Để thành công, ngoài nỗ lực còn cần thêm cả may mắn. Vậy may mắn ấy đến từ đâu? Nếu không hiểu về Duyên – Nghiệp, chúng ta sẽ sống một cách bị động, quẩn quanh giữa hàng loạt câu hỏi và không thể có được hạnh phúc thực sự giữa cuộc sống bận rộn này.
Mục lục
Thầy Trong Suốt: Sau các buổi trà đàm về phương pháp chuyển hóa để biến các thói xấu như tham lam, sân hận, kiêu ngạo, ganh tị… thành Trí tuệ và Tình thương thì có một số người hỏi là nguyên lý nào nằm dưới những phương pháp này?
Chắc chắn phải có nguyên lý hết sức cơ bản để biến “Sân hận thành bông hoa đẹp”, “Ghen tị thành chìa khóa dẫn đến thành công chân thật”, “Tham lam thành nguồn gốc của yêu thương và sáng tạo”… Đây có thể coi là buổi nói chuyện đợt thứ hai sau đợt đầu tiên về các phương pháp giải quyết cụ thể các vấn đề cuộc sống như lo sợ hay phá sản giải quyết thế nào (Trà đàm Đằng sau nỗi sợ là sự kì vọng/Đối diện với sợ hãi), quan hệ cha mẹ con cái (Trà đàm Khoảng cách giữa hai thế hệ – Mâu thuẫn và cách chuyển hóa)… Buổi hôm nay sẽ nói về Nhân quả, Nghiệp và Duyên.
1. Nhân quả
1.1 Đại nghi là đại ngộ
Câu hỏi đầu tiên là, ở đây bao nhiêu người tin nhân quả? Bao nhiêu người nghi ngờ nhân quả? Nghi ngờ cũng là chuyện bình thường vì “đại nghi là đại ngộ”, “tiểu nghi chỉ là tiểu ngộ” thôi. Nghi ngờ càng lớn, cơ hội giác ngộ cho mình càng lớn, nên không vấn đề gì khi mình nghi ngờ nhân quả.
Một bạn: Ví dụ, tự nhiên nhiều khó khăn dồn dập đến như họa vô đơn chí, không giải thích được.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ, tự nhiên nhiều khó khăn dồn dập đến như họa vô đơn chí không giải thích được là quả không thấy nhân đâu; hoặc nhiều nhân chẳng thấy quả ở đâu. Trong quá khứ chưa từng làm cho ai khó khăn dồn đập đến vậy, mà sao giờ lại khó khăn thế? Như sếp mình ăn hối lộ mà lên chức vù vù, thậm chí báo chí đến đăng trong khi mình làm ăn tử tế vẫn nghèo, gặp nhiều khó khăn hay không giàu như ông ấy. Thế nên nhân quả vô cùng khó tin, ai cũng nghi ngờ nhân quả.
Xã hội này không phủ nhận, nhưng nghi ngờ vì thấy quả mà không thấy nhân, có gieo nhân mà chẳng thấy quả đâu cả. Nếu không tin và hiểu nhân quả thì không thể đi theo con đường có trí tuệ, thành công, hạnh phúc trong cuộc đời này. Nếu không tin các phương pháp nhà Phật thì làm sao tập các phương pháp nhà Phật được? Nếu không tin những nền tảng như nhân quả thì làm sao tập các phương pháp chuyển hóa để tiến bộ? Ai mà tin nhân quả thì có thể do đời trước tu hành rồi, hay đời này thấy trước mắt gọi là “nhân quả nhãn tiền”, đã gieo nhân này nên gặt quả này; nếu không thì chỉ nửa tin nửa ngờ.
Thầy Trong Suốt: Ở đây có nhiều người tin Phật. Ai tin Phật nhưng không tin lời Phật nói?
Một bạn: Em tìm hiểu về Đạo Phật nhưng khi nghe Đức Phật nói về Vô ngã thì không tìm hiểu nữa vì không chấp nhận được điều đó. Vô ngã và Vô thường vẫn là câu hỏi lớn, còn đang phải chiến đấu với bản thân mà chưa thể làm được.
Thầy Trong Suốt: Em nửa tin nửa ngờ vì chưa làm theo lời Phật và chứng nghiệm Vô ngã được, nên tin Phật nhưng thấy Phật nói sai?
Bạn ấy: Em vẫn hi vọng có một con đường giúp mình hạnh phúc hơn, Đạo Phật là một con đường nhưng chỉ đến đoạn ấy thôi. Vì Phật dạy là không sân si, nhưng em vẫn thấy mình sân si, không bỏ được, vì bỏ đi thì thấy không còn là mình nữa, vẫn cứ cố gắng bám vào cái ngã bản thân nhất định không chịu từ bỏ.
Thầy Trong Suốt: Em cần tìm hiểu thêm để hiểu đúng lời Phật dạy, vì cách hiểu không có cái Tôi là không đúng, ngay từ đầu đã hiểu sai. Vô ngã không phải là không có cái Tôi mà là không có cái Tôi trường tồn, cái Tôi bất biến, không thay đổi.
Buổi nói chuyện này dành cho những người tin Phật rồi mới có nền tảng nói chuyện, giống như học toán phải có tiên đề.
1.2 Có thần thông cũng không cứu được mẹ, không cứu được mình khỏi chết thảm
Chuyện về nhân quả có những câu chuyện rất thú vị và kì lạ.
Chuyện đầu tiên là nguồn gốc lễ Vu lan. Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ có nguồn gốc từ một học trò rất giỏi của Phật là Mục Kiền Liên, người có thần thông vĩ đại như bay lên trời, cưỡi trên mặt nước, có thể nhìn xa và rất nhiều điều khác. Nhưng khi tu hành, có thần thông thì Ngài phát hiện mẹ mình đang bị bắt dưới địa ngục và quyết tâm xuống cứu mẹ. Vì có thần thông nên việc xuống địa ngục với ông không có khó khăn gì, nên ông xuống gặp mẹ. Ông gặp mẹ trong hoàn cảnh hết sức đau khổ, vì bà mẹ suốt ngày bị trong lửa cháy thiêu đốt. Khi hết bị lửa đốt, Mục Kiền Liên gặp mẹ và dâng cho mẹ bát cơm vì thấy mẹ đói quá. Ông cầm trên tay là bát cơm, nhưng đến tay mẹ ông thì bát cơm biến thành một cục than đỏ rực, nên mẹ không thể ăn được. Dù cho thần thông tuyệt vời nhưng không làm cho mẹ ăn được bát cơm, và ông cảm thấy rất đau khổ vì đã tu hành đắc đạo thế này mà không cứu nổi mẹ mình.
Mục Kiền Liên mới gặp Đức Phât và hỏi Đức Phật cách cứu mẹ. Đức Phật nói là, tuy ông có thần thông nhưng không thắng được nghiệp lực, vì mẹ ông làm rất nhiều điều xấu nên phải chịu quả xấu là xuống địa ngục như vậy. Khi ông đưa bát cơm, nghiệp ông tốt là cầm bát cơm, nhưng nghiệp mẹ xấu nên biến thành than mất rồi. Nên muốn cứu mẹ thì phải mời các vị A la hán – là những vị tu hành giác ngộ đến rằm tháng bảy tổ chức lễ cầu siêu, tất cả các vị cùng đọc kinh cầu siêu cho mẹ ông thì mẹ ông mới siêu thoát. Ngài làm đúng như vậy, sau một thời gian thì mẹ Ngài lên cõi trời. Sau đó thì đến rằm tháng bảy, những gia đình có người thân đã mất cũng muốn cầu nguyện cho người thân họ siêu thoát nên tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ.
Như vậy, một người tài giỏi như Mục Kiền Liên cũng không thắng được nghiệp lực của mẹ mình, không cứu được nghiệp xấu của mẹ, dù đã giác ngộ và thần thông tuyệt vời. Ngài siêu việt như khi giơ cánh tay ra hàng trăm người ngồi lên tay Ngài và Ngài di chuyển tất cả sang chỗ khác… những chuyện này xảy ra thường xuyên thời Đức Phật. Nhưng mọi người biết Ngài chết như thế nào không? Một người giác ngộ có thần thông như Ngài có chết bình an như những vị sư chết rất nhẹ nhàng trên giường không?
Ngài không như vậy, Ngài chết với cái sọ bị vỡ một cách bất ngờ. Khi Ngài đang đi trên đường với một học trò thì có hai tên cướp nhảy ra đánh vỡ đầu Ngài và Ngài chết. Nghe rất đơn giản, không có gì phức tạp ở đây cả. Khi mọi người mang xác Ngài về, mọi người mới hỏi Đức Phật: “ Thưa Đức Phật, rất nhiều đệ tử của Ngài tu hành không đắc đạo như ngài Mục Kiền Liên, không thần thông giỏi như ngài Mục Kiền Liên, nhưng họ chết rất bình an, tại sao ngài Mục Kiền Liên lại chết bi thảm như vậy?”.
Đức Phật trả lời: “Trong quá khứ, ngài Mục Kiền Liên trong một kiếp đã từng nghe lời xúi bẩy của vợ, giả làm tên ăn cướp, đánh cha mẹ mình bị mù lòa để được thừa kế tài sản. Trong một kiếp khác thì ông đánh cá và giết rất nhiều tôm cá. Hai nghiệp xấu này cộng lại thì dù đời này Ngài tu hành đắc đạo và làm rất nhiều công đức, nhưng Ngài vẫn phải chịu quả báo là chết một cái chết bi thảm”.
Hai câu chuyện cho ta thấy là không có quả xấu nào lại không có nhân của nó. Ngài Mục Kiền Liên vĩ đại hơn nhiều so với chúng ta thì Ngài cũng gặp quả xấu như thường. Nên khi gặp bao nhiêu chuyện khó khăn cũng không có gì bất ngờ cả, chắc chắn phải có nhân ở đâu đấy, không có nhân nào thì không thể có quả đấy được. Đức Phật đã nói “Không có nhân nào mà không nở ra quả và không có quả nào lại không có nhân”.Trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện như vậy.
Không có quả xấu nào lại không có nhân của nó.
1.3 Nghiệp tốt trong quá khứ nở ra có thể có kết quả tốt đời này
Chuyện vừa xong là một chuyện xấu, bây giờ đến một câu chuyện tốt. Ngày xưa ở Tây Tạng thế kỉ thứ 8 có một nhà vua rất hùng mạnh là Trisong Detsen. Ngài đem quân đi đánh Mông Cổ, đánh Ấn Độ, đánh Nepal, đánh Trung Quốc, đánh đông dẹp bắc, ở đâu cũng bị Ngài làm cho khiếp sợ đến nỗi tất cả các nước đều cống nạp cho Tây Tạng nhỏ bé. Nhưng kì lạ là nhà vua lại có một đức tính là hơi nhu nhược, nghĩa là không quyết định được. Trong rất nhiều chuyện thì sự nhu nhược Ngài làm hạn chế sự phát triển Phật Pháp ở Tây Tạng.
Ví dụ, khi Ngài Liên Hoa Sanh (một vị Phật của Tây Tạng, là người đầu tiên đưa Phật Pháp vào Tây tạng) đưa Phật pháp đưa vào Tây Tạng thì rất nhiều lần nhà vua đã suýt đuổi Ngài ra khỏi đất nước vì nghe lời xúi bẩy của các đại thần, vì Ngài không tự quyết định được. Mọi người mới hỏi: “Tại sao một người như vậy lại có thể đánh đông dẹp bắc chiến thắng tất cả các nước?” – một ông vua tính tình không quá mãnh liệt, lại nhu nhược đôi khi nghe lời dèm pha, có lúc bị các quan đại thần lấn quyền, tại sao có thể đem quân chinh phạt các nước khác như vậy?
Mọi người mới hỏi Ngài Liên Hoa Sanh là đức vua nhu nhược, biết rõ là Phật giáo là đúng thì tại sao có lúc ra quyết định ảnh hưởng Phật giáo? Ngài Liên Hoa Sanh nói là: “Đức vua đã tích tập rất nhiều nghiệp tốt trong các đời trước, nên đời này Ngài thắng đối thủ không phải chỉ do ngài giỏi mà do nghiệp tốt các đời trước của Ngài nở ra. Khi nghiệp tốt Ngài nở ra thì quân thù gặp chuyện này chuyện khác, tự nhiên thất bại”. Mọi người mới hỏi đời trước Ngài làm chuyện gì thì Ngài Liên Hoa Sanh kể câu chuyện như sau:
“Trước khi đức Phật Thích ca tồn tại thì có Đức Phật Ca Diếp. Khi Đức Phật Ca Diếp mất thì Đức vua của vương quốc mới xây một bảo tháp lớn để xá lợi Phật bên trong cho mọi người thờ cúng.
Khi đó, có ba anh em trong một gia đình cùng tham gia xây tháp, người là kiến trúc sư, người là thợ xây… Do công đức của việc xây tháp là vô cùng quý báu trong việc tích tập công đức. Vì Đức Phật có nói là trông thấy bảo tháp giống như trông thấy tâm của Phật, người nào đi vòng quanh bảo tháp và lễ lạy thì tích tập công đức lớn gấp vô số lần việc đem tất cả của cải châu báu trong vũ trụ đi bố thí, nên những người xây tháp công đức lớn lớn gấp nhiều lần nữa.
Trong đời đó, ba anh em cùng xây tháp. Người anh cả nói với hai người em: “Bằng công đức việc xây tháp này, anh muốn trong đời sau anh sẽ là một vị vua đem Phật Pháp đến một đất nước man rợ để giúp đất nước ấy trở nên hiểu biết trí tuệ”. Người anh thứ hai nói rằng: “Nếu anh làm như vậy thì em sẽ là người đem kinh điển sách vở và trí tuệ nhà Phật đến giảng cho mọi người ở đất nước của anh”; người em thứ ba thì nói rằng: “Nếu hai anh làm như vậy rồi, thì em sẽ là người bảo vệ Phật pháp đánh bại tất cả các loại ma quỷ hay con người phá hoại Phật Pháp”. Ba anh em khi xây tháp đã quyết tâm như vậy.
Đến năm 700 sau công nguyên tại Tây Tạng, Ngài Trisong Detsen lên làm vua, đem quân đánh thắng khắp nơi, dù Ngài không quá xuất sắc, không phải là người quá khỏe, thậm chí là mất khá sớm (53 tuổi), nhưng vì công đức Ngài vô số nhiều nên tất cả kẻ thù đều bị khuất phục. Khi Ngài đánh thắng các nước, thì do nghiệp lực lời thề nguyện ngày xưa là đem Phật Pháp đến với Tây Tạng, nên Ngài quyết định đi mời các vị Thánh tăng ở Ấn độ đem Phật pháp vào Tây Tạng, vì thời điểm đấy Tây Tạng chưa có đạo Phật mà chỉ có đạo Bon – đạo bản địa, đạo thờ rất nhiều quỷ thần, sử dụng những năng lực quỷ thần. Từ Ấn Độ, Ngài mời được một vị Thánh Tăng tên là Shantaraksita là người đầu tiên đem đạo Phật vào giảng giải và thiết lập ở Tây Tạng.
Tuy nhiên, khi ngài Trisong Detsen và Shantaraksita cùng nhau xây dựng tu viện Samye, cứ ban ngày xây bao nhiêu thì buổi tối tự nhiên sụp hết. Mọi người không hiểu tại sao. Nhà vua hỏi những người có khả năng nói chuyện được với ma quỷ thì được biết là ma quỷ ở địa phương không hài lòng với đạo Phật, nên cứ ban ngày người xây thì buổi tối ma quỷ phá, vì thế mà xây mãi không xong. Với sự kiện này thì 25 vị đại thần trong triều nói là đạo Phật không được chào đón ở Tây Tạng, nên xin nhà vua đuổi vị Thầy giáo Ấn Độ về nước.
Nhà vua cảm thấy bối rối khó xử, vì Ngài không phải người dũng mãnh quyết định được mọi thứ, nên nhà vua nói với Ngài Shantaraksita rằng: “Chúng ta không có duyên làm Phật giáo tại Tây Tạng, xin lỗi Ngài và mời Ngài trở về Ấn Độ”.
Ngài Shantaraksita nói: “Dù ta là một người giác ngộ nhưng ta không có các thần lực. Mà muốn hàng phục ma quỷ ở Tây Tạng cần thần lực, nên xin nhà vua mời một vị thánh tăng tên là Liên Hoa Sanh – một vị thánh tăng giác ngộ có đầy đủ thần lực ở Ấn Độ vào đất nước chúng ta trừ ma diệt quỷ”.
Nhà vua bảo: “Để mời được ngài Shantaraksita ta mất mười mấy năm, mà phải tìm khắp nơi ta mới gặp được Ngài, còn Ngài Liên Hoa Sanh là ai ta còn chưa biết, mà những người có khả năng như Ngài ấy thì rất khó tìm, làm thế nào ta có thể gặp được Ngài Liên Hoa Sanh?”
Ngài Shantaraksita nói: “Xin nhà vua đừng lo lắng, vì trong đời trước Ngài Liên Hoa Sanh là người em thứ ba cùng chúng ta xây tháp, nên bằng lời hứa đấy chắc chắn nhà vua sẽ mời được Ngài”. Khi nhà vua cử binh lính đi đến biên giới Ấn Độ thì thấy Ngài Liên Hoa Sanh đã đợi sẵn ở đó. Ngài Liên Hoa Sanh nói: “Ta biết nhà vua các ngươi muốn mời ta đến”. Nên Ngài lên đường vào Tây Tạng. Khi Ngài vào Tây Tạng, bởi năng lực giác ngộ của Ngài, những con quỷ ngày xưa phá thì buổi tối đến giúp xây tiếp, nên tu viện Samye ban ngày người xây, buổi tối quỷ xây. Những con quỷ ngày xưa đi phá, giờ bị Ngài dùng năng lực bắt về xây, thế là một tu viện đồ sộ rộng lớn, mà bình thường mất 20 năm, nay hoàn thành trong một năm. Bây giờ đến Tây Tạng cách thủ đô Lhasa không xa lắm có thể thấy tu viện này”.
Đó là một câu chuyện nghiệp tốt trong quá khứ nở ra có thể có kết quả tốt đời này. Ví dụ để ta thấy những người trong đời này tuy bình thường thôi nhưng rất là giàu có, bình thường thôi nhưng may mắn hạnh phúc hơn người khác rất nhiều lần, thì giải thích thế nào nếu không có cái gọi là Nhân quả? Một người không giỏi hơn, không thông minh hơn chúng ta, nhưng có may mắn hơn chúng ta do trời cho hay nhân quả? Tại sao cùng ngày giờ sinh ra, có những đứa bé cụt chân cụt tay, sinh ra trong những đất nước kham khổ, có những đứa bé rất khỏe mạnh bụ bẫm vui tươi? Mới sinh ra đã kịp làm điều gì xấu đâu? Nếu không có nhân quả đời trước làm sao có những chuyện như vậy?
2. THÀNH CÔNG, NGHIỆP, DUYÊN VÀ NỖ LỰC CÁ NHÂN
Quay lại chủ đề Hiểu nghiệp để thành công, bao nhiêu người nghĩ mình tương đối thành công? (Một số người giơ tay) Bao nhiêu người nghĩ thành công do mình cố gắng nỗ lực? (Một số người giơ tay) Có nỗ lực có thành công là biểu hiện của nhân quả. Mình nỗ lực một cách đúng đắn đem lại thành công, đó là nhân quả do nghiệp tốt.
Nghiệp (Karma) nghĩa đen là hành động. Chúng ta có nghiệp tốt (Hành động tốt) thì chúng ta có quả (kết quả) tốt. Vậy sự cố gắng nỗ lực cũng là một nghiệp tốt. Không phải là “đời trước tôi bố thí nên đời này cứ thế mà hưởng” – hiểu vậy là thiên lệch, có nhiều cách hiểu đạo Phật sai lầm như thế. Hoặc hiểu “đời này tôi hạnh phúc, đơn giản do đời này tôi làm điều tốt” cũng là chưa đủ. Người hiện đại chúng ta phải hiểu không có sự nỗ lực thì nghiệp tốt đời trước chưa đủ để ta có kết quả tốt ngày nay. Còn nếu chúng ta nỗ lực và chúng ta thành công thì đó là quả của cả nghiệp đời này lẫn các đời trước. Như vậy có đơn giản không? Hiểu nghiệp để thành công có khó quá không? Có cố gắng tốt, có hành động tốt thì có kết quả tốt, nhưng tại sao có lúc chúng ta cố gắng rất nhiều nhưng kết quả lại không tốt?
Một bạn: Do bây giờ mới gieo nhân và do quả kiếp trước nở ra.
Thầy Trong Suốt: Rất thông minh. Nếu không được như ý thì cứ đổ cho kiếp trước là xong. (Mọi người cười) Ví dụ như công việc thì làm tốt nhưng cứ kinh doanh là không thành công. Chỉ đổ cho đời trước đã làm cái gì sai và đơn giản quả nở ra là không thành công. Nhưng như thế là không đủ.
Còn một điều quan trọng nhưng xã hội ít người đánh giá cao, đó là Duyên.
Duyên là các điều kiện. Khi làm một việc thành công hay không là do đủ các điều kiện hay không. Ví dụ đơn giản, mọi người ngồi đây đã làm một việc thành công là muốn đến đây ngồi và đã ngồi được ở đây – “Tôi cố gắng đến đây ngồi và ngồi được ở đây”. Phòng sẽ không đông thế này nếu trời mưa to tầm tã (Chỉ một số ít sẽ đến dù mưa. Dù là những người khác cũng muốn đến, nhưng hoàn cảnh không cho phép). Hoàn cảnh là mưa bão to quá không đến được dù cố gắng. Nỗ lực là một chuyện, nhưng thành công là chuyện khác. Muốn thành công phải đủ duyên nghĩa là muốn thành công phải đủ điều kiện.
Ví dụ, muốn đến căn phòng này thành công thì cần điều kiện hôm nay đừng mưa bão sấm chớp đùng đùng, hay xe không bị thủng cả hai lốp xe ngay trước giờ đến đây. Nếu ông trời không mưa, hay xe không hỏng nhưng đường tắc, hay khu nhà này mất điện, bố mẹ ở nhà tự nhiên ốm… việc mình ngồi đây liên quan đến bố mẹ ốm hay gặp chuyện gì đấy, hay bạn thân của bố mẹ gặp chuyện nên mình phải về gấp trông nhà, sếp ở cơ quan bảo đến làm việc ngay, hay bị cảnh sát giao thông bắt… Vậy việc ngồi đây được liên quan đến cả ông bạn của bố mẹ mình. Rất nhiều điều kiện khác nhau mình mới ngồi được ở đây. Thế mà mình cứ nghĩ rằng, mình đến được đây là do mình muốn đến. Mình cố gắng nhưng không thành công là do nhiều điều kiện không xảy ra được. Nên dù rất cố gắng, thông minh tài giỏi thì việc mình làm không kết quả vì chưa đủ điều kiện để kết quả xảy ra.
Một ví dụ khác về cố hết sức mà không xảy ra là yêu đơn phương. Cố hết sức để yêu, làm đủ các cách nhưng mà không đủ duyên, không đủ điều kiện để người ta yêu lại mình. Ví dụ đúng lúc mình yêu cô ấy thì hình mẫu lí tưởng của cô ấy lại là một anh cao 1.8m, đi ôtô – thì thôi rồi, vì mình không đủ điều kiện. Nhưng giả sử một năm sau, khi cô ấy yêu người như tiêu chuẩn đấy mà chẳng có gì tốt đẹp cả, cô ấy bắt đầu quay lại yêu những anh chân thật, thì lúc đó mình lại yêu đơn phương cô khác mất rồi. Hay có câu nói “Tình yêu là vấn đề của thời điểm, đúng người mà sai thời điểm thì cũng vô nghĩa” trong phim 2046 rất hay. Đây là cách phiên dịch chữ “Duyên” thời hiện đại. Thời điểm đấy hai người chưa sẵn sàng đến với nhau, nên đúng người song thời điểm chưa đủ thì chưa đến với nhau. Nhưng ở thời điểm khác thì câu chuyện đã khác rồi. Rất nhiều người cố gắng đến với nhau mà không đến được, yêu nhau nhưng hoàn cảnh không đủ nên vẫn không lấy được nhau. Có khá nhiều người không muốn lấy nhau, nhưng cuối cùng vẫn lấy.
Một bạn: Em muốn hỏi về Nghiệp và Duyên. Nếu không thành công là chưa làm đủ để thành công. Nhưng có một dạng khác là cố gắng đấy, nhưng không thành công nên phẩy tay bảo là không có Duyên, đổ thừa cho hoàn cảnh. Ví dụ như muốn đến đây nhưng mưa to sấm chớp đùng đùng thì bảo là không có duyên, nên ở nhà. Nhưng thực ra nếu vẫn muốn đến thì có thể dắt xe đi. Vậy làm sao biết thế nào là có duyên, thế nào là không có duyên?
Thầy Trong Suốt: Đôi khi người ta sẽ lấy lí do không đủ duyên nên không làm nữa. Trong những duyên để ngồi được tại đây thì có một duyên rất mạnh là Duyên muốn đến đây ngày hôm nay, mong muốn đến đây, chứ nếu không có mong muốn đến thì dù có đủ điều kiện trời đẹp… cũng không đến được. Nghĩa là trong hàng nghìn duyên để ngồi được với nhau ở đây thì có một duyên rất mạnh là ý chí nỗ lực phấn đấu của mình. Đừng quên điều đấy! Nhiều khi đó là Duyên trội, có thể vượt tất cả duyên khác, để đến được đây. Nên tùy duyên hay hiểu duyên, không có nghĩa là mọi thứ cứ kệ đi, mà phải hiểu rằng nỗ lực cá nhân mình cực kì quan trọng để quả có thể nở ra (“Có chí thì nên”).
Một bạn: Em có một người bạn. Bạn ấy và chồng bạn ấy rất nỗ lực, vượt qua khó khăn để đến với nhau. Sau khi kết hôn, chồng ra nước ngoài cùng mẹ để lấy quốc tịch nước ngoài, đến bây giờ không liên lạc với nhau nữa và sẽ kết thúc câu chuyện, nên bản thân bạn ấy rất buồn, vì thời điểm khó khăn vượt qua được nhưng đến giờ lại không hạnh phúc. Một câu hỏi lớn của bạn là, có phải kiếp trước bạn ấy đã làm điều gì đó để bạn ấy không xứng đáng được hạnh phúc đáng lẽ phải có hay không? Vậy là hai người có duyên với nhau, cả hai có sự nỗ lực nhưng kết quả xấu vẫn xảy ra, thì làm gì để xoa dịu mất mát này cho bạn ấy ạ?
Thầy Trong Suốt: Trong trường hợp này người ta hay dùng câu là “Không đủ duyên”, hay “có duyên mà không có nợ”. Là đủ duyên để đến được với nhau, nhưng không đủ duyên để ở với nhau. Đủ duyên để gặp nhau, yêu nhau thậm chí cưới nhau, nhưng không đủ duyên để sống được với nhau 10 năm. Duyên chỉ đến thế thôi. Duyên là những điều kiện về nghiệp, điều kiện về nhân quả để người ta đến được với nhau, yêu nhau, lấy nhau, nhưng điều kiện nhân quả không đủ để sống được với nhau nhiều năm. Không phải cặp vợ chồng nào cũng sống với nhau lâu, có những cặp vợ chồng lấy nhau sống với nhau một thời gian thì hết duyên nên chia tay, vì một người chết hay hoàn cảnh nào đó làm hai người bỏ nhau.
Câu thứ hai của em “Liệu bạn ấy đã làm điều gì xấu không?”, thì chưa chắc. Duyên chỉ xảy ra được như vậy, vì trong những đời trước, sự gắn bó giữa hai người không đủ mạnh mẽ. Ví dụ, có những cặp vợ chồng đời này hứa với nhau là “kiếp sau chúng ta lại cưới nhau”, thì khả năng rất cao đời sau lại là vợ chồng của nhau. Nhưng có những cặp vợ chồng mà cô vợ nói là “tôi sẽ không bao giờ gặp lại anh nữa”, thế thì chuyện gì xảy ra? Liệu có thể không gặp lại được không? Có thể thoát nợ được không? Rất khó thoát, vì hai người khi sống chung với nhau bắt đầu gây ra chuyện cho nhau, đau khổ nghĩa là nợ nhau rồi, mà nợ thì không thể không trả. Cô gái nói “tôi sẽ không gặp lại anh nữa”, thì chắc bị anh ta làm khổ rồi, mà có nợ với nhau chắc chắn đời sau gặp nhau để trả nợ tiếp. Khi trả xong hết rồi thì bỏ đi, không muốn tiếp nữa vì chỉ muốn gặp nhau để trả xong nợ thôi. Trả xong, ba đến năm năm chẳng hạn, hết rồi lại đi tìm chủ nợ mới.
Nên trong câu chuyện, không phải cô ấy đã làm điều gì xấu đâu, mà duyên nợ hai người chỉ thế thôi, không nhiều hơn nữa, không đủ lớn hơn nữa. Còn muốn lớn nữa thì đời sau, khi gặp lại nhau, cần gây thêm những duyên mới, ví dụ có thể sống với nhau năm năm thôi, nhưng nhờ duyên nghiệp mới thì có thể sống tiếp mười năm nữa, do duyên mới không phải do duyên đời trước. Duyên đời trước chỉ làm hai người sống với nhau một thời gian thôi, nhưng khi hai người ở với nhau làm điều tốt cho nhau thì kéo dài duyên ấy ra, còn làm điều xấu cho nhau thì có thể rút ngắn duyên ấy lại, chỉ ngắn một chút xong lại kết thúc.
Trong câu chuyện trên chỉ là hoạt động tự nhiên của nhân quả, không có nghĩa là bạn làm điều xấu, mà đơn giản là hai người chỉ từng ấy duyên thôi, chỉ nợ nhau từng ấy thôi, khi hết rồi thì mỗi người tìm đến “chủ nợ” khác của mình. Nếu có “chủ nợ” cũ thì tìm lại anh ấy/cô ấy mà trả tiếp, nên một người một đời có thể lấy ba bốn ông chồng/ bà vợ là như vậy.
Tùy duyên không có nghĩa là kệ mọi thứ, mà phải hiểu rằng nỗ lực cá nhân là quan trọng để quả có thể nở ra.
Một bạn: Làm thế nào nhận ra dấu hiệu có duyên hay không với một người?
Thầy Trong Suốt: Chắc thế giới cần tìm một cái máy kiểu như iPhone cầm chụp chụp xoẹt, phân tích xem người đó có đủ duyên với mình hay không. (Mọi người cười) Nếu hiểu đầy đủ về chữ “Duyên” thì thấy cái gọi là “nghiệp lực giữa hai người với nhau” không chỉ trong một đời trước đâu, mà có vô số đời trước: có đời mình là kẻ thù người ta, có đời là người thân của người ta, lúc là bố mẹ người ta… chồng chéo nhau, chồng chéo nhiều đến mức mà Đức Phật có nói là: “Chỉ một vị Phât mới biết đầy đủ về nhân quả, còn người nào khác muốn biết thì sẽ bị điên”. Nên mình không thể biết được, vì mình sẽ điên mất khi biết hết.
Mình không thể biết một người đủ duyên hay ít duyên với mình theo kiểu tìm ra dấu hiệu, nhưng mình có thể học cách sống gọi là Tùy Duyên – “Việc biết một người có đủ duyên với tôi không thì tôi không làm được, nhưng việc sống với một người tùy duyên hay không thì làm được”. Thế nào là sống tùy duyên? Ví dụ như hai người yêu nhau rất lâu rồi, nhưng không thể cưới được nhau vì lý do nào đó như bố mẹ hai bên không cho… Nếu một người sống tùy duyên thì thôi, nhẹ nhàng cho qua, biết là không đủ duyên nên sẽ sống tùy hoàn cảnh điều kiện, cho qua nhẹ nhàng, không để cả đời nhung nhớ anh ấy/ cô ấy nữa, hay cả đời căm tức bà mẹ không cho tôi cưới anh ấy/ cô ấy… Sống tùy duyên sẽ rất thoải mái, còn sống không tùy duyên là sẽ giữ chặt lại hình bóng ấy trong lòng, căm tức hay nung nấu gì thì sẽ đau khổ mãi. Việc biết có đủ duyên không là điều rất khó, nhưng việc sống tùy duyên hay không thì tập được và mọi người đều nên tập để hạnh phúc.
Một bạn: Nếu thích nhiều người, gặp ai cũng thích được thì có duyên với người ta hết ạ?
Thầy Trong Suốt: Do em có nghiệp đấy. Và chỉ có hai khả năng: Một là, người giác ngộ thấy cái đẹp ở khắp nơi. Nhưng cái thích của người giác ngộ khác cái thích của người chưa giác ngộ ở chỗ là chỉ thích thôi, chứ không muốn sở hữu. Vào khu vườn thấy toàn hoa đẹp, bông hoa nào cũng tuyệt vời, cảm thấy rất sung sướng xong đi về nhà, chứ không cầm bông nào về. Hai là, người chưa giác ngộ thuộc loại tham lam muốn sở hữu mọi thứ trên đời, vào vườn hoa thích tất cả các bông hoa và muốn ôm cả vườn hoa này về nhà, giống như ngày xưa, một vua có thể có mấy nghìn bà vợ là thích kiểu tham lam. Cái thích của người giác ngộ là “tôi thích tất cả mọi thứ mà không cần sở hữu gì cả. Không phải của tôi mà vẫn vui vẻ như thường”. Kiểu kia là thích nhưng mà sẽ không vui lắm nếu không phải là của tôi và sẽ tìm cách biến thành của tôi.
Cứ nỗ lực và nỗ lực hết sức mà không được thì hiểu là chưa đủ duyên nên chưa thành công. Ở đây có nhiều người kinh doanh mà không thành công thì hiểu là việc cố gắng mà không thành công là do chưa đủ duyên. Như làm kinh doanh mà kinh tế khủng hoảng thì cố cách mấy cũng khó thành công. Mọi người thử nhìn lại cuộc đời xem, những lúc thất bại xem đúng là chưa đủ duyên hay không. Ngay cả việc thời điểm đấy, mình không cố hết sức cũng là một duyên (điều kiện) là “tôi chưa cố hết sức”. Vậy nên tất cả thành công, thất bại của mình đều là chưa đủ duyên. Các thành công của mình cũng là do đủ duyên, đủ điều kiện mà thôi.
Tại sao thế giới có những người giàu vô cùng hàng chục tỉ đô la, ai cũng nghĩ là do ông ấy rất giỏi. Đọc sách, ai cũng thấy tấm gương các tỉ phú để học tập theo, ai cũng nghĩ ông ấy được như vậy vì ông ấy quá giỏi. Nhưng nếu nghe buổi hôm nay thì thấy là không hoàn toàn như vậy đâu, nhiều khi do ông có nhiều nghiệp tốt, gặp nhiều duyên lành nên cách làm của ông ấy dẫn đến thành công, còn người khác bắt chước y hệt, không gặp đủ duyên nên thất bại như thường. Mình học theo người khác chưa chắc được như người ta, vì họ có nghiệp của họ, họ có hoàn cảnh của họ, họ có duyên khác mình. Nên nếu nỗ lực, mình ngang với người ta thậm chí hơn, nhưng thành công của mình chưa chắc đã xảy ra nếu không đủ duyên.
Cứ nỗ lực và nỗ lực hết sức mà không được thì hiểu là chưa đủ duyên, nên chưa thành công.
3. TÍCH TẬP NGHIỆP TỐT VÀ TUỲ DUYÊN
3.1 Muốn có kết quả tốt thì nên tích tập nhân tốt (nghiệp tốt)
Tin nhân quả là điều rất quan trọng, vì khi tin nhân quả rồi thì sẽ đặt câu hỏi “Liệu khi tôi chết rồi thì nhân quả đó sẽ tiếp tục như thế nào?”. Theo mọi người nhân tốt và nhân xấu mình làm sẽ đi đâu khi chết rồi? Bao nhiêu người tin có kiếp sau? (Một số người giơ tay) Bao nhiêu người không tin? (Một số người giơ tay) Bao nhiêu người nửa tin nửa ngờ? (Một số người giơ tay) Nghi ngờ là tốt vì không có vấn đề gì hết, nghi ngờ thì khi tin sẽ tin chắc hơn.
Vì như vậy nên gần đây, những nhà khoa học của Mỹ đi tìm bằng chứng đời sau và đời trước (vì mình không có bằng chứng) bằng việc ghi lại được hơn 1000 trường hợp khác nhau, khắp thế giới, nhớ về đời trước của mình chính xác. Việt Nam đã in cuốn sách tên là Đầu thai, mọi người có thể tìm đọc, không phải là những lời tuyên bố, mà là công trình khoa học nói về những trường hợp nhớ rõ các đời trước và đã được kiểm chứng. Hay các sách khác như là “Tiền kiếp có thật không”, “Tái sinh ở phương Tây”, hay “Những bí ẩn cuộc đời của Edgar Cayce” – ông không chỉ nổi tiếng với những dự đoán rất chính xác về tương lai, mà còn bởi khả năng chữa bệnh kỳ diệu nhờ hiểu luân hồi và những quy luật nội tại ẩn chứa bên trong đó. Nếu chưa tin có đời sau là chưa tin nhân quả, vì nếu không có đời sau thì nhân đó đi đâu, quả sẽ nở ra ở đâu. Bao nhiêu người làm điều xấu xa rồi chết thì xấu xa nở ra ở đâu? Nên việc tin nhân quả sẽ dần dẫn đến tin vào kiếp trước kiếp sau. Thành công đời này không chỉ ảnh hưởng bởi những việc mình làm trong đời này, mà còn do những việc đời trước nữa, nên muốn có kết quả tốt thì nên tích tập nhân tốt.
Không thể bảo là muốn kết quả tốt mà không tích tập tí nhân tốt nào. Hiểu nhân quả mới quan tâm đến tích tập nhân tốt, chứ nếu không thì chỉ cố hết sức rồi xem có may được hay không thôi. Người hiện đại là “tôi sẽ cố gắng làm còn may mắn thì có thành công”, nhưng nếu mình là người hiểu nhân quả, hiểu nghiệp thì sẽ nói “tôi sẽ liên tục tích tập nghiệp tốt, vì sớm muộn nó cũng sẽ nở ra và tôi sẽ có kết quả tốt”, như vậy sẽ chủ động hơn nhiều.
Khi chưa hiểu nhân quả sẽ rất là bị động. Mà xã hội này hầu hết sống một cách bị động, nghĩa là cứ cố làm cái này cái kia không được thì than thân trách phận, người có sự thực hành tốt cần tích tập nghiệp tốt nếu muốn có kết quả tốt. Ở đây đã ai quan tâm đến tích tập nghiệp tốt? Nếu không quan tâm tích tập nghiệp tốt thì cũng đừng hi vọng ra quả tốt, may lắm thì ra quả mà chỉ là may rủi thôi (May là do có nghiệp tốt đâu đấy, sẵn có đời trước chẳng hạn, thì mới có kết quả tốt ngày nay).
Thế nào là tích tập nghiệp tốt?
Các bạn: Tích tập nghiệp tốt như giúp đỡ khi ai khó khăn, phóng sinh, chụp ảnh làm người khác vui…
Một bạn: Ví dụ em đang đi trên đường thấy một người vô gia cư ngồi lề đường em bỏ tiền túi ra đưa cho họ, thì có 2 trường hợp. Một là họ bỏ tiền mua một bữa ăn vì đang đói thì em tích tập được nghiệp tốt; nhưng trường hợp hai, nếu họ dùng tiền đó đi uống rượu và chết khi say thì ý tốt của em đã thành kết quả xấu. Vậy thì việc cho tiền người khác là tốt hay xấu?
Thầy Trong Suốt: Nghiệp gồm có thân nghiệp, khẩu nghiệp, và ý nghiệp. Thân nghiệp là những nghiệp do hành động; khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói; và ý nghiệp là nghiệp do ý định. Em có ý định tốt – ít nhất em có ý nghiệp tốt; em nói những lời tử tế với người khác – ít nhất em có khẩu nghiệp tốt; còn thân nghiệp thì chưa biết được, vì hành động tạo kết quả tốt thì gọi là thân nghiệp tốt, còn hành động gây ra một kết quả xấu thì chưa chắc.
Một nghiệp gồm: ý định, hành động, và kết quả. Nên chỉ ý nghiệp tốt là rất tuyệt vời rồi, nếu cả ba cùng tốt là nghiệp tốt hoàn toàn, nếu không chỉ một phần tốt. Ví dụ như ý định tốt, hành động tốt, nhưng kết quả chưa chắc tốt. Nên ý định tốt, hành động tốt là tốt rồi, còn kết quả thì hãy tùy duyên, tùy điều kiện, vì nếu cho một ông già tử tế thì có nghiệp tốt, còn nếu cho một ông già chăm chăm đi uống rượu thì có nghiệp xấu, em phải chia sẻ một phần nghiệp xấu với ông ấy.
Nên chỉ cố gắng hết sức vì không thể kiểm soát kết quả 100% được. Tùy duyên nghĩa là sẽ cố hết sức nhưng không cố kiểm soát kết quả, vì hiểu là không kiểm soát nổi. Mình cố hết sức nhưng có bao giờ biết hết thông số đâu. Không thể nào biết hết thông tin người mình cho tiền được, nên việc của mình là cố hết sức trong khả năng của mình, còn kết quả là tùy duyên. Nếu được như vậy thì bố thí sẽ rất hạnh phúc. Khi biết cách tùy duyên thì làm xong một điều tốt mình sẽ rất hạnh phúc. Còn nếu khi hành động tốt xong, nghĩ kết quả phải tốt thì gọi là không tùy duyên và sẽ không hạnh phúc. Mình sẽ chăm chăm đi theo ông ấy xem ông làm gì, ăn cơm hay uống rượu? Ăn cơm thì mình thấy hạnh phúc, uống rượu thì mình thấy khổ. Nên trong cuộc sống, khi hành động cố hết sức, nhưng kết quả tốt hay không là tùy duyên.
3.2 Muốn sống hạnh phúc phải Tùy duyên
Thầy Trong Suốt: Ví dụ, anh ngồi đây, cố hết sức nói điều anh cho là đúng nhất, còn không hề mong muốn, bắt buộc bất kì ai ở đây là phải không được hiểu sai, vì anh biết anh không kiểm soát được. Hành động thì cố hết sức nhưng kết quả phải tùy duyên, nếu làm được như vậy trong tất cả hành động thì mình sẽ có thành công và hạnh phúc. Nếu không chỉ có một loại thành công nhưng không hạnh phúc. Thế nào là thành công nhưng không hạnh phúc?
Anh có một anh bạn có thể nói là giàu nhất nhì Việt Nam, một tỉ phú đô la, nhưng mắt anh ấy lúc nào cũng mở không nháy. Một hôm anh thấy lạ vì ngồi cả tiếng không thấy mắt anh ấy nháy, anh hỏi tại sao thì ông ấy bảo là không biết. Anh hỏi ông ấy “Thế anh đang nghĩ gì trong đầu?”, ông ấy bảo đang nghĩ về con chuột. Anh hỏi “Tại sao đang ngồi đây mà nghĩ về con chuột?”, ông ấy nói, vì ông ấy có 10 cái nhà máy mỳ khắp Việt Nam, chỉ cần một con chuột rơi vào cái dây chuyền ấy thì hôm sau lên báo mất hết uy tín ngay. Nên ngồi đây nghĩ về con chuột, lo kiểm soát dây chuyền, nếu lên báo thì sẽ gọi ông tổng biên tập nào, giải quyết thế nào… Nên có một tỷ đô mà lúc nào cũng lo lắng, căng thẳng vì không hiểu tùy duyên. Tùy duyên là cố hết sức, có một quy trình kiểm soát chất lượng tốt, có những người làm việc chăm chỉ cần mẫn thì không lo nữa. Tùy duyên nếu ngày mai con chuột rơi vào thì chịu thôi, chấp nhận và xử lý. Nhưng ông ấy không sống được như vậy, nên chỉ thành công mà không hạnh phúc. Ông ấy than là chỉ muốn bán hết doanh nghiệp rồi đi chơi.
Không sống tùy duyên thì hành động xong cứ bắt kết quả theo ý mình, nên rất khó hạnh phúc. Còn mình cố hết sức hành động nhưng không bắt 100% kết quả theo ý tôi. Như nuôi con cũng thế, ở đây ai đảm bảo “Con tôi là đứa trẻ sẽ làm đúng như lời tôi 100%?” – chỉ có robot mới làm thế được, nên sẽ có những ông bố bà mẹ luôn căng thẳng vì muốn kiểm soát việc con sẽ làm theo ý mình. Tùy duyên là sẽ chăm lo hết sức cho con, cố gắng dạy dỗ trong khả năng của mình, còn kết quả đúng như mình muốn hay không thì không kiểm soát được. Đủ duyên nó sẽ như mình muốn, không đủ duyên thậm chí nó còn hư…
Ví dụ khác là chủ doanh nghiệp không thể kì vọng nhân viên 100% làm đúng lời mình truyền đạt, dù mình đã đem hết tâm huyết chỉ bảo. Họ có thể hứa sẽ làm đúng quy trình tiêu chuẩn, nhưng kết quả thực tế thì không kiểm soát được. Không cẩn thận mình rất dễ thành người-nghĩ-về-con-chuột. Rất dễ, cực kì dễ trở thành như thế luôn! Như đang họp ở cơ quan nghĩ xem trời có mưa không, vì đang phơi đồ ở nhà sợ ướt hết đồ. Mình chắc chắn không kiểm soát được trời có mưa không, nhưng lúc nào cũng lo để kiểm soát xem đồ có ướt không. Mình phơi quần áo, khóa cửa ra khỏi nhà thì ướt hay không là tùy duyên. Nếu mình không tập gì thì trong đầu chỉ có những cái “mắc quần áo” như vậy thôi.
Hay ví dụ khác là một người qua đường gặp phải đèn đỏ, đứng lại và lầm bầm chửi thề. Mình có kiểm soát được đèn bật lên tắt đi lúc nào đâu, nhưng cứ thấy khó chịu vì nó bật lên. Đó là ví dụ thứ hai cho việc mình muốn kiểm soát cái-không-kiểm-soát-được. Thế nên, muốn sống hạnh phúc phải tùy duyên. Tùy duyên nghĩa là đừng cố kiểm soát cái-không-kiểm-soát-được, mình chỉ cần cố hết sức thôi, chứ không thể kiểm soát được. (Kiểm soát, ở đây nghĩa là 100% xảy ra theo ý mình muốn).
Mình có thể nuôi con yêu thương trách nhiệm, cố gắng tác động hết sức, nhưng không thể kiểm soát nó 100%. Mình có thể truyền đạt cho nhân viên hết sức, chứ không kiểm soát họ theo ý mình 100%. Mình có thể rất chăm chỉ làm ăn, nhưng không kiểm soát được liệu mình có thành công hay không. Thành công hay không là phải đủ duyên, muốn hạnh phúc thì phải sống tùy duyên, nếu mình quá lo lắng cho kết quả thì mình đang có triệu chứng của việc không sống tùy duyên rồi.
Vậy muốn thành công phải hiểu thành công là kết quả của nghiệp tốt, cộng với cố gắng cá nhân mình. Hiểu điều đấy thì một mặt rất cố gắng, mặt thứ hai là tích tập những nghiệp tốt, vì nghiệp tốt giúp mình có những duyên thuận lợi để thành công. Mặc dù mình cố gắng, mình đã tích tập nhiều nghiệp tốt, vẫn phải nhắc mình về tùy duyên, kết quả có đến hay không là tùy duyên, tùy hoàn cảnh, tùy điều kiện. Nếu mình làm được hai điều đấy cùng lúc thì mình sẽ là người thành công và hạnh phúc. Nếu mình chỉ làm được một trong hai thứ, ví dụ như mình chỉ làm được một phần là cố hết sức và tích tập nghiệp tốt thôi mà không tùy duyên được thì sẽ thành công mà không hạnh phúc, vì lúc nào cũng lo lắng kiểm soát, lúc nào cũng sợ cái này cái kia xảy ra. Còn nếu mình chỉ làm một nửa tùy duyên mà không có nửa cố gắng cá nhân và tích tập nghiệp tốt thì mình có thể tạm gọi là hạnh phúc, có thể bình an một chút nhưng không có sự thành công, về cơ bản mà nói, thì hạnh phúc đó cũng mong manh lắm, vì không có nghiệp tốt thì cái xấu xảy ra. Mà cái xấu xảy ra thì chỉ bó tay.
Ví dụ thế này, ngồi đây nói rất dễ là “con mình thế nào là tùy duyên”, nhưng giả sử lát nó bị ô tô đâm, lập tức mình rối loạn lên ngay, nghiệp xấu xảy ra, mình mất đi bình an ngay lập tức. Nên mọi người đừng nghĩ rằng cứ tùy duyên là hạnh phúc, không đủ đâu, tùy duyên nhưng vẫn phải cố gắng tích tập nghiệp tốt. Còn nếu chỉ tùy duyên không thôi thì khi chuyện xấu xảy ra đủ lớn là mình chịu, mình sẽ bất hạnh ngay. Như con mình bị ngất thì không sao, nhưng “con tôi gãy chân, gãy tay”, chắc chắn mình có sao rồi. Hiểu như vậy thì thấy việc tích tập nghiệp tốt và việc sống tùy duyên là không tách rời nhau được, không thể nói “Tôi chỉ thích thành công thôi, hoặc tôi chỉ sống tùy duyên thôi!” – Hai điều này liên quan chặt chẽ với nhau.
3.3 Siết chặt và Thả lỏng
Việc mình cố gắng tạo nghiệp tốt gọi là SIẾT CHẶT. Còn việc mình sống tùy duyên thì gọi là THẢ LỎNG.
Siết chặt là trong mọi hành động mình luôn luôn cẩn thận tối đa, liên tục tích tập nghiệp tốt.
Thả lỏng là gì? Thả lỏng là khi mình đã cố gắng như vậy rồi, kết quả đến hay không là tùy duyên, không bị ràng buộc, không bắt buộc kết quả phải xảy ra nữa. Nên ai sống được theo tinh thần siết chặt và thả lỏng đúng lúc thì sẽ có cả thành công và hạnh phúc.
Người nào có điều một mà không có điều hai – siết chặt mà không thả lỏng, thì có thể thành công mà không hạnh phúc, mà như thế cũng không gọi là thành công. Và chỉ có điều hai – thả lỏng mà không siết chặt, là có loại bình an tạm tạm, nhưng rồi cũng sẽ gặp chuyện này chuyện khác nên khó gọi là hạnh phúc được.
4. CHUYỂN HOÁ NGHIỆP XẤU BẰNG SÁM HỐI
Câu hỏi: Trước đây, trong mối quan hệ bạn bè, em có gây ra những lỗi lầm nên gặp chuyện xấu xảy ra. Trước đó em có học thiền, nhưng sau khi chuyện xấu xảy ra, mình biết mình làm sai, làm người khác tổn thương. Từ đó đến nay vẫn mang cái tổn thương và không ngồi thiền được nữa, khi ngồi tĩnh tâm thì cảm giác xấu cứ nổi lên làm mình mất bình tĩnh. Thế thì việc tùy duyên là một mặt, còn một mặt làm thế nào để đối diện và chuyển hóa những nghiệp xấu nổi lên?
Thầy Trong Suốt: Rất hay. Để giải quyết nghiệp xấu thì hành động quan trọng gọi là Sám hối. Sám hối không chỉ là thừa nhận sai lầm. Mọi người thường nghĩ sám hối chỉ là hối hận thôi, đó là sự hiểu biết sai lầm. Vì phần quan trọng nhất của sám hối là phát ra một quyết tâm – “Tôi quyết tâm không mắc lại lỗi đó một lần nữa!”. Năng lượng của mình phải dồn vào quyết tâm đấy. Hiện giờ em đang dồn vào phần hối hận. Đáng ra năng lượng phần hối hận của em nên dồn vào phần “tôi quyết tâm không mắc sai lầm lần nữa”, vì dồn năng lượng vào phần tích cực thì mới có kết quả, còn em dồn vào phần hối hận thì vô nghĩa. Hối hận thì em sẽ bị dằn vặt cả đời.
Bất kì ai ở đây nếu có những lỗi lầm, hay đã gây ra những chuyện không tốt thì nên sám hối theo cách tôi vừa nói xong: “Tôi hối hận về những gì tôi đã làm, nhưng quan trọng hơn, tôi hiểu rằng, tôi quyết tâm không mắc lại lần nữa”. Khi sám hối được như vậy mình sẽ dồn năng lượng vào chỗ tích cực, nên không bị cảm giác hối hận dày vò, mà chỉ có quyết tâm lớn lao là “tôi sẽ không mắc lại sai lầm nữa”. Đó là mức độ thứ nhất của giải quyết nghiệp xấu. Nhưng nếu khá hơn một chút sẽ có hiểu biết thứ hai là, khi đã gây nghiệp xấu cho người ta thì dù có sám hối, hối tiếc thì nghiệp xấu đã gây ra rồi, nên người thông minh hơn là phải hành động để sửa chữa. Nếu chưa có điều kiện để sửa chữa thì quyết tâm hành động để sửa chữa trong đời này và trong các đời sau. Ví dụ mình đã mắng chửi ai thậm tệ, xong người ta đi Mỹ mất rồi, mình không có cách nào xin lỗi họ nữa thì mình sẽ quyết tâm không mắc lại lần nữa, và “tôi quyết tâm sẽ giúp người kia có được sự giác ngộ giống như tôi đang có/đang biết trong đời này và các đời sau”. Thế thì khi em quyết tâm như vậy, nếu đời này em không làm gì cho người ta được thì quyết tâm đấy dẫn em đến đời sau em làm cho người ta, tất nhiên em hơi khổ một chút, vì em phải đến gặp người ta để trả nợ.
Kiểu gì nhân quả cũng bắt em trả nợ, nhưng đây là trả nợ trong nỗ lực, trong quyết tâm; còn kiểu kia là cố tình quên nhưng vẫn phải trả. Quyết tâm là: “Tôi xin sám hồi về những gì tôi đã làm, tôi quyết tâm không mắc lại lần nữa. Nhưng quyết tâm lớn lao nhất của tôi phải dồn vào việc giúp người kia đến được hạnh phúc và giác ngộ trong đời này hoặc trong những đời sau”.
Nếu có quyết tâm đấy thì chuyển hóa nghiệp xấu của em rất nhiều, nếu không thì em chỉ có dày vò. Trong ba phần đấy thì phần hối hận chỉ là phần rất bé, hai phần sau mới là quan trọng. Nhưng thông thường, mọi người chỉ dồn vào phần hối hận là chính (Cả đời dày vò day dứt: “Ôi sao mình nỡ bỏ cô ý đi, sao mình nỡ lừa dối cô ấy…”), mà đáng ra phải nghĩ là “Tôi quyết tâm đời sau tôi sẽ đến và làm cô ấy hạnh phúc và giác ngộ, giúp cô ấy hiểu ra những điều chân lý để sống hạnh phúc thật sự”.
Giác ngộ là hiểu chân lý, hiểu sự thật, vì chỉ khi nào hiểu sự thật người ta mới có thể hạnh phúc thực sự thôi, còn không thì chỉ có hạnh phúc kiểu tạm thời. Như những người giàu có chỉ hạnh phúc khi đang có tiền thôi, hết tiền bị người khác coi thường là hết hạnh phúc ngay. Còn người giác ngộ bị coi thường vẫn hạnh phúc được, hiểu sự thật thì vẫn hạnh phúc khi bị coi thường, chứ không đợi đến lúc người khác khen ngợi tôi mới hạnh phúc. Nên điều tốt nhất mình có thể làm cho người đã bị mình làm khổ là mong muốn cho họ giác ngộ, vì khi giác ngộ họ sẽ không có đau khổ trở lại. Còn nếu em chỉ làm họ tạm thời hạnh phúc thì khi hết duyên, mất điều kiện hay hoàn cảnh tốt là họ sẽ khổ trở lại.
Người giàu sẽ khổ trở lại khi thành người nghèo, người có danh tiếng sẽ khổ trở lại khi bị người khác chê bai. Ở Trung Quốc có câu nói là: “Ai có một triệu đô la thì gọi là người giàu, còn ai có mười triệu đô la thì gọi là người khổ”. Có một triệu đô gọi là giàu, chứ có mười triệu đô gọi là khổ rồi. Có mười triệu đô suốt ngày lo lắng quay cuồng giữ tiền, đầu tư vào đâu, bất động sản, vàng, hay chứng khoán… những thứ này lên xuống là bất an ngay. Nên người giàu khổ rất dễ, chỉ cần có nguy cơ mất tiền là đã khổ rồi chứ chưa nói mất tiền hẳn. Như đọc báo thấy tin thị trường chứng khoán đang đi xuống là thấy buồn rồi, vì họ đầu tư cổ phiếu, còn ông không đầu tư cổ phiếu đọc báo thấy tin đó chẳng sao cả. Không cẩn thận mình sẽ dễ bị như vậy.
Quay lại câu chuyện của em, mình phải quyết tâm giúp người ta giác ngộ, nhưng mình sẽ không thể giúp người ta giác ngộ nếu mình không giác ngộ được. Đúng không? Một người mù làm sao chỉ đường cho một ông mù khác được? Hai ông mù chỉ đường cho nhau chỉ đâm vào ô tô thôi, thế nên phải mắt sáng đã. Một người bị trói tay trói chân không thể mở trói cho người bị trói khác. Nên quyết tâm thứ tư mạnh mẽ hơn: “Tôi quyết tâm giác ngộ, vì tôi hiểu rằng chỉ khi nào giác ngộ tôi mới giúp được những người đấy thực sự”. Như vậy, nếu em làm được 4 điều anh vừa nói xong thì em chuyển hóa hoàn toàn sự dày vò của em thành trí tuệ.
Đó là cách chuyển hóa dày vò thành trí tuệ. Nếu không quyết tâm, em sẽ không chuyển hóa gì hết, ba mươi năm sau em vẫn bị dày vò. Nhưng nếu em làm được bốn điều anh vừa nói xong, thì em sẽ làm được điều ngược lại là biến dày vò thành lợi thế của em. Mỗi khi em có dày vò hối hận thì quyết tâm của em mạnh mẽ hơn nhiều, hơn nhiều những người không có sự dày vò đấy. Như thế em sẽ chuyển hóa một cách triệt để, hoàn toàn cả một mối lo lắng dày vò khó chịu thành mong muốn vị tha giác ngộ cho người khác. Đó là cách tập trong cuộc sống hàng ngày. Nên ở đây ai đang có điều gì hối hận thì nhớ 4 điều tôi vừa nói xong, và nên phát tâm trong cuộc sống hàng ngày để tận dụng luôn sự hối hận, dày vò thành động lực mạnh mẽ dẫn mình đến sự giác ngộ. Những buổi trước anh nói nhiều hơn, nhưng đây là một ví dụ.
5. ĐAU RỒI MỚI BUÔNG?
Một bạn: Nếu bản thân mình để hành động tùy duyên, nhưng ý nghĩ mình vẫn nằm trong kiểm soát của mình thì phải làm sao ạ?
Thầy Trong Suốt: Đó gọi là bị ngược. Hành động phải siết chặt, còn suy nghĩ phải thả lỏng (tùy duyên). Trạng thái em nói ngược lại, nghĩa là hành động thì có vẻ tùy duyên, không thèm cố, nhưng suy nghĩ thì không như thế, không thể chấp nhận được thế. Như thế thì rất nguy hiểm! Để hóa giải cái đấy thì đầu tiên phải nghe những buổi như thế này để em thấy trạng thái đấy hoàn toàn sai lầm và bắt đầu suy nghĩ về nhân quả, về duyên. Mình chuyển dần suy nghĩ của mình trước, khi suy nghĩ mình chuyển rồi thì dần dần hành động của mình sẽ đi theo. Câu chuyện của em, anh nghĩ là nhiều người gặp phải, không phải ít người, nghĩa là hành động tùy duyên nhưng suy nghĩ lại ép buộc. Em có thể giúp họ bằng cách nghe những buổi này, nhưng nếu họ không nghe theo được, thì điều gì sẽ xảy ra? Một kết quả xấu sẽ xảy ra với họ…
Một bạn: Vậy phương pháp nào để chuyển hóa những người như thế?
Thầy Trong Suốt: Anh bảo là hai khả năng: Nếu họ nghe và hiểu ra, nghe xong, ngẫm nghĩ, thấy đúng, và dần dần làm theo là trường hợp tốt nhất. Trường hợp thứ hai, họ nghe xong không ngẫm nghĩ, không làm theo thì một điều xảy ra là chuyện xấu xảy đến cho họ để họ học bài học cần thiết, không còn cách nào khác, và mình phải chấp nhận chuyện đấy. Tức là những người không học bằng trí tuệ thì sẽ học bằng hành động, họ phải gặp quả xấu. Khi sống như vậy thì mới học bài học đấy được.
Ví dụ câu chuyện: Có một cô gái đến gặp một nhà sư, cô ấy hỏi nhà sư: “Thưa nhà sư, con rất yêu anh ấy dù con biết anh ấy có vợ mất rồi, con rất yêu nhưng không thể cưới anh ấy được thì con phải làm thế nào bây giờ? Mặc dù con đã được học rằng, hành động phải siết chặt, nghĩa là con không thể đến gần anh ấy được vì anh ấy có vợ rồi, con đến sẽ gây nghiệp xấu cho con và anh ấy; còn suy nghĩ phải thả lỏng, phải tùy duyên. Nhưng con thì ngược lại: Hành động con kệ thế nào cũng được, gặp cũng được không gặp cũng được; còn trong suy nghĩ thì con phải lấy được anh ấy”.
Thế thì nhà sư mới bảo: “Thôi nói chuyện làm gì vội, không cần nói chuyện vội, con uống nước đi đã”. Nhà sư đưa cô gái cốc nước, cô ấy cầm cốc nước, nhà sư cứ lấy bình nước nóng đổ vào cốc nước đấy, cô gái cứ cầm cốc đến khi cốc nóng quá rồi cô ấy hét lên một tiếng và thả cái cốc ra. Thế thì nhà sư mới bảo là: “Đau thì sẽ buông thôi, con ạ”.
Có những người phải như vậy, đau thì mới buông được. Thế là cô gái hiểu ra và đi về. Có những người không buông được trong suy nghĩ thì phải gặp đau khổ gì đấy, và mình phải chấp nhận điều đấy. Trong quá trình đi giúp mọi người, có những người mình khuyên mà họ không hiểu, hay cố tình không nghe thì nhiều khi mình phải chấp nhận nhìn thấy cảnh họ đau. Quả thật như vậy, nhiều người sau khi đau mới đến gặp và nghe lời mình nói. Nên cuộc sống mình phải có sự kiên nhẫn như vậy, phải chấp nhận có những người phải đau mới buông được. Có những người thông minh, hay nghiệp tốt nhiều, khi hiểu là sẽ buông; còn có những người thuộc dạng đau rồi mới buông, có khi hết đau lại nắm lại thì có thể đau hai ba lần; có những người cả đời thậm chí không học bài học đấy được. Mình phải kiên nhẫn chấp nhận chuyện đấy; có những người cả đời không thể hiểu được chuyện tập như thế này – phải chấp nhận rằng, đây không phải bài học cuộc đời của họ, cuộc đời này họ cần học những bài học khác. Mình không thể bắt buộc tất cả mọi người đều phải tiến bộ theo ý mình được đâu, vì đó là không tùy duyên rồi – “Tôi sẽ cố hết sức, đưa những phương pháp tốt nhất, khuyên mọi người những lời hay nhất, còn người ta có nghe theo, có kết quả hay không là tùy duyên”. Ở đây bao nhiêu người bị nước nóng thả tay ra rồi? Ai dũng cảm giơ tay? (Nhiều người giơ tay) Hầu hết mọi người đau rồi mới buông.
6. TÍCH TẬP NHÂN TỐT NHƯ THẾ NÀO?
Một bạn: Một người bình thường, nếu không biết luật nhân quả thì làm sao biết người ta sẽ tạo nghiệp xấu hay nghiệp tốt ạ?
Thầy Trong Suốt: Nhân quả không tha bất kì ai, nên có hiểu nhân quả hay không thì nhân quả vẫn cứ xảy ra. Vào đúng lúc họ chịu quả xấu, em có thể khuyên họ một câu thì rất tốt, còn nếu không họ không biết thì tiếp tục chạy tiếp. Ngày xưa ở Việt Nam có cuốn sách rất hay tên là “Cơ hội của Chúa”, trong sách có câu “Đau khổ của con người là cơ hội của Chúa” – Không có đau khổ thì Chúa không có cơ hội giúp mọi người được. Đôi khi người ta phải đau khổ mình mới giúp người ta được.
Những người chưa hiểu nhân quả thì em phải đợi thôi, phải rất kiên nhẫn, đợi lúc họ gặp kết quả, nói họ mấy câu – đó là cách giúp những người như vậy. Hoặc mình nói trước với họ, khi họ bị quả xấu, họ nhớ lời mình mới nhận ra như thế là đúng. Thông thường anh chọn cách nói trước, chứ đợi họ đau thì rất lâu, và chắc gì họ tìm đến mình, nên thôi nói trước với họ luôn, rằng gieo nhân này thì quả này sẽ đến…
Đây là một chuyện có thật ở Hà Nội có ghi âm lại mấy buổi trước. Có một bạn làm tín dụng ở ngân hàng rất có tiếng, cả phòng bạn ấy làm một thủ thuật để có chỉ số đẹp. Vì bạn ấy tập với anh trước đó rồi, nên bạn ấy phân vân không biết có nên làm thế không, vì làm là lừa ngân hàng để nhận thưởng vì toàn số liệu giả. Ví dụ, muốn chỉ số tiền gửi cao là cứ bảo người ta gửi tiền trong một tháng, xong tháng sau bảo người ta rút hết tiền ra, xong gửi lại nên tháng nào doanh số cũng rất cao. Bạn ấy gặp anh bảo là không biết nên làm thế nào. Anh khuyên bạn ấy không nên làm, vì cái đấy sẽ có quả xấu. Bạn ấy nghe lời, nhưng trong trường hợp này căng thẳng ở chỗ là ông trưởng phòng gây sức ép, khi bạn ấy không làm như vậy thì chỉ số chung cả phòng không đẹp, nên sếp bắt bạn ấy làm thế, nếu không sẽ tìm cách đuổi bạn ấy.
Bạn ấy đến gặp anh lần hai và hỏi “Em biết làm thế nào bây giờ? Lúc trước chỉ là vấn đề của em, bây giờ là vấn đề chung cả phòng, nếu không làm như vậy thì phòng em xấu mặt với cơ quan và ông trưởng phòng sẽ tìm cách đuổi em?”. Anh cũng khuyên lần nữa là không nên làm. Bẵng đi sáu tháng sau gặp lại, thấy bạn ấy rất vui vẻ, anh hỏi thăm, bạn ấy nói rất may nghe lời khuyên của anh, vì một thời gian sau thì thanh tra ngân hàng phát hiện ra, những người làm thế mất hết việc, ông trưởng phòng mất chức, còn bạn ấy làm thật, nên trở thành người làm tốt nhất phòng, những người khác toàn giả số nên không có kết quả thật, nên bạn ấy được cả cơ quan coi trọng.
Mình nên khuyên trước khi người ta sắp làm việc xấu là tốt nhất, nhưng có những người vẫn lựa chọn làm việc xấu. Trường hợp này bạn ấy là người tập đủ lâu rồi, còn đầy người vẫn chọn làm việc xấu. Nhưng khi mình khuyên như vậy rồi lúc quả xấu nở ra, họ sẽ vẫn nhớ lời của mình. Hiểu nhân quả, mình sẽ không muốn làm những việc như vậy, nên sẽ có loại thành công bền vững hơn, hơn những người cố gắng làm điều sai để thành công; và thứ hai là mình có sự bình an trong tâm hồn, còn những người kia không bao giờ có được. Đó là thành công và hạnh phúc đến cùng một lúc.
Một bạn: Về nhân quả, em không nhớ lắm, nhưng ví dụ dâng cúng hoa cho Đức Phật sẽ xinh đẹp, bố thí sẽ giàu có… Nhân buổi nói chuyện về “Hiểu nghiệp mới thành công, tùy Duyên nên hạnh phúc” thì các bạn trẻ nên tích tập nhân tốt như thế nào?
Thầy Trong Suốt: Ngoài những nhân tốt mà mọi người thường xuyên nói đến như cố gắng làm việc, cố gắng học tập, sống có trách nhiệm… thì mình có vài phương pháp mọi người có thể tập, mình đã tập qua và hướng dẫn mọi người tập có kết quả.
Phương pháp đầu tiên tích tập nghiệp tốt là Bí mật chúc thầm (1). Cực kì hiệu quả, đơn giản là gặp ai cũng chúc thầm người ta, chúc thầm trong lòng không nói ra miệng, chúc mọi người “mạnh khỏe, giàu có, hạnh phúc, và giác ngộ”. Mình hay chúc như vậy, sức khỏe rất quan trọng, điều kiện kinh tế rất quan trọng, hạnh phúc rất quan trọng, và giác ngộ là quan trọng nhất. Tại sao là chúc thầm? Vì không ai biết, người được chúc cả đời có khi không biết mình chúc.
Đầu tiên mình chúc những người thân, người quen của mình, bạn bè, nhân viên… mình gặp đều chúc thầm họ trong lòng. Sau đó mở rộng ra đến những người không quen biết, ví dụ như những người trong cầu thang máy, các cô bán hoa quả trên đường, những người chủ cửa hiệu, bác trông xe, nhân viên nhà hàng như các bạn nhân viên ở đây… Họ không hề biết, có khi cả đời không hề biết. Nhưng mình bí mật chúc thầm như vậy từ ngày này sang ngày khác. Sau đó mình sẽ bí mật chúc cho những người mình ghét hay những ai phá hoại mình.
Đầu tiên là chúc người thân, sau là chúc người dưng, tiếp là chúc kẻ thù – những người đang phá hoại mình hay những người mình có kỉ niệm không tốt với họ, thì chuyển hóa mạnh nhất sẽ xảy ra khi mình chúc những người đấy. Mình cho đi nhưng không hề nói cho họ biết, cũng không cần lấy lại gì của họ cả, hoàn toàn cho đi một cách vô tư không đòi hỏi lấy lại gì hết. Đó là những nghiệp tốt dần dần sẽ thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình, cách nghĩ của mình, đồng thời là cách người khác đối xử với mình. Ở đây anh chị nào tập thời gian đủ lâu sẽ thấy rõ rệt kết quả, cách tập rất đơn giản, không cần đi làm từ thiện bố thí mà vẫn có nghiệp tốt, vì đó là một loại bố thí, không bằng hành động mà bằng ý nghiệp.
Thứ hai nữa, nó là cách chuyển hóa tâm của mình rất mạnh. Mình ghét người ta mà chúc được người ta thì tâm mình trở nên bình an hơn rất nhiều, nên tối thiểu là mình có sự bình an. Còn khi mình đã gieo những nhân tốt như vậy rồi thì kiểu gì quả tốt cũng xảy ra, tự nhiên sẽ có người đến giúp mình, không nhờ cũng có người đến giúp mình. Người ta không nhờ mình chúc, mình vẫn chúc họ, tự nhiên cuộc sống sẽ có những người nghĩ tốt về mình, mình chẳng cần bảo ai “hãy nghĩ tốt về tôi đi”, tự nhiên vẫn có người nghĩ tốt về mình.
Đây là việc rất tốt, rất nên làm của những người đi vào đời, nhất là những người làm kinh doanh. Mình có vô số cơ hội để tập trong kinh doanh hay làm ở đâu cũng có vô số đối tượng khác nhau, người hỗ trợ mình có, người phá hoại mình có, người muốn làm điều xấu cho mình, ghen ghét, nói xấu, dèm pha, trù dập mình có… thì có thể dùng phương pháp này. Ai tập đủ lâu thì thấy kết quả rõ ràng, mọi người thử tập xem, đây là một cách rất hiệu quả. Khi mình bí mật cho đi (Chúc thầm) sẽ có người bí mật giúp đỡ mình, đó là nhân quả tự nhiên.
Thứ hai, một cách rất quan trọng để chúng ta tích tập nghiệp tốt là cảm thấy hoan hỷ khi người khác hạnh phúc (2). Cảm thấy hoan hỷ khi người ta làm được một điều tốt, nhà Phật gọi phương pháp này là “tùy hỷ công đức”. Đức Phật có dạy trong kinh Ánh Sáng Hoàng Kim là: “Khi nghe người khác làm một điều tốt mà mình cảm thấy hoan hỷ tận đáy lòng thì mình có nghiệp tốt bằng với người vừa tạo ra xong”. Chỉ cần hoan hỷ, rất hoan hỷ, nhìn người khác vui và thấy thật vui khi biết ai đấy làm điều tốt. Mình thấy sung sướng hạnh phúc tận đáy lòng mình vì người ta làm điều tốt. Đây là cách rất tốt tích tập công đức. Đặc biệt, khi ta gặp càng nhiều người như vậy, ta tích tập công đức càng nhanh.
Tuy nhiên mọi người phải để ý một chuyện rất quan trọng, công đức tích tập nhanh nhưng mất cũng dễ. Ví dụ thế nào là mất công đức? Đức Phật có dạy nếu mình làm điều tốt xong mà khoe khoang về công đức mình làm, lập tức mất công đức việc đấy. Chẳng may trong cuộc sống, nếu mình khoe việc tốt mình làm, lập tức mình mất ngay công đức đó. Ví dụ, mình có quen một chị ở Hà Nội, chị đến nhà mình chơi, câu đầu tiên chị nói với mình là “Chị vừa đi từ thiện 100 triệu ở Lạng Sơn về”, mình đang định vui vì chị ấy làm từ thiện thì thấy buồn vì chị ấy khoe trước đông người. Đó là cách mất công đức rất nhanh.
Cách thứ hai là, thay vì hoan hỷ khi người ta làm điều tốt, mình lại ghen tỵ – như thế mình sẽ mất công đức bằng công đức người ta vừa làm. Nên hết sức cẩn thận trong đời sống, đặc biệt là ghen tị là cái rất dễ xảy ra. Ví dụ mình vừa nghe tin người ta được giải thưởng Sao vàng chẳng hạn, mình nói: “ Ôi giải Sao vàng vớ vẩn, chỉ là vứt đi!”, hay “ Tôi còn quen ông bạn tôi được 10 giải sao vàng một lúc!”… Ghen tị mà, thế là mình mất luôn một đống công đức vì ghen tị khi người ta làm điều tốt hay hạnh phúc. Thế nên khi thấy ai làm điều tốt thì tốt nhất mình nên hoan hỷ, tối thiểu cũng đừng cảm thấy khó chịu khi người ta làm điều tốt.
Điều thứ ba làm mất công đức nữa là hối tiếc khi làm điều tốt. Ví dụ hôm nay giúp người ta xong, về nghe vợ mình nói mấy câu lại tiếc vì giúp người khác, thì bao nhiêu công đức đã làm biến mất hết.
Điều thứ tư làm mất công đức là sân hận. Có câu nói là “Một cơn giận đốt cháy cả rừng công đức”. Giận rất nguy hiểm vì bao nhiêu công đức tích tập sẽ mất hết khi giận.
Đó là bốn điều tổn hại công đức: Khoe khoang, ghen ghét, hối tiếc, và sân hận. Nếu mình chỉ xây ít (tích tập công đức ít) mà phá nhiều (làm những việc tổn hại công đức), thì mình sẽ mất công đức nhiều.
Thứ nhất là, không khoe khoang công đức mình có, mình chỉ nói ra để khuyến khích người khác làm điều tốt thì được, chứ không khoe để thể hiện mình tuyệt vời.
Thứ hai là, không ghen tị khi người khác làm điều tốt, vì nếu không mình sẽ mất chừng ấy công đức.
Thứ ba là, không hối tiếc vì đã làm điều tốt.
Thứ tư là, không sân hận vì sân hận làm mất rất nhiều công đức.
Nếu ai làm được 4 điều đấy thì công đức sẽ không bị giảm đi. Đồng thời mình sẽ gây dựng công đức bằng những cách như: cảm ơn, chúc lành, hoan hỷ khi thấy người khác làm điều tốt. Ví dụ gặp ai hỏi họ có làm điều gì tốt không, nghe người ta kể mà trong lòng sung sướng, mình vừa hạnh phúc vừa có nghiệp tốt.
Cách thứ nhất là thầm chúc lành (1); thứ hai là tùy hỷ công đức (2); thứ ba là đọc thần chú (3). Thần chú là câu nói, những tiếng nói mang năng lượng tốt lành rất to lớn. Toàn bộ thế giới mình đang sống chính là năng lượng, những người ngồi đây thực ra là những bó năng lượng chạy qua biến đổi liên tục, xong rồi biến mất hoặc chuyển đi chỗ khác, chỉ thế thôi. Thần chú là những năng lượng rất mạnh mẽ có thể thay đổi môi trường xung quanh mình. Khi mình đọc thần chú thì mình sẽ giúp cho những người hay những con vật xung quanh nhận được điều tốt.
Cách rất dễ để tích tập công đức là đọc thần chú càng nhiều càng tốt từ sáng đến đêm. Mình có thể đọc câu thần chú của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, câu thần chú có năng lượng cực kì tuyệt vời là Om Mani Padme Hum. Nên đọc từ sáng đến tối, hít vào “Om mani”, thở ra “Padme Hum”. Khi mình đọc câu thần chú này, nếu ai có khả năng nhìn thấy hào quang sẽ thấy ánh sáng xung quanh mình, thường có màu trắng đục với màu xám, biến thành màu xanh lục tỏa xung quanh mình. Ánh sáng đấy có khả năng làm người xung quanh mình an bình, hạnh phúc và giúp những vong linh xung quanh mình nếu chạm vào được siêu thoát. Nên câu thần chú đấy tích tập rất nhiều công đức.
Mọi người ở đây có thể nghĩ rằng Trong Suốt nói kiểu gì ấy vì làm kinh doanh chỉ tin vào vật chất thôi, chứ thần chú là gì, nghe khó tin quá. Nhưng thực tế, câu thần chú có sức mạnh thay đổi thực sự, và những ai có khả năng thiên nhãn thì sẽ nhìn thấy hào quang. Để tin thì tốt nhất mọi người nên đọc thêm sách vở để hiểu thêm, và nên tập. Một học trò – vị bồ tát Trừ Cái Chướng đã hỏi đức Phật về công dụng câu thần chú này: “Thưa Đức Phật có thể nói cho con tác dụng thần chú Om mani padme Hum?”. Đức Phật trả lời: “Ta có giảng một triệu kiếp thì ta cũng không giảng hết được sức mạnh câu thần chú này. Ta có thể biết được một năm Ấn Độ có bao nhiêu hạt mưa, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát, nhưng ta không thể biết và kể hết được sức mạnh thần chú Om mani padme Hum”. Thần chú rất đơn giản 6 âm, nhưng tác dụng vô cùng to lớn. Đây là cách tập cực kì hiệu quả cho ai muốn tích tập công đức thật nhanh.
Một bạn: Thay vì Om Mani Padme Hum, mình đã có thói quen là Nam Mô A Di Đà Phật rồi và mình cảm thấy rất là bình an thì có gì khác giữa hai cách đọc?
Thầy Trong Suốt: Có khác. “Nam Mô A Di Đà Phật” là con xin quay về và nương tựa vào Đức Phật A Di Đà, nghĩa là mình xin đi theo Đức A Di Đà. Xin đi theo, không đơn giản theo nghĩa đen là, sau này khi chết con sẽ lên cõi Phật vì Ngài ở cõi Phật, mà đầy đủ hơn là con xin làm theo những lời Ngài dạy, nghĩa là làm điều tốt. Thế nên khi đọc Nam Mô A Di Đà Phật rồi thì sẽ nhắc nhở mình về việc làm những điều tốt, hướng về Phật Pháp. Đó là tác dụng nhắc nhở mình làm điều tốt và hướng tâm về Phật Pháp – hướng đến sự giác ngộ. Đó là giá trị câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, câu niệm này rất giá trị. Nhưng đấy chỉ là câu niệm Phật, niệm danh hiệu Phật. “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” là niệm danh hiệu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” là niệm danh hiệu Đức Phật.
Thần chú là gì? Mỗi vị Phật khi giác ngộ đều có một câu gọi là tâm chú của mình. Đức Phật Thích Ca có câu riêng của Ngài, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cũng có câu của Ngài, Ngài Milarepa – một Thánh tăng Tây Tạng khi giác ngộ cũng có. Câu tâm chú là tập hợp tất cả sức mạnh của một vị Phật nhưng khi Ngài đọc lên, tất cả chư Phật mười phương đều nói là: “Ta ban phước cho câu thần chú hay câu tâm chú này, và câu tâm chú này có sức mạnh như sức mạnh của ta”. Nên một câu tâm chú là đại diện cho một vị Phật, nhưng cũng đại diện cho các vị Phật khác. Sức mạnh câu tâm chú mang ý nghĩa khác. Còn các câu kia là câu niệm Phật, khi nhắc đến danh hiệu Phật mình có rất nhiều công đức và đồng thời cũng được che chở rất nhiều.
Câu tâm chú là toàn bộ sức mạnh của một vị Phật, cũng như các vị Phật khác được kết nối đến với mình và tỏa ra môi trường xung quanh làm lợi ích cho mọi người. Ngoài lợi ích cho mình, còn lợi ích rất nhiều cho mọi người xung quanh, nên muốn giúp mọi người, mình nên đọc một câu tâm chú. Khi đọc “Nam Mô A Di Đà Phật” là người đi theo Phật, nhưng khi đọc “Om Mani Padme Hum” thì nhận năng lượng và sức mạnh Đức Quán Thế Âm và lan toả ra môi trường xung quanh cho những người khác, nên câu này có sức mạnh rất lớn.
Nhưng nếu đã là thói quen thì cũng không vấn đề gì, đọc “Nam Mô A Di Đà Phật” là làm theo đúng lời Phật dạy thì cũng là tu rồi. Nếu hiểu “Nam Mô” cho vui thì không được, mà hiểu “Nam Mô” là “con xin quay về nương tựa vào Phật” thì sẽ làm theo đúng lời Phật dạy và cũng sẽ tìm đến sự giác ngộ, đây là một cách tập tốt.
Hai cách đều tốt, nhưng những người đi vào đời anh khuyên đọc “Om Mani Padme Hum” vì mình tiếp xúc rất nhiều người, đọc câu đấy thì rất nhiều lợi ích cho những người xung quanh. Thần chú giống như chìa khóa. Ví dụ, trong căn phòng này sóng radio phủ đầy xung quanh, nhưng nếu mình không có tần số sóng, ví dụ như là 95MHz, thì mình không thể nghe âm nhạc được, và không giúp những người xung quanh nghe được. Dù sóng radio đầy phòng này nhưng âm nhạc không vang lên được. Cũng thế thôi, năng lượng của chư Phật đầy trong vũ trụ, mình không có chìa khóa để mở ra thì mình không nhận được. Câu thần chú là chìa khóa, câu thần chú “Om Mani Padme Hum” là chìa khóa để nhận năng lượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Một bạn: Đọc “Om Mani Padme Hum” lúc bình thường hay chỉ đọc khi được trao truyền ạ?
Thầy Trong Suốt: Một số câu có thể đọc phổ biến. Câu “Om Mani Padme Hum” được viết trong kinh điển Đại thừa. Kinh điển là Hiển thừa, nghĩa là không cần một vị Thầy trao truyền. Chỉ cần đọc là được sự ban phước của Đức Phật rồi, không cần vị Phật đứng trước mặt mình nên câu thần chú “Om Mani Padme Hum” có thể tự đọc được. Có một số câu không được phổ biến rộng rãi, nên chỉ được đọc khi có người có thẩm quyền trao truyền cho mình.
Thần chú có bốn loại khác nhau, có loại là Tăng ích, đọc lên có thể tăng trưởng những điều tốt đẹp. Có loại gọi là Tức tai, đọc lên dẹp trừ những điều xấu. Có loại gọi là Lôi cuốn, đọc lên cuốn hút những cái tốt đến với mình. Có loại gọi là Hàng phục, đọc lên có thể hàng phục người khác hay cái xấu khác. Người ta kỵ nhất là đọc những câu mang tính Hàng phục khi không được phép, vì khi đọc câu đấy thì làm kinh động môi trường xung quanh. Ví dụ đọc câu Tăng ích ai nghe cũng được tăng lợi ích nên không sao. Còn đọc những câu mang tính Hàng phục thì những loài phi nhân (không có thân người) nghe sẽ thấy kinh hoàng, ngất ngay lập tức. Những câu đấy đọc nếu không cẩn thận sẽ gây hại cho người khác. Những câu mang tính hàng phục hay phẫn nộ thì không ai viết vào sách kinh điển cả, mà phải có Thầy và phương pháp tập. Những câu mang tính Tăng ích… đọc thoải mái vì không hại cho ai hết, nên bây giờ mình thấy rất nhiều thần chú được phổ biến. Thần chú Tara, thần chú Quan âm, thần chú Văn Thù… có thể đọc công khai được, nhưng một số loại thì không đọc như thế được.
1. Bí mật Chúc thầm
2. Hoan hỷ khi người khác hạnh phúc
3. Đọc Om Mani Padme Hum – Thần chú của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
7. NIỀM TIN ĐỂ ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG
Một bạn: Lúc nãy có bạn tin vào Đức Phật, nhưng không tin vào lời Phật dạy. Tôi tin Đức Phật và tin có Phật, cũng có chứng kiến nhân quả. Tôi tin lời Phật dạy, nhưng không tin vào kinh điển lắm. Từ thời Đức Phật cách đây 2600 năm đến bây giờ kinh điển qua nhiều bản sao chép, thì liệu kinh điển này có đáng tin cậy và sử dụng so với lời Đức Phật dạy không?
Thầy Trong Suốt: Thực ra thì không ai có băng ghi âm Phật nói gì cả, nên kiểu gì cũng phải tin, chỉ là tùy anh tin ở mức độ nào thôi. Không ai ghi âm được lời Phật nên tùy mức độ tin. Có những người chỉ tin Kinh điển Nguyên thủy thôi. Kinh điển Nguyên thủy là lời Phật dạy trong trí nhớ của các vị A la hán, cứ 100 năm các Ngài lại gặp nhau một lần tụng lại, kiểm tra lại cẩn thận, sau 500 năm lá bối ra đời thì viết lên lá, đó là kinh điển được truyền lại bằng trí nhớ của loài người. Một số trường phái Phật giáo nói là chỉ có kinh đó mới đáng tin thôi, còn những kinh điển khác thì không đáng tin.
Đấy là một cách tin, mình buộc phải tin vì mình đã gặp Phật, nghe Phật trực tiếp bao giờ đâu, mình chỉ nghe kể lại, đọc lại thôi nên mức độ tin khác nhau. Cách vừa xong là Kinh điển Nguyên thủy, tin lời Đức Phật nói trong 20 năm đầu tiên do các vị A La Hán tụng đi tụng lại, rồi viết ra giấy thì được gọi là chính thống, còn những kinh điển khác thì không đáng tin. Những người tin điều này, tập theo con đường này và sẽ đạt được kết quả nhất định.
Tiếp theo có một Kinh điển khác gọi là Kinh điển Đại thừa, khó tin hơn. Vì đến thế kỉ thứ 1, thứ 2, Ngài Long Thọ – một vị Đại Bồ tát xuống long cung cầm kinh điển ấy đem lên. Nghe khó tin chưa, vì dưới long cung chứ không phải trên mặt đất, lí do là khi Đức Phật thuyết kinh đấy thì những vị Thiên Long (Rồng) ghi lại và lưu trữ dưới long cung. Đến thế kỷ 1,2 thì có vị Bồ tát lấy lên được – Thế mọi người có tin điều đó không? Có rất nhiều người bảo không tin vì nghe huyền hoặc quá, nhưng thực ra, tôi thấy có khác gì cách kia đâu? Cách kia cũng là trí nhớ con người, còn đây là trí nhớ các vị Thần có khi còn rõ và chính xác hơn chứ? Nên có những người sẽ tin theo cách hai, là tất cả Kinh điển Đại thừa đều đáng tin. Kinh Đại thừa nghe rất huyền bí, bao la, rộng lớn, vì Đức Phật giảng 20 năm sau cho rất nhiều vị Thần, như Thiên Long, nghe nên Kinh điển này nghe rất là hoành tráng.
Thế nhưng có một loại Kinh điển thứ ba không phải Đức Phật nói, mà người ta cũng có thể tin được, đó là Mật điển. Nhà Phật có thể tạm chia là có ba thừa: Nguyên Thủy, Phát triển (Đại thừa), và Kim cang thừa. Kim cương thừa là thừa mà không phải hoàn toàn do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết, trong đó có những mật điển do các vị Phật khác thuyết. Có nhiều người chỉ tin Đại thừa, vì thấy Mật thừa là khó tin rồi, vì có những vị Phật chẳng tái sinh ở Trái đất này đi thuyết kinh mà buộc mọi người tin theo, thế nhưng cũng phải tin cả thôi mà.
Tóm lại điều gì cuối cùng là quan trọng? Cuối cùng, dù tập Nguyên thủy, Đại thừa hay Kim cương thừa đều xuất phát từ niềm tin hết, vì không niềm tin sẽ không tập được, không bước đi được. Nên cái điều đúng hay sai là do mình tập có kết quả hay không, mình đi vào con đường đấy mình tập và mình thấy có kết quả hay không.
Đức Phật có giảng là: “Sau này khi ta chết, các ngươi đừng có tin vào lời ta, đừng có tin vào những thánh đệ tử của ta, đừng có tin vào những vị Thầy pháp nổi tiếng. Chỉ khi nào các ngươi tập có kết quả, có kinh nghiệm về những điều đấy thì hãy bắt đầu tin”. Đức Phật giảng như vậy, và tôi tập theo tinh thần như vậy. Mình có thể tạm tin, tin trước để tập, nhưng quan trọng nhất là mình chứng nghiệm điều Kinh điển viết, khi đấy mình mới thực sự có niềm tin đầy đủ chân thực. Còn trước đấy mình phải tin vào Phật, tin vào con đường mình đi để mình có thể bước đi được và có thể cảm nhận được kết quả.
Một bạn: Vậy thì hơi khó để chứng ngộ. Để đạt chứng ngộ nào đó phải có thời gian, có đức tin, và có Kinh điển để noi theo, hoặc có một vị Thầy để hướng dẫn mình. Nhưng Kinh điển cũng do được chép lại khi Đức Phật qua đời, những người chép lại chưa phải là những vị Phật hay Bồ Tát mà chỉ là người tu tập bình thường ghi lại, nội dung ghi lại như em nghe anh nói buổi này về em ghi lại thì ý em nhiều hơn ý của anh. Như vậy những điều này truyền lại từ thời đấy – thời gian rất là xa, trong những điều đó sẽ có nhiều cái biến đổi. Rõ nhất trong thời này có rất nhiều tôn giáo, kể cả Phật giáo cũng chia ra rất nhiều dòng phái, chùa, Thầy khác nhau. Có những con đường tu rất nhiều kiếp mới đạt chứng ngộ. Có thể mình không tin vào sách, mình tin vào mình, nhưng để đạt chứng ngộ đấy rất lâu, rất khó, vậy mình nên như thế nào để sớm có niềm tin tuyệt đối?
Thầy Trong Suốt: Câu hỏi rất hay. Khi mình hiểu điều đấy rồi, mình sẽ mong chứng ngộ thật nhanh. Cách nghĩ của anh tích cực ở chỗ đấy. Hiểu điều đấy không phải mình không tin mà cố gắng chứng ngộ sớm, vì chỉ khi nào chứng ngộ mình mới có niềm tin tuyệt đối, không thì niềm tin của mình kiểu gì cũng dựa vào cái gì đấy.
Anh đi theo con đường nào cũng phải dựa vào cái gì đấy, nên mình sẽ tìm con đường nào giúp mình chứng ngộ thật nhanh, khi anh chứng ngộ càng nhanh thì anh có niềm tin rõ ràng nhất. Con đường nào thì lại tùy duyên của mình, mình không hoàn toàn biết được mà do tích tập các đời trước của mình, nên đời này mình có cảm hứng và niềm tin rõ ràng vào một con đường nhất định. Ví dụ có những người, khi tôi nói về Mật thừa, họ tin ngay lập tức, có những người không thể tin nổi luôn vì nghe thần chú… quá xa lạ. Hay có những người chỉ nghe Tịnh độ là tin ngay, như bà tôi, tôi có giảng gì về nhân quả, vô thường… bà không hiểu gì cả mà chỉ cần nghe Phật A Di Đà thì chỉ muốn tập để về cõi A Di Đà thôi.
Việc mình tin vào cái gì không phải chỉ có đời này, không phải dựa vào trí tuệ thông thường của mình mà là sự tích tập trí tuê từ rất nhiều đời trước. Tuy nhiên khi đã tin rồi thì phải bước đi. Ví dụ, tôi có thể giảng cho mọi người về con đường rất nhanh, nếu ai tin rồi nên thử và bước đi, đi thật cam kết và nỗ lực để nhanh chóng đạt được kết quả, khi đấy thì niềm tin mới là chân thực nhất. Còn trước đấy phải tạm tin vào Thầy, tạm tin vào Pháp Thầy giảng. Tạm tin không phải là nửa tin nửa ngờ, mà là hết sức tin để mà đi, niềm tin như ánh sáng soi đường để mà đi. Thực ra, mình chỉ tin khi mình có kinh nghiệm thôi, nên tôi không bao giờ trách học trò tôi không tin tôi hoàn toàn cả, vì họ chỉ tin 100% khi họ có kinh nghiệm thực sự thôi. Đức Phật có giảng về điều này là:
– Y pháp bất y nhân – Nghĩa là khi học với người Thầy thì tập trung vào Pháp nhiều hơn vào Thầy. Pháp ở đây là chân lý, chứ không phải là phù, chú, ấn, thần thông… Không hiểu Pháp là chân lý là hiểu sai ngay từ đầu. “Y pháp bất y nhân” là theo chân lý/ sự thật chứ không theo Thầy, hay người nói về nó. Ví dụ như Phật nói: “Một người muốn đi giúp người khác phải tự mở trói cho mình trước” – đây là chân lý, hay Đức Phật dạy “mọi thứ trên đời đều vô ngã” – đây là chân lý, “tam pháp ấn Khổ-Vô thường-Vô ngã” là chân lý… Mình theo Pháp là quan trọng nhất, có thể có người nói về chân lý nhưng chưa chứng ngộ sự thật, nhưng khi người ấy giảng về vô ngã, về sự thật, mình cũng phải tin vào để đi theo sự thật đó. Khi mình hiểu thế nào là chân lý, tức có Chánh kiến nhà Phật thì mới biết Thầy mình giảng đúng hay sai, hiểu đúng thấy Thầy giảng đúng thì theo, hiểu đúng khi thấy Thầy sai mình không theo nữa. Khi hiểu chân lý, mình dùng Chánh kiến soi, ví dụ, thấy Thầy dạy bùa chú thì biết Thầy không phải là người thực hành Phật Pháp, không mang đến giải thoát mà chỉ theo lòng tham của mình tìm năng lực này nọ… Mình thấy sai nên không theo Thầy nữa.
Hiểu Mật tông dựa trên nền tảng Đại thừa, chứ không chỉ là một tôn giáo có phù, chú, ấn, thần thông. Đại thừa là tất cả giáo lý giúp một người phát Bồ Đề tâm để giải cứu cho mình và cứu độ người khác, dựa trên Chánh kiến về Tính Không. Việt Nam hiểu nhầm Mật tông là phù, chú, ấn. Kim cương thừa là dựa trên nền tảng Đại thừa, trên nền tảng Chánh kiến và Bồ đề tâm, mình không thể bỏ hai điều này ra khỏi Mật tông được.
– Y nghĩa bất y ngữ – Nghĩa là theo ý nghĩa của câu nhiều hơn từ ngữ/ câu chữ. Học trên nghĩa chứ không dựa vào câu chữ để biện luận/ tranh luận mà không hiểu ý nghĩa chân thật câu đấy.
– Y trí bất y thức – Nghĩa là theo trí tuệ tuyệt đối chứ đừng theo nhận thức phân biệt thông thường. Điều này là khó nhất, vì thông thường mình phân biệt câu chữ, ý nghĩa lời Phật giảng bằng ý thức. Câu này nghĩa là mình phải tin vào trí tuệ chân thật, Phật tính bên trong có sẵn của mỗi người, chứ không phải lý luận của ý thức thông thường.
Người nào có cả 3 điều trên thì có thể dần dần đến đích. Đó là cách đi thông thường. Nhưng Mật thừa lại ngược lại.
Mật thừa thì “y nhân nhiều hơn y pháp”. Mật thừa là con đường khác, là con đường mình phải tin vào Thầy mình, Thầy mình còn quan trọng hơn là Phật. Bằng niềm tin này mình sẽ đi thật nhanh đến đích. Vì vậy phải có thời gian để kiểm tra người Thầy kỹ càng trước khi quyết định đặt trọn niềm tin vào Thầy.
Mỗi con đường đều có cách đi riêng, nhưng cuối cùng cũng là có cái tin để mà đi. Ai muốn đi cũng phải tin để mà đi, dù có nghi ngờ bao nhiêu đi nữa, muốn lên đường phải tin thôi. Vấn đề là mọi người có duyên với con đường nào thì tin vào cái đấy và đi hết sức. Thậm chí đi một thời gian không kết quả, có thể thôi và đi con đường khác, đó là chuyện hoàn toàn bình thường, đó là cách thực dụng nhất, hơn là ngồi nghĩ cái nào đúng nhất, mà đi xem cái nào kết quả nhất.
***
Nghe ghi âm Trà đàm – Hiểu Nghiệp mới thành công, tùy Duyên nên hạnh phúc tại đây: Tải file hoặc nghe trực tiếp.