Wiserball – Cuộc đấu 3 trong 1

Trước thềm giải Vô địch Quốc Gia lần VI năm 2019 sắp diễn ra, các đội tuyển trên khắp cả nước đang tăng cường luyện tập, “hunting” (truy tìm) bóng thủ cho giải đấu quan trọng. Cùng lúc những cuộc họp bàn chiến thuật đang nhỏ to diễn ra bên lề sân bóng. Hãy cùng nghe  Đương kim Vô địch Quốc gia 2017 chia sẻ những bí ẩn thú vị của môn bóng này.

 

1. Wiser Ball “1 trận đấu – 3 trận đánh”: Đấu Kỹ thuật – Đấu Chiến thuật – Đấu Tâm thuật 

Qua gần 7 năm tính từ thời điểm Wiser Ball chính thức đến Việt Nam, chất lượng các giải đấu phát triển nhanh chóng khi trình độ của các bóng thủ tăng đều cả về kỹ thuật, chiến thuật và tâm thuật. 

Giai đoạn 1:

Vào mùa giải thứ Nhất và thứ Hai của giải đấu Quốc gia, các bóng thủ đều ở cùng vạch xuất phát là làm quen với Wiser Ball. Vì thế việc thắng thua được quyết định chủ yếu bởi những tay ném có kỹ thuật và chiến thuật. Đơn cử là đội Hà Nội 2 vô địch mùa thứ 2 bởi sở hữu bóng thủ Minh Hải, người có chiến thuật khá ổn.

Giai đoạn 2:

Vào mùa giải thứ 3, đầu năm 2017 ở Sài Gòn, khi nền tảng kỹ thuật và chiến thuật của các đội đã phần nào vững chắc, thậm chí có những tay bóng với kỹ thuật ném cự ly gần hay xa đều đạt tỷ lệ trúng cao và ổn định, thì ngoài kỹ thuật ném, đấu Chiến thuật đã lên ngôi. Có thể kể đến chiến thuật dàn trận lúc giao bóng và khả năng tùy biến chiến thuật lúc chơi của đội trưởng (bóng số 1) và các bóng thủ cố vấn cho đội trưởng (bóng số 2 và số 3). Bắt đầu từ mùa giải này, lần đầu tiên có giải Tay ném xuất sắc, đó là Minh Dũng.

Trong cả giai đoạn 1 và 2, khi hai đội bóng đồng đều về kỹ thuật ném thì Chiến thuật chính là yếu tố mang lại chiến thắng. Mặt khác, vai trò của người đội trưởng, với khả năng tính toán chiến thuật và kỹ năng ném tốt, vẫn rất quan trọng. Tuy không mang tính quyết định sức mạnh cả đội, vì WISER BALL là môn chơi đề cao tính tập thể, song không thể phủ nhận nhận, ở cả hai giai đoạn này, chiến thắng đôi khi nằm ở chính khoảnh khắc “bật chế độ cân team” của bóng thủ số 1 – Đội trưởng 😀.

Sự phát triển chiến thuật ở hai giai đoạn này đúng với nửa tên gọi đầu tiên của môn WISER BALL – là BÓNG NÉM, chứ chưa phát triển mạnh về phần TRÍ TUỆ. Đấu Tâm Thuật mới bắt đầu phát triển, chưa có những biểu hiện rõ nét, chỉ đâu đó ở một số bóng thủ chơi lâu năm, chưa phổ biến đến toàn bộ các đội tham gia giải.

Giai đoạn 3:

Vào mùa giải lần thứ 4, tháng 10/2017, khi Đấu Kỹ thuật và Đấu Chiến thuật đã bắt đầu phát triển, trình độ giữa các bóng thủ không quá chênh lệch do sự phân bố các tay ném tốt và chiến thuật của các đội khá đồng, thì trên sân không còn những tình huống chiến thắng áp đảo, chóng vánh, thay vào đó là các pha ném chiến thuật gài bóng, chiến thuật cứu bóng, các pha ném tầm xa giải vây với độ chuẩn xác cao …Sự phát triển đồng đều về chiến thuật và kỹ thuật đã đưa đến yếu tố thứ 3, cũng chính là sự độc đáo của Wiser Ball mà hầu như không có môn thểo thao nào có, đó là TRÍ TUỆ. Mỗi trận bóng là trận đấu về Tâm giữa các bóng thủ, hay còn gọi là Đấu Tâm thuật.

 

Các đội trưởng và đội viên trong giai đoạn này sẽ “cân” nhau ở các biểu hiện sau:

Năng lực chấp nhận ném trượt và thua trận của đội trưởng và các bóng thủ thành viên.

Độ thả lỏng trong quá trình thi đấu của tất các thành viên.

Tâm lý ổn định và bình tĩnh trước các tình huống bất lợi, các tình huống mang tính sống còn để thiết kế lại trận đấu, khả năng tùy biến thế trận.

Khả năng tạo cảm hứng và động viên các đồng đội trong quá trình thi đấu.

– Đặc biệt là khả năng “đứng ngoài cuộc đấu để đọc thế trận” ngay khi đang chơi trên sân mà không bị cuốn vào các tình huống bóng trên sân.

Không khó để dẫn chứng điều này. Trong thời gian vừa qua, có một loạt bài chia sẻ của các bóng thủ về những bài học, sự trưởng thành trong cách chơi, sự trưởng thành của từng cá nhân trong đời sống… Đó chính là những minh chứng rõ nét cho sự phát triển của Đấu Tâm thuật, cũng là biểu hiện TRÍ TUỆ của môn bóng thể thao Wiser Ball.

Với sự lên ngôi của Đấu Tâm Thuật, giờ đây người đội trưởng (bóng thủ số 1) không nhất thiết là người tính chiến thuật duy nhất, mà sẽ là một tập thể khoảng 3 người với sự tham gia của bóng thủ số 2 và số 3 (hoặc tùy theo sự phân chia số áo, nhưng mô hình xây dựng chiến lược là 3 người, nhiều hơn sẽ bị nhiễu và khó ra quyết định).

Tại sao lại là 3?

Vì một điều đơn giản, trong diễn biến rất nhanh của một trận đấu, một người không thể làm tốt cả 3 yếu tố, mà cần có sự phân công và hợp tác chặt chẽ giữa 3 người. Mô hình này chính là mô hình giúp đội Cá Voi giành chức Vô địch mùa 4, tháng 10/2017.

Để hiểu rõ hơn mời bạn xem bảng phân tích dưới đây:

Nhưng trên tất cả, sự thắng thua hoàn toàn phụ thuộc vào “ĂN – Ở của cả đội” – câu nói tưởng chỉ mang tính vui đùa nhưng lại rất thật trên sân Wiser ball. Nếu chưa tin bạn hãy ra chơi bóng cùng chúng tôi nhé!

Facebook: Việt Nam Wiserball.