Ông già đã giải thoát như thế nào? – P10

GIỚI THIỆU VỀ BIẾT (Phần 10)

6. Ông già đã giải thoát như thế nào?

Nghe thử một bài về ông già được học cái này như thế nào không? Theo con ông già được
học thế này có khả năng thoát được khỏi đau khổ không? Hải Nam đọc nhé? Câu chuyện
này tên là “Chỉ cây gậy vào trái tim người già”. Nói về Đức Liên Hoa Sanh, ngài dạy phương
pháp này cho một ông già như thế nào. Nghe không?

Các bạn: Có ạ.

Sư phụ: Xem người già có học được không nhé? Ở đây có ai thấy mình hơi già già giơ tay
nào? Trẻ thế kia mà hơi già già ấy hả?

Một bạn: 50 rồi Sư phụ ạ.

Sư phụ: Thôi, tin vui là gì? Dù con có hơi già già cũng gì? Hoàn toàn có thể giác ngộ được.
Rồi. Hải Nam đọc xong chuyện này, sư phụ sẽ đọc cho con chuyện Đức Phật dạy một người
trẻ, dạy Anan như thế nào. Cùng một cách. Con thích nghe chuyện người già trước hay
chuyện người trẻ trước?

Các bạn: Người già trước ạ.

Sư phụ: Rồi, thế người già nhé. Hải Nam trước sư phụ nhé, người già trước mà. (Sư phụ
cười)

Hải Nam: Thưa sư phụ con đọc ạ.

Chỉ cây gậy vào người già.

Khi vị đại sư Liên Hoa Sanh lưu lại chỗ ẩn cư Núi Lớn ở Samye, thì Sherab Gyalpo
Ngog, một ông già 61 tuổi thất học và có niềm tin tột độ và ngưỡng vọng mạnh mẽ đối với
Sư.

Sư phụ: Ông này không chỉ 61 đâu, còn gì? Thất học, không biết chữ. Mọi người nhớ là chuyện này xảy ra ở thế kỷ thứ 8. 61 tuổi là già lắm hồi đấy rồi. Bây giờ bao nhiêu tuổi là già?

Một bạn: 80 tuổi.

Sư phụ: Bây giờ phải 80 mới là già đúng không? Nhưng mà ngày xưa 61 là già lắm rồi. Đã
già còn không biết chữ.

Hải Nam: Hầu hạ Sư trong một năm. Trong thời gian này, Ngog không hỏi xin một lời dạy
nào, và Sư cũng không ban cho ông điều gì. Sau một năm, khi đại sư định rời đi, ông Ngog
dâng cúng một đĩa mạn đà la trên đó ông đặt một bông hoa bằng một lượng vàng. Rồi ông
nói: “Thưa Đại sư, xin từ bi nghĩ đến tôi. Trước hết, tôi là một người thất học. Thứ hai, trí
thông minh của tôi cạn hẹp. Thứ ba, tôi đã già, thân tâm đã mòn mỏi. Tôi cầu xin ngài ban
một giáo huấn cho một ông già ở gần ngưỡng cửa của cái chết, giáo huấn ấy thật dễ hiểu, có thể chặt đứt mọi nghi lầm, dễ dàng thực hiện và áp dụng”.

Sư phụ: Rồi. Ông già thì cần một giáo lý dễ hiểu, dễ dàng chặt đứt nghi lầm và dễ áp dụng. Cái Biết dễ hiểu không? Quá dễ hiểu, đúng không? Mẹ Như Hiền 75 tuổi nghe hiểu ngay. Có dễ chặt đứt nghi lầm không? Có dễ không? Nó quá dễ vì nghi lầm toàn suy nghĩ thôi. Cái này nó ở ngoài suy nghĩ, chặt tất cả nghi lầm. Và thứ ba là dễ thực hành, vì nó đang ở đây.

Cái gì mà luôn ở đây dễ thực hành chứ, cái gì mà phải cố gắng mới đạt được thì khó thực
hành. Đúng chưa? Nên lúc đấy, ông già này già lắm rồi và không biết chữ, ông cần một cái
giáo lý dễ hiểu, chặt được nghi lầm và dễ thực hành.

Hải Nam: “Dễ dàng thực hiện và áp dụng, có một cái thấy hiệu quả và sẽ giúp tôi trong
những đời sắp tới”. Đại sư chỉ cây gậy đi hành cước của mình vào tim ông lão và ban cho lời dạy thế này: “Nghe đây, hỡi ông lão! Hãy nhìn vào cái tâm tỉnh giác của Giác Tánh nơi
ông”.

Sư phụ: Rồi, đoạn này hơi chuyên môn. Con biết chữ Biết trong tiếng Hán Việt gọi là gì
không? Giác. Biết là giác. “Cái tâm tỉnh giác của giác tánh nơi ông”. Giác tánh là gì? Tính
Biết. Tánh là tính mà, mình gọi là tính Biết thì trong văn bản cổ người ta gọi là gì? Giác tánh. Tâm tỉnh giác – Awakened mind hay giác tánh – Awareness đều nói về cái Biết này. Đấy là cách gọi văn bản cổ, có thể gọi là tâm tỉnh giác – hoặc là giác tánh. Còn bây giờ mình gọi cách gì cho người nào cũng hiểu được? Biết. Như vậy câu đấy tương đương “Hãy nhìn vào tính Biết của ông. Ông hãy nhìn vào cái Biết nơi ông. Hãy nhìn vào tâm tỉnh giác của giác tánh nơi ông”. Buổi ngày hôm nay ấy, mình sẽ gọi là “Nhìn vào cái Biết của con, cái Biết nơi con”. Được chưa?

Hải Nam: Nó không có hình tướng cũng không màu sắc.

Sư phụ: Cái Biết có hình tướng, màu sắc không? Không, đúng không?

Hải Nam: Không trung tâm cũng không biên bờ.

Sư phụ: Nó ở đâu? Trong người con hay là ngoài người con? Hay là rìa bầu trời?Cái Biết ở
đâu? Không ở trung tâm, cũng chẳng ở biên bờ. Nó không có hình tướng nhưng mà nó lại gì? Lại biết, đúng không? Nó không có hình tướng nhưng nó biết hình tướng không? Nó biết
các hình tướng khác nhau, đúng không? Vì thế gọi là nó không trung tâm, không biên bờ.

Hải Nam: Ban sơ, nó không có khởi thủy mà lại trống không.

Sư phụ: Khi nào nó bắt đầu? Cái Biết này khi nào bắt đầu? Có điểm bắt đầu không? Khi
nào con bắt đầu biết? Con thì có bắt đầu nhưng nó có bắt đầu không? Con thì sinh ra, rồi
chết đi. Cái Biết này trước khi con sinh ra đã biết, sau khi con chết đi rồi vẫn biết. Như vậy
nó không có điểm bắt đầu, đúng không?

Hải Nam: Tiếp theo nó không có chỗ trụ mà lại trống không. Cuối cùng, nó không có chỗ
để đến mà lại trống không.

Sư phụ: Cái Biết này có đến đâu không? Hay luôn ở đây? Đúng chưa?

Hải Nam: Cái Không này không do nhân duyên gì tạo ra và trong sáng, thông tỏ.

Sư phụ: Cái Biết này luôn trống không, mọi thứ hiện rõ ràng ra nhưng không thực sự có thứ gì cả. Giống như ảo ảnh trong một tấm gương. Kinh điển gọi đó là tính Không, mật điển gọi đó là tính Biết, hai cái danh từ khác nhau nhưng cùng trỏ về một thực tại tuyệt đối.

Cái Không này có do nhân duyên gì tạo ra hay không? Hay nó tự thế thôi? Con có tìm được
nguyên nhân gì của Biết không? Mọi thứ trên đời ấy thông thường đều cónhân duyên của nó đúng không? Con đến đây phải có nhân duyên của đây. Nhưng cái Biết này rất đặc biệt, là nó chẳng do cái nhân duyên gì tạo ra hết. Nó tự có như vậy. Đấy là một thứ đặc biệt nhất trên đời. Cái thân tâm này có nhân duyên tạo ra không? Thế nhân duyên tạo ra thì mất đi được không? Phật dạy “Tất cả những Pháp có điều kiện thì vô thường”. Cái thân tâm này do nhân duyên tạo ra – bố mẹ v.v… – thì nó sẽ mất. Nhưng cái Biết vì nó không do nhân duyên gì tạo ra nên nó không mất đi, không chịu ảnh hưởng của vô thường.

Hải Nam: Khi ông thấy cái này và nhận ra nó, ông biết được bản lai diện mục của ông.

Sư phụ: “Khi ông thấy cái Biết này, nhận ra nó, ông biết được bộ mặt xưa nay của ông”.
Hay là lúc nãy sư phụ nói là nhận ra cái trạng thái vốn có của ông. Đúng không? Hóa ra xưa nay ông không phải là cái mặt thịt này. Mặt này thì có phải xưa nay có không? Hồi bé có cái mặt này không? Ngay hồi bé đã không có mặt này rồi đúng không? Lúc già còn mặt này nữa không?Là gương mặt khác rồi đúng không? Đời trước mặt này không? Càng không. Như vậy cái mặt này có phải mặt xưa nay không? Nhưng cái Biết là cái xưa nay nó luôn ở đây. Có bao nhiêu mặt đi nữa ấy thì mặt đấy hiện ra ở đâu? Hiện ra trong Biết, đúng không? Biết mới là bộ mặt xưa nay của ông. Hay Biết là trạng thái tự nhiên vốn có của ông.

Hải Nam: Ông hiểu được bản tánh của mọi sự vật. Bấy giờ ông thấy bản tánh của tâm.

Sư phụ: “Khi mà ông hiểu cái Biết này thì hiểu được bản tính của mọi sự vật”. Hóa ra mọi
sự vật lâu nay mình cứ tưởng là vật chất, theo vật lý, toán học, hóa học, theo quy luật này
nọ. Trái đất quay quanh mặt trời v.v… nhưng thực chất bản tánh của nó chỉ là gì thôi? Hiện
ra trong Biết rồi tan vào Biết, và cũng chính là Biết, cũng chính là Không. Giống như hình
ảnh trong một mặt gương cũng chính là mặt gương. Có đúng bản tính cuộc đời con chỉ thế không?

Mình có rất nhiều công thức toán học, rồi vật lý để mô tả cuộc đời này nhưng đặc điểm chung là gì? Mọi thứ đều hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, và là một với Biết. Mọi việc đến rồi đi trong Biết và chính là Biết giống như hình trong mặt gương đến đi trong gương và cũng chính là mặt gương. Đó chính là bản tính của cuộc đời. Đồng ý không? Biết ở mọi nơi, nó là chất liệu chung của mọi thứ hiện ra. Đúng là bản tính không? Chứ còn bây giờ quả táo rơi xuống đất là do gì?

Một bạn: Trọng lực ạ.

Sư phụ: Ai bảo thế? Đấy là con nghĩ trọng lực chứ đúng không? Nhỡ một ông thần phép
cho rơi xuống thì sao? Là gì thì do suy nghĩ, đúng không? Nhưng bản tính cuộc đời, dù là
trọng lực hay không phải trọng lực thì đều là cảnh đến rồi đi trong Biết. Như vậy là việc nhận ra cái Biết này có phải là hiểu được bản tính cuộc đời không? Ngày hôm nay ấy, con hiểu một cái mà những người thông thường, thậm chí bác học cũng không hiểu được. Con
hiểu về bản tính cuộc đời.

Sau này con con hỏi: “Mẹ ơi bản tính cuộc đời là gì?” mình trả lời thế nào? Mọi thứ chỉ là cảnh đến và đi trong Biết, thì nó thấy đúng ngay. Chứ con bảo bản tính cuộc đời ví dụ như là “ở hiền gặp lành”, nói thử thế xem nó thấy không? Nó thấy nhiều khi nó ở hiền mà lại gặp dữ. Nó bảo: “Mẹ chẳng hiểu bản tính cuộc đời gì cả”. Đúng không? 500 năm trước mà connói là: “Trái đất quay quanh mặt trời” thì con bị hỏa thiêu rồi. Sẽ có người bảo là con chẳng hiểu gì bản chất cuộc đời cả. Nhưng nếu con nói mọi thứ chỉ là cảnh đến rồi đi trong Biết thì sao? Chuẩn luôn không? Đấy, đấy mới là bản tính cuộc đời.

Ông già này cần một giáo Pháp đơn giản, dễ hiểu, Ngài Liên Hoa Sanh dạy luôn giáo pháp gì? Giác tánh hay tính Biết. Hóa ra bản tính cuộc đời chỉ là gì? Mọi thứ chỉ là cảnh đến rồi đi trong Biết. Thế theo con cái Biết này thường hay vô thường?

Một bạn: Thường ạ.

Sư phụ: Tất cả các pháp có điều kiện thì vô thường. Vậy Biết có phải là pháp có điều kiện
không?

Các bạn: Không ạ

Sư phụ: Có điều kiện là phải có điều kiện gì đó mới sinh ra, mất điều kiện nó diệt đi. Nhưng Biết là một thứ vô điều kiện. Tí nữa sư phụ đọc một bản Kinh khác của Đức Phật, Đức Phật gọi nó là “Diệu thường” – tức là một cái thường rất kỳ diệu. Nó vượt ra khỏi giới hạn thường và vô thường. Nó là cái vô điều kiện mà. Cái Biết này là cái vô điều kiện. Nếu con nương tựa vào những thứ có điều kiện thì mất điều kiện, cái đấy tan. Đúng chưa? Nếu con nương tựa vào sư phụ, sư phụ có điều kiện hay vô điều kiện?

Một số bạn: Có điều kiện.

Sư phụ: Ông thầy này biến mất, đi mất, đúng không? Là tất cả các con mất chỗ nương tựa. Đúng chưa? Nhưng nếu con nương tựa vào một thứ vô điều kiện, là gì? Là Biết – thì không lo ông ấy đi mất gì cả. Ông Biết này không bao giờ đi mất. Đúng chưa? Đấy mới là chỗ nương tựa thực sự của con. Nhà con ở đâu?

Một bạn: Vũng Tàu ạ.

Sư phụ: Vũng Tàu. (Sư phụ cười) Thế trước khi nhà ở Vũng Tàu con chuyển nhà thì nhà ở
đâu?

Bạn đó: Sài Gòn ạ.

Sư phụ: Sài Gòn. Vậy nhà nào là nhà thật của con? Lúc thì ở Vũng Tàu, lúc Sài Gòn.Vậy nhà nào là nhà thật của con? Nhà là nơi con luôn ở. Luôn ở đâu?

Bạn đó: Ở trong Biết.

Sư phụ: Con luôn ở đâu? Ở trong Biết. Vậy nhà thật con là cái gì? Cái Biết này.“Cùng nhau
chúng ta sẽ về nhà bạn nhé”. Có phải là “Cùng nhau chúng ta sẽ về Vũng Tàu bạn nhé” không? Hay là “Cùng về Hà Nội bạn nhé” ? Không. Con thấy trang Trong suốt, ở dưới chân
trang có câu “Cùng nhau chúng ta sẽ về nhà bạn nhé”. Vậy nhà này là ở đâu? Nhà con chính là…? Là Biết. Quê con ở đâu?

Một bạn: Hải Phòng.

Sư phụ: Hải Phòng. Vì sao nói quê Hải Phòng? Vì con sinh ra ở Hải Phòng nhưng thực chất
con có sinh ra ở Hải Phòng không? Đời trước con sinh ở đâu? Không biết đúng không?  Nhưng có một chỗ chắc chắn con sinh ra ở đấy. Là gì? Con sinh ra trong gì? Bằng chứng là đẻ ra cái oe oe khóc ngay đúng không? Thấy lạnh ngay. Nhà con chính là nơi con ở, luôn luôn ở, chính là Biết. Quê con là nơi con sinh ra, nơi con sinh ra luôn luôn là Biết. Như vậy ngày hôm nay con có được thấy quê nhà chưa? Sống bao nhiêu năm rồi mới biết là gì? Hóa ra quê mình ở đâu? Nhà mình ở đâu? Đây là cái “Nhà” mà sư phụ nói đấy. “Cùng nhau chúng ta sẽ về nhà bạn nhé”. Rồi, con nghe đọc tiếp đi.

Hải Nam: Bấy giờ ông thấy bản tánh của tâm, xác định trạng thái căn bản của thực tại và
chặt đứt mọi nghi ngờ về sự hiểu biết. Tâm tỉnh giác của tánh Giác không tạo tác từ bất kỳ
chất thể nào.

Sư phụ: Tâm tỉnh giác của tính Giác, tất cả các từ đấy nói về cái Biết. Cái Biết ấy, nó chẳng tạo ra từ chất thể nào hết. Bây giờ chất của Biết là gì? Ôxi, nitơ hay là cái gì? Ở trong nó thì mọi chất thể hiện ra, nhưng nó làm bằng chất gì? Biết ấy, con không thấy nó là chất gì hết, đúng không?

Hải Nam: Nó tự tại và sẵn đủ nơi ông.

Sư phụ: Nó tự do với mọi chuyện – gọi là tự tại. Và nó sẵn ở nơi con, đúng chưa?

Hải Nam: Cái này là bản tánh của mọi sự, nó dễ chứng ngộ vì không phải tìm ở đâu khác.

Sư phụ: Chuẩn chưa? Cái Biết này mới tự chứng ngộ được chứ. Khi mà hỏi là “Có đang biết hay không?” con cảm thấy ngay được là gì? Đang biết đúng không? Con có hiểu “tính Không” là gì không?

Một bạn: Không ạ.

Sư phụ: Phải học khá nhiều mới hiểu được. Chứng tỏ “tính Không” khó chứng ngộ hơn rất
nhiều. Con phải học bao nhiêu lâu mới hiểu được tính Không. Còn có đang biết hay không
thì sao? Hỏi một cái là thấy luôn. Thậm chí là “Có hiểu nhân quả là gì không?” so với cả “Có đang biết hay không?” cái nào dễ hơn? Nhân quả học mãi mới ra đúng không? Còn Biết thì sao? Đây, đang biết đây.

Hải Nam: Cái này là bản tánh của tâm thức, nó không cần nương dựa vào một chủ thể nhận biết nào và một đối tượng được nhận biết nào.

Sư phụ: Có cần cái “tôi” đứng sau điều khiển cái Biết không? Bản thân các con điều khiển
được cái Biết này không? Bảo “Đừng biết nữa”, có bảo được không? Có cái “tôi” nào đứng sau cái Biết không?

Như vậy đầu tiên là không cần một chủ thể sau lưng để sở hữu hay điều khiển cái Biết này,
đúng không? Thứ hai, nó có cần một cái gì đó để biết không? Nếu mà có thì biết là có, không có thì biết là không có. Giống như âm thanh lúc nãy đấy. Có âm thanh biết là âm thanh, không âm thanh thì biết là không âm thanh. Nó không cần một đối tượng cụ thể nào. Như vậy là nó có thể tự nó tồn tại và không phụ thuộc vào tôi, vào than thể, hay là vào vật. Đúng không?

Hải Nam: Nó bất chấp những giới hạn của vô thường và hủy diệt.

Sư phụ: Cái sư phụ nói lúc nãy đấy, nó vượt ra khỏi vô thường và hủy diệt.Vì nó là vô điều
kiện. Tất cả các Pháp có điều kiện thì vô thường. Cái Biết nó tự tồn tại vì nó vượt ra khỏi vô
thường và hủy diệt.

Hải Nam: Trong nó không có cái gì để biết.

Sư phụ: Sau này con sẽ được học môn gọi là “Không có thật”, thì sẽ hiểu cái Biết này nó
không có gì thực sự bên trong cả, dù mọi thứ hiện ra rất rõ ràng. Giống như nhà cửa trong
một mặt gương hiện ra rất rõ ràng nhưng lại không thật có.

Hải Nam: Trạng thái tỉnh giác của giác ngộ chính là cái Biết của tự ông, nó vốn là tỉnh giác.

Sư phụ: Giác ngộ chỉ là cái Biết này thôi. Lâu nay mình cứ tưởng giác ngộ là cái gì khủng
khiếp, đúng không? Giác ngộ chỉ là cái Biết này thôi.

Hải Nam: Trong nó không có cái gì để đi vào địa ngục, Tánh Giác vốn là thanh tịnh.

Sư phụ: Cái Biết này vốn thanh tịnh. Bên trong có bao nhiêu bẩn đi nữa thì Biết có bẩn không? Không, đúng không? Cái màn hình nó không đi vào địa ngục dù cảnh địa ngục hiện
ra. Cái Biết cũng như vậy, thanh tịnh, không thể bị ô nhiễm bởi cảnh hiện ra bên trong.

Hải Nam: Trong nó không có sự thực hành nào để tiến hành.

Sư phụ: Con không cần phải thực hành để đạt được nó. Đúng không? Đây, nó đây rồi.

Hải Nam: Bản tánh nó vốn là thông tỏ. Cái thấy vĩ đại này về trạng thái bản nhiên vốn thường trụ nơi ông…

Sư phụ: Rồi. “Trạng thái bản nhiên vốn thường trụ nơi ông”: đây là trạng thái vốn như thế.
Đúng không? Là trạng thái thật sự của con đấy. Con lâu nay cho mình là thân tâm này, vui
buồn sướng khổ nhưng đấy không phải là trạng thái bản nhiên, đấy là trạng thái không tự
nhiên, trạng thái “tôi là thân thể này” được gán vào bởi suy nghĩ. Còn trạng thái bản nhiên
vốn có của con là gì? Là Biết. Trong đấy mọi suy nghĩ đến rồi đi. Đấy mới là trạng thái bản nhiên. Bản là xưa đấy, bản nhiên là xưa nay vốn tự nhiên thế. Đây là trạng thái nó vốn sẵn
như vậy. Thế thôi.

Hải Nam: Phải biết rằng không thể tìm nó ở một nơi nào khác. Khi ông hiểu biết cái thấy
như vậy và muốn áp dụng nó vào trong chứng nghiệm của mình, bất kỳ nơi đâu ông ở đều
là cái thất ẩn cư trên núi cho thân ông. Bất cứ hình tướng bên ngoài nào ông thấy đều là
như như và bổn lại không tịch; hãy để cho nó tự như, giải thoát khỏi mọi tạo tác của tâm
thức. Các hình tướng vốn tự do, không vướng mắc ấy trở thành những người giúp đỡ ông,
và ông có thể thực hành khi dùng những hình tướng ấy như là con đường giải thoát.

Sư phụ: Rồi. Đoạn này nói về cách tu, rất đơn giản. Không phải đi nhập thất gì hết. Con
nhận thấy rằng: đây, Biết luôn ở đây là xong. Đấy, việc con nhìn thấy hình ảnh chứng tỏ là
con phải đang gì? Đang biết. Như vậy là dùng luôn hình ảnh để thấy Biết đang ở đây, để nhớ Biết đang ở đây. Nếu con đang rất tức giận, chứng tỏ con phải đang biết. Việc con đang rất buồn, chứng tỏ con?

Các bạn: Đang biết.

Sư phụ: Như vậy, con dùng chính những hình tướng hay là nỗi buồn, hay là cơn giận để
nhận ra Biết đang ở đây. Đúng không? Như vậy nó dễ đến mức gì? Con không cần phải dẹp trừ phiền não, mà tận dụng luôn phiền não để thấy là gì? Ngay khi phiền não vẫn đang biết. Cách mà sau này sư phụ sẽ chia sẻ, vô cùng dễ, dễ đến mức con không phải dẹp cái đống phiền não đi, nên con có thể tập bất kỳ lúc nào, trong cả một ngày của con luôn, lúc nào muốn tập là tập được ngay. Ngược lại, khi những thứ đó hiện ra thì cái Biết càng hiện ra rõ ràng. Con càng tập thì càng thấy rằng: Ừ, trạng thái bổn nhiên, trạng thái tự nhiên vốn có của mình luôn ở đây, trong mọi kinh nghiệm, và chỉ là Biết mà thôi.

Rồi, sau này cách tập rất đơn giản: Bất kỳ lúc nào cũng tập được, bất kỳ trạng thái tâm thức nào cũng tập được. Không phải là khi mình đang rất tức giận, bực bội, mình phải tập 6
Bước vô thường để cái đống tức giận đấy nó hết đi. Nếu con giỏi thì tập được ngay lúc bực
bội đấy, còn con chưa giỏi thì con tập gì? 6 Bước vô thường để giải quyết bớt đã, đúng chưa? Nghĩa là cả 2 đều tốt, cả Pháp 6 Bước vô thường hay các Pháp khác, lẫn cái Biết này đều cần thiết. Nhưng cái Biết này có thể tập bất kỳ hoàn cảnh nào cũng được, không từ chối bất cứ trạng thái gì, ý là như vậy.

Hải Nam: Bên trong, bất cứ cái gì khởi lên trong tâm ông, bất kỳ điều gì ông nghĩ, đều vô
tự tánh và trống không. Tư tưởng nào xảy tới đều vốn là giải thoát vì không có tự tánh. Khi hiểu biết và chánh niệm bản chất của tâm mình, ông có thể dùng các tư tưởng như là con đường giải thoát và sự thực hành trở nên dễ dàng.

Sư phụ: Đấy, như sư phụ nói về hình trong gương ấy, khi mọi suy nghĩ khởi lên thì thấy bản chất suy nghĩ cũng chính là Biết luôn, không cần phải tránh suy nghĩ này suy nghĩ kia.

Hải Nam: Một lời khuyên sâu xa: Bất kể loại xúc động gì ông cảm nhận, hãy nhìn vào mối xúc động và nó biến mất không dấu vết. Xúc động như thế vốn là tự do, giải thoát. Điều này đơn giản để thực hành. Khi ông có thể thực hành theo như vậy, sự thiền định của ông không giới hạn trong những thời công phu. Biết rằng mọi sự, thứ gì cũng là một người giúp đỡ, một thiện tri thức, kinh nghiệm thiền định của ông sẽ không biến đổi, tự tánh không gián đoạn, và cư xử của ông không vướng mắc. Dầu ở bất kỳ nơi đâu, ông cũng không bao giờ lìa khỏi tự tánh.

Sư phụ: Rồi. Dù ở bất kỳ đâu, cũng không bao giờ rời khỏi gì? Tự tánh chính là gì? Tính Biết của mình. Tự tánh là cái tính có sẵn. Tính Biết này.

Hải Nam: Một khi ông thực hiện điều này, thân xác của ông có thể già cỗi, nhưng tâm tỉnh
giác ấy thì không có tuổi.

Sư phụ: Thân xác có thể già nhưng Biết thì không có tuổi.

Hải Nam: Nó không hề biết đến sự phân biệt trẻ, già. Tự tánh siêu việt khỏi phân biệt và
thiên chấp. Khi ông nhận biết tánh Giác này, tự tâm tỉnh thức này, thường hằng hiện diện
nơi chính ông, thì không có một sự khác biệt nào giữa lợi căn và độn căn.

Sư phụ: Khi đã nhận ra cái Biết này rồi thì thông minh với cả ngu dốt, chả khác gì nhau. Đều biết cả. Đúng chưa?

Hải Nam: Khi ông hiểu rằng tự tánh, vốn thoát khỏi phân biệt và thiên chấp, thường hằng
hiện diện nơi chính ông, thì không có một sự khác biệt nào giữa học nhiều và học ít.

Sư phụ: Thấy chưa? Yên tâm nhé. Trong số các con sẽ có người cảm thấy là mình dốt đúng
không? Sợ theo sư phụ khó vì thấy học dốt quá. Nhưng Biết thì không có sự phân biệt nào,
học nhiều cũng như học ít.

Hải Nam: Dầu cho thân thể ông, chỗ nương dựa của tâm thức, có tan rã, thì Pháp thân của trí huệ tỉnh giác vẫn thường trụ.

Sư phụ: Dù thân thể tan rã thì cái Biết này vẫn thường trụ. Đấy, hay không? Ngài Liên Hoa
Sanh khẳng định cho các con rồi. Thân thể có tan thì Biết vẫn thường trụ.

Hải Nam: Khi ông an trụ trong trạng thái không biến đổi này, không có gì khác biệt giữa
một cuộc đời dài lâu hay ngắn ngủi.

Hỡi ông lão, hãy thực hành ý nghĩa chân thực! Hãy đem sự thực hành vào tâm! Chớ nhầm lần chữ và nghĩa. Chớ xa lìa bạn đạo. Hãy cần mẫn! Hãy ôm trọn mọi sự với chánh niệm tỉnh giác. Chớ buông theo những cuộc nói chuyện nhàn rỗi và những lời bàn luận suông. Chớ dấn mình vào những mục đích thường tục. Chớ bận rộn lo toan về con cái. Chớ đòi hỏi thức uống và đồ ăn. Hãy dự định để chết như một người bình thường!

Sư phụ: Ông già này, sắp chết rồi. Đúng không? Bây giờ chỉ có thực hành cái này thôi, chứ
đừng đòi hỏi đồ ăn, đừng quan tâm con cái nữa. Hãy dự định để chết như một người bình
thường? Các con dự định chết như một người thế nào?

Các bạn: Bình thường.

Sư phụ: Đấy. Bình thường thôi. Khi con định chết như một người đặc biệt, thì con sẽ mất
rất nhiều công sức để biến mình thành người đặc biệt. Còn nếu con chấp nhận là chết như
một người bình thường, sẽ dồn toàn sức lực vào đâu? Nhận ra cái Biết này. Ông già này sắp
mất, càng thấy điều đấy. Ở đây có ai muốn chết như một người bình thường không? Giơ tay
xem nào? Bình thường thôi.

(Các bạn giơ tay)

Được, đúng là học trò của sư phụ, đúng không? Thậm chí người hơi tầm thường một tí có được không? Miễn là gì? Giác ngộ thôi, nhỉ? Cần gì phải đặc biệt? Đúng không? Mà Giác ngộ đây là gì thôi? Ngày xưa cứ nghĩ Giác ngộ là kinh khủng, bay lên trời tỏa hào quang, vô cùng hiểu biết! Nhưng thực ra Giác ngộ chỉ là gì thôi? Lúc nãy thực hành là gì? Nhận ra trạng thái vốn có này, sống ở trong nó. Giác ngộ là gì? Hết quên. Tự nhiên an trụ trong Biết, không quên nữa. Không quá khó đâu.

Hải Nam: Cuộc đời của ông đang hết dần, thế nên hãy kiên trì tinh tấn! Hãy thực hành lời
chỉ dạy này cho một người già trên ngưỡng cửa của cái chết!

Bởi vì sự chỉ thẳng cây gậy vào tim của Sherab Gyalpo, lời dạy này được gọi là: “Sự khai thị chỉ thẳng cây gậy vào ông lão.” Sherab Gyalpo Ngog đã được giải thoát và đạt đến toàn thiện.

Sư phụ: Kinh không? Sắp chết, không biết chữ mà vẫn đạt đến toàn thiện. Bạn nào già yên tâm chưa? Ai nghe bài này xong yên tâm hơn giơ tay nào? (Các bạngiơ tay) Rồi, rất tốt. Đây không phải chỉ là già đâu mà những bạn mà kiểu gọi là hơi ngốc một tý, nghĩa là không học nhiều, không biết chữ, cũng yên tâm. Vì sao? Dễ mà. Cả cái đoạn văn này nếu mà con đọc kỹ, nó bao gồm cả con đường luôn; bao gồm cả cái hiểu biết, cả cách thực hành và nhắc lại là dành cho ông già sắp chết không biết chữ.

Nghe đoạn này con có tự tin hơn không? Nếu ông già sắp chết không biết chữ vẫn tập được thì một bà mẹ bận rộn với con cái có tập được không? Được chứ đúng không? Một người đi làm bận rộn có tập được không? Một người có nhiều tính xấu có tập được không? Thậm chí một đứa bé 8 tuổi tập được không? Chẳng qua là không muốn thôi. 8 tuổi nếu khao khát giác ngộ và được dạy cái này tập và giác ngộ bình thường. Vì nó bình đẳng mà, cái Biết này này.

Một người tâm thần tập được không? Khó nữa. Tất nhiên không có gì đảm bảo cả nhưng
tâm thần thì khó hơn. Vì sao? Tập đây là phải nhớ. Tập là gì? Tập là nhớ. Nhớ là gì? Nhớ không phải là nghĩ về Biết mà phải kinh nghiệm trực tiếp cái Biết này. Nếu người tâm thần mà có khả năng nhớ như vậy thì tập được, người tâm thần mà không nhớ thì chịu. Còn nhớ được thì tập được. Giống như sư phụ bảo con là tập: “Có đang biết hay không?” Nếu con nhớ tập thì sao? Tập được. Còn nếu con chẳng nhớ tập thì sao? Không tập được.

Vì thế sau buổi ngày hôm nay ấy, các con nên nhắc mình, 5 phút một lần, đặt chuông đi, nhắc một câu thôi: “Có đang biết hay không?”. Để kinh nghiệm xem Biết có đang ở đây không? Và hòi câu đấy là con ra khỏi được suy nghĩ rất nhiều.

Sư phụ: Ở Sài Gòn mình sẽ tổ chức một buổi hỏi đáp. Để khi nào con hiểu rõ ràng về nó thì thôi. Hiểu rõ về nó thì tập rất là dễ. Hiểu không rõ về nó thì rất khó tập. Hiểu rõ về nó thấy dễ như là ăn bánh, nhỉ?