Hỏi đáp thực hành trong cuộc sống (Đà Nẵng 15/7/2018)

Nếu trong bạn xuất hiện một câu hỏi “Tôi phải sửa mình thế nào trong mỗi tình huống giao tiếp hàng ngày?”, thì những giải đáp của Thầy Trong Suốt qua buổi trò chuyện này có thể gợi ý cho bạn một phương pháp thực hành hiệu quả. Hơn thế, bạn có thể tìm thấy con đường để giải quyết tận gốc nỗi khổ cho mình và mọi người.

1. NHÀO NẶN con hay GIÚP con nên người?

  • Ảo giác các bố mẹ thường hay mắc phải

Một bạn: Dạ chào Thầy, chào mọi ngườiĐây là lần đầu tiên em biết về Trà đàm Trong Suốt thông qua một người bạn của em. Tụi em cũng hay nói chuyện với nhaunhất là phụ nữ đã lập gia đình thì có rất nhiều vướng mắcnhững mâu thuẫn, xung đột về con cái, gia đình, công việc. Trong lòng em có nhiều vướng mắc nên hôm nay em đến đây cùng với chồng và con trai.

Trước thì em không đi làm, sau khoảng ba năm rưỡi thì em đi làmCông việc của em rất bận nên em không có thời gian lo cho gia đình, con cái. Nói chung mọi việc trong gia đình thì em không làm được, trách nhiệm làm vợ và làm mẹvì em tập trung vào công việc hết trơn.

Sau 1 năm rưỡi thì vợ chồng em bắt đầu có những cuộc cãi vã. Nhiều lúc em cảm thấy trống rỗng, mệt mỏi và không có sự đồng cảm. Bây giờ có ông xã ngồi bên cạnh thì em cũng có thể nói về vấn đề đó, không sao cả. Do không có thời gian nhiều để nói chuyện cùng nhau nên ngay từ đầu quan điểm chăm sóc và nuôi dạy con của mỗi người đã rất trái ngược. Khi em đi làm thì em không chăm sóc, dạy con được nữathì nhiều cái dồn nén thêm và đỉnh điểm là vợ chồng cãi nhaurồi ghen tuông.

Thầy Trong Suốt: Ai ghen? Em ghen hay chồng ghen?

Bạn đó: (Cười) Chồng em ghen.

Thầy Trong Suốt: Hai vấn đề, đúng không? Một là dạy con không đồng quan điểm. Hai là chồng ghen.

Rồi! Rất tốt! Em có nghe câu ngạn ngữ “Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà…”?. Ở đây có ai biết câu đấy không ạ? Em biết không? Chứng tỏ là em với chồng mải nhìn nhau quá. (Một bạn cười) Đấy! Mải nhìn mặt nhau quá nên không biết câu ngạn ngữ quan trọng đấy, bí kíp của hạnh phúc trong tình yêu là: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà…”. Bạn nào biết?

Chồng bạn đóXin phép! Mình là chồng.

Thầy Trong Suốt: À rồi! Mời anh phát biểu!

Bạn đó: Cái này mình biết: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là hai người cùng nhìn về một hướng”.

Thầy Trong Suốt: Chuẩn! Đấy! (Thầy cười) Tặng một quyển lịch cho anh. Anh giới thiệu một chút đi!

Bạn đó: Xin chào tất cả mọi người! Hôm nay thực ra mình không có ý định đến đây để nghe mà tại vì thằng nhóc đòi đi theo mẹ, nên vợ kêu: “Ba chở đi luôn”. Mình hy vọng là đến đây thì mình sẽ… .

Thầy Trong Suốt: Rồi! Rất tốt! Như vậy vấn đề của anh là ghen hay là dạy con?

Bạn đó: Không! Thật sự mình rất là ít ghen! Mình để cho vợ thoải mái chứ, làm sao vợ lại nói mình hay ghen tuông được. Mình không thừa nhận điều đó. Mình cực kỳ tôn trọng vợ, vợ đi làm mình cũng để cho vợ thoải mái tại vì đó là công việc mà.

Thầy Trong Suốt: Rồi! Bức xúc lớn nhất của anh với vợ là gì?

Bạn đó: Nói chung thì đâu có bức xúc gì vợ đâu.

Thầy Trong Suốt: Hả? Chỉ vợ bức xúc với mình và còn mình không bức xúc tý tẹo nào?

Bạn đó: Chắc là do mình hay cưng thằng nhóc nên là vợ mình mới nói cho con tự lập thế này, thế kia. Mình nghĩ nó còn nhỏ nên từ từ lớn rồi dạy nó dần dần cũng được. Mình vẫn hay nói với vợ, mình là thầy giáo, mình dạy biết bao nhiêu học trò trở thành bác sĩ, kỹ sư thì con mình thì mình biết cách dạy chứ, nhưng mà nhiều khi cháu nó còn nhỏ quá. Mâu thuẫn trong gia đình về chuyện dạy con như vậy thôi…

Thầy Trong Suốt: Rất hay! Rất hay! Mời vợ nói quan điểm dạy con của em?

Bạn vợ: À! Ngay từ đầu quan điểm của em thì nuôi con thứ nhất là thuận theo tự nhiên và phải tôn trọng con. Nhưng chồng em lúc nào cũng sợ con bị ốm, con bị đau, con bị té, con bị ngã… Sợ! Nói chung là nỗi sợ của chồng em quá lớn. Sợ thả con một mình có vấn đề gì đó, sợ con không ăn được nhiều… Có rất – rất nhiều vấn đề em với chồng đều trái quan điểm.

Thầy Trong Suốt: Anh ấy thì muốn dạy con theo chuẩn, đúng không? Còn em thì muốn dạy nó tự nhiên hơn, đúng không?

Bạn vợ: Dạ vâng! Em cũng không biết cái chuẩn của chồng em là bao nhiêu nữa?

Thầy Trong Suốt: Rồi! Chuẩn thì vô hạn đúng không?Thế nào là một người vợ tốt? Theo các bạn thì có vô hạn không? Thế nào là một đứa con tử tế? Được! Thế là vấn đề đã được nhìn thấy rồi đấy. Chồng em có một số chuẩn và em thì quan điểm tự nhiên hơn. Bây giờ câu chuyện là phải làm thế nào? Chẳng lẽ lại vì đứa con mà lại bất hoà. Đúng không? Rồi! Dễ! Quá dễ!

Bạn vợVâng! Quá dễ nhưng mà em nghĩ không thể.

Thầy Trong Suốt: Rất dễ! Nghe xem đã rồi tính.

Ở đây dễ hay khó là ở cách nhìn. Em cứ ngồi thoải mái đi! Vấn đề chung của các cặp vợ chồng là cho rằng đứa bé do mình nặn ra. Nghĩa là,mình đẻ ra nó là một phần rồi, nhưng mình còn nặn ra nó trong tương lai, nó thế nào là do mình dạy. Đấy! Vợ chồng toàn nghĩ thế thôi: Nó thành người thế nào là do mình dạyCòn sự thật là đến khi đứa bé khoảng 30 tuổi thì sẽ biết có do mình dạy hay không. Người Việt Nam có câu là: “Cha mẹ sinh con…” gì?

Một vài bạn: Trời sinh tính.

Thầy Trong Suốt: Trời sinh tính! Đứa bé, bản chất, nó không phải là tác phẩm do mình nặn ra. Nếu mình hiểu nhân quả nhé, thì đứa bé là người có ân hoặc có oán với mình, đến với nhà mình. Thế thôi! Nếu có ân và ân ấy đủ lớn thì đến để báo ân; nếu có oán, oán đủ lớn thì đến trả thù. Đứa bé chỉ là một chúng sinh trong vô vàn các chúng sinh khác có ân oán đến với mình thôi. Chứ nó không phải là do mình nặn ra, tính cách của nó không phải do mình sinh ra và tương lai của nó có phải do mình quyết định không?

Một bạn: Dạ không!

Thầy Trong Suốt: Không luôn! Như vậy nghĩa là ngay cả cái hình hài của nó cũng chẳng phải do mình tạo ra nốt. Bằng chứng là nó có cao như mình muốn đâu, khoẻ như mình muốn đâu, tính cách nó càng không – càng chứng minh được. Bố một tính, mẹ một tính, con một tính khác. Đấy! Và thứ ba là tương lai của nó có phải do mình quyết không? Là do nhân quả, nghiệp lực của nó.

Thế mình có vai trò gì? Mình có vai trò đưa nó một đoạn đường, lúc nó yếu ấy, không có ai chăm sóc, không có ai bảo vệ thì mình giúp nó có đủ ăn uống, có sự bảo vệ cần thiết. Lúc nó bắt đầu nhận thức được thì mình chia sẻ với nó cái gì là đúng, cái gì là sai theo quan điểm của mình. Nhưng mà nó có nghe mình không thì cũng không chắc nhé, đúng không? Bố mẹ dạy một đằng còn con sống một nẻo. Có bao giờ xảy ra chuyện đấy không?

Một bạn: Dạ có!

Thầy Trong Suốt: Có đầy gia đình bố mẹ rất lương thiện mà con là trộm cắp, ăn cướp. Bố mẹ hết sức vị tha mà con cực kỳ ích kỷ. Đúng không? Mình đừng nghĩ là mình dạy đứa bé vị tha là nó vị tha đâu. Mình dạy nó vị tha nhưng nó lớn lên ích kỷ, chuyện bình thường. Bố mẹ cực kỳ trí tuệ thông minh mà đẻ ra đứa con học rất dốt. Đấy!

Tất cả cái đấy nếu mọi người chịu khó quan sát trong xã hội thì rất nhiều luôn. Nên cái ảo giác mình tin là gì? Mình tạo nên tính cách của nó, mình quyết định tương lai của nó – đó là ảo giác. Các bạn, bố mẹ ở đây không phải là người tạo ra tính cách của đứa bé và càng không phải là người tạo ra tương lai của đứa bé. Đứa bé có nghiệp lực riêng, nghiệp lực đấy của nó quyết định mạnh hơn nhiều cái mà các bạn tạo ra.

Thậm chí có gia đình bố mẹ bỏ con đi từ sớm mà đứa bé vẫn nên người như thường. Chứ đừng nghĩ là ở cạnh bố mẹ mới nên người. Có gia đình bố bỏ đi từ sớm, con thành tổng thống. Đấy! Tổng thống Mỹ đấy! Có gia đình mẹ bỏ đi sớm, con lớn lên trở thành nhà bác học.

Như vậy chúng ta quá ảo tưởng về chính mình. Tin rằng mình nặn ra đứa bé này, nặn ra tính cách của nó và nặn ra tương lai của nó. Hoàn toàn là ảo giác. Phải hiểu rằng, đứa bé có nghiệp lực riêng, tính cách nó không phải do mình nặn và tương lai của nó càng không phải do mình nặn. Khi mình có cái nhìn đấy,mình bắt đầu dạy đứa bé theo kiểu khác.

Ngày xưa mình dạy theo kiểu gì? Là mình hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về cuộc đời nó. Nhưng không phải, nó mới là người chịu trách nhiệm về cuộc đời nó. Mình chỉ làm được những điều căn bản bố mẹ cần làm thôi: Cho ăn uống khi nó yếu này, bảo vệ nó khi nó chưa đủ lớn và chia sẻ cái mình cho là đúng, là sai với nó. Nhớ là chia sẻ chứ không phải là ép buộc nó học theo kiểu của mình. Đấy! Thế thì vai trò của ông bố,bà mẹ có thể nói tóm lại một câu là gì: “Không cô… thì sao?”. Có ai nhớ không? “…thì chợ…”

Một bạn: Vẫn đông.

Thầy Trong Suốt: Cô đi…

Một bạn: Lấy chồng.

Thầy Trong Suốt: Lấy chồng thì…

Một bạn: Chợ vẫn vui.

Thầy Trong Suốt: Chợ vẫn vui. Không có bố mẹ thì con vẫn lớn nên người. Bố mẹ có ly tán, mỗi người đi theo một chồng,một vợ, thì đứa con vẫn theo nghiệp lực của nó mà nên người. Đấy! Nên ở đây điều đầu tiên là ông bố, bà mẹ bỏ bớt cái tôi của mình xuống, bớt cái tầm quan trọng của mình xuống. Đừng đặt cho mình cái tầm quan trọng quá lố là người nặn ra tính cách, tương lai của đứa bé. Mà mình phải hiểu là gì? Nó có nghiệp lực riêng, không cần mình.

Giả sử mình tai nạn chết sớm, nó vẫn nên người bình thường. Đầy gia đình đấy, bố mất sớm, mẹ mất sớm,con trở thành người đàng hoàng. Để mình thấy rằng là gì? Tương lai của nó ấy, phần lớn là quyết định bởi nhân quả, chứ không phải là sự nhào nặn của bố mẹ. Nghĩa là, trách nhiệm của mình không phải là nhào nặn đứa con. Đứa con là cục bột, mình cứ nhào thôi, mình nhào thành tai thỏ xong rồi mặt người, rồi chân tay khỉ… Làm sao nhào được! Nó sẽ thành đứa bé kiểu của nó. Không nhào được đâu!

Nên là đừng có ngồi nghĩ chuyện nhào con nữa. Hãy nghĩ chuyện giúp con nên người! Thay vì mình nghĩ là tạo cho con nên người, thì hãy nghĩ giúp con nên người. Cái cây có sức sống của riêng nó. Mình là hoa hồng, chồng mình hoa huệ, nhưng con mình thì có thể là hoa mười giờ. Đúng không? (Thầy và mọi người cười) Mỗi cây có một sức sống riêng. Hay con mình có thể là hoa gì nữa nhỉ? Hoa súng! (Cười) Chồng hồng, vợ huệ, con súng là bình thường. Thế nên là, mình phải giúp nó nên người chứ không phải dạy cho nó nên người. Không làm được đâu! Cái người mà dạy cho con nên người – làm được mười mấy năm xong lớn lên… – là vô cùng thất vọng vì nó làm trái điều bố mẹ nó dạy.

Quan điểm rằng kiểm soát được tương lai đứa con – đấy là quan điểm sai lầm và kiểu dạy học như thế thì chỉ có mình thất vọng thôi. Con thì áp lực, còn mình thất vọng. Thế nên mình phải quan điểm là giúp nó nên người. À, đấy là quan điểm mới! Phải dạy con nên người – quan điểm châu Á truyền thống nhé. Đặc biệt người Việt Nam mình quan tâm là phải dạy con nên người. Nhưng phải hiểu đứa con có sức sống riêng, cách sống riêng, tính cách riêng, mình chỉ giúp nó nên người mà thôi.

 

Như vậy thì thế nào? Giúp nó nên người thì không phải là mình ép nó theo khuôn của mình được. Mình xem nó là cái gì chứ, đúng không? Mình muốn trồng cái cây thì mình phải xem nó là cây chuối hay là cây hoa súng? Chuối thì mình phải trồng kiểu khác chứ, hoa súng mình trồng kiểu khác. Nên phải xem đứa bé là ai, trước khi mình ép nó theo kiểu của mình phải xem nó là ai đã! Đấy! Xem nó là ai? Xem nó xu hướng như thế nào?

Thầy có hai đứa con. Đứa con trai của thầy có thể nói là khác hẳn thầy, nó cũng chẳng giống mẹ. Thầy là người rất nghiêm túc, trách nhiệm, làm gì quyết liệt đến cùng, quan tâm giúp mọi người, v.v… từ hồi bé tí luôn. Nhưng nó, có thể nói, đặc điểm duy nhất là rất lầy. (Mọi người cười) Kinh khủng lầy luôn! Mọi người hiểu lầy là gì không ạ?

“Con ơi lấy cho ba cái kính”. “Không lấy đâu!” – Lắc lắc thế này, “không lấy đâu”. Thế thôi! Lầy mà! Nó chẳng làm theo lời bố mẹ luôn. Nadhi! Con lắc thử cho mọi người xem nào!

Nadhi: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Thể hiện đi! Bình thường con hay làm thế nào nếu mẹ nói lên nhà lấy cho mẹ cái kính?

Nadhi: Con chẳng lấy đâu.

Thầy Trong Suốt: “Chẳng lấy đâu!”, đấy! Lắc lắc lắc… Đấy! Thấy lắc chưa? Đấy! Như vậy làm sao nó có tính cách giống mình hồi nhỏ, giống mình hồi lớn cũng khó. Thế phải làm thế nào bây giờ? Ca này khó đây, đúng không? Vì nó không có cái bản tính giống mình. Mình dạy nó trách nhiệm nó không nghe. Đó là ví dụ. Mình không thể ép nó theo mẫu nào hết. Mình phải xem nó là ai để dạy nó như thế nào. Đúng không?

5 bản tính căn bản của con người

Ví dụ, khi mình thấy như vậy mình bảo: “À! Như vậy cái cậu bé này, nó không có cái tính gọi là Nghiệp bộ”. Nhà Phật chia con người ra làm 5 loại bản tính: Loại thứ nhất là… Hơi dài mọi người nghe tý không?

Một bạn: Dạ nghe!

Thầy Trong Suốt: Nhưng nên nghe để biết dạy con. Nghe nhé! Đây là 5 bộ tên rất hay:

  • Bộ đầu tiên là Kim cương bộ, đặc điểm bản tính là hay nóng giận. Đấy!
  • Loại thứ hai là Liên hoa bộ, đặc điểm là tham lam.
  • Loại thứ ba là Nghiệp bộ, đặc điểm là ghen tỵ.
  • Loại thứ tư là Bảo sanh bộ, đặc điểm là kiêu ngạo.
  • Loại thứ năm là Phật bộ, đặc điểm là lười biếng.

Đấy, con người sinh ra đều có một, hai, hoặc ba, hoặc là cả năm bộ. Mỗi bộ đấy, tuy nó có điểm xấu, nhưng nó lại có điểm tốt riêng của nó.

Kim cương bộ – đặc điểm của họ là hay giận dữ. Ở đây ai hay giận dữ, khuôn mẫu ấy. Ở đây có ai có nhiều khuôn mẫu, hay khó chịu, hay giận không? Động vào khuôn mẫu mình một cái là giận, hay khó chịu. Đấy là Kim cương bộ. Đấy! Ưu điểm rất là mạnh mẽ, thấy đúng là làm, bảo vệ cái đúng bằng được, sống theo lẽ phải. Đấy! Đấy là ưu điểm của Kim cương bộ.

Thầy Trong Suốt: Có ai tự cảm thấy mình có cái tính đấy không? (Mọi người cười)

Một bạn: Có em.

Thầy Trong Suốt: Có nhiều khuôn mẫu, hay giận, hay khó chịu, không cần làm mặt giận dữ, chỉ cần khó chịu thôi. Hay bị trái khuôn mẫu, mọi thứ phải muốn làm đúng mẫu của mình. Ở đây có ai có tính khuôn mẫu đấy không?

Nadhi: Con!

Thầy Trong Suốt: Có ai phát hiện mình là bộ đấy không? Giơ tay! Rồi!

Hai là Liên hoa bộ, đặc điểm là cả thèm chóng chán, thích đủ thứ, nhanh chán. Có những thứ mình không cần cũng thích, thích xong lại chán! (Mọi người cười) Đấy! Ở đây có ai tính như thế không?

Nadhi: Con ạ!

Thầy Trong Suốt: Đấy là Liên hoa bộ.Ưu điểm là tinh tế, rất là khéo léo. Bên kia Kim cương bộ ưu điểm là mạnh mẽ, theo đuổi cái đúng. Bên này là quan sát một cách tinh tế, khéo léo; thương người – điểm nữa là thương người. Đấy! Cái ông tham lam lại có đặc điểm kỳ quái là thương người. Ở đây có ai thấy mình có Liên hoa bộ giơ tay nào? Rồi! Liên hoa bộ, thương này, hoặc một cái khác là dễ đồng cảm. Đấy! Dễ đồng cảm với người khác chính là thương người đấy. Ở đây có không?

Một vài bạn: Dạ có ạ!

Thầy Trong Suốt: Mọi người giơ tay lại xem nào! Rồi! Liên hoa bộ! Rồi!

Loại thứ ba là Nghiệp bộđặc điểm là rất là hay ghen tỵ, không thoải mái khi thấy người khác hơn mình. Nhưng mà có ưu điểm là làm cái gì là làm quyết liệt bằng được. Thế thì dễ thành công, làm cái gì làm bằng được đến cùng, không bỏ dở giữa chừng, không lười biếng. Ở đây có ai Nghiệp bộ không? Đấy! Rồi! Rất tốt!

Nadhi: Con.

Thầy Trong Suốt: Có Nghiệp bộ không? Con cũng Nghiệp bộ nhỉ? Không thấy cái đoạn đấy của con nhỉ?

Nadhi: Tại vì con có gì mà làm quyết liệt đâu ạ.

Thầy Trong Suốt: Loại thứ tư là Bảo sanh bộ, đặc điểm là luôn luôn kiêu ngạo, luôn cho mình hơn người khác một cách không có lý do. Tự nhiên thấy mình hơn người khác, không biết là tại sao mình hơn cả. Giống như mình nhìn hàng xóm, không biết điểm của nó là bao nhiêu hết, nhưng mà kiểu gì nó cũng dốt hơn mình. Đấy, đặc điểm là kiêu ngạo, luôn cho mình hơn người. Nhưng lại có cái ưu điểm rất hay là rất bình đẳng. Bình đẳng giữa mình và mọi người, trong lòng mình nghĩ là mình hơn họ nhưng mình rất dễ gần gũi này, chia sẻ này, cảm thấy mình và họ là những người bình đẳng với nhau. Đấy! Kỳ quái thế đấy! Ví dụ bẩn sạch là như nhau, người tốt – người xấu là như nhau, nhưng mình luôn nghĩ mình hơn người khác.

Nadhi: Con à? Con.

Thầy Trong Suốt: Con cũng Bảo sanh bộ đấy!

Hơn người khác một cách vô lý, không lý do. Ở đây có ai Bảo sanh bộ không? Khó thừa nhận nhỉ? Cái này khó thừa nhận! Nadhi thừa nhận. Rồi! Có ít người nghĩ mình kiêu ngạo lắm, nhưng mà kiểm tra xem mình có hay nghĩ mình hơn người không? Chuyện gì xảy ra thì xảy ra, mình là người tốt, còn thiên hạ là người xấu. Có không?

Một bạn: Dạ có!

Thầy Trong Suốt: Đấy! Có ai dám giơ tay Bảo sanh bộ không? Rồi! Ít người dám giơ tay. Còn lại mỗi Nadhi là dám giơ tay nhỉ! (Mọi người cười)

Cuối cùng là Phật bộ, nhược điểm là lười biếng. Cái tường nhà mình ở ngoài người ta cầm gạch đập phá choang choang choang, mình ngồi trong nhà biết là nó làm sai rồi, mình ngại chạy ra, cứ nằm tiếp, nhỉ. Biết cái gì là đúng nhưng mà lại chẳng muốn làm. Vì sao? Ngại! Thế thôi!

Nadhi: Con.

Thầy Trong Suốt: Đặc điểm là ba phải, cái gì cũng được. Bạn bảo là: “Ăn nhiều hoa quả là xấu”. “Phải! Ừ! Đúng rồi!”. Về không ăn hoa quả nữa. Hôm sau mấy đứa bạn bảo: “Ăn nhiều hoa quả vào rất tốt cho hệ thần kinh”. Thế là gì? Lại về ăn thật nhiều. Đấy! Không có chính kiến riêng, ba phải, lười.

Ưu điểm của Phật bộ cực kỳ cao, là dễ thấy được bản chất của vấn đề. Vì muốn lười mà vẫn sống ngon lành thì phải gì? Lười mà muốn sống được thì phải biết cái gì là mấu chốt để làm. Đúng chưa?

Ví dụ hàng xóm đập tường nhà mình, mình không làm gì, nhưng mình thấy bản chất vấn đề chưa có gì nghiêm trọng cả. Đấy! Nhưng mà giả sử bị đốt là phải xử lý ngay. (Mọi người cười) Đúng không? Đốt nhà cái lập tức cầm điện thoại báo công an các loại. Đấy! Mình càng hiểu bản chất của vấn đề, chính vì thế mình mới lười. Kiểu người ít tắm gội là ví dụ của Phật bộ. Kim cương bộ thì thôi, tắm gội thường xuyên, ngày 2-3 lượt. Phật bộ thì sao?

Một bạn: Cả tuần.

Thầy Trong Suốt: Tuần tắm lần cũng được, có gì đâu! Tại sao phải tắm? Đúng không? Tại sao lại phải tắm nhiều làm gì? Không thấy có lý do! Ở đây có ai Phật bộ không? Ít quá nhỉ? Thôi rồi, mọi người thích làm Kim cương, rồi Liên hoa, đúng không? (Mọi người cười) Chứ ít người nhận Phật bộ, nghe thường quá! Mỗi bộ đều có đặc điểm, ưu điểm riêng, loại trí tuệ riêng. Đấy!

Thế thì ở Việt Nam có câu là: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Mình nên biết mình, biết người. Trong quản lý, trong công việc mà biết được người thuộc bộ nào thì cực kỳ lợi hại luôn. Ví dụ những người Liên hoa thì mình không bao giờ giao những việc làm cần cù, tỉ mỉ cả, vì cần cù tỉ mỉ không phải tính của họ, họ cả thèm chóng chán mà. Nhưng mà Liên hoa rất là khéo tỏ thái độ làm hài lòng người khác. Thấy sếp cần một người tỉ mỉ, tỏ ra tỉ mỉ ngay. Đấy! Ngồi tỉ mỉ làm đến tận 8-9 giờ để sếp nhìn thấy, mà sếp vừa về cái thì sao?

Một bạn: Về luôn.

Thầy Trong Suốt: Mình cắp đít đi về luôn! Đấy! Đấy là Liên hoa, rất hiểu người khác muốn gì, cố biểu hiện. Ông sếp mà kém, bị lừa thì sao? Tưởng thằng này tỉ mỉ, giao việc tỉ mỉ cho. Chết không? Cái ông cả thèm chóng chán mà lại giao việc tỉ mỉ. Hỏng luôn! Tỉ mỉ giao cho ai biết không?

Một vài bạn: Kim cương.

Thầy Trong Suốt: Ừ! Kim cương bộ rất là nguyên tắc, rất là chi tiết. Hoặc là Phật bộ cũng được, Phật bộ thì bảo gì làm nấy mà. (Mọi người cười) Thì mình cứ làm, tỉ mẩn tỉ mẩn ngồi làm mãi cũng được, chẳng sao cả. Đấy! Nếu mà việc tỉ mỉ phải giao cho Kim cương bộ, cẩn thận càng Kim cương bộ. Nhưng việc gì mà cần khôn ngoan, lanh lẹ, ứng biến thì giao cho ai?

Một bạn: Liên hoa ạ.

Thầy Trong Suốt: Liên Hoa. Việc gì cần quản lí người khác này, đạt được mục tiêu, giao cho ai?

Một bạn: Kim cương.

Một bạn khác: Nghiệp bộ.

Thầy Trong Suốt: Nghiệp bộ, đúng không? Đấy! Nghĩa là, khi mình hiểu nhân viên của mình, hiểu người thân, người xung quanh mình, mình giao việc rất chuẩn. Còn hiểu chính mình thì sao? Mình sẽ không xung phong làm cái việc mà mình yếu. Biết thừa mình Liên hoa, sếp bảo cần một chân kế toán rất cẩn thận, mình có xung phong không? (Mọi người cười) Tự mình không muốn xung phong. Cần một người ra ngoài giao tiếp, đoán được ý của đối thủ, của khách, bán được hàng, xung phong ngay.

Hiểu con rồi mới giúp con

Đấy! Như vậy là mình hiểu mình, hiểu người rất quan trọng. Nhân chuyện dạy con nhưng mà mình nói một cái rất quan trọng. Khi mình dạy đứa con cũng thế thôi, hay dạy nhân viên của mình cũng là một loại dạy, đầu tiên, mình phải hiểu là mình giúp nó nên người. Vì mình giúp nó nên người chứ không phải mình nặn nó nên người, thì phải hiểu xem nó là loại gì, giống cây gì đã! Quan sát đã.

Đầu tiên, bố mẹ không phải là cố nặn con theo mẫu của mình. Giống thầy không thể dạy thằng cu theo kiểu mẫu thầy được. Nó không có những tố chất đấy, nặn thế nào được? Bố mẹ hay quan điểm là nặn con theo kiểu mình muốn. Sai ngay từ đầu rồi! Đầu tiên phải xem nó theo kiểu nào, sau đấy mình giúp nó. Giúp nó làm gì? Giúp nó phát huy điểm mạnh của nó và hạn chế bớt điểm yếu. Đấy! Đấy là cách dạy con thông minh. Ví dụ thằng cu nhà thầy, nó có tính nhanh chán, rất nhanh chán, mở miệng ra là kêu gì?

Nadhi: Chán!

Thầy Trong Suốt: “Chán!” (Mọi người cười) Đúng không? Đúng chưa? Thế thì nó không có nghiệp bộ, không có tính làm bằng được đến cùng. Vậy thì mình dạy nó thế nào?

Thứ nhất là, mình chia nhỏ việc và thưởng trên đường đi. Nghĩa là đoạn đường ngắn, thưởng ngay. Chứ bảo: “Con hãy cố gắng cuối năm nay ba thưởng cho con một cái gì đó”. Thôi! Đảm bảo nó chỉ làm ba ngày, nó chẳng quan tâm đến phần thưởng nữa. (Mọi người cười) Khi mình chia đều phần thưởng ra làm khoảng 20 chặng, mỗi chặng một tuần, xong rồi “Cuối tuần ba thưởng cái gì đấy!” thì nó còn làm được.

Nghĩa là với đứa bé như vậy mình dạy theo kiểu nghiệp bộ là hỏng rồi. Dạy nó là: “Con phải đạt mục tiêu này, mục tiêu kia”, nhưng mà nó có quan tâm đâu. Nó rất nhanh chán. Vậy thì mình chia mục tiêu ra làm rất nhiều phần, đủ giữ được sự hào hứng ấy trên cả đường đi luôn. Đấy là ví dụ cách dạy con. Khi mình hiểu đứa con, mình giúp nó nên người bằng cách gì? Chia cái đích thật xa thành những cái đích thật là nhỏ để nó có được hứng thú. Đấy là một ví dụ về việc mình hiểu con, mình sẽ dạy theo kiểu gì.

Còn mình là kiểu có mục tiêu, mình làm đến cùng, có bằng được. Xong mình cứ tưởng là con mình cũng thế, có phải khổ không? Có phải dạy nó không được không? Xong vợ chồng cãi nhau. Đấy! “Anh dạy con kiểu gì mà mãi nó…?”. Xong mình lại bị chạm tự ái. Đúng không? Lúc đấy vấn đề không còn là con mình là đứa thế nào nữa, mà chỉ còn là ai đúng ai sai thôi. Cãi nhau xem là vợ đúng hay chồng đúng. Khi mà cãi nhau cho đúng là mình đã quên mất đứa con rồi.

Hai vợ chồng cùng nhìn về một hướng, nhìn về đâu? Cùng nhìn xem đứa con thuộc kiểu thế nào. Đấy là nhìn một hướng. Dạy con đấy! Dạy con không phải là cãi xem bố mẹ đúng hay sai, mà cùng nhìn về hướng đứa con, xem nó là đứa bé thế nào để có phương pháp phù hợp. Hai vợ chồng cùng nhau bàn cách nào hợp với đứa con này nhất, chứ không phải con hàng xóm nhất. Đúng không?

Hàng xóm họ có một đứa con khác, nó có tố chất khác, mình không thể dạy cách dạy của con hàng xóm được. Hai vợ chồng cùng nhìn vào con xem: “À! Bây giờ mình phải xem đứa bé là kiểu người nào?”. Đấy! Nó có tham lam hay là nó tinh tế không? Nó có cứng cỏi, khuôn mẫu không? v.v… Đấy! Nên việc đầu tiên là gì? Đầu tiên là xem giống cây ấy là cây gì. Mình là hoa hồng, chồng là hoa huệ, nhưng con mình hoa gì?

Một bạn: Hoa súng.

Thầy Trong Suốt: Hoa súng cơ. Hay là hoa xương rồng, cũng được. Xương rồng như thế kiểu khác, gai góc, nên là gì?… Ở nhà thầy chẳng hạn, rõ ràng thằng cu nhà thầy nó không giống thầy về mặt tính cách, khác hẳn luôn. Đấy! Khác hẳn luôn và mình không dạy nó theo kiểu mà mình được dạy.

Việt Nam mình chỉ có hai kiểu dạy thôi: Hoặc là mình dạy con theo kiểu mình đã từng được dạy từ bé. Bố mẹ người Việt Nam thường là 90% dạy con theo kiểu hồi bé bố mẹ mình dạy mình thế nào, mình dạy hệt như thế. Một cách tự nhiên nó thế. Bố mẹ mình bắt mình nhiều, thì mình ép nhiều; bố mẹ mình không ép nhiều thì mình cũng không ép nhiều. Mình không biết phải dạy thế nào.

Kiểu dạy thứ hai là nghiên cứu phương pháp mới để dạy. Việt Nam chỉ có hai kiểu thế thôi. Cái kiểu thứ nhất thì sai chắc rồi. Kiểu thứ nhất là kiểu ngày xưa, hoàn cảnh môi trường, xã hội khác hoàn toàn. Dạy kiểu đấy lớn lên đứa bé sẽ không hòa nhập nổi với xã hội mới. Bây giờ nó khác!

Ngày xưa cứ răm rắp vâng lời là tốt, bây giờ cứ răm rắp vâng lời là không tốt. Không có chính kiến riêng của nó là không tốt. Ngày xưa cứ ra về chào hỏi lễ phép gọi là đứa bé tốt, nhưng nó chỉ là cái máy, chẳng có gì tốt cả. Mình dạy kiểu ngày xưa chắc chắn là không thành công.

Thế thì dạy kiểu mới thì sao? Dạy kiểu gì thì kiểu, mình vẫn phải quan sát đứa bé để xem nó là cái giống cây gì? Cần bổ sung dưỡng chất gì? Cần làm thêm cái gì? Cắt tỉa bớt cái gì? Và xác định là: Không phải mình nặn nên nó, mình chỉ giúp nó thôi. Mình giúp trong sức lực của mình thôi. Mình chỉ có từng này trí tuệ, từng này thời gian và tiền bạc, mình giúp nó trong sức của mình. Thế thôi! Xong! Và phần còn lại là phần của nó, trách nhiệm của nó. Kể cả nó bé hay lớn. Nó lớn lên kiểu nhân quả, nghiệp lực của riêng nó, chứ mình không ép buộc theo kiểu của mình.

Đấy! Bằng cách đấy thì sao? Hai vợ chồng thay vì cãi nhau sai hay đúng thì xác định xem là mình có bao nhiêu thời gian, công sức, mình dạy đúng mức của mình. Và đứa bé là thế nào mình dạy kiểu ấy. Đứa bé tăng động dạy khác. Đứa bé điềm tĩnh dạy khác. Đấy! Thì cách đấy là cách tốt nhất. Và như vậy,dần dần hai vợ chồng thành hai người bàn bạc, chứ không phải là “Tôi có khuôn mẫu của tôi, còn cô có khuôn mẫu của cô”, hai bên choảng nhau xem khuôn nào chuẩn hơn. Cuối cùng cả hai khuôn đều gì? Méo cong méo queo. Đúng chưa? “Tôi có khuôn của tôi, cô có khuôn của cô”, nhưng đứa bé nó kiểu khác, tại sao phải ép các khuôn kia vào. Chúng ta cùng nhau xem đứa bé kiểu gì. Xong bàn nhau, tự nhiên có phải hai vợ chồng cùng một hướng không? Đấy! Đấy là cách.

Hai người,thay vì đem khuôn mẫu của mình vào, mà chắc chắn là mẫu là sai rồi, khuôn mẫu làm sao đúng được, đứa bé kiểu khác, thì ngồi bàn với nhau. Nên ở đây không quan trọng là nó phải tự nhiên hay nó phải khuôn phép. Nó là đứa bé nào đầu tiên chứ! Cái đứa bé mà cần khuôn phép thì phải khuôn phép chứ, mà đứa bé cần tự nhiên phải tự nhiên chứ. Không phải lúc nào cũng tự nhiên,hay không phải lúc nào cũng khuôn phép. Đấy! Đấy là cách đầu tiên. Đầu tiên mình xác định như vậy thì hai vợ chồng bắt đầu có quan điểm hợp tác để dạy con, chứ không phải là ai đúng nữa.

 

Chúng ta cãi nhau bởi vì sao? Không phải vì con đâu! Chúng ta tưởng là cãi nhau vì con, đúng không? Không phải đâu! Cãi nhau vì cái tôi chúng ta không chịu nổi người kia. Đúng là câu đầu tiên là vì con thật, câu đầu tiên của chúng ta: “Hãy vì con nhé!”. Câu thứ hai là gì? “Nhưng mà em mới là chuẩn. Cách của anh sai rồi!” Ông chồng chịu nổi không? Chịu nổi không? Làm sao chịu nổi? “Bằng chứng gì bảo tôi sai? Cách cô chắc gì đã chuẩn? Cách tôi mới đỉnh đây này”. Thế là đến câu thứ ba thì còn là vì con nữa không? Câu thứ ba hoàn toàn là cái tôi nào đúng thôi. Choảng nhau xem cái nào đúng.

Đấy! Nên là buổi này biết vậy. Và con không nhất thiết phải giống bố mẹ. Con có thể hoàn toàn khác bố mẹ. Điều quan trọng là mình xác định là con mình có thể hoàn toàn khác chính mình và mọi người. Điều đấy rất quan trọng. Nó không nhất thiết phải đúng mẫu của mình, đúng kiểu của mình. Nó có thể là đứa bé hoàn toàn theo kiểu của riêng nó. Đấy là cách dạy, cách hiểu đúng nhất.

Mình là Kim cương, vợ mình là Liên hoa, con mình lại là Phật bộ, đau lòng không? Đau lòng phết đấy! Con mình chẳng giống ai cả. Chẳng giống mình, chẳng giống vợ mình. Thầy với vợ thế đấy. Thầy và vợ là kiểu khác hẳn nhau, cuối cùng con mình nó một kiểu mới luôn. Không sao! Nó lớn theo kiểu của nó, nó làm theo kiểu của nó. Nó thành công hoặc thất bại cũng kiểu của nó. Mình giúp nó bằng toàn bộ trí tuệ, hiểu biết và tài sản mình có thể đưa cho nó được, mình giúp nó. Thế thôi! Mình có bao nhiêu tiền? Cho nó học trường nào? v.v… Đấy là giúp nó đấy! Ăn đồ ăn gì? Bổ dưỡng như thế nào? Là giúp nó, chứ mình không thể nào uốn nắn, nặn nhào cuộc đời nó được.

Đấy! Nếu mà các bạn ở đây muốn nặn nhào rồi sẽ thấy thất vọng thôi. Sẽ thất vọng là chắc! Làm trái với sự thật, con mình nó có nghiệp riêng của nó mà lại bắt theo kiểu của mình. Đấy! Hai bạn đồng ý không? Hợp tác đi! Bây giờ hai người bỏ hai quan niệm của mình, bỏ cái cách của mình sang bên và xem đứa bé thế nào,và với cái tính cách này mình nên làm gì? Thầy ví dụ đấy, nếu nó không phải là đứa đặt mục tiêu cuối cùng lên trên hết, giống như là bố mình, thì phải chia nhỏ ra. Hai bên đồng ý ngay, đúng không? Còn nếu không thì vợ lại dạy theo kiểu phải đặt mục tiêu lên trên hết, thế là dạy con suốt ngày là: “Con phải!”.

Có hai kiểu dạy người Việt Nam thường phổ biến là: Một là “con phải”, cứ đúng mẫu là con phải dậy sớm, con phải chào ông, chào bà, con phải… thế là một đống “phải” hết. Đấy là dạy theo kiểu Kim cương, nghĩa là cứ đúng mẫu mà làm. Chẳng may gặp phải đứa Liên hoa thì thôi rồi. Đấy! Cách dạy ấy mà gặp đúng đứa Kim cương thì rất hợp. Nếu con mình là đứa Kim cương, dạy kiểu đấy rất chuẩn luôn, nó cứ phải là sẽ xong. Gặp đứa Liên hoa là thích phá khuôn mẫu, thích tìm tòi, sáng tạo. Cảm thấy gò bó, thúc ép,xong kiểu gì nó cũng phá tan. Loại đấy là loại “Con phải”. Đấy! “Con phải” nên là rất nhiều mẫu.

Loại thứ hai là đặt cho con mục tiêu và bắt con tự giác. Đấy! Đặt cho mục tiêu bắt con tự giác. Nếu đứa bé nào Nghiệp bộ thì nó sẽ tự giác, nhưng nó không phải Nghiệp bộ thì nó tự giác không? Không! Thế là thôi rồi! Hỏng! Thấy nó không tự giác, suốt ngày phiền lòng. Cháu nhà tôi thông minh lắm nhưng không tự giác gì cả. Nghe quen không? Thông minh nhưng mà nó lười lắm. Đấy! Việt Nam mình gặp thầy toàn nói câu đấy: “Ôi con em thông minh lắm”, đứa thì bảo thông minh nhưng không tự giác, đứa thì thông minh mà thuộc loại lười. Nhưng vì sao? Vì nó có phải thuộc loại tự giác, thuộc loại chăm chỉ đâu mà dạy kiểu đấy.

Trong số những người ngồi đây sẽ có những người mở trường dạy trẻ em cũng thế thôi, mình không thể nào cứng nhắc được. Mình bắt đầu bằng việc đứa bé là ai. Đấy! Khi mình biết được đứa bé là ai ấy, thì có những cái rất chung, mình dạy chung cho tất cả bọn nó, nhưng mà sẽ có những cái mình bao dung, mình không bắt nó theo, vì đơn giản nó không làm được kiểu đó. Nếu có thời gian thì dạy mỗi đứa bé những phương hướng riêng để cho nó chọn, chọn cách để hoàn thành mục tiêu.

Nhưng mà quay lại câu chuyện của hai bạn, vợ chồng đơn giản là ngồi bàn với nhau, phân tích đứa bé, đúng không? Một bên là bác sĩ Đông y, một bên là bác sĩ Tây y. Đấy! Bây giờ có bệnh nhân chung thì chúng ta cùng chữa, chuẩn hơn là mỗi người đổ một đống thuốc, xong hy vọng đứa bé sẽ uống theo kiểu của mình. Đúng không? Đấy! Cách là thế!
Rồi!

 

2. Hòa giải mâu thuẫn trong gia đình như thế nào?

Một bácDạ! Kính thưa Thầy và mọi người! Gia đình tôi không có ai theo Phật hết trơn ấy. Nhưng mà con trai năm nay 30 tuổi... (Dừng một lúc, nghẹn ngào rồi mới nói tiếp) cách đây ba nămnó có duyên với Phật Pháp, nó ngồi thiền. Rồi trong thời gian nó ngồi thiềnnó thấy quá khứTôi thì không biết quá khứ ấy có đúng 100% không, nhưng mà con nói là trong thời gian nó ngồi thiềnnó thấy ba lạm dụng tình dục nó từ khi lớp ba, mãi khi tới đại học mới hết.

Nó rất là khổ tâm mới nói ra điều này với ba mẹ. Mà mẹ rất là sốc. Một bên là chồng, một bên là con. Ba thì nói là không có, mà con lại khẳng định là có. Bây giờ con nó yêu cầu ba phải xin lỗi nó thì nó mới trở về gia đình. Còn ba nó không chịu nhận lỗi, ba nó khẳng định là dù chết chứ không bao giờ có lỗi. Mà con thì khẳng định 100% là ba có lỗi.

Bây giờ con không biết làm sao? Bên là chồng, bên là con. Vậy thì con tới đây để Thầy cho lời khuyênchứ giờ con cũng không hiểuCon khổ tâm lắm!

Thầy Trong Suốt: Sự thật thì tí nữa gặp thầy, ngồi nói riêng, nói chung không tiện. Nhưng ở đây vấn đề không phải là chọn như thế nào. Vấn đề của mình là gì? Kể cả là sự thật, dù thế nào thì mâu thuẫn vẫn đang ở đấy. Nên vấn đề của mình là đối diện mâu thuẫn như thế nào? Chứ còn bên nào – không cần chọn! Vì chọn bên này mất bên kia.

Bác đó: Dạ. Một bên là chồng, bên là con.

Thầy Trong Suốt: Chọn bên này thì mất bên kia, mất chắc, thấy chắc luôn. Như vậy vấn đề là mình đối diện mâu thuẫn, mình làm gì? Mình nên làm người hòa giải. Oán thù chỉ nên giải, chứ không thắt. Đấy! Muốn hòa giải được mâu thuẫn đấy thì trong lòng mình phải bình an đã. Còn lòng mình đang xốn xang làm sao mình hòa giải được ai. Nên việc đầu tiên con làm ấy, là dù bên nào đúng đi nữa thì tôi phải tập cách bình an. Ưu tiên số một bây giờ là chọn cái gì đem đến bình an. Đấy! Nhớ câu thầy nói! Thầy sẽ gặp riêng con,nói cho con biết là bên nào đúng, bên nào sai. Nhưng cái đấy chưa quan trọng!

Quan trọng là con phải chọn cái gì mang đến bình an. Đấy! Cái gì mang đến bình an trong lòng con thì chọn. Cái gì mang đến bất an thì đừng chọn. Thế cái gì giúp con bình an bây giờ? Liệu cái gì sẽ giúp con bình an trong hoàn cảnh này?

Bác đó: Vẫn chưa có gì để bình thản hết.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Tại vì con phải có hiểu biết thì mới bình an được, con hiểu biết về nhân quả. Nhân quả. Cái con thiếu hiểu biết là nhân quả. Dù là bên nào gây ra cho bên nào ấy, thì cuối cùng vẫn là câu chuyện nhân quả của hai người kia. Nên khi con hiểu về nhân quả ấy, nếu người này hại người kia thì phải có lý do. Không có quả nào mà lại không hề có nhân. Đúng chưa? Nhân quả nói như vậy. Đã có quả, thì không quả nào lại không có nhân. Đã có chuyện như vậy thì không thể nào không có nhân được.

Như vậy nhân gì thì nhân, có thể không phải chỉ đời này mà các đời trước nữa, thì tôi phải hiểu rằng: Đây là câu chuyện của nhân quả mà thôi, chứ nó không có gì đặc biệt cả! Một câu chuyện của nhân quả mà thôi! – Và cái hiểu biết đấy làm con trở nên bình an hơn. Nhân quả thôi, người này vay, người kia phải trả thôi. Vay vay trả trả, người này vay người kia nên bây giờ phải trả thôi. Nó chỉ là câu chuyện nhân quả và không có gì ghê gớm hết.

Vì thế nên mình hãy chấp nhận cái nhân quả đấy mà sống. Với bất kỳ bên nào thì mình cũng đem câu chuyện nhân quả ra mà nói. Thay vì mình căng thẳng đúng hay sai thì mình hãy làm cho hai người cùng chấp nhận nhân quả. Nhưng mình chấp nhận trước, đầu tiên mình chấp nhận đã. Có gì đâu,chuyện nhân quả ấy mà! Cái chuyện bố lạm dụng con ở Việt Nam đầy, chẳng qua báo chí không nói mấy thôi. Thế giới cũng nhiều, Việt Nam cũng nhiều. Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong hồi ký viết gì? Mẹ tôi lạm dụng tình dục tôi từ nhỏ đến lớn. Hồi ký Bill Clinton đấy. Tổng thống Mỹ cũng bị mẹ mình lạm dụng tình dục, kinh khủng không?

Nên chuyện ấy không phải chuyện kinh khủng lắm như mình tưởng đâu. Nó là câu chuyện của nhân quả mà thôi. Mình chấp nhận điều đó thì mình thấy nó cũng bình thường. Sau đó mình dùng cái sự bình thường, bình an đấy hòa giải hai bên. Như vậy, việc của con là phải bắt đầu đọc sách về nhân quả đi, đọc quyển nào chưa? Ở đây có quyển “Lời vàng của Thầy tôi”, tý nữa ra kia con có thể thỉnh một quyển. Ở đây các bạn ấn tống, in để tặng, không phải để bán. Tất cả sách ở đây là để tặng hết,thì có thể cầm một quyển để đọc, để mình hiểu nhân quả hơn. Hiểu nhân quả rồi mình thấy chuyện này cũng bình thường. Bây giờ dù ai có lỗi thì cũng là nhân quả, đúng không? Ví dụ, chồng con lạm dụng con của con, nếu mà đời trước con của con không làm gì chồng con thì liệu đời này chồng con có lạm dụng không?

Bác đó: Không.

Thầy Trong Suốt: Không thể luôn! Vì không có cái quả nào mà không có nhân. Không nhân nào không có quả. Nên là kể cả chồng mình có lạm dụng con mình đi nữa thì đó là câu chuyện nhân quả. Đứa con ấy chắc chắn đời trước đã lạm dụng người khác, gây đau khổ, tổn hại cho người khác. Thế là câu chuyện công bằng, có gì đâu! Nên không có gì đau lòng hết. Hãy chọn cái làm cho mình bình an. Bình an rồi thì mình sẽ làm người hòa giải cho hai người đấy. Mà được thì được, không được thì sao?

Bác đó: Con cũng khuyên ông xã nhiều lần lắm.

Thầy Trong Suốt: Ừ! Nhưng được thì được, không được thì thôi!

Bác đó: Vâng! Không được!

Thầy Trong Suốt: Có vấn đề gì đâu? Vì đó là nhân quả mà, phải có đủ nhân, đủ duyên thì mình mới khuyên thành công. Nếu không thì ông kia, cả đời ông chẳng nhận. Cũng chẳng sao cả, hiểu không? Như vậy con chỉ cần hiểu biết về nhân quả, nhân quả đi kèm với luân hồi đấy, là đã đủ để trong lòng bình an. Khi trong lòng bình an rồi thì đem cái bình an đấy mà giảng hòa được bao nhiêu thì được. Đấy! Có phương án chưa? Thế thôi!

Bác đó: Cám ơn Thầy!

Thầy Trong Suốt: Ừ! Rồi! Không vấn đề gì đâu! Nhân quả ấy mà!

 

3. Có phải thiền để tôn cái tôi của mình lên hay không?

Một bạn: Con thì không biết về Trà đàm Trong Suốt, chỉ là có duyên gặp một vài người ở đây. Sau khi theo dõi các bài viết trên Facebook, rồi tiếp xúc trực tiếp thì mình cảm thấy ngưỡng mộ.  

Nói về thiền thì kiến thức của con còn ít lắm, nhưng con cũng có duyên thiền định. Con đến đây hôm naycó hai mục tiêu rất là rõThứ nhất là để mình có thể trau dồi hơn. Thứ hai là, con muốn mình không phán xét đội nhóm và câu lạc bộ của mình. Thời gian gần đây những khóa học về thiền rất là nhiều. Bản thân con cũng đăng kí Vipassana ở Củ Chi. Con chỉ đơn giản thấy mình học hỏi được thì mình chọn thôi. Nhưng mà các bạn trong câu lạc bộ của con thì hay nói về chuyện thiền và tu, kiểu: “Chị ơi! Cuối tuần này em đi tucuối tuần sau em đi tuchị làm giúp em việc này vì em phải đi tuem đi thiền khóa này”. (Thầy cười)

Nhiều đến mức mà con cũng hỏi các bạn “Có nên thiền hay không?”. Vì thực tế khi các bạn đi thiền về thì con cảm thấy không ổn lắm. Và con bắt đầu suy nghĩ, có phải thiền để mình tôn cái tôi của mình lên hay không?

Thầy Trong Suốt: Ừ! Đúng rồi!

Bạn đó: Nhiều bạn đi thiền về cảm thấy tự hào là mình có thiền, còn người khác không có thiềnThì con mong Thầy cho lời khuyên có nên tiếp tục với thiền hay không?

Thầy Trong Suốt: Đội con có ai đến đây không? Những người ấy có ai đến đây không?

Bạn đó: Dạ, con rủ nhưng không có đi.

Thầy Trong Suốt: Không ai dám đi à? (Thầy và mọi người cười)

Bạn đó: Tất cả các bạn trong câu lạc bộ đọc sách của con đăng ký đi tu rất nhiều. Con thấy lo sợ vì bản thân mình có suy nghĩ phán xét, dù rõ ràng là không đúng không sai.

Thầy Trong Suốt: Đúng là bây giờ đang rộ lên phong trào thiền. Nó là mốt của thời đại. (Mọi người cười) Câu lạc bộ phải quàng thêm chữ “Thiền” vào để cho nó dễ tồn tại. (Mọi người cười) Thật đấy! Không nói đùa đâu! Cho nó dễ tồn tại. Thầy nói thật là thầy không dạy thiền luôn. Đấy! Thầy cũng từng ngồi thiền mà thầy thấy nó vô ích, không ích lợi cho người hiện đại, nên thầy chọn loại thiền-mà-không-ngồi-thiền.

Những người ngồi thiền về ai cũng nghĩ là mình đã hơn ngày xưa rồi, cái tôi mình nó to hơn. “Ngày xưa mình chẳng biết gì về tâm linh, bây giờ mình hơn con bạn bên cạnh, suốt ngày chỉ có làm, làm, làm. Hai mấy tuổi đầu không biết gì ngoài làm cả, còn mình biết thêm một thứ gọi là thiền”. (Mọi người cười) Thấy chưa? Như vậy là nuôi cái tôi tu hành tăng lên, mà lại không thực sự giải quyết cái tôi. Nên thầy không yêu cầu ngồi thiền là vì thế.

Thiền không sai, thiền rất tốt, nhưng phải đến trình độ trí tuệ nhất định thì thiền mới kết quả. Đấy! Thiền chỉ là phần rất nhỏ của tu hành mà thôi. Vì thế nên những người nào không có hiểu biết đúng đắn mà đã ngồi thiền thì chỉ có nuôi cái tôi tâm linh mình to lên, không có gì hay ho cả. Thiền chỉ có giá trị với những người đã có Chánh kiến, trí tuệ đúng đắn. Thường thì phải mất 3 năm liền để có Chánh kiến đấy.

 

Chánh kiến là gì? Chánh kiến là những hiểu biết căn bản về Phật Pháp. Ví dụ như là khổ, vô thường, nhân quả, vô ngã… Tất cả chánh kiến đã được trang bị trước,rồi mới có thể ngồi thiền.

Mà lúc đấy động cơ ngồi thiền không phải để an lạc, để tĩnh tâm… Tất cả động cơ đấy đều sai lầm. Động cơ an lạc, tĩnh tâm chỉ nuôi cái tôi to lên thôi. An lạc cho ai? Cho tôi. Tĩnh tâm cho ai? Cho tôi. Ai là người ngồi thiền? Tôi. Tất cả những cái thứ đấy chỉ làm bản ngã lớn lên thôi. Nên trước khi có trí tuệ về vô ngã thì không nên ngồi thiền. Thế thôi! Đấy là quan điểm của thầy.

Tất cả những người trước khi đến vô ngã mà đã ngồi thiền thì chỉ nuôi một bản ngã to hơn, cái bản ngã của người tu hành tăng lên, cuối cùng cũng chẳng đi đâu về đâu cả. Có nhiều người ngồi thiền xong thì nóng giận hơn, tại vì ngồi thiền yên tĩnh mà. Bây giờ có người khác đến quấy rối, lại nghĩ rằng tôi bị bực mình là do người khác, không nhận ra bực mình là do vô minh bên trong mình. Mà lại do lúc ngồi thiền thì an lạc, vui vẻ thế mà sao chồng đến quấy rối? Suy ra, bực mình là do chồng. Thôi rồi! Bực mình là do vô minh, do ngã chấp, do nhầm lẫn chứ không phải do chồng. Đấy! Như vậy là gì? Càng tập thiền càng sai, càng tập thiền bản ngã càng to.

Nên lời khuyên cho các bạn: Trước khi có trí tuệ, hiểu biết đúng đắn căn bản: Khổ, vô thường, vô ngã, tối thiểu ba cái đấy, thì đừng ngồi thiền vội. Đấy, con cứ bảo các bạn thế, là: “Tớ thấy các bạn tu kiểu gì xong cái tôi nó còn to lên, chẳng thấy giảm đi gì cả. Như vậy, tu đấy là tu để tăng trưởng bản ngã và đấy là trái với Phật dạy”. Đấy, thế thôi! Con nói thế xem bạn nào ngộ. Sáng thì ngộ ra, bạn nào không sáng thì bỏ, “hít le” luôn: “Không chơi với mày nữa, mày đúng là cái đứa không biết gì về thiền”. Thế thôi chịu rồi, những người đấy thì không giúp được. Hiểu chưa? Rồi! Thế thôi!

 

4. Nhiều năng lực, có thần thông mà thiếu Trí tuệ thì điều gì xảy ra?

Một bạnEm xin phép hỏi là Thầy có cái nhìn thế nào về năng lực siêu nhiên? Em có một người bạn, hình như bạn ấy cũng ảo tưởng về năng lực của mình. Bạn ấy luôn nghĩ mình… phi thường. Chẳng hạn bạn ấy làm cái gì mà ai mà nộ bạn ấy thì nhất định sẽ có chuyện xảy ra, đến mức nhiều người nói “Thôi, đừng nên nói chuyện với nó”.

Thầy Trong Suốt: Bạn ấy có đến đây không?

Bạn đóDạ… dạ không.

Thầy Trong Suốt: Ừ! Nói cho người không cần nghe phải nghe. Nói đùa thôi! Nếu cần thì cứ nói. Những người đấy cần nghe, người bạn của em cần nghe cái đoạn lúc nãy.

Ngồi thiền đã củng cố cái tôi rồi. Vậy có một số thần thông thì có củng cố không? (Mọi người cười) Hay là không củng cố? Ngồi thiền một chút, 7 ngày, mà đã gì? Cái tôi tâm linh của mình đã hơn hẳn người bên cạnh rồi, có một chút khả năng tâm linh thì sao?

Một bạn: Càng to.

Thầy Trong Suốt: To đùng. Nổ là chắc. Sớm muộn bạn ấy sẽ nổ. Mình có một cái bong bóng, vỏ mỏng dính thế này, mà ngày nào cũng bơm vào thì sao? Nó căng ra và cuối cùng là gì?

Một bạn: Nổ.

Thầy Trong Suốt: Bảo bạn là: bạn sớm muộn sẽ nổ, nếu bạn tiếp tục như thế. Bản ngã của bạn sẽ nổ nếu tiếp tục như vậy”. Càng có năng lực thì càng phải có trí tuệ. Càng nhiều năng lực mà lại thiếu trí tuệ giống như là đứa bé 3 tuổi đưa cho khẩu súng, thì sao? Điều gì xảy ra? Bắn chết mình, chết người. Đúng chưa?

18 tuổi, thậm chí là hai mấy tuổi học tập có trí tuệ, cầm súng bảo vệ Tổ quốc thì ok. Còn chẳng biết dùng súng làm gì, xong đưa cho khẩu súng, chắc chắn là chết người, không chết cũng bị thương. Thì những người có năng lực tâm linh cũng thế thôi, nếu không có trí tuệ phù hợp, không sát thương mình thì sát thương người. Không sát thương người thì sao? Sát thương mình. Mà nhiều khi là bắn cả hai luôn.

Còn việc có năng lực tâm linh là chuyện bình thường. Bình thường! Những người tập phương pháp thiền định ở đời trước nhiều ấy, thì đời này phần nghiệp lực của họ vẫn tiếp tục chạy và làm họ có năng lực tâm linh nhất định. Điều đấy không có gì là bất thường cả. Cái bất thường là ở chỗ họ không có trí tuệ. Cái năng lực đấy làm cho cái tôi to lên. Dùng nó, ví dụ là có ác ý thì hại người, mình giận ai đấy thì hại người. Và hại người thì kết quả của nó là sao?

Một bạn: Hại mình.

Thầy Trong Suốt: Hại mình. Bạn ấy đang ở một hoàn cảnh rất nguy hiểm, năng lực không đi kèm với Trí tuệ. Bạn ấy cần gì? Bạn ấy cần phải nhanh chóng có trí tuệ. Tìm một người thầy, một con đường đúng thực hành theo. Đấy! Và buông xả những cái năng lực đấy đi vì chỉ có mang tính hại, tăng trưởng bản ngã. Tối thiểu tăng trưởng bản ngã, nặng hơn nữa là hại mình, hại người. Không nên!

 

Ở thời Đức Phật có một ông là Mục Kiền Liên, thần thông đệ nhất, đúng không? Ông ấy là người học trò được chính Đức Phật công nhận là có thần thông số một. Điều đấy chứng tỏ là thần thông không phải là không có thật. Có! Mọi người biết ông chết kiểu gì không? Ông bị hai tên cướp tầm thường đập chết. Thế là mọi người hỏi Phật: “Tại sao thần thông đệ nhất mà không bay lên trời, không chui xuống đất hay là không hóa phép ra, để hai tên cướp đánh chết?”. Thì Phật nói là: “Hai tên cướp đấy là ai? Là bố mẹ đời trước. Trong một đời khi ông này chưa tu hành, bố mẹ ông ấy rất là giàu, và ông ấy muốn nhanh chóng có tài sản. Thế thì vợ mới bày mưu: rất là dễ, cho côn đồ đánh bố mẹ bị thương, bố mẹ không kinh doanh được nữa, phải gì?

Một bạnPhải nhường tài sản.

Thầy Trong Suốt: Nhường tài sản cho mình. Thế là ông ấy sai côn đồ đánh bố mẹ, mạnh tay quá làm mù lòa luôn. Nhân quả của việc đấy là đời này ông bị hai người đánh chết. Đấy là một ví dụ việc thần thông không thắng nổi nghiệp lực. Có thần thông gì đi nữa thì không ai, kể cả Phật cũng thế, tránh được nhân quả. Không chư thiên, không Phật, không ai tránh được nhân quả.

Thần thông để làm gì? Một lần Đức Phật qua sông có một người ngoại đạo bảo là: “Ông nổi tiếng là giáo chủ của Phật giáo. Tôi có phương pháp này qua sông siêu hay, ông có làm nổi không?”. Phật bảo: “Ông làm đi!”. Thế là ông kia đọc mấy câu thần chú, lầm rầm, rồi tự nhiên người bay lên trên không, bay thẳng qua bờ sông bên kia. Ghê không?

Mọi người: Ghê!

Thầy Trong Suốt: Đức Phật bảo: “Ông luyện bao nhiêu năm mới ra thần thông này?”. “Tôi kiên trì nhẫn nại luyện 30 năm”. “Được rồi! Tôi cho ông xem thần thông của tôi”. Phật vẫy tay lái đò sang, cầm đồng 2 xu (Mọi người cười) đưa cho ông lái đò, thế là gì?

Mọi người: Chở qua sông.

Thầy Trong Suốt: Sang sông luôn. (Mọi người cười) Ông biết tôi luyện bao lâu ra thần thông này không? (Mọi người cười) Chỉ có 2 phút thôi. Đấy! Bây giờ thần thông để làm gì? Thần thông có giá trị duy nhất là để cứu độ chúng sinh. Đấy là thần thông của những bậc Giác ngộ. Còn trước đó, dưới trình độ Giác ngộ, thần thông không cứu ai được, mà chẳng giữ được cho mình khỏi những cái hại của vô minh đem lại. Hiểu không? Một đồng 2 xu còn hơn là luyện 30 năm! Thế thì luyện 30 năm để làm gì? Đúng không?

Một câu chuyện khác: Một lần Đức Phật cũng qua sông, Đức Phật cầm hòn đá lên, chỉ to bằng bàn tay này: “Tự hòn đá này có thể đi qua sông được không?”. Học trò bảo là: “Làm sao qua được”. Quả nhiên Đức Phật ném phát thì sao? Nó gì? Chìm hay nổi?

Mọi người: Chìm.

Thầy Trong Suốt: Chìm là chắc. Học trò: “Ôi! Đức Phật dạy thế này thì thường quá. Ai chẳng biết là đá chìm”. Bảo: “Nhầm, các con đã nhầm rồi! Có hòn đá chiều dài 2 mét, chiều ngang nửa mét, đi qua sông dễ dàng mà không ướt một chút nào. Con muốn xem thần thông đấy không?”. Xong học trò thi nhau bảo: “Có, có, có!”. Đức Phật lại gọi người lái đò. (Thầy và mọi người cười)

Lại đưa hòn đá để vào cái lòng thuyền, cho ông ấy 2 xu thế là… lại sang bên kia. (Mọi người cười) Không ướt một chút nào. Học trò bảo: “Thưa Phật! Đức Phật lại muốn dạy con cái gì?”. Bảo là: “Tất cả là do ăn ở”. (Mọi người cười) Đấy! Có phước đức thì sao? Thì lái đò chở sang bên kia, còn không đủ phước đức thì sao?

Một bạn: Bị chìm.

Thầy Trong Suốt: Chìm ngay. Như vậy là do phước đức hay do thần thông? Một hòn đá rơi xuống ngay, một hòn đá thì được chở sang bên kia. Vậy là do phước đức chứ! Đâu phải do thần thông gì đâu. Đúng chưa? Như vậy, trong cả hai trường hợp thấy thần thông vô nghĩa không?

Một bạn: Vô nghĩa.

Thầy Trong Suốt: Tất cả chỉ là nhân quả, nghiệp lực mà thôi. Mục Kiền Liên không thắng được nhân quả. Đức Phật không thắng được. Có một lần Đức Phật đau đầu, học trò hỏi: “Tại sao Phật lại đau đầu?”. Bảo: “Vì ngày xưa ta là một đứa bé ở làng chài, ta không trực tiếp đánh bắt,nhưng người ta đánh bắt được, vứt cá còn sống cho ta, ta xiên cá trên lửa nướng. Nghiệp xấu đấy đến mức mà sau này ta tạo ra vô số nghiệp tốt, thì bức tường nghiệp tốt ấy nó vẫn không ngăn được hết và ta vẫn lên cơn đau đầu.

Đấy! Thấy là gì? Tu nhân tích đức, sửa chữa tâm mình mới là quan trọng. Còn thần thông, năng lực không thắng nổi nhân quả, không thắng nổi nghiệp lực. Vậy thì ham cầu cái ấy làm gì, đúng chưa? Còn khi mình giác ngộ, thần thông sẽ tự xuất hiện, cũng chẳng cần tham cầu. Như vậy, trong cả hai trường hợp đều không tham cầu. Khi chưa giác ngộ mà ham thần thông thì rất là dễ đọa địa ngục vì làm điều xấu. Vô minh thì cái tôi rất là to, dễ dàng làm điều xấu, xuống địa ngục. Khi giác ngộ rồi thần thông tự đến. Như vậy trong cả hai trường hợp chẳng cần mong cầu gì hết. Hiểu không? Đấy! Sáng sủa hơn chưa? Đây là câu hỏi rất nhiều người hỏi,nên hôm nay nói một thể luôn.

 

Nói thêm chút, từ thế kỷ thứ 7 đến thứ 10 ở Ấn Độ có 84 vị Đại thành tựu giả. Đại thành tựu giả là những bậc Giác ngộ và có những năng lực tâm linh. Đấy! Các vị đã giác ngộ thì không ai muốn đua với nhau hết, thua hay thắng không quan trọng. Nhưng học trò các vị thì sao? Muốn thầy mình oách hơn, đúng không? Thầy tôi, dòng phái của tôi là nhất. Thầy các bạn chỉ hạng hai thôi.

Học trò mới bảo với các thầy là: “Thôi, hôm nào thầy phô diễn cho chúng con và nhóm học trò bên cạnh một ít để tăng thêm niềm tin vào Phật Pháp”. Lý do nghe rất là có lý, đúng không? (Mọi người cười) Cuối cùng, cũng có nhiều vị thầy chấp nhận. 84 vị Đại thành tựu giả quyết định là hẹn nhau ở một vùng nghĩa địa để biểu diễn thần thông.

Nhưng mà trong 84 vị, chỉ có 83 vị đến, 1 vị không đến. Biết là ai không? Một bậc Giác ngộ tên là Padampa Sangye. Ông ấy sống 500 tuổi và khi ông sang Trung Quốc được gọi là Bồ Đề Đạt Ma, ở Ấn Độ thì gọi là Padampa Sangye. Đấy, ông ấy không đến. Ông là người rất giỏi, mọi người biết Bồ Đề Đạt Ma chưa? Cực giỏi luôn, sáng lập ra toàn bộ dòng phái Thiếu Lâm. Ông ấy, khi chết hỏa thiêu xong rồi chôn xuống đất, sau một thời gian một người thấy ông ấy vác một cái giày qua biên giới đi về. Nên mình hay có bức tranh ngài Bồ Đề Đạt Ma cầm một chiếc giày, cưỡi giày qua sông đấy. Thì ông kia mới về báo cáo với Đức Vua là: “Chính tôi thấy ông Bồ Đề Đạt Ma, ông ấy về nước, về Tây Trúc”. Vua mới sai người lên đào cái mộ lên, thì trong đấy có gì? Một đôi giày. Nghĩa là đấy là một bậc có thần thông.

Ngài Padampa Sangye

Thế nhưng mà ông ấy lại không đến, học trò ông bảo: “Thầy, sao thầy lại làm chúng con xấu mặt thế? Rõ ràng là tất cả các bậc Giác ngộ khác biểu diễn, mà thầy chẳng biểu diễn gì cả? Thầy thì không sao, thầy giác ngộ thì không sao, nhưng phải thương bọn con chứ!”. (Mọi người cười) Đúng không? Mang tiếng là học trò Bồ Đề Đạt Ma mà Thầy lại không dám đến biểu diễn. Thế là ông mới bảo: “Ta chỉ có một thứ thần thông duy nhất thôi. Đó là chuyển tâm một người từ vô minh về giác ngộ, còn lại chẳng có thần thông nào đáng để bàn đến”. Đấy! Nếu ở đây ai chuyển tâm mình từ vô minh về giác ngộ, chuyển tâm người khác thì càng tốt, đấy là thần thông xịn. (Mọi người cười) Còn ai chưa đến đoạn đấy thì chưa, chẳng đạt được cái gì cả. Được chưa? Sáng sủa hơn chưa? Rồi!

5. Chọn đi theo nỗi sợ thì em sẽ có một nỗi sợ mới

Bạn Trang: Em chào Thầy ạ.Em có hai cháu, 9 tuổi và 5 tuổi. Hai đứa khác hoàn toàn tính nhau ạ. Thằng cu bé thì rất lém lỉnh và thông minh. Nhưng em rất lo vì mấy năm trước, em họ của chồng em là con một, gia đình có điều kiện, mọi thứ rất là hoàn hảo, nhưng bị tai nạn và mất. Vì thế các cụ hay nói là con của Trời, không phải con mình. Thế nên em rất sợ vì thằng bé nhà em thì được nhiều người khenEm luôn nói ra cái mà nó xấu nhất để họ đừng khen nữa. Thế nhưng cuối tháng vừa rồi, nhà em đi du lịch thì con nhà em nhảy từ bể bơi dành cho trẻ em sang bể bơi người lớn mà không ai để ý. May mà có một anh thanh niên cứu kịp vì nó uống rất nhiều nước rồi.

Sau hôm đấy về thì mẹ em rất lo, bà nói trước đấy bà cũng có linh cảm. Bà muốn vào chùa hỏi sư thầy để bán khoán cho cháu. Mùng một vừa rồi, bà vào chùa thì sư thầy nói số thằng bé này không phải chết dưới nước. Thầy xem tuổi nó thì bảo phải tìm người nhận nó là con nuôi lấy vía.

Sau đó thì chị dâu em cũng lấy ngày sinh của cháu để một thầy cúng xem. Chị em đã theo người này 10 năm nay rồi. Chị hỏi thì thầy cúng nói thế này “Thằng bé này sinh vào giờ phạm, thọ mệnh vào giờ phạmCó đúng là nó rất là khôi ngô tuấn tú không?”. Thì chị em nói nó là đứa xinh trai nhất trong bốn đứa cháu trong gia đình. Thầy bảo nếu đúng thế thì nó có hai khả năng: Một là nó rất tài giỏithông minh nhưng mà số phận chết yểu. Hai là sau này rất là vất vả. Sau đấy chị ấy nói về tìm trên người contừ ngực hắt lên đến chân màyxem có cái nốt ruồi hay vết chàm nào không? Nếu mà có thì sẽ bị, em cũng không biết nó bị gì cả. Ngay buổi trưa em về thì thấy con không có… chỉ có một nốt ruồi ở cánh tayThế là em bảo là không cóChị ấy bảo xem ngực hắt lên, thì em thấy cũng có một nốt ruồi ở trong tai, ở trên đầu.

Đến chiều em lên điện hỏi thì người ta bảo: “Đấy thấy chưa! Đã bảo là kiểu gì trên người cũng phải có”. (Thầy và mọi người cười) Không hiểu sao lúc đấy tâm rất là sợ rồi. Lúc đầu em cũng bảo có thể em nói sai giờ sinh do sinh mổ, có thể trước hay sau 9 giờ gì đấy, thì họ bảo “Không, không quan trọng cái đấy. Còn nếu mà con em sinh vào giờ…

Thầy Trong Suốt: Quan trọng là cái nốt ruồi đúng không?

Bạn TrangDạ vâng. Thì con em chết rồi chứ không thể còn đến ngày hôm nay ạ. Sau đấy họ cũng lấy giấy tờ ra họ viết bảo đấy là xem cái kinh dịch, chứ không phải xem cái… cái gì cả.

Thầy Trong Suốt: Rồi! Rồi! Em muốn hỏi cái gì?

Bạn TrangHọ nói, em sinh đứa con thứ nhất là nhà đã có sự rồivì con không hợp với mẹ. Sau đó là sinh đứa thứ hai thì nó gánh tất cả cho gia đình ạ. Số mệnh của nó sẽ yểu. Thì có những cái tuổi 1, 3, 6, 7 gì đấy thì năm nay là năm cháu 6 tuổithì nó đã qua đại hạn rồi. Nhưng mà đến tháng 10 âm này lại sẽ có đại hạn nữa và tháng 7 gì đấy sẽ có đại hạn.

Nếu mà vượt qua được cái năm đại hạn đấy 11, 13, 17 thì đến 21 tuổi là bản mệnh của con… con em hết. Đó… thì em muốn hỏi bây giờ em phải làm như thế nào?

Thầy Trong Suốt: Tương lai tươi sáng còn gì nữa nhỉ?

Bạn TrangNgười ta bảo phải cúng để giữ bản mệnh cho con em và di cung hoán số gì đấy cho hai mẹ con em. Vì cung của emmột là có chồng, hai là có con. Thì họ bảo là bây giờ phải làm lễ.

Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu tiền?

Bạn Trang50 triệu ạ. (Mọi người cười)

Một vài bạn: Biết ngay mà.

Bạn TrangHọ nói là họ bảo là bây giờ làm lễ là 50 triệu, còn nếu mà làm phép thì hết độ 10 triệu thôi. Họ nói vì họ rất thân với chị dâu em nên họ rất ngại vấn đề kinh tế này. Bảo em cứ đi hỏi, thương thảo chỗ khác đi… tùy gia đình. Thì em thấy rất là lo…

Thầy Trong Suốt: “Có tiền thì để…”, Việt Nam có câu ngạn ngữ ấy nhỉ? “Có tiền thì… cái gì đem cho thầy bói rước lo về mình ấy nhỉ?

Một bạn: Giữ khư khư…

Thầy Trong Suốt: Đấy! Đem cho thầy bói rước lo về mình.

Một bạn: Rước lo vào mình.

Thầy Trong Suốt: Đố em đưa 50 triệu xong mà hết lo đấy. Thầy đố em đấy!

Bạn TrangEm cũng nghĩ là như thế ạ.

Thầy Trong Suốt: Chắc chắn là không hết lo, chỉ có lo hơn thôi. Ngày mai bảo:“Không,lễ trước chưa đạt, hôm nay cần một lễ 100 triệu”. Mà đã 50 rồi thì sao?

Một bạn: Thì lại thêm ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ! Em chọn một giải pháp sai lầm. Một giải pháp sai lầm thì nó dẫn đến sai lầm tiếp. Tóm lại là gì? Em chọn đi theo nỗi sợ thì em sẽ có một nỗi sợ mới. Đấy! Nguyên tắc cuộc đời là thế. Nếu ở đây tất cả những người nào mà làm một việc gì đấy do nỗi sợ khống chế thì sẽ có một nỗi sợ mới. Ví dụ mình nói dối để tránh một nỗi sợ. Gặp một nỗi sợ mà nói dối thì kiểu gì cũng dẫn đến cảnh sợ một cái mới. Nếu em cúng mà vì sợ thì em sẽ có một nỗi sợ mới, kiểu gì cũng đến trong đời em. Nên đấy là ngõ cụt. Đấy! Ngõ cụt chắc chắn không có đường ra.

Thứ hai là không một ông thầy chân chính nào mà lại tin vào những thứ như là: di căn hoán số, tử vi, rồi bản mệnh, rồi bán khoán, v.v… vì nó trái với sự thật, Phật không dạy như vậy, đúng chưa?

 

Đấy! Phật bảo đấy, hòn đá này vứt xuống nước, xong rồi niệm chú cho nó nổi lên, không niệm được, cúng kiểu gì cho nổi lên bây giờ? Nhân quả không thể nào mà dùng cúng bái giải quyết được.

Sửa cái sai bên trong mình, làm lành tránh dữ – “Không làm các điều ác, làm tất cả điều lành, thanh tịnh tâm ý mình…” – thanh tịnh là sửa cái sai bên trong mình đấy – là lời chư Phật dạy. Nên nếu em nghe thầy, dừng tất cả các thứ lại, không gặp cái bà gì đấy nữa. Không gặp vì đấy là những người sai lạc, nói những điều hoàn toàn không có cơ sở gì cả. Gặp những người đấy xong nỗi sợ em tăng lên.

Bằng chứng để phân biệt một ông thy đúng với ông thầy sai ấy, rất dễ. Người thầy đúng có một năng lực gọi là Vô úy thí – Bố thí cái sự không sợ hãi cho người khác. Gặp một ông thầy xong mà em bớt sợ hãi đi thì đấy là ông thầy đúng. Tối thiểu là không gây sợ hãi. Gặp một ông thầy xong, sợ hơn – đấy là người thầy sai. Em dùng cái đấy kiểm tra, tạm dùng cái đấy kiểm tra thấy ngay. Những người đi gặp một phát mà sợ hơn, thôi đừng theo nữa. Người thầy nào giúp em không sợ hãy theo!

Đấy! Nhật Hải có ở đây không nhỉ? Ở đây có ai biết chuyện mẹ Nhật Hải không ấy nhỉ? Không có nhỉ? Bạn đấy kể mới thuyết phục. Mẹ bạn ấy gặp thầy trong một trạng thái sợ hãi hết cỡ vì có một ông thầy nào đó bảo là con đẻ của bác ấy, sống ở Đức, sẽ gặp đại nạn, sẽ chết hay sẽ gặp chuyện rất kinh khủng vào ngày đấy, tháng năm đấy. Xong là phải cúng nhé, phải cúng hết cái này sang cái khác thì may ra mới giải được!

Thầy bảo “Không sao, thầy sẽ giúp. Nhưng mà thầy không cúng mà thầy chỉ con cách tập hằng ngày”. Thế là bác ấy hằng ngày tập theo cách thầy giảng. Kết quả là ngày đấy tháng đấy qua đi và sao? Đứa con vẫn khỏe mạnh như thường. Mà ông thầy kia rất nổi tiếng. Từ đấy trở đi bác ấy theo Phật Pháp, không đi theo một con đường khác nữa.

Mọi thứ trên thế giới này vận hành bởi nhân quả, chứ không phải bởi cúng bái. Nếu em gieo những nhân lành, sẽ có bức tường nghiệp tốt, thì em có cơ hội tránh được những cơn sóng nghiệp xấu. Nếu bức tường không đủ thì sóng nghiệp xấu đến vỡ tan tành, rồi người cũng gặp chuyện. Đấy, thế thôi! Như vậy việc của em là tu nhân tích đức, tăng trưởng nghiệp tốt và sửa những cái sai bên trong, chứ đừng tin vào những cái mê tín dị đoan đấy nữa, không đến đâu hết!

Trong kinh Phật viết rằng “Tất cả những người nào lợi dụng tâm linh để làm người khác sợ hãi là nhân của việc xuống địa ngục”. Chưa nói lấy tiền hay không lấy tiền, chỉ cần làm người khác sợ hãi, dùng tâm linh làm người khác sợ hãi, đã là nhân xuống địa ngục rồi, nữa là lấy tiền của người khác. Em phải dừng hết những thứ đấy,nếu em muốn tìm con đường chân chính. Dừng hết lại!

Bạn TrangVâng, thì hôm đấy em cũng chỉ nghe như thế thôi. May là em gặp một chị ở công ty, chị bảo là đến gặp Thầy ạ.

Thầy Trong Suốt: Dừng cái đấy lại, xong rồi “cúng” theo kiểu thầy dạy. Biết cách “cúng” kiểu thầy dạy không?

Bạn TrangLà… tu tâm tích đức, xong rồi đi…

Thầy Trong Suốt: Tu tâm tích đức là “cúng” theo kiểu thầy dạy. Còn đâu, đốt vàng hương rồi cầu thần, ai đấy cứu cho, đấy là không đúng. Em tu tâm tích đức, thực hành theo thầy dạy thì tâm em sẽ an. Có câu là “Tâm bình thế giới bình” – Tâm an xong thấy con mình cũng ổn, chứ có gì đâu. Tuấn tú đẹp trai càng tốt! Có gì sợ đâu nhỉ? Có con đẹp trai mà lại sợ. (Mọi người cười)

Đẹp trai thông minh lẽ ra mình phải vui, đây là mình sợ vì con đẹp trai thông minh quá. (Mọi người cười) Buồn cười, quá buồn cười! Đấy! Em thấy là: “Ồ,vui quá, lâu nay ông Trời ban cho mình niềm vui, mình không chịu hưởng, mình ngồi lo”. Trời thương,trời quý, nghiệp tốt mình nhiều thì ông ban cho đứa con tử tế, đẹp trai, thông minh, sáng sủa thì phải nên mừng chứ sao lại lo? Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Em xa bớt mực đi, 50 triệu đen quá! (Mọi người cười) Như vậy là em xa bớt đi nhé! Được rồi!

Bạn TrangDạ vâng ạ.

 

6. Tuổi đã cao, từng sát sinh nhiều, có kịp sửa sai hay không?

Một bạn: Hồi xưa hai vợ chồng quá nghèo khổ, rồi con cái cũng đông nên mình làm những chuyện như sát sanh, rồi đi làm để kiếm sống nuôi con. Bây giờ tôi thấy tuổi cũng đã quá cao rồi, tôi biết là mình đã sai, nhưng muốn sửa cái sai của mình thì còn kịp không Thầy?

Thầy Trong Suốt: Đầu tiên là mình phải sám hối, đúng không? Mình đã từng sát sinh nhiều chứ gì? Sám hối.

Sám hối nghĩa là gì? Sám hối không phải là mình đọc mấy câu cho nó yên tâm. Sám hối là mình quyết tâm không mắc lại một lần nữa trong đời này và các đời sau. Đời này mình sát sinh nhiều rồi, bây giờ mình phải quyết tâm, tự thề với lòng mình là tôi sẽ không làm những điều đấy nữa trong đời này và trong các đời sau. Sức mạnh của sám hối rất là lớn, nó có thể tạo nên bức tường che bớt những nghiệp xấu đi. Đấy là sức mạnh của sám hối.

Nhưng chỉ sám hối không không đủmình phải tích nghiệp thiện: phóng sinh, làm những việc tốt đi. Tất cả những việc gì ích lợi cho sức khỏe và tinh thần của một chúng sinh khác thì nên làm. Đấy, như vậy là mình sám hối này, mình phóng sinh này và làm những điều thiện này.

Thứ ba là mình phải tu sửa. Thầy dùng chữ “tu”, nhưng mà chữ tu thầy nói không phải là đọc kinh, ngồi thiền, rồi lễ bái… Không phải!  Tu là tu sửa, sửa cái sai, nhầm lẫn bên trong mình. Đấy! Ba việc phải làm thôi:

  • Sám hối
  • Tu nhân tích đức, làm việc thiện, phóng sinh, v.v…
  • Tu sửa cái tâm của mình.

Thế thôi! Có quen ai trong nhóm mình không? Đấy! Không quen ai hết à? Sách vở, tài liệu, câu hỏi, đề thi có hết rồi, công khai. Nhóm này tài liệu là công khai, mọi người có thể tham gia tìm hiểu. Đấy! Ở đây Đà Nẵng có phóng sinh một tháng 2 lần. Bắt đầu bằng phóng sinh cũng được, cũng tốt. Rồi!

 

7. Tu sửa tâm thế nào mới là đúng?

Một bạn nữ: Em là An, sinh năm 91 ạ. Dạ, em muốn hỏi Thầy về cách thể hiện của những người tu hành như thế nào để cho những người xung quanh không ác cảm với Đạo Phật. Tại vì nhà em có anh trai và hai chị gái đều là cư sĩ. Ngày xưa thì các anh chị học hành rất là tốt và là niềm tự hào của gia đình, xong lúc lớn thì các anh chị đều theo Phật Pháp hết, thậm chí, anh trai và chị gái thì không lập gia đình ạ.

Cả đại gia đình đều rất là buồn, tự dưng mọi người có ác cảm với Đạo Phật, đến mức các em vừa mới tiếp xúc với đi chùa, hay đeo vòng, đọc sách là bố mẹ cấm ngay. Bố mẹ bảo là: “Tại sao gia đình mình không có làm gì ác, sao bây giờ con cháu toàn là cái gì thế này?”. (Thầy cười) Rất là buồn, xong bác em còn nói một câu: “Thế này thì tao chết không nhắm mắt!”. Toàn không lấy chồng, lấy vợ.

Thì em mới nói với các anh chị là: “Các anh chị tu nhưng không nên thể hiện mình là người tu”. Khác biệt quá với mọi người làm cho mọi người rất là ác cảm. Em cho rằng không nên làm như vậy. Em không bao giờ thể hiện ra là mình theo Đạo Phật hay thế nào. Nói chung em không có nói cái gì trái ý mọi người cả. Thì em muốn hỏi Thầy cách mình thể hiện như thế nào mới là hợp lý ạ?

Thầy Trong Suốt: Em có tu không?

Bạn AnEm cũng có nhưng mà em không có… khi nào em thể hiện ra là…          

Thầy Trong Suốt: Rồi! Mục đích tu hành của em là gì?

Bạn AnThì để cho mình có cái tâm tốt hơn thôi ạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi! Rồi! Ở đây nó có ba vấn đề: của anh chị em là một loại vấn đề, gia đình em là một loại vấn đề và em là một loại vấn đề thứ ba. Em thích nghe về phía nào trước?

Bạn An: À… (Bạn cười) về các anh chị trước ạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi! Tu nó có hai loại tu. Một là tu tướng và hai là tu tâm. Tu tướng là gì? Là áo nâu sòng, ăn chay, tụng kinh, lễ Phật, lên chùa – Tu tướng. Hình tướng của người tu. Đấy là tu tướng.

Loại thứ hai tu tâm. Quần đùi, áo may ô, phanh ngực, nói những câu không phải là dịu dàng cho lắm, nhưng bên trong là sửa tất cả những nhầm lẫn của mình. Em thấy loại nào là phù hợp hơn?

Bạn AnEm thấy là tu tâm hơn ạ.

Thầy Trong Suốt: À! Những người tu tướng thì giống anh chị em. Những người tu tâm thì có thể là giống ai đó, như thầy chẳng hạn. Đúng không? (Thầy và mọi người cười)

Bạn AnDạ! Nhưng mà em thấy cái hiệu quả đạt được đối với anh chị em thế là tốt. Anh chị cũng không hay buồn phiền như em.

Thầy Trong Suốt: Ừ! Có những người tu cả tướng lẫn tâm. Tướng cũng tu, tâm cũng tu. Được! Thế có thể là anh chị em tu cả tướng lẫn tâm.

Bạn AnNhưng mà anh chị, em có cảm giác là rất bướng. Tâm ví dụ như là…

Thầy Trong Suốt: Một điều đã tin là đúng ấy thì không phải là bướng, đấy là bảo vệ lẽ phải.

Bạn AnÀ… đúng là anh chị em thì cương quyết luôn, làm cái gì và không bao giờ…

Thầy Trong Suốt: Được! Như vậy là ở góc độ anh chị em, thì phải xác định như thế này: Nếu họ ngồi đây ấy, xác định là gì? Tu quan trọng là tâm, không phải là tướng. Mặc dù là họ tu cả tướng nhưng mà không quan trọng. Trong lịch sử đầy người ăn rượu thịt nhồm nhoàm vẫn là bậc Giác ngộ. Tế Điên này, đúng không? Có đầy người là hòa thượng ăn chay niệm Phật nhưng mà trong lòng đầy tà đạo. Nên là cái tướng không nói lên điều gì cả! Phải dành thời gian mà tu tâm, sửa tâm mình. Đấy! Anh chị em cần như thế. Đấy! Lời khuyên thế thôi.

Nếu họ tu được cả tâm cả tướng thì cũng được. Mà tốt nhất, sống giữa đời ấy, tốt nhất là tu tâm. Tướng phụ hết! Mình còn tu tướng thì mình còn chấp tướng. Tu tướng thì không xấu, nhưng mà không phải là tốt. Bởi vì sao? Vì nó làm mình chấp tướng. Chấp là phải chay, không được mặn. Chấp rồi! Áo là phải nâu chứ không được hoa hòe hoa sói. Như vậy là tu tướng thì dẫn đến chấp tướng. Nên là không phải tốt nhất trong đời. Ở trong chùa thì OK, còn trong đời thì chỉ nên… Nói chung là tu tâm là hơn tu tướng. Đấy!

Nếu anh chị giỏi hơn nữa thì bỏ bớt phần tướng đi và tăng cường phần tâm. Vì suy cho cùng mọi thành quả của tu hành ở trong tâm. Chứ là tu mình có cao lên được đâu, đúng không? Mình có đẹp hơn được đâu. Đấy! Anh chị ấy cần lời khuyên đấy.

 

Bạn AnNhư chị em tu thì nhiều lúc làm cho mọi người buồn phiền nhiều hơn.

Thầy Trong Suốt: Chưa chắc đã là tu đúng đâu. Nhưng cái đấy cũng không thể nói được mà phải xem tâm của họ thế nào. Không thể nói là đúng sai được mà phải xem tâm của cái người đấy, họ có hạnh phúc không, họ có từ bi thực sự không? Ví dụ họ làm mọi người buồn phiền, nhưng mà trong lòng lại rất là từ bi.

Bạn AnDạ đúng rồi. Tức là làm mọi người buồn không phải vì họ làm việc gì xấu cả mà vì mọi người nhìn vào…

Thầy Trong Suốt: Thì em phải xem tâm của họ.

Bạn AnNghĩa là họ đang xinh đẹp và thành đạt, rồi tự dưng …

Thầy Trong Suốt: Cái đấy, mọi người chấp tướng nặng nề. Mọi người không thèm quan tâm là tâm của anh chị em thế nào, chỉ suốt ngày ngồi phán thôi: Nào là không lấy chồng; nào là có lấy vợ hay không; nào là áo sòng, hay là áo đen; tóc trắng hay không…? Cả gia đình em chấp tướng thì họ khổ là chắc.

Với những người chấp tướng thì không cách nào thoát khổ được. Vì sao? Em cứ lấy chồng đẻ con xem bố mẹ có hết khổ không? Thử đi! Hết không? Khổ nó có sinh ra từ bên ngoài đâu, thế mà lại bị bên ngoài làm khổ. Đấy! Nên là nhà em không thể nào mà cứu theo kiểu ấy được.

Anh chị em không thể chiều lòng gia đình để mà hạnh phúc được. Anh chị em có chiều lòng gia đình, gia đình vẫn không hạnh phúc. Đấy! Nên lời khuyên dành cho gia đình là gì? Hãy cố gắng hiểu những người tu đi! Đừng ngồi phán xét họ theo kiểu của đời nữa! Bản chất người tu là tìm một thứ mà trong đời không có thì mới đi tu. Nếu trong đời mà có cái họ tìm thì còn tu làm gì? Họ tìm một thứ trong đời không có, họ mới phải đi tu. Thế mình dùng theo chuẩn đời có phải hoàn toàn sai với họ không?

Bạn AnCái đấy thì mình biết là gia đình sai rồi nhưng mà…

Thầy Trong Suốt: Đấy! Như vậy toàn bộ gia đình dùng tiêu chuẩn đời để đánh giá người tu, là sai ngay từ đầu rồi. Cái đấy trong đời họ không có, mới đi tìm. Nếu mà lấy vợ, đẻ con hạnh phúc thì họ đã lấy vợ, đẻ con rồi. Họ tìm những thứ mà hơn cả lấy vợ, đẻ con.

Bạn AnDạ em xin phép ngắt lời Thầy một xíu ạ. Ý em muốn hỏi là, mình biết gia đình không hiểu rồi, thì mình có nên làm trái ý gia đình không? Hay là mình thông cảm …

Thầy Trong Suốt: Đấy! Vấn đề của em đấy! Đấy, vấn đề của em thầy muốn nói.

Bạn AnEm thì em muốn là thông cảm…

Thầy Trong Suốt: Bây giờ bỏ phần anh chị em sang một bên. Tại vì em không biết trong tâm họ thế nào. Họ là người tu thật hay tu tướng?

Bạn AnEm tin là tu thật ạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy! Nên là không bàn cái đấy.

Bạn AnDạ!

Thầy Trong Suốt: Gia đình em thì chịu rồi. Chịu vì sao? Vì ba người đấy có lấy vợ, đẻ con, gia đình vẫn không hài lòng, vẫn có vấn đề mới. Nhưng vấn đề của em là gì? Em chưa hiểu là tu để làm gì. Em nghĩ rằng tu để cho an tâm, để tốt lên,đúng không?

Bạn AnDạ.

Thầy Trong Suốt: Thì em không hiểu anh chị em rồi.

Bạn AnÀ… em cũng hiểu mục tiêu của anh chị em muốn là tu giải thoát, giác ngộ.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Tu hành là để giác ngộ, giải thoát hoàn toàn mọi đau khổ và có năng lực cứu độ người khác. Đấy là mục tiêu rất chân chính của tu hành. Hết nhầm lẫn, hết khổ cho mình, và có năng lực cứu người. Đấy mới là mục tiêu của tu hành. Còn nếu em tu để cho an tâm này, tu để cho đời đẹp lên này… tất cả cái đấy đều không phải là tu hành chân chính!

Bạn AnVâng.

Thầy Trong Suốt: Đấy! Và vì em không tu hành chân chính, làm sao hiểu nổi tu hành chân chính?

Bạn AnÀ… em thì không có phán xét nhưng vì em muốn, em chỉ muốn hỏi là…

Thầy Trong Suốt: Em hỏi từ nãy giờ để cố gắng nói rằng: Họ có nên sửa để cho gia đình ổn không?

Bạn AnEm…

Thầy Trong Suốt: Thầy đã nói rồi đấy, em không hiểu họ. Em chẳng hiểu gì về họ cả. Nên em mới có quan điểm là phải sửa cho hết khổ với những người kia, những người còn lại ấy. Nếu họ có một cái tâm tu hành chân chính, giác ngộ, giải thoát, cứu độ chúng sinh, chẳng phải sửa gì. Nếu họ không có cái đấy, sửa toàn bộ. Sửa chính cái sai trong lòng họ ấy. Đấy là vấn đề của họ, không phải vấn đề của em.

Bạn AnDạ!

Thầy Trong Suốt: Em có gặp thầy xong về họ cũng chẳng thay đổi đâu. Họ gặp thầy may ra thay đổi, em gặp thầy mà lại hy vọng họ thay đổi. Làm sao có được? Em gặp thầy thì chẳng qua là để em hiểu vấn đề của chính em mà thôi. Nếu em hiểu cái đấy thì em sẽ thông cảm với họ. Em thấy rằng họ không có gì sai cả. Em không hiểu thì em sẽ bắt chước những người còn lại, suốt ngày phán xét những người đấy. Chẳng có gì hay cả!

Khi mình phán xét một người tu hành, hoặc cản trở họ, mình tổn phước. Gia đình em phải mừng chứ, nếu ba người đấy mà là những người tu hành chân chính ấy thì gia đình quá nhiều phước, phải quá mừng là khác. Đấy! Nhưng mà thầy thì thấy vấn đề của em lớn hơn vấn đề của những người đấy. Em đang phân vân không biết tu để làm gì. Em cứ nghĩ rằng tu để cho ổn lên, tốt lên, nên em không thể nào thông cảm nổi cho ba người ấy đâu, và cuối cùng em cũng không ổn lên được đâu. Đấy!

Bạn AnÀ… Dạ! Em xin phép Thầy một xíu ạ. Em thì có hiểu và em không có phản bác gì anh chị. Nhưng mà em thấy thương gia đình tại vì mọi người rất khổ tâm về những người đó. Thì em muốn hỏi làm sao để cho gia đình bớt bị khổ tâm về họ?

Thầy Trong Suốt: Gia đình phải hiểu. Em phải làm cho gia đình hiểu. Ba người đấy không làm cho gia đình hiểu được. Họ không thành công, hoặc là không cố làm, hoặc là làm không thành công. Thì còn em là hy vọng cuối cùng.

Bạn AnDạ!

Thầy Trong Suốt: Em hãy làm cho gia đình hiểu họ, chứ đừng cố sửa họ. Hãy làm để gia đình chấp nhận họ. Gia đình em chỉ có một cửa duy nhất để hạnh phúc thôi, là chấp nhận ba con người đó như họ là. Họ là thế nào mình chấp nhận như thế. Đấy là cửa hạnh phúc của gia đình em. Nếu không đi vào cửa đấy thì không còn cửa nào hết. Vì ba người kia sắt đá rồi mà.

Như vậy nếu em muốn giúp, phải giải thích cho gia đình tại sao họ sống như vậy. Và giúp gia đình thông cảm với họ. Em chỉ có cửa đấy thôi. Nếu em còn hy vọng sửa được họ – Không có đâu, không bao giờ làm được!

Bạn AnDạ.

Thầy Trong Suốt: Nhưng mà làm thế nào giúp gia đình được? Nếu em không thực sự thấu hiểu ba con người kia? Em hiểu tại sao họ hành xử như vậy, mục tiêu sống của họ là gì? Em sẽ nói với mẹ như thế này nhé: “Mẹ xem, cả đời mẹ làm hài lòng bố với cả họ hàng, mẹ có hạnh phúc hay không? Hay đến giờ mẹ vẫn có thể nói là mẹ chẳng hạnh phúc”.

Đấy! Đấy là cách giúp mẹ đấy! “Mẹ đã không hạnh phúc được, mà mẹ lại đòi anh chị làm theo giống như mẹ để hạnh phúc. Có nực cười không? Mẹ thì không biết cách tự hạnh phúc là như thế nào. Suốt đời làm theo lời chồng, theo lời gia đình chồng, gia đình mình, cuối cùng cũng gì? Những năm tháng chẳng hạnh phúc gì. Đời làng nhàng. Mà mẹ lại đòi anh chị làm theo kiểu của mình, để anh chị hạnh phúc, mẹ thấy buồn cười chưa?”

Bạn AnDạ em nghĩ cái vấn đề khó nhất ở đấy là thể diện ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Biết rồi! Nhưng mà em phải nói lời mạnh mẽ như vậy để người ta tỉnh ra.

Bạn AnDạ,mọi người cứ bảo là xấu hổ với dân làng…

Thầy Trong Suốt: Mẹ xem cả đời mẹ bảo vệ cái sĩ diện, mẹ hạnh phúc hay không? Đấy! Cả đời mẹ dành bao nhiêu năm để bảo vệ sĩ diện cho gia đình, kết quả là mẹ vẫn ê mặt vì có ba đứa con như thế. Mẹ thử xem cách của mẹ là vô vọng hay là hy vọng? Cách bảo vệ sĩ diện của mẹ là vô vọng. Mẹ còn quan tâm đến sĩ diện, mẹ còn khổ chính vì sĩ diện. Mẹ càng muốn được coi trọng, sẽ càng có nhiều người coi thường mẹ. Đấy! Mẹ hãy bỏ cái kiểu sĩ diện đấy đi. Đấy là điều nực cười, vớ vẩn.

Càng cố gắng được người ta tôn trọng, thì càng bị coi thường. Hàng chục năm bảo vệ sĩ diện của mẹ đi tong bởi vì có ba người tu hành trong nhà. Điều đấy là bằng chứng sắc sảo nhất cho thấy là gì? Bảo vệ sĩ diện thì chỉ mất sĩ diện. Mẹ đừng có theo đuổi con đường vô vọng đấy nữa. Mẹ hãy theo con đường của con đây. Sửa bên trong đi. Chứ mẹ đừng có theo đuổi bên ngoài, là bảo vệ cái sĩ diện hão đấy – Đấy! Em cần phải nói lời mạnh mẽ đến như vậy. Vì những người đang không tỉnh táo như em ấy, cần những gáo nước dội vào mặt để tỉnh.

Bạn AnNhưng mà nói như vậy thì sẽ bị cãi nhau nên…

Thầy Trong Suốt: Không! Em nói rất kiên quyết với giọng nhẹ nhàng thôi. Thầy nói giọng mạnh mẽ, nhưng em nói với mẹ thì nhẹ nhàng hơn. (Mọi người cười) Thầy nói mạnh mẽ để em có được sự mạnh mẽ thôi. Chứ nói với mẹ cứ nhẹ nhàng. Tuy là lời lẽ nhẹ nhàng, nhưng mà cái ý chí bên dưới thì sắt đá, mẹ thấy không lay chuyển được. Còn ngôn ngữ cứ nhẹ nhàng thủ thỉ thôi. Ôm mẹ này, đúng không? Vỗ về mẹ…

Bạn AnBây giờ mà mở miệng ra nói những lời đấy thì… xong.

Thầy Trong Suốt: Cuối cùng thì cũng phải có người nói thật. Suốt ngày giả dối nhau thì làm sao? Giả cộng giả thì ra giả thôi. Phải giả cộng thật thì may ra mới thật được.

Bạn An: Sống tốt là được rồi, tốt là được rồi.

Thầy Trong Suốt: Hỏi mẹ xem, tốt – mẹ có hết khổ không? Mẹ trả lời đi! Mẹ đúng là người tốt, nhưng mẹ có hết khổ không? Đấy! Như vậy là không hết khổ! Đấy! Trong nhà em cần một người nói một cách có lý có lẽ, chứ không phải là chỉ có suốt ngày theo ý mình. Em có làm được vai đấy không?

Bạn AnEm cũng chưa… chưa biết.

Thầy Trong Suốt: Nếu em muốn làm được vai đấy thì phải gì? Phải tu sửa đi. Thầy nghĩ là phải 1 – 2 năm nữa, thì em mới có cái sự mạnh mẽ thầy vừa nói đấy. Tại vì nó phải ngấm vào đời sống của mình cơ. Chứ không phải là mình nói theo lời thầy đâu. Mình phải nói bằng kinh nghiệm sống của mình, bằng toàn bộ cái hiện thực sống của mình, thì mẹ mới lay chuyển được.

Còn em đem lời thầy về nói, khác gì con vẹt. Không được! Em sống một năm như thế đi, xong dùng chính sức mạnh của mình để nói, chính cái mình đã trải nghiệm được, thực chứng, quan trọng là thực chứng để khuyên mẹ.

Mẹ nhìn con đây này. Đấy! Con cũng đã từng giống mẹ, cũng sĩ diện hão giống mẹ, cũng tin rằng quay ra bên ngoài sẽ hạnh phúc. Nhưng con đã thấy đấy là nhầm lẫn, vẫn không hạnh phúc được, vẫn đau lòng, vẫn buồn. Thế mà từ ngày con sửa mình đến giờ, con rất hạnh phúc. Mẹ nên theo tấm gương của con mà sửa mình đi mẹ ạ. Đấy!

 

Bạn AnAnh chị nhà em còn tu mười mấy năm rồi nhưng mà không ai nghe. Anh em tách ra khỏi gia đình luôn. Tức là anh đi du học, xong rồi là anh ở bên nước ngoài luôn để cho không bị cản trở…

Thầy Trong Suốt: Mà những người đấy mình không bàn về họ. Bàn những người xa làm gì? Bàn xong họ vẫn là người đấy, có thay đổi gì đâu? Em phải bàn về em ấy!

Bạn AnEm cảm thấy anh em rất là vững vàng.

Thầy Trong Suốt: Chưa đủ! Vững vàng chưa đủ. Anh tu mười mấy năm mà anh không chuyển hóa nổi mẹ mình, chứng tỏ thành tựu anh rất là kém. Nói thẳng thế! “Nếu anh có thành tựu, anh chuyển hóa mẹ đi. Để em đi hỏi người ngoài về gia đình mình, có phải anh kém không? Nếu anh giỏi thì em đã không phải đi hỏi ông Trong Suốt gia đình mình nên cư xử như thế nào?”. Đúng không? Đấy! Bảo anh: “Nếu anh giỏi thì đi chuyển hóa mẹ đi! Nếu anh bảo anh tu có kết quả, anh chuyển hóa mẹ đi. Anh chuyển hóa mẹ không nổi thì chắc phải xem lại kết quả của anh”. Nói thẳng thế! Mười mấy năm rồi mà vẫn thế, phải xem lại là chắc.

Tối thiểu lòng từ bi của anh phải đủ để quay lại với mẹ. Tối thiểu trí tuệ của anh phải đủ để khai sáng cho mẹ. Cả hai cái đều không thấy thì xem lại mười mấy năm của anh đi về đâu. Hay anh chỉ lo tụng kinh, niệm Phật, anh ngồi một chỗ, sướng mình anh thôi?

Bạn AnEm vẫn chưa rõ được câu trả lời cho mình ạ. Em muốn hỏi là liệu mình có nên rạch ròi với bố mẹ? Ví dụ em không có thích giết con gì, mà bố mẹ thì… Em không dám thể hiện điều đấy với bố mẹ…

Thầy Trong Suốt: Đấy! Vấn đề của em.

Bạn AnBố mẹ hay làm thịt con này con kia để cho em…

Thầy Trong Suốt: Đấy là vấn đề của em.

Em còn không dám nói thì làm sao giúp được ai? Em còn không đủ sức mạnh để mà nói. Anh chị em dù sao cũng khá hơn em, còn có sức mạnh, còn sống như thế. Em còn không có nổi sức mạnh để sống như thế, thì giúp ai bây giờ? Em phải giúp em trước đi đã. Đúng không? Một điều đúng mà mình không dám làm. Đúng rõ ràng như vậy mà không dám làm! Chỉ vì chiều bố mẹ mình mà giết hàng trăm con khác. Nếu thế mà OK thì làm sao được? Riêng điều đấy đã thể hiện là em quá yếu.

Nên em quan tâm đến vấn đề của người khác quá nhiều. Vấn đề của em, em không nhìn thấy thì em sẽ lăn lộn mãi như này thôi. Rồi năm sau gặp thầy hỏi đúng câu này cho mà xem. Còn em thực sự muốn thay đổi ấy, thì phải sửa mình đi. Tối thiểu em cũng phải có sức mạnh bảo vệ những con vật đấy chứ! Con người không dám bảo vệ chỉ vì sợ bố mẹ này, bố mẹ kia à.

Bạn AnEm sợ cãi nhau.

Thầy Trong Suốt: Thì đấy, quá yếu, em sợ cãi nhau. Quá yếu. Em sửa mình đi. Em có quen ai trong nhóm này không? Em tìm các bạn trong nhóm, tham gia câu lạc bộ, nghe thêm Trà đàm. Ngày nào mà em chưa có nổi sức mạnh nói với bố mẹ là em còn quá yếu,thôi, đừng hy vọng nhìn ai nữa. Đừng nhìn anh, nhìn chị. Nhìn mình đi đã. Giúp mình đi đã, để mình bớt yếu đi đã, nhé!

Bạn AnKhông biết là có nhiều người làm thành công không? Tại vì em thấy anh chị làm không thành công…

Thầy Trong Suốt: Nhiều lắm. Học trò thầy 100% thành công. Ở đây ai học trò thầy kể qua cho mọi người xem mình đã giải quyết vấn đề bố mẹ mình giết thịt như thế nào?

Minh Anh: Chào Thầy và mọi người. Con là Minh Anh ạ, học trò của Thầy Trong Suốt ạ. Con, cũng như bạn, đầu tiên thì cũng nghe ba mẹ sát sinh nhưng mà không dám nói, bởi vì quá yếu. Nhưng sau một thời gian con học về nhân quả thì thấy nhân quả của việc sát sinh rất là xấu. Thấy điều đấy thì mình sẽ làm tất cả mọi thứ để có thể ngăn ba mẹ không làm những việc xấu đấy nữa.

Thì con chia sẻ với ba mẹ về việc sát sinh rất xấunhưng ba mẹ không nghe. Đến lúc ba mẹ đau yếu thì nhân đấy con có nói lại về việc sát sinh, là do mình làm tổn hại đến sinh mạng và tinh thần của những chúng sinh khác, thì lúc đấy thì ba mẹ cũng bắt đầu sơ sơ hiểu. Xong rồi bệnh nặng hơn thì mình chia sẻ nhiều, mạnh mẽ hơn. Thế là ba mẹ cũng làm theo một thời gian. Khi con về nhà, trước mặt con cái thì bố mẹ không dám nói là mình sát sinh và bảo là mình sẽ không sát sinh nữa.

Nhưng mà Tết năm ngoái em về thì thấy trong tủ lạnh có một con vịt. Thế là ba bảo mua con vịt này cho nó ăn, bởi vì nó cũng đi lâu ngày mới về. Cả nhà vừa mới về tụ họp, lúc đấy em đưa chồng mới cưới về quê ra mắt lần đầu tiên, đang chuẩn bị ăn cơm thì thằng em tố cáo là “ba đã bảo em giết con đấy, chứ không phải là ba mua ngoài chợ”. Thế là em hỏi ba: “Thực sự là ba mua, hay ba giết?”. Lúc đấy ba rất sợ, bởi vì trước đấy đã bảo là mình sẽ không sát sinh nữa, nhưng sau đấy thì ba bắt đầu tỏ thái độ là: “Tao làm thì tao chịu, chứ bọn mày không phải chịu. Tao đau thì tao chịu!”.

Em nói với ba là: “Thứ nhất, ba phạm hai lỗi: Một là sát sinh; Hai là nói dối con cái. Những cái nhân đấy là cực kỳ xấu”. Nghe xong ba bắt đầu cục tính lên và quát rất là nhiều. Lúc đấy em cũng tỏ thái độ luôn, em bảo là: “Nếu sau này ba mà đau, hay là buồn, hay bất cứ chuyện gì xảy ra, đừng bao giờ gọi điện cho con nữa”.

Thế là cả nhà vừa mới ngồi vào mâm ăn bữa cơm đầu tiên sau lâu ngày mới gặp, mà lúc đấy cũng chuẩn bị Tết, thì em đứng dậy em bảo: “Thống nhất là thế! Bây giờ con đi và không bao giờ quay lại cái nhà này nữa”. Thế là bỏ đi luôn! Lúc đấy trời mưa tầm tã và nhá nhem tối, lại gần Tết nữa. Em bỏ đi luôn. Cả nhà đứng mỗi người một góc, khóc tu tu. (cười) Sau đấy thì ba em biết lỗi và hứa là không sát sinh nữa. Mặc dù lúc đấy thấy mặt ba rất là thất vọng, rất là buồn, rất là đau khổ, nhưng mà mình biết là nếu mình cứng rắn thì sẽ giúp ba không phạm phải những lỗi rất nghiêm trọng như là sát sinh, hay nói dối, tức là những cái nhân rất xấu.

Mình làm một lần thật đau vào thì người ta nhớ rất là lâu. Sau đấy ba có gọi điện, chủ động gọi điện và bảo với con là: “Dạo này ba bắt đầu tụng kinh, niệm Phật. Và thấy con nói đúng. Ba nghe về câu chuyện nhân quả rất là nhiều, và ba thấy rằng: À, cái việc sát sinh rất là xấu!”. Từ đấy trở đi ba không sát sinh trở lại nữa. Đấy ạ! (Mọi người vỗ tay)

Thầy Trong Suốt: Đấy! Cho em một ví dụ về việc mạnh mẽ. Mình dám làm một điều mà nó gây đau lòng trước mắt, mà được cái tốt lâu dài. Việc người bình thường không dám làm đâu. Đấy là một ví dụ. Tất nhiên mình phải chọn đúng lúc chứ không thể làm một cách bừa bãi được. Không phải ngày nào cũng gây đau thương được. (Mọi người cười) Mình chọn đúng thời điểm, mà mình gây xong phát là người ta sẽ sửa được. Đúng chưa? Đấy! Nhưng để nói cho em hiểu thế nào là sức mạnh. Khi có sức mạnh thì hành xử như thế nào.Đấy! Còn không suốt ngày mình sợ thôi. Không bao giờ dám làm cả. Rồi!

 

8. Có phải trong tâm không còn nhu cầu ăn thịt thì cũng là phóng sinh?

Một bạn: Con chào Thầy ạ! Con năm nay 31 tuổi và đã có duyên lành biết đến Phật Pháp được 7 năm rồi ạ. Suốt một thời gian qua con thực hành nhiều cái như là trì chú, làm thiện Pháp, làm công quả, bố thí, cúng dường. Nhưng con chưa nghĩ đến vấn đề phóng sinh. Trước đây, con không bao giờ mua những con vật được người ta bắt để đem đi phóng sinh, vì con nghĩ về nhà con vẫn bắt con khác để làm thức ăn cho mình thì hành động như vậy không thực sự là phóng sinh.

Về sau, con nghĩ chỉ khi nào trong tâm con không còn muốn ăn những con vật đó thì con mới thật sự là phóng sinh cho chúng và phóng sinh ngay từ trong tâm của mình. Nên con đã bắt đầu không ăn những con vật còn sống, mà chỉ tìm những con vật đã chết, từ đâu con không biết, thì con mới ăn. Và dần dần con không còn ăn nữa. Không ăn không có nghĩa là con chối bỏ nó, mà con không có nhu cầu cần nó để cung cấp cho cuộc sống của mình.

Con theo dõi trang trongsuot.com thì thấy có những hoạt động về phóng sinh. Con muốn hỏi Thầy là ngoài những việc mà con đã thực hành trong những năm tháng qua, thì con nên phóng sinh không ạ? Hay khi trong tâm con nghĩ là không còn nhu cầu ăn thịt động vật thì đó cũng là phóng sinh ạ?

Thầy Trong Suốt: Khi mình chưa ngộ thì cơ bản là mình có một thái độ quy ngã. Tức là mọi thứ về tôi, làm mọi thứ là vì tôi. Đúng chưa? Ăn để cho tôi khỏe, đúng không? Đi làm để tôi có tiền. Yêu đương để tôi sướng… Thì cái thái độ quy ngã đấy, nó cần được giải trừ bằng thái độ vị tha. Và trong những hành động vị tha thì phóng sinh là một điều rất tuyệt vời. Vì sao lại tuyệt vời? Những chúng sinh đấy chẳng thân thuộc gì cả, đúng không? Mình chẳng nợ nó cái gì hết. Nó yếu hơn mình, hay mình yếu hơn nó?

Mọi người: Nó yếu hơn mình.

Thầy Trong Suốt: Mình thì không nợ nó cái gì, nó yếu hơn mình, mình không có nghĩa vụ phải làm bất kỳ điều gì cho nó hết. Đúng không? Nó không phải con người. Con người còn có nghĩa vụ với nhau. Còn con vật mình chẳng có nghĩa vụ gì cả. Thế mà mình vẫn đi làm điều tốt nhất cho nó và cứu nó thoát khỏi đau khổ. Như vậy là tăng trưởng lòng từ bi và lòng vị tha lên rất nhiều lần.

Nếu con thật sự làm việc phóng sinh vì ích lợi của những con đấy, chứ còn vì mình thì không nói nhé. Phóng sinh để cho tôi tăng phước thì thôi rồi, thì vẫn là quy ngã như thường. Còn nếu con phóng sinh vị tha ấy thì cực kỳ tốt cho người trên đường tu, vì nó giải trừ ngã chấp và vị kỷ. Riêng cái đấy đáng phóng sinh rồi. Đúng không? Mình không có nghĩa vụ gì này, nó yếu hơn mình này, đúng không? Mình thì mất tiền mất bạc, nó có mất gì đâu. Nhưng mà vẫn làm. Đấy là cái cực kỳ tốt để giải trừ tính quy ngã, và tăng lòng vị tha, từ bi lên – Đáng làm!

Nên là hành động phóng sinh đều đáng làm hết. Còn làm thế nào ấy là một câu chuyện khác.

 

Cái con hỏi có phần nữa là phần làm thế nào. Đương nhiên là mình không nên thả những con mà người ta đi đánh bắt để cho mình phóng sinh, đương nhiên là sai rồi. Đúng không? Mình nên tìm những con mà nếu mình không làm thì nó chết. Đấy! Càng tăng trưởng lòng vị tha.

Bạn đó: Dạ! Tức là những con vật đó thì con cứ để nó sống phần nó và con vẫn cứ sống phần con như vậy?

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Nhà học trò của thầy có một đàn ong vào làm tổ.Có đuổi không?

Bạn đó: Không. Không đuổi ạ.

Thầy Trong Suốt: Đuổi cũng không sao, nhưng mà nếu mình sống chung với nó được càng tốt, sao lại đuổi? Đuổi không sai, đuổi mà cho nó cái chỗ ở tử tế. Đây là tùy con thôi.  Nên là phải xem trình độ của con ở đâu, trình độ ở đâu thì hành xử như vậy. Chứ thầy không bắt học trò thầy là ong vào thì cứ để trong nhà. Không phải, mà xem trình độ đang ở đâu.

Trình độ mình càng cao thì mình có thấy vấn đề gì đâu. Con kiến, con gián có hại mình chết đâu mà lo. Mình chia sẻ với nó cũng tốt cho nó mà. Đấy là trình độ cao. Trình độ thấp hơn thì thôi, nó làm phiền mình… Thôi, mình khoanh nó một chỗ, cho cái mùi gì đó mà nó không thích thì nó đi chỗ khác. Nhưng mà tóm lại, trình độ gì cũng hạn chế việc sát sinh.

Đấy! Vì nó không lấy mạng của con mà con lại lấy mạng của nó – Không nên! Tìm những phương pháp khác nhau, cố hết sức. Giống như nhà học trò thầy có chuột thì bẫy chuột xong thả ra đồng, chứ không giết nó. Đấy là ví dụ. Bẫy xong lại có con khác đến, lại bẫy, thế thôi, cả đời mình như thế. Chơi trò chơi thả củi về rừng đấy, thả chuột về đồng.

Bạn đó: Nhà con cũng bẫy chuột rồi thả nó đi nhưng mà em con thì nó dí theo, nó giết.

Thầy Trong Suốt: Đấy! Không cần thiết, đúng không? Bây giờ chưa nói đến vị tha, nói vị kỷ thôi – Tất cả đau khổ mình phải chịu là do mình đã hại đến sức khỏe và sinh mạng của chúng sinh khác. Tất cả hạnh phúc mình có được, trong Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, Phật có nói là, do mình đã đem lại hạnh phúc hoặc sức khỏe cho chúng sinh khác. Tại sao mình lại đi sát sinh làm gì?

Thiếu gì thứ có sẵn để ăn đâu? Người ta mổ gà rồi thì mình ăn gà thôi. Con vật đấy không chết vì mình thì không sao.

Bạn đó: Cảm ơn Thầy rất là nhiều ạ.

 

9. Ăn con gì sẽ tái sinh thành con vật đó, đúng hay sai?

Bạn VânDạ! Con có một thắc mắc muốn hỏi Thầy là ở nhà mẹ chồng con có quan điểm là khi mình phóng sinh con vật nào thì không được ăn những thứ từ con vật đó nữa. Nếu mà ăn vào thì kiếp sau mình sẽ tái sinh thành con đó. Không biết quan điểm đấy có đúng không ?

Thầy Trong Suốt: Theo con thì sao? Tự trả lời đi. Ăn gì thành nấy, ăn gì bổ nấy đấy. Ăn chuối bổ chuối, hay là ăn chuối thành chuối? (Mọi người cười) Thử đoán xem!

Bạn VânMẹ con cũng có đi chùa, thì sư phụ của mẹ con nói như thế. Con không biết quan điểm đó có đúng hay không? Ví dụ là mình thả con cá lóc thì mình không được ăn con cá lóc nữa.

Thầy Trong Suốt: Tốt nhất là có gì ăn nấy. Chứ không phải là không được ăn này không được ăn kia đâu. Đức Phật đi khất thực, có người hủi cho Đức Phật ăn, thì một ngón tay rơi vào trong bát ăn. Phật làm gì? Ngón tay trở thành vật bố thí, ăn luôn ngón tay của người hủi. Có gì ăn nấy. Đỉnh cao của ăn là có gì ăn nấy, chứ không phải không được ăn cái này, tránh ăn cái kia, không được ăn con nọ… ăn con cá lóc thành cá lóc mất. Đấy! Đỉnh cao của ăn là có gì ăn nấy. Thế thôi!

Về quê thăm chị, chị mổ con gà, ăn bình thường, thế mới là thực sự. Nhưng đấy là người có trí tuệ mới làm thế được. Còn con chưa có trí tuệ thì con phải tránh ăn con gì mà vì việc mình ăn gây đau khổ cho nó. Ví dụ về quê thăm chị, mà chị giết con gà sẵn rồi thì sao?

Một bạn: Mình cứ ăn bình thường.

Thầy Trong Suốt: Mình ăn bình thường, mình không phải là cái người gây đau khổ cho nó. Nhưng nếu mà mình về chị bảo là: “Em ăn gà không? Chị mổ nhé?”. Mình gật đầu thì sao?

Một bạn: Thì là mình có tội ạ.

Thầy Trong Suốt: Là mình gây đau khổ cho nó – mình không ăn. Thì ăn cá lóc cũng thế thôi. Chứ còn ăn cá lóc không liên quan gì đến tái sinh làm cá lóc hay không. Con kiểm tra xem là cái ăn đấy có gây đau khổ cho nó không? Đấy là lý do tại sao thầy nói mình không trực tiếp sát sinh là vì thế. Mình trực tiếp sát sinh thì mình gây đau khổ trực tiếp cho nó luôn. Còn nó là con chết rồi mình ăn, thì cái ăn của mình không phải thứ gây đau khổ cho nó – thì chấp nhận được. Đấy!

Còn đỉnh cao là gì? Ăn không phân biệt, có gì ăn nấy, chay mặn như nhau. Tốt hơn nhiều phải suốt ngày lo lo lo. Nhưng vì mình chưa ở đỉnh cao, đúng không? Thì mình ở mức thấp hơn, ăn những con gì mà không gây đau khổ cho nó thì được. Chứ không phải là ăn cá lóc thì thành cá lóc. Tại sao có chuyện buồn cười thế được?!

Không phải đâu, nhầm đấy, ít nhất thầy chưa thấy sách nào viết thế. Còn đây là quan điểm của thầy. Tùy, mỗi ông thầy có một quan điểm.

Bạn đó: Vâng, con cám ơn Thầy ạ.

Thầy Trong Suốt: Mọi người biết chuyện cười cái gì thành cái đấy chưa? Cười người hôm trước hôm sau người cười. Cười người gì sẽ thành người đấy! Thế là cả thế giới này cười ai biết không? Cười Bill Gates. (Mọi người cười) Đúng là cái thằng nhà giàu, ha ha ha ha. (Mọi người cười) Liệu mình biến thành nhà giàu được không? Nghe buồn cười, đúng chưa? Cái chuyện rất buồn cười. Chuyện hài ấy mà. Làm sao cười người giàu thành người giàu được!Đúng chưa?

Còn con cười cái gì? Một số người có quan điểm là: “À, mình cười cái gì rồi mình thành cái đấy. Đã thế tôi cười ai? Tôi cười Bill Gates cho nhanh thành nhà giàu”. (Mọi người cười) Đấy! Làm sao thành nhà giàu được. Phải không? Nên là ăn con nào thành con đấy giống hệt là cười cái gì thành cái đấy. Đúng chưa? Làm sao thế được! Buồn cười.

10. Lấy chồng hay Không lấy chồng?

Một bạn: Dạ! Thưa Thầy, em muốn hỏi về vấn đề nhân duyên. Em cũng lớn tuổi rồi, mà…

Thầy Trong Suốt: Em năm nay bao nhiêu tuổi mà lớn?

Bạn đó: Dạ… dạ… 29. (Mọi người cười to) Gia đình rất là thúc ép, trước giờ em cũng quen rất là nhiều mối tình, nhưng mà mối tình nào cũng… thất bại hết ấy. Thì có một lần em có duyên gặp một thầy đạo sĩ, đó là một người tu từ nhỏ nhưng vẫn có vợ có con và vẫn có tổ đường ở nhà. Thầy còn là Trưởng môn của một môn phái, có rất nhiều người đệ tửThì người đó nói là em có vong theo (cười)Trước đó em có rất nhiều giấc mơ, em gặp cái “vong” trong giấc mơ của em và người ta… van xin tùm lum hết. Nhiều lúc em thấy tâm thần của em nó không có được ổn định, thì em cũng có đi cúng, dù em không có tin lắm đâu.

Cúng xong rồi em thấy ờ nó cũng suôn sẻ, người yêu cũng tình cảm lắm, rồi thầy đó cũng hướng dẫn cho em là tu hành này nọ, tụng kinh. (Cười) Xong rồi một thời gian thì cũng chia tay. Rồi khi em gặp một trong những người yêu cũ của em, bạn đó cũng con đường tâm linh, thì lại nói là: “Ờ tại vì kiếp trước tôi đắp chiếu cho bà thôi, chứ tôi không có chôn bà”. Thế em mới nói: “Ủachứ không lẽ kiếp trước nhiều người đắp chiếu cho mình quá, mà không ai chôn mình cả”. (Thầy và mọi người cười) “…Cho nên là không có cách gì có chồng được?”. Em không biết nhân duyên của em thế nào, nhưng em yêu cả nam lẫn nữ. Giờ em nhất quyết là không có chồng nữa. Em muốn hỏi cái nhân duyên quá khứ đó Thầy giải thích như thế nào ạ?

Thầy Trong Suốt: Ừ! Được! Em không định lấy chồng đúng không? Không vấn đề gì hết. Đầu tiên là phải thấy là không vấn đề gì cả. Đủ duyên thì mới lấy chứ, đúng không? Lấy chồng hay không không phải do mình quyết đâu, mà do gì?

Mọi người: Duyên số.

Thầy Trong Suốt: “Cái duyên cái số…

Mọi người: Nó vồ lấy nhau.

Thầy Trong Suốt: “…nó vồ lấy nhau”. Hôm nay vừa nói không lấy chồng, tí ra cửa đập đầu xông vào một anh thì sao? Thôi rồi! Vồ luôn. (Mọi người cười) Nên em đừng quyết là không lấy chồng hay có lấy chồng. Vợ thầy có ở đây không?

Một bạn: Có ạ.

Thầy Trong Suốt: Vợ thầy ngày Tết tuyên bố với họ hàng, gia đình là gì?

Một bạn: Không lấy chồng.

Thầy Trong Suốt: Không lấy chồng. Bảy ngày sau…

Một bạn: Lấy chồng.

Thầy Trong Suốt: Đấy! Cái duyên cái số nó vồ lấy nhau đấy. (Mọi người cười) Mấy ngày sau gặp thầy.

Bạn Mỹ Nhân (Vợ Thầy): Mười mấy ngày.

Thầy Trong Suốt: Mười mấy ngày sau gặp thầy, chịu không thấu. (Mọi người cười) Thế là tuyên bố thế nào?

Một bạn: Lấy chồng.

Thầy Trong Suốt: Tan hết, tất cả tuyên bố cũ tan hết. Lấy chồng luôn. Đừng dại tuyên bố! Cái gì chứ duyên số đừng có tuyên bố. Mình có quyết được đâu mà mình tuyên bố. Đúng không?

Bạn đó: Thầy đó nói em có hai đời chồng và có hai đứa con. Nhưng mà bây giờ em đang quen một người nữ và em có ý định cướicho nên em nghĩ là sau này em định không có con. Như vậy thì cái chỉ tay có đúng không? (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Thầy có quen một ông thầy ở trên chùa Trúc Lâm Yên Tử ấy. Ông ấy tu xong chỉ tay đổi luôn. Ông ấy cho thầy xem bàn tay, chụp ảnh lại luôn. Ông ấy làm nghề công an, xong bỏ đi tu mà cả cái hình dạng, không phải chỉ có chỉ tay khác hẳn luôn.

Bạn đó: Ngày xưa thì chỉ tay của em cũng liền, nhưng mà không biết vì sao một thời gian sau thì nó bị đứt đoạn ở cái đường…

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Đấy! Như vậy là chỉ tay không có đáng tin.

Bạn đó: Thầy đó có nói là cứ tu đi, khoảng 7-8 tháng là chỉ tay nó thay đổi 1 lần. Nhưng mà em thấy càng ngày nó càng đứt ra. (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Được! Nghĩa là người ta nói: Không trông cậy gì được thì trông vào thầy bói. (Mọi người cười) Đúng không? Trông cậy mình không được rồi, thì xem chỉ tay. Vợ thầy ngày xưa cũng thế, suốt ngày xem bói với xem bài, xem có lấy chồng không, đúng không?

Bạn Mỹ Nhân (Vợ Thầy)Trùm luôn.

Thầy Trong Suốt: Đấy! Em muốn xem, nhờ vợ thầy xem cho. Trùm xem bài với xem bói. Xong rồi thầy bảo lấy chồng thế nào nhỉ? Cho vợ thầy nói, thầy phán vợ thầy lấy chồng như thế nào? Đứng lên cho mọi người nhìn thấy khuôn mặt nhăn nheo xấu xí, đứng lên!

Bạn Mỹ Nhân (Vợ Thầy): Hồi đó mình 28 tuổi, thầy bói nói là 27-28 tuổi lấy chồng mà chồng thì hơn một – hai giáp, đại khái tính ra là rất nhiều tuổi. Mà rốt cuộc đâu phải 27 tuổi lấy chồng, mà cũng chẳng phải lấy bốn mấy tuổi (cười), lấy ông bằng tuổi. (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Đừng tin mấy cái đấy. Đừng tin những gì…

Mọi người: Thầy bói nói. (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Nếu thầy thực sự giỏi thì thầy đã sống cuộc sống rất hạnh phúc rồi.

Bạn đó: Vậy vấn đề nhân duyên đó có phải do kiếp trước em nợ rất nhiều người, em xù nợ người ta hay không? (Mọi người cười) Vì kiếp này em quen tùm lum mà em toàn trả nợ người ta thôi?

Thầy Trong Suốt: Ừ! Đúng rồi! Em nợ nhiều mà lại không chịu trả, nên đời này người ta quỵt. Yêu tí xong bỏ là quỵt đấy. Em quỵt nhiều rồi, bây giờ việc đời này là gì? Trả thôi!

Nhưng mà thầy chỉ cho em công nghệ trả cao cấp. (Mọi người cười) Công nghệ trả thấp cấp là gì? Là yêu xong rồi lại quỵt, lại bỏ. Yêu lại bỏ, thấp cấp không? Bao giờ trả hết bây giờ? Đúng không? Bây giờ khi mình trả người ta, có hai cách trả: Một là, trả bằng thể xác và tinh thần thì là một loại trả; Hai là trả bằng trí tuệ. Đấy! Em hãy tưởng tưởng cảnh cứ anh nào yêu em, anh đấy tăng trưởng trí tuệ, đúng không? Như vậy thì cái trả có xứng đáng không? Xứng đáng hơn không? Hơn cảviệc cho họ một ít thể xác và tinh thần không?

Bạn đó: Dạ! Thưa Thầy ngày xưa có hai người em quen, rồi gia đình thì có biết về tâm linh đều nói là không hợp tuổi, xong rồi nói bỏ và thế là em bị bỏ.

Thầy Trong Suốt: Hôm qua vừa nói là: “Anh yêu em trọn đời”. Hôm sau thì sao? “Thôi! Mình không hợp tuổi, bỏ nhé”. Đấy là quỵt đấy!

Bây giờ em hãy trả bằng công nghệ cao cấp đi, chuyển tâm người đấy, cái người yêu em, theo em. Có mỗi cách đấy thôi.

Bạn đó: Dạ! Thì cũng có thay đổi nhưng mà…

Thầy Trong Suốt: Không! Bây giờ em chưa đủ trình độ, chưa được. Em phải đủ trình độ mới chuyển tâm người khác được. 29 thì còn trẻ lắm. Thật đấy! Em chỉ cần tu khoảng 2 năm là em có thể chuyển tâm người khác rồi, bắt đầu rồi. Người ta nói: “Tu là chuyển nghiệp”. Còn em không tu thì chịu, nghiệp của em nó không chuyển. Nó cứ như bây giờ thôi, trả bao giờ mới xong?

 

Bạn đó: Dạ vấn đề lấy chồng thì em xong rồi. Em hỏi qua vấn đề phóng sinh.

Thầy Trong Suốt: (Thầy cười) Chồng chưa xong đâu. (Mọi người cười) Khi nào em phải đến đoạn mà thầy nói đây này thì mới là xong. Trước khi thầy lấy vợ, thầy xác định với cả tất cả mọi người và chính mình là gì? Là đời này tôi có thể lấy 1 vợ, n vợ và 0 vợ. Tức là tôi hoàn toàn tự do khỏi việc lấy vợ, lấy cũng được, không lấy cũng được, mà lấy bao nhiêu người cũng được. Đấy mới gọi là tự do khỏi việc lấy vợ. Em phải đến đoạn đấy mới xong. Em đến chỗ đấy, em xác định cho mình việc đấy mới xong.

Bạn đó: Nhưng mà em nghĩ cái chuyện tình cảm nam nữ là cái nguồn gốc của luân hồi, vì việc đẻ…

Thầy Trong Suốt: Nói thế là em chưa tự do. Thầy cũng lấy vợ mà có bị luân hồi đâu! Như vậy không phải là nam nữ gây ra luân hồi. Vô minh gây ra luân hồi! Không phải lấy vợ là luân hồi, không lấy vợ thì hết luân hồi. Thế thì sướng quá nhỉ? (Mọi người cười) Luân hồi không liên quan đến vợ. Hiểu không? Đổ oan cho các bà vợ. Luân hồi không liên quan gì đến lấy vợ hết. Vô minh thì luân hồi, hết vô minh thì hết luân hồi. Lấy 100 vợ vẫn hoàn toàn có thể thoát luân hồi như bình thường.

Nên là em phải tự do với cả lấy vợ, lấy chồng. Em phải thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của “lấy hay không lấy”. Bởi vì sao? Khi nào em tự do được như vậy thì em bắt đầu gọi là “Xong”. Nghĩa là lấy cũng được, lấy 1 cũng được, lấy 2 cũng được, mà lấy 100 cũng được. Hiểu không? Em đặt mục tiêu ngắn hạn đi. Em có thể gặp cái chị lúc nãy, chị xấu xấu mà nói mấy lời kể chuyện lúc nãy đấy. Tên chị ấy là Mỹ Nhân, vợ thầy. (Mọi người cười) Đấy! Nói chuyện với chị ấy đi, để tự do với việc lấy chồng. Hiểu không? Xong – thế mới gọi là xong!

Thế còn phóng sinh thì sao? Phóng sinh giỏi nhất là tự do với việc phóng sinh. Phóng cũng được, không phóng cũng được, phóng 1 con cũng được, 100 con cũng được. Thế mới là phóng sinh thật. Đấy! Còn thầy nói với bạn lúc nãy rồi. Trên đường phóng sinh giỏi nhất, mình chưa làm nổi, làm cái giỏi nhì thôi. Giỏi nhì là phóng sinh để giảm vị kỷ, tăng vị tha. Đấy! Hiểu không? Chứ còn phóng sinh mà với thái độ bám chấp, phải thế này, không được thế kia,thì đâu có gì hay đâu. Phải con này, không được con kia, phải kiểu này không phải kiểu kia. Thầy không đồng ý cái đấy!

Bạn đó: Em xin hỏi về vấn đề bám chấp. Rất nhiều người tu họ bám chấphọ quá tập trung vào bản thân mình mà không có tỉnh thức trong cái hiện tại. Ví dụ như một buổi thiền hành thì rất nhiều người đi bộ, người ta nói thiền hành thì đi bộ hít thở và không suy nghĩ gì cả. Nhưng mà em đi sau em thấy là dưới chân đầy rác mà không ai để ý cả…

Thầy Trong Suốt: Không xét lỗi của người, thường xét lỗi của mình. Em thì ngược lại: Thường xét lỗi của người, chẳng xét lỗi của mình. Không đi đến đâu đâu! Em như thế chẳng đi đến đâu hết. Đừng nhìn người khác, bớt đi! Nhìn người khác để làm gì? Mình còn chưa chịu nhìn mình, cứ đi phán người khác. Cần gì đâu, vô ích! Bớt đi!

Bạn đó: Nhưng mà ở đó… người ta…

Thầy Trong Suốt: Chẳng nhưng gì hết. Bớt. Mất thời gian vào việc phán người khác.

Bạn đó: Không phải em phánnhưng mà ở đó người ta hướng cho con người là phải… cho nên em phải…

Thầy Trong Suốt: Kệ kệ kệ! Ở đó kệ của người ta. Cái tâm người ta, người ta làm sai người ta chịu. Còn tâm của em, người ta làm đúng hết, tâm của em có khá hơn không? Người ta không xả tí rác nào, tâm em có lên được tí nào không? Chẳng lên được tí nào. Sửa mình đã! Thầy không nói là không nên sửa người. Mà mình không sửa được mình, mình lại lo sửa người. Quá buồn cười!

Bạn đó: Tức là vấn đề của em là…

Thầy Trong Suốt: Lo sửa mình đi, vấn đề của em không phải lo cái này, lo cái kia. Em mở miệng ra câu thứ nhất là mình, câu thứ hai là họ họ họ. Bỏ đi, bỏ thói quen ấy đi! Sửa mình đi. Đấy! Em phải sửa mình. Họ phóng sinh kiểu này, họ xả rác kiểu kia. Họ có phóng sinh kiểu xịn nhất thế giới thì em cũng chẳng giác ngộ được. Họ có không xả rác tí nào, tâm em chẳng sạch lên tí nào. Bớt đi. Lo tu tâm chính mình đi. Hiểu không?

Bạn đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy! (Thầy cười) “Không xét lỗi của người, thường xét lỗi của mình”. Đấy! Nhớ câu đấy! Thế thôi! Rồi! Một câu hỏi cuối cùng trước khi kết thúc.

11. Sau khi chết bao lâu thì thần thức ra khỏi thân thể?

Một bạn: Dạ chào Thầy! Em tên là Nguyễn Thị Thời. Em có đi Trà đàm về nuôi dy con theo tinh thần Phật Pháp ạ. Đến bây giờ thì em cảm thấy mình rất là vui, hạnh phúc khi được tìm đến Phật Pháp. Sau khi em đi buổi Trà đàm của Thầy về thì em biết được 3 thứ mình phải theo là nhân quả, bất toại nguyện và vô thường. Thì em thấy trong lòng mình tĩnh đi rất là nhiều.

Hôm vừa rồi nhà em có người mất, em cũng được cô Vũ Ngalà cô giáo của emđưa cho cuốn Hộ niệm của nhóm Trong Suốt. Khi em đọc cuốn Hộ niệm Trong Suốt và cuốn Nghiệp báo, thì em thấy tất cả các điểm đều giống nhauNhưng có 2 điểm em muốn hỏi ThầyThứ nhất làtrong cuốn Nghiệp báo nói rằngCon người không phải sau 49 ngày mới siêu thoát, mà vừa lâm chung là người ta đã siêu thoát rồi”. Theo em hiểu là mình gieo nhân tốt, như Thầy nói ạthì mình sẽ được đi vào những cái cấp bậc cao. Nếu như người ta gây ra nghiệp xấu thì người ta sẽ sa vào cái cấp xấu nhất.

Và trong cuốn sách của Thầy thì nói rằng sau khi mất khoảng 8 tiếng ạ, lúc đó người nhà mới được hộ niệm. Em thấy có quá nhiều trường hợp, ví dụ mình đưa đi mai táng sớm, sau khi bỏ vào quan tài thì khoảng 24 tiếng có khi người ta sống lại. Nên em muốn hỏi Thầy là thế nào?

Thầy Trong Suốt: Được rồi! Thứ nhất là 49 ngày đúng không? Chắc cái bản của Thầy mà em đọc được là bản rút gọn. Bản đầy đủ nói là không phải 49 ngày đâu, mà nó là con số tương đối. Có những người là 49 ngày, có những người chết phát đi luôn. Có những người phải 100 ngày sau. Nghĩa là, đó là cảnh giới tương đối và người ta lấy một con số tương đối là 49 ngày,chứ không phải cứ 49 ngày đâu. Đấy! Có người chết một phát đi luôn, chẳng có 49 ngày. Vừa chết cái lên Thiên đường luôn, không có 49 ngày. Nhưng có những người trải qua trung ấm đến 49 ngày. Vì thế cái người sống không bao giờ biết là bao nhiêu ngày cả, nên lấy một số an toàn là 49. Đấy là con số thường thường, chứ không phải chắc chắn là 49. Hiểu không? Như vậy là nó cũng tương đồng.

Nhưng mà như em nói 1 ngày đi luôn. Không phải! Không đúng! Có thể là 1 ngày, có thể là 1 tiếng, có thể là 49 ngày. Cái con số tương đối mà thôi. Đấy! Đấy là một số tương đối. Việt Nam mình cúng 49 ngày, vì nó là số tương đối. Nó thường như vậy, nó là con số quy ước, chứ còn bản chất là bao lâu thì là tùy người, tùy nghiệp lực của mỗi người. Nhưng vì mình không biết thì 49 là con số tương đối tốt để mình hỗ trợ người chết.

Như vậy là thần thức bao lâu mới rời khỏi thân thể? Cũng thế, chỉ quy ước thế thôi. 8 tiếng, 10 tiếng, 24 tiếng là quy ước, hoặc nó ra ngay lập tức. Trong bản đầy đủ, thầy có nói là phải kiểm tra trên thân thể. Đấy! Kiểm tra xem là chỗ nào còn ấm. Nếu trên người còn chỗ ấm nghĩa là thần thức chưa ra khỏi cơ thể. Thế thôi! Còn tạm lấy bởi vì không thể nào có chuyên gia để sờ. Tạm lấy một con số là 8 hay 10 tiếng, con số tương đối an toàn thôi,chứ nó có thể là 24 tiếng. Có những hành giả tu hành tốt ấy, 3 ngày sau họ mới ra khỏi thân thể. Chết rồi nhé mà thần thức 3 ngày mới ra khỏi thân thể. Trong lịch sử đầy những người như thế.

Nhưng mà lấy con số 8 tiếng thầy nghĩ là an toàn rồi. Thông thường là ra luôn, chỉ tu hành cao hoặc là có bệnh, có cái sự đặc biệt mới ở trong đấy lâu. Như vậy là các con số 8, 10, 24 hay 49 là con số tương đối, chứ không phải con số chính xác. Hiểu như thế thì mình làm với cái tâm đúng đắn, tâm tốt là được rồi. Đấy! Chứ không phải quá lo lắng bao nhiêu ngày. Đấy! Thế thôi! Nên là không mâu thuẫn đâu.

Bạn đó: Dạ! Dạ! Thế em cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi,chúc anh chị em Đà Nẵng có một buổi tối vui vẻ. (Mọi người vỗ tay) Và sau buổi này, hy vọng là có một số người quyết tâm sửa mình nhiều hơn.