng mình bắt đầu có một câu hỏi: Ô! có gì không bao giờ có thể mất không nhỉ? Thì đấy là ngày mọi người bắt đầu đi tìm sự thật, gọi là gì cũng được, gọi là Ala cũng được, gọi là Thượng đế cũng được, gọi là Đạo cũng được, tìm một thứ mà không bao giờ mất.

Khi nào mình đặt câu hỏi đấy thì mình bắt đầu đi tìm Đạo, hay tìm sự thật. Dù không biết gì về Đạo hết nhưng trong lòng mình muốn tìm một thứ không mất được. Giống như ngày xưa sư phụ đi tìm cái hạnh phúc không mất được. Mình khổ quá, mình cảm thấy là phải tìm một loại hạnh phúc không mất được. Ngay lúc đấy mình không định nghĩa là hạnh phúc không mất được đâu, mình chỉ nói là mình muốn tìm một cái loại hạnh phúc mà nó vô điều kiện, nó tuyệt đối thôi. Nhưng bản chất là nó không mất được.

Khi mình bắt đầu tìm một thứ không thể mất được thì gọi là bắt đầu đi tìm Đạo, bắt đầu bước vào con đường Đạo. Khi nào mình tìm những cái mà nó có thể mất được thì mình chưa tìm Đạo.

“Nếu bạn đi tìm sự thật thì sự thật sẽ đi tìm bạn.” Sự thật sẽ đến, cái mà mình tìm nó sẽ tìm mình. Nó tìm mình không nhất thiết là khi mình cứ phải đang đẹp đẽ đâu, có khi là mình phá sản đã, đúng không? Tìm mình nhưng đầu tiên là bằng trải nghiệm phá sản để khẳng định một lần nữa là chỉ có cái tuyệt đối đấy nó mới không thể mất. Nó tìm mình bằng cách là tình yêu tan vỡ chứ không phải cứ tìm mình theo kiểu tuyệt vời đâu, để lại thấy rằng tình yêu là thứ tan vỡ được còn nó không thể tan vỡ được, đúng chưa? Nó tìm mình có thể bằng cách cho mình ô nhục để nhận ra điều gì? Đấy, bao nhiêu danh tiếng, sự nghiệp cũng tan biến dễ dàng.

Nên là khi bạn bắt đầu tìm Đạo, thì Đạo bắt đầu tìm bạn. Nhưng đừng nghĩ là Đạo tìm bạn lúc nào cũng là một con đường sáng long lanh, có khi phải trải qua nhiều chuyện kinh hoàng. Nhưng nếu mà mọi người vẫn tìm thì Đạo bắt đầu hiện dần dần ra và biểu hiện rõ nhất của Đạo đấy là có một ông sư phụ nói về sự thật tuyệt đối cho mình nghe. Không phải bất kỳ ông sư phụ nào, mà phải cái ông sư phụ nói cho mình về sự thật tuyệt đối cơ. Có ông sư phụ nói mình về là con hãy từ – bi – hỉ – xả đi thì không phải, vì đấy là từ – bi – hỉ – xả có thể mất được không? Hôm nay từ – bi – hỉ – xả, ngày mai có thể bị gì?

Một vài bạn: Bị điên.
Sư phụ: Điên luông đúng không?

Hãy kiểm tra xem mình đang đi tìm một thứ có thể mất hay mình đang tìm một thứ không thể mất? Nếu mình vẫn đến đây để tìm một thứ có thể mất thì mình đang đứng ngoài cửa nhìn vào. Nếu mình bắt đầu tìm một thứ không thể mất, dù nó mơ hồ đến mấy đi nữa, dù không biết nó là cái gì, không nhất thiết phải rõ ràng, định nghĩa được như sư phụ nói đâu, rất mơ hồ nhưng mà vẫn tìm, thì khi đấy dù ngồi qua trên Internet vẫn là ngồi ở đây. Ngược lại, ngồi đây nhưng mà vẫn là ở ngoài, hoàn toàn có thể, vì mình vẫn đến đây để tìm một thứ có thể mất. Còn thích gọi nó tên là gì cũng được thôi. Con thích tìm Sự thật, con thích tìm Tình yêu vô điều kiện. Có không?

Một bạn: Có.

Sư phụ: Đúng không? Đấy, con thích tìm một cái nắm tay vĩnh cửu. (Mọi người cười) Ơ, vĩnh cửu là đúng rồi, không thể mất mà.

Một vài bạn: Vâng.

Sư phụ: Bạn Nam bảo con muốn được nắm tay vĩnh cửu, cái nắm tay mà không bao giờ mất. Con muốn nắm tay bạn ấy trọn đời trọn kiếp, kiểu kiểu đấy, mãi mãi về sau không bao giờ rời ra. Đúng rồi. Kể cả cái mong muốn là nắm tay một người mà trọn đời trọn kiếp mãi mãi về sau ấy thì ở đó cũng phải có sự thật, nếu không làm sao nắm người ấy được.

Một vài bạn: Vâng.

Sư phụ: Đúng không? Vừa nắm tay một cái bảo mặt em trông như con khỉ. Thế là người ta gì? Giật tay lại tát mình một cái, rồi bỏ đi. (Mọi người cười) Thế là coi như mất còn gì nữa, đúng không?

Đấy, nhưng nếu như bạn Nam tìm một cái nắm tay không thể mất thì đang đi tìm Đạo. Thì sư phụ đề nghị mọi người thử suy ngẫm xem. Những người đang ở đây và những người online, mình đang tìm cái gì? Bắt đầu chỉ cần thế thôi, nó mơ hồ cũng được. Giống như ngày xưa sư phụ đi tìm cái gọi là hạnh phúc không mất được nữa. Khổ quá mà. Nhiều khi vì lí do mình quá khổ mình mới tìm hạnh phúc mà không mất. Thế thôi. Mình mất nhiều quá rồi. Hạnh phúc, bình an.

Có bạn tìm sự thật vĩnh viễn cũng được. Bạn nào nói là tâm không thù hận nữa. OK rất tốt.
Nhưng cái không thù hận đấy bạn muốn không thù hận kiểu nào? Không thù hận mãi mãi, không thù hận thực sự, không thù hận dù người ta làm gì mình cũng được, thì cái đấy là cái không bao giờ mất. Bạn Thiện Huy đúng không?

Một bạn: Dạ.

Sư phụ: Còn nếu không thù hận theo kiểu là, ừ hôm nay không thù hận nhưng ngày mai nó mà tấn công mình một trận, đánh mình một trận, chửi mình một trận, đào mồ, đào mả tổ tiên mình lên chửi thì mình trở lại mình thù hận, thì cái đấy không phải cái sư phụ đang nói.

Đấy, cho các con một ví dụ nhé là các con đừng nghĩ rằng nghe Đạo là kinh khủng, như bạn
Thiện Huy nói là muốn là tâm không thù hận nữa. Sư phụ chỉ hỏi con là cái không thù hận kiểu nào thôi. Kiểu người ta làm gì mình cũng không thù hận thì là đúng cái sư phụ đang nói rồi. Nhưng mà kiểu đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên để không thù hận ấy, kiểu lúc nào mình cũng phải mỉm cười, tâm lúc nào cũng an lạc, xong nó chửi ông bà mình phát là sao?

Một vài bạn: Điên lên.

Sư phụ: Đầu điên lên rồi. Nhẫn nhẫn nhẫn ấy. Thì đấy không phải cái sư phụ nói. Chứ còn rất OK với việc là không thù hận nữa, rất đúng.

Quỳnh Giang nói là gì? Con muốn tâm mình bình lặng đón nhận mọi thứ đến với mình. Cũng hệt như vậy, cũng rất OK nhưng câu hỏi của sư phụ là: thế bình lặng kiểu nào? Dù bất kỳ sóng gió nào cũng bình lặng hay là một thứ bình lặng nào đó mà con cảm thấy mất được?

Ví dụ nhé, có một cái câu chuyện rất hay của phương Đông là Tây du ký. Biết Tôn Ngộ
Không khởi đầu con đường Đạo bằng tìm cái gì không? Tôn Ngộ Không có ai nhớ không?

Một bạn nam: Có ạ.

Sư phụ: Cậu ấy đi tìm cái gì?

Một bạn nam: Phép thuật.

Sư phụ: Không phải phép thuật, nhầm rồi. Thế chưa đọc truyện đấy rồi. Trước khi cậu đi tìm sư phụ dạy phép thì động cơ của cậu ấy là gì? Lý do cậu tìm cái gì?

Trong một buổi tiệc, Tôn Ngộ Không mở tiệc rất lớn, thì có một con khỉ già uống rượu lăn ra
chết. Ngộ Không mới hỏi những người xung quanh là liệu ta có thoát chết được không? Đúng không?

Một bạn nam: Trường sinh bất lão.

Sư phụ: Đúng rồi. Thì bầy khỉ bảo, không, Đại vương kiểu gì chả chết. Sống 500 năm là cùng. Kể cả Đại vương từ đá sinh ra sống 5000 năm rồi cũng chết thôi. Ngộ Không hoảng quá và thôi không làm Đại vương nữa. Đúng không? Đóng bè ra biển đi tìm cái gì?

Một bạn: Trường sinh.

Sư phụ: Trường sinh bất tử. Nên là tác giả Ngô Thừa Ân ấy, ông ấy là cao thủ đạo Phật. Mà không phải đạo Phật kiểu như là đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Nó thành đạo Phật bị tầm thường hóa rồi. Đạo Phật thật sự ấy là đi tìm cái sự thật cuối cùng.

Một bạn nam: Trường sinh bất lão.

Sư phụ: Ừ trường sinh bất lão, ở mức cao nhất là không sinh không diệt. Ngộ Không đi tìm cái trường sinh bất lão, nhớ không? Sau này Ngộ Không mới đóng bè vượt biển đi tìm sư phụ. Đầu tiên là gì, sợ chết và tìm trường sinh bất lão. Như vậy lúc đấy Ngộ Không không nghĩ được là sau này thành Đấu Chiến Thắng Phật đúng không?

Bạn nam đó: Dạ.

Sư phụ: Nhưng lúc đầu có định nghĩa là đi tìm chân lý tuyệt đối, tìm chân như không? Ngộ
Không có biết gì đâu. Cậu tìm một cái thứ không diệt được là trường sinh bất tử đúng không? Thế là đi hỏi mọi người, ở đâu có người dạy cái trường sinh bất tử. Họ không biết.
Khi cậu đóng bè vượt biển ấy, lên bờ biển, mới lấy quần áo của người thường mặc vào, xong rồi bị chê là con khỉ, thì mới hỏi ở đây có ai dạy trường sinh bất tử không? Họ không biết, chỉ có một người nói có một ông Bồ Đề Tổ sư ông ấy dạy Pháp thôi, cậu lên đấy mà hỏi. Nhưng trước đấy cậu vẫn hỏi mọi người là đi tìm trường sinh bất tử.

Đấy, điểm bắt đầu của con đường, con đường đạo thật sự nhé. Thế gian này rất nhiều con đường đạo, ai cũng bảo là đạo hết. Sư phụ chỉ nói về cái tuyệt đối này thôi này. Để bắt đầu con đường đạo chân chính, đi tìm sự thật tuyệt đối là mình tìm thứ không thể mất được. Đấy, truyện Tây Du Ký nó ẩn dụ quá hay luôn.

Một bạn nam: Hay.

Sư phụ: Con dùng từ gì cũng được. Con muốn gọi là viên mãn cũng được. Con thích thì gọi là hạnh phúc thực sự, cái gì cũng được. Câu hỏi là cái con tìm có mất được không?
Con tìm một cái như là sống thật thọ thì cũng được nhưng mà câu hỏi là cái sống thọ con nói theo ý nào. Thọ theo kiểu là 90 tuổi, 100 tuổi hay là 500 tuổi, hay là cái thọ không biến mất được, không chết được?

Con tìm tình yêu thực sự, OK. Thực sự là thế nào? Thực sự là khi người ta đánh mình, đuổi
mình là mình hết yêu họ hay thực sự là người ta có làm điều xấu thì mình vẫn yêu họ. Nếu con tìm cái loại thực sự theo kiểu là người ta làm gì mình mình cũng yêu họ thì đấy là cái sư phụ nói rồi đấy, không mất được. Đúng không? Còn con tìm một cái mà người ta đánh đấm, chửi con, thậm chí là người ta hại đến thân thể hoặc là người thân của con là con quay sang không yêu nữa thì đấy là cái mất được.

Nếu con tìm một thứ mất được thì không phải chỗ này rồi, không phải sư phụ này rồi. Có hàng vạn sư phụ khác có thể nói cho con về cái đấy nhưng mà cái không thể mất được ấy thì chỉ có một số người nói cho con thôi. Nên mỗi người thử hỏi xem là con tìm cái gì?

Hồng Anh: Dạ. Bạn Giang Nguyễn ạ: “Em muốn mình có thể góp một phần nhỏ vào việc giúp người khác hạnh phúc thật sự vĩnh viễn ạ. Trước tiên em cần tìm sự thật cho chính mình đã ạ.”

Sư phụ: Chuẩn rồi, bạn nói rất đúng. Muốn giúp người khác hạnh phúc vĩnh viễn thì mình phải biết cái vĩnh viễn nó là cái gì chứ?

Hồng Anh: Bạn Minh Hảo ạ: “Tìm cách để sống không đau khổ nữa ạ.”

Sư phụ: Loại không đau khổ nào? Không đau khổ vô điều kiện hay không đau khổ có điều kiện. Bạn Hảo hỏi thêm với chính mình, thế mình tìm loại không đau khổ nào? Có điều kiện hay vô điều kiện?

Hồng Anh: Dạ. Bạn Khánh Đan: “Tìm sự tự do ạ.”

Sư phụ: Cũng tương tự như vậy. Những cái từ như là: “ không đau khổ” này, “tự do” là những từ rất hay, nó mô tả cái trạng thái của sự thật. Trạng thái của sự thật tuyệt đối, nó không có đau khổ, nó rất tự do. Nhưng câu hỏi là thế cái bạn tìm đấy có thể mất được không? Tự do mà không mất được thì khác với tự do có thể mất.

Hồng Anh: Bạn Khoa Võ ạ: “Tìm hết khổ ạ.”

Sư phụ: Được, hết khổ thì hết khổ có thể mất hay hết khổ không thể mất? Hết khổ có thể mất thì dễ ấy mà, cố gắng suy nghĩ tích cực. Thế là xong, cần gì phải tìm sư phụ, đúng không? Ví dụ thế. Nên câu hỏi là gì? Là bạn tìm cái có thể mất hay không?

Hồng Anh: Bạn Lâm Hương ạ: “Ban đầu thì con muốn sống hạnh phúc, không còn vật lộn với cuộc đời này nữa. Giờ thì con muốn biết hạnh phúc thật sự là như nào ạ?”

Sư phụ: Được. Cái hạnh phúc thật sự là cái mà không bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài dù đó là cái gì? Đúng chưa? Nếu mà bạn hỏi là hạnh phúc nào là thật sự. Thì cái thật sự là cái không thể mất. Cái có thể mất thì nó không thật sự.

Hồng Anh: Bạn Hà Thu ạ: “Con muốn tìm sự thỏa mãn cho bản thân một cách vĩnh viễn trong mọi hoàn cảnh, mọi sự việc.”

Sư phụ: Được. Thỏa mãn vĩnh viễn. Rất tốt.

Hồng Anh: Bạn Thanh Xuân ạ: “Con muốn tìm một hạnh phúc không thể mất.”

Sư phụ: Được.

Hồng Anh: Bạn Khánh Nguyệt: “Con muốn tìm bình an không điều kiện ạ.”

Sư phụ: Được. Rất tốt.

Hồng Anh: Bạn Tùng Bùi: “Con muốn tìm sự tĩnh lặng trong tâm hồn.”

Sư phụ: Tương tự như thế. Tĩnh lặng nó có hai loại. Tĩnh lặng trong tâm hồn như kiểu ngồi
thiền một lúc nó tĩnh lặng hay là cái tĩnh lặng vô điều kiện? Lúc nào cũng tĩnh lặng. Không cần phải đợi ngồi thiền, không cần phải có điều kiện gì, và cũng chẳng sợ cái gì cả. Đấy. Con phải tìm xem tĩnh lặng nào. Phát biểu rất tốt nhưng mà con hỏi mình một cách sâu sắc hơn: là mình tìm cái có thể mất hay không?

Hồng Anh: Dạ, bạn Minh Thùy ạ: “Con muốn tâm luôn được bình an.”

Sư phụ: Đấy. Con hãy hỏi thêm câu: loại bình an nào? Có điều kiện hay vô điều kiện? Có thể mất nghĩa là gì? Nghĩa là điều kiện thay đổi cái là mất, thì mình gọi là có thể mất. Vô điều kiện là gì? Là thay đổi nó cũng không mất. Mình tìm loại bình an có điều kiện hay vô điều kiện, có thể mất hay không thể mất?

Hồng Anh: Dạ, bạn Đức Hiệu ở Nha Trang: “Con chỉ muốn tìm bình an. Hiện tại con chỉ bình an một thời gian ngắn rồi lại bất an khi gặp sóng gió mới. Vậy bình an thật sự ở đâu để đi tìm ạ?”

Sư phụ: Bình an thật sự không bị ảnh hưởng bởi sóng gió bên ngoài, ý bạn là thế đúng không? Bạn ấy tìm cái loại bình an thật sự mà không bị ảnh hưởng bởi sóng gió. Còn bình an mà bị ảnh hưởng bởi sóng gió thì nó không gọi là gì?

Hồng Anh: Bình an thật sự.

Sư phụ: Không thật sự nữa, đúng không? Nó là bình an giả tạm. Tạm là đương nhiên rồì nhưng mà nó không thật sự nên gọi là giả.

Hồng Anh: Bạn Thúy Nguyễn ạ: “Con muốn tâm mình không bị dao động vào những chuyện vui buồn trong cuộc sống ạ.”

Sư phụ: Tâm bất biến gì…?

Mọi người: Giữa dòng đời vạn biến.

Sư phụ: Giữa dòng đời vạn biến. Được. Câu đấy cũng có thể hiểu hai nghĩa đấy. Theo kiểu là tương đối thì là kiểu như mình đắc đạo rồi thì mình hạnh phúc, nhưng nó chỉ là tương đối thôi. Làm thế nào mà tâm biến động như gì mà vẫn hạnh phúc, vẫn bình an như thường, đấy mới là tuyệt đối. Đúng không?

Bình an tương đối và bình an tuyệt đối

Để sư phụ phân tích lại cho dễ hiểu. Có hai loại bình an. Bình an tương đối là gì? Là tâm con nó bình an, theo kiểu mà con hay nghĩ là bình an, thấy trong lòng nhẹ nhàng, không căng thẳng, không lo lắng, không oán trách giận hờn, thế là nó bình an.

Loại thứ hai là con đang rất nóng giận vẫn bình an. Rất lo lắng mà vẫn bình an. Hay nói cách khác là gì? Sự nóng giận xuất hiện mà vẫn bình an, sự lo lắng xuất hiện mà vẫn bình an.

Loại thứ nhất gọi là bình an tương đối. Vì sao? Vì đang không lo lắng tự nhiên có lo lắng hiện ra là mất, là bất an. Đang không nóng giận, nóng giận hiện ra là bất an. Loại thứ hai mà sư phụ nói đến là bình an tuyệt đối. Dù nóng giận hay không nóng giận vẫn bình an như thế. Dù lo hay không lo vẫn bình an như thế. Đấy gọi là cái bình an tuyệt đối.

Đấy. Sư phụ giúp con phân biệt. Khi nào con thấy rằng bây giờ cái quái gì hiện ra ấy thì tâm con vẫn bình an. Thì đấy là bình an tuyệt đối. Suy nghĩ gì hiện ra đi nữa con vẫn tĩnh lặng thì là tĩnh lặng tuyệt đối. Cảm xúc gì, đến đi thế nào đi nữa con vẫn tự do, thì là tự do tuyệt đối.

Khi hỏi: Khi nào bạn bình an? Trả lời: Khi nào tôi không nóng giận nữa, tôi không lo lắng nữa thì tôi bình an. Có phải điều kiện của nó là không nóng giận, không lo lắng không? Vậy mất đi điều kiện đấy thì sao? (Mọi người xì xào) Lại bất an. Vậy thì bạn chưa hiểu thế nào là bình an tuyệt đối rồi. Bình an tuyệt đối là gì? Chửi người khác như rươi mà vẫn bình an. Có thể không?

Nghe khó tin quá đúng không? Đánh đập, chửi mắng, la hét vẫn bình an, đúng không? Trong lòng suy nghĩ chạy cuồn cuộn vẫn bình an như thường. Sóng gió bên trong lòng, bão giông lòng ta mà vẫn bình an như thường. Thì đấy là bình an tuyệt đối.

Mà cái bình an tuyệt đối đấy thì nó chỉ có trong một chỗ duy nhất thôi, đó là cái sự thật tuyệt đối thôi. Còn tất cả cái tương đối nó không thể làm được.

Đây chỉ là gợi ý thôi, để mọi người hình dung là trên đời có cái đấy. Mình nghe khó tin đúng
không? Quái! Sư phụ nói thế nào trong lòng đang lo lắng mà vẫn bình an á? Nghe thấy ảo quá. Đúng rồi sư phụ bảo trong lòng đang lo lắng mà vẫn bình an đấy. Tin không? Không tin đi chỗ khác. (Mọi người cười) Người nào tin ở lại nghe tiếp. Đúng không? Nhưng cái loại ấy rất khó tin, tại vì sao? Vì ông ấy nói cái gì nó vô lý thế? Đang nóng giận sao gọi là bình an? Đang lo lắng sao lại bình an? Ừ thế mà lại có đấy. Có Đại bình an.

Giống như là trong bộ phim có cảnh đánh nhau giết người, thì cái màn hình nó vẫn bình an, nó chẳng lay động gì cả. Đúng không? Không phải hình trong đấy đánh nhau thì tôi bất an, xong đến cảnh hòa bình thì tôi bình an. Mà có cảnh gì đi nữa thì cái màn hình ấy nó vẫn bình an. Sư phụ đang nói về trạng thái của cái màn hình. Màn hình dù nó chiếu ra vô vàn cảnh nhưng nó không bị ảnh hưởng bởi bất kì cảnh nào hết. Vì thế nó bình an. Đúng chưa? Cái màn hình nó có thể hạnh phúc dù trong đấy có cảnh đau khổ. Đúng không?

Ví dụ như là, ở đây mọi người có thế thấy một người đang khóc mà người ấy vẫn bình an, có tin được không? Đang khóc lóc, kiểu ôi chết rồi, chết rồi ngày mai sống thế nào bây giờ, thế mà vẫn bình an. Quá khó tin đúng không? Đấy. Nhưng nó là thế đấy, sư phụ đang nói về cái đấy đấy. Cái nào dưới cái đấy thì không phải cái sư phụ nói. Cái nào nói rằng bạn tập một thời gian thì tâm bạn sẽ bình lặng thì không phải cái sư phụ nói.

Hồng Mão: Con muốn thưa Sư phụ là con nghe pháp của Sư phụ nhiều rồi, con cũng thực tập nhiều, con thấy là từ khi học Sư phụ thì cuộc sống của con nó khác hẳn ạ. Cho nên là con thấy là mọi thứ bây giờ là mình nhận rõ là Biết nó biểu diễn ra thì tất cả mọi sự việc nó xảy ra ở cuộc đời mình, nếu mà tự tại, nếu mà chấp nhận nó và mình hiểu rằng đấy chỉ là nó biểu diễn thôi. Cho nên là cuộc sống của con hay là các con của con, hay là các cháu của con, nó có vấn đề gì đấy thì con vẫn thấy bình thường, con vẫn thấy là, đấy nó chỉ là biểu diễn, và rồi nõ cũng sẽ luôn luôn như thế. Thế nhưng mà nó hết cảnh này rồi nó sang cảnh khác thôi. Cho nên là mình cũng không phải nặng nề hay không phải… nên từ ngày mà con theo Sư phụ mà con học nhiều thì con thấy cuộc sống của con chẳng có gì mong cầu cái gì hay là…

Sư phụ: Ừ thế là con quá chủ quan rồi. Quá chủ quan. Một hoàn cảnh xấu hơn đến liệu con còn có sự bình an con vừa nói hay không?

Bạn Hồng Mão: Vâng.

Sư phụ: Con phải đặt cho mình câu hỏi đấy. Một hoàn cảnh khó hơn, kinh khủng hơn, kinh
hoàng hơn liệu mình còn giữ cái bình an hay không?

Bạn Hồng Mão: Con thưa Sư phụ là nhiều khi là hai mẹ con hay ngồi tranh luận các thứ thì bạn ấy cũng có hỏi con là: “Mẹ có thực như thế không? Mẹ có thực là…”

Sư phụ: Cho ví dụ nhé, hòn đá đập vào đầu con, quên sạch cái sư phụ đã giảng.

Hồng Mão: Vâng.

Sư phụ: Thế liệu con còn được như thế nữa không? Hòn đá đập vào đầu con, con quên béng cái sư phụ đã từng giảng, thì liệu con còn cái mà con vừa nói hay không? Thì con mới hiểu là cái mà con đang có là dễ mất hay khó mất. Đúng không? Sư phụ có thể tự tin nói rằng hòn đá đập vào đầu, sư phụ sẽ không mất những cái mà sư phụ không thể mất. Nhưng con thì sao? Con có tự tin như thế không? Đấy là sự khác nhau đấy, con hiểu không? Nghĩa là mình chủ quan không được đâu. Mình đi vào con đường này mình không nên chủ quan. Hỏi những câu như vừa xong, hòn đá đập vào đầu mình quên hết các lời sư phụ dạy thì mình còn có cái loại bình an mình nói không? Cái bình an của sư phụ thì hòn đá đập vào đầu vẫn như cũ. Nhưng bình an con vừa nói đến ấy, hòn đá đập vào đầu là con sẽ không còn như cũ nữa. Đúng chưa? Có cảm nhận được không? Có đồng ý không?

Hồng Mão: Đúng ạ.

Sư phụ: Thế thì chứng tỏ là chưa ăn thua. Hãy tìm cái mà không thể mất. Nếu con tìm nó, nó sẽ tìm con. Nếu con không tìm nó mà con thỏa mãn với những cái mà con đang có thì nó cũng không tìm con. Đấy. Nên chưa ăn thua đâu, chưa có gì đặc biệt ở đấy cả, chưa có gì cả luôn. Có thể mất thì có cái gì? Những cái con vừa kể nó là một cái trạng thái đập hòn đá vào đầu là mất. Có gì mà đáng để giữ nó, đáng để quan tâm lớn đến nó.

Hồng Mão: Vâng.

Sư phụ: Con phải hỏi những câu như thế. Cho các con ví dụ về bạn Mão nhé, bạn ấy theo sưphụ khá lâu rồi đúng không? Bạn ấy cũng thay đổi rất nhiều rồi đấy. Thế mà sư phụ nói rằng cáiđấy chẳng là cái gì cả. Hãy tìm thứ không thể mất. Cái đấy sẽ tìm con. Sư phụ chỉ là công cụ của cái đấy, Sự thật đấy, tìm đến con bằng hình thức một cái ông sư phụ.

(Còn nữa…)

Đọc bài đầy đủ tại đây