Biết và nội dung của Biết là một – P14

Biết và nội dung của Biết là một – P14

Sư phụ: Giờ, có cái âm thanh nào không? Thế nào cũng được, âm thanh chuông vang lên các bạn cùng nghe luôn. To vào.

(Tiếng chuông vang lên)

Thiện Huy nghe không? Lí do gì con nghe được.

Thiện Huy: À, tai con nghe được.

Sư phụ: Tai con nghe được. Theo con không có tai không nghe được? Không mắt không nhìn được. Rồi còn nghe không? (Tiếng chuông vang lên)

Thiện Huy: Con vẫn đang còn nghe.

Sư phụ: Còn nghe. (Tiếng chuông vang lên)

Thiện Huy: Còn.

Sư phụ: Dừng đi. Đừng đánh chuông nữa. Rồi, còn nghe không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Thật á? Còn nghe không? Hỏi trên mạng xem còn nghe không?

Nguyên Thảo: Trần Nam “Còn nghe ạ”, Ngọc Tâm “Không nghe tiếng chuông nhưng vẫn nghe được các âm thanh khác”.

Thiện Huy: Không nghe tiếng chuông thôi, còn các tiếng khác vẫn có.

Sư phụ: Theo con tối ngủ còn nghe không?

Thiện Huy: Có.

Sư phụ: Vì sao?

Thiện Huy: Ờ, vì khi mà có cái tiếng chuông điện thoại giật mình tỉnh, tỉnh liền.

Sư phụ: À, được, tốt, tốt. Như vậy sao lúc nãy con lại bảo là không nghe.

Thiện Huy: Tại vì con tập trung cái tiếng chuông.

Sư phụ: Ừ. Cái nội dung của nghe mất thì con nói là không nghe. Cái nội dung của nghe hiện ra con bảo có nghe đúng không? Nhưng khả năng nghe có mất không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Ừ, như vậy cái nội dung nghe có thể mất? Cái khả năng nghe nó lại gì?

Thiện Huy: Vẫn còn.

Sư phụ: Nội dung nghe có thể thay đổi. Nhưng cái khả năng nghe có thay đổi không? Ví dụ
như là nội dung nghe to lên thì chứng tỏ là khả năng nghe rõ, hoặc là nội dung nghe bé đi chứng tỏ khả năng nghe kém đi có không?

Thiện Huy: Khả năng nghe nó vẫn còn nhưng mà lớn bé vẫn cứ phân biệt.

Sư phụ: Âm thanh to lên chứng tỏ là khả năng nghe tôi xịn, còn âm thanh bé, vặn xuống chứng tỏ khả năng tôi kém, có phải thế không?

Thiện Huy: Nghe thì vẫn nghe còn không phân biệt nó lớn bé.

Sư phụ: Ừ, như vậy cái khả năng nghe của con, dù âm thanh thay đổi thì có mất không? Từ bé đến giờ khả năng nghe của con có mất không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Cái thay đổi là cái gì?

Vũ Thịnh: Sư phụ, cái thay đổi là nội dung nghe.

Sư phụ: Nội dung nghe thay đổi. Nếu khả năng nghe biến mất thì làm sao mà nghe nhỏ hay nghe to đúng không? Làm sao còn to với nhỏ gì nữa? Khả năng nghe vẫn ở đấy nhưng cái nội dung nghe nó biến đổi đúng không? Ở đây ai mà phân biệt được cái đấy thì mới hiểu. Nội dung nghe thì hôm nay to, ngày mai nhỏ – ở đây có ai đảm bảo là ngày mai tai mình vẫn nghe to như bình thường thế này không?

Mọi người: Không ạ.

Sư phụ: Đúng không? Như vậy cái nội dung nghe biến đổi không?

Một bạn: Dạ có.

Sư phụ: Nhưng có mất khả năng nghe không?

Một bạn: Không.

Sư phụ: Ngày mai con điếc thì khả năng nghe có mất không?

Minh Trí: Dạ không.

Sư phụ: Vì sao? Tại sao con tự tin nói rằng: “Ngày mai, kể cả có điếc đi nữa thì cái thay đổi vẫn chỉ là nội dung nghe thôi…

Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ, nếu mà ngày mai có điếc đi nữa thì mình vẫn biết là không nghe được âm thanh gì thì cái khả năng nghe của mình vẫn còn ở đó, mình mới biết được.

Sư phụ: Đúng rồi. Nếu mất khả năng nghe thì làm sao là con bảo con biết đây là điếc được? Nếu con mất khả năng nghe, làm sao con có thể nói là con đang điếc được? Điếc là không nghe âm thanh, vậy con phải biết rằng là không có âm thanh đúng không? Con phải nghe được rằng không có âm thanh gì thì mới nói là điếc chứ, kể cả con có điếc đi nữa thì khả năng nghe vẫn ở đấy – chỉ có nội dung nghe nó gì?

Minh Trí: Thay đổi.

Sư phụ: Nó biến thành gì? Tiếng im lặng đúng không – ví dụ thế, hoặc là có một số âm thanh mình gọi là gió thổi vi vu. Con thấy sư phụ mấp máy miệng nhưng mà lại không nghe được âm thanh gì, không cảm thấy được âm thanh gì hết thì con gọi đó là điếc.

Nhưng khả năng nghe con vẫn phải còn. Khi khả năng nghe con còn, con mới biết rằng là:
“Chẳng có âm thanh gì đến với tai tôi cả”. Con phải nghe được cái không âm thanh thì con mới biết là con đang điếc. Hiểu ý không? Giống như là gì – khi con mù mắt thì khả năng nhìn còn không?

Minh Trí: Có ạ.

Sư phụ: Nếu mà con không có khả năng nhìn, sao con biết là con đang mù? Con phải nhìn thấy cái màn đen kịt thì con mới bảo là con đang mù chứ. Cái khả năng nhìn nó cũng không hề mất khi con mù. Con muốn bảo là mình đang mù thì con phải thấy cái gì?

Một bạn: Thấy cái sự mù.

Sư phụ: Thấy cái sự mù luôn. Thấy cái mảng đen, thấy mảng trắng, nếu không thì sao bảo đang mù?

Một bạn: Ừm.

Sư phụ: Cái thay đổi thực ra là cái gì? Là nội dung nhìn, nội dung nghe còn khả năng nhìn, khả năng nghe không mất. Làm sao con biết con đang mù được, nếu mà con không có khả năng nhìn. Chính nhờ khả năng nhìn, con biết là con đang gì?

Một bạn: Mù.

Sư phụ: Đang mù. Hài không? (Sư phụ cười) Vẫn đang nhìn mà lại bảo mình mù, hài đúng
không? Như vậy khả năng nhìn nó không mất, khi con mù chỉ có một cái thay đổi thôi là cái gì?

Thiện Huy: Thấy một màn đen là chắc chắn.

Sư phụ: Đúng rồi, là cái nội dung nhìn thay đổi. Trước đây nội dung nhìn là sư phụ và các bạn, bây giờ nội dung nhìn là đen kịt nhưng cái khả năng nhìn còn hay không?

Thiện Huy: Dạ còn mới thấy…

Sư phụ: Nếu không còn thì làm sao thấy đen kịt được, hiểu vấn đề chưa? Như vậy cái khả năng nghe, khả năng nhìn nó không biến mất, dù là nội dung nó thì sao?

Thiện Huy: Thay đổi.

Sư phụ: Nội dung thay đổi đúng không? Có thể nội dung hôm nay rất rõ, ngày mai rất là mờ, có thể hôm nay đủ màu sắc, ngày mai đen kịt nhưng cái khả năng nghe, khả năng nhìn không mất đi được. Gọi là mù nghĩa là gì – khả năng nhìn vẫn còn nhưng nội dung nhìn nó chuyển thành gì?

Mọi người: Một màn đen.

Sư phụ: Một màn đen. Con đang điếc nghĩa là gì?

Thiện Huy: Dạ điếc nó là không biết tới cái nội dung nghe nữa…

Sư phụ: Không đúng, điếc thì vẫn biết nội dung nghe nhưng là nội dung nghe thay đổi đúng không? Có thể trước đây là rất nhiều âm thanh, bây giờ thì rất ít âm thanh đúng không? Thực ra những người điếc họ vẫn nghe thấy âm thanh, chẳng qua những âm thanh đấy không phải là âm thanh từ bên ngoài thôi. Chứ không phải là không nghe âm thanh tí nào đâu. Nhưng tóm lại là kể cả không có âm thanh tí nào thì vẫn là OK, khả năng nghe vẫn còn, vì sao? Vì không thì làm sao con biết là không nghe âm thanh nào. Giống như khi mù ấy không thể nói là không có tí hình ảnh nào mà vẫn có hình ảnh gì?

Thiện Huy: Thấy một màu đen với màu trắng.

Sư phụ: Đúng rồi. Con nhắm mắt lại mà xem, lấy tay bịt kín lại xem thấy cái gì?

Thiện Huy: Màu đen… một màu hình vàng đen…

Sư phụ: Không chỉ đen đâu, còn thấy gì nữa?

Thiện Huy: Còn lưu lại những cái đốm màu…

Sư phụ: Đúng rồi, vẫn có đốm trắng-đốm màu.

Bây giờ con nhớ lại nhé. Từ bé đến lớn, cái khả năng gọi là nghe, nhìn hay khả năng chung-
khả năng biết ấy, nó có đi cùng con không?

Thiện Huy: Dạ có, nó đi chung.

Sư phụ: Ừ. Cái gì thay đổi? Cái gì không thay đổi?

Thiện Huy: Cảnh xung quanh nó thay đổi.

Sư phụ: Nội dung của Biết thay đổi. Biết đây là nói chung cho nghe, nhìn… Biết suy nghĩ thì suy nghĩ cũng là nội dung của Biết đúng không? Biết đống hình ảnh lâu nay mình gọi là nhìn. Bản chất nhìn là biết hình ảnh. Nghe là biết âm thanh. Như vậy nghe, nhìn bản chất đều là biết nhưng mà nội dung thì khác nhau. Nội dung của nghe là âm thanh đúng không, biết âm thanh thì gọi là?

Sư phụ: Là nghe. Biết hình ảnh thì gọi là?

Thiện Huy: Thấy.

Sư phụ: Thấy. Đúng chưa? Vậy có phải là bản chất là nghe với nhìn cùng là biết. Cái khác duy nhất là khác cái nội dung mà thôi đúng không?

Một bạn: Đúng ạ.

Sư phụ: Cảm thấy buồn nói về cái gì?

Thiện Huy: Biết buồn… là một cảm giác.

Sư phụ: Ừ. Biết suy nghĩ đúng không, suy nghĩ buồn ấy. Lo quá – cảm giác lo đúng không?
Như vậy có phải là tất cả các loại mà lâu nay con gọi là nghe, nhìn, thấy, ngửi chẳng qua là biết không? Ngửi là mình đang biết gì?

Thiện Huy: Biết một mùi gì đó.

Sư phụ: Biết mùi, ừ đúng rồi. Nếm con biết gì?

Thiện Huy: Biết một cái vị nào đó.

Sư phụ: Như vậy có phải cùng là biết, chỉ khác nội dung không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Như vậy thế giới này, con có nhìn, nghe này, ngửi, nếm này, xúc chạm và suy nghĩ – sáu thứ, có phải thật ra đều là biết mà khác nội dung không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Đúng chưa? Hóa ra sáu thứ bấy lâu nay con tưởng là sáu thứ, thật ra bây giờ chỉ là đang biết những nội dung khác nhau. Khi con ngồi đây con bảo là con mở sáu giác quan ra để nghe, nhìn,ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ, thực chất con chỉ có một giác quan duy nhất là giác quan biết mà thôi. Còn trong cái giác quan biết đấy, nó có sáu cái nội dung khác nhau. Đồng ý không?

Thiện Huy: Dạ đồng ý.

Sư phụ: Khi con ngồi đây thì con chỉ có Biết và nó có sáu nội dung khác nhau. Mình không
chia làm sáu nữa, mình gộp chung một từ là từ “nội dung của Biết” – có phải ngay khi ngồi đây, chỉ có Biết và nội dung của Biết không, có đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng.

Sư phụ: Còn nội dung của Biết thì rất là phong phú: nó có âm thanh, hình ảnh đúng không, nó có cảm giác, có xúc chạm đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng.

Sư phụ: Nó có niềm tin rằng “đây là tôi”, “đây là Sư phụ”, tất nhiên niềm tin “đây là tôi”, “đây là Sư phụ” nó là gì?

Thiện Huy: Một cái cảm giác đó thôi.

Sư phụ: Ừ. Thế nó là cái gì? Nó-trong câu chuyện Biết và nội dung của Biết thì nó là cái gì?

Thiện Huy: Nội dung của Biết.

Sư phụ: Ừ, nó là một nội dung của Biết. Ở đây còn nội dung của Biết nào nữa không?

Thiện Huy: Nội dung là “có tôi ngồi đây”.

Sư phụ: Ừ, “tôi ngồi đây”. Khi con ngồi đây, mặc dù mình bảo “tôi nghe, tôi nhìn, tôi ngửi, tôi nếm, tôi xúc chạm, tôi nghĩ” – mình chia sáu thứ đấy ra nhưng cái chia đấy là chia trong nội dung của Biết, mình chia nội dung của Biết ra làm sáu phần. Cái Biết có chia được không?

Thiện Huy: Dạ không, nó chỉ… đồng thời cùng một lúc…

Sư phụ: Đúng rồi, giỏi. Bạn này rất thông minh. Cùng một lúc con thấy và con nghe hay là con thấy trước rồi nghe sau?

Thiện Huy: Nó cùng một lúc luôn chứ nó không có cái trước cái sau gì hết.

Sư phụ: Đúng rồi. Cùng một lúc con thấy, nghe và xúc chạm hay là phải đợi xúc chạm xong rồi mới thấy, thấy xong rồi mới nghe?

Thiện Huy: Không thể nào được.

Sư phụ: Như vậy là cùng một lúc Biết nó biết sáu thứ hay là từng thứ một xảy ra?: Như vậy thế giới này, con có nhìn, nghe này, ngửi, nếm này, xúc chạm và suy nghĩ – sáu thứ, có phải thật ra đều là biết mà khác nội dung không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Đúng chưa? Hóa ra sáu thứ bấy lâu nay con tưởng là sáu thứ, thật ra bây giờ chỉ là đang biết những nội dung khác nhau. Khi con ngồi đây con bảo là con mở sáu giác quan ra để nghe, nhìn,ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ, thực chất con chỉ có một giác quan duy nhất là giác quan biết mà thôi. Còn trong cái giác quan biết đấy, nó có sáu cái nội dung khác nhau. Đồng ý không?

Thiện Huy: Dạ đồng ý.

Sư phụ: Khi con ngồi đây thì con chỉ có Biết và nó có sáu nội dung khác nhau. Mình không
chia làm sáu nữa, mình gộp chung một từ là từ “nội dung của Biết” – có phải ngay khi ngồi đây, chỉ có Biết và nội dung của Biết không, có đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng.

Sư phụ: Còn nội dung của Biết thì rất là phong phú: nó có âm thanh, hình ảnh đúng không, nó có cảm giác, có xúc chạm đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng.

Sư phụ: Nó có niềm tin rằng “đây là tôi”, “đây là Sư phụ”, tất nhiên niềm tin “đây là tôi”, “đây là Sư phụ” nó là gì?

Thiện Huy: Một cái cảm giác đó thôi.

Sư phụ: Ừ. Thế nó là cái gì? Nó-trong câu chuyện Biết và nội dung của Biết thì nó là cái gì?

Thiện Huy: Nội dung của Biết.

Sư phụ: Ừ, nó là một nội dung của Biết. Ở đây còn nội dung của Biết nào nữa không?

Thiện Huy: Nội dung là “có tôi ngồi đây”.

Sư phụ: Ừ, “tôi ngồi đây”. Khi con ngồi đây, mặc dù mình bảo “tôi nghe, tôi nhìn, tôi ngửi, tôi nếm, tôi xúc chạm, tôi nghĩ” – mình chia sáu thứ đấy ra nhưng cái chia đấy là chia trong nội dung của Biết, mình chia nội dung của Biết ra làm sáu phần. Cái Biết có chia được không?

Thiện Huy: Dạ không, nó chỉ… đồng thời cùng một lúc…

Sư phụ: Đúng rồi, giỏi. Bạn này rất thông minh. Cùng một lúc con thấy và con nghe hay là con thấy trước rồi nghe sau?

Thiện Huy: Nó cùng một lúc luôn chứ nó không có cái trước cái sau gì hết.

Sư phụ: Đúng rồi. Cùng một lúc con thấy, nghe và xúc chạm hay là phải đợi xúc chạm xong rồi mới thấy, thấy xong rồi mới nghe?

Thiện Huy: Không thể nào được.

Sư phụ: Như vậy là cùng một lúc Biết nó biết sáu thứ hay là từng thứ một xảy ra?

Thiện Huy: Dạ cùng một lúc luôn. Tại vì nó đợi thì… nếu mà bị chặt tay thì… một lúc sau mới đau. (Cười)

Sư phụ: Ừ đúng rồi. Chặt tay người thì khi cái tay rời ra phải đau cùng một lúc đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Như vậy là gì? Nội dung của Biết đến cùng một lúc và Biết nó biết tất cả những thứ đấy. Con vừa thấy cảnh vừa nghe, vừa cảm nhận vừa nghe. Như vậy Biết nó biết tất cả mọi thứ, sau đó thì mới phân ra là trên đời này có sáu thứ. Cái phân ra sau hay là trước?

Thiện Huy: Dạ phân ra sau khi mà nó trải qua rồi.

Sư phụ: Ừ. Trải qua rồi nghĩ một khoảnh khắc thì nó mới phân ra sáu thứ đúng không?

Thiện Huy: Đúng rồi.

Sư phụ: Như vậy mình gọi chung sáu thứ là nội dung của Biết có gì sai không?

Thiện Huy: Dạ không có sai…

Sư phụ: Không sai. Như vậy có thể nói rằng là khi con ngồi đây thì chỉ có Biết và nội dung của Biết, có gì sai không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Bây giờ mới sai này: không phải chỉ Biết và nội dung của Biết mà còn có một thứ nữa, ví dụ như là ánh sáng. Theo con thì sao? “Thưa Sư phụ, Sư phụ nói sai rồi. Khi chúng ta ngồi đây, có ba thứ: Biết, nội dung của Biết và ánh sáng.”. Đúng không?

Thiện Huy: Ánh sáng nó hình như cũng là nội dung của Biết luôn Sư phụ.

Sư phụ: Chuẩn rồi. “Không, Sư phụ ơi, Sư phụ nhầm rồi. Khi chúng ta ngồi đây, có Biết, nội dung của Biết và tiếng một đứa trẻ con.”. Đúng hay sai, có ba thứ?

Thiện Huy: Dạ… nội dung của Biết nó ôm hết mấy cái…

Sư phụ: Ừ. “Không, Sư phụ nhầm rồi. Khi chúng ta ngồi đây, có Biết, nội dung của Biết và
những suy nghĩ lung tung trong đầu con.”, đúng hay sai?

Thiện Huy: Những suy nghĩ đó nó cũng nằm trong nội dung của Biết luôn.

Sư phụ: Ừ, chuẩn chưa. Như vậy, cái việc mình bảo rằng: “Thế giới hóa ra chỉ có Biết và nội dung của Biết” có đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng ạ.

Sư phụ: “Không, Sư phụ nói thế nào chứ còn luật hấp dẫn – thứ vô hình nhưng mà đang kéo chúng ta xuống mặt đất”. Vậy luật hấp dẫn là gì? Nếu có luật hấp dẫn đi nữa thì là gì?

Thiện Huy: Cũng một nội dung…

Sư phụ: Ừ chuẩn rồi. Đúng không? “Sư phụ nói thế nào chứ. Khi chúng ta ngồi đây, có các
thiên hà nó quay xung quanh, làm gì chỉ có Biết với nội dung của Biết – có Biết, nội dung của Biết và các thiên hà quay xung quanh trung tâm của cái dải ngân hà này”

Thiện Huy: Nhưng mà các tiểu hành tinh thì nó-nó đi lung tung lắm.

Sư phụ: Ừ. Chứng tỏ vẫn không phải là Biết và nội dung của Biết đúng không? Nó tận ba thứ.

Thiện Huy: Không, nó cũng là nội dung…

Sư phụ: Vì sao?

Thiện Huy: Vì nó muốn diễn sao nó diễn thôi. (Cười)

Sư phụ: Con phải nghĩ ra đúng không? Các dải ngân hà bây giờ nó là cái gì?

Thiện Huy: Nhưng mà cái đó là một cái nội dung trong mấy cái nhà khoa học nói rồi…

Sư phụ: Ừ đúng rồi, phải nghĩ mới có cái dải ngân hà, ngồi đây có thấy dải ngân hà nào đâu. Trong khi ngồi đây nó là cái gì?

Thiện Huy: Nó là một suy nghĩ thôi.

Sư phụ: Nó là cái suy nghĩ. Vậy nó là gì, suy nghĩ là gì?

Thiện Huy: Một nội dung.

Sư phụ: Nội dung của Biết. Kể cả con nhìn thấy một ngôi sao chổi nó bay qua trước mặt đi nữa – “Chúng ta có ba thứ, thưa Sư phụ: Biết, nội dung của Biết và sao chổi.”, có đúng không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Vì sao chổi cũng là? Là gì?

Thiện Huy: Nội dung của Biết nó diễn…

Sư phụ: Rồi, chuẩn rồi. Như vậy nếu mà nói một cách tổng quát: “Đời tôi chỉ là…

Sư phụ: …chỉ là Biết và…

Thiện Huy: …nội dung của Biết.

Sư phụ: Vậy mấy chục năm cuộc đời con là cái gì?

Thiện Huy: Là một cái suy nghĩ, nó phóng xẹt ra.

Sư phụ: Nó là nội dung của Biết hay nó là Biết?

Thiện Huy: Dạ nó là nội dung.

Sư phụ: OK, được rồi. Thế trước khi con đẻ ra, theo con, biết có ở đấy không? Hay là vừa đẻ ra thì mới có biết mà trước khi đẻ ra thì không?

Thiện Huy: Dạ biết nó có sẵn rồi.

Sư phụ: Ừ, bằng chứng? Minh Ngân đâu rồi?

Minh Ngân: Dạ?

Sư phụ: Daka ấy, con của Minh Ngân còn trong bụng mẹ ấy – sờ vào bụng mẹ, nó phản ứng ngay. “Sờ tay vào hả? Ông đạp cho phát”. Đấy, nó phải cảm giác thì nó mới đạp chứ đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng. Nó có cảm giác thì nó mới đạp.

Sư phụ: Đúng rồi. Những người chưa đẻ ra thì vẫn phải có gì?

Thiện Huy: Dạ biết…

Sư phụ: Theo con, thế đời sau có biết không? Hay chỉ biết trong đời này thôi? Đời sau không có biết.

Thiện Huy: Chắc đó là chuyện của đời sau thôi, chứ còn…

Sư phụ: Nhưng theo con? Con đọc sách nhà Phật ấy, đời trước và đời sau có biết không?

Thiện Huy: Dạ vẫn biết thôi.

Sư phụ: Không biết thì sao?

Thiện Huy: Không biết là không cảm giác được.

Sư phụ: Ừ thế sao lại gọi là đời sau? Muốn gọi là đời nào đấy thì phải trải qua kinh nghiệm
được đời đấy, muốn trải qua kinh nghiệm đấy thì phải biết. Như vậy biết nó có trước khi con
sinh ra, hay là có sau khi con sinh ra, hay cùng một lúc khi con sinh ra?

Thiện Huy: Con nghĩ chắc là cùng một lúc luôn.

Sư phụ: Đứa bé trong bụng mẹ nó còn đang biết thì sao lại cùng một lúc được? Cái việc mà đứa bé nó biết chứng tỏ là khi chưa sinh ra…

Thiện Huy: Là nó biết rồi.

Sư phụ: Biết rồi đúng không? Sau khi chết đi có biết không?

Thiện Huy: Mình biết luôn chứ, mình mới biết mình chết chứ. (Cười)

Sư phụ: Như vậy đang chết thì biết nhưng sau khi chết thì có biết không?

Thiện Huy: Ờ nếu mà như trong sách thì chắc rằng là biết.

Sư phụ: Đúng rồi. Còn đủ các loại cảnh trung ấm, tái sinh – vẫn biết chứ.

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Như vậy cái tôi ấy thì có thể sinh và diệt, cái Biết nó có sinh và diệt không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Đấy, đây là mấu chốt. Trong cái Biết và nội dung của Biết có một cái có sinh và có
diệt, một cái không sinh không diệt.

Thiện Huy: Dạ là Biết không sinh không diệt được, còn cái nội dung nó…

Sư phụ: Sinh sinh diệt diệt.

Thiện Huy: …sinh sinh diệt diệt liên tục.

Sư phụ: Thế cuộc đời con có phần nào sinh diệt, phần nào không sinh diệt?

Thiện Huy: Cái Biết nó-nó đi qua ngũ quan của con… thì nó không sinh diệt được, còn cái nội dung thì sinh sinh diệt diệt…

Sư phụ: Ừ OK.

Thiện Huy: …từ quá khứ cho tới hiện tại.

Sư phụ: Thế mà lúc nãy con còn bảo là không biết, không được giới thiệu. Đấy, giới thiệu đã xong rồi đấy. Con còn bảo là con nghe bao nhiêu chẳng hiểu gì hết, con vừa-chính con vừa chốt lại: Đời con chỉ có hai thứ thôi là gì? – Biết và?

Thiện Huy: Nội dung của Biết.