GIỚI THIỆU VỀ BIẾT (Phần 5)

II. GIỚI THIỆU VỀ BIẾT

1. Cảm nhận trực tiếp Biết

Sư phụ: Bây giờ, mọi người thích cảm nhận Biết không? Nãy giờ mình nói lý thuyết rồi. Sư phụ sẽ dẫn thiền, mọi người sẽ làm theo lời sư phụ, được không? Mọi người ngồi tư thế thoải mái đi. Tại sao phải ngồi thoải mái? Khi mình căng thì mình sẽ nghĩ tôi đang điều khiển thân thể này. Tư thế nào mà căng, ví dụ như cố thẳng lưng, rồi khoanh chân, tạo ra sự cố gắng, mình sẽ ảo tưởng rằng một cái tôi đang khống chế thân thể này. Còn ngồi thoải mái thì nó mất sự ảo tưởng đấy. Nên là ngồi thoải mái vào.

Bây giờ mình để hơi thở thoải mái, thích thở kiểu gì thì thở, chứ không phải tôi cố giữ hơi thở điều hòa, cố đọc thần chú. Thân thể thoải mái, hơi thở cũng thoải mái. Hơi thở thoải mái cũng làm cho mình mất đi cái ảo giác có một cái tôi điều khiển hơi thở này.

Thứ ba nữa là mình thả lỏng suy nghĩ ra, cho nó nghĩ gì cũng được, đừng bắt nó phải nghĩ về những điều nghiêm túc. Để suy nghĩ thoải mái nhất có thể. Muốn nghĩ gì thì nghĩ. Sau đó mình từ từ nhắm mắt lại. Nhắm mắt lại, để thân thể thoải mái, để hơi thở thoải mái và để suy nghĩ thoải mái.

Hãy kiểm tra xem con có đang nghe hay không? Hay nói cách khác, con có đang biết âm thanh hiện ra hay không? Âm thanh này hiện ra rồi tan biến, rồi lại một âm thanh khác hiện ra, rồi lại tan biến. Âm thanh hiện ra trong Biết, rồi biến mất trong Biết. Hết âm thanh này đến trong Biết, rồi âm thanh khác lại đến trong Biết. Âm thanh đến rồi đi, Biết không đến và không đi. Hãy cảm nhận việc âm thanh đến rồi đi trong Biết. Còn Biết thì không đến và không đi. (Có tiếng chó sủa) Tiếng chó vang lên trong Biết, rồi biến mất trong Biết, nhưng Biết thì không biến mất, Biết luôn ở đây.

Không chỉ âm thanh mà các cảm nhận xúc chạm thân thể cũng hiện ra trong Biết, rồi cũng biến mất trong Biết. Xúc chạm đến rồi đi trong Biết, còn Biết vẫn luôn ở đây, không đến và không đi. Âm thanh, xúc chạm, suy nghĩ cũng như vậy. Suy nghĩ đến rồi đi trong Biết, Biết không đến và không đi. Biết luôn ở đây và luôn biết. Hình ảnh cũng vậy, tuy nhắm mắt nhưng con rõ ràng vẫn thấy màu đen. Trong màu đen này, thậm chí có cả màu trắng. Màu vẫn hiện ra trong Biết, dù con nhắm mắt. Màu đến, màu hiện ra, rồi đổi thành màu khác trong Biết, nhưng Biết vẫn ở đây, không đi chỗ khác.

Con hãy cảm nhận mọi thứ hiện ra trong Biết, rồi tan biến trong Biết. Còn Biết thì không biến mất.

Biết đang ở đây, mọi thứ đến và đi, còn cái tính Biết này không đến và không đi. Nó luôn ở đây, đón nhận mọi thứ. Mọi thứ đến và đi trong nó, còn nó không đi đâu cả. Những thứ có thể thấy rõ nhất là âm thanh, là suy nghĩ, hiện ra rồi biến mất, còn Biết thì vẫn ở đây.

Cảm giác thân thể này cũng vậy, cảm giác mát, cảm giác ê mông v.v… cũng hiện ra trong Biết rồi biến mất. Biết vẫn tiếp tục. Biết đang ở đây, mọi thứ hiện ra rồi biến mất, còn Biết thì vẫn ở đây. Âm thanh hiện ra biến mất, suy nghĩ hiện ra biến mất, còn Biết thì vẫn ở đây. Giữa sự đến và đi của âm thanh, của suy nghĩ, của cảm giác, vẫn ở trong Biết.

Mọi thứ hiện ra trong Biết, rồi tan biến, Biết vẫn đang ở đây. Hay nói cách khác vẫn luôn biết, dù những thứ đến và đi, thì vẫn luôn biết. Cái khả năng biết không mất đi. Giữa những thứ đến và đi, thì cái khả năng biết của con không mất đi. Biết đấy vẫn đang ở đây, ngay bây giờ ở đây. Không hề bị ảnh hưởng bởi những thứ đến và đi. Giống như là một mặt gương, không bị ảnh hưởng bởi hình trong gương. Cái Biết không bị ảnh hưởng bởi những thứ đến và đi trong nó, nó vẫn luôn biết.

Bây giờ chuẩn bị từ từ mở mắt, các con vẫn tiếp tục cảm nhận mọi thứ hiện ra, biến mất trong Biết. Nhưng mình sẽ từ từ mở mắt ra để thấy rằng không phải chỉ lúc nhắm mắt thì mọi thứ mới hiện ra rồi tan biến trong Biết, Biết luôn ở đây, mà kể cả khi mở mắt thì hình ảnh âm thanh, mọi thứ vẫn hệt như lúc nhắm mắt. Hiện ra trong Biết, rồi tan biến trong Biết, còn Biết thì vẫn luôn ở đây.

Mọi người từ từ mở mắt ra, mở từ từ thôi. Cảm nhận mọi thứ vẫn hiện ra trong Biết, Biết vẫn đang ở đây. Mọi thứ vẫn tiếp tục hiện ra, đến rồi đi trong Biết, nhưng Biết vẫn đang ở đây.

Đấy, cái Biết mà sư phụ nói, nó chỉ đơn giản thế thôi. Nó không phải cái gì cao siêu hết. Nó là cái vừa xong các con cảm nhận đấy. Có đúng là Biết luôn ở đây không? Có đúng là hằng ngày con đi lại, làm việc, ăn nói thì sao? Biết vẫn luôn ở đây. Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi biến mất trong Biết nhưng Biết thì sao? Nó không tắt và bật, nó vẫn ở đây, đúng không? Ai đồng ý giơ tay? (Mọi người giơ tay) À được rồi, như vậy con đã có cảm nhận trực tiếp về Biết.

2. Phật tính – Biết tính

Mọi người được nghe câu này bao giờ chưa nhỉ? “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Bây giờ hiểu Phật tính là gì chưa? Tất cả chúng sinh đều có Biết tính. Cái khả năng biết này tất cả chúng sinh đều có như nhau, đúng không? Cái lâu nay Đức Phật gọi là Phật tính, chính là cái Biết tính này, thì mọi chúng sinh mới có chứ, đúng chưa? Gà có Biết tính không? Giun có Biết tính không? Có tánh Biết này không? Con gà có khả năng biết không? Con giun có khả năng biết không? Con sâu có khả năng biết không? Con kiến có khả năng biết không? Như vậy, đấy chính là tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Phật tính đơn giản thôi, là khả năng biết của mỗi chúng sinh.
Phật có nói tất cả chúng sinh đều bình đẳng, vì đều có khả năng gì? Đều biết. Khả năng biết như nhau, khả năng phân biệt thì khác nhau. Đứa bé thì phân biệt kém hơn mình. Con giun thì phân biệt kém hơn con người. Nhưng khả năng biết thì là hiện ra thì biết.

Giống cái mặt gương, cái gì hiện ra thì nó phản chiếu. Mặt gương nào cũng có khả năng phản chiếu. Mặt gương to phản chiếu không? Mặt gương nhỏ có phản chiếu không? Mặt gương vĩ đại này có phản chiếu không? Mặt gương nhỏ tí này nó phản chiếu không? Như vậy cứ là mặt gương thì có khả năng phản chiếu, bất kể là to hay nhỏ, đúng không? Thậm chí mặt gương cong có phản chiếu không? Mặt gương lõm, cong, to, nhỏ đều có khả năng phản chiếu. Biết cũng như vậy. Con gà, con người, con giun, con kiến thì đều có khả năng biết.

Đấy là cái gọi là Phật tính mà lâu nay mọi người hay nghe. Lâu nay nghe Phật tính mình tưởng là gì?

Một bạn nữ: Cao siêu lắm.

Sư phụ: Cái gì, nó cao siêu lắm đúng không? Cái gì đó gọi là “Phật”, kinh khủng quá. Phật chỉ là khả năng biết này mà thôi. Phật tính là tính biết của mỗi người. Chính nhờ cái tính Biết này mà người ta có thể nghe được, đi lại, học pháp được. Nên là nếu không có Phật tính này thì sao? Không chỉ không tu được mà sống cũng chả sống được. Không biết làm sao mà sống? Đúng chưa?

Đấy, tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Mọi người rất yên tâm là dù con già hay là con trẻ, dù con thông minh hay là con dốt nát, dù tai con có điếc đi nữa, thì con vẫn có khả năng gì? Khả năng biết.

3. Nền tảng trên đó mọi thứ đến và đi

Sư phụ: Bây giờ mình sẽ chơi một trò chơi nhỏ lấy cờ nhé, thử không? Trò này gọi là “Đố con biết sư phụ vẽ cái gì?” Trả lời đúng sẽ được 5 cờ.

Cho con nghĩ thoải mái nhé, bậy bạ cũng được, hoặc trong sáng cũng được. Ai cũng chơi được, trẻ con cũng chơi, người già cũng chơi nhé! Đây già nhất bao nhiêu tuổi nhỉ? Mẹ Như Hiền bao nhiêu tuổi? 75! Người đi học trẻ nhất bao nhiêu? Ai dưới 25 không? Ai 18? Con của con hả?

Một bạn: Dạ!

Sư phụ: Rồi 18 tuổi, 75 với 18, xem ai thông minh hơn nhé! Đố mọi người biết sư phụ vẽ cái gì?

Rồi, hết giờ chưa? Ai có đáp án bắt đầu đi.

Minh Đạt: Alo, thưa Sư phụ là con không biết Sư phụ vẽ cái gì cả!

Sư phụ: Hà, hà, hà … Khả năng cao là không điểm rồi. (Sư phụ cười) Người khác, câu trả lời quá an toàn tới mức là gì? Không thể an toàn hơn được nữa đúng không? Rồi!

Thanh Dung: Dạ con thấy là con én ạ!

Bạn Bằng: À, con nghĩ là cây cỏ ạ!

Bạn Sen: Con nghĩ là Sư phụ đang vẽ hình Sư phụ nghĩ trong đầu ạ!

Sư phụ: Hình sư phụ nghĩ trong đầu! Được, câu trả lời an toàn. Khả năng cao không được điểm đâu!

Bạn Hương: Dạ, con nghĩ đấy là chỉ đơn giản là 2 đường cong và được đặt cạnh nhau như là chữ V và có những cái gạch.

Hoàng Minh: Thưa Sư phụ, con nghĩ là Sư phụ vẽ, chỉ đơn giản là đường kẻ màu đen thôi ạ!

Minh Hương: Thưa Sư phụ con nghĩ là đôi cánh!

Bạn Khoa: Dạ! Con chỉ nghĩ đơn giản là Sư phụ vẽ 2 cái đường cong, thực ra có rất nhiều ý nghĩa!

Sư phụ: Oa, trong sáng kinh khủng thế hả? Ừ, được rồi, bạn Nha Trang khác xem nào, xem Nha Trang hơn Sài Gòn hay Sài Gòn hơn nào.

Bạn Tấn: Đó là cái viền cổ áo ấy!

Sư phụ: Viền cổ áo! (Mọi người cười) Trong sáng quá! (Mọi người cười) Ở với miền Nam trong sáng không? Rồi, Phương đến từ Nha Trang đúng không? Con thấy cái gì?

Bạn Phương: Con, con thấy 2 cái vệt, 2 cái tấm vỏ trám!

Bạn Khoa: Thưa Sư phụ con có thể thay đổi đáp án? Nếu mà bậy bạ ấy…Con nhìn ra giống như là một người mặc cái quần lót!

Sư phụ: Rồi! Bắt đầu có tí bớt trong sáng rồi đúng không? Rồi! Bộc lộ bản chất hơn rồi đúng không? Rồi còn ai nữa? Sài Gòn đi, còn ai nữa?

Các bạn: Giống nhau ạ! Cùng quan điểm ạ!

Sư phụ: Cùng quan điểm là gì?

Một bạn: Cùng quan điểm đó là cái đường kẻ cong, xong rồi nó có một vạch ở trên.

Một bạn nữ: Dạ, thưa Sư phụ con nghĩ là trong tất cả mọi người ở đây thì đều ở khắp mọi nơi ấy! Giống như vẽ hai bên, giống như Bắc và Nam chung một điểm, kiểu như nó tụ họp ấy.

Sư phụ: Bắc Nam sum họp một nhà!

Bạn nữ đó: Dạ, xong rồi mọi người đều cùng, có chung một cái điểm chung là đi tìm sự thật!

Sư phụ: Ôi dồi ôi! (Mọi người cười) Giỏi quá, thán phục không? Thán phục không? (Mọi người vỗ tay)

Sư phụ: Thán phục quá gì nữa. Nhìn này mà ra là Bắc và Nam cùng đi tìm sự thật! Quá giỏi, con học quá giỏi, con học văn thường được mấy điểm? Giỏi văn không? 7 điểm văn, thảo nào!

Một bạn: Dạ thưa Sư phụ, lúc đầu thì con nghĩ nó là một con chim, nhưng sau đó con nghĩ nó là cái gì là do người suy nghĩ thôi và con…

Một bạn nữ: Dạ thưa Sư phụ ban đầu con nhìn ra nó là một cánh chim bay!

Sư phụ: Cánh chim bay! Được rồi! Những ai thấy cánh chim bay giơ tay xem nào! Cánh chim bay, những người rất trong sáng đấy, rồi! Còn ai thấy khác không? Không phải cánh chim bay không, thấy gì khác không?

Quý Phúc: Thì con cũng nghĩ là cánh chim hoặc một cái đàn chim bay!

Trần Hoài: Con nhìn cái hình đó là con cũng không suy nghĩ gì hết. Thấy là suy nghĩ con lúc nghĩ thế này, lúc nghĩ thế khác, con không có suy nghĩ cố định! Lúc đầu thì con nghĩ là cái mỏ con gà, sau này là…Sau này con nghĩ là ngọn núi, núi bị lật ngược lên! Thế con tiếp tục, Sư phụ dẫn dắt, con cảm thấy…

Sư phụ: Dẫn dắt hả? (Sư phụ và mọi người cười)

Trần Hoài: Suy nghĩ của con không cố định, cứ nhảy tới nhảy lui.

Sư phụ: Rồi, sau khi bị dẫn dắt thì con thấy gì?

Trần Hoài: À, con thấy nó không có ý nghĩa gì hết trơn!

Sư phụ: Vô nghĩa! Sư phụ không biết vẽ gì hết!

Sư phụ: Hình sư phụ nghĩ trong đầu! Được, câu trả lời an toàn. Khả năng cao không được điểm đâu!

Bạn Hương: Dạ, con nghĩ đấy là chỉ đơn giản là 2 đường cong và được đặt cạnh nhau như là chữ V và có những cái gạch.

Hoàng Minh: Thưa Sư phụ, con nghĩ là Sư phụ vẽ, chỉ đơn giản là đường kẻ màu đen thôi ạ!

Minh Hương: Thưa Sư phụ con nghĩ là đôi cánh!

Bạn Khoa: Dạ! Con chỉ nghĩ đơn giản là Sư phụ vẽ 2 cái đường cong, thực ra có rất nhiều ý nghĩa!

Sư phụ: Oa, trong sáng kinh khủng thế hả? Ừ, được rồi, bạn Nha Trang khác xem nào, xem Nha Trang hơn Sài Gòn hay Sài Gòn hơn nào.

Bạn Tấn: Đó là cái viền cổ áo ấy!

Sư phụ: Viền cổ áo! (Mọi người cười) Trong sáng quá! (Mọi người cười) Ở với miền Nam trong sáng không? Rồi, Phương đến từ Nha Trang đúng không? Con thấy cái gì?

Bạn Phương: Con, con thấy 2 cái vệt, 2 cái tấm vỏ trám!

Bạn Khoa: Thưa Sư phụ con có thể thay đổi đáp án? Nếu mà bậy bạ ấy…Con nhìn ra giống như là một người mặc cái quần lót!

Sư phụ: Rồi! Bắt đầu có tí bớt trong sáng rồi đúng không? Rồi! Bộc lộ bản chất hơn rồi đúng không? Rồi còn ai nữa? Sài Gòn đi, còn ai nữa?

Các bạn: Giống nhau ạ! Cùng quan điểm ạ!

Sư phụ: Cùng quan điểm là gì?

Một bạn: Cùng quan điểm đó là cái đường kẻ cong, xong rồi nó có một vạch ở trên.

Một bạn nữ: Dạ, thưa Sư phụ con nghĩ là trong tất cả mọi người ở đây thì đều ở khắp mọi nơi ấy! Giống như vẽ hai bên, giống như Bắc và Nam chung một điểm, kiểu như nó tụ họp ấy.

Sư phụ: Bắc Nam sum họp một nhà!

Bạn nữ đó: Dạ, xong rồi mọi người đều cùng, có chung một cái điểm chung là đi tìm sự thật!

Sư phụ: Ôi dồi ôi! (Mọi người cười) Giỏi quá, thán phục không? Thán phục không? (Mọi người vỗ tay)

Sư phụ: Thán phục quá gì nữa. Nhìn này mà ra là Bắc và Nam cùng đi tìm sự thật! Quá giỏi, con học quá giỏi, con học văn thường được mấy điểm? Giỏi văn không? 7 điểm văn, thảo nào!

Một bạn: Dạ thưa Sư phụ, lúc đầu thì con nghĩ nó là một con chim, nhưng sau đó con nghĩ nó là cái gì là do người suy nghĩ thôi và con…

Một bạn nữ: Dạ thưa Sư phụ ban đầu con nhìn ra nó là một cánh chim bay!

Sư phụ: Cánh chim bay! Được rồi! Những ai thấy cánh chim bay giơ tay xem nào! Cánh chim bay, những người rất trong sáng đấy, rồi! Còn ai thấy khác không? Không phải cánh chim bay không, thấy gì khác không?

Quý Phúc: Thì con cũng nghĩ là cánh chim hoặc một cái đàn chim bay!

Trần Hoài: Con nhìn cái hình đó là con cũng không suy nghĩ gì hết. Thấy là suy nghĩ con lúc nghĩ thế này, lúc nghĩ thế khác, con không có suy nghĩ cố định! Lúc đầu thì con nghĩ là cái mỏ con gà, sau này là…Sau này con nghĩ là ngọn núi, núi bị lật ngược lên! Thế con tiếp tục, Sư phụ dẫn dắt, con cảm thấy…

Sư phụ: Dẫn dắt hả? (Sư phụ và mọi người cười)

Trần Hoài: Suy nghĩ của con không cố định, cứ nhảy tới nhảy lui. Sư phụ: Rồi, sau khi bị dẫn dắt thì con thấy gì?

Trần Hoài: À, con thấy nó không có ý nghĩa gì hết trơn!

Sư phụ: Vô nghĩa! Sư phụ không biết vẽ gì hết!

Sư phụ: Nghe đáp án không? Rất nhiều người ở đây nói đúng được… một nửa, những bạn nào chọn phương án cánh chim giơ tay xem nào? (Các bạn giơ tay)

Các con đã đúng được bao nhiêu rồi? Đúng một nửa rồi. Một nửa của sự thật… thì rất tiếc nó lại gì? Không phải sự thật mới đau! Sư phụ vẽ cánh chim bay giữa bầu trời! Con thấy cánh chim mà con không thấy gì?

Mọi người: Bầu trời!

Sư phụ: Đúng không? Nếu không có bầu trời chim có bay được không? Không, đúng không? Đây là cánh chim bay giữa bầu trời! Có ai đoán đúng không? Không ai đúng à? Cánh chim bay giữa bầu trời, đấy, cái sư phụ vẽ đấy! Vì mình quá trong sáng đúng không? Rồi, đơn giản không? Chỉ là cánh chim đang bay giữa bầu trời. Suốt ngày mình nhìn thấy chim nhưng mình có thấy trời không? Ít khi mình để ý bầu trời, không phải mắt mình không thấy bầu trời, mà mình tập trung quá vào cánh chim nên trên đời mình chỉ có cánh chim thôi, còn mắt mình vẫn đang nhìn thẳng bầu trời, đúng không? Hàng ngày trong cuộc sống, mình có biết không?

Một bạn: Có ạ!

Sư phụ: Nhưng mình chỉ tập trung vào cái gì? Một bạn khác: Vào suy nghĩ!

Sư phụ: Vào những cái hiện ra ở trong Biết, ví dụ như người yêu, gia đình, suy nghĩ, cảm xúc, v.v… mà mình không để ý vào cái nền của nó. Cái nền của những thứ ấy là cái gì? Cái nền của yêu đương, tình cảm, khoẻ – yếu, v.v… là cái gì? Cái Biết đúng không?Hàng ngày mình thường để ý vào cái gì và không để ý vào cái gì? Hàng ngày để ý vào những cái hiện ra trong Biết mà không để ý rằng mình có cái gì? Cái đơn giản hơn cái đấy là cái gì? Cái gì tính, Phật tính đấy, là cái gì?

Một bạn: Tính Biết!

Sư phụ: Biết tính… Cái tính Biết mà thôi. Như vậy cái tính Biết nó gần hay nó xa mình? Nó quá gần đúng không? Thậm chí là mình đi lại trong nó, nghĩ ngợi trong nó đúng không? Hàng ngày con nghĩ ngợi trong Biết không? Đi lại trong Biết không? Ăn ngủ trong Biết không? Ỉa trong Biết không?

Một bạn: Có ạ!

Sư phụ: Suy nghĩ, ăn, ngủ, ỉa trong Biết nhưng mình lại không nhận ra là gì? Là có cái Biết đấy! Cũng như là mình nhìn thấy cả cái bảng này chứ, đúng không? Ở đây có ai chỉ nhìn thấy cánh chim mà không nhìn thấy bảng không? Có ai bảo con chỉ nhìn thấy mỗi cánh chim còn cái bảng thì không nhìn thấy không? Tất cả đều nhìn thấy cả 2 nhưng mình chỉ chú ý đến cái gì? Cái hình thôi, còn cái nền để nó hiện ra thì lại…?

Một bạn: Không chú ý đến!

Sư phụ: Không thấy, đúng chưa?
Cuộc đời mình cũng như vậy thôi! Mọi người nghe thử xem câu này sư phụ nói có đúng không? Bản chất cuộc đời các con chỉ là gì? Biết và những thứ hiện ra rồi tan mất trong Biết, có đúng không?

Đời con chỉ có gì? Biết, cái Biết ấy và những thứ hiện ra, biến mất trong Biết, có đúng không? Không phải là từ hôm nay đâu nhé, mà từ lúc con đẻ ra đến giờ, đời con cũng chỉ có Biết và những thứ hiện ra rồi biến mất trong Biết, những ai đồng ý giơ tay xem nào?

Đây là bản chất cuộc đời của con. Cuộc đời con có Biết xong rồi bên trong nó có gì? Hết hiện ra cái này, rồi lại hiện ra cái khác. Cái gì hiện ra? Gia đình, bạn bè, cuộc sống, mọi thứ… hiện ra, nhưng mà nó có ở đấy mãi không? Người yêu hiện ra trong Biết rồi cũng tan mất trong Biết, để nhường chỗ cho một người yêu mới, đúng không? Như vậy, người yêu thì có đến và đi, nhưng đến và đi ở đâu? Bầu trời có bao nhiêu cánh chim có thể bay qua? Vô số cánh chim, cánh chim đến và đi, nhưng đến và đi ở đâu? Trong bầu trời. Một ngày các con có bao nhiêu cảm xúc và suy nghĩ? Nhưng nó đến và đi trong gì? Trong Biết.

Như vậy có phải là Biết là nền tảng để mọi thứ trong đời con đến và đi không? Nhờ có nền tảng đấy thì mọi thứ mới đến và đi được, đúng không? Nếu không có nền tảng Biết thì con làm sao biết là đến và đi, đúng chưa?

Như vậy, cuộc đời của con, nói một cách đơn giản chỉ là gì? Biết.
Lúc nào cũng có cái Biết và những thứ khác, mọi thứ đến và đi trong Biết không? Có đúng là câu tóm tắt căn bản cuộc đời không? Đúng với cả đứa trẻ con, lẫn một người trưởng thành lẫn một người già, đúng không? Mẹ của Như Hiền, có đúng là một ngày của con là Biết và trên cái Biết đấy thì sao? Cái gì đến và đi?

Mẹ Như Hiền: Mọi thứ hàng ngày mình biết đến rồi đi.

Sư phụ: À, giỏi quá!

Mẹ Như Hiền: Dạ, tức là mọi thứ mà hàng ngày mình biết, các cái thứ đến rồi đi nhưng trên cái nền tảng là Biết.

Sư phụ: Quá giỏi! Hoan hô nhỉ! Bác 75 tuổi vẫn nhận ra vấn đề đúng không?
Đúng rồi! (Mọi người vỗ tay) Trên cái nền tảng Biết này, mọi thứ đến và đi, đấy gọi là “cuộc đời tôi”. Thế sang cuộc đời khác có thế không? Ví dụ tái sinh thành người khác thì vẫn hệt như thế không? Trên cái nền tảng Biết ấy, mọi thứ sao? Đến rồi đi chứ!

Như vậy, hoá ra cuộc đời con đơn giản chỉ thế thôi à?
Bản chất cuộc đời con chỉ thế thôi! Đấy, bản chất cuộc đời con đấy! Trên cái Biết này, đang ở đây này, mọi thứ đến và đi, đấy là bản chất cuộc đời con! Cuộc đời của con con cũng thế, cuộc đời của bố mẹ con cũng như thế, cuộc đời của sư phụ cũng thế. Theo con đời Phật thế không? Hay đời Phật có gì khác cái đấy? Đời Đức Phật cũng thế, cũng là trên nền tảng Biết ấy, mọi thứ đến rồi đi. Cái đến và đi giữa người này, người kia, khác nhau hay giống nhau? Có thể khác nhau đúng không? Nhưng tất cả đều gì? Đều đang đến và đi trong Biết.

Cái Biết là nền tảng, trên đó những thứ được biết đến rồi đi nhưng cái Biết có đến rồi đi không? Con xuống địa ngục thì khác ở đây ở chỗ nào? Cái đến và đi trong Biết ở trong địa ngục thì khác cái đến và đi trong Biết khi ở đây! Nếu con lên cõi Cực Lạc Tây Phương thì khác ở đây chỗ nào? Cái nội dung đến và đi khác nhau, nhưng vẫn giống nhau chỗ nào? Địa ngục, cõi người và Tây Phương Cực Lạc có điểm gì giống nhau? Ai phát biểu xem nào.

Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ là giống nhau là cái Biết thì luôn ở đó!

Sư phụ: Đúng rồi, giống nhau là gì? Cái Biết là luôn ở đó, ở đây đấy, còn mọi thứ khác thì sao? Mọi thứ hiện lên trong cái nền tảng của Biết này rồi tan vào…?

Tuệ Nhân: Biết ạ!

Sư phụ: Giống hệt nhau ở cả ba cõi, đúng chưa? Đời sống của con và đời sống con chó khác nhau ở đâu, giống nhau ở đâu?

Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ, con và con chó thì giống nhau đều có tánh Biết!

Sư phụ: Trên cái nền tảng Biết ấy thì…?

Tuệ Nhân: Trên nền tảng Biết thì mọi thứ đến và đi ạ!

Sư phụ: Rồi! Giả sử sau này con đẻ con thì con và con của con giống nhau ở đâu?

Tuệ Nhân: Dạ, thưa Sư phụ cũng giống nhau ở tính Biết!

Sư phụ: Tất cả đều gì? Đều có tính Biết, trên cái nền tảng Biết ấy… Tuệ Nhân: Trên nền tảng Biết ấy thì mọi thứ đến và đi!

Sư phụ: Đấy chính là bản chất cuộc đời đấy! Nếu con hiểu điều đấy, con đã thấu hiểu bản chất cuộc đời, đúng không? Đời con với nhà bác học, khác nhau ở chỗ nào?

Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ khác nhau là những thứ đến và đi trên nền tảng Biết! Sư phụ: Ông bác học thì biết là trái đất quay quanh mặt trời, đúng không?

Tuệ Nhân: Dạ!

Sư phụ: Ông ấy biết ví dụ như trọng lực của trái đất là bao nhiêu đúng không? Ông biết quá nhiều thứ đúng không? Nhưng con thì chẳng biết gì cả, ví dụ như con là shipper đi, con cũng chẳng biết là thực ra trái đất có quay quanh mặt trời không? Ở đây bao nhiêu người tin chắc là mình biết rõ tại sao trái đất quay quanh mặt trời nào? Hay là cũng chỉ tin thế, nghe nói thế? Ở đây, có ai chính mắt nhìn thấy trái đất quay quanh mặt trời không? Trong mắt của sư phụ nhé, là mặt trời chạy từ chỗ này sang chỗ khác, còn trái đất đứng yên. Con thấy trái đất đứng yên không? Trong thế giới của con trái đất đứng yên không?

Mọi người: Có!

Sư phụ: Có, còn mặt trời mới là thứ gì? Chạy từ đầu đông sang tây, ngày nào nó cũng tập thể dục đúng không? (Mọi người cười). Chạy hết từ ngày này sang ngày khác. Như vậy cứ cho là con dốt đến mức không biết cái gì quay quanh cái gì đi, thì điểm chung con có với ông bác học là gì?

Một bạn nam: Biết.

Sư phụ: Đấy là đặc điểm chung, đấy là cách mà thế giới nó hoạt động. Đừng lạc vào sách vở xem họ viết gì, mà hãy nhìn vào kinh nghiệm của con. Có đúng là cuộc đời con có nền tảng Biết, và mọi thứ đến rồi đi trong Biết không? Trên cái nền Biết này, mọi thứ đến rồi đi, có giống, có đúng với đời con không? Có thể những năm tháng khác nhau, thì sinh ra những cái biết nội dung khác nhau, nhưng cái nền tảng Biết lúc nào cũng biết, đúng không?

Cái mà con vừa được sư phụ chia sẻ chính là cuộc đời con đấy. Bản chất cuộc đời con chỉ thế thôi, chỉ là cái Biết, lúc nào cũng ở đây. Trên nó thì hiện ra cái này và cái khác, giống như một người xem phim, thì có một cái luôn ở đây là cái gì? Cái màn hình, còn trên nó thì sao? Muôn vàn câu chuyện. Thậm chí hết phim này xong thì lại có phim khác, nhân vật chính ở phim này “tái sinh” thành nhân vật chính ở phim khác? Nhưng có một thứ không hề tái sinh, nó chỉ ở đấy mãi thôi, nó là cái gì? Đấy, đây là ẩn dụ để con hình dung về cái Biết mà sư phụ nói.

Giống như con chim bay giữa bầu trời ấy – mọi hoạt động của con, suy nghĩ, hành động, lời nói đều hiện ra trong Biết và biến mất ở trong Biết, có một thứ không hề biến mất trong toàn bộ câu chuyện là cái gì? Cái Biết, đúng không? Theo con cái sự thật ai cũng có, là trong cuộc sống của mình, chính là cái Biết, trên đấy hiện ra rồi biến mất mọi thứ, thì người dốt với người giỏi ai có khả năng lĩnh hội tốt hơn?

Diệu Tâm: Dạ thưa Sư phụ, theo con thì con nghĩ là người dốt.

Sư phụ: Vì sao?

Diệu Tâm: Tại vì họ không suy nghĩ nhiều, họ không suy luận nhiều như người giỏi. Người giỏi là họ sẽ có nhiều cái sự Biết lại để tạo thành cái suy nghĩ, từ đấy họ suy diễn ra nhưng người dốt thì họ chỉ biết và biết thế thôi, họ cũng không có suy diễn ra nhiều.

Sư phụ: Theo sư phụ là bằng nhau, tại vì kiểm tra giống y hệt nhau. Ai kiểm tra cũng thấy thế cả, đúng không? Bà già với một đứa bé ai là sẽ là người lĩnh ngộ tốt hơn? Bằng nhau, cả hai cùng đi kiểm tra thì đều thấy là gì? Đúng rồi, từ sáng tới tối cuộc đời của mình là Biết, đúng không? Trên đấy mọi thứ hiện ra rồi biến mất, giống như khi nãy nhắm mắt, các con đều giơ tay cả, chứng tỏ là không liên quan giữa giỏi với dốt, già với trẻ, bạn 18 cũng giơ tay mà bà già 75 cũng giơ tay, đúng chưa?
Trong lịch sử những người chứng ngộ Pháp này là những người rất bình thường. Có rất nhiều người là tiểu nhị này, chăn ngựa này, gác cổng cho gái điếm này, thậm chí có hai vị tổ sư của con đường này là hai vị gái điếm luôn, kinh không? Hai cô gái điếm mà giác ngộ bằng phương pháp này. Đây là thứ mà nó dễ đến mức là trẻ với già đều cảm nhận được như nhau, thông minh với cả ngu độn đều cảm nhận được như nhau, làm nghề nghiệp gì cũng có thể cảm nhận được như nhau. Nếu con nhận ra được cái Biết này thì con bắt đầu có cái nền tảng, con bắt đầu hiểu rằng là cuộc đời con thật ra là cái gì. Cuộc đời con thật ra là gì, Duy Tuệ?

Duy Tuệ: Cuộc đời con là mọi thứ đến và đi trong nền tảng của cái Biết.

Sư phụ: Chuẩn rồi, đấy, cuộc đời thế thôi. Cuộc đời các con là gì? Là mọi thứ đến và đi trong Biết, hay trong nền tảng của Biết, ngắn gọn là trong Biết. Cuộc đời con quá đơn giản, chỉ là mọi thứ đến rồi đi trong Biết. Bao nhiêu người đồng ý giơ tay nào? Cuộc đời con chỉ thế thôi. Cuộc đời con con có thế không, bố mẹ con có thế không? (mọi người đều giơ tay)

Bây giờ là câu hỏi: Tại sao sự thật này có thể giải phóng các con?

Con tự nhận mình là cái gì? Thân tâm này. Nhưng thân tâm này nó cũng chỉ là gì thôi? Thân tâm này cũng chỉ là cái đến và đi trong Biết, đúng không? Khi tối nay nằm ngủ con mơ, trong mơ còn thân này nữa không? Hoàn toàn có thể là thân khác, đúng không? Khi con chết, con còn thân này nữa không? Vậy cái gì thực sự vẫn còn? Biết! Khi con buồn, con có suy nghĩ này, khi con vui thì còn suy nghĩ buồn nữa không? Không. Như vậy thân tâm cũng chỉ là những thứ đến rồi đi trong Biết, đúng không?

Nếu như có một người nào đó nói với con rằng, thân tâm đến rồi đi trong Biết, nó không thể là con được, mà con chính là cái Biết này! Con không phải là cái thân tâm chạy qua chạy lại này, mà con là cái Biết muôn đời ở đây này, nó không bao giờ khổ được, mà nó chỉ thưởng thức các cảnh phim khác nhau. Con tưởng tượng đi, ngày nào đó con thấy rằng con giống như cái mặt gương, mọi thứ chỉ chạy qua chạy lại trong gương, không ảnh hưởng gì tới mặt gương cả. Thử nghĩ xem, khi đấy con khổ nữa không?

Khi mà con thấy rằng đau khổ, tình yêu, tình bạn, gia đình… mọi thứ đến rồi đi trong Biết, kể cả thân tâm này cũng đến rồi đi trong Biết, nhưng cái Biết này không bị ảnh hưởng, thì liệu con còn đau khổ nữa không?

Ví dụ cụ thể hơn nhé, ví dụ bây giờ có người đến bảo là mày là đồ con chó, buồn không? Ví dụ người đấy là người rất thân và quý mình đi, ai nói câu đấy con sẽ buồn? Chồng nói có buồn không? Vợ, người yêu nói, buồn không? Tại sao con lại buồn? Mình rõ ràng là như thế này mà nó lại bảo mình là chó đúng không? Con buồn vì con tin con là thân thể này, thân thể này sao là chó được? Nhưng một ngày nào đó con nhận ra rằng là ờ, trên cái màn hình của Biết, có một cảnh một người đàn ông nói một người phụ nữ: mày là chó. Người phụ nữ trong cảnh đấy không phải là con, con chỉ là cái màn hình đang ngắm cảnh đấy thôi, thì con có còn buồn không? Hóa ra trên cái màn hình đấy có một cảnh người đàn ông mắng một người phụ nữ, còn con không phải người phụ nữ đấy, con là cả cái màn hình này, thì còn buồn nữa không, hết ngay đúng không?

Giờ khó hơn một chút, ví dụ ngày mai con nhận tờ giấy là bạn đã bị ung thư, sợ hơn chưa? Làm thế nào để hết buồn nếu mình bị ung thư? Ai thử trả lời xem nào, cùng nguyên tắc vừa xong. Nếu con nhận ra gì? Trên cái màn hình Biết này, có cảnh một người cầm tờ giấy và ghi là bị ung thư, đúng không? Nhưng tờ giấy có đến và đi không, ung thư có đến và đi không? Nhưng con không phải người phụ nữ đấy mà con là cái màn hình đang ngắm cái người phụ nữ đấy, cái mặt gương đấy, thì còn buồn nữa không?

Đấy, thì con đường ra khỏi đau khổ là gì? Là con nhận ra rằng mình thật sự là cái gì. Lâu nay con tưởng mình là cái người này. Con không hề biết rằng con chính là cái Biết đang biết cái người này, đang biết cái thân tâm này. Vì con tưởng rằng con là cái người này nên là đau khổ của người này con chịu hết. Ung thư đến là con chịu khổ ngay, ung thư ngay. Nhưng con nhận ra rằng con không phải là thân tâm này, con chỉ là cái Biết đang biết cái thân tâm này thôi. Nếu nhận ra điều đấy thì mọi đau khổ có hết không? Kể cả đau khổ thân thể luôn. Chắc là hết đúng không? Trên màn hình nhân vật chính bị chuyện này, chuyện kia, hỏi màn hình sẽ bị sao? Không bị sao hết!

Nếu con nhận ra được rằng là con thật sự là ai, thì toàn bộ những gì con đã xem chỉ là trò biểu diễn, trò chơi thôi, giống như các vị Phật…?

Mọi người: Đang chơi một trò chơi.

Sư phụ: Tất cả các cảnh mà con đang gặp phải trong cuộc đời ấy, buồn vui lẫn lộn ấy, chỉ là cái trò chơi diễn ra trên màn hình của Biết thôi, đồng ý không? Nhưng vì con tưởng là con nằm trong trò đấy, nên mới khổ. Nếu con nhận ra con là màn hình, thì làm sao khổ được nữa?

Nếu con nhận ra con là cái màn hình, là cái mà đang xem mọi thứ biểu diễn này, chứ con không phải là cái nhân vật đang ngồi trong đấy, chịu ung thư, chịu người yêu bỏ v.v… thì liệu con còn khổ nữa không, hay là con sẽ hạnh phúc hoàn toàn? Hạnh phúc đúng không?

Cái kho báu ấy – cái Biết này của con ấy, nó không phải là một thứ dùng để lý luận, mà nó để con thực hành và thực chứng. Nếu con thực hành được thì sẽ có ngày con nhận ra được cái điều sư phụ vừa nói: con là cả cái màn hình to đùng này, cái Biết vô hạn này, trong đấy mọi thứ hiện ra và tan biến, nhưng cái Biết nó không hề bị ảnh hưởng chút nào hết. Nếu con thấy được như vậy thì đau khổ chấm dứt, hạnh phúc vô điều kiện xuất hiện. Vì nếu con là cái màn hình thì cảnh gì chẳng được, đúng chưa?

(Còn nữa…)

Đọc tiếp tại đây