GIỚI THIỆU VỀ BIẾT (Phần 2)

2. Có một thứ mình có sẵn, không bao giờ mất

Nhưng hôm nay mình sẽ được giới thiệu về một thứ mà hóa ra từ bé đến giờ mình cũng
có và thứ đấy nó lại không bao giờ khổ. Con muốn nghe về cái đấy không? Nhé, mình có
thân này, tâm này, hai thứ là từ bé có rồi nhưng mà lúc nào cũng khổ. Tuy nhiên, trongđời
mình còn một thứ nữa, mình cũng có từ nhỏ luôn, nhưng mà cái thứ đấy lại không bao giờ
khổ, mà thứ đấy lại là gì? Lại là của mình mãi mãi. Con muốn biết nó là gì không?

Một bạn: Có ạ.

Sư phụ: Nghe nhé, thử nhé. Chứ còn thân tâm này đã chán chưa? Bạn nào đã thấy hơi chán thân tâm này rồi giơ tay nào? Chán lắm rồi, hoặc là hơi chán nó rồi giơ tay xem nào? (Một số bạn giơ tay) Con làm cái thân tâm này hơi chán rồi. Bây giờ hỏi câu chán lắm rồi thì chắc phải già mới chán đúng không? Chứ còn trẻ làm sao chán được. Làm cái thân tâm này khổ, chán lắm rồi. Không sao, hơi chán cũng được, chán lắm cũng được. Nhưng chắc chắn là gì? Chắc chắn là khổ, đúng không? Vậy thì hôm nay mình sẽ tìm xem là trên đời mình có một thứ gì mà nó lại không khổ, đồng ý không?

Rồi, bây giờ có ai có cái chuông không? Chuông hoặc là cái điện thoại mà có cái app kêu được tiếng chuông ấy. Kiếm cho sư phụ cái app mà nó kêu được keng một cái. (Sư phụ gõ
chuông bằng cách ấn vào cái app) Nghe thấy gì không?

Một bạn: Có ạ.
(Tiếng chuông ngừng)

Sư phụ: Còn nghe thấy gì không? Hết, đúng không? Lại nhé, có nghe thấy gì không? (Sư
phụ ấn chuông)

Một số bạn: Có ạ.

Sư phụ: Những ai “có”, giơ tay. (Một số bạn giơ tay) Rồi, cứ giơ lên. Khi nào không nghe
thấy gì nữa thì thả xuống. (Một số bạn bỏ tay xuống)

Lại nhé, có nghe thấy gì không? (Sư phụ ấn chuông) (Một số bạn giơ tay) Khi nào không nghe thấy gì thì bỏ tay xuống. (Một số bạn bỏ tay xuống)

Rồi, lại lần nữa này, có nghe thấy gì không? (Sư phụ ấn chuông) (Một số bạn giơ tay)

Khi nào không nghe thấy gì nữa thì bỏ tay xuống. (Một số bạn bỏ tay xuống)

Lần cuối nhé, có nghe thấy gì không? (Sư phụ ấn chuông) (Một số bạn giơ tay) Khi nào
không nghe thấy gì nữa thì bỏ tay xuống. (Một số bạn bỏ tay xuống)

Ai còn giơ tay xem nào? Tai thính thế, bạn nào vẫn còn giơ, giơ cao lên. Thính không?
Con thấy các bạn này có thính không? Mình không nghe thấy gì nữa nhưng mà các bạn vẫn
giơ tay, hay là tai các bạn có vấn đề? Chắc có vấn đề rồi đúng không? Không giống mình
đúng không? Khác mình quá, chắc là có vấn đề rồi. (mọi người cười)

Được rồi, mọi người bỏ tay xuống đi. Sau cái màn vừa xong, phe nào đúng sẽ được cờ.
Theo các con phe nào được cờ? Nhắc lại, đầu tiên sư phụ gõ một tiếng chuông, xong hỏi là
có nghe thấy gì không? Thì cơ bản là mọi người nghe hết đúng không?

Khi tiếng chuông hết, hỏi có nghe thấy gì không? Thì lẽ ra phải gì? Hạ tay xuống chứ,
tại sao một số người lại giơ tay? Mình phỏng vấn thử nhé. Những ai vừa xong vẫn nghe giơ
tay nào?

Một bạn: Dạ, lúc nãy Sư phụ có hỏi là ai còn nghe giơ tay? Nhưng mà Sư phụ không có hỏi
là nghe tiếng chuông hay là nghe tiếng, những âm thanh khác, cho nên là con vẫn nghe tiếng quạt quay, cho nên là con vẫn giơ tay.

Sư phụ: Sao? Ai đúng? Sư phụ hỏi là còn nghe thấy gì không? Hay là sư phụ hỏi còn nghe
thấy tiếng chuông không?

Bạn đó: Còn nghe thấy gì không?

Sư phụ: Thế ai đúng bây giờ? Phe nào đúng?

Một bạn: Phe còn giơ tay đúng. 

Sư phụ: Những bạn giơ tay được 3 cờ mỗi người. (Mọi người vỗ tay) Đúng chưa? Hóa ra đây mới là người thông minh này.

Sư phụ hỏi là còn nghe thấy không cơ mà. Nếu không nghe thấy gì thì làm sao nghe
được lời sư phụ? Đúng không nhỉ? Sư phụ hỏi còn nghe thấy gì không, nếu con không nghe
thấy tí gì hết thì con có nghe nổi những lời sư phụ để mà giơ tay lên hay bỏ tay xuống không?

Một bạn: Dạ không.

Sư phụ: Không, đúng không? Như vậy con vẫn đang nghe như thường, chuẩn không? Vẫn
đang nghe chứ không phải không nghe, có đúng không? Con chỉ không nghe thấy cái gì?

Một bạn: Tiếng chuông.

Sư phụ: Không nghe tiếng chuông thôi, nhưng cái khả năng nghe của con có mất đi không? Cho dù là âm thanh tắt đi, thì khả năng nghe còn hay mất? Còn đúng không? Hay nói rộng ra một chút, nghe là một khả năng của biết thôi. Khả năng biết của con ấy, nghe chính là biết âm thanh, đúng không? Cái khả năng biết của con còn đấy hay mất đi khi âm thanh tắt? Vẫn còn đúng không? Bây giờ câu này khó hơn nhé, giả sử không có âm thanh nào nổi lên, ví dụ mình vào một căn phòng cách âm, thì câu hỏi là còn nghe không?

Một số bạn: Còn.

Sư phụ: Vào một căn phòng cách âm hoàn toàn, cách âm tuyệt đối thì câu hỏi là còn nghe
không?

Một số bạn: Còn.

Sư phụ: Không có âm thanh sao nghe được. Ai cảm thấy là vẫn còn gnhe, giơ tay? (Một số
bạn giơ tay) Wow! Hết âm thanh rồi sao còn nghe? Nếu không còn nghe thì làm sao biết là
gì?

Một số bạn: Hết âm thanh.

Sư phụ: Cái việc mình nghe thấy sự không có âm thanh gì, mình biết rằng không có âm
thanh, chứng tỏ mình còn đang nghe. Bằng chứng nhé, khi mình đang không nghe âm thanh gì, tự nhiên có một âm thanh nổi lên, có nghe không?

Một số bạn: Có.

Sư phụ: Như vậy cái khả năng nghe phải đang ở đấy. Nên khi âm thanh nổi lên, nó mới biết là có âm thanh. Cái khả năng nghe ấy, đúng không nhỉ? Như vậy có thể nói là khả năng biết của mình, nó có liên tục từ sáng đến tối hay không? Câu hỏi này bắt đầu khó hơn. Từ lúc mình thức dậy, xong đi làm, xong tối về đi ngủ, có phải lúc nào mình cũng có khả năng biết hay không?

Ai thuộc trường phái là “không” giơ tay xem nào? “Không, làm gì có chuyện lúc nào
cũng có khả năng biết. Mải làm việc quá khôn biết gì cả. Hợp lí không? Chồng mình gọi xong mình không thưa, . “Em mải gì? “Em mải lướt Facebook quá, không biết gì cả”, có đúng không? Mải lướt Facebook quá phải biết cái gì?

Một số bạn: Biết lướt Facebook.

Sư phụ: Biết lướt Facebook chứ. Làm sao không biết gì đúng không? Tối thiểu khi mình
đang lướt Facebook hay ngắm một người con trai đẹp thì vẫn biết cái gì? Hình ảnh. Không
thể nói không biết gì hết được, đúng không?

Khi đang thức mình có luôn biết hay không?

Vậy mọi người thử kiểm tra xem, có đúng là khi mình đang rất sống bình thường thế
này thì mình luôn luôn biết hay không? Thử nhớ lại trong cuộc đời mình, có khoảnh khắc
nào khi mình đang thức bình thường thế này, mà mình lại chẳng biết gì cả không? Hay là
lúc nào mình thức bình thường, mình cũng đang biết. Những ai nhớ được một đoạn mà lúc
đấy mình đang thức bình thường nhưng mình chẳng biết gì hết, giơ tay?

Một bạn: Nhiều lúc buồn ngủ con chỉ thấy lờ mờ, không biết gì hết.

Sư phụ: Con vừa nói là con có cảm giác rằng? Lờ mờ không biết cái gì hết, đúngkhông?

Một bạn: Vâng.

Một bạn: Chứng tỏ con biết cái gì? Có cảm giác lờ mờ không biết gì hết. Vậy chứng tỏ trong khoảng thời gian đấy phải biết cái gì?

Một bạn khác: Biết cái lờ mờ.

Sư phụ: Biết cái lờ mờ chứ. Vậy trong khoảng thời gian đấy, mình biết cái lờ mờ hiện ra chứ không bảo là không biết cái gì hết. Không biết gì hết là nó khôngbiết một tí cảm giác nào.

Hải Minh: Mắt thì nó vẫn mở nhưng mà lúc đấy là không biết cái gì.

Sư phụ: Mắt vẫn mở?

Hải Minh: Vẫn nhìn.

Sư phụ: Biết mắt mở, biết đang nhìn. (Mọi người cười) Tại sao không biết gì hết?

Hải Minh: Nhưng mà lúc đấy con nghĩ là mọi thứ dừng lại hết ấy.

Sư phụ: Biết đang nghĩ là mọi thứ dừng lại hết. (Mọi người cười) Ô chứng tỏ là càng ngày
biết càng nhiều đúng không? Biết mắt mở, biết đang nhìn, biết là một suy nghĩ bảo là gì?
Không biết cái gì hết, mọi thứ dừng lại hết. Như vậy vẫn biết đúng không?Mình biết cái lờ mờ chứng tỏ mình đang…? Mình biết một suy nghĩ là không biết gì hết, chứng tỏ là…?

Hải Minh: Đang biết cái gì đấy.

Sư phụ: Đang biết cái gì đấy. Được rồi, như vậy mọi người đồng ý là cái khả năng biết này
luôn ở cùng mình, tối thiểu là khi mình thức không?

Lúc đang ngủ có biết hay không?

Câu hỏi khó hơn này, vậy lúc ngủ mình còn có khả năng biết không? Hay là ngủ cái là mất luôn khả năng biết? Ai thuộc trường phái là ngủ mất luôn khả năng biết, chẳng biết gì cả, giơ tay xem nào? Khi ngủ tôi chẳng biết cái gì, mất sạch khả năng biết luôn. (Một bạn giơ tay)

Rồi, bằng chứng nào con nói là ngủ không biết gì hết?

Một bạn: Lúc con ngủ mà con không mơ con sẽ không biết gì hết xung quanh.

Sư phụ: Nếu con không có khả năng biết lúc đấy, thì người ta vỗ vai con, con có biết không? Có tỉnh được không?

Bạn đó: Có tỉnh.

Sư phụ: Vô lý! Không biết cái gì hết, không có khả năng biết?

Bạn đó: Thì đang ngủ rồi, còn người ta vỗ vai là tỉnh rồi.

Sư phụ: Không, con đang ngủ chưa tỉnh. Mà nếu con không có khả năng biết gì hết, liệu
người ta vỗ vào con, con có cảm nhận được không?

Bạn đó: Không.

Sư phụ: Không, đúng không? Người ta dội nước lạnh vào mặt, có tỉnh được không? Vẫn
tỉnh đúng không? Nếu mình không có khả năng biết, thì làm sao mình lại biết vỗ vai, biết
nước lạnh vào mặt, đúng chưa? Như vậy là gì? Lúc mình ngủ ấy, mình không thể nói là mình mất khả năng biết. Bằng chứng là ai cũng có thể gì? Vỗ vai, dội nước, thậmchí là đánh mình một cái là mình tỉnh dậy. Thậm chí không đánh luôn, mà chỉ cần gọi thôi cũng tỉnh, đúng không?

Như vậy cái khả năng biết có mất khi đi ngủ không? Nó đang không biết những cái thứ
xảy ra xung quanh, chứ không phải là nó không biết cái gì hết. Nó không biết là góc phòng có con muỗi hay không? Nó không biết là trên giường có người nào khác nằm cạnh không.
Nhưng nó vẫn biết là ai đấy vỗ vai nó một cái. Ai đấy dội nước vào mặt, nó vẫn biết. Như
vậy khả năng biết còn hay không khi ngủ? Nếu mất sạch khả năng biết thì sao? Không gọi
được, đúng chưa? Như vậy ngay cả khi ngủ thì sao? Vẫn đang biết. Ai đồng ý giơ tay? (Mọi
người giơ tay) Ai vẫn thấy mơ hồ giơ tay?

Sư phụ nói rõ hơn. Khi ngủ khả năng biết vẫn ở đấy và vẫn có thể biết – bằng chứng là
vỗ vai, dội nước, giật điện, gọi… thì vẫn tỉnh. Như vậy cái khả năng biết đang ở đấy. Vì nếu
không biết gì hết, không có khả năng biết gì hết thì không gọi dậy nổi nữa luôn, đúng chưa? Ở đây ai đã từng ngủ mà ở ngoài có một âm thanh, xong mình mơ về âm thanh đấy luôn chưa? Ví dụ ở ngoài có tiếng ti vi nói chuyện gì đấy, xong mình mơ chuyện đấy luôn. Hoặc là tiếng mẹ mình nói gì đấy, xong mẹ mình đi vào trong mơ mình luôn, có không?

Minh An, khi ngủ con khóc có biết không? Nếu không biết thì làm sao mà dậy để chăm
nó được. Như vậy chứng tỏ khi ngủ vẫn gì?

Minh An: Vẫn biết ạ.

Sư phụ: Nếu không thì không nuôi được con luôn. Nhờ khả năng biết đấy mà mới có thể
nuôi được con đúng không? Mới có thể mơ màng, những âm thanh bên ngoài vẫn chui vào
tai. Ở đây đã ai đã từng trải qua chuyện âm thanh bên ngoài đi vào giấc mơ mình chưa? Con lấy ví dụ xem nào?

Bạn Tâm: Dạ thưa Sư phụ, có một lần con ở ký túc xá, bạn con đang nói chuyện điện thoại
với người nhà của bạn ấy ở Việt Nam, nhưng mà lúc con đang ngủ con lại cứ nghĩ rằng bạn
ấy đang nói chuyện với con trong mơ luôn. Thế là bạn đấy hỏi đến đâu con trả lời đến đấy
luôn như là…

Sư phụ: Như thật luôn?

Bạn Tâm: Vâng. Như thật luôn, nên là con trả lời trong mơ, nên kể cả miệng con cũng nói
luôn.

Sư phụ: Đấy, tốt. Như vậy khi mình ngủ âm thanh vẫn đi vào giấc mơ của mình được. Nếu
mình mất khả năng biết khi ngủ, thì liệu âm thanh có vào trong mơ được không?Không, đúng không? Như vậy cái khả năng biết, nó phải tiếp tục xảy ra khi đang ngủ, đồngý chưa?

Chết rồi có biết hay không? 

Bây giờ câu hỏi này hơi khó hơn nữa vì phải chịu khó đọc sách. Chết rồi còn biết không?
Tâm nói xem nào.

Bạn Tâm: Dạ, theo như con được biết, nếu như lúc mình chết rồi mà cái tâm thức của mình, nó vẫn biết.

Sư phụ: Chết sẽ có trung ấm, xong rồi có tái sinh. Thì suốt quá trình trung ấm và tái sinh
đấy, có biết không?

Bạn Tâm: Dạ có ạ.

Sư phụ: Trung ấm là gì? Trung ấm là quá trình mình có một cái gọi là ý sinh thân. Chết xong thì mình không còn thân. Mình tưởng tượng rằng mình có một thân thể, xong rồi mình gặp chuyện này chuyện kia, trong 49 ngày. Sau 49 ngày đấy thì mình lại tái sinh đến một chỗ mới, có thể là một người ở chỗ khác, hay là mình lên cõi Phật, hoặc cõi người, hoặc xuống cõi thú, thì trong 49 ngày đấy có biết không? Có biết đúng không? Nếu không biết thì làm sao mà trải qua một tiến trình trung ấm, các loại cảnh vật hiện tượng hiện ra.

Tái sinh có biết không? Theo con khi tái sinh, một cái bào thai trong bụng mẹ, nó có biết gì
không? Ở đây ai đã từng có tí kinh nghiệm nào. Theo con bào thai trong bụng mẹ có biết
không?

Minh Huyền: Theo con thì là có, bởi vì là khi mà mẹ làm việc bị mệt quá hoặc như nào đấy
thì em bé ở trong bụng thì cũng sẽ có phản ứng.

Sư phụ: Đúng rồi. Có ai có kinh nghiệm đẻ con nói thử xem nào. Theo các con thì em bé
trong bụng có biết gì không? Hay là đẻ ra mới biết chứ, trong bụng thì biết cái gì.

Minh Huyền: Dạ, theo con là em bé trong bụng biết. Ví dụ mình uống đồ nóng hoặc lạnh
quá em bé sẽ đạp. Hoặc là mình coi phim hành động thì em bé cũng đạp luôn.

Sư phụ: Thế à? Ở đây ai đã từng có bầu, theo Minh An thì sao? Con con được mấy tháng
rồi ấy nhỉ? Thử nói xem nào. Trong bụng mẹ, em bé có biết cái gì không?

Minh An: 2 tháng ạ. Bình thường thì con ít khi quát to. Có hai lần con quát to thì em bé ở trong bụng giật mình luôn.

Sư phụ: Đấy, thấy chưa?

Minh An: Như kiểu là nó nhắc luôn là mình đang cáu ấy.

Sư phụ: Đúng rồi. Em bé biết, đầu tiên là biết cái trạng thái của mẹ đúng không? Hoặc là
nghe thấy âm thanh đấy luôn. Có ai nói chuyện thử với em bé trong bụng bao giờ chưa?

Minh Dung: Dạ thưa Sư phụ, con có một kỷ niệm là cái hồi con có bầu được 32 tuần ạ, conđi siêu âm, thì bé quấn nhau thai hai vòng cổ. Ngày nào con cũng nói chuyện là, bây giờ nếu mà con quấn cổ như thế thì sinh con sẽ rất là khó. Cho nên là con chịu khó gỡ ra đi, cái vòng đấy không đẹp đâu. Nói hầu như hằng ngày ạ, thì đến cái lần siêu âm tiếp theo thì khoảng 36 hay 37 tuần con không nhớ nữa, đi siêu âm thì bạn đã tháo được cái vòng đấy luôn rồi ạ.

Sư phụ: Kinh không?

Minh Dung: Bạn ấy lộn lộn vòng hay tháo sao đấy không biết.

Sư phụ: Thấy chưa? Kì diệu chưa? Đúng không?

Minh Dung: Dạ.

Sư phụ: Đấy, em bé hoàn toàn có thể nghe được đúng không? Thậm chí có thể hiểu được
luôn. Nhưng mình chưa nói đến khả năng hiểu, mình chỉ nói khả năng biết đã. Vẫn biết được, đúng không? Uống nước nóng lạnh này, trạng thái của mẹ này, lời mẹ nói ảnh hưởng đến em bé. Như vậy là ngay trong bào thai, cũng đã gì rồi? Biết. Vừa đẻ ra oe oe biết không? Biết gì? Biết mình khóc oe oe, khóc nghe âm thanh đúng không?

Biết gì? Vỗ mông thì nó khóc, chứng tỏ nó phải biết cái vỗ mông đấy chứ, đúng không nhỉ?
Tè ra bỉm có khóc không? Ị ra có khóc không? Nó phải biết đúng không? Nó phải cảm nhận
được nóng lạnh. Có thể nó chưa hiểu thôi, nhưng mà nó gì? Vẫn biết.

Như vậy là gì? Từ lúc mình đẻ ra đến lúc mình chết, kể cả lúc mình ngủ, lúc nào mình cũng
có một cái khả năng, gọi là khả năng biết.

Khả năng này có ai đem cho mình không? Như vậy có phải là thứ luôn có, có sẵn trong mình không? Tất cả chúng ta, tuy rằng trí thông minh, khả năng suy nghĩ có thể khác nhau. Nhưng chúng ta đều có điểm chung là gì? Chúng ta đang gì? Đang biết.

Thứ luôn sẵn có và giống nhau giữa mình, đứa bé và con chó là gì?

Không chỉ chúng ta có điểm chung với nhau, mà chúng ta với một con chó, có điểm
chung gì? Tuy rằng khẩu vị khác nhau, đúng không? Nhưng cái gì chung nhau? Cái khả năng biết giống nhau. Khả năng biết của chó với của con người là như nhau. Có thể con người phân biệt được nhiều mùi, nhiều màu hơn, đúng không? Cách phân biệt, gọi là khả năng phân biệt thì khác nhau. Nhưng khả năng biết thì giống nhau.

Mình và một đứa bé, khả năng biết của ai cao hơn? Khả năng phân biệt đương nhiên
mình hơn nó rồi, đúng không? Nó chưa chắc nhìn ra được người quen họ hàng, đúng không?

Nó chưa chắc đã đọc được chữ, thì đấy là khả năng phân biệt, khả năng nghĩ. Nhưng cái khả năng biết một cái gì đó hiện ra, thì ai hơn ai? Một cái hình hiện ra trước mặt nó, nó có biết không? Nó không phân biệt được cái hình gì. Nhưng con nghĩ là mắt nó thấy toàn màu trắng không? Hay nó thấy cái hình hiện ra? Thấy hiện ra được chứ, đúng không?

Như vậy là khả năng biết của mình với đứa bé, trông thế thôi, thực ra là giống nhau.
Khả năng phân biệt là khả năng nghĩ khác nhau. Như vậy mình, đứa bé, con chó đều có chung một cái gì? Khả năng biết, hay đều có tính Biết, đúng không? Đều có tính là biết-cái-
gì-đó. Mọi người đồng ý không? (Một số bạn giơ tay)

Rồi, theo con cái tính Biết này, nó có rời khỏi con được không?

Nó là một cái có sẵn rồi, nhưng mà nó có trốn được không? “Tao chán mày lắm rồi, tao sẽ
đi chỗ khác”? Ở đây tất cả mọi người thử cố hết sức dừng khả năng biết của mình lại đi, đừng biết gì nữa đi. “Tôi quyết định không biết gì hết”, thử xem nào. Ở đây có ai làm nổi không?

Dùng hết tài năng sức mạnh của mình đi, “tôi sẽ không biết gì hết”. Có ai làm được không?
Như vậy khả năng biết này ấy, không những là sinh ra cùng mình, mà nó không bao giờ rời
đi đâu hết, đúng chưa?

Như vậy đời mình không chỉ có cái thân thể, tâm thức này, đời mình còn có một cái nữa,
là gì? Là cái Biết này, khả năng biết này, mọi người đồng ý không?

Đời mình có thân thể, suy nghĩ và Biết đúng không? Suy nghĩ có thể mất không? Có chứ
đúng không? Nhưng Biết có mất không? Khi không có suy nghĩ thì Biết có ở đấy không?
Biết biết cái gì? Biết không có suy nghĩ đúng không? Khi không còn tay nữa, ví dụ như là
bị tai nạn mất tay, thì Biết nó biết cái gì? Biết là không có tay. Như vậy là thân thể có thể bị
mất, suy nghĩ có thể mất nhưng có một thứ không thể mất, đó là cái gì? Thậm chí chết rồi
mà còn biết. Thậm chí là chưa sinh ra đời mà đã biết. Như vậy đấy có phải là kho tàng xưa
nay của mình không?

Nó là một cái kho tàng mà mình có sẵn từ đầu, từ xưa tới nay, chứ không phải là ai
mang cho mình, đúng không? Cái hiểu biết mình đang có thì là do sư phụ, do thầy cô, do bố mẹ mang cho mình. Nhưng cái khả năng biết, cái tính Biết có phải do bố mẹ hay là sư phụ hay thầy cô đưa cho mình không? Nó là khả năng tự có, có sẵn của mỗi người. Và nó không rời mình đi đâu bao giờ cả, nó luôn ở đây. Thậm chí chân tay mất, suy nghĩ mất, thì Biết vẫn không mất, vẫn đang biết. Mọi người đồng ý không?

Như vậy đời của các con không phải chỉ có thân và tâm, mà có một thứ mới nữa, gọi là
mới, nhưng nó mới hay cũ? Nó cũ lắm rồi, cũ đến mức độ nào? So với thân và tâm cái nào
cũ hơn? Cái Biết khi còn chưa có thân thể này ra đời thì nó đã biết rồi đúng không? Đấy là
thứ mà xưa nay mình có. Cái khả năng biết là một thứ mà lâu nay mình có nhưng mình không nhận ra mà thôi.

(Còn nữa…)

Đọc bài đầy đủ tại đây