Dưới ánh sáng của Trí tuệ và Từ bi nhà Phật thì mọi thắc mắc về các khó khăn trong cuộc sống thường nhật đến những vấn đề mang tính tâm linh đều trở nên sáng tỏ.
Mục lục
- 1. Thế nào là thương con? Thế nào là bám chấp vào con?
- 2. Làm thế nào để lan tỏa điều mình thấy tuyệt vời cho người xung quanh?
- 3. Tụng kinh để làm gì? Có phải để tĩnh tâm không?
- 4. Nên đối xử với con như một đứa bé hay như một người lớn?
- 5. Bị bệnh hiểm nghèo, làm sao để tâm bình an?
- 6. Vong nhập là có thật hay không?
Thầy Trong Suốt: Thông thường những buổi như thế này chúng ta sẽ ưu tiên những bạn mới đến lần đầu tiên. Sau khi giới thiệu xong có thể hỏi một câu bất kì. Thường đó là vấn đề mình đang băn khoăn trong cuộc sống của mình, hoặc là bất kỳ cái gì mình nghĩ là ông thầy ngồi trước mặt mình có thể chia sẻ được, thế thôi! Nếu các bạn mới không ai hỏi thì chúng ta sẽ dành cho các bạn cũ. Cách một buổi hỏi đáp xảy ra như vậy, rất là mở đấy.
1. Thế nào là thương con? Thế nào là bám chấp vào con?
Một chị: Con chào Thầy và chào tất cả các bạn. Con tên là Hà. Năm nay 47 tuổi. Con làm kế toán. Năm ngoái thì gia đình có một chuyện rất là buồn. Con trai của con bị bệnh và đã mất. Con đang lang thang trên facebook và tình cờ biết được trang Trà Đàm Trong Suốt và Con đường Trong Suốt. Con đã đọc rất nhiều, đã nghe rất nhiều và con tìm đến Thầy để giải tỏa tất cả những cái mà mình còn băn khoăn, thắc mắc.
Những cái mà mình nghĩ rằng trong thế giới tâm linh mình cũng không thể biết. Mình, mình… tức là có một cái gì đấy mình vẫn cứ, cứ… Nó cứ day dứt, day dứt trong lòng.
Hôm nay là rằm tháng bảy. Thầy cho con hỏi là liệu khi con của con mất đi như thế rồi thì tất cả những công đức mà mình tu tập ấy, thì con của con sẽ nhận được. Nhưng mà con vẫn cứ day dứt, băn khoăn. Và con cứ nghĩ về con của con một cái thì đêm là con lại nằm mơ thấy nó. Cho nên là lúc nào con cũng bị dằn vặt bởi cái chuyện đấy ạ. Thì con muốn Thầy cho con một lời khuyên và Thầy có cái hướng gì để giúp cho con giải tỏa được ạ. Con cám ơn Thầy.
Thầy Trong Suốt: Con mơ giấc mơ như thế nào?
Chị Hà: Con rất hay mơ con của con về. Lúc thì nó rất là rạng rỡ, mạnh khỏe. Nó về, nó chơi các trò chơi mà ngày xưa con hay mua cho nó. Tức là nó về thì nó cũng không nói với con cái gì cả, nó chơi thôi. Khi con của con ra đi ấy, nó ra đi rất nhẹ nhàng. Thế nên, đâm ra là… nhưng mà cái tình thương của người mẹ dành cho người con rất là nhiều… Thành ra lúc nào mình cũng day dứt, lúc nào mình cũng nhớ đến nó ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Cái đấy con phải phân biệt được tình thương và sự bám chấp. Đấy, con cứ ngồi đi. Ngồi xuống cho thoải mái. Khi mình có một đứa con, kể cả nó mất hay nó sống ấy thì mình sẽ có tình cảm với nó, đúng không? Nhưng mà người bố, mẹ phải phân biệt được đâu là tình thương và đâu là bám chấp. Có mấy dấu hiệu để biết đâu là tình thương, đâu là bám chấp này.
Thứ nhất, tình thương nó không có điều kiện gì cả. Tình thương mà, đơn giản thôi, yêu thương thì không cần điều kiện. Ví dụ nó phải làm gì cho tôi, tôi mới thương nó thì đấy không phải tình thương. Ví dụ nhé, con phải ngoan thì bố mẹ mới thương thì đấy không phải tình thương. Đấy là một loại tình cảm có điều kiện. Nếu con hết ngoan thì mẹ hết thương, thì như vậy đấy là tình cảm có điều kiện, chưa phải tình thương. Tình thương là điều rất cao quý bởi nó không có điều kiện gì. Nhất là tình mẹ con ấy, tình bố con cũng có. Mình chỉ yêu thương nó thôi, bất kể nó làm cái gì. Đấy là tình thương. Đấy, một dấu hiệu của tình thương là không cần điều kiện, và khi mình nghĩ đến nó thì mình thấy thoải mái ngay. Mình chưa đi vào bám chấp thì tình thương rất nhẹ nhàng, rất thoải mái, rất bao la. Đấy, đấy là tình thương.
Còn loại thứ hai là bám chấp. Bám chấp là gì? Là mọi loại tình cảm có điều kiện khác. Nghĩa là nếu nó A thì mình sẽ B. Còn nếu nó không A, mình sẽ không B nữa. Đấy gọi là bám chấp. Đấy là mình chưa nói đứa bé còn hay mất. Mình nói một đứa bé bất kỳ. Cha mẹ nếu không tu tập thì đương nhiên mình có tình thương cũng nhiều, nhưng mình có bám chấp cũng nhiều. Ví dụ, nếu nó hư thì mình ghét nó, đấy là một loại bám chấp, đúng không? Hư thì ghét, hoặc là gì? Nó phải đúng theo kiểu này cơ thì tôi mới thương, tôi mới quý. Nó chỉ cần khác kiểu này thôi thì sao? Nếu không hết thì cũng yếu hẳn đi. Ví dụ con phải để tóc dài thì mẹ mới vui lòng. Nếu con để tóc ngắn thì tình thương của mẹ dành cho con lập tức giảm. Thậm chí ông bố từ con. Trong nhóm mình có những ông bố suýt nữa từ con chỉ vì con đang từ tóc dài thướt tha chuyển thành gì? Đầu trọc. Từ luôn. Đấy, thì đấy là cái loại tình cảm có điều kiện mà mình gọi là bám chấp.
Bám chấp nghĩa là gì? Mình bám vào cái việc mà nó phải theo ý mình gọi là bám chấp, theo đúng kiểu này cơ. Bố mẹ nào cũng có hai loại. Khi mình đánh con, mắng con, giận con thường là mình đã rơi vào bám chấp. Tất nhiên không phải lúc nào đánh con cũng là bám chấp. Ví dụ mình làm điều đấy hoàn toàn là để dạy nó, chứ không phải vì mình tức. Không phải mình ghét, đơn giản là mình nghĩ nó cần bài học này thì đấy vẫn là trí tuệ, vẫn là tình thương bình thường. Nhưng nếu mình ghét nó, mình không thoải mái với nó, con phải kiểu này không thì mẹ sẽ… Đấy, mẹ hay bố sẽ ghét, rất trách… thì đấy gọi là bám chấp.
Thế thì, trong câu chuyện của con có hai phần mà con phải tập. Chứ còn tình thương thì rất là tốt rồi. Mình quan tâm xem nó đi về đâu này, nó có hạnh phúc không? Đúng không? Đấy là tình thương thôi, không cần đòi hỏi, không cần làm gì cho con hết. Nhưng mà loại thứ hai, cái mà làm cho con trăn trở ngủ không yên ấy, thì đấy không phải là tình thương. Đấy là bám chấp. Con muốn rằng nó phải theo một kiểu nào đó.
Nhắc lại nhé, bám chấp là gì? Bám chấp là mình muốn đối tượng đấy phải theo đúng kiểu của mình. Ví dụ, thế nào là bám chấp vào một cái xe? Bám chấp vào một cái xe nghĩa là mình muốn cái xe đấy nó phải đúng kiểu của mình, nếu không đúng kiểu của mình thì mình buồn. Ví dụ, cái xe đẹp ấy bị xước, mình buồn, vì sao? Vì mình muốn nó theo kiểu gì? Không xước. Đúng chưa? Vậy một người ngồi ở trong nhà mà cứ lo cái xe bị sao, đấy là người bám chấp vào cái xe. Vì người đấy đang muốn cái xe phải theo kiểu của họ. Nhưng cuộc đời này bản chất là vô thường nên lúc nào nó cũng có thể trái kiểu của mình, nên họ lúc nào cũng lo lắng. Đấy, đấy là một người bám chấp vào cái xe.
Thế một người mẹ, hay một người bố bám chấp vào đứa con nghĩa là như thế nào? Là mình muốn đứa con đấy nó phải xảy ra đúng kiểu của mình và nếu không được thì mình lo lắng, mình bồn chồn, mình sợ hãi. Cách mình bám chấp vào đồ vật hay bám chấp và đứa con giống hệt nhau. Nếu mình chỉ thương nó thôi thì nó thế nào mình cũng thấy OK. Còn nếu mình chuyển sang bám chấp là gì? Nó phải đúng với kiểu đấy mình mới OK. Thì trong câu chuyện của con, con phải kiểm tra: Tại sao con lại vẫn còn áy náy?
Thường đứa bé chết trẻ ấy, rất dễ dàng siêu thoát. Bởi vì đơn giản nó chưa có gì vướng mắc. Nên là con phải hiểu thêm một chút về siêu thoát nữa. Siêu thoát với cả không siêu thoát nghĩa là thế nào? Khi một người ra đi mà quá nhiều vướng mắc với cái đang xảy ra, ví dụ, mình đang trẻ, vợ con đuề huề, tự nhiên mình chết, thế là mình muốn ở lại để xem con mình lớn thế nào? Vợ mình có đi theo ai không? Đấy, hay là mình đang có một sự nghiệp lớn, một công trình xây dựng dang dở, tự nhiên chết, thế là mình muốn ở lại xem sự nghiệp thế nào? Hay là mình nghiện rượu, thì mình không thể nào bỏ được rượu, muốn ở lại quanh quẩn quán rượu. Thế, nghĩa là mình không đi được vì sao? Vì có một cái gì đó ở trần thế làm mình chưa yên lòng, mình muốn giữ nó lại, không muốn rời nó đi.
Những đứa bé chết trẻ rất dễ siêu thoát bởi vì nó chẳng bám gì cả. Con nhìn đứa bé này, nó ngã một cái, khóc tí xong đứng dậy đúng không? Nó chẳng bám gì cả. Nó chẳng giận hờn ai cả, hoặc kể cả nó giận đi… Tara con thầy ấy, nó giận anh nó ngày mấy lần, nhưng hôm sau thì sao? Hôm sau nó vui vẻ như không có gì luôn. Nó không một tí giận hờn nào ngày hôm sau. Đấy, một lát sau chứ không phải hôm sau, chỉ năm phút sau là vui vẻ chơi với anh như bình thường, đấy. Đứa bé nó rất ít thứ để bám vào.
Còn người lớn thì sao. Thôi rồi! (Thầy và các bạn cười) Người lớn thì quá nhiều thứ. Nên là mình hay phóng chiếu mình vào đứa bé. Đứa bé nó không bám chấp nhưng mình lại bảo là: “Ôi sao con nỡ bỏ cha mẹ mà đi.” Đấy, mình nghĩ thế, vì sao? Vì mình bỏ con đi rất khó thì mình nghĩ con mình nó bỏ đi rất khó. Mình bỏ một món đồ mình quý rất khó. Con mình hôm sau nó có món khác quên ngay. Đúng chưa? Mình hay phóng chiếu tâm trạng mình vào nó. Đứa trẻ ấy, rất là dễ siêu thoát vì nó không bị dính cái gì cả. Còn người lớn thì lại dính. Đấy, như vậy là đứa bé dễ siêu thoát hơn nhưng mình lại phóng chiếu cái trạng thái mình vào: “Ôi, con khó đi lắm.” Bởi vì mẹ cũng khó đi. Không phải.
Đứa bé chết trẻ rất dễ siêu thoát vì nó không bám chấp, chưa có gì vướng mắc. Mình hay phóng chiếu trạng thái của mình vào con và nghĩ rằng con cũng bám chấp như mình.
Thứ hai là con muốn nó theo kiểu của mình – đấy là Bám chấp. Con muốn nó phải gì đó, bây giờ nó nhớ mẹ, nó phải quay về với mẹ, đấy là bám chấp đấy. Hay là nó phải gì gì đó… Tất cả những mong muốn “nó phải”, thì con phải tập. Khi Phật Pháp giúp mình hiểu được về vô thường, về nhân quả, con tập hai thứ đấy thôi – Nhân quả và Vô thường – con sẽ hiểu rằng là gì? Đứa bé có nhân quả của riêng nó, con đường của riêng nó. Mình không thể nào bắt nó theo đúng kiểu của mình được. Một cách nhẹ nhàng, thoải mái, mình chỉ cầu mong nó siêu thoát thôi. Hết! Chứ mình đừng mong nó phải đến đúng cái chỗ mình muốn, siêu thoát đúng theo kiểu của mình. Không cần, mình một lòng mong nó siêu thoát và làm điều tốt để nó siêu thoát nhưng đồng thời mình hiểu là gì? Nó có nhân quả, nghiệp lực của nó. Và mình phải chấp nhận rằng nó đi đến đâu thì đi. Đấy, mình không có một cái trạng thái muốn giữ nó lại, con phải ở quanh mẹ, hoặc nếu con chưa đến cõi A, cõi B, cõi C thì mẹ chưa yên lòng. Tất cả những cái đấy là bám chấp hết.
Bám chấp là gì? Mình bắt đối tượng đấy phải theo kiểu của mình. Đấy, hai người yêu nhau bám chấp vào nhau nghĩa là gì? Chồng bám chấp vào vợ nghĩa là gì? Vợ phải theo đúng kiểu của chồng thì chồng mới yêu vợ. Vợ thì phải đi về sớm, phải nấu ăn đầy đủ, v.v… Đấy là loại bám chấp về vợ. Hay vợ bám chấp vào chồng là gì? Anh phải ở cạnh em thì em mới yêu anh. Anh đi công tác thì em thấy buồn lắm. Dấu hiệu bám chấp đấy mình phải tập. Vì người bình thường không tập thì không thể nào thoát được bám chấp. Đấy, người bình thường là có ái, ố, hỉ, nộ thông thường. Xa thì nhớ, gần thì giận. Người bình thường ấy. Nhưng khi tập không bám chấp thì gì? Thì mình bắt đầu cho họ một không gian. Cho họ không gian để họ được là họ. Mình cho chồng mình không gian, mình cho con mình không gian để họ là họ. Họ đi vào cách sống, con đường sống của họ và mình không bị căng thẳng khi mà họ trái kiểu của mình. Khi bám chấp thì mình sẽ khổ trước. Nhưng cái sự níu chặt lấy họ đấy, muốn họ là cứ níu lấy họ, mình sẽ làm họ khổ theo.
Trong trường hợp của con nhé, nếu con tiếp tục như vậy thì con con có thể là gì? Đau buồn. Nếu nó chưa siêu thoát, tất nhiên nó quá đau buồn rồi. Nếu nó siêu thoát rồi, lên trời nhìn xuống thấy mẹ ngày nào cũng nhớ mình, nó đâu có vui gì đâu. Nên cách tốt nhất để giúp nó là con trở nên hạnh phúc. Khi con hạnh phúc, nó rất vui. Đúng không? Dù ở cõi nào đi nữa, nếu nó biết về con thì nó vui. Khi con hạnh phúc thì con không bám vào nó, dễ dàng ra đi hơn. Nên là con phải tập cách để chính mình hạnh phúc. Còn nó đã có một cuộc hành trình mới rồi. Nó đã đi vào một cái chỗ mới. Con không cần muốn nó phải theo kiểu của con nữa. Mà bây giờ nếu con làm điều tốt ấy, nghiệp tốt này, tu hành này, sửa tâm mình thì đầu tiên là con có lợi. Nhưng cái nghiệp tốt đấy nó sẽ ảnh hưởng đến con con. Vì quan hệ mẹ con có cộng nghiệp. Nó đã đến với con chứng tỏ trong quá khứ hai mẹ con phải có nghiệp với nhau thì mới đến nhà con. Cái mối dây về nghiệp đấy là mối liên hệ giữa con và nó. Nên khi con làm điều tốt, làm điều trí tuệ thì nó sẽ được lợi. Nên con chỉ cần tin chắc điều đấy thôi và làm những điều tốt và có trí tuệ. Thả nó ra, đừng bám chấp vào nó nữa!
Trong câu chuyện của con là con đã có dấu hiệu bám chấp vào đứa con. Hãy thả ra! Hãy để nó được đi theo con đường của nó! Không cần phải theo kiểu của mình, thế thôi! Mình đừng nghĩ theo kiểu của mình: con phải thế này, con phải thế kia đâu! Con phải đến cõi này cơ, không đến cõi này mẹ buồn lắm. Không! Tại sao phải thế? Đấy là vì nó hay là vì mình? Con mà không đến được cõi này thì buồn lắm, giống như là con mà không vào được trường này thì mẹ buồn lắm. Vì con hay vì mẹ? Cái đứa bé nó có vấn đề gì khi vào một trường A hay trường B không? Đối với nó là như nhau. Thế sao con vào trường này mẹ mới vui, vào trường kia mẹ buồn. Đấy là dấu hiệu bám chấp đấy. Mẹ là phải muốn con theo kiểu của mẹ cơ. Như vậy mình buồn thế thì mình khổ hay mình sướng? Nó khổ hay nó sướng?
Hôm trước có bạn ở công ty thầy kể. Đứa con học mẫu giáo rất giỏi về tiếng Anh. Mẹ thì không đến nỗi nhưng bố với ông bà là quyết tâm cho con thi vào trường điểm. Thì đứa bé thi, có hạng A, B, C, thì nó là hạng trượt. Cả nhà chịu không nổi, trừ mẹ nó. Vì mẹ nó đã được nghe những buổi như thế này rồi thì không sao, còn cả nhà là chịu không nổi luôn. Tại vì cảm thấy bất công quá. Tại sao con mình học giỏi thế mà lại thi thế? Thế là quay sang hỏi nó: “Hôm đấy cháu/con thi thế nào? Hôm đấy con nói gì ở buổi thi?”. Thế là đứa bé rất là khổ sở. Nó bé thôi, nó chỉ 5,6 tuổi thôi nhưng mà nó đâu muốn kể lại một chuyện mà nó trượt đâu. Nhưng bà với bố cứ bảo rằng là hôm đấy thi thế nào mà lại thế. Hôm đấy cô hỏi cái gì? Con nói cái gì? Có phải mình dằn vặt đứa bé không? Đấy là một dấu hiệu bám chấp đấy. Ông bà và bố muốn cháu phải theo đúng kiểu của ông bà và bố. Thế là ông bà và bố khổ, nhưng đồng thời làm khổ cả đứa bé luôn. Thế nhưng trong trường hợp đấy cũng may là gì? Bạn ấy đã thay đổi và bạn ấy đã gọi riêng ông bà và bố ra và nói lại chuyện đấy. Tại sao phải làm thế? Thôi, đã xong rồi, nó thi không đỗ và đi sang một trường khác tốt đẹp, tại sao thỉnh thoảng lại phải lôi ra hỏi, thi thế nào, rồi dằn vặt. Là vì mình hay vì nó? Theo mọi người thì sao? Khi mình đem đứa bé ra hỏi thế nào thực ra là vì ai? Vì mình! Vì khúc mắc mình chịu không nổi.
Con cũng thế thôi, nếu con đang tiếp tục dằn vặt thì vì mình chứ không phải vì nó đâu. Trông thì có vẻ vì nó, nhưng mà nó ổn rồi. Vì mình nghĩ không biết nó theo kiểu của mình được không nên mình mới dằn vặt. Đúng chưa? Nên con phải thả ra. Buông xả, chấp nhận nó sẽ đi theo con đường của nó, nghiệp lực của nó và vô thường. Còn mình thì phải làm điều tốt và có trí tuệ. Đấy là cái thiết thực cho mình, và đồng thời là thiết thực cho con mình. Một người bố mẹ có trí tuệ chắc chắn là tốt cho con. Đúng không? Kể cả nó đang ở cõi khác đi nữa. Về nhân quả mà nói thì con có cộng nghiệp với nó nên là con làm điều tốt, có trí tuệ thì nó được hưởng một phần. Đấy, còn nếu con tiếp tục bám chấp vào nó thì con lại giống cái ông bố bà mẹ kể đấy. Con phải vào trường này cơ, con phải siêu thoát vào cái cõi này cơ. Thế là hỏng rồi. Đấy là hoàn toàn vì mình. Trông thì có vẻ rất là vì nó nhé.
Còn thế nào là vì con? Cũng cùng một ví dụ đấy. Đứa bé thi trượt, không được học trường điểm nữa thì mình vui vẻ với cái trường mới của nó. Hành xử tốt nhất, giáo dục nó cẩn thận, tử tế, thế thôi. Mình không cần phải dằn vặt, đau khổ về chuyện nó đã không được theo ý của mình. Thế là vì nó đấy. Tình thương thì sao? Nhắc lại này, tình thương là gì? Là đối tượng kia có làm gì tôi vẫn thương. Bám chấp là gì? Đối tượng kia phải theo kiểu của tôi thì tôi mới hài lòng được. Còn không tôi không chịu nổi. Đấy, thì phân biệt được hai cái đấy. Khi bố mẹ đối xử với con cái cũng thế. Đứa con sẽ được lợi từ tình thương rất nhiều và sẽ bị ảnh hưởng không tốt từ bám chấp. Đấy, và đồng thời cũng phải lưu ý là tình thương không có nghĩa là mình không dạy dỗ nó tử tế. Không phải là nó hư cũng được, không phải.
Tình thương nghĩa là gì? Mình chấp nhận nó như nó hoàn toàn đã. Sau đó mình sẽ dạy. Sau đó mình sẽ bảo là: “À, rồi, hôm nay con cãi ông bà….” Thương nó là gì? Thương nó là không vì nó cãi ông bà, mình giận điên lên, mình mắng chửi nó. Mà mình sẽ gì? Mình sẽ tìm cách dạy nó để nó thành một người tốt hơn. Nhưng kể cả nó có thành người tốt hơn hay không thì hôm nay này mình vẫn yêu nó như cũ. Đấy, ở nhà thầy, ví dụ vợ thầy chẳng hạn. Đây! Ngồi đây này. Đấy, mỗi lần định phạt con ấy, thì vẫn nói là gì? Dù mẹ phạt con nhưng mà ngay lúc mẹ đang phạt con thì sao? Vẫn yêu con như thường. Đấy, đấy là cách phạt đấy. Không cần phải nói là mẹ ghét con lắm, con là đứa chả ra gì, hư đốn, phạt. Không phải. Ừ, úp mặt vào tường đúng không? Được. Nhưng ngay khi con úp mặt vào tường, mẹ đang phạt con như này, gì? Mẹ vẫn yêu con. Nhưng đây là cách mẹ giúp con tiến bộ. Chứ không phải vì mẹ rất ghét con nên mẹ phạt con. Khác hẳn nhau. Nên đứa bé dù nó có bị phạt nó vẫn cảm thấy được yêu thương. Mà khi đứa bé được yêu thương ấy thì nó sẽ sửa nhanh hơn là đứa bé cảm thấy là bị coi thường, bị rẻ rúng, bị khinh ghét, cô đơn. Cái người đang bị cô đơn, rẻ rúng làm sao muốn sửa. Cái người đang được yêu thương thì rất muốn sửa. Còn những người đang bị cô đơn, rẻ rúng, coi thường thì chả muốn sửa gì cả.
Thế là bố mẹ nói chung, không chỉ trong câu chuyện của Hà đâu. Bố mẹ nói chung nên tập cách yêu thương mà không bám chấp vào con. Đấy, đấy cũng phải tập đấy. Bố mẹ không tập thì không có đâu. Bố mẹ không tập thì bố mẹ là vừa, gọi là vừa yêu, vừa ghét. Bám chấp mà. Đấy, bạn hiểu cách làm chưa? Đấy, thế thôi.
Chị Hà: Dạ, qua lời giải thích của Thầy thì con rất cảm ơn Thầy đã cho con hiểu được về thế nào là tình thương dành cho con và cái bám chấp. Khi mà con đã như thế thì con sẽ cố gắng tu sửa. Con cảm ơn Thầy.
Thầy Trong Suốt: Tốt. Có trí tuệ về nhân quả, vô thường mình sẽ dứt được hết bám chấp. Hết bám chấp chỉ còn yêu thương thôi.
Bám chấp là mình bắt đối tượng đấy phải theo kiểu của của tôi thì tôi mới hài lòng được. Còn không tôi không chịu nổi.
Tình thương là đối tượng kia có làm gì tôi vẫn thương.
2. Làm thế nào để lan tỏa điều mình thấy tuyệt vời cho người xung quanh?
Một bạn: Em chào Thầy ạ, chào mọi người ạ. Em muốn hỏi Thầy là, được biết đến Phật pháp là điều rất tuyệt vời, làm cho mọi người thoát tâm, thoát khổ. Thế nhưng làm sao để gieo được cho những người thân xung quanh?
Thầy Trong Suốt: Ừ, trong trường hợp của em thì sao? Em muốn lan toả ra cho ai?
Bạn đó: Cho chồng, con. Và bạn bè xung quanh nữa ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, mong muốn lan toả cái tốt cho người xung quanh là mong muốn rất tốt, đúng không? Muốn điều tốt cho mọi người mà. Đấy, chồng, rồi con, rồi người thân của mình. Tuy nhiên, trước khi mình lan toả mình phải xem mình có cái gì để lan toả chứ! Đúng không? Đầu tiên phải thế đã chứ. Con có gì để lan toả, nói thầy nghe.
Bạn đó: Ví dụ con biết được Phật pháp rất là tốt, và con ngồi nghe một đoạn của Thầy thôi thì con cũng biết là môi trường đến để được nghe những lời Thầy chỉ dạy tốt, thì cũng muốn lan toả. Như hôm nay là con đến buổi đầu tiên.
Thầy Trong Suốt: Liệu con về nói chồng con có nghe không? Cứ đoán thử xem. Tối nay về nói chồng: “Anh, em có biết ông Thầy ông ấy nói hay lắm. Phóng sinh, rồi nói chuyện hay lắm, anh ơi đến nhé”. Anh có đến không?
Bạn đó: Cũng chưa chắc ạ.
Thầy Trong Suốt: Theo con vì sao lại chưa chắc?
Bạn đó: Bởi vì anh ấy cũng là một người đang sống rất thói thường, bình thường ở ngoài đời thôi. Có khi rủ đi uống bia với cả cà phê với bạn thì đi ngay. Nhưng mà đi phóng sinh hay đi để tiếp cận những điều tốt đẹp như này có khi cũng là hơi hơi khó.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.
Bạn đó: Thế cho nên con muốn hỏi câu hỏi đấy để Thầy có thể cho con cái cách.
Thầy Trong Suốt: Rồi, được. Bây giờ con về nói với chồng là: “Em biết ở cái quán trên đường Minh Khai, ở đấy có viên ngọc trai đẹp lắm, anh đến nhé”. Theo con anh ấy có đến không?
Bạn đó: Không, hiện tại bây giờ thì cũng không thể đến được.
Thầy Trong Suốt: Nhưng chắc là không, đúng không? Tại vì sao? Hai lý do: Một là, viên ngọc trai đấy ích gì cho tôi? Đúng là trên đời viên ngọc trai đẹp thật, nhưng mà ích lợi gì cho tôi, đúng không? Ích thì viên ngọc trai ích cho quán chứ ích gì cho tôi. Và thứ hai là, chắc gì đã là ngọc thật, ngọc giả thì sao, đúng không? Viên ngọc trai to bằng cái sọ người, tin nổi không? “Em biết… chính mắt em nhìn thấy nhé, viên ngọc trai to như này này, anh đến đi, đẹp lắm”. Anh có đến không? Chưa chắc, ngọc giả thì sao? “Đời nào có viên ngọc trai to như này, làm gì có, em chắc là bị lừa rồi, chắc là lừa rồi”.
Như vậy, nếu con muốn thuyết phục một người nào đấy cái con nhìn thấy là đáng tin thì nó phải giải quyết được hai vấn đề mà người ta quan tâm. Thứ nhất là: đấy là đồ thật không? Hay đồ dởm, đúng chưa? Và hai là ích lợi gì cho tôi hay không?
Đồ thật cũng có thể, nhưng tôi đến làm gì, vì nó có ích cho tôi đâu? Nếu con không làm được hai điều đấy, thì việc anh ấy đến khả năng là thấp, đúng không? Anh ấy là một trong tất cả những người xung quanh con ấy, là thấp. Đấy, thì giống như con nói về thầy thôi: “Ờ, em có một ông Thầy tên là Trong Suốt. Ông ấy rất tử tế, giảng Pháp rất hay, anh đến nghe đi”. Người ta sẽ hỏi con hai điều: Một là, chắc gì ông đã tử tế thật, bây giờ cuộc đời này bao nhiêu người giả mạo đúng không? Nói những điều hay lẽ phải nhưng mà sống chắc gì đã ổn. Đấy, thứ hai là, ừ thì cho là ông ấy tử tế đi, thì cái ông ấy nói ích lợi gì cho anh, cho tôi? Đấy, nếu con giải quyết được hai cái đấy thì con mới gọi là lan truyền được, con mới toả ra xung quanh được, còn nếu không con làm không thể giúp được.
Bây giờ từng cái một, thứ nhất là làm sao người ta biết được là ông thầy này giả hay thật? Tức là ông thầy này tử tế hay không, con biết được không? Nếu tự nhiên ngồi thế này không thể biết được. Nhưng, nếu về nhà con làm theo lời thầy nói một thời gian, con thấy nó thực sự là có trí tuệ, thực sự là có tình thương, đặc biệt quan trọng nhất là nó thay đổi cuộc sống của con, làm con trở nên hạnh phúc hơn. Nó đúng đắn chưa đủ nhé, mà nó phải làm cho con thay đổi, để con hạnh phúc hơn. Nếu con thấy nó đúng, xong nó lại thay đổi đời con, thì tự nhiên cái thầy nói ra con sẽ thấy ông thầy này có ích thật sự, là người có giá trị cho mình, đúng không?
Còn ông ấy nói điều đúng đắn, mà mình cũng chẳng đổi gì thì chưa chắc ông ấy đã có giá trị, đúng chưa? Mình không nên lan truyền một điều mà chính mình cũng không thấy có giá trị. Vì thế, nên con muốn lan truyền thì việc đầu tiên là con phải thay đổi bởi những lời thầy nói đã. Nhờ những cái thầy nói, chia sẻ, mà cuộc sống con thay đổi, con yêu thương mọi người hơn, con rộng lượng hơn, chính con hạnh phúc hơn, con biết cách sống hơn với môi trường xung quanh, con bớt bám chấp đi và con tăng trưởng yêu thương lên, con bớt bắt mọi thứ theo ý mình, con có nhiều trí tuệ hơn… Tất cả những thứ đấy nó thể hiện ở chính con người của con. Lúc đấy, thì ông thầy mới đáng tin. Ở trước thời điểm đấy thì thực ra chỉ nghe tham khảo thôi, chưa đáng tin.
Khi mà lời thầy nói đã thực sự lay chuyển và thay đổi cuộc đời con, đấy là lúc mà con có thể nói với mọi người được, là đến với ông thầy này đi, vì ông thầy đấy thực có giá trị. Vì sao? Không phải vì tôi nghe người khác nói là ông có giá trị, mà chính tôi đã kiểm nghiệm và tôi đã sống theo cách đấy và đã thay đổi, làm cho tôi thấy cuộc sống nó đầy giá trị hơn, hiểu biết hơn, yêu thương hơn, tử tế hơn, ích lợi cho mọi người xung quanh hơn, ít gây phiền hà cho mọi người khác hơn. Đấy là một, đúng chưa?
Còn nếu không thì con chẳng thể nào nói cho người ta là thầy này tử tế hay không được. Và như vậy đòi hỏi sự kiên nhẫn. Tại vì không thể ngay lập tức mà ngay buổi ngày hôm nay về con thay đổi được. Con sẽ có thay đổi nhưng đồng thời con phải rất kiên nhẫn. Cứ kiên nhẫn thực hành theo cái thầy nói đến khi con thực sự thấy nó giá trị, chính con cảm nhận điều đó được bằng trái tim của con. Lúc đấy mới là lúc nên chia sẻ với người khác. Còn nếu không đôi khi là mình vô trách nhiệm, thật đấy. Đôi khi là mình cũng chẳng biết là ông ấy tốt hay không, mình giới thiệu cho bạn mình, xong rồi bạn mình đến bị lừa. Nhỡ thế thì sao? Đầy, bây giờ đầy người sống thế mà. Đấy, vì thế nên con phải kiểm nghiệm đã. Con phải kiểm nghiệm.
Thế như vậy là nếu chồng con thấy con thay đổi thật sự, ngày xưa về hay càu nhàu, bây giờ không càu nhàu nữa, đúng không? Đấy, ví dụ, ngày xưa anh đi về muộn mình hay càu nhàu, bây giờ anh đi về muộn thấy mặt mình vui vẻ. À, có một điều gì đó thay đổi bên trong cô ấy. Hai mươi năm rồi cô ấy chẳng thay đổi thế mà bây giờ cô ấy đi đâu đấy về, nghe ai đấy nói mà cô ấy trở thành một người khác. À như vậy, cái chỗ mà cô ấy đến, chắc chắn phải có giá trị gì đấy. Đấy, anh ấy phải cảm nhận điều đấy. Lúc đấy bắt đầu mới nên nói với chồng. Lúc đầu chưa nên nói, lúc đầu nói xong thậm chí ông ấy còn nghi ngờ, đúng không? Lại đi theo mấy cái ông giáo điều, đúng không? Thế, xong rồi vân vân và vân vân, rất nhiều điều nghi ngờ. Tại vì xã hội giờ đồ giả rất nhiều.
Khi lời người thầy nói đã thực sự lay chuyển và thay đổi cuộc đời con: Con yêu thương mọi người hơn, rộng lượng hơn, chính con hạnh phúc hơn, bớt bám chấp đi, bớt bắt mọi thứ theo ý mình, con có nhiều trí tuệ hơn… Tất cả những thứ đấy thể hiện ở chính con người con. Đấy là lúc con có thể nói với mọi người được, là: “Hãy đến với ông thầy này đi, vì chính tôi đã kiểm nghiệm, tôi đã sống theo cách đấy và đã thay đổi!”
Thứ hai là gì, chưa đủ, con thay đổi rồi thì mới làm cho người ta thấy là: “À, ông thầy có giá trị thật sự”, nhưng mà ích gì cho tôi không? Không có ích thì cả con thay đổi xong rồi thì ông ấy cũng không đến vì không ích gì cho tôi. Đi uống một buổi cà phê với bạn, thu được rất nhiều thông tin, tăng trưởng tình bè bạn. Còn ông thầy ích gì cho tôi, đúng chưa? Vì thế con thay đổi vẫn chưa đủ.
Nếu con muốn giúp thật sự thì con phải có phương tiện, hay là con phải có phương pháp, có cách để làm người ta nhận thức ra. Ví dụ thế này nhé, con nói là “Anh ơi, đi theo cái này về sẽ tốt lên”. Ông ấy bảo: “Anh là người tốt rồi, anh thấy anh là người rất tốt, tại sao phải tốt lên làm gì?”, đúng không? Xong, thế là thôi. Đúng là con tốt lên thật, nhưng mà anh ấy cũng tốt mà. Đấy gọi là không có phương tiện.
Như vậy muốn giúp người ấy, mình tốt chưa đủ. Giúp mình thì mình tốt là đủ rồi. Nhưng mà giúp người có cái thứ hai là phương tiện. Phương tiện là gì? Là những phương pháp phù hợp với họ, giúp họ thay đổi.
Ví dụ thế này, nếu anh ấy làm kinh doanh chẳng hạn, có thể nói thế này: “Em có ông Thầy, ông ấy cũng kinh doanh, rất là bận, công ty ông ấy cũng có đến hai ngàn người, nhưng mà em thấy ông ấy rất là vui vẻ, thoải mái. Công ty vẫn thành đạt và ông ấy rất là tự do, thảnh thơi. Không những thế, ông ấy lại còn chia sẻ bí kíp đấy cho người khác. Anh đến nghe không?” Thế là ông chồng bảo: “Ừ”. Vì ông ấy cũng kinh doanh, bận bù đầu. Ông ấy cũng đông nhân viên, đang có bài toán quản lý giải không xong, thế mà có ông thầy lại chia sẻ Phật pháp lại có cả phương tiện nữa, cách giải quyết vấn đề nữa, thế là ông ấy sẽ đến.
Hoặc là, hai vợ chồng đang giận, đang rất là căng thẳng với nhau, đúng không? Mình nói là: “Em có ông Thầy ông ấy chỉ cho em cách mà bây giờ chẳng giận anh nữa. Nhưng mà em thấy anh vẫn giận em, hôm nào đến nghe thử xem cách của ông ấy là gì mà lại hiệu quả như vậy”.
Đấy, phương tiện là những cách mà hợp với người ta, đánh đúng cái người ta cần. Nếu con không đưa được cho người ta cái người ta cần, thì người ta cũng không thấy cảm hứng gì đâu. Nên con không thể lan toả theo kiểu là có ông thầy tốt lắm, đến đi được, không phải.
Một, đầu tiên, quan trọng nhất là con phải thay đổi đã, con thay đổi thực sự đã. Khi con thay đổi thực sự thì sao, nghĩa là ông thầy đấy có giá trị. Con thay đổi mà. Thứ hai là con phải tìm hiểu xem người nào cần nghe câu gì, đừng nói câu tốt chung chung nữa. Ví dụ, bác này già rồi: “Ông Thầy này có phương pháp để chết một cách rất bình an xong lại dễ dàng siêu thoát”, đấy phải nói câu đấy cơ mới đến, chứ bảo ông thầy dậy cách yêu đương thì sao? Bác nghe xong có đến không? Đúng rồi yêu đương rất tốt, nhưng mà tôi già rồi, tôi không có nhu cầu nữa, đúng chưa? Ông thầy dậy con rất tốt, nhưng mà mình có trẻ con đâu. Nhưng với bà mẹ thì sao, mình lại nói là gì? “Ông Thầy này có phương pháp dạy con rất tốt”, bà mẹ mà, đúng chưa?
Như vậy để quay lại câu chuyện con thực sự muốn giúp người, muốn lan toả ấy thì không vội, mình không cần vội, sáu tháng nữa không sao hết. Mình hãy giành sáu tháng đấy để sửa chính mình, để cho mình thực sự cảm nhận giá trị của ông thầy đấy. Đây không phải chỉ nói thầy đâu, mà tất cả các ông thầy trên đời mà thực sự có giá trị thì mình cũng phải kiểm nghiệm đã, kiểm tra đã. Sau đấy thì mình sẽ tìm cách lan toả đến xung quanh. Nhưng mà mình lan toả xung quanh trên tinh thần là có phương tiện. Nghĩa là mình nói cái điều ích lợi cho người đấy, chứ đừng nói cái tốt chung chung: Ông thầy này rất là từ bi, tử tế, tốt bụng… Không cần! Thầy không cần mọi người nói câu đấy với thầy. Chỉ cần là: “Ông ấy giúp anh vấn đề của anh”. Hay là giúp chị giải quyết được vấn đề của chị, có thể là con cái, có thể là vợ chồng, có thể là bố mẹ, có thể là bệnh tật, sức khoẻ, cái gì cũng được. Thầy có khoảng mấy chục buổi trà đàm đấy nhỉ? Trong đấy có tất cả các vấn đề như vậy đã nói, hoặc là thật sự có cách giải quyết.
Đấy, thứ hai là, thầy là người thực tiễn, thầy vào đời chứ không phải thầy là người ở trong chùa. Nên là nếu người đấy xuất hiện trước mặt, cái người mà con dẫn đến ấy thì chắc chắn sẽ giúp được bằng phương tiện. Đang sắp phá sản thì có cái cách giúp, đang bị vong nhập đúng không? Chồng đánh đập nhiều lắm, nhóm mình ở đây vô số chuyện nhỉ? Ở đây những ai gặp thầy và được thầy giúp xong giơ tay nào, được giúp xong đã, giải quyết xong vấn đề của mình mới tin theo giơ tay xem nào?
(Các bạn giơ tay)
Một bạn: Cũng khá nhiều.
Thầy Trong Suốt: Những ai chỉ đơn giản là mình thấy ông thầy tử tế quá đi theo, giơ tay xem nào, tốt chung chung phổ biến, giơ tay? Ngay cả học trò của thầy mà chỉ đi theo thầy đơn giản vì ông ấy là người tốt ấy, thì thế đâu có gì hay đâu. Vì sao? Vì là khi mình thấy một người nào tốt và đi theo thì cũng tốt thôi, nhưng mà mình không thật sự muốn sửa mình. Còn nếu mình đi theo một người thầy giống thầy thuốc ấy, là vì ông ấy có thuốc chữa bệnh cho mình ấy, thì mới quý, vì mình thực sự muốn sửa mình. Ông thầy thuốc này giỏi lắm, tôi đến nhà ông ấy chơi, chẳng có ý nghĩa gì cả. Nhưng mà, tôi có vấn đề và ông ấy có loại thuốc chữa cho tôi, thì khi đấy mình sẽ sửa mình hết sức và sẽ sửa được. Nên đấy là cách mà ông thầy này đối xử với học trò, tìm giúp học trò chữa bệnh. Không đơn thuần là cần một số người đến quý mình, thích mình. Nên nếu thật sự con được lợi từ ông thầy này chẳng hạn thì hẵng quan tâm đến việc đi theo với cả chia sẻ. Còn trước thời điểm đấy, có thể hai tháng, ba tháng… Đừng! Thầy không cần con phải chia sẻ cho ai hết, không nên làm vội, vì con thiếu hai cái điều thầy vừa nói ấy làm sao làm nổi! Con muốn làm cũng không làm nổi chứ. Chỉ có những người rất nể con sẽ đi nghe.
Đấy, một là mình phải thực sự tăng trưởng được trí tuệ, phải thay đổi được cách sống của mình thật sự, chứ không phải mình có một mớ giáo điều mới về chia sẻ với người khác. Điều đấy rất là vô nghĩa. Không, thầy không định truyền cho một mớ giáo điều. Mình phải thực sự thay đổi nhờ cái sự chia sẻ của ông thầy. Sau đó, mình tiếp tục tìm cái phương tiện phù hợp để chia sẻ và lan toả những người xung quanh. Nên là, cái mong muốn chia sẻ của con rất tốt. Nhưng mà con đường phía trước là rất chông gai, nếu con thật sự muốn thì con phải làm hai điều đấy.
Bạn đó: Vầng.
Thầy Trong Suốt: Sẵn sàng không?
Bạn đó: Vâng ạ. Con vẫn nhớ hai cái điều đấy và cũng cố gắng.
Thầy Trong Suốt: Được, tốt, rất tốt.
(Mọi người vỗ tay)
Muốn lan tỏa điều mình thấy hay cho người khác:
1. Mình phải thực sự tăng trưởng được trí tuệ, phải thay đổi được cách sống của mình.
2. Muốn giúp người thì cần có phương pháp phù hợp với họ, giúp họ thay đổi, ích lợi cho họ.
3. Tụng kinh để làm gì? Có phải để tĩnh tâm không?
Một bác: Con xin chào Thầy và tất cả mọi người. Con tên là Trần Thị Nguyên, 68 tuổi, ở Gia Lâm. Mấy năm nay, thường xuyên rằm, mùng 1 vẫn theo Thầy chùa và các Phật tử đi theo các khoá lễ phóng sinh. Nhưng con có một điều trăn trở như thế này mà vẫn không thể giải đáp được. Con rất thành tâm, nhưng trong khi tụng kinh ở tại gia cũng như ở chùa, đền, thì tâm con nó không tịnh. Khi nào tụng kinh niệm Phật thì con cũng xin Trời, Phật là khai sáng cho con để cho con được tịnh tâm và để thu được nhiều lợi lạc. Nhưng đến bây giờ thì trong khi con tụng kinh con vẫn không được tịnh tâm, con vẫn trăn trở cái điều đấy.
Thầy Trong Suốt: (Cười) Được.
Bác đó: Thì mong Thầy sẽ cho con một cái hướng để cho con biết mà con tu tập. Xin cám ơn ạ!
Thầy Trong Suốt: Khi tụng kinh thì con nghĩ gì, thường thì con bảo là không tĩnh tâm đúng không?
Bác đó: Vâng ạ. Con cứ nghĩ lung tung cả.
Thầy Trong Suốt: Thường là anh nào? Hay là nghĩ đến tình cũ hay là cái gì? (Mọi người cười)
Bác đó: Đọc kinh thì không sai ạ, vẫn chú tâm vào kinh, nhưng mà toàn cứ nghĩ chuyện linh tinh.
Thầy Trong Suốt: Đấy, thầy hỏi linh tinh, ví dụ tình cũ này.
Bác Nguyên: Không có ạ.
Thầy Trong Suốt: (Tiếp) Người yêu cũ này.
Bác Nguyên: Không có ạ.
Thầy Trong Suốt: Ông hàng xóm này.
Bác Nguyên: Không có ạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy, tuỳ con.
Bác Nguyên: Không có, chỉ có cái chuyện đời thường thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Đời thường thì ăn uống này, ngày mai làm gì đúng không?
Bác Nguyên: Dạ vâng.
Thầy Trong Suốt: Ngày kia làm gì? Rồi.
Bác đó: Dạ vâng vầng vầng vầng.
Thầy Trong Suốt: Được rồi, tốt, rất tốt. Câu hỏi của con rất tốt, câu hỏi của con là vấn đề chung của Phật tử, không phải chỉ con đâu mà chắc trong đoàn của con chắc 99% là giống con, thậm chí nhé, ông thầy cũng có thể như thế, chứ không phải con đâu mà ông thầy ấy, vừa tụng kinh vừa nghĩ xem mai làm gì, tý nữa quét lá thế nào, hoàn toàn có thể như vậy.
Tại vì sao? Tụng kinh ấy, mục tiêu của nó không phải là để tĩnh tâm, mục tiêu của nó là để đọc xong hiểu. Hiểu chưa đủ mà không ngấm được cái giáo lý đấy thì tụng kinh là vô nghĩa. Con nên hiểu điều đấy. Tụng kinh mà không hiểu, hiểu mà không ngấm, thì việc tụng kinh là vô nghĩa. Thế nên tụng kinh không giải quyết được cái gì hết trừ khi người tụng kinh hiểu kinh và ngấm được cái giáo lý đấy, còn nếu không thì giống như đọc truyện ấy. Đấy, thấy Bồ Tát hoá ra đủ các hình đúng không? Rất là thú vị, giống như đọc truyện Tây Du Ký ấy. Nếu tụng kinh mà mình không hiểu thì khác nào đọc Tây Du Ký, đọc những truyện này truyện kia. Như vậy, một buổi tụng kinh giống như một buổi đọc truyện. Con tụng to ra tiếng hay tụng lầm thầm?
Bác Nguyên: Dạ, tụng theo các Phật tử thì cũng tụng bình thường thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: To hẳn tiếng chứ gì?
Bác Nguyên: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, đấy là một buổi đọc truyện to, làm sao thay đổi được cái gì. Như vậy con phải hiểu là tụng kinh chưa phải là tu hành. Tâm con suy nghĩ lung tung, vì sao? Bởi vì con còn bận tâm về những chuyện mà con nghĩ. Lý do đấy, tâm của mình bị cuốn vào những việc mà mình nghĩ trong quá trình tụng kinh.
Thế nên tụng kinh không phải là tu hành mà thế nào là tu hành? Khi con biết cách sửa cách suy nghĩ, thì những vấn đề đấy bắt đầu trở nên không đáng quan tâm nữa, lúc đấy tâm con nó mới an được. Như vậy, con phải sửa tâm chứ không phải là tụng kinh. Thầy khuyên con là giảm tụng kinh đi, dùng thời gian đấy sửa tâm.
Thế sửa tâm như thế nào? Mình sửa bằng cách, ví dụ nhé, mình lo cho cháu mình không biết năm nay có thi đỗ đại học không? Nhưng chuyện thi đỗ hay không nó hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát. Mình đang lo một việc cực kỳ vô nghĩa, tại vì lo hay không nó vẫn thế. Thế rồi mình học trí tuệ của nhà Phật gọi là vô thường và nhân quả. Mình thấy rằng: Ờ, nó có nhân quả của nó và vô thường chuyện gì cũng có thể xảy ra, nên việc lo lắng cho nó là vô ích, đấy là trí tuệ. Và mình tập cách để chấp nhận là gì? Kể cả nó đỗ hay trượt mình vẫn vui vẻ như thường.
Như vậy mình không phải lo lắng cho chuyện đỗ hay trượt nữa, vì sao? Vì đỗ hay trượt thì mình vẫn vui, biết cách rồi. Còn trước đây là gì? Nếu đỗ thì mình vui, nếu trượt thì mình khổ, mình buồn. Vì thế mình mới sợ cái buồn, thích cái vui. Vì sợ và thích nên mình mới nghĩ linh tinh, chứ việc của mình không phải lo lắng gì hết, không có sợ và thích thì sao phải nghĩ. Đấy, thì trí tuệ giúp mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn, hy vọng xong lại sợ hãi, hy vọng đỗ và sợ hãi trượt. Ví dụ ngày mai có họp tổ dân phố đúng không, vừa tụng kinh vừa nghĩ là: “Không biết ngày mai nói gì với bác tổ trưởng nhỉ? Nhà mình dạo này rác hơi nhiều không biết bác có phê bình không nhỉ?” Đấy là gì? Đấy là sợ hãi. Con hy vọng rằng bác ấy sẽ không phê bình mình, con sợ rằng người ta phê bình. Đúng không?
Nếu con tu rồi, con thực sự tu đấy, thực tu con mới đồng ý không hy vọng nữa, không sợ hãi. Ngày mai bác nói gì bác nói, sai thì sửa, thế thôi. Mình không cần phải lo lắng ngày mai bác ấy làm điều tốt hay làm điều không tốt với mình nữa. Thế là mình hết hy vọng, hết sợ hãi. Nếu mình hết hy vọng với sợ hãi rồi thì mình không phải nghĩ nữa, tâm mình rất là tĩnh dù mình có đọc kinh hay không đọc kinh.
Ví dụ thầy đang làm doanh nghiệp nhé, nhưng thầy không nghĩ gì về ngày mai xảy ra chuyện gì nữa, khi nó đến mình sẽ làm, mình không phải ngồi lo lắng liệu công ty sẽ đi lên hay đi xuống. Đi lên thì vui kiểu đi lên, đi xuống thì vui kiểu đi xuống, mà đi ngang thì vui ngang. Nên là mình rất thoải mái. Bác tổ trưởng khen thì mình vui cười đúng không? Nếu bác chê thì mình giải thích, nếu mặt bác cứ lầm lì không nói gì thì sao? Mình lầm lì lại (mọi người cười), ví dụ thế.
Nghĩa là, nghĩ làm gì! Vì sao? Vì mọi thứ nó có nhân quả của nó và nó vô thường, cái gì cũng xảy ra được. Đấy khi mình thấm nhuần Phật pháp, đấy mới chỉ là cái căn bản Phật pháp thôi nhé, chứ còn nếu mình đi xa hơn mình sẽ thấy rằng là không có cái gì là bác tổ trưởng, không có tôi và bác, không có cái gì của tôi, không có cái khu vườn của tôi, căn nhà của tôi, mọi thứ trên đời này đều thật sự không có thật, như một giấc mơ, ví dụ thế.
Nếu các con ở đây đi xa hơn thì con thấy chả việc gì phải nghĩ cả. Tại sao mình ngồi đây mình phải lo về giấc mơ tối nay của mình nó có gì xảy ra. Mình lo về ngày mai ấy, giống hệt mình ngồi đây lo tối nay mơ cái gì. Vô nghĩa. Thì đấy tuỳ trình độ chứng ngộ của mỗi người mà mình có một cách để mình không phải lo lắng nữa, vì mình không còn hy vọng và sợ hãi nữa. Vì mình đã hiểu bản chất thế giới này là nhân quả, vô thường, vô ngã và không có thật, ví dụ thế.
Nên cái con cần là tăng trưởng trí tuệ để cho mình chấp nhận được mọi chuyện, mình không còn hy vọng sợ hãi, thì lúc đấy mình sẽ không nghĩ linh tinh. Sau hôm nay về nhé, khi mình tụng kinh mình nghĩ cái gì, thì mình chấp nhận cái chuyện xấu có thể xảy ra ở đấy. Ví dụ, mình nghĩ mai họp tổ dân phố, chấp nhận bác ấy nói gì thì bác ấy nói, thế là xong, khỏi phải nghĩ, đúng không? Bác ấy chê thì mình sẽ giải thích, bác ấy khen thì mình sẽ được lên, vỗ vai vỗ ngực bảo vâng chính là tôi đây, ví dụ thế. Ngày mai cháu đem kết quả thi đại học về, kết quả thì kết quả, nó đỗ thì mình ăn mừng, còn nó trượt thì mình sẽ chia sẻ. Cái đấy tuỳ con, nhưng mà mình không hy vọng và sợ hãi nữa.
Nhưng cái đấy phải tu hành mới có được, con có tụng kinh hết mười năm cũng chẳng có được. Tụng kinh mười năm thì tham sân si vẫn thế. Nhưng mà thực sự sửa tâm mình thì có thể sáu tháng là con đã khác rất nhiều rồi. Nên thầy khuyên con là bớt cái phần hình thức đi, đọc truyện Tây Du Ký chữ to đọc to bỏ đi, giảm đi, bớt đi du lịch tâm linh đi, mà tăng trưởng cái gì? Tăng trưởng trí tuệ lên. Con có thể nghe buổi trà đàm này, nếu con quen một người có trí tuệ ấy, chia sẻ với họ, học hỏi từ họ. Đấy, tăng trưởng cái phần trí tuệ lên, chấp nhận được thế giới hơn. Thế là tự nhiên bớt phải nghĩ ngay. Và cái đấy không liên quan đến tụng hay không tụng. Hiểu không, hiểu lời thầy nói không?
(Mọi người vỗ tay)
4. Nên đối xử với con như một đứa bé hay như một người lớn?
Một bác: Con xin kính chào Thầy, chào tất cả các anh chị cùng tất cả các bạn. Con xin giới thiệu con là Ngô Thị Khánh, 61 tuổi và là mẹ của cháu Hồng Phương ở đây ạ.
Trước đây trong cuộc sống có rất nhiều chuyện xảy ra không theo mong muốn của gia đình. Con gái con đầu tiên nói rằng: “Mẹ ơi con rất lấn bấn trong cuộc sống và con muốn có một nơi để tu tập, mẹ đi tu tập nhiều thì mẹ giới thiệu cho con”. Tôi giới thiệu cho cháu vào một đạo tràng mà tôi vẫn tu, là tu tịnh độ, niệm Phật, đọc Kinh. Cháu có vào đấy một thời gian nhưng nhìn chung cuộc sống có những cái mà nó vẫn không giải quyết được triệt để. Thế thì rất may mắn là có bạn cháu giới thiệu cháu vào đạo tràng ở đây. Và từ đấy tôi thấy mặc dù kết quả mong muốn của mọi người chưa được như ý, nhưng những cái mang lại cho cháu thì tôi đã cảm nhận được rất nhiều. Tôi rất lo lắng về cuộc sống của cháu, vì nó nặng nề như thế thì chính bản thân tôi nếu rơi vào hoàn cảnh đấy chắc tôi cũng rất khổ và có một lúc nào đấy dại dột… chẳng may mà có một vấn đề gì đấy thì thật sự là mình rất ân hận vì mình không giúp được con mình.
Thế nhưng rất may là trong thời gian vừa rồi, cách đây được khoảng 2 năm rồi, từ ngày cháu biết đến Trong Suốt thì cháu tiến bộ và tăng trưởng về mọi mặt, nhất là về vấn đề cư xử. Trong tâm linh thì nó có nhiều thay đổi và đến bây giờ tôi cũng chưa hẳn hoàn toàn, nhưng mà sự lo lắng đã giảm đi rất nhiều. Thế là tôi cứ theo dõi nó, thì mấy lần cháu cũng mời tôi đi phóng sinh. Tôi đã đi phóng sinh ở đây được ba lần rồi, có được tham dự trà đàm, không phải là tò mò nữa mà cảm thấy cái lợi ích là có thật sự.
Đấy là giới thiệu qua, còn hôm nay thì con cũng muốn hỏi Thầy một việc là: hiện nay trong gia đình có thằng con trai con. Đi làm thì giám đốc khen là làm rất là tốt, chú tâm vào công việc. Nhưng mà chỉ có việc ấy thôi còn bảo nó làm việc khác nó không làm. Xong công việc của nó là nó vào điện tử, suốt ngày điện tử và đi làm thì nó chỉ làm đến 5 rưỡi thôi nhưng bao giờ cũng phải 10 giờ mới về đến nhà. Thế bảo nó, thì nó bảo là con phải đi tìm hiểu chứ, phải có bạn gái chứ mẹ cứ bắt con ở nhà thế nào được.
Thầy Trong Suốt: (Cười).
Bác Khánh: Đầu tiên chỉ xin có một buổi chủ nhật thôi con xin mẹ cho con ra ngoài con tìm bạn gái, đi bạn bè giao lưu. Thế con bảo là thôi cũng được, đồng ý. Nhưng mà đến bây giờ thì cứ dần dần là tất cả tuần, cứ 10 giờ đêm mới về mà sau đấy thì còn chơi điện tử đến tận 11, 12 giờ đêm. Thế sáng dậy là uể oải và đi làm rất là muộn.
Con cứ suy nghĩ lời Thầy nói là nó là nhân quả thì nó cứ đến, nhưng mà con vẫn không biết làm phương pháp gì bây giờ. Bố nó thì lại là bộ đội, và ông ấy rất cứng. Ông mắng té tát và ông nói con thậm tệ, thậm chí con còn cảm thấy không nghe được những lời đó. Nó về đêm một cái là ông ấy chửi toáng cả lên và ông ấy nói nó không ra cái gì cả. Thế xong con nói thì ông ấy lại bảo con bênh con. Con rất lấn bấn trong cái chuyện đấy và nếu như con cứ để như thế thì con nghĩ cũng sẽ không tốt. Nhưng mà giải quyết cách của Thầy là trí tuệ, thì con cũng chưa hiểu là bây giờ nên như thế nào?
Thầy Trong Suốt: Con con bao tuổi rồi?
Bác Khánh: Dạ con con năm nay là… à, sinh năm 91 ạ.
Thầy Trong Suốt: 27, yêu lần nào chưa?
Bác Khánh: Yêu lần đầu thì yêu được mấy năm, tưởng là cưới rồi nhưng mà cô ấy bỏ rồi. Nhưng bây giờ 2-3 người nữa, nó bảo: “Bây giờ chẳng yêu nữa, chẳng yêu được bạn nào nữa. Nó bảo “con gái giờ chán lắm”, thế thôi. (Thầy và mọi người cười). Không yêu cô nào nữa nhưng bây giờ vẫn cứ đi tối, chả hiểu như thế nào?
Thầy Trong Suốt: Ừ, được rồi. Mình đừng nhìn bề mặt, mình phải nhìn sâu vào bên trong, vì mỗi người có vấn đề của riêng mình, không ai giống ai. Đúng không? Cũng một đứa con khác đi về tối nhưng mà vấn đề của nó là khác. Thế thì ở đây có một vấn đề là gì? Thằng bé đấy thất vọng về tình yêu, đúng chưa? Thế bảo nó yêu một lần nữa, có vội được không? Mình có gấp ngay được không? Bảo là: “Ngày mai phải đem ngay một cô về cho mẹ”, có làm được không? Theo con khoảng bao lâu nữa thì nó sẽ yêu lại lần nữa?
Bác Khánh: Con thì nói thật là con cũng không quan trọng lắm cái vấn đề đấy và con cũng không để ý đâu. Và cũng xin bổ sung với Thầy là hôm nay nó cũng đi phóng sinh.
Thầy Trong Suốt: À.
Bác Khánh: Vâng, nó cũng đi phóng sinh, nhưng mà có chị nó ở đây, chị nó bảo là: “Không biết sao tự nhiên nó đang giữa buổi phóng sinh thì nó ngã”. Ngã hẳn xuống dưới này khoảng 1 – 2 phút gì ấy. Chị nó kéo nó đứng lên, thế xong rồi con mới hỏi:“Thế con bị làm sao?”. Nó bảo: “Con cũng chẳng biết làm sao”. Thế hay là bị tâm thần gì đấy, chẳng biết.
Thầy Trong Suốt: Ha ha… Chết, vừa mới ngã cái đã tâm thần. (Mọi người cười) Đấy, con thấy chưa, ở đây là mình hơi lo cho con mình quá. Nó mới ngã 1-2 phút mà bảo nó tâm thần, trời! Đúng không? Hội trẻ con tâm thần hết này, mấy đứa bé ngã từ nãy đến giờ ấy. (Thầy chỉ các em bé đang chạy nhảy xung quanh). Đấy, thế là con hơi bị lo lắng cho con mình quá.
Bác Khánh: Vầng.
Thầy Trong Suốt: Nếu mà nó đã 27 – 28 rồi ấy, thực chất nó đã là một người lớn độc lập rồi, mình không thể lo cho nó như một đứa bé được nữa.
Bác Khánh: Vầng.
Thầy Trong Suốt: Đấy là vấn đề đấy. Mình không thể lo và không thể hành xử với nó như thể nó là một người còn chưa trưởng thành. Ví dụ nhé: Việc con bảo nó tâm thần là con đang cho nó là trẻ con rồi. Còn việc chồng con mắng chửi nó thế, chắc chắn xem nó là một đứa trẻ con. Đúng chưa? Mình dùng cách đối xử của đứa trẻ con để đối xử với một người lớn thì không hiệu quả đâu. Con con nó sẽ không nhận được cái gì từ đấy hết.
Nên việc của con bây giờ là gì? Con hãy đối xử với con con như người lớn. Tập! Trước khi muốn nó theo kiểu gì đó thì mình phải đối xử đúng theo kiểu ấy đã chứ. Mình muốn nó là người lớn hay muốn nó là trẻ con? Người lớn. Thì đối xử với nó như gì?
Cách đối xử của bố mẹ với con cái như thế nào ấy, làm cho nó nghĩ nó là người thế nào. Mình hay chê nó, bố suốt ngày chửi nó, chắc là chửi từ bé đúng không? Nếu đã mắng chửi chắc mắng chửi từ bé, thì làm cho đứa bé thấy nó là đứa kém cỏi. Mà khi nó nghĩ nó là người thế nào ấy, nó sẽ hành xử như là loại người đấy.
Ở đây mọi người cũng thế thôi, mình nghĩ mình là ai thì hành xử đúng như người đấy. Mình nghĩ mình là kẻ ăn cắp thì mình chỉ đi ăn cắp thôi. Mình nghĩ mình là người trung thực thì những chuyện tiêu cực đến mình sẽ không làm. Nên là mình nghĩ mình là ai thì mình hành xử như vậy. Bố mẹ đối xử với con cái như một đứa bé thì nó hành xử như đứa bé là đúng rồi. Nó chơi điện tử, nó sống một cách ít quan tâm đến người khác, vì mình đã lỡ đến tận 28 tuổi vẫn đối xử với nó như đứa bé. Nên việc đầu tiên mà con và tất cả những ai có thể ảnh hưởng từ con được, nên làm là hãy đối xử với nó như người lớn đã.
Đấy, ở đây có chị nó này, bố nó này, bố nó chắc là khó rồi đúng không, nhưng mà cũng phải khuyên bố nó, bố nó nghe hay không là một chuyện khác, nhưng trách nhiệm mình là phải khuyên. Mắng chửi thế chỉ làm người ta nghĩ người ta là trẻ con thôi. Hãy đối xử như người lớn đi. Thí dụ: Thay vì mình nói là: “Con phải mang một cô về” thì nói là: “Mẹ tôn trọng quyết định của con, mẹ tin rằng con là một người trưởng thành, con sẽ đưa ra một lựa chọn phù hợp nhất với con ở một thời điểm phù hợp nhất”. Thế là người ta cảm thấy lớn hay nhỏ? “Ui, mình lớn rồi, mình phải có trách nhiệm”. Đấy, nó nghĩ khác, con hãy tiếp tục đối xử như vậy với nó. Hay là gì? Bớt chê bai và coi thường nó đi, thay vì bảo nó có tâm thần hay không, đúng không? Thì hỏng rồi, đúng không? Khác gì đứa trẻ con. Mình chẳng nói gì cả, mắt mình không thèm nháy luôn ấy. Ngã thì đứng dậy, khỏe rồi đúng không con, xong. Mình hãy nghĩ rằng đấy là một người đàn ông, gần 30 tuổi rồi, có lựa chọn của riêng họ, cách sống của riêng họ. Bởi vì nếu con làm ngược lại thì người ta tiếp tục hành xử như đứa bé.
Cách đối xử của bố mẹ với con cái như thế nào, làm cho nó nghĩ nó là người thế ấy. Nó nghĩ nó là người thế nào, nó sẽ hành xử như là loại người đấy. Nên hãy đối xử với con như người lớn.
Một điều nữa con phải hiểu là gì? Đúng, mọi thứ là nhân quả và vô thường nên thực sự mà nói con không thể nặn cuộc đời người khác được, con chỉ bổ sung trí tuệ và tình thương vào đời người ta được thôi. Chứ mình không thể nhào nặn đời người ta theo kiểu của mình được. Con hiểu điều đấy nên việc của con không phải là tìm cách để nó theo ý mình, mà gì? Tìm cách bổ sung thứ mà mình có thể bổ sung vào được cho nó. Mình có trí tuệ thì nói chuyện trí tuệ, mình có tình thương thôi, mình chỉ thương nó thôi, cũng được, thì thương cho đúng cách. Thương cho đúng cách cũng là giúp người ta rất nhiều rồi. Thương sai cách là làm khổ người ta. Thương đúng cách làm người ta trưởng thành hơn. Đấy, như vậy con hãy bổ sung vào đời nó thứ mà con có thể cho được. Chứ đừng uốn nặn nó nữa, chịu rồi, đến tuổi 30 rồi nặn sao nặn được.
Ở đây có ai khoảng 27 – 28 – 30 tuổi không? Giơ tay nào? Những ai tin là bố mẹ vẫn uốn nắn được tôi, giơ tay? (Mọi người cười). Đấy, thấy không, thấy hội đó nó cười khinh khỉnh thế nào không? Sự thật là không làm được chuyện đấy nữa, con chỉ bổ sung cái thành phần vitamin và khoáng chất gì đấy mà nó cần thôi, nhiều khi là tình thương của người mẹ, tình thương không điều kiện chẳng hạn, một cái sự trí tuệ không coi nó trẻ con nữa, còn từ từ nó sẽ thay đổi vì con người ai cũng có khả năng nhận thức và mở rộng nhận thức. Nên kể cả hôm nay sai lầm thì ngày mai ta cũng sửa được, nên là mình cứ hy vọng vào điều đấy mà sống thôi.
Và quan trọng hơn là con phải sửa chính mình. Vì hạnh phúc của con không nằm ở đứa con của mình. Người bố người mẹ nào mà đặt hạnh phúc của mình vào cuộc sống của đứa con mình thì khổ là chắc. Vì sao? Nếu mình đặt hạnh phúc của mình vào tay con mình thì sao? Con mình nó phải sống theo kiểu của mình cơ, mình mới vui. Làm sao mà một người thua mình một thế hệ, sống trong một hoàn cảnh xã hội khác, có những quan điểm khác mà lại sống theo kiểu của mình được. Thầy ví dụ nhá: ngày xưa thời của con mà ăn kem trước cổng thì sao? À, nhầm, nhầm, ăn cơm trước kẻng. (Thầy và mọi người cười) Đấy, ngôn ngữ đã thay đổi rồi. Con nhé, thời của con mà ăn cơm trước kẻng có phải bị lên án không? Có không? Đồng ý không? Bây giờ, theo các bạn ở đây, ăn cơm trước kẻng là đáng lên án hay là bình thường.
Các bạn: Bình thường.
Thầy Trong Suốt: Bình thường, không ăn mới là gì?
Các bạn: Lạ. (Sư Phụ và mọi người cười)
Thầy Trong Suốt: Có một số bạn… tất nhiên thầy không cho đấy là đúng nhưng mà các bạn ấy bảo là không ăn mới là bị lên án. Thời ngày xưa ăn cơm trước kẻng là bị lên án, thời nay thậm chí một số bố mẹ đến gặp thầy nói là: “May quá, bọn nó có bầu rồi thầy ạ”. Chưa lấy nhau nhé. Có bạn nào ở quê, hôm qua mới nói với thầy ở quê ở vùng nào ấy, phải có bầu mới cho cưới vì không thì sợ tịt. Đấy, sự thật luôn. Tức là thời đại quá thay đổi rồi. Hôm qua thầy có buổi học với mọi người và hỏi là trong đấy bao nhiêu người là ăn cơm trước kẻng thì 100% giơ tay. Kinh không?
Thế đấy, sự thật đấy, như vậy thời đại thay đổi rồi, mình không thể bảo một đứa bé sống ở những năm này theo kiểu của mình được. Mình chỉ có thể chia sẻ cách sống, quan điểm, những giá trị nhân văn, trí tuệ cho nó. Chia sẻ thôi nhé, còn việc tiếp thu, chọn lọc và hướng ứng xử của nó thì mình không điều khiển được. Để phần đấy của nó, nó là người đàn ông trưởng thành, nó sẽ làm. Và với cách sống đấy thì mình rất bình an. Cái con có được đầu tiên là bình an, và cái con của con có được, là một sự bình an vì không bị thúc ép, một sự thông cảm của người mẹ, đứa con nhiều khi chỉ cần thông cảm thôi. Các bạn ở đây lớn nên hiểu là đến tuổi nhất định mình chỉ cần bố mẹ thông cảm là đủ rồi, mình không cần dạy nữa.
Thực sự, mình chỉ cần một sự thông cảm, là tình cảm gia đình đấy. Cần có người chia sẻ với mình thôi, vì toàn bộ xã hội này chẳng ai chia sẻ với tôi cả. Ai cũng bắt tôi phải theo kiểu nào đó. Đứa con nhiều khi về nhà chỉ muốn một sự chia sẻ thôi, mình chỉ cần làm thế thôi.
Và con phải sửa mình, chính con đấy, để tăng trí tuệ lên. Vì hạnh phúc của đời mình không ở trong tay bọn nó. Nếu con giao vào tay bọn nó, đây, hai đứa này với đứa kia ấy thì con sẽ khó hạnh phúc lắm. Vì nó cũng có sóng gió của riêng nó, làm sao mà nó lại theo đúng kiểu con muốn được. Con hãy tự mình tìm hạnh phúc cho chính mình, bằng cách là gì? Tăng trưởng trí tuệ lên. Vì chỉ có trí tuệ mới làm mình sống đúng, sống buông xả, sống vừa ích lợi cho người khác nhưng mà lại vừa không bắt buộc người khác theo ý mình. Đấy, các con phải tập. Câu hỏi của con hôm nay chưa trả lời hết được, nhưng ít nhất định hướng là như vậy. Định hướng là gì? Đừng để hạnh phúc của mình vào tay của trẻ con nữa! Hãy đối xử với nó như người lớn và hãy sửa chính mình! Thế thôi.
Bác Khánh: Vầng, con xin cám ơn Thầy.
Mọi thứ là nhân quả, vô thường nên mình không thể nặn cuộc đời người khác, kể cả con mình. Mình chỉ có thể bổ sung trí tuệ và tình thương vào đời họ được thôi.
Quan trọng hơn, phải sửa chính mình để tăng trí tuệ. Có trí tuệ mới làm mình sống đúng, sống buông xả, sống vừa ích lợi cho người khác vừa không bắt buộc người khác theo ý mình.
5. Bị bệnh hiểm nghèo, làm sao để tâm bình an?
Bạn Dũng: Con xin chào Thầy ạ! Con tên là Dũng. Hôm nay cũng tình cờ có nhân duyên được gặp Thầy. Cũng xin có một câu hỏi rất ngắn thôi ạ. Bản thân con là người bị bệnh như này, thì con mong Thầy cho con làm sao để cho cái tâm mình luôn được bình an khi đối diện với bệnh tật ạ?
Thầy Trong Suốt: Con còn sống được bao lâu nữa? Bệnh của con ấy.
Bạn Dũng: Dạ được bốn năm ạ, từ năm 2014 đến bây giờ ạ.
Thầy Trong Suốt: À đến bây giờ, nhưng thầy hỏi là sống được bao lâu nữa? Sống được bao lâu nữa?
Bạn Dũng: Thế thì có khi nào con đắc đạo rồi thì con cần gì phải hỏi nữa. (Cười)
Thầy Trong Suốt: (Cười) Bác sĩ không nói là sống được bao lâu à?
Bạn Dũng: Làm sao biết được ạ?
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà bệnh con không hiểm nghèo lắm à?
Bạn Dũng: Con là bị ung thư máu ạ. Chết lúc nào không biết.
Thầy Trong Suốt: Cũng tốt, cũng là một điều tốt. Tại vì khi mình còn rất nhiều thời gian ấy thì mình sẽ quan tâm là mình sống bao lâu, kiểu như là: “Ôi giời, còn lâu, bây giờ mình cứ thoải mái đi, còn lâu mới chết”. Những người sống như thế rất là nhiều. Sống cứ như là còn được mấy chục năm nữa ấy. Nhưng bản chất mà nói nhé, ở đây có ai dám đảm bảo là mình chết sau bạn Dũng không? Giơ tay! (một số bạn giơ tay). Không, đảm bảo cơ mà. (Mọi người cười) Thầy cũng không đảm bảo là chính thầy sống lâu hơn, đúng chưa?
Lẽ ra chúng ta nên có một thái độ sống như vậy mới đúng. Sống mà không biết được là mình còn được bao lâu nữa. Vì như vậy chúng ta sẽ sống những ngày còn lại một cách ý nghĩa hơn rất nhiều. Hơn là ta cứ tự tin là sống được mấy chục năm với mấy năm, không có đâu. Bản chất cuộc sống là gì? Là bất kỳ ai, vô thường mà, có thế chết bất kỳ lúc nào. Nên là mối quan tâm không nên là sống được bao lâu, mà sống như thế nào. Cái con cần quan tâm là từ giờ đến lúc chết tôi sống như thế nào? Đúng chưa? Tất cả chúng ta chứ không phải chỉ có bạn Dũng đâu.
Cần quan tâm là từ giờ đến lúc chết mình sống như nào? Có 2 lựa chọn từ giờ đến lúc chết mình sống thế nào. Một là mình sống một cách đầy trí tuệ và tình thương. Đấy, loại thứ 2 là sống bất cần, không quan trọng. Nếu con sống một cuộc sống mà nhiều trí tuệ, tình thương ấy, thì sống một năm như vậy còn ý nghĩa hơn là sống 70 năm phá phách. Đúng chưa? 70 năm làm những điều phá phách gây tổn thương cho bao nhiêu người với cả sống một năm trí tuệ tình thương. Người nào có trí tuệ sẽ biết cách chọn. Đấy, chất lượng sống quan trọng hơn là sống bao nhiêu lâu và đó là cái không ai chọn được. Thế thì trong trường hợp của Dũng ấy, thầy khuyên con nên bắt đầu tu hành ngay, ngay lập tức. Tại vì chỉ có sự tu hành chân chính mới làm cho mình thực sự có trí tuệ.
Bạn Dũng: Con xin hỏi Thầy thêm một câu nữa, con muốn làm thế nào để cho tâm bình an trong đời sống hàng ngày cũng như trong tu tập. Tại vì con đã tu tập từ năm 2012 cơ, con đã biết đến Phật Pháp nên khi bị bệnh ấy, con cũng không có cảm giác… con vẫn bình thường thôi, nhưng cái tâm khi mình tu tập, mình vẫn có cái cảm giác là nó vẫn còn tham, vẫn còn sân, vẫn còn si nổi lên trong cuộc sống và trong khi đang tu tập. Trong lúc ngồi thiền cũng vậy.
Thầy Trong Suốt: Rồi, tốt, rất tốt, rất tốt. Tại vì cái con bị thiếu là thiếu một cách tu nhanh chóng đoạn trừ được nhầm lẫn. Con tham, con sân, con si vì con còn nhầm. Còn nhầm thì còn tham, sân, si.
Ví dụ nhé, quan trọng nhất này, con vẫn còn nhầm con là thân thể này. Làm sao mà mình ổn nếu mình vẫn tin tôi là thân thể. Nếu tôi là thân thể này, nó ung thư thì tôi cũng ung thư, nó đau tôi đau, đúng chưa? Trong khi bản chất thân thể chỉ là một cỗ máy thôi, được sử dụng để làm một việc gì đó và hỏng thì vứt, giống cái xe máy ấy, dùng để đi lại, hỏng thì chữa, chữa không nổi thì bán, vứt. Nhưng mà vì con còn tin con là thân thể này nên con còn khổ, nên con cần cái loại tu hành mà để con nhanh chóng thoát ra khỏi trạng thái: “Tôi là thân thể này”. Nếu con chưa tìm được thì con phải tìm. Thầy biết cách đấy, thầy chỉ cho con được. Khi con đến đoạn đấy rồi thì con mới thấy là bệnh không còn là gì nữa. Bệnh nó chỉ có giá trị nếu con tin con là thân thể này thôi.
Đấy, bệnh có giá trị nếu con còn tin con là thân thể. Khi con tu hành đến trình độ không còn tin là thân thể này nữa thì thân thể nó hỏng thoải mái. Ở đây có mẹ thầy không nhỉ? Ở đây phải có mẹ thầy làm ví dụ. Con thế mới không sợ chết nữa, không sợ chết, chết chẳng là cái gì cả. Cái thân thể này chết nhưng con không bị ảnh hưởng, con cần cái loại giáo Pháp đấy cơ. Với những người bệnh hiểm nghèo thì cần giáo Pháp thầy vừa nói. Còn kiểu con đang tu bây giờ là từ từ, khi nào ngộ thì ngộ, tiến được tí nào hay tí đấy, thì thầy không cảm thấy là có kết quả, nếu trong trường hợp của con. Tốt nhất nhé, là con hãy học cái Pháp tu để nhanh chóng mất trạng thái mình là thân thể này, khi đấy con không còn sợ gì nữa, không còn bệnh luôn, con tự cảm thấy rằng không còn bệnh. Ví dụ thầy ngồi thế này nếu mà có một cái quạt trần rơi đứt chân luôn chẳng hạn, chân gẫy, thì thầy chẳng thấy có vấn đề gì cả, không vấn đề, không nháy mắt luôn. Vì sao? Vì giống cái xe máy ấy, nó bị hỏng, long cái bánh ra, thì nếu mà lắp lại được thì lắp, không lắp thì thôi. Thế thôi, nhưng vì mình quá tin rằng mình là cái xe máy, thế là nó thủng lốp cái là mình đau lòng đúng không? Có con chó nó tè vào bánh xe thì sao? Đau lòng kinh khủng luôn. Đấy. Thì với những người đang bệnh hiểm nghèo như con, thì thầy sẵn sàng chia sẻ cách đấy, mà chỉ dành cho người hiểm nghèo thôi. Có Mai Nguyên ở đây không nhỉ?
Mai Nguyên: Có ạ
Thầy Trong Suốt: Bạn này cũng gặp bệnh hiểm nghèo này, thì thầy sẽ dạy ngay lập tức, nhưng mà yêu cầu học trò phải cố hết sức mà tập, thì có thể trong vòng một thời gian ngắn tối thiểu là con có thể có một cái chết rất bình an, bệnh tật nhưng không đau đớn. Đấy, ở trong nhóm của mình đã có mấy bạn ung thư mà chết rất nhẹ nhàng đấy, trong khi người khác thì tiêm mấy trăm mũi móc phin vật vã, còn đây mình nằm bình an chết trên giường. Đấy là cái tối thiểu con có được. Nhưng nếu con sống lâu hơn một chút được nữa, thì con có thể đến cái đoạn là không thấy mình là thân thể. Đấy, nên tốt nhất là con nên tham gia cái đấy. Còn nếu con cứ tu từ từ thì thầy chẳng nghĩ cách nào để giúp con nhanh chóng thoát khỏi cái trạng thái nhầm lẫn đấy.
Bạn Dũng: Dạ vâng, con cũng nghe theo Thầy ạ. Nhưng Thầy cho con hỏi thêm là khi mình tu tập ấy ạ, bọn con cũng không biết đường lối nào là chính đáng, Thầy vừa giới thiệu cho con thì con cũng chưa biết, để con phải thực hành con mới biết. Nhưng quá trình con tu tập đợt trước đấy, thì trước khi ngồi tu tập thì cũng đều quán về thân cả, luôn luôn nghĩ thân này không phải là ta, tâm này cũng không phải là ta, chẳng có gì là ta, trong từng hơi thở vào trong từng hơi thở ra, trọn niềm tôn kính Phật. Luôn luôn ngày nào cũng như ngày nào như vậy mà.
Thầy Trong Suốt: Con phải đi từ cái thấp hơn, con bắt đầu từ chỗ đấy là quá cao. Thân không phải là ta, thầy nói cái này rất ít người sẽ làm được, vì đấy là cái giáo pháp ở giữa giữa này này, con phải đi từ dưới lên. Lên đến giữa xong rồi lên cao hơn, đấy. Như vậy dấu hiệu của con là không có ông thầy chỉ cho con từng bước một. Con đi vào đấy là lệch rồi, giống như mình không thể nào mà đang 5 tuổi lại lấy sách lớp 6 ra học xong rồi hiểu được. Học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 6, xong mới hiểu, xong rồi lớp 12, đúng không? Thì con cần phải chuẩn bị từ cái nền móng nhân quả, vô thường, bất toại nguyện, thân người khó được rồi con mới đi đến chỗ thân này không phải là ta được. Con phải hiểu tại sao không phải là ta, nhưng hiểu không chưa đủ. Con cần một cái kinh nghiệm trực tiếp là tại sao không phải là ta và cái đấy thì phải thực hành đủ sâu sắc. Đấy, cái con thiếu là một đường lối, phương pháp đầy đủ từ đầu, từ lúc lớp 1 đến tận lớp 6. Mình có thể nói thân này không phải là ta là loại lớp 6, trên đấy còn những lớp khác nữa, nhưng mà con không thể từ lớp 0 nhảy lên lớp 6 được.
Thứ hai là con cần phải có một người nào đã đi qua lớp 6 rồi chỉ cho con, chứ không phải một ông cũng không biết thế nào là thân này không phải là ta, đem quyển sách bảo: “Đây, mời bạn đọc cái này và bạn sẽ thấy thân này không phải là ta”. Không được, con cần một người thầy đã thực sự chứng ngộ cái trạng thái thân này không phải là ta, đã thực hành được đến đoạn đấy, đi qua đoạn đấy rồi, quay lại chỉ cho con, con thiếu cả hai cái đấy luôn. Đấy là lý do mà bao nhiêu người đọc Kinh mà không ngộ được. Tại sao đọc Kinh Phật lại không ngộ? Thiếu hai điều thầy vừa nói. Một là gì? Đọc Kinh Phật ở giữa chừng, không có một con đường thật chi tiết, khoa học, xây dựng một cách logic và nền móng để đi lên. Thứ hai là không có ông thầy nào đã thực sự làm được cái điều đấy chỉ cho mình. Con phải đi cả hai, đấy. Nếu con thực sự muốn thầy sẽ chỉ cho con, nhưng mà thực sự muốn cơ vì nó đòi hỏi thực hành một cách rất là nghiêm túc không thể chơi được. Đấy.
Bạn Dũng: Vầng con thực sự…
Thầy Trong Suốt: Được, thì sau buổi này có thể gặp bạn Mai Nguyên, chia sẻ với bạn ấy, bạn ấy sẽ chỉ dẫn con đến cái lớp này. Tu hành có hai kiểu: tu để cho tâm an lạc hết sạch hoàn toàn nhầm lẫn. Nếu trong trường hợp của con là hết sạch nhầm lẫn, tin rằng thân này là ta là một loại nhầm lẫn, thì phải hết cái đấy. Còn để an lạc thì không cần, an lạc chỉ cần yêu thương hơn, hiểu biết hơn thôi. Thì ở ngay chỗ này có hai nhóm: Hoa sen thì chỉ cần bớt khổ này, vui vẻ lên này. Còn có một nhóm gọi là nhóm Chính thức, ở đấy mọi người thực sự mong muốn là hết sạch không còn nhầm lẫn nào nữa. Cái bệnh của con chỉ chữa được nếu con chọn cách thứ 2: hết sạch nhầm lẫn.
Đấy, thì lúc đấy thân thể không phải là ta nữa thì bệnh thoải mái luôn, cái áo rách thì vứt, đúng không? Áo mặc lâu đủ lâu, rách thì vứt, chẳng có vấn đề gì cả. Được rồi, thầy hiểu tình hình của con rồi. Nếu con quyết tâm thì thầy chỉ cần quyết tâm thôi, chẳng cần gì hơn nữa, quyết tâm là được rồi.
Bạn Dũng: Con cám ơn Thầy ạ!
Bệnh hiểm nghèo của con chỉ chữa được nếu con chọn cách tu hành để hết sạch nhầm lẫn. Con cần:
1. Cần có một con đường thật chi tiết, khoa học, xây dựng một cách logic và nền móng để đi lên.
2. Cần có người thầy đã thực sự làm được điều đấy chỉ cho mình.
6. Vong nhập là có thật hay không?
Một bác: Nhân thể ngày lễ Vu Lan, con cũng muốn hỏi Thầy về việc làm lễ cho những bào thai trẻ, chết non chết yểu hoặc là bị nạo thai đấy ạ. Theo Thầy thì những chúng sinh về để quấy quả mẹ thì liệu có không?
Thực tế hôm qua con đi lễ thì thấy có một số mẹ đấy ạ, do bực tức với chồng rồi nạo thai đi thì trong lúc làm lễ các cháu có về và khóc lóc, nói nọ nói kia và cũng vật vã ở trước hội trường rất đông người như thế này. Hôm qua mấy nghìn người lễ cơ. Con ngồi đấy đến hàng tiếng, các bà mẹ đấy rất là vất vả, cứ khóc lóc rồi vật đầu xuống ngưỡng cửa nhà chùa, thế thì con cũng mạnh dạn lên tận chỗ mẹ đứa trẻ đấy, nó cứ vật vã vậy, và bảo là: “Bây giờ con về đây con ăn mày Phật, tu tập và con phải nghe các Thầy giảng Pháp và con phải ngoan, con thế này thế nọ. Thế bây giờ con phải nói ra xem là lý do tại sao con như thế”. Thì bắt đầu cái người mẹ đấy nó nói là: “Mẹ con với bố con tức nhau mà chia tay, thế rồi là bỏ con đi lúc con 3 tháng và đồng thời bố mẹ con không trách nhiệm gì với con, không bao giờ mua sữa cho con uống”.
Thời gian gần đây con đi lễ nhiều con hiểu được rằng đúng là chưa chắc chết là hết. Cho nên con cũng muốn hôm nay hỏi Thầy những việc đấy liệu có thật không? Hồi xưa con hay đi xem người ta ngồi đồng thì con bảo người ta giả vờ. Bởi vì các người bốc đồng lên ấy, tiền to toàn đưa cho những người phụ đồng, mới lại đưa cho ông đánh đàn thôi, còn như bọn con mà ngồi chầu thế này thì người ta chỉ vãi 1 nghìn với 2 nghìn thôi, thì con mới bảo người ta giả vờ hết. Thế nếu mà vô tư thì kể cả 5 nghìn hay 10 nghìn vẫn vãi ra đúng không ạ? Thế nên con muốn hỏi Thầy xem cái việc hôm qua đi lễ đó liệu các các chúng sinh lên như thế có là đúng hay là họ chỉ là giả vờ thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, con đi theo nhà Phật thì con phải hiểu đã, ví dụ như là mình phải hiểu luân hồi, đúng không? Nên chắc chắn những chúng sinh ở dạng ngạ quỷ là có. Đấy là chính Đức Phật kể những câu chuyện. Đức Phật có lần đang đi tự nhiên chỉ lên bầu trời và bảo: “Thật là đáng thương!”, thì trong những học trò của Phật có người nhìn thấy có người không, mọi người mới hỏi Phật tại sao, Phật bảo là: “Có một con ngạ quỷ cháy rừng rực đang bay, vì kiếp trước nó đốt chết những người khác, nên là đời này con ngạ quỷ nó cứ bay cháy rừng rực từ sáng đến tối luôn, rất đáng thương”. Nghĩa là sự tồn tại của vong linh là có ở trong kinh điển nên không phải là không có.
Còn người ta có nhập không thì là một câu chuyện khác, lúc thì đúng, lúc thì là lừa, và con phải tỉnh táo. Ví dụ cái chuyện lên đồng xong rồi ném tiền đấy chắc chắn là lừa rồi, đúng không? Thế, còn cái chuyện đứa bé kia, nó có nhập vào mẹ không và có nói thế không ấy, con phải hiểu thế này này: Ngay cả lúc mà con nhìn thấy có thể có hoặc không. Có là thế nào? Có là đúng thật cái vong linh nó không siêu thoát được, nó đầy đói khổ, đói, ngạ quỷ mà. Ngạ quỷ trong Kinh Phật miêu tả là cổ họng bé tí, bụng to đùng, không thể nào mà ăn để cho bù cơn đói bụng được. Thì nó lúc nào cũng chỉ mong người ta cúng nó sữa rồi đồ ăn nhưng mà có cúng xong vẫn đói. Và vì thế nên có khả năng nhập vào một người mẹ để nói câu chuyện như vậy, nghĩa là có khả năng.
Nhưng cũng có khả năng thứ 2, rất lớn, không phải đứa con đấy, mà chỉ một cái vong linh khác thôi. Vong linh khác nó quá đói, nó muốn mượn thân thể, quá đói, quá bực tức chuyện gì đó – chết oan, mượn thân thể vào để nói điều nó muốn nói. Đấy, thì cũng là vong nhập nhưng lại không phải là đứa con của bà mẹ đấy. Đứa con hoàn toàn có thể siêu thoát rồi, nhưng cái vong linh đấy, nó nhìn thấy bà mẹ, nó biết là người này đang đầy hối lỗi đây, mình có thể nhập vào để nói những điều mình đang bực tức, hoặc nhập vào để đòi cúng này cúng kia, thì cũng có thể nó vào, chứ không phải đứa con luôn. Đấy, vì ngạ quỷ nó có khả năng nhìn thấy tâm của người đang sống, nên có thể biết được người ta hối lỗi chuyện gì, người ta áy náy chuyện gì, nó có thể chui vào. Giống như thỉnh thoảng Việt Nam mình có chuyện tìm mộ liệt sĩ, hai ba ông cùng một cái mộ, ví dụ thế. Hai ba ông cũng muốn được cúng mà, nên đều nói tôi ở đấy hết để người thân đấy đến và cúng. Thế nên phải rất tỉnh táo khi mình đối diện chuyện đấy.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp con đã gặp chuyện đấy rồi thì làm như con là tốt, mình khuyên những lời tốt đẹp nhất, dù đấy có là đứa con của cái bà đấy hay không, đúng không? Có 3 khả năng nhé: Chính bà đấy hối lỗi quá bà ấy cũng nói những lời đấy để cho vơi bớt trong lòng đi, cái bà bị nhập đấy, gọi là bị nhập, mà không bị ai nhập hết, đơn giản là quá đau lòng quá khổ sở quá hối lỗi, tự nói; Thứ hai là một cái vong linh lạ muốn được chui vào nói; Và thứ ba là đúng đứa con đấy thật. Thì trong cả ba trường hợp mình đều có thể khuyên được những lời khuyên trí tuệ.
Ví dụ, mình khuyên dù là chết theo cách nào đi nữa thì bây giờ cũng không thể nào làm được gì ở trần gian này nữa, lúc nãy Thầy nói đấy, cái ông say rượu mà ở lại quán rượu cũng chẳng uống được rượu nữa, uống thế nào được. Cái người chồng đã chết, thì vợ thế nào, con lớn lên làm gì làm sao mình kiểm soát được. Nên không thể tác động ở trần gian này nữa, có thấy trước mắt cũng không làm gì được. Vì thế nên là đừng ở lại nữa mà hãy tìm cách siêu thoát. Đấy, mình khuyên họ thế. Cái người sống ấy, thì đừng có áy náy nữa, chuyện đã qua rồi, bây giờ chỉ cần làm những điều tốt nhất thôi. Tu hành, sửa tâm mình, làm điều lành tránh điều ác. Người chết thì cần siêu thoát, người sống thì cần biết cách sống tốt và trí tuệ. Mình khuyên thế thôi, mình khuyên xong, nghe được thì nghe, làm được thì làm, không được thì thôi. Vì mình có kiểm soát được cái gì đâu. Đấy, với cách sống như vậy thì con hoàn toàn có thể gặp, nói chuyện với người đấy, khuyên họ.
Trong thực tế thầy cũng gặp nhiều trường hợp đấy, ở trong cái nhóm này cũng đủ các chuyện, người yêu cũ nhập vào, rồi mẹ cũ nhập vào, rồi v.v… thì đấy là cách khuyên giải và cũng có nhiều người nghe, có nhiều người sau đấy siêu thoát thật. Đấy, nhưng cái đấy con đừng quan tâm vì mình có kiểm soát được đâu. Cái con có thể làm được là gì? Con khuyên một lời khuyên trí tuệ nhất ở ngay chỗ đấy, xong đi về rồi thì thôi. Như vậy là đã trả lời câu hỏi của con đấy, nó có thể có 1 trong 3, nhưng không quan trọng, quan trọng là mình cho những lời khuyên trí tuệ nhất mình có thể cho được và mình không kiểm soát, xong rồi thì thôi, xong. Đấy, cách đấy. Thế thôi.
Bác đó: Báo cáo với Thầy là con cũng lên nói như thế, con bảo bây giờ đã về đây ăn mày học Phật ở đây thì phải ngoan và nghe theo Thầy giảng Pháp ở đây, không được quấy nhiễu ở đây, còn nếu ấy ý, thì sẽ có các Thầy cao tay đến không những phạt mà còn không được ăn lộc ở chùa. Đấy, cũng đe như thế.
Thầy Trong Suốt: Không nên.
Bác đó: Thế một lúc thì bảo: “Thế bây giờ con thiếu cái gì?”. Nó lại bảo là: “Con chỉ thèm sữa thôi”. Thế thì con mới nhờ một anh thanh niên đi mua cho nó 1-2 hộp sữa và 1-2 gói bim bim, mua về thì cái mẹ đấy uống luôn một hộp luôn và thế sau bảo là uống đủ rồi, không uống nữa. Thế nó bắt đầu mới quay ra nó bảo con: “Nhà ngươi biết điều lắm đấy, nhà ngươi biết mà”. Nó nói như người với nhau vậy, thế thì con bảo là: “Ừ, thế bây giờ đã về đây con phải lắng nghe Phật Pháp, không được quấy nhiễu, và thôi về chấp nhận làm cái kiếp của mình đi đấy, thì thôi không được quấy nhiễu gia đình với mọi người ở đây nữa”. Thế một lúc là nó tỉnh lại luôn. Thế là vừa được khoảng 1-2 tiếng sau thì lại có một người khác. Thế thì khi mà con đã khuyên được cho cái người bạn đấy thì khi xảy ra ở một người khác thì mọi người lại bảo là: “Thôi bà biết nói thì bà lên bà kêu đỡ cho người ta”.
Thầy Trong Suốt: (Cười)
Bác đó: Thế thì con cũng lên con làm…
Thầy Trong Suốt: Chưa đủ, chưa đủ, con khuyên như thế chưa đủ đâu.
Bác đó: Vầng thì à…
Thầy Trong Suốt: Con khuyên là đừng quấy nhiễu chưa đủ, con phải khuyên là hướng đến Phật đi. Hướng Phật để siêu thoát.
Bác đó: Vâng và bây giờ hướng tâm niệm Phật và ngồi theo niệm Phật Pháp của nhà chùa, thì bạn ấy bảo là bạn ấy cũng khổ lắm. Bạn ấy về đây mấy ngày rồi bạn ấy cứ leo lên cành cây kia bạn ấy chờ mẹ bạn đến. Nói thật với Thầy con kể là con nổi hết gai ốc, con khiếp mà. Nhưng mà cuối cùng thì cũng như có cái duyên ấy, mình đã biết rồi mà mình không nói với người ta như kiểu mình cũng có tội. Thế là thành thử ra là con cứ ngồi con chia sẻ.
Thầy Trong Suốt: Con có thể hỏi xem tên tuổi, con mẹ nào để cho vào nhóm cầu siêu của nhóm mình ấy. Hàng tháng nhóm mình tổ chức phóng sinh thì kiểu gì thầy cũng sẽ hồi hướng công đức để cho những người đấy siêu thoát. Chỉ cần là ví dụ con của mẹ nào, con bố nào, chứ không nhất thiết phải tên nó vì đứa bé đó nó bị bỏ thai sớm chưa có tên.
Ở đây ai cầm danh sách thì con gặp bạn đấy để bạn đấy để con ghi tên cho bạn đấy. Được chưa? Rồi. Thế thôi, còn bây giờ chắc là xong rồi đúng không?
Bác đó: Dạ vâng, cuối cùng con chúc Thầy mạnh khỏe, chúc Trà đàm thành công rực rỡ ạ.
Hà Nội, 8/2018