Hôn nhân là nấm mồ chôn tình yêu dỏm và hồi sinh tình yêu đích thực (Tp HCM, 2017)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thống kê xã hội Mỹ cho thấy cứ 10 cặp vợ chồng thì có đến 8 cặp ly hôn. Con số này ở Việt Nam hiện nay có lẽ cũng không nhiều khác biệt. Rõ ràng, cuộc sống càng tiện nghi, hiện đại thì hôn nhân càng lỏng lẻo và dễ đổ vỡ. Phải chăng tình yêu thực sự chỉ tồn tại bên ngoài cánh cửa hôn nhân?

1. Tình chỉ đẹp khi còn dang dở…

Một bạn: Em nằm trong tình trạng đã trải qua một vài ba mối quan hệ không được như ý, nên em cảm thấy bây giờ em không có tự tin trong bất kỳ mối quan hệ nào. Và cũng gần như không có niềm tin vào cái gọi là tình yêu.

Thầy Trong Suốt: Theo em tình yêu đẹp hay không đẹp? Tình chỉ đẹp…? Mọi người biết câu đấy không ạ? Tình chỉ đẹp khi nào?

Mọi người: Khi còn dang dở.

Thầy Trong Suốt: Khi còn dang dở. Có ai biết câu sau? Câu sau mới hay!

Một bạn: “Cưới nhau rồi nham nhở lắm em ơi”.

Thầy Trong Suốt: Đấy! Chuẩn luôn! (Mọi người vỗ tay) “Nham nhở lắm em ơi”. Sợ chưa? Bao nhiêu người đồng ý với câu vừa xong?

“Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, Lấy nhau rồi nham nhở lắm em ơi”.

(Mọi người giơ tay)

Thầy Trong Suốt: Có ai nói: “Không, câu đấy vớ vẩn, rõ ràng tôi lấy nhau rồi mà rất hạnh phúc, chưa nham nhở” giơ tay ạ?

Một anh: Dạ em có ý kiến Thầy ơi, Thầy có thể giải thích lại cái từ “nham nhở”, đôi khi em hiểu không đúng từ “nham nhở” đấy.

Thầy Trong Suốt: Không, thơ văn thì nó trừu tượng lắm! Thật ra thế nào là nham nhở là do mình định nghĩa mà! Có ai ở đây lập gia đình rồi mà thấy rằng lấy nhau rồi vẫn rất đẹp, không nham nhở tí nào? Một! Một thôi ạ? Ít người lạc quan thế ạ?

Ở đây có những ai lấy nhau rồi mà đã từng cãi nhau một trận, cho dễ hiểu. Một trận thôi cũng được, một trận trở lên đấy ạ.

(Mọi người giơ tay)

Thầy Trong Suốt: 1.2.3.4…9.10,11! Nhiều thế ạ? Thôi, khó hơn, ai lấy nhau rồi mà cãi nhau ba trận, hẳn ba trận liền…

(Nhiều cánh tay giơ lên)

Thầy Trong Suốt: Woa! Sao vẫn đông thế ạ? Câu này khó này, câu này thì chắc chắn là khó này: Ai đã từng lấy nhau rồi mà cãi nhau tối thiểu mười trận? Mười trận là ghê lắm rồi!

(Vẫn nhiều người giơ tay)

Thầy Trong Suốt: Ơ sao nhiều thế ạ? (Cười) Cãi nhau trăm trận có ai không? Trăm trận!

(Nhiều người giơ tay)

Thầy Trong Suốt: Trăm trận cũng có à?

(Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: (Cười) Woa! Trăm trận mà cũng có, kinh quá, kinh thật! Quá ghê! Như vậy trăm trận cũng có rồi, một trận cũng có đúng không ạ? Những ai lấy nhau rồi mà chưa từng cãi nhau trận nào giơ tay? Chưa từng một trận nào luôn! (Không ai giơ tay)

Rồi, đấy! Em hiểu thế nào là nham nhở chưa? Một trận thì chưa gọi là nham nhở nhưng theo mọi người, theo tiêu chuẩn của chính mình đi ạ, khoảng bao nhiêu trận gọi là nham nhở? Một trăm ạ?

Một chị: Mười cộng.

Thầy Trong Suốt: Mười cộng là nham nhở. Rồi. Minh Hương, em cãi nhau bao nhiêu trận rồi?

Minh Hương: Dạ, trăm trận.

Thầy Trong Suốt: Trăm trận.(Mọi người cười)Đánh dư trăm trận. Chứng tỏ kinh nghiệm tình trường của em cũng giỏi chứ đúng không? Đánh trên trăm trận là giỏi rồi! Cãi nhau đấy ạ.

Minh Hương: Vâng, là do không yêu nhau cho nên cứ cãi nhau cho bõ ghét!

Thầy Trong Suốt: À! Rất hay, rất hay! Bằng kinh nghiệm đầy từng trải của em, em kể cho các bạn biết là tình yêu có đẹp không?

Minh Hương: Khi mà yêu thì cũng hơi đẹp đẹp một tí. (Cười) Khi sở hữu được rồi thì là không có gì đẹp nữa hết. Nào là gò bó, rồi o ép, đúng theo ý người ta, luôn luôn phải phục tùng, nhiều thứ lắm ạ. Nghĩa là nói chung không có một cái gì là đẹp hết ạ.

Thầy Trong Suốt: Trước khi cưới thì mình có thấy đẹp không ạ?

Minh Hương: Trước khi cưới thì chỉ đẹp được chút xíu thôi ạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi! Bây giờ hầu như các bạn đến đây đều đã có kinh nghiệm, đã có một chút hiểu thế nào là “nham nhở” đúng không ạ? Cái bát mà mẻ một miếng nhỏ thì có phải nham nhở không ạ?

Mọi người: Có ạ.

Thầy Trong Suốt: Thấy nó bắt đầu nham nhở? Cái bát đang tròn thế này này, bị mẻ miếng nhỏ thì mình đã bắt đầu không muốn ăn rồi, đúng không ạ? Còn mẻ trăm miếng thì sao ạ?

Mọi người: Vẫn ăn.

Thầy Trong Suốt: Hả? Vẫn ăn chứ, đúng không? Có nhiều người vẫn ăn bát mẻ trăm miếng mà. Nhưng mà có muốn ăn không? Bát mẻ ba miếng chắc là vẫn ăn được. Bát mẻ bao nhiêu mảnh thì rất khó ăn ạ?

Một chị: Ba mảnh.

Thầy Trong Suốt: Ba mảnh là không muốn ăn rồi ạ? Mọi người đã nghe đến từ “rạn nứt” bao giờ chưa ạ? Không những nó mẻ mà nó còn rạn nứt thì có ăn được không ạ? Ai ở đây đã từng ăn cái bát bị rạn nứt?

(Có hai người giơ tay)

Thầy Trong Suốt: Rồi! Giỏi quá! Người khác là vứt đi luôn đúng không? Có hai người ăn, chứng tỏ người khác thì sao ạ? Đã mẻ xong lại còn rạn nứt! Rất không muốn ăn đúng không ạ? Mà rạn nứt có phải hiếm xảy ra trong hôn nhân không ạ?

Bạn áo trắng: Dễ xảy ra.

Thầy Trong Suốt: Dễ xảy ra. Theo mọi người thì cái bát rạn nứt dễ hơn hay hôn nhân rạn nứt dễ hơn? (Mọi người cười)

Mọi người: Hôn nhân dễ hơn ạ.

Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu người đống ý là hôn nhân dễ hơn?

(Nhiều bạn giơ tay)

Thầy Trong Suốt: Woa! Nhiều quá, nhiều quá! Cái bát là thứ va đi đập lại suốt ngày mà nó còn khó rạn nứt hơn cả hôn nhân. Đấy là trường phái bi quan đấy ạ. Ai trả lời câu đấy phải nói lý do, kể câu chuyện cái bát hôn nhân của mình nó rạn nứt như thế nào? Rồi, mời bạn nữ áo trắng.

Vũ Thảo: Dạ, em tên là Vũ Thảo, em đã có chồng được 10 năm rồi. Em thấy rạn nứt rất dễ vì ví dụ như chồng em mà đi nhậu ba ngày liên tiếp là cũng đủ nổi điên rồi. Hoặc là Noel thì bao nhiêu người hàng xóm này kia rủ nhậu trong khi để ba mẹ con em ở nhà là đã muốn chảy nước mắt rồi.

Thầy Trong Suốt: Rồi, ví dụ rất tốt về rạn nứt. Có ai có ví dụ rạn nứt khác không ạ?

Một bạn: Thưa Thầy ví dụ như là lập gia đình khi còn trẻ ấy Thầy, chưa chuẩn bị đủ kinh tế, có con một phát là cứ đánh chửi nhau ngay! Như thế cũng là rạn nứt đấy Thầy.

Thầy Trong Suốt: Em có đánh chửi không?

Bạn đó: Dạ có ạ! (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Vì sao? Có con phải vui chứ sao lại đánh chửi nhau?

Bạn đó: Lúc đấy không có tiền để dành, đến lúc cần tiền không có. Cáu.

Thầy Trong Suốt: À, không có tiền cáu quá đúng không? Con thì oe oe đòi sữa mà tiền không có.

Bạn đó: Vâng.

Thầy Trong Suốt: Cáu quá. Cáu sao lại sinh ra rạn nứt được?

Bạn đó: Chửi nhau là thấy ghét nhau ngay Thầy ạ! Chưa đến mức là cứ tiền đâu ạ, chỉ cần đi chơi mà ngồi đằng sau chớp mắt liếc ra bên ngoài một cái là quay lại đã bị ăn đập rồi thì làm sao mà…

Thầy Trong Suốt: À, nghĩa là mình liếc ngoài một cái ạ?

Bạn đó: Ngồi phía sau, người ta chiếu cái gương chiếu hậu vào mặt mình thấy chớp mắt đã quay lại nhìn xem mình ngắm anh nào rồi.

Thầy Trong Suốt: Woa! (Mọi người cười) Chứng tỏ em cũng hay ngắm đúng không? Nói thật đi. Em thích ngắm người khác không?

Bạn đó: Dạ không ạ! Mình vô tình thôi, mình chớp mắt nhìn ra bên ngoài chứ đâu có chủ định nhìn một ai đó đâu.Thật ra thì ngồi đằng sau chỉ là vô tình.

Thầy Trong Suốt: Không, nói thật đi, ngắm có sao đâu, hoa đẹp mà không ngắm thì mới lạ đúng không?

Bạn đó: Vâng!

Thầy Trong Suốt: Trai đẹp mà không ngắm thì?

Mọi người: Phí!

Thầy Trong Suốt: Chính xác! Đúng! Đúng ngắm rồi, vấn đề giống như mình vào vườn hoa ấy, mình ngắm hoa có tội không?

Bạn đó: Không.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, mình nhảy vào mình ngắt bông hoa đem về nhà thì có tội, còn mình ngắm hoa mà, sao lại có tội được?

Bạn đó: Cái này chưa ngắm đã có tội. Đã bị ăn đập rồi ạ.

Thầy Trong Suốt: Quá ghê, quá ghê! Đúng là rất dễ rạn nứt.

Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Cưới nhau rồi nham nhở lắm em ơi
 


2. Hai lí do chính của đổ vỡ trong hôn nhân

Một bạn nữ: Theo em nghĩ lý do mà dễ rạn nứt nhất trong mối quan hệ hôn nhân đó chính là ngoại tình hoặc là mối quan hệ ngoài luồng.

Thầy Trong Suốt: À, quá hay! Bạn này bắt đầu đi vào vấn đề xa hơn của rạn nứt rồi đấy! Đó là đổ vỡ! (Mọi người cười) Em bắt đầu đi vào đổ vỡ rồi. Không sao, tiện nói luôn đúng không ạ? Chủ đề đổ vỡ. Cái bát nó mẻ, mẻ xong rồi thì nó gì ạ?

Mọi người: Rạn!

Thầy Trong Suốt: Nó rạn. Rạn xong thì nó như bạn vừa xong nói, nó bắt đầu gì ạ? Đổ vỡ. Đấy, ai đã trải qua, gọi là vỡ bát rồi, giơ tay ạ? Hôn nhân đã từng trải qua một giai đoạn kiểu như là tan vỡ ấy, vỡ rồi, cái bát bị đổ vỡ đấy. Cái này hơi nhạy cảm, có ai dám giơ tay không ạ?

Woa! Hai, ba, bốn, năm… cũng nhiều chứ ạ! Bắt đầu vỡ. Được, rất hay! Đây là chuyện nhạy cảm, xã hội hiện nay đổ vỡ thường chỉ có hai lý do chính thôi. Mọi người có biết hai lý do chính của đổ vỡ trong hôn nhân là gì không ạ?

Ở Mỹ đã thống kê: cứ 10 cặp gia đình thì có 8 gia đình li dị. Và 8 gia đình đấy li dị có hai lý do chính: Một là không hợp nhau và hai là…? Hai là gì ạ? Hai là ngoại tình. Đấy. Hai lý do chính của đổ vỡ đấy! Nếu mà bạn ấy đã nói về đổ vỡ thì mình cũng sẽ nói về đổ vỡ luôn. Có bạn nào dũng cảm kể một câu chuyện đổ vỡ của chính mình không ạ? Câu chuyện đổ vỡ của đời tôi.

Có ứng cử viên nào ngoại tình nghe cho nó ghê! Chuyện nhạy cảm nên hơi khó nhưng nếu bạn nào dũng cảm có thể giơ tay đi! Ngoại tình thật ra bây giờ rất phổ biến rồi, chẳng qua mình có nói với ai hay không, chứ còn đấy là chuyện khá phổ biến của xã hội, không phải quá là ghê gớm nữa. Có ai kể một câu chuyện không ạ? Hoặc là mình ngoại tình hoặc chồng/vợ mình ngoại tình, dẫn đến đổ vỡ!

Minh Canh: Em kể ạ.

Thầy Trong Suốt: Một tràng vỗ tay cho người dũng cảm.

(Mọi người vỗ tay)

Minh Canh: Cũng là duyên cho có cái chủ đề ngày hôm nay, ở đây có cả vợ mình là Diệu Thảo với có bố vợ mình luôn, thì mình cũng xin chia sẻ câu chuyện của mình.

Mình luôn luôn mong muốn vợ mình sẽ hòa hợp với gia đình mình, tức là bên nội. Còn vợ mình cũng có những tiêu chuẩn dành cho mình nên hai vợ chồng rất mâu thuẫn. Và nói chung là sống giống như giữ cái tiêu chuẩn có vẻ bề ngoài hạnh phúc thôi chứ thật ra bên trong chịu đựng nhau rất nhiều. Hai bên gia đình cũng thường xuyên có những lời nói sau lưng mình dẫn đến cái việc đàn ông thường hay ăn nhậu. Thì mình có thời kỳ cũng một vài năm rất là be bét. Rồi nhân có mối quan hệ ngoài luồng, với những cô gái trong quán, dẫn đến là cũng có chuyện lén lút. Thật ra tâm trạng mình cũng rất đau khổ chứ không phải không. Bản thân mình tìm niềm vui bên ngoài nhưng thật ra mình cũng rất muốn giữ gia đình mình chứ không phải không.

Nói chung, lúc đó đứng trên bờ vực của sự chia tay là rất rõ ràng và thậm chí bọn mình đã ly thân một thời gian, cũng ba, bốn tháng đấy ạ. Bây giờ cũng nhân đây mình chia sẻ là nhờ Trà đàm, có duyên với Trà đàm, và cũng có duyên với anh Trong Suốt, nhờ anh chia sẻ những lời khuyên thì bọn mình mới đang tìm lại cái gọi là tình yêu thực sự. Mà theo đúng như chủ đề hôm nay là “Hôn nhân là nấm mồ chôn tình yêu” thì chắc chắn tình yêu đó là tình yêu dỏm thôi, chứ không thể nào mà tình yêu thực sự được. Chủ đề hôm nay rất hay và rất là đúng với tình trạng của vợ chồng mình.

Hai lý do chính của đổ vỡ trong hôn nhân là: Không hợp nhauNgoại tình.


3. Tại sao lấy nhau rồi lại nham nhở, sứt mẻ, đổ vỡ?

Thầy Trong Suốt: Woa! Hoan hô. (Mọi người vỗ tay) Ở đây bạn Canh đã dũng cảm nói ra, bình thường rất khó nói đúng không ạ? Bạn dũng cảm nói ra là rất tốt.

Khi hai người chưa lấy nhau thì ở xa nhau, còn khi hai người lấy nhau rồi bắt đầu núp chung một nhà, một phòng. Tại sao ở xa nhau thì không gây ra mẻ, gây đổ vỡ với cả rạn nứt mà ở gần lại sinh ra cái đấy? Theo mọi người vì sao ạ? Tại sao chúng ta yêu nhau thì ít khi xảy ra những chuyện to tát như vậy, tình yêu đẹp biết bao nhiêu đúng không? Đẹp đẽ sáng ngời thế rồi ở chung nhau một thời gian thì lại dễ sinh chuyện đến thế, tự nhiên sứt mẻ, nứt xong rồi đổ? Dễ mẻ, dễ nứt, dễ vỡ?

Sao khi bắt đầu hôn nhân thì bắt đầu có vấn đề? Ở đây ai có kinh nghiệm trả lời được không ạ?

Một bạn: Thưa Thầy theo em là vì thời gian, không gian khác nhau. Xa nhau thì có cảm giác khác, gần nhau sẽ tương tác nhiều hơn, nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề phát sinh.

Thầy Trong Suốt: Rồi, bạn nói rất đúng. Nghĩa là khi ở xa nhau, ví dụ là giận nhau xong thì mình đi đâu? Đi chơi, về nhà mình… đúng không ạ? Nhưng hai vợ chồng mà giận nhau những chuyện nhỏ thì đi đâu ạ? Chuyện nhỏ nhỏ mà giận nhau thì có đi ra khỏi nhà không ạ? Không ra khỏi nhà. Chuyện nhỏ, ngày xưa mà hay giận nhau thì có không gian riêng của mình, mình về nhà mình, về nhà bố mẹ mình, đi chơi một mình. Nhưng khi mình bắt đầu lấy nhau rồi thì những chuyện nhỏ nhỏ hằng ngày xảy ra, chẳng ai đi đâu cả! Ở cạnh nhau thì chuyện gì xảy ra? Sẽ va chạm tiếp, bắt đầu sinh ra mẻ. Đấy, mẻ chỉ đơn giản thế thôi. Là những chuyện nhỏ nhỏ hằng ngày mà sinh ra mẻ rất là dễ.

Ví dụ anh chồng thích làm việc khuya, vợ thì thích chồng đi ngủ sớm. Ngày nào vợ cũng nói vài câu: “Sao anh thức khuya thế?”. Xong rồi ngày nào đấy chịu không được thì: “Anh định không cho em ngủ à?”. Bắt đầu ghê hơn chưa ạ? “Anh định không cho em ngủ à?” là bắt đầu căng thẳng hơn, bắt đầu sứt hơn rồi đấy! Xong anh chồng nói là: “Cái đồ gì ngủ như heo!”. Đúng hôm có chuyện gì đó tức! Chồng bảo vợ ngủ như heo thế là vợ nghĩ là gì? “À, nó bảo mình là lợn!”, “Anh thì thức khuya như chó!”, chó thức khuya tru mà đúng không ạ? Buổi đêm nghe chó nó tru không ạ? Tiếng chó hú buổi đêm đấy ạ. Thế là đang từ hai người bình thường, một người thành heo và một người thành gì ạ?

Mọi người: Chó.

Thầy Trong Suốt: Thành chó. Đấy, cả hai có phải bị xúc phạm không ạ? Chuyện rất nhỏ thôi nhưng mà trở thành một sự xúc phạm. Thế là vết mẻ được sinh ra do những quan điểm sống khác nhau nhưng mình lại ở cùng một nhà. Khi mà quan điểm khác nhau cùng một nhà ấy, thì bắt đầu gây vấn đề, bắt đầu va chạm nhiều hơn, thế là mẻ.

Thế còn vì sao lại nứt ạ? Mẻ thì đã chấp nhận được rồi, tại sao lại nứt?Có những quan điểm khác nhau, trái nhau thì mẻ, có ai tìm ra tại sao lại nứt không ạ?

Một bạn: Theo em nứt là bởi vì những thắc mắc đã không được nói ra, cứ âm ỉ xảy ra.

Thầy Trong Suốt: Rất tốt! Em chưa có kinh nghiệm mà có vẻ hiểu lý thuyết đấy nhỉ? (Mọi người cười)

Bắt đầu chuyển sang âm ỉ, mà người ta gọi là tích tiểu thành đại đó ạ. Những cái dồn nén, đè nén tích lại và một hôm nào đó có đủ cơ hội, nó bung ra, cãi nhau một trận to. Bình thường mình cãi trận nhỏ thôi nhưng mà bây giờ nó tích lại rồi, mỗi lần mình nén một tí, mình nhường một tí thế là ngày đó mình cãi trận rất là lớn. Và trong trận đấu đấy, bình thường thức khuya đã là lợn với chó rồi thì nếu mà cãi trận to thì theo mọi người thành con gì ạ?

Một bạn:Sư tử ạ.

Thầy Trong Suốt: Sư tử! (Cười) Con gì nữa ạ? Hổ, nói chung toàn là cầm thú, đúng không ạ? Thành cầm thú hết còn gì nữa? Toàn sư tử, hổ, lợn, chó… Sau một thời gian sống với nhau và những lần dồn nén thì cả hai bắt đầu gọi nhau bằng cầm thú. Sư tử rồi hổ, thay vì nói với bạn là: “Vợ tớ” thì bây giờ là: “Con sư tử nhà tao nó đang ở nhà nên đừng có đến!”. Có phải thành sư tử đúng không ạ? Lên cấp hay là xuống cấp ạ?

Một số bạn: Xuống cấp.

Thầy Trong Suốt: Xuống cấp đúng không ạ? Đang từ người thành sư tử. Nhưng mà sư tử đã là may, ví dụ như có người hỏi:

“Mày có đi ăn cưới với vợ không?”

“Tao không muốn đưa con hà mã đó đến đâu.” (Mọi người cười)

Đấy! Đang trên bờ thành xuống nước đúng không ạ? Thành hà mã! Đúng chưa ạ? Mình thấy xuống cấp dần không ạ? Những cái dồn nén nhỏ trở thành những vết thương. Ngày xưa cãi nhau chỉ hơi đau, bây giờ bắt đầu xúc phạm nhau và bắt đầu cảm thấy rằng người này thật ra không yêu thương gì mình. Bắt đầu suy nghĩ kiểu: “Anh ấy chỉ biết mình anh ấy thôi.” Nghe quen không ạ? “Anh ấy chỉ biết mình anh ấy, còn cô ấy biết mình cô ấy thôi, thật ra chẳng yêu thương gì mình cả”, nghe có quen không ạ? Rất quen luôn. Vì Trong Suốt đã là chuyên gia đi lắng nghe những người có chuyện tâm sự nên mình hiểu cái đấy.

Lúc đầu chỉ là sứt mẻ thôi, nhưng một thời gian sau mọi người bắt đầu buộc tội lẫn nhau: “Anh ấy chỉ biết mình anh ấy thôi, anh chỉ biết nhậu nhẹt thôi. Vợ con vứt ở nhà!”. Đúng không? “Cô ấy chỉ biết quần áo còn nấu ăn thì dở lắm! Chỉ ham chơi!”.

Đấy, bắt đầu kết tội, đầu tiên là người, sau đó thành cầm thú này, sau đó thành tội phạm! Buộc tội rồi mà. Trong mắt mình, người ta bắt đầu thành tội phạm: chỉ biết mình mình này, chỉ biết công việc này, hay là chẳng quan tâm vợ con này, hay là làm ăn kém chẳng biết kiếm tiền về cho gia đình.

Mình bắt đầu nhìn người ta bằng con mắt hơi coi thường. Mọi điểm tốt vẫn trân trọng nhưng bắt đầu có những điểm coi thường và buộc tội người ta, điều đấy thế nào cũng đến. Đấy là những vết nứt. Nếu vết nứt rất sâu thì bắt đầu không thể hàn gắn được nữa.

Những quan điểm sống khác nhau nhưng ở cùng trong một nhà, bị va chạm nhiều thành sứt mẻ.

Những dồn nén nhỏ trở thành vết thương, rồi mỗi người bắt đầu coi thường, tiến tới xúc phạmbuộc tội người kia. Đấy là những vết nứt. Nếu vết nứt rất sâu thì bắt đầu không thể hàn gắn được nữa.


Thầy Trong Suốt:
Ở đây, ai từng có vết nứt với gia đình, với vợ chồng mình mà cảm thấy không thể hàn gắn được hoặc rất khó hàn gắn không? Ví dụ như một câu nói không bao giờ mình quên hay có hành động không bao giờ mình quên, cái khoảng cách của hai người không còn gần như ngày xưa nữa. À, em nói đi.

Bạn Nhung: Em cũng muốn chia sẻ cuộc sống gia đình em. Hồi ban đầu thì vợ chồng nói chung gọi là êm ấm, hạnh phúc, rồi khi sanh bé ra thì áp lực nhiều về công việc, nợ nần, tiền bạc và nhất là con cái suốt ngày đau ốm thành ra riết từ từ hai vợ chồng cảm thấy không cùng một thế giới. Chồng đi từ sáng đến chiều mới về còn mình ở nhà trong bốn bức tường với con, riết từ từ cảm thấy là không còn chung tiếng nói nữa. Rồi cứ trách hờn, giận hờn nhau mãi rồi đến chừng… mà ông xã em thì ảnh nóng tính, đến chừng mà ảnh chịu hết nổi thì bắt đầu ổng… mình thì cũng không kiềm chế được, không nhịn.

Ngày xưa ảnh nóng, thì người ta thường hay nói: “Chồng nóng thì vợ bớt lời”, thì hồi xưa cứ chồng nóng thì mình nhịn, giải hòa hoặc là mình nuốt giận chẳng hạn. Bây giờ có chuyện gì anh nóng lên mình cũng nóng theo, rồi đến hai vợ chồng cãi nhau. Rồi ví dụ ảnh nóng quá, ảnh dùng những cái lời lẽ mà chưa bao giờ mình nghĩ ra, khi mà mình nhắc tới thì mình vẫn còn đau, mà khi em nói tới thì anh nói: “Sao cứ nhớ hoài làm cái gì? Nhắc đi nhắc lại hoài làm cái gì?”. Nhưng mà thực sự không thể nào mà quên được.

Thầy Trong Suốt: Chính xác! Vết thương kinh! Không quên được. Em kể tiếp đi.

Bạn Nhung: Thì mình cứ nhớ, cứ nhắc đến là mình đau thôi chứ không phải em lải nhải suốt ngày đâu. Khi gặp một việc gì đó hay gặp một người bạn, mình tâm sự là thế nào cũng nhớ đến cái chuyện đó để giải bày cảm giác đau của mình, đau như vậy. Không phải đau vì đánh đập gì đâu mà một lời nói làm mình đau mà đau suốt đời, buồn như vậy.

Thầy Trong Suốt: Đấy là vết rạn nứt mà em không gắn lại được rồi, đúng không?

Bạn Nhung: Có nghĩa là, bình thường thì tới bây giờ cuộc sống vợ chồng vẫn vui vẻ, nhưng mà khi gặp chuyện hai vợ chồng cãi lộn nhau đâm ra mình cứ nhớ lại ngày xưa mình buồn thôi, chứ không có phải là để bụng hoài mà mình ghim cho chồng mình hoài cái chuyện đó. Nhưng mà thực sự là những khi mà vợ chồng cãi lộn nhau mà những lời nói, những hành động của ảnh làm cho mình tổn thương, gọi là tổn thương mãi mãi. Khi mà có dịp tự nhiên nó sẽ tự nhiên gợi nhớ…

Thầy Trong Suốt: Nói cái gì đó là nhớ ra, có chuyện gì đó xảy ra. Đúng rồi, bạn ấy kể rất thật luôn. Đấy là những vết rạn nứt mà rất khó hàn gắn lại. Vì lời nói ra mất rồi mà!

Bạn Nhung: Rất rất khó hàn gắn lại.

Thầy Trong Suốt: Ví dụ một lời gì đấy mà em mãi mãi không quên được?

Bạn đó: Dạ, có nghĩa là từ hồi quen nhau cho tới cưới nhau, khi em làm buồn phiền cái gì hoặc những cái gì em sai trái, ảnh thường nhường nhịn em hết, không bao giờ dùng một từ mày tao. Em thì thuộc típ người nhạy cảm, nội tâm, em không thích nói những lời nặng lời. Vợ chồng cãi nhau thì cứ anh em thế thôi, từ hồi quen cho đến lúc cưới, rồi sanh bé ra tức  thì áp lực quá, cãi nhau cái là ảnh “mày tao” rồi đòi đánh, rồi cứ “mày tao” với mình.

Giống như là một cái trên trời một cái dưới đất, cứ như là thế giới sụp đổ. Cảm thấy hồi xưa ảnh như nào bây giờ ảnh như một con người khác. Cảm giác như vậy và rất buồn. Thực ra sau này nhiều khi tâm sự với nhau thì ảnh nói nóng quá không thể nào kiềm chế được, thông cảm cho thời điểm đó có quá nhiều áp lực vợ con, nhà cửa, nợ nần quá nhiều. Thật ra ảnh nói thì nói, em hiểu là như vậy nhưng mà không thể nào có thể quên được cái cảm giác là từng được yêu thương, chăm sóc.

Thầy Trong Suốt: Nếu bây giờ anh ấy mắng lại em những lần như thế nữa em có chịu được không?

Bạn Nhung: Em… chắc em không chịu đựng được.

Thầy Trong Suốt: Đấy là do anh ấy chưa mắng em như thế thôi.

Bạn Nhung: Ảnh mắng rồi, có một lần đến giờ vẫn còn nhớ. Hồi sanh thằng bé một tuổi đến giờ mà thằng bé em được năm năm rồi ấy thầy, mà nhiều khi ngồi nói chuyện lại với nhau là em cảm thấy anh nóng tính quá. Từ đó anh nói em như vậy, như vậy em rất là buồn.

Thầy Trong Suốt: Anh ví dụ nếu anh ấy làm một lần nữa, vài lần nữa với em, em có chịu nổi không?

Bạn Nhung: Em ấy ạ? Em cũng chưa… thực sự là, em cũng không hiểu, sẽ cố gắng…

Thầy Trong Suốt: Nếu em đẻ đứa nữa… Em đẻ mấy đứa rồi?

Bạn Nhung: Em mới đẻ có một đứa.

Thầy Trong Suốt: Đấy, những đứa sau thì sao? Mình lại gò bó giữa bốn bức tường đúng không? Đàn ông thì đi từ sáng đến tối, vô cùng ức chế luôn!

Bạn Nhung: Bây giờ em mà căng thêm chút xíu nữa, lặp lại một lần nữa như vậy, thì ảnh nói bây giờ nếu muốn anh không có nóng thì em đừng có làm cho anh nóng! (Mọi người cười) Mà thực sự là …

Thầy Trong Suốt: Muốn đừng làm cho anh nóng thì đừng có đẻ, đúng không? (Mọi người cười) Anh rất hiểu rồi, suốt ngày bốn bức tường… người phụ nữ có con rất là ức chế.

Có ai có ví dụ khác về nứt không ạ? Mời bạn đi ạ.

Mỹ Ngọc: Em có một rạn nứt với chồng, em bị chồng đuổi đi. Vấn đề của mình là duyên thế nào thời yêu nhau mình là nữ hoàng nhưng mà cưới nhau về thì đúng là quá nham nhở.

Thầy Trong Suốt: Yêu nhau là nữ hoàng, thế cưới nhau thì theo mọi người là gì ạ?

Mỹ Ngọc: Hơn nô tỳ nữa ạ. Vết thương lòng thì đau nhiều cái đau, mà cao trào nhất bây giờ nhắc lại em vẫn còn buồn man mác là bị chồng đuổi đi.

Thầy Trong Suốt: Chồng đuổi, quá đau nhỉ? Vết thương chưa chữa lành được, khó chữa lành phết đấy.

Đấy thì sau những bước như của bạn Ngọc, với cả bạn nữ ở đây thì chắc chắn sẽ đến bước của bạn Canh thôi. Nứt nhiều quá rồi thì thôi về nhà làm gì nữa, đúng không? Mình ra quán vui hơn chứ! Ra cô khác vui hơn là chắc! Cái đấy rất khó tránh. Nhất là thời buổi bây giờ quá nhiều phương tiện hiện đại: tin nhắn, nhà nghỉ… nên rất dễ. Chuyện từ rạn nứt đến đổ vỡ rất nhanh, nhanh hơn ngày xưa nhiều. Ngày xưa các cụ nhịn nhau rất giỏi nên là mẻ, mãi sau mới nứt. Nứt mãi mà không bị vỡ. Các bác nào khoảng 60 trở lên đủ hiểu, thấy điều đấy rất khó vỡ. Không phải không mẻ nhưng mà chắc là ngày xưa đạo đức cao hoặc là cơ hội để mất đạo đức thấp nên là giữ được. Bây giờ từ nứt đến mẻ, từ mẻ đến vỡ rất nhanh.

Tại sao thế? Lúc cưới nhau ai chẳng muốn làm điều tốt cho nhau? Có ai lúc cưới mà không muốn làm điều tốt cho nhau không ạ? Không! Tại sao ở với nhau một thời gian thì tình yêu bắt đầu rạn nứt ghê gớm? Nó mẻ, rồi nó nứt, rồi nó vỡ, vì sao? Có ai có thể trả lời được vì sao không? Vì sao mà trong mười cặp phải có tám cặp xảy ra như vậy, ít nhất là vậy. Số lượng của phương Tây là như thế, Việt Nam thì không biết bao nhiêu? Theo mọi người Việt Nam mười cặp thì bao nhiêu cặp sẽ đến rạn nứt ạ?

Một bạn: Em nghĩ là cũng tương đương.

Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu người nghĩ ở Việt Nam là khoảng 50 – 50? Cứ mười cặp thì năm cặp rạn nứt, giơ tay ạ? Rồi, không ai nghĩ cả. Bao nhiêu người nghĩ là 40 ạ? Lạc quan yêu đời ạ? 40, cứ mười cặp thì có bốn cặp rạn nứt! Không ai nghĩ ạ? Lạc quan tý đi ạ. Ba? Một người nghĩ. Mười cặp có hai cặp rạn nứt? Bao nhiêu người nghĩ thế ạ? Không.

Thế bây giờ, đây là đoạn dành cho người bi quan. Bao nhiêu người nghĩ là mười cặp thì sáu cặp rạn nứt giơ tay ạ? À, đã xuất hiện ra hai người bi quan rồi! Có hai người thôi ạ? Những người còn lại thì sao? Bi quan hơn ạ? (Cười)

Bảy đi ạ, mười cặp bảy cặp rạn nứt ạ. Chỉ có ba thôi ạ? Mười cặp có tám cặp rạn nứt? (Nhiều người giơ tay) Woa! Đông người đây! Từ kinh nghiệm cá nhân mà suy ra, đấy.

Mười cặp có chín cặp rạn nứt? Quá bi quan! Woa! Sao đông thế ạ? Hầu như tất cả các bạn ở đây ạ? Bây giờ câu này dành cho những người gọi là… cuộc đời đen tối đây! (Mọi người cười) Bao nhiêu người nghĩ rằng là mười cặp thì mười cặp đó rạn nứt?

(Rất nhiều người giơ tay)

Thầy Trong Suốt: Woa! Số đông nhất! Thảo nào! Thảo nào qua đây chơi đúng không ạ?

Ngày xưa rất khó rạn nứt, bây giờ rất dễ rạn nứt. Mình hình dung thế này, nói chung mỗi người ai cũng có một cái, người ta gọi là một cái tôi. Cái tôi ở đây là tâm lý đấy ạ, bản ngã đấy, cái tôi tâm lý của mình. Mình muốn mọi thứ phải theo ý mình, mình có những tính cách riêng, đặc điểm riêng của mình và mình muốn mỗi người phải nghĩ thế. Giống như ví dụ lúc nãy là cô vợ thì muốn chồng đừng thức khuya, ông chồng thì thức khuya. Không ai muốn bỏ cái tôi đấy xuống thì sinh ra va chạm. Nếu giả sử chồng muốn thức khuya mà vợ chịu thì có va chạm không ạ?

Một chị: Không.

Thầy Trong Suốt: Không va chạm đúng không ạ? Nhưng mà chồng muốn thức khuya, còn vợ thì lại muốn chồng mình phải đi ngủ sớm với mình. Hai người không ai bỏ cái mong muốn của tôi, sở thích của tôi xuống thì bắt đầu va chạm. Khi hai người không ở cùng nhà với nhau thì va chạm chưa nhiều.

Mình hình dung như thế này đi: Có hai quả bóng mình không để chung một cái hộp, thì nó không đập vào nhau. Nhưng hai quả bóng mà nhốt chung một cái hộp, có đập nhau không ạ? Phải có đập vào nhau đúng không ạ?

Nếu mỗi quả bóng lại có vài cái gai, vài cái gai mình gọi là cái tôi đấy ạ. Cái mong muốn của tôi, tôi buộc nó phải thế. Tôi có mong muốn riêng, muốn phải thế. Giống như vợ, quan điểm của tôi là: “Nhà lúc nào cũng phải sạch”, đấy – cái tôi của tôi đấy. Chồng thì: “Không, tôi thích vứt thế nào thì vứt – vứt quần một nơi, vứt áo một nơi.” Thế là ngày xưa không sống cùng nhau, không nhốt chung một cái hộp thì chẳng ai gây vấn đề cho ai, hai người yêu nhau chẳng có vấn đề gì hết! Khi cho chung một hộp rồi, bắt đầu sinh chuyện đúng không ạ? Không ai bỏ cái tôi của mình xuống hết. Vợ không bỏ cái “nhà phải sạch” xuống, mà chồng thì cũng không bỏ được cái tính “thích vứt đâu thì vứt”. Thế là bắt đầu va chạm. Hai quả bóng có gai mà cho cùng cái hộp thì có va chạm nhiều không ạ? Mà va chạm nhiều có sây sát không ạ? Sây sát! Sây sát chính là cái từ lúc nãy mình nói, từ gì đấy ạ?

Một bạn: Sứt mẻ.

Thầy Trong Suốt: Mẻ đúng không ạ? Hai quả bóng có gai, giống như cái tôi riêng, vứt cùng một hộp, gây nhau sây sát. Nếu một vết thương mình bị va chạm một lần sau mình băng bó ngay, mình sửa chữa ngay thì khỏi. Nhưng ngày nào cũng có người cứa vết thương đấy của mình, có khỏi không ạ? Cái vết sây sát nhỏ thôi nhưng ngày nào cũng sây sát thì thành cái gì ạ? Vết thương! Đấy! Hai người nếu mà không có vấn đề gì, không gây nhau chuyện gì, khi nhốt chung vào một nhà rồi, hai quả bóng chung cái hộp thì bắt đầu gây sây sát. Sây sát nhiều lần không chữa thì thành gì ạ? Vết thương. Vết thương rồi cũng chưa hết. Vết thương là những câu chuyện như các bạn kể đấy ạ: nói nhau cái gì đấy rất nặng lời, đuổi nhau ra khỏi nhà, v.v… Đấy là vết thương. Những vết thương lâu ngày không chữa hết mọi người biết thành cái gì không ạ? Tay mình bị thương, đầu tiên sây sát mình không chữa thế là dần thành vết thương, vết thương bắt đầu lên mủ, lên máu, mình không chữa thì thành chuyện gì, mọi người biết không ạ?

Một bạn: Hoại tử.

Thầy Trong Suốt: Vết thương mà không chữa thì nó thành hoại tử. Bạn nói rất đúng, chính xác! Hoại tử, ăn sâu vào và mất cả thịt. Sau này nó mất cả cánh tay luôn. Đấy! Vết thương để lâu không chữa được thì hoại tử, hoại tử mất cánh tay. Mất cánh tay chính là lúc li dị đấy ạ. Hai người không chịu nổi nhau được nữa phải tách ra. Đầu tiên hai quả bóng hạnh phúc, bay giữa trời rất đẹp, nhốt chung vào cái hộp, gây sây sát cho nhau. Sây sát xong không chữa, gây vết thương cho nhau. Vết thương không chữa gây hoại tử cho nhau, xong bỏ nhau.

Hai quả bóng có gai, giống như hai cái tôi riêng vứt vào cùng một hộp, gây cho nhau sây sát. Sây sát nhỏ lâu ngày thành vết thương. Vết thương không được chữa gây hoại tử. Hoại tử chính là lúc ly dị.

4. Một câu chuyện ngoại tình

Thầy Trong Suốt: Nếu chúng ta không có một phương án giải quyết thì chuyện ấy rất dễ xảy ra. Chuyện bạn Canh là ví dụ đấy, vết thương của Canh bắt đầu nặng nề rồi, đúng không? Bị thương nặng rồi, sắp hoại tử rồi đấy! Suýt li dị đúng không? Li dị chưa ấy nhỉ?

Thế Canh: Dạ chưa.

Thầy Trong Suốt: Chưa li dị, tiền li dị. Ủa? Mà sao không li dị ấy nhỉ? Thảo đâu rồi? Vì sao còn chưa li dị?

Diệu Thảo: Dạ! Tức là bắt đầu phân chia tài sản, con cái và lên kế hoạch hết rồi ạ! Rất là nhanh chóng.

Thầy Trong Suốt: Em có thể nói qua cưới nhau bao lâu rồi không? Mấy đứa con? Kể câu chuyện để mọi người hình dung hoàn cảnh của em một chút.

Diệu Thảo: Em có một câu chuyện tình nghe như là cổ tích ấy. Tức là một ngày đẹp trời thầy bói nói em lấy chồng bác sĩ đẹp trai. Em lên facebook search thì anh nào mặc đồ bác sĩ là em add tất (thêm vào danh sách bạn bè)! (Mọi người cười) Dạ, rất thiết thực ạ. Thì em add anh này là anh đầu tiên, dính luôn. Tụi em ở trên facebook thì lúc nào cũng nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ của mọi người.

Thầy Trong Suốt:  Add xong một cái cưới luôn à hay thế nào?

Diệu Thảo: Add xong thì khoảng tầm bốn tháng sau là nhà trai sang nói với nhà em muốn đặt vấn đề lâu dài.

Thầy Trong Suốt: Woa!

Diệu Thảo: Rồi vài tháng sau nữa là cưới ạ. Nhanh lắm ạ.

Thầy Trong Suốt: Woa! Câu chuyện kỳ diệu đúng không ạ?

Diệu Thảo: Thì em cũng nghĩ đây là câu chuyện tình yêu cuộc đời mình. Tại vì anh này anh ấy thỏa mãn tất cả những cái điều kiện, những cái gạch đầu dòng của em. (Mọi người cười) Suốt sáu năm thì anh ấy luôn luôn tỏ ra là một người chồng rất mẫu mực. Tức là đi ra đường không có nhìn cô nào hết á. Bật tivi mà có các cô bikini là không thèm nhìn luôn. (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Woa!

Diệu Thảo: Và nếu mà có ai nói gì về chủ đề ngoại tình thì anh ấy bộc lộ thái độ rất là quyết liệt ạ: “Không thể chấp nhận được thế này kia”, “Anh sẽ không bao giờ như thế”. Thế thì cái giai đoạn rạn nứt thì lúc đó những người bạn xung quanh em cũng có chuyện rạn nứt. Em cũng bóng gió với anh là thực sự cần sự thành thật. Nếu mà cảm thấy không hợp thì nên nói với nhau chứ đừng để mất thời gian của nhau. Thì em đã thấy anh này im im rồi. Thấy cũng hơi nghi nghi.

(Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: (Cười) Chuyện đấy xảy ra lâu chưa em?

Diệu Thảo: Cũng gần…hình như cách đây… khoảng tháng 9 năm ngoái.

Thầy Trong Suốt: À, Thế mới. Cũng mới. Tháng 9 năm ngoái mới được có bốn, năm tháng nhỉ?

Diệu Thảo: Thế thì có một hôm anh ấy đi nhậu say xỉn về, em rất sợ vì mỗi lần anh ấy nhậu xỉn thì anh ấy lái xe rất nguy hiểm. Em rất sợ nhưng em không biết làm sao để cản chồng em được tại vì không ai bảo được cả. Và suốt bảy năm qua cũng không có gì thay đổi hết. Thì hôm đấy em quyết làm một trận. Em gọi chồng em, xong rồi em lao vô, em khẩu cung dồn chồng em ra, thì chồng em cũng tức. Thế là anh ấy lao vào đập, rồi lấy chân đạp lên đầu em rồi túm tóc. Nói chung thì sau đó em nằm liệt giường một tuần vì cái chấn thương ở trong đầu, chân tay thì bị bầm tím hết.

Sau này em mới biết là ngay cái thời điểm anh ấy đánh em đó thì anh ấy vẫn đang đi ngoại tình rồi. Thời điểm em biết anh ấy ngoại tình thì em rất bình tĩnh. Bởi vì, thực ra tình yêu trong em nó không còn nồng nàn từ lâu rồi ạ. Nên là ok! Thì anh đi đường anh, tôi đi đường tôi. Tụi em phân chia kế hoạch rất rõ ràng xong hết rồi. Mặc dù bên ngoài mình cứng như vậy nhưng mà bên trong của mình rất sụp đổ. Mình sụp đổ không phải vì người chồng mà sụp đổ về cái niềm tin vào tất cả đàn ông trên thế giới này. Tức là chồng mình bề ngoài mẫu mực như thế, đi về rất đúng giờ, chăm lo rất tốt, rồi luôn luôn bày tỏ thái độ rất nghiêm túc mà còn như thế thì còn tin vào ai được nữa?

Lúc đó vô tình cũng đủ duyên nhìn thấy một cái đường link là Trongsuot.com thì em vào và em nghe giọng nói của một anh rất là ấm áp, dịu dàng trong khi con tim em thì đang tổn thương sâu sắc.

(Mọi người cười) 

Em bỗng nhiên có một cái tình cảm rất là mãnh liệt với anh này. Em nghe bài nói chuyện của anh ấy suốt ba tiếng mà từng lời anh ấy nói giống như là chạm vào trong cái vấn đề của em và tất nhiên là anh ấy có đưa ra một số phương pháp giải quyết. Sau khi nghe anh ấy nói chuyện xong thì em ngồi với chồng em và em biết những cái sai của em. Em là người kiểm soát rất cao và những cái kiểm soát của em khiến cho chồng em rất ngột ngạt. Ngược lại cái tôi của em rất lớn và chồng em lúc nào cũng phải thỏa mãn cái tôi của em. Tụi em nói chuyện với nhau và tụi em có quyết định là quay vào trong để mà sửa chữa.

Ban đầu nghĩ rằng mình cố gắng mình sửa chữa để cho cái cuộc hôn nhân nó tốt lại thì nó có vẻ như là tốt lại. Tụi em cố gắng gồng mình lên để mà… cãi nhau thì không cãi nữa, hoặc là mình nấu cơm cho chồng ăn hay là mình bày ra những chuyện gì đó… Thực ra là giải quyết cái bên ngoài nhưng mà bên trong sâu thẳm lòng mình cái vết thương nó vẫn còn rất sâu sắc. Tại vì vẫn không thể chấp nhận được sự thật là mình như thế này rồi, chăm lo cho con như thế này, bố mình thì vất vả vì con cái thế này mà chồng mình lại thế.

Thì đến một ngày, em nghĩ là mọi chuyện ổn rồi nhưng mà vô tình em nhìn thấy là… Tức là chồng em sau khi bị phát hiện ngoại tình thì nói với em là thực ra mới quen cô này có vài ba bữa, một tháng đổ lại. Nhưng mà em phát hiện ra trong cái lịch sử Uber. Nhân đây cũng nhắc cho các anh biết là các anh đi ngoại tình mà dùng Uber thì lịch sử không bao giờ bị xóa đi đâu ạ, Uber nó giữ mãi mãi đấy ạ. (Mọi người cười) Uber cũng rất là chi tiết. Mấy giờ? Đi từ đâu tới đâu và địa chỉ của cả hai bên luôn. Nghỉ ở nhà nghỉ nào em cũng biết luôn. Biết cả địa chỉ cô kia luôn.

Thế thì em thấy việc chồng ngoại tình là một thời gian rất dài. Còn trước đó nữa mà có đi đêm thì em không rõ và cũng có những cuộc đi đêm thì em cảm thấy sụp đổ thêm một lần nữa. Lúc đấy tụi em vẫn ở chung một nhà thì không ổn rồi. Em tách ra một thời gian, cho em một cái không gian tương đối riêng để mà em thực sự nhìn lại mình, nhìn lại tất cả những cái tính cách của mình, cuộc hôn nhân của mình, quay về bên trong sửa mình. Đồng thời anh ấy cũng có thời gian để sửa anh ấy thì có một cái quãng như thế để mà cả hai bên cùng tu sửa. Thì cũng có nhờ anh Trong Suốt tư vấn thêm một chút nữa thì tình trạng hiện tại của tụi em là… Nếu mà nói là thoải mái 100% hoàn toàn thì em không được như vậy. Nhưng mà ít nhất là em hiểu vì sao mà chồng em ngoại tình. Và em có thể học cách chấp nhận được chuyện đó.

Ngày xưa cái lúc mới bị phát hiện ngoại tình thì nhà chồng nói là: “Chồng con ngoại tình là do lỗi của con, con là người vợ rất tệ hại”, hoặc là thế này thế kia. Thì mình bị phản ứng ngược, mình bị dội ngay, mình không thể chấp nhận được chuyện đó. Nhưng mà sau khi mình hiểu về nhân quả thì mình thấy là đúng, chồng mình ngoại tình là lỗi của mình. Nó cần một thời gian rất dài để có thể chấp nhận được chuyện đó.

Khi bạn chấp nhận được rồi thì bạn sẽ thấy trong lòng bạn thông thoáng rất nhiều. Và tụi mình không cố gắng sửa bên ngoài nữa, tụi mình không bày ra những buổi ăn uống hay là hội họp hay là đi lãng mạn với nhau hay là tặng hoa cho nhau như ngày xưa. Quay vào bên trong thì ví dụ mỗi một hành động anh ấy trái ý mình thì đều hiểu được anh ấy hết. Và mình chấp nhận.

Ngoại tình và khổ đau

 
5. Chồng/vợ ngoại tình, mình buồn khổ là lỗi của mình

Thầy Trong Suốt: Hoan hô bạn Thảo! (Mọi người vỗ tay) Làm như bạn ấy có khó không? Quá khó luôn! Nhưng mà có thể làm được không ạ? Khi mà hai quả bóng chạm vào nhau, nó làm nhau sây sát. Nếu mình đổ lỗi cho tôi đau là vì quả bóng kia, nếu hai người gây chuyện cho nhau xong mà người nào cũng bảo lỗi của người kia thì không đời nào mình sửa được cái gì hết. Câu chuyện bạn Thảo kể có một chi tiết rất quan trọng: Cuối cùng bạn thấy lỗi của bạn! Nếu mình nghĩ khi mà hai vợ chồng gây chuyện, làm nhau khó chịu, bảo lỗi của người kia thì có ai muốn sửa cái gì không ạ? Chẳng ai muốn sửa gì cả.

Một ví dụ đơn giản đây ạ: chúng ta ngồi đây, xong có một người vào và nói: “Mày là đồ chó!”. Nói với từng người một luôn đấy ạ, “mày là đồ chó”, mọi người tưởng tượng đi ạ. Mình là người tử tế thế này, cũng có tuổi tác, có công ăn việc làm đàng hoàng, rõ ràng mình đi bằng hai chân. Đúng không ạ? Mà mình cũng bình thường, tại sao mình lại là đồ con chó? Mình có hơi tức không ạ? Có đúng không? Thế tức là lỗi của ai? Cái tức đấy là lỗi của ai? Họ gây ra cho mình đúng không? Họ là người có lỗi. Như vậy cái việc mà mình bị tức, theo mọi người là lỗi của ai ạ? Lỗi của họ, của người ta, lỗi của người chửi? Mình tức là lỗi của người chửi?

Đấy! Đấy là quan điểm phổ biến. Như bạn Thảo bạn ấy cũng nghĩ như vậy. Ngày xưa bạn nghĩ mình khổ là lỗi của chồng. Quá đúng rồi còn gì nữa? Chồng ngoại tình, rõ mình khổ là lỗi của chồng. Nếu mình nghĩ mình khổ là lỗi của chồng thì không bao giờ mình xem lại mình và mình không bao giờ tự sửa mình hết, mình sẽ sửa chồng. Mà theo mọi người sửa chồng có thành công không ạ? Ai thành công trong việc sửa chồng giơ tay ạ? Việc nuôi dạy trẻ… à nuôi dạy chồng đấy ạ? Ở đây đã ai thành công hoàn toàn trong việc nuôi dạy chồng chưa ạ? Chịu! Không làm được!

Thế nếu người ta chửi mình là chó, mình tức, mình bảo là lỗi của người ta thì mình xem lại. Ví dụ, mình tưởng tượng đi, Phật ngồi ở đây, có người bảo: “Ông là đồ chó!”. Phật có tức không ạ? Bao nhiêu người nghĩ là Phật không tức giơ tay ạ? (Một số bạn giơ tay) Những người nào tin là Phật sẽ tức giơ tay ạ? (không ai giơ tay). Chắc chắn là không rồi. Nếu Phật không tức mà mình tức thì lỗi của ai bây giờ? Người ta chửi “Mày là đồ chó”, ông Phật ông không tức còn mình thì tức. Vậy tức là lỗi của ai ạ? Tại sao mình lại tức mà Phật lại không tức? Em áo hoa đằng sau, theo em vì sao mình thì tức mà Phật lại không tức?

Bạn áo hoa: Tại vì Phật hiểu, thay vì Phật nói, Phật không nhận thì Phật trả lại cho người mắng. Mình tức tối tại vì mình nhận lời chửi của người ta nên mình tức.

Thầy Trong Suốt: Khi mà người ta chửi mình, người ta động vào cái tôi của mình. Mình có một cái tôi rất to. Mình không thể thấp như con chó được. Đúng không ạ? Con chó bẩn thỉu, xấu xí. Còn mình, cái tôi của mình to lớn lắm, làm sao mình không tức được! Nên mình không thể là chó được. Phật thì có cái tôi không ạ? Phật không còn cái tôi nữa! Nên chửi cái gì cũng chẳng sao. Vì Phật không đem Phật ra so với con chó. Không có cái tôi nào để so với chó cả. Còn mỗi người bình thường có cái tôi rất lớn. Ai cũng muốn mình khỏe, mình hơn người, mình được mọi người tôn trọng nên bị chê bai là tức ngay! Mình khổ khi người ta bảo mình là chó.

Mình khổ vì mình có một cái tôi muốn được tôn trọng. Mình luôn muốn được tôn trọng và ai bảo mình là chó thì mình không chịu được. Phật có cần mọi người phải khen ông ấy không ạ? Phật không còn cái tôi muốn được tôn trọng nữa nên không khổ. Đức Phật nói: “Nếu ai đi qua một ngôi làng đem quà đến cho bạn mà bạn không nhận thì quà ấy đi đâu?”. Đem về nhà đúng không ạ? Ai đấy chửi bạn mà bạn không nhận, bạn không nhận là tôi – tôi bị chửi, không cho mình là con chó, thì cái lời nói đấy trở thành vô nghĩa ngay. Phật không giận. Còn con người bình thường giận vì họ có cái tôi muốn được tôn trọng.

Như vậy mình khổ không phải vì người ta chửi mình mà vì mình có cái tôi muốn được người khác tôn trọng, muốn được đặc biệt, muốn được tử tế. Chứ con chó cũng dễ chịu đúng không ạ? Vì mình có cái tôi và cái tôi mình to hơn con chó. Ở đây có ai nghĩ là mình hơn con chó không ạ? Chắc là hầu hết đều nghĩ là hơn chó đúng không ạ? Vì mình nghĩ là mình hơn con chó. Cái tôi của mình nó đặc biệt thành ra khi ai bảo mình là chó thì mình chịu không được!

Hóa ra mình khổ không phải do bên ngoài, không phải do người kia chửi mình mà là do bên trong mình có những kỳ vọng là mình phải được tôn trọng. Đấy! Hai vợ chồng làm khổ nhau, cứ tưởng là do người kia làm khổ mình, hóa ra không phải. Ai làm khổ mình ạ? Chính mình làm khổ mình.

Mình có cái tôi quá to. Mình có quá nhiều mong muốn kỳ vọng nên mình khổ. Chứ không phải là mình bị người ta làm khổ. Nhưng một khi bạn Thảo không biết điều đó thì bạn chỉ muốn sửa chồng thôi. Mà sửa thế nào được? Chẳng sửa ai trên đời này được cả. Mỗi mình tự sửa mình được. Chứ mình sửa người ta thì sửa được cái vỏ bên ngoài thôi. Không ai sửa ai, một cách sâu sắc là thế. Nên là nếu mình lấy nhau xong mình còn hy vọng rằng là người kia sẽ làm cho tôi hạnh phúc thì đấy là một hy vọng hão huyền rồi. “Người kia sẽ làm cho tôi hạnh phúc” – không có! Không có một cuộc hôn nhân nào mà người kia làm cho mình hạnh phúc hết! Nếu hạnh phúc được là do mình biết cách sửa mình, biết cách sống cho đúng chứ không phải người kia.

Nhưng khi mọi người cưới nhau, ai cũng có một quan điểm là người kia sẽ làm cho tôi hạnh phúc, người kia sẽ không làm tôi khổ. Cái kỳ vọng đấy khi nó xảy ra thì về nhà mình có va chạm, sứt mẻ, đổ vỡ cuối cùng hôn nhân sẽ bị chìm mất. Bởi vì mình có quá nhiều kỳ vọng. Mà kỳ vọng quan trọng nhất là kỳ vọng tin rằng khổ là do người ta làm cho tôi, mà sướng là do người ta làm cho tôi. Ai làm khổ em? Khổ anh ấy làm, sướng anh ấy làm hay thế nào?

Trong chuyện vợ chồng, nếu một người bị khổ thì không phải do người kia, mà do mình quá kỳ vọng, tin rằng khổ là do người ta làm cho tôi, sướng là do người ta làm cho tôi.

Một bạn: Em thì em nghĩ có khi chồng làm khổ mình, chồng em cũng thấy vậy. Và có khi mọi người xung quanh làm khổ em, tùy trường hợp.Ví dụ như trong chuyện dạy con, mình muốn con mình phải thế này thế kia, muốn chồng mình cũng dạy con mình theo hướng đó nhưng mà ảnh lại không chịu. Ảnh thích dạy con theo cái hướng khác, nhất là những lúc con em bệnh thì mình cảm thấy là chồng mình làm khổ mình.

Thầy Trong Suốt: Nếu em thấy chồng em làm khổ em thì em bất lực rồi. Bất lực vì em có sửa được ông ấy đâu.

Bạn đó: Dạ không ạ. Nhưng mà có đôi lúc thì ảnh cũng thay đổi. Tùy chuyện.

Thầy Trong Suốt: Hầu như là thay đổi? Hay hầu như là không thay đổi?

Bạn đó: Không, 50-50 anh.

Thầy Trong Suốt: Nghĩa là vẫn còn 50 còn lại đúng không? Thế 50 còn lại em xử lý như thế nào?

Bạn đó: 50 còn lại thì em theo ý ảnh. Nhiều khi, thật sự nhìn thấy xung quanh em rất nhiều cặp tan vỡ, em bên đạo thiên Chúa, chuyện ly hôn là không được. Mà em thấy xung quanh em có đạo thiên Chúa hay là đạo Phật hay là không đạo đi chăng nữa thì em thấy bảy cặp thì hết năm cặp chia tay rồi.

Thầy Trong Suốt: À, tốt! Rất tốt. Đấy là thực tế đấy, rất thực tế. Đạo gì chẳng quan trọng, cuối cùng chia tay vẫn chia tay.

Bạn đó: Chia tay vẫn chia tay. Riêng khi em về quê chồng em thì khu vực dưới đó họ coi hôn nhân rất bình thường anh ạ. Thích thì cưới, tới chừng không thích thì ví dụ như trong nhóm bốn, năm thằng chơi với nhau vậy nè, có thằng li dị vợ là mấy thằng kia rủ nhau li dị vợ hết luôn. (Mọi người cười)Mà khi cưới nhau thì hứng lên là cưới! 19, 20 tuổi cũng cưới. Cưới về chán là bỏ, li dị nhau hết luôn!

Thầy Trong Suốt: Em chắc là thuộc loại thanh niên nghiêm túc?

Bạn đó: Dạ, còn bên gia đình em thì có đạo đi chăng nữa thì có một vài người trong dòng họ cũng lị dị nhau, li dị là do người chồng.

Thầy Trong Suốt: Người chồng làm gì?

Bạn đó: Có nghĩa là người vợ có đạo rồi người chồng họ theo. Nhưng rồi chắc là do không thống nhất với nhau, chẳng hạn như vậy thì họ li dị thôi. Cho nên tự nhiên tự mình cảm thấy là không biết chồng mình có vậy không? Nhiều khi coi trên mạng nhiều thông tin như vậy, cũng như mình cảm thấy chồng mình lúc thế này, lúc thế khác nên bản thân mình lúc nào cũng sẵn sàng trong đầu là chồng mình có bồ lúc nào không hay. Nhắc nhẩm trong đầu là lúc nào cũng phải sẵn sàng như vậy.

Thầy Trong Suốt: Nếu chồng em có bồ em có khổ không?

Bạn đó: Em thì nghĩ chắc là em buồn lắm. Nhưng em sẵn sàng tâm lý rồi.

Thầy Trong Suốt: Nếu chồng em có bồ mà em buồn thì lỗi của ai? (Cười)

Bạn đó: Thì chắc do lỗi của em.

Thầy Trong Suốt: Vì sao lại lỗi của em? Chồng mình có bồ thì lỗi của chồng chứ?

Bạn đó: Thì em cũng không biết nữa. Em nghĩ là nếu mà ảnh có bồ thì chắc một phần cũng là lỗi do em. Nhưng mà phần lớn là do ảnh. (Mọi người cười)Tại vì em nghĩ là trong cuộc sống hôn nhân, em cảm thấy em chiều, em nhường nhịn ảnh nhiều hơn.

Thầy Trong Suốt: À, rồi, nhưng câu hỏi của anh là: Chồng em có bồ thì đương nhiên lỗi chồng em rồi. Nhưng mà chồng em có bồ mà em buồn thì lỗi của ai?

Bạn đó: Thì chắc do em.

Thầy Trong Suốt: Chồng em có bồ thì đương nhiên lỗi của anh ấy đúng không? Nhưng mà chồng em có bồ mà em buồn là lỗi của ai? Em buồn đây là lỗi của ai?

Bạn đó: Em buồn, em nghĩ chắc do bản thân mình tự thấy mình đặt lòng tin vô cái người này quá nhiều, kỳ vọng vô cái người này quá nhiều…

Thầy Trong Suốt: Ôi, quá giỏi! Em quá giỏi luôn! Anh ngắt lời em một chút. Bạn ấy nói là bạn ấy nhận ra, nếu mà bạn ấy buồn là lỗi bạn ấy vì bạn ấy đặt kỳ vọng quá nhiều. Câu này quá hay luôn! Chuẩn luôn!

 (Mọi người vỗ tay)

Bạn đó: Dạ đúng! Bởi vì lâu lâu em vẫn hỏi ảnh…, thật sự xung quanh ảnh, những người chú, những người bạn làm ăn với ảnh là họ nhiều vợ lắm anh ơi! Vợ rất rất là nhiều. Khiến cho em hỏi ảnh là sau này anh giàu có như người ta, anh có vậy không? Ảnh bảo hên xui! (Mọi người cười) Nhưng mà ảnh nói là nhất định không bao giờ để cho con phải chịu cảnh mất cha, mất mẹ như vậy, em cứ yên tâm đi. Thành ra là em cảm thấy nếu bản thân em đang tự làm khổ em thì em sẵn sàng trong suy nghĩ của em như vậy.

Thầy Trong Suốt: Tốt, tốt, tốt.

Bạn đó: Nhưng nếu mà em phát hiện ra là chồng em có bồ thì em sụp đổ vì tin tưởng người ta 100%…

Thầy Trong Suốt: Quá kỳ vọng!

Bạn đó: Kỳ vọng người ta rất nhiều! Chỉ riêng cái phần đó thôi, còn những chuyện ảnh nóng tính hay là ảnh cau có hay những lời nói vợ chồng va chạm, khó chịu với nhau chỉ là chuyện nhỏ. Do là em cũng nóng mà ảnh cũng nóng.

Thầy Trong Suốt: Em có đảm bảo anh ấy sẽ không có bồ không?

Một bạn: Thật sự bây giờ em cũng không thể đảm bảo bởi vì…

Thầy Trong Suốt: Em tin khoảng bao nhiêu phần trăm là anh ấy sẽ không có bồ?

Bạn đó: Khoảng 70% là không có ạ. Còn lại 30% còn lại là em phải giữ cho bản thân em bởi vì mình biết mình. Em là người sống khá nội tâm, chỉ cần con em bệnh thôi là em suy nghĩ cả đêm.

Thầy Trong Suốt: Rồi, như vậy là bạn ấy nói rằng có thể chồng bạn sẽ có bồ. Có thể đúng không?

Bạn đó: Dạ đúng.

Thầy Trong Suốt: Và khi ấy thì bạn ấy sụp đổ. Em nói thế đúng không? Bây giờ làm như thế nào để không sụp đổ?

Bạn đó: Dạ. Khi nào cũng phải tâm lý sẵn sàng hết ạ.

Thầy Trong Suốt: Chưa chắc. Mình phải giảm kỳ vọng xuống. Nãy em nói chồng em có bồ thì em khổ do em kỳ vọng. Chồng em có bồ thì do ai không biết nhưng nhà Phật gọi là do nhân quả. Chồng em có bồ là do nhân quả, theo quan điểm Đạo Phật đấy.

Nhưng chồng có bồ mà mình khổ thì do ai? Do mình đầy kỳ vọng! Giống như câu chuyện lúc nãy đấy, Đức Phật bị chửi, Ngài không có chút nào giận dữ cả, vì không có kỳ vọng nữa. Còn mình thì quá nhiều kỳ vọng. Người bình thường ấy, muốn được tôn trọng, muốn được sáng láng thành ra là không chịu nổi. Trong câu chuyện của em cũng thế thôi. Trong chuyện vợ chồng nói chung ấy, nếu một người bị khổ thì không phải do người kia, mà do cái gì? Mình khổ thì do cái gì ạ? Do mình quá kỳ vọng. Mình giống như hai quả bóng bây giờ ném chung vào một cái hộp mà lại kỳ vọng là nó không va chạm, không gây xước cho nhau. Không có luôn! Nhưng con người ai cũng sống với ảo giác đấy, ai cũng kỳ vọng là tôi sẽ hạnh phúc mãi mãi như chuyện cổ tích, ai cũng nghĩ mình hạnh phúc mãi mãi. Sự thật không có ai hạnh phúc mãi mãi. Sự thật là những cái tôi nó va chạm vào nhau sẽ làm cho nhau đau, làm cho nhau bị thương và có thể làm cho nhau hoại tử, đấy là sự thật.

Những cái tôi va chạm vào nhau sẽ làm cho nhau đau, làm cho nhau bị thương và có thể làm cho nhau hoại tử, đấy là sự thật. Mình giống như hai quả bóng có gai ném chung vào một cái hộp mà lại kỳ vọng là nó không va chạm, không gây xước cho nhau. Không có luôn!

6. Hôn nhân dạy cho mình biết sự thật – Mình yêu cái gì?

Khi đi vào hôn nhân, chúng ta hiểu sự thật đấy thì chúng ta ở một trạng thái tâm lý khác. Còn nếu chúng ta đi vào hôn nhân với niềm hy vọng lớn lao là người kia sẽ đem lại hạnh phúc cho tôi và người kia sẽ không làm khổ tôi, thì đấy chắc chắn là nhầm lẫn hay là đúng đắn? Cái kỳ vọng đấy là đúng hay là sai ạ?

Nếu đi vào hôn nhân mình có kỳ vọng rằng sẽ không đau khổ đâu, người ta sẽ đem lại cho mình hạnh phúc… Đấy là một kỳ vọng rất là hoang tưởng. Ai còn kỳ vọng đấy chắc chắn sẽ khổ.

Ở đây có những ai chưa lập gia đình và hy vọng rằng mình đi vào hôn nhân rồi thì sẽ không vấn đề gì hết, người ta sẽ làm mình hạnh phúc… chắc chắn mình sẽ vỡ mộng. Giống như hai quả bóng vứt vào trong một cái phòng kiểu gì cũng gây cho nhau xây xước.

Vấn đề là:

Khi xây xước xảy ra mình làm gì? Chứ đừng hy vọng là không xây xước!

Khi rạn nứt xảy ra mình làm gì? Chứ đừng hy vọng là không rạn nứt!

Khi đổ vỡ xảy ra thì mình làm gì? Chứ đừng hy vọng là không đổ vỡ!

Đổ vỡ hoàn toàn có thể xảy ra, đúng không ạ? Lúc nãy có những bạn nói 90%, 100%. Nhưng vấn đề của mình không phải là mình đi vào hôn nhân để kỳ vọng. Thực chất hôn nhân sẽ làm mình hết hy vọng vì thực tế những cái tôi động vào nhau làm cho nhau đau khổ.

Khi cái tôi động vào nhau người này làm người kia khổ, thì tâm lý của cái tôi là nó sẽ làm người kia khổ lại. Chồng đâm vợ một kiếm kiểu gì vợ cũng đâm lại một kiếm. Ví dụ chồng nói một câu nặng lời với vợ, vợ có để yên không ạ? Hai ba hôm sau mình sẽ lại lườm nguýt một câu khác. Ở đây có ai có ví dụ chồng đâm một kiếm thì vợ phải trả lại một dao không ạ? Đây là chuyện rất phổ biến, mọi người thử nghĩ lại một chút sẽ thấy. Chồng nói một lời thì mấy hôm sau vợ sẽ nói lời khác, xong hai người sây sát với nhau đấy.

Chồng nói một lời làm cho vợ đau lòng thì hôm sau vợ sẽ làm một việc làm cho chồng không vui, đấy là đặc điểm của cái tôi. Vợ nói là: “Sao hôm nay anh về muộn thế?”, chồng đá vào cái tủ rầm một phát. Có phải là chồng làm cho vợ không vui không? Vợ bảo: “Anh là đồ keo kiệt!”, mấy hôm sau chồng bảo: “Đấy em thấy chưa? Em cũng keo kiệt kém gì anh đâu?”.

Khi cái tôi bị động vào thì nó có tâm lý muốn trả thù. Ở đây ai yêu nhau sẽ hiểu, chứ không cần phải cưới nhau. Anh ấy làm mình tức thì mình sẽ nói một câu gì đấy cho bõ tức, đấy chính là đâm lại một kiếm đấy. Chuyện đấy là chuyện không tránh khỏi. Nên là hôn nhân nó làm lộ rõ cuối cùng thực sự là các bạn yêu cái gì? Mình nghĩ là mình yêu người ta và người ta yêu mình, nhưng hôn nhân dạy cho mình biết là mình yêu cái gì. Có ai biết mình yêu cái gì không ạ?

Một bạn: Mình yêu chính mình.

Thầy Trong Suốt: Sao em lại nói như vậy? Sao em lại nói một cái lời khó nghe thế? “Yêu chính mình”, khó nghe quá! Em giải thích xem nào?

Bạn đó: Theo em thì mình yêu chính cái sự thoả mãn của mình. Mình lấy người ta vì mình nghĩ người ta sẽ thoả mãn được những điều mà mình mong muốn chứ mình không phải vì họ.

Thầy Trong Suốt: Hôn nhân dạy cho mình một sự thật là mình yêu cái gì? Tình yêu lý tưởng làm mình tưởng là mình yêu người ta. Nhưng khi mình cưới rồi mình sẽ hiểu mình yêu cái gì? Nếu người ta làm mình khó chịu, mình còn yêu người ta không ạ? Hay là giảm bớt tí rồi ạ? Giảm bớt một tí đúng không? Nếu người ta ngoại tình thì mình còn yêu người ta không? Còn không ạ? Hay là cũng bỏ luôn? Ở đây có ai biết chuyện thời Đức Phật có một nhà vua hỏi hoàng hậu là hoàng hậu yêu ai không nhỉ?

Vũ Vân: Trong kinh A Hàm có câu chuyện:

Vua Ba Tư Nặc có hoàng hậu rất dễ thương là Manika (Mạc Lợi). Hai người rất tâm đầu, ý hợp. Có lần vua và hoàng hậu tâm sự với nhau sau những giờ căng thẳng trong triều chính. Vua hỏi hoàng hậu rằng:   – Trên cuộc đời này, ái khanh thương yêu ai nhất?

Hoàng hậu trả lời:

– Nếu bệ hạ không bắt tội và cho phép thần thiếp trả lời đúng sự thật, thì thần thiếp mới dám nói.

– Ta cho phép – Vua nói.

Hoàng hậu trả lời:

– Thiếp yêu thiếp nhiều nhất!

Nhà vua choáng váng:

– Có biết bao nhiêu cung phi, mỹ nữ ta không màng đến, ta chỉ chọn nàng, thế mà nàng nói không thương ta bằng thương chính nàng, còn gì bạc bẽo cho bằng.

Phu nhân Mạc Lợi bèn hỏi:

– Tâu bệ hạ, thần thiếp mạn phép nêu ra một câu hỏi: “Trên đời này, bệ hạ yêu thương ai nhất?”.

Vua Ba Tư Nặc cười:

– Ái khanh chứ còn ai!

Phu nhân Mạc Lợi hỏi tiếp:

– Giả sử thần thiếp yêu một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ làm gì?

Vua Ba Tư Nặc lúng túng:

– Trẫm sẽ…

Phu nhân tiếp lời:

– Bệ hạ sẽ nổi trận lôi đình, chém đầu thần thiếp ngay lập tức phải không?

Vua Ba Tư Nặc giả lả:

– Khanh hỏi rắc rối quá! Rắc rối thật!

Phu nhân hỏi tiếp:

– Tâu bệ hạ, có đúng thế không ạ?

Vua Ba Tư Nặc im lặng giây lâu, nói:

– Có lẽ khanh nói đúng.

Phu nhân Mạc Lợi nói:

– Thế là bệ hạ đã đáp lại câu hỏi của thần thiếp rồi!

Yêu người ta nhất đời mà người ta yêu kẻ khác thì chặt đầu. Như vậy có yêu nhất đời chưa? Nếu yêu nhất đời thật, thì dù người ta có yêu ai khác cũng vẫn yêu họ. Thế mà người ta không thương mình thì mình chặt đầu, vậy thương đó là vì ai? Thương đó là vì mình! Chỉ thương mình thôi!

Mỗi người có một thế giới riêng, một khoảng trời riêng, nơi tâm hồn bay bổng. Mình không thể bắt thế giới của người khác phải theo kiểu của mình, hay mình phải là duy nhất, là tất cả với thế giới của họ.”

(Mọi người vỗ tay)

Hôn nhân dạy cho mình một sự thật là mình yêu cái gì? Mình tưởng là mình yêu người ta nhưng ẩn bên dưới là tình yêu chính mình.
 

Thầy Trong Suốt: Câu chuyện cho thấy lâu nay mình nghĩ là mình yêu người ta nhất, hay là yêu người ta nhưng ẩn bên dưới là tình yêu chính mình.

Hôn nhân người ta nói giống như là cung cấp dịch vụ ấy. Cái chuyện hôn nhân đến với nhau, hai người cưới nhau để cung cấp cho nhau dịch vụ, dịch vụ vợ và dịch vụ chồng đấy ạ, nhưng một bên ngừng cung cấp, ví dụ yêu người khác. Dịch vụ đi xuống, thì bên kia có một lòng cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh như thế nữa không ạ?

Một chị: Đổi nhà cung ứng mới.

Thầy Trong Suốt: (Cười) Đổi nhà cung ứng khác. Hai người lấy nhau, bên cạnh tình yêu thì cũng nói là không có tình yêu, nhưng trong đấy tình yêu bản thân rất mạnh. Ở đây mình chưa nói là bạn kia có tình yêu hay không, nhưng mình nói là tình yêu chính bản thân mình rất mạnh mà khi bên kia hời hợt không còn làm vừa lòng mình nữa, mình hoàn toàn có thể chuyển sang hời hợt lại.

Khi chúng ta cưới nhau chúng ta rất hay có ảo giác rằng anh ấy yêu mình và cô ấy yêu mình, cưới vì yêu. Nhưng sự thực không phải như vậy. Sự thật là mỗi người cưới với hy vọng rằng người kia sẽ cho mình một dịch vụ tốt. Và khi mình nhận được dịch vụ tốt, tất nhiên mình sẽ tốt lại, nhưng nếu như mình nhận được một dịch vụ tồi, dịch vụ rất tồi thì tình yêu thay đổi.

Ở trong câu chuyện, nhà vua chỉ cần hoàng hậu yêu người khác thôi là nhà vua chém đầu ngay. Như vậy nhà vua không phải yêu hoàng hậu nhất, nhà vua yêu nhà vua nhất. Nếu hoàng hậu theo ý nhà vua thì nhà vua vẫn tử tế, nếu hoàng hậu trái ý nhà vua, nhà vua sẽ chém. Tình yêu mà mọi người lâu nay vẫn cho rằng là hôn nhân, thực chất – bản chất nó không đẹp như mọi người vẫn nghĩ đâu. Nó là một cái nơi mà mình có rất nhiều kỳ vọng vào dịch vụ người kia và nếu dịch vụ người kia không tốt thì tình yêu của mình bắt đầu đi xuống. Thậm chí biến mất luôn! Đánh nhau, chửi nhau, bỏ nhau.

Thế cái tình yêu gì mà lại có thể mất mà là tình yêu thật? Mình có một cái tình yêu xong rồi nếu người ta trái ý mình thì mình mất tình yêu. Thì câu hỏi ở đây là: Đấy có phải là tình yêu xịn không? Tình yêu kiểu gì mà khi người ta làm đúng ý mình thì rất yêu hoặc là khi người ta trái ý mình thì mình hết yêu hoặc bớt yêu?

Mình tự hỏi xem, tình yêu đấy có xịn không, có thật không? Tình yêu gì mà khi người ta trái ý tôi thì tôi bớt yêu hoặc tôi không yêu nữa. Đấy có phải là tình yêu không hay đấy chỉ đơn giản là yêu chính mình? Nếu yêu người ta thì người ta vui mình sẽ vui theo chứ! Yêu chính mình thì khi người ta hết làm cho mình vui, mình thôi luôn, đúng không ạ? Hoặc hôn nhân là như vậy đấy! Hôn nhân hầu như là rất nhiều, 80% là người ta hết làm mình vui là mình chẳng yêu người ta nữa.

Minh Hương! Chồng em yêu em hay là yêu cái gì?

Minh Hương: Chồng em yêu “mình”.

Thầy Trong Suốt: Chồng em yêu “mình” nhiều hơn hay yêu em nhiều hơn?

Minh Hương: Yêu “mình” nhiều hơn. Dạ chồng em yêu bản thân anh ấy nhiều hơn.

Thầy Trong Suốt: Đàn ông thì sẽ hiểu lâu hơn còn phụ nữ thì hiểu ngay. Khi mà mình thoả mãn được hết những sở thích của chồng, thì chồng còn vui vẻ, đúng không ạ? Khi mình quanh quẩn trong bốn bức tường nuôi con cứ tưởng là thoả mãn ông ấy nhưng ông ấy còn đầy mong muốn khác. Ông ấy giảm tình yêu với mình ngay và ông ấy chuyển sang dịch vụ khác ngay đúng không ạ? Đổi nhà cung cấp dịch vụ đấy ạ! Có nhiều người là chồng đổi nhà cung cấp dịch vụ luôn. Có ai có kinh nghiệm việc này không ạ? (Một bạn giơ tay)

Hồng Phúc: Gia đình mình thì đổ vỡ rồi nên cái chuyện của mình rất là rõ ràng cho ví dụ về việc mình chỉ yêu chính mình. Lúc vợ chồng mình mới cưới được một thời gian ngắn, lúc đó thì mình có bầu khoảng tầm bảy tuần. Lúc mới cưới thì vợ chồng mình tổ chức ở quê chứ không tổ chức cưới ở trong này. Lúc vào lại trong này thì một người bạn cùng phòng trọ của mình mời mình đi ăn tối sau giờ làm rồi sau đó có tặng món quà cưới. Chồng mình rất gia trưởng, mình có biết điều đó và mình có xin phép chồng là ngày mai cho em đi lấy món quà cưới của người bạn đó, thì chồng mình bảo: “Không! Hết giờ làm phải về lo cơm nước cho chồng!”. Mình thấy rất vô lý vì cái việc nó không đáng, vì mình đi làm về là năm giờ thì mình hẹn người ta khoảng năm giờ mười lăm có mặt để tranh thủ lấy món quà cưới, tầm bảy giờ là mình có mặt ở nhà.

Nhưng khi mình về nhà thì chồng mình khoá trái cửa không cho mình vào, lúc ấy trời mưa kinh khủng mà mình chờ, cứ đứng chờ chờ vậy đó. Sau này, khi chồng mình về, mình mở cửa ra thì chồng mình ném cái món quà ấy xuống dưới đường, ra xa luôn. Rồi anh ấy mới nói là: “Ta đã nói mà không nghe lời ta thì ta cho biết mặt.” Thì đó là cái ví dụ. Trước đó thì mình cũng chiều anh, nhưng mình muốn kể một ví dụ nhỏ là chỉ cần không nghe lời anh thôi là “anh cho biết mặt” như thế nào là không nghe lời ta.

Thầy Trong Suốt: Biết mặt chưa, bây giờ đã biết mặt chưa?

Hồng Phúc: Bây giờ thì biết rõ rồi ạ! (Cười)

Thầy Trong Suốt: Tình yêu kiểu gì mà vợ chỉ đi làm về trễ có mấy chục phút mà đang từ yêu trở thành ghét? Đấy có phải là tình yêu thực sự với vợ không ạ? Nếu vợ chiều mình thì mình còn yêu, vợ chỉ cần đi về trễ nửa tiếng không kịp nấu cơm thì mình chuyển thành ném quà vỡ. Đấy có phải là tình yêu thật sự không ạ?

Ở đây có bao nhiêu người đảm bảo rằng là: “Thưa thầy, thưa anh Trong Suốt, em thì khác. Sau này khi em lấy vợ hay lấy chồng rồi thì cô ấy đối xử với em như thế nào cũng được, em vẫn yêu như cũ!”. Bao nhiêu người có thể đảm bảo điều ấy, giơ tay ạ? Có ai làm được không ạ? Không ai dám giơ tay ạ? (Có một bạn giơ tay)

Em nói quan điểm của em đi. “Dù cô ấy đối xử thế nào thì em vẫn yêu cô ấy như cũ”.

Bạn đó: Quan điểm của em là em thấy thế nào thì cũng không sao hết.

Thầy Trong Suốt: Em giới thiệu về mình một chút đi, giới thiệu về chính em một chút. Sinh năm bao nhiêu, làm nghề gì, có gia đình chưa? Đấy, đại loại thế.

Bạn đó: Sinh năm 89. Chưa có vợ. (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Hả? Rồi, em yêu bao giờ chưa?

Bạn đó: Em yêu nhiều rồi.

Thầy Trong Suốt: Em dựa trên cơ sở nào mà nói rằng em lấy vợ, dù cô ấy có làm gì thì làm, em vẫn yêu cô ấy như cũ.

Bạn đó: Em không có ý định lấy vợ.

(Thầy Trong Suốt và mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Không, anh hỏi lấy chứ chưa nói yêu. Yêu thì có thể nhưng đang nói lấy cơ mà?

Bạn đó: Dạ em không có tìm được mục đích, ý nghĩa để mà tiến tới hôn nhân.

Thầy Trong Suốt: Được, hay! Em nói câu hay. Khi mà đi tiếp, mình thấy: “Thế đến hôn nhân để làm gì?”. Cuối cùng hoá ra cũng chỉ yêu mình thôi mà đúng không? Hôn nhân chỉ là tìm một người về để… để gì ạ? Để trao đổi dịch vụ thôi, có đúng không ạ? Mình trao đổi dịch vụ mà cô ấy cần và cô ấy sẽ cho mình một dịch vụ mà mình cần. Đến một ngày nào đó một trong hai bên không cung cấp được dịch vụ như đã cam kết thì? Thì sao ạ?

Một bạn: Next! (Chuyển tiếp)

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Đầu tiên là phải giảm chất lượng dịch vụ xuống đúng không? Ngày xưa giả sử lúc mới yêu là chất lượng mười bây giờ chỉ có sáu thôi. Thì chắc là mình xuống sáu.

Nghe rất là khô khan đúng không? Vì ông Thầy này học hành kiểu gì mà lại bảo hôn nhân hoá ra chỉ là trao đổi dịch vụ! Mỗi người yêu cái tôi của chính họ! Nhưng mà câu chuyện trong Kinh viết đấy, cuối cùng mà nói thì mỗi người yêu cái tôi của chính mình. Mình đang nói về tình yêu thông thường, và người kia mà không thoả mãn là sẽ “next” – chuyển tiếp, bỏ. Đấy, sự thật nó trần trụi như thế. Và tình yêu đấy không thể nào gọi là tình yêu thật được. Tình yêu dựa trên việc yêu một người khác để người ta hầu mình, phục vụ mình thì không thể nào gọi là tình yêu thật. Và khi một người cưới nhau mà kỳ vọng vào tình yêu đấy thì chắc chắn nó sẽ khổ.

Ở đây, những ai mà trải qua đổ vỡ sẽ hiểu ngay, rạn nứt đã hiểu rồi đúng không? Không cần đổ vỡ, rạn nứt đã hiểu. Nghe có bi quan quá không? Ông thầy kiểu gì mà nói về hôn nhân như thế thì làm sao mà có đất làm ăn nữa? Đúng không? Dịch vụ mà thế thì còn ai mua dịch vụ của mình nữa?

Hai người cưới nhau để cung cấp cho nhau dịch vụ vợ và dịch vụ chồng. Nếu một bên ngừng cung cấp, hoặc dịch vụ đi xuống, thì tình yêu thay đổi, hoặc đổi nhà cung ứng khác.

7. Yêu không khổ – khi cái gì bị động vào mới khổ

Bạn áo hoa: Thật ra thì nói chung là em cũng đồng ý với những điều mà Thầy chia sẻ từ nãy đến giờ. Tức là một khi mình đặt kỳ vọng vào người đó quá mà bạn ấy không đáp ứng được thì bản thân mình sẽ thấy thất vọng mà từ đó mình sẽ có một cái phản ứng ngược. Nhưng nếu như mình không đặt kỳ vọng mà vẫn đặt mục tiêu để trong cuộc sống của mình và người kia hướng tới. Bên cạnh đó mình vẫn dùng những cái tư tưởng cho rằng nếu như mục tiêu của mình không thành, thì mình vẫn có thể kiểm soát được tâm trạng của mình để giữ được tình trạng tâm lý tốt nhất có thể. Thì mình có thể gọi là cân bằng giữa hai yếu tố đó được không ạ?

Thầy Trong Suốt: À, bạn này hỏi là: “Liệu có thể yêu nhau mà không đau được không?”. Cưới nhau đấy, bằng cách là mình chuẩn bị tâm lý chu đáo. Rất tiếc câu trả lời là? Chuẩn bị mấy thì chuẩn bị, nhưng mà khi nó xảy ra, liệu mình chuẩn bị có kịp không? Mình chuẩn bị cho trường hợp chồng ngoại tình nhưng lúc xảy ra mình có đau không? Theo mọi người, mình có đau không? Vẫn đau như thường đúng không ạ.

Bạn đó: Vẫn đau nhưng mà đau ít hơn.

Thầy Trong Suốt: Đau ít hơn thôi, bớt đau! Đỡ sốc thôi chứ làm sao mà hết đau. Đúng không ạ? Như vậy hoá ra yêu lại chỉ có gây ra đau khổ.

Bạn đó: Chưa chắc ạ.

Thầy Trong Suốt: Chưa chắc, tại sao lại chưa chắc?

Bạn đó: Bởi vì nếu cả hai cùng yêu thương nhau thì cũng…

Thầy Trong Suốt: À! Bạn này hôm nay bạn nói nhiều câu rất là đúng. Nếu yêu mà vì mình thì sẽ khổ, đúng chưa ạ? Cưới đấy, ít nhất là cưới mà vì mình. Tất cả mọi người ở đây cưới vì mình xem, chắc chắn sẽ khổ. Như vậy cưới thì chắc là khổ rồi nhưng yêu có khổ không ạ? Ở đây có bao nhiêu người nghĩ: “Yêu là khổ” giơ tay!

(Nhiều bạn giơ tay)

1,2,3,4… 10. Bao nhiêu người nghĩ yêu là sướng?

(Một số bạn giơ tay)

À, hai trường phái. Những bạn yêu là khổ nói tại sao đi ạ!

Một bạn: Dạ, em thấy yêu thì đa số mọi người cũng có cái tôi lớn quá nên dù không ở nhà cùng nhau, nhưng đôi lúc cũng có những chuyện cần ý kiến chung thì hai người bắt đầu xung đột. Rồi không có ai nhường ai, rồi kiểu vậy đó. Như vậy thì rất là khổ.

Thầy Trong Suốt: Em đã yêu bao giờ chưa?

Bạn đó: Dạ có. (Cười)

Thầy Trong Suốt: Lúc mới yêu có khổ không?

Một bạn: Khoảng hai tháng đầu thì giống như là thiên đường. (Cười) Xong rồi trở về thực tế.

Thầy Trong Suốt: Hai tháng đầu là thiên đường, sau đấy, lần bắt đầu khổ của em là như thế nào?

Bạn đó: Bắt đầu là có một chuyện ví dụ là nhà bạn đó xảy ra chuyện, em quan tâm nhưng mà không đủ theo kỳ vọng của bạn thì bạn nói là em không có đủ yêu bạn. Bắt đầu là hai bên xích mích với nhau.

Thầy Trong Suốt: Khi em bắt đầu không thỏa mãn được kỳ vọng của bạn ấy thì bắt đầu khổ, đúng chưa?

Một bạn nam: Dạ quan điểm của em là khi mình sở hữu một thứ gì đó thì mình sẽ khổ và mình không sở hữu một thứ gì đó thì mình sẽ không khổ.

Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu lâu sau khi em yêu là bắt đầu khổ?

Bạn đó: Chính thức là khoảng chừng khi em bắt đầu đòi hỏi họ một thứ gì đấy là em bắt đầu đau khổ.

Thầy Trong Suốt: Như vậy hai bạn đều nói thực chất là gì? Yêu chưa khổ, bắt đầu đòi hỏi mới khổ. Đúng không? Hai tháng sau mới khổ mà, bắt đầu kỳ vọng đấy. Còn bạn nam thì nói là sau khi đòi hỏi mới khổ. Như vậy yêu chưa chắc đã khổ, mà cái gì mới khổ? Đòi hỏi bắt đầu khổ, kỳ vọng bắt đầu khổ, đúng không ạ?

Thực chất mọi người nghĩ yêu là khổ chưa chính xác lắm! Tại vì ở đây kinh nghiệm mọi người cho biết mà: Yêu có khổ ngay đâu! Phải đòi hỏi và kỳ vọng. Yêu không khổ, mà khi cái tôi bị động vào bắt đầu mới khổ, đúng không ạ? Yêu hai tháng đầu có khổ đâu, chứng tỏ yêu chưa phải là khổ. Mọi người thử nghĩ lại mình xem, bao nhiêu người đồng ý quan điểm đấy: (Rất nhiều cánh tay giơ lên) Đúng rồi, rất nhiều, cảm ơn mọi người!

Yêu chưa khổ mà khi cái tôi bị động vào bắt đầu mới khổ. Hoá ra lúc nãy mình nói về hôn nhân là kiểu gì cũng khổ! Em vừa nói yêu làm gì có khổ hoá ra không đúng lắm, chưa đúng lắm. Mà khổ chỉ bắt đầu xuất hiện khi cái tôi bị động vào. Bây giờ mình tưởng tượng nếu tôi có kiểu tình yêu nào đó mà cái tôi không bị động vào, có khổ không ạ? Sẽ không khổ!

Đấy, ở đây những ai yêu sẽ hiểu ngay mà, cái đoạn đầu đã khổ mấy đâu? Vì cái tôi chưa động vào nhau mấy. Cái khổ bắt đầu đến khi cái tôi bị động vào nhiều. Đòi hỏi mà không được này, bị coi thường này, bị tổn thương, tất cả đến từ cái tôi bị động vào. Thế nên hôn nhân mà dựa trên việc chúng ta cưới nhau để làm cho cái tôi của nhau sướng hơn thì hôn nhân đấy chắc chắn sẽ dẫn đến gì ạ? Đau khổ. Vì cuộc hôn nhân đấy, mục tiêu của nó là thoả mãn cái tôi. Mà không ai thoả mãn mãi được, sự thật là thế!

Có lấy người vợ xịn nhất thế giới, lấy người đàn ông giàu nhất thế giới hay lấy cô gái đẹp nhất thế giới thì một lúc sau cái tôi có thoả mãn được nữa không ạ? Không thoả mãn được nữa. Thế nên là bất kỳ cuộc hôn nhân nào mà cơ sở của nó là: “Chúng ta sẽ lấy nhau để thoả mãn cái tôi của mỗi người.”, cuộc hôn nhân đấy chắc chắn sẽ dẫn đến gì ạ? Đau khổ. Sẽ… mẻ này xong rồi sẽ… nứt rồi sẽ vỡ. Bởi vì nó dựa trên một cơ sở sai lầm là thoả mãn cái tôi của nhau mà không bao giờ thỏa mãn được hết!

Hôm nay mà chiều nó rồi thì hôm sau có thể phải chiều nhiều hơn những cái khác. Nó đòi hỏi. Lòng tham vô đáy mà, đòi hỏi của cái tôi là vô hạn, nên kiểu gì sẽ có một ngày nào đó mình không làm được cái mong muốn của người kia, có thể mình mệt hay ốm, tâm trạng mình không vui.

Bất kỳ cuộc hôn nhân nào mà cơ sở của nó là: “Chúng ta sẽ lấy nhau để thoả mãn cái tôi của mỗi người” thì cuộc hôn nhân đấy chắc chắn sẽ dẫn đến đau khổ.

8. Có tồn tại tình yêu “không vì tôi” không?

Một bạn: Thưa, cho em hỏi một câu ạ. Lúc nãy anh có nói là nếu trong tình yêu có một sự kỳ vọng thì mình sẽ khổ. Đến bây giờ em cũng chưa biết là em có yêu chưa nữa, chỉ cảm thấy thân với chỉ thích thôi. Và em muốn hỏi anh là ví dụ mình thích người đó bởi vì họ tốt với mình và họ có những cái đặc trưng khác với những người khác trong mắt mình hơn, và mình cảm thấy là: “Woa cái người này là đúng rồi đó, hợp với mình”.

Tóm lại là mình thấy có cảm giác đặc biệt với họ nhưng mà trong một khoảng thời gian sau, ví dụ em sẽ cưới họ chẳng hạn, rồi bỗng nhiên mình nhận ra là thật ra những cái ban đầu là họ cố tạo ra cho em nhìn thấy thế thôi! Hoặc là họ vì một cái gì đó mà họ thay đổi đi. Ví dụ như mấy chị cũng nói là do áp lực cuộc sống, họ không còn những cái ban đầu để mà mình nhìn họ như vậy để mình thích và sau đó mình nhìn ra là: “Ủa? Vậy là cái người mình thích có phải là người này hay không?”. Vậy cái điều đó có phải là kỳ vọng hay không ạ?

Thầy Trong Suốt: Tốt, phổ biến đúng không ạ? Lúc đầu mình yêu một người sau đó mình lại thấy mình lấy một người. Cái người đấy nó thành hệt như người khác ấy, thời gian biến đổi. Quan điểm chung của cái tôi là gì? Tôi sẽ lấy cái người mà làm tôi sướng nhất, hạnh phúc nhất. Em muốn lấy cái người đấy. Em yêu anh ấy vì em thấy anh ấy có rất nhiều đặc tính hoặc là em thích vì ở cạnh cái mình thích, mình sướng đúng không? Ở cạnh cái mình thích mà! Ai chẳng thích ở cạnh cái mình thích. Thì kiểu yêu đấy nó vẫn dựa trên việc làm cho cái tôi sướng. Nên khi lấy rồi một thời gian sau anh ấy đổi hoặc là do áp lực thay đổi, hoặc ngày xưa anh ấy giả vờ thì em sẽ hoàn toàn thất vọng, cái tôi không còn thỏa mãn nữa.

Vì sao, vì khi nó lấy dựa trên quan điểm gì? “Người này sẽ làm cho mình sướng lắm đây!”, nên khi cái người đấy thay đổi, không được như ngày xưa, không biết vì bất cứ lý do gì thì cái tôi nó sẽ khổ. Nó khổ vì sao? Vì cơ sở hôn nhân của nó là: Người này sẽ làm cho tôi sướng lắm đây! Thế nếu em yêu kiểu đấy, lấy kiểu đấy thì kiểu gì cũng sẽ khổ.

Bạn đó: Dạ, vậy anh cho em hỏi tại vì bản thân em khi tiếp xúc, nói chuyện hoặc là mình đã tin, thấy họ có những đặc tính mà mình để ý, thì hai bên mới thích nhau. Còn nếu mà nói về tình yêu gọi là chân chính thì chỉ dựa vào cái điều đó là ừ cho dù sau này họ có đáng ghét, hay là họ xấu xa hay là cái gì đó mình vẫn thích. Anh có thể giải thích cho em thêm về cái chữ yêu đúng là như thế nào so với kỳ vọng không ạ?

Thầy Trong Suốt: Rất tốt, rất tốt! Tình yêu dựa trên cái tôi ấy, mục tiêu của nó là làm tôi sướng. Em yêu một người nhưng mà không phải là vì người ta, em yêu một người vì người ta làm cho mình sướng. Tình yêu thuần túy dựa trên cái tôi – yêu một người để làm mình sướng – thì điều đấy chắc chắn là khổ! Vì yêu một người để làm mình sướng mà, thì đơn giản người này thay đổi một chút, nhỏ thôi là mình đã khổ rồi nữa là thay đổi mau. Nên cái loại tình yêu mà: “Tôi yêu cô ấy”, hoặc là: “Tôi cưới cô ấy” để làm tôi sướng, chắc chắn là không bền. Chắc chắn sẽ tan vỡ, rất là khó giữ.

Thế thì liệu còn loại tình yêu nào khác không? Còn tình yêu đấy chắc chắn là hỏng rồi! Đúng không ạ? Bằng chứng quá nhiều rồi, rất nhiều người ở đây đã quá hiểu rồi. “Tôi yêu một người để làm tôi sướng” – tình yêu đấy hoàn toàn dựa trên cái tôi, 100% dựa trên cái tôi nên chắc chắn là sẽ khổ, không thể chối cãi được!

Thế chẳng lẽ cuộc đời nó lại đen tối thế này? Yêu là khổ à? Thì mình phát hiện ra là gì: À, hóa ra yêu không phải là khổ, cái tôi xen vào bắt đầu mới khổ, chứ lúc đang yêu chưa khổ. Lúc cái tôi bị động vào, bị xen vào mới khổ. Hôm nay mình nói chuyện “Hôn nhân là nấm mồ chôn tình yêu dỏm” đúng không?

Tình yêu dỏm là gì? Là tình yêu để thỏa mãn cái tôi. Vì yêu một người để cái tôi mình được sướng, đấy là tình yêu dỏm. Hậu quả của tình yêu dỏm là: đánh vợ, chửi vợ, ngoại tình, li dị. Nếu mình yêu một người mà dựa trên cái đấy, sớm muộn gì, vấn đề chỉ là thời gian thôi, sự thật nó sẽ lộ ra, là đấy – đi đến tình yêu dỏm.

Hôn nhân thúc đẩy nhanh quá trình đấy bằng cách cho hai người ở cạnh nhau, bằng việc nhốt hai quả bóng vào chung một cái lồng, làm xước nhau, khổ nhau và làm nhau bẹp dí. Hôn nhân đẩy nhanh quá trình làm cho tan vỡ tình yêu dỏm, bởi vì bản chất tình yêu đã dỏm sẵn từ đầu rồi. Khi mình yêu một người, mình lấy một người để làm cái tôi mình sướng thì tình yêu đó đã dỏm ngay từ đầu. Vì thế quá trình hôn nhân chỉ thúc đẩy để cho nhanh chóng xảy ra việc tan vỡ.

Thế nhưng rõ ràng ở đây các bạn đều nói là gì? Lúc mới yêu hai tháng chưa khổ, như vậy vẫn có thể tồn tại một loại yêu khác. Tình yêu mà không để làm cho tôi sướng. Đấy, liệu trên đời có tình yêu đấy không thì chúng ta sẽ bàn tiếp. Nhưng từ bằng chứng các bạn nói có vẻ như là vẫn còn tia hy vọng, vẫn còn một loại tình yêu mà không dựa trên cơ sở vừa gặp cái đã nghĩ ngay: “Tôi yêu anh này anh sẽ làm tôi sướng lắm đây.” Đấy, có những người rất thực dụng, thấy một anh giàu cái là tìm cách yêu ngay, vì họ đến với anh ấy với mong muốn là gì? “Mình yêu anh này, anh sẽ cho mình nhiều tiền, mình sẽ sướng lắm đây”. Nhưng có rất nhiều người không thực dụng như vậy, họ không bắt đầu yêu mà suy nghĩ rằng là gì, “nếu mình yêu người này thì người này sẽ làm tôi sướng lắm đây”. Cái tình yêu dỏm dựa trên cơ sở “yêu người này sẽ làm cho tôi sướng”, tình yêu ấy không có hy vọng và hôn nhân đào mồ chôn tình yêu đấy luôn! Vì hôn nhân thúc đẩy quá trình cái tôi va chạm vào nhau.

Thế nhưng tất cả chúng ta đều công nhận rằng ngay cả vợ và cả chồng mình, mình đã có giai đoạn yêu người ta mà không vì cái tôi. Có không ạ? Mình có những giai đoạn đầu tiên, lúc mới yêu nhau chẳng hạn hoặc thậm chí trong quá trình yêu nhau cũng có những giai đoạn như vậy. Mình yêu người ta mà không cần cho cái tôi mình sướng.

Ở đây ai đã từng trải qua cái chuyện yêu một người mà không phải là để cho cái tôi mình sướng chưa ạ? Một giai đoạn nào đấy trong cuộc đời mình ấy. Hai tháng, một tháng hay một lúc nào đấy mình yêu người đấy không phải để cái tôi mình sướng? Ai đã trải qua giơ tay ạ?

(Một bạn giơ tay)

Một người thôi ạ? Lúc mới yêu ấy, lúc mới yêu mình đã quan tâm gì đến việc người ta làm mình sướng đâu? Mình chỉ yêu đơn thuần thôi mà? Còn ai nữa không ạ?

(Một bạn khác giơ tay)

Hai người? Chết rồi tình hình nghe có vẻ bi đát quá! (Cười) Khi mình mới yêu một người, mình chưa có cái động lực là anh này làm tôi sướng, hay cô này làm tôi sướng đâu! Đoạn về sau khi đang yêu mà cái tôi bắt đầu xen vào thì bắt đầu có động lực đấy. “ Ông này sẽ làm tôi sướng lắm đây!”.

Hay tình yêu mẹ con là dễ hiểu nhất. Tình yêu mẹ con đấy, thấy luôn! Mấy người mẹ nào lại nghĩ rằng đứa con này làm tôi sướng đâu! Yêu là yêu thôi mà! Tình yêu gần gũi nhất là tình yêu mẹ con nhưng không phải là tình yêu nam nữ không có điều đấy.

Cũng có giai đoạn trong cuộc đời mình, thậm chí lúc lấy nhau rồi mình cũng có lúc yêu người ta để làm người ta hạnh phúc mà, có phải vì mình đâu! Đã ai trải qua cái loại tình yêu trong một giai đoạn nhất định trong cuộc đời mình là mình yêu một người không phải là để cho mình sướng mà thực sự vì người ta chưa ạ? Ở đây đã ai trải qua chưa ạ? Một giai đoạn nào đó trong cuộc đời mình, mình yêu một người không phải với động cơ là: “Người này sẽ làm tôi sướng lắm đây” mà thực sự vì mình muốn người ta hạnh phúc. Tình yêu rất thuần túy luôn, có chưa ạ?

(Một số bạn giơ tay)

Một, hai, ba. Ít quá! À, bốn, năm, tốt, sáu, bảy. Vẫn là ít quá, quá ít! Mới có bảy người thôi ạ, còn những người khác thì sao ạ? Chưa từng bao giờ nếm trải tình yêu đấy ạ? Cứ gặp nhau phát là nghĩ ngay là: “A! Cô này sẽ làm mình sướng lắm đây.”, “A! Anh này sẽ làm mình sướng lắm đây”. Thật đấy ạ? Còn ai nữa không ạ? Còn ai đã trải qua cái tình yêu đấy ạ, tình yêu mà yêu một người không phải làm cho mình sướng chưa ạ?

(Mọi người tiếp tục giơ tay)

À, 4,5,6,7,8,9, 10 người, vẫn quá ít ạ. Minh Hương, chuyên gia bị chồng đánh vì nhìn trai, em đã từng bao giờ yêu một người mà không phải vì mình sướng chưa? Một khoảng nào đấy trong cuộc đời em?

Minh Hương: Dạ chưa ạ, tại vì em kỳ vọng quá nhiều.

Thầy Trong Suốt: Gặp một phát kỳ vọng luôn?

Minh Hương: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Gặp một cái kỳ vọng luôn? Woa!  Nhìn thấy một phát là kỳ vọng luôn: “Anh này sẽ làm mình sướng lắm đây?”. Thảo nào bị chồng đánh! (Mọi người cười) Vừa nhìn một cái đã nghĩ là người ta làm mình sướng rồi. Có bạn nào khác không ạ? Phúc!

Hồng Phúc: Cũng có ạ. Lúc yêu thôi ạ, chứ còn lúc cưới thì lúc nào em cũng là áo quần cho chồng để có bộ đồ đẹp để mặc đi làm hay là cố gắng nấu, cố gắng mua thức ăn ngon cho chồng ăn…

Thầy Trong Suốt: Chính xác! Đâu phải lúc nào mình cũng vì mình đâu! Thực chất trong tình yêu, cái đoạn hạnh phúc nhất là đoạn không vì mình. Bắt đầu vì mình một phát là khó chịu rồi. Khi bắt đầu yêu vì mình thì người ta trái ý một cái là mình thấy khó chịu rồi.

Ở đây ai đã trải qua kinh nghiệm yêu đương rồi sẽ thấy là cái đoạn hạnh phúc nhất không phải vì mình đâu, mà mình vì người ta là hạnh phúc nhất. Chứ bắt đầu vì mình một cái là khổ. Bao nhiêu người đồng ý ạ? Giai đoạn hạnh phúc nhất, giai đoạn ba ngày, một ngày hay là ba mươi phút? Hạnh phúc nhất hóa ra không phải vì mình mà là vì người khác. Có ai trải qua cái đấy chưa ạ? Giơ tay đi ạ?

(Nhiều bạn giơ tay)

Nhiều chứ! Rất nhiều đúng không ạ? Có một loại tình yêu mà không cần phải “tôi” ở đấy, không cần “vì tôi” mà vẫn sướng.

Có một loại tình yêu mà không cần phải “tôi” ở đấy, không cần “vì tôi” mà vẫn sướng.

9. Thầy Trong Suốt đã lấy vợ như thế nào?

Một bạn: Thưa Thầy là em nghĩ cái tình yêu mà không vì tôi là không có tồn tại ạ.

Thầy Trong Suốt: Không tồn tại luôn?

Bạn đó: Tại vì đôi khi cái chị nói là chị muốn chồng chị có một bộ quần áo đẹp khi đi làm nhưng mà đâu đó hoàn toàn không phải là vì chồng chị. Có một phần là chị thỏa mãn bản thân của mình: chồng mình mang đồ đẹp như vậy là chồng mình đẹp, mình cảm thấy vui. Giống như cái việc mình muốn đem một cái gì đó cho cái người kia, mình nghĩ là mình cho họ mà thật ra là…. Ví dụ mình tặng quà cho họ, cái cảm giác mà mình tặng quà cho họ ấy, họ cảm thấy vui, mình nhìn thấy cái nụ cười của họ là một phần mình đang thỏa mãn bản thân mình. Cái đó cũng là cái tôi của mình. Em nghĩ nếu tình yêu mà không vì bản thân mình thì không tồn tại trên đời.

Thầy Trong Suốt: A! Được, đấy là một quan điểm.

Bạn đó: Giống như mình đi với một người, mình cảm thấy mình thoải mái, mình vui thì mình mới yêu người đó, mình mới chấp nhận rằng mình quen người đó. Chứ tự nhiên gặp ai mà cứ thấy mà ghét làm sao mình yêu người đó được.

Thầy Trong Suốt: Bạn nói rất hay, rất sâu sắc là đằng khác, bạn ấy rất sâu sắc.

Bạn đó: Với lại em cũng cảm thấy là nếu mà như vậy thì cũng chẳng để làm gì cả. Nếu như, cưới mà không thỏa mãn bản thân mình gì cả, chẳng lẽ mình nói mình cưới anh đó chỉ vì người đó thôi? Không phải vì mình hả?

Thầy Trong Suốt: Quá khó đúng không?

Bạn đó: Nếu như vậy thì mình đâu có yêu người đó, nghe như mình bố thí vậy đó, làm sao mà có chuyện đấy xảy ra?

Thầy Trong Suốt: Rất tốt. Em nói toàn đúng hết luôn!

Bạn đó: Em cũng không hiểu là hôn nhân để làm gì cả.

Thầy Trong Suốt: Ừ, được. Chuẩn luôn! Anh cũng không hiểu! (Mọi người cười và vỗ tay) Hôn nhân là do nhân quả. Chúng ta có câu nổi tiếng là: “Hôn nhân là vấn đề của thời điểm”, đúng người mà sai thời điểm thì cũng? Cũng gì ạ? Cũng vô nghĩa luôn! Mà sai người nhưng đúng thời điểm thì sao ạ? Vẫn thành đôi như thường.

Hôn nhân chỉ là vấn đề của thời điểm, hay nhà Phật nói là vấn đề của duyên. Hai người lấy nhau chẳng qua là duyên nợ, hết! Có duyên có nợ với nhau thì lấy nhau mà trả duyên trả nợ. Không phải trả duyên thì trả nợ, thế thôi! Chứ không phải là li kì như mọi người vẫn tưởng là: “Tôi có tình yêu kỳ diệu!”, có người nghĩ thế nhưng không phải. Nhân quả đời trước đã nợ nhau thì đời này đi mà trả, thế là lấy nhau.

Không phải anh nói cho vui đâu mà anh nói trên kinh nghiệm của anh đấy. Anh không biết tại sao anh lấy vợ luôn! Anh chỉ biết là vợ lấy anh thôi. Vợ đến, xong đặt vấn đề là: “Anh lấy em nhé”, thế là lấy nhau thôi! Chẳng yêu nhau tý nào luôn, anh không có đoạn yêu đương kiểu mọi người vẫn yêu đương để lập gia đình luôn. Chín ngày sau là anh với vợ anh ký giấy kết hôn, xong! Tình yêu chỉ thế vì khi mình đã hiểu rõ hôn nhân là vấn đề của thời điểm, của duyên rồi thì mình không còn đặt kiểu hôn nhân thỏa mãn cái tôi lên hàng đầu nữa. Nếu mọi người hiểu được cái điều đấy thì hôn nhân sẽ khác hẳn. Nghe chuyện anh một chút không?

Một số bạn: Có, có.

Thầy Trong Suốt: Thực ra là đang định nói về loại tình yêu xịn nhưng mà nghe khó tồn tại quá nên mình sẽ nói sau. Nghe bạn này bạn phân tích một lúc thì chẳng có tình yêu nào tồn tại cả. Có nhưng mà sẽ phân tích sau, còn bây giờ kể chuyện một chút để xem hôn nhân nó đến từ cái gì.

Thực ra anh cũng không định lấy vợ. Năm 2006, anh mới thấy là hóa ra bấy lâu nay cái mình gọi là yêu đương, lập gia đình, v.v… toàn là vì cái tôi hết! Thế là giống như ngày hôm nay mình nói, mình mất đi ý định lấy vợ, mình không có ý định lấy vợ luôn. Nhưng đồng thời mình hiểu cái điều rõ ràng là vợ lấy hay không, không phải do mình quyết mà do ai quyết ạ? Nhân quả quyết. Nếu mình có nợ với cô nào, thì khi cô ấy mò đến, thì mình buộc phải…? Phải trả nợ. Mà nếu cô nào có nợ với mình mà khi cô ấy mò đến trả, mình buộc phải gì?

Một bạn: Phải nhận.

Thầy Trong Suốt: Vẫn phải nhận! Nhân quả là như thế, không thể thoát được, không ai thoát được chuyện đấy. Ngày xưa có câu chuyện.

Một người đàn ông đến gặp một nhà sư và hỏi: “Tại sao con yêu cô ấy bao nhiêu năm rồi mà lại không lấy được cô ấy, cô ấy lấy thằng khác. Thằng ấy mới gặp phát, mấy tháng sau cô ấy bỏ con lấy nó luôn!”. Nhà sư mới ngồi soi kiếp cho ông này và trả lời là: “Vì đời trước cô ấy là một cái xác chết bên đường, con đi qua và thấy cái xác chết đấy, thấy thương quá mới thắp cho ba nén hương và đắp cái chiếu để bên lề đường. Thế là cô ấy nợ con việc đắp chiếu. Thế rồi một anh khác đi qua thấy thương quá nữa, bỏ ra cả một ngày để đào cái huyệt để thân xác xuống, lấp đất lên, xây cái mộ tử tế. Thì cô ấy nợ anh cả một ngày đào huyệt và một cái mộ tử tế. Thế đời này gặp lại nhau, do con có mối duyên là đắp chiếu nên là cô ấy yêu con một năm. Nhưng mà vì cô ấy nợ anh ấy cả cái huyệt nên là gặp anh ấy cái là yêu ngay và lấy nhau một đời luôn”.

Đấy, hôn nhân chỉ đơn giản là nhân quả. Hiểu sự thật rồi thì mình không còn quá là mơ mộng với hôn nhân nữa, nhân quả đến thế nào chấp nhận như thế. Có bài hát của Mỹ Tâm rất hay ấy, bài gì ấy nhỉ?

Mọi người hát: “Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc”.

Thầy Trong Suốt: Đấy, “Tình yêu đi em không hề hối tiếc”. “Tình yêu đến em không mong đợi gì” vì em đã quá hiểu nhân quả. Tình yêu đến và đi là do nhân quả chứ không phải do em quyết định nên là em chẳng mong đợi gì, em cũng không hối tiếc. Cái người mà hiểu nhân quả một cách sâu sắc sẽ nghĩ như vậy.

Anh cũng nghĩ như vậy nên là năm 2010, bố anh 70 tuổi rồi. Bố anh bảo: “Con phải cưới vợ đi nếu không thì ế.”, cháu đích tôn các loại đấy! Lấy ai nối dõi bây giờ? Anh bảo là: “Tình yêu đến con không mong đợi gì bố ạ, tình yêu đi con cũng không hề hối tiếc. Thế nên là bố mẹ phải đồng ý với con là thôi thì nếu mà đời này có duyên thì con sẽ lấy. Hoặc là không đủ duyên thì không lấy. Và nếu duyên ít thì lấy một vợ mà duyên nhiều thì lấy n vợ”.

“Đấy, quan điểm của con là gì? 0-1-n.” 0-1-n là gì? Nếu không có duyên với ai thì không lấy ai hết, không có vợ. Nếu có duyên với chỉ một cô thôi thì lấy một vợ, còn nếu có duyên với n cô, thì mình đành phải gì? Đành phải lấy n vợ, làm thế nào được? Nhân quả mà! Nếu đời trước có mười cô đắp chiếu cho mình (mọi người cười) thì phải yêu mười cô đúng không? Xong rồi có một cô thương mình, xong rồi có một cô khác ba năm sau lại cải táng cho mình, cô khác sáu năm sau cải táng lần nữa, có phải phải lấy ba cô không? Đấy, đây là câu chuyện có thật không phải nói đùa. Gia đình anh hoàn toàn thất vọng vì thằng cháu đích tôn trở nên… nó trở nên gọi là gì nhỉ? Hấp! Đúng không ạ? Hâm hấp, hâm hấp, chuẩn! Thằng cháu đích tôn bị hâm hấp! Không ngờ cái thằng cháu mà học hành tử tế, cũng có công danh sự nghiệp đàng hoàng mà lại quan điểm là 0-1-n thì gia đình buồn không? Gia đình không vui tí nào hết! Vẫn mai mối, mai mối rất nhiều luôn. Theo mọi người, anh có đi gặp người mai mối không? Có hay không?

Mọi người: Có!

Thầy Trong Suốt: Ai bảo không là sai rồi. Quan điểm của mình là gì?

Một số bạn: Do duyên.

Thầy Trong Suốt: Tùy duyên thôi mà! Tùy duyên nghĩa là gì? Lấy thì cũng là do duyên mà không lấy cũng do duyên, thì sợ gì? Nhưng mà mình gặp cô nào thì lần sau cô ấy nhắn với cả bố mẹ và người thân mình là: “Tại sao cô lại giới thiệu người đấy với cháu?”. (Mọi người cười)

Vì sao mọi người biết không ạ? Mình đến mình bắt đầu giảng cho cô ấy yêu đương chẳng có ý nghĩa gì cả đâu! Mình giảng nhân quả, mình cứ tưởng mình đang khai sáng tâm hồn cô ấy. (Mọi người cười) Nhưng mà cô ấy tìm mình để làm gì ạ? Lấy chồng cơ mà! Mình bảo cô ấy: “Yêu đương là cái trò phù phiếm!”, thế là cứ khoảng ba ngày sau là mất uy tín. Cô mình cũng bảo: “Sao cháu…”, họ hàng mình rất quý mình vì là cháu đích tôn mà, rất là muốn mình lấy vợ. Thế là cô chú, anh chị em mỗi người giới thiệu vài người nên gặp rất nhiều người luôn! Gặp xong rồi rủ đi chùa các loại, chẳng bao giờ đi cùng cả. Cuối cùng cũng không nên hồn, không cưới được cô nào hết! Cô nào cũng chỉ để lại cho mình một chút gọi là bối rối.

Đến năm 2010 thì gia đình mình thất vọng: “Thằng này chắc không cưới vợ”. Không chỉ gia đình mà bạn bè của mình, không ai nghĩ là mình lấy vợ hết! Thế là tất cả gia đình, bạn bè, họ hàng không ai tin là mình bảo 0-1-n. “Chắc nó chỉ nói thế thôi! Chắc nó là kiểu chán đời không muốn lấy vợ, mất niềm tin vào tình yêu.”. Nhưng mà thật sự là không phải. Bên trong không phải như vậy, bên trong vẫn không chán tình yêu, không ngán cái đấy. Mình chỉ quá hiểu bản chất tình yêu là gì thôi. Hôn nhân chỉ là vấn đề của thời điểm, tình yêu chỉ là vấn đề của nhân quả. Thế là năm 2010 thì mình vào Sài Gòn chơi, gặp một cô. Cô đấy trông cũng xinh không?

Một số bạn: Xinh ạ!

Thầy Trong Suốt: Cũng được đúng không? (Mọi người cười) Xinh xắn, đối với mình là cũng xinh nhưng mà mình không có tán tỉnh gì hết. Mình “tình yêu đến em không mong đợi gì” thì tán tỉnh cái gì? Thế là mình cứ gặp gỡ rồi nói chuyện như bình thường thế này này. Cũng Trà đàm xong rồi cô ấy cũng ngồi ở dưới. Một ngày nhất định, mà mình gặp cô ấy chỉ có hai, ba lần chứ không nhiều, thì tự nhiên cô ấy mới hỏi là: “Anh ơi, em thấy anh sống một cách kỳ quái quá nhưng mà em cũng nghe đồn anh bảo là anh rất là tùy duyên, đúng không anh?”.

Mình bảo: “Cũng tùy, xem nó duyên thế nào!”. Đùa thôi, mình bảo: “Ừ, đúng rồi. Đúng tùy duyên thật”.

Thế là cô bảo là: “Thế anh có sẵn sàng lấy em làm vợ hay không?”. Không yêu gì luôn! Trước đấy là mình còn chưa nắm tay nhau, không tặng hoa, không tặng nhau cái gì bao giờ cả. Không tặng quà, tặng hoa, tự nhiên cô ấy hỏi câu đấy. Theo mọi người mình đồng ý không ạ?

Mọi người: Có!

Thầy Trong Suốt: Xinh, đẹp, trắng! Bao nhiêu người nghĩ mình sẽ đồng ý ạ?

(Nhiều bạn giơ tay)

Rồi, sai hết, sai hết! Rất tiếc! Là duyên cơ mà! “Em đợi anh một chút, anh lấy cái xúc xắc tung đã!”. (Mọi người cười) Nếu mà ngửa, thì tượng Quan Âm Bồ Tát, có cái tờ này người ta hay thêu Quan Âm Bồ Tát. Nếu mà ngửa thì là anh sẽ lấy em”. Nếu nó sấp thì sao? Thì thôi, bye bye, vì tình yêu là duyên mà!

Trước sự ngỡ ngàng và hơi có phần tức giận, tức hay không không biết, chắc không tức đâu nhỉ? Cô ấy cũng kỳ quái lắm! Thế là mình tung xúc xắc, à tung xu. Thì xu bảo “Lấy được” thế là mình quay sang cười hì hì bảo: “Được”. (Mọi người cười)

Thế là mấy hôm sau mình dẫn cô ra Hà Nội. Xong bảo cô là thôi giờ đã đồng ý lấy rồi thì cưới lúc nào chưa biết, cứ làm đăng ký kết hôn cho chắc. Thế là mình đăng ký kết hôn luôn! Trong một tuần, đầy đủ thủ tục các loại. Đến bây giờ thành vợ chồng rồi. Một vợ hai con rồi, chưa thấy cô thứ hai xuất hiện. Hiện giờ cô thứ n chưa xuất hiện nhưng mình chẳng có vấn đề gì với n cả! Nếu chẳng may một cô khác xuất hiện mà nhỡ ngày xưa cũng đã nhỡ chôn mình chẳng lẽ mình lại từ chối? (Mọi người cười) Đấy! Đấy là sự thật luôn đấy, và cái người vợ của mình, về sau cô ấy đồng ý quan điểm của mình luôn. Quan điểm là gì?

Một số bạn: Tuỳ duyên!

Thầy Trong Suốt: Quan điểm gì ạ? 0-1-n ạ? Cô ấy chọn quan điểm nào ạ? Cô ấy cũng nói là “Tùy duyên, anh thích lấy thêm cô nữa tùy, em sẽ không ngăn cản. Còn tùy cái lấy đấy của anh ích lợi cho người ta thì anh cứ lấy thôi! Hoặc là ích lợi hay không thì em không biết nhưng mà tóm lại duyên nó thế! Em chẳng ngăn cản.”

Đấy, đấy là cái sự thật xảy ra trong cuộc sống gia đình của mình luôn. Đến bây giờ vẫn hạnh phúc, chưa thấy có chuyện gì xảy ra. Là không phải cứ yêu nhau thì mới hạnh phúc đâu! Mình với vợ mình là sáu tháng sau cưới mới bắt đầu có tình cảm với nhau, còn lúc đầu thì mỗi người một nơi, có gặp nhau đâu mà! Có gặp nhau, có làm quen đâu? Cưới nhau xong mới làm quen, hiểu tính cách của nhau sau.

Đấy là một câu chuyện có thật. Rất nhiều người bạn ngồi ở đây biết. Nên hôn nhân thực ra nó không có mục đích như mọi người vẫn tưởng: Làm cho nhau sướng! Không phải! Hôn nhân là vấn đề của nhân quả, hết! Đơn giản, quá đơn giản và trần trụi. Còn tất cả những gì mình tưởng tượng, bao gồm là: “Cô này sẽ làm mình sướng lắm đây”, “Anh này làm mình sướng lắm đây”, hoàn toàn là nhầm lẫn hết! Đấy là hoàn toàn tưởng tượng! Sự thật là gì? Do hai người có duyên với nhau, nhân quả, đến với nhau và cưới nhau. Hoặc do hai người không có duyên với nhau, yêu nhau mãi, lúc sắp cưới lại không cưới được. Rất yêu nhau, rất nhiều năm, có rất nhiều tình cảm sâu đậm sau đến lúc muốn cưới lại không cưới được vì không đủ duyên để cưới, chỉ đủ duyên để yêu thôi! Cái này ai trải qua rồi sẽ hiểu.

Bao nhiêu người hiểu tình yêu chỉ là vấn đề duyên số, giơ tay đi ạ. Đấy! Những bạn nào giơ tay là từng trải.Những ai đã tin rằng yêu nhau là do yêu đương mà cưới thì cũng chưa đủ từng trải. Duyên số chỉ thế. Hai người nhân quả với nhau nên là đôi khi mình cưới cái người mà mình mới gặp nhau. Còn cái anh mà yêu sáu năm, bảy năm thì chẳng cưới gì cả, cưới anh khác, cô khác. Bản chất của hôn nhân là như vậy.

Đấy, câu chuyện của mình là như vậy đấy. Trả lời câu hỏi của em đấy: “Mục đích hôn nhân là gì?”. Anh không biết luôn! Vì câu chuyện của anh như thế. Và anh cũng không tin những người nói rằng: “Chúng tôi yêu nhau để làm cho nhau hạnh phúc”, không phải! Anh cũng không đồng ý. Mình không phủ nhận điều đấy là đúng, nghĩa là có những người nghĩ như vậy. Nhưng mình nói bản chất vấn đề không phải như vậy. Không phải anh chị cưới nhau vì cái điều đấy, mà vì duyên số, vì nhân quả đấy, kéo hai người với nhau.

Cái việc muốn làm người ta hạnh phúc không có gì sai cả, rất tốt! Nhưng mà động cơ cưới nhau thực chất nó chỉ là nhân quả. Một cái chuyện xảy ra do nhân quả, đến do nhân quả, mà đi cũng là do nhân quả. Bỏ nhau này, chia tay nhau này, là đi, do nhân quả. Nếu nó đến do nhân quả và đi do nhân quả thì mong đợi cái gì? Mình chẳng thể mong đợi gì hết. Mình chỉ cố sống tử tế nhất mình có thể.

Nếu mình lấy người ta thì mình tử tế với người ta còn nếu mai bỏ nhau, ví dụ anh với vợ anh suốt ngày nói là: “Bây giờ bỏ nhau thì có vấn đề gì không? Chẳng có vấn đề gì! Bỏ nhau thì mỗi người cầm một nửa ra đi. Rất là nhẹ nhàng.”. “Tình yêu đi em không hề hối tiếc”. Không hối tiếc vì sao? Nếu nhân quả, nhân duyên với nhau đã hết thì đi là đương nhiên, có gì mà hối tiếc? Yêu nhau đuổi mãi chẳng đi, giận nhau bao nhiêu năm chẳng li dị. Không đủ nhân duyên, yêu nhau xong rồi có người bị tai nạn, hoàn cảnh thay đổi, có người ngoại tình, đi. Nên là đến thì không mong đợi và đi không hối tiếc.

Một bạn: Em đồng ý với chia sẻ này của anh nhưng mà em có thắc mắc chút là vì sao ngày xưa thì ông bà mình cũng là do nhân quả mà cưới nhau, bây giờ mình cũng do nhân quả mà cưới nhau, vì sao tỉ lệ ly hôn bây giờ cao hơn rất nhiều so với hồi xưa?

Thầy Trong Suốt: Tốt, rất tốt, câu hỏi rất hay. Do ông bà mình công nghệ thấp quá! (Mọi người cười) Không có điện thoại, không có Facebook, không có nhà nghỉ, không quán bia ôm. Ông bà chúng ta quá ít lựa chọn nên là khi một mối quan hệ nó hỏng rồi ấy, chưa tốt ấy, có quá ít lựa chọn để thay thế. Mà khi không có cái thay thế người ta sống với cái mà tốt nhất thôi. Còn thời đại này quá nhiều lựa chọn đi. Nó có Facebook, nó có nhà nghỉ, có SMS, nó có đủ thứ. Nên là người ta quá nhiều lựa chọn. Khi quá nhiều lựa chọn người ta thay đổi nhanh hơn nhiều. Còn ngày xưa ông bà có phải ai cũng hạnh phúc đâu, nhưng mà chẳng có lựa chọn nào hết! Nếu thử cho ông bà mười lựa chọn xem, chưa chắc ông bà đã như thế.

Nguyên do thứ hai là xã hội không đồng ý chuyện đấy. Vì xã hội không đồng ý chuyện đấy nên ông bà ít lựa chọn hơn. Còn bây giờ xã hội Việt Nam đã sang giai đoạn khác, người ta bắt đầu cho ngoại tình là bình thường. Bề ngoài thì chưa đồng ý, nhưng thực chất là tâm lý của con người bắt đầu đồng ý đấy là bình thường. Nên là xã hội nó chuyển sang giai đoạn mới.

Hôn nhân chỉ là vấn đề của thời điểm, nhà Phật gọi là duyên. Hôn nhân là vấn đề của nhân quả.

 

10. Có một thứ tình yêu mà mình quên – Tình yêu xịn.

Thầy Trong Suốt: Quay lại câu chuyện, vậy thì nếu hôn nhân mà để thỏa mãn hai cái tôi chắc chắn là sẽ khổ. Bản chất hôn nhân không phải sinh ra để thỏa mãn cái tôi, hôn nhân chỉ là vấn đề của duyên số, nhân quả. Nhưng khi hai người ở cạnh nhau, do nhân quả lấy nhau rồi, thì nên làm điều tốt hay điều xấu cho nhau? Không nên làm điều xấu cho nhau để làm gì. Nếu trả nợ thì phải trả cho tử tế, còn trả nợ xong lại gây thêm nợ thì cái đau khổ nó cứ chạy mãi.

Hôn nhân nó làm cho hai cái tôi đến gần nhau hơn, cọ xát mạnh hơn, đau đớn nhiều hơn. Nó chôn vùi tất cả các ảo tưởng về tình yêu. Đấy là lý do nói rằng: “Hôn nhân là chôn vùi tình yêu dỏm”. Vì mọi ảo tưởng về tình yêu khi mà đối diện với hôn nhân đều bị chôn hết! Khi hai cái tôi bị động vào nhau, chôn sạch mọi ảo tưởng về tình yêu.

Thế nhưng cái gì còn ở lại? Chẳng nhẽ hôn nhân tệ thế? Như bạn ấy nói là làm gì có chuyện tình yêu nào không vì mình? Nhưng chính em nhớ lại xem, đã bao giờ hồi thanh thiếu niên cấp hai, cấp ba, em thích một bạn trai mà không cần bạn ấy làm gì cho mình chưa? Thích một người mà mình chẳng cần cái gì ở người ta hết. Mình từng thích kiểu đấy chưa hay là chưa bao giờ thích?

Trẻ con có loại tình cảm đấy. Thích một người mà chẳng cần gì ở người ta cả. Chính khi mình lớn lên, già đi, mình có quá nhiều kỳ vọng, mình bắt đầu thích một người mà mình muốn người ta làm điều gì đó cho mình. Cái đoạn thích đấy thì chưa có cái tôi. Còn phần muốn người ta làm gì cho mình, bắt đầu cái tôi nó xen vào. Cái phần mà “người ta phải làm gì cho tôi thì tôi mới hạnh phúc” – là phần của cái tôi xen vào. Còn có một loại tình yêu trong trẻo hơn nhiều! Chẳng cần người ta làm gì cho tôi hết mà tôi hạnh phúc. Có, không phải là dễ nhìn thấy, nhưng có. Còn có tôi là gì? Người ta phải làm gì đấy cho tôi thì tôi mới hạnh phúc. Hai cái tình yêu khác nhau.

Cái tình yêu mà người ta không cần làm gì cho tôi mà tôi vẫn hạnh phúc – Tình yêu mà không đi kèm với cái tôi xen vào. Có, trên đời có tình yêu đấy. Chính các em cảm nhận mà, nhưng vì chỉ một, hai tháng sau hay lúc nào đó mình lớn quá rồi nên là cái tôi nó xen vào, nó bảo: “Phải làm gì cho tôi hạnh phúc, không thì thôi.”, thì bắt đầu đau khổ tới. Tức là khi mình cưới nhau ấy, sớm muộn gì thì tình yêu dỏm nó sẽ bị đập tan. Nhưng khi đập tan nó rồi thì một cơ hội mới sẽ xuất hiện: là liệu mình có thể yêu theo kiểu khác được không? Mình sẽ yêu kiểu thực sự không có mong đợi gì không? Liệu trên đời có tình yêu ấy không? Mình yêu kiểu như thế được không? Yêu mà không mong đợi gì người ta hết, chỉ vui một cách nhẹ nhàng thôi.

Từ kinh nghiệm cá nhân thì anh thấy là có. Tình yêu này có sẵn, nó lúc nào cũng có sẵn ở đấy. Giống như là ở đây có bao nhiêu người có người yêu chia tay rồi mà bây giờ vẫn còn cảm thấy quý người ta? Có không? Người yêu cũ đấy, người yêu cũ của mình mà vẫn còn quý người ta, giơ tay xem nào? Thật lòng ạ.

(Nhiều bạn giơ tay)

Rất tốt, rất tốt. Vậy tình yêu có mất đi đâu! Kể cả chia tay nhau rồi, thì tình yêu đâu có mất đi đâu! Mà chia tay rồi thì còn gì vì mình nữa, người ta đi lấy người khác rồi! Thế mà mình vẫn còn quý, quý như là một loại tình yêu đấy. Thích này, quý này là một loại tình yêu. Như vậy là kể cả chia tay nhau rồi, người ta lấy người khác rồi, tình yêu của mình thực ra vẫn còn, không phải mất. Cái mất đi là sự sở hữu, không sở hữu nhau nữa. Nhưng tình yêu thì không mất. Bằng chứng là mọi người giơ tay đấy. Xong người ta cưới người khác rồi, đi chỗ khác rồi tại sao mình vẫn còn cảm tình? Bởi vì tình yêu nó không mất, chỉ sự sở hữu mất. Lúc mình mới chớm yêu ấy, cũng thế. Lúc đấy sở hữu chưa có để mà mất. Đúng không ạ?

Lúc mới chớm yêu này là một ví dụ. Lúc yêu một thời gian rồi, bỏ nhau rồi mình vẫn quý người ta là ví dụ thứ hai. Cho thấy rằng vẫn tồn tại một loại tình yêu mà không đi kèm sở hữu, không đi kèm cái tôi, vẫn ở đấy nhưng mình không biết, mình còn phải đè nén tình yêu này xuống: “Ai lại yêu nhau bao lâu rồi, bỏ nhau rồi mà còn quý, không được! Thế này thì không tốt”. Không đè nén được. Làm sao mà đè nén nó xuống được? Bởi vì hóa ra nó mới là tình yêu xịn, còn cái tình yêu cộng với cả cái tôi ấy, cái tôi sở hữu, cái tôi được lợi, nó là tình yêu dỏm.

Cái tình yêu mà mình không được gì từ người ta mà mình vẫn yêu, là tình yêu không đi kèm cái tôi ở đấy. Còn tình yêu mà mình phải được gì từ người ta mình mới yêu là tình yêu có “tôi”. Hóa ra lâu nay mình vẫn quá quan tâm tới cái dỏm mà mình quên mất cái tình yêu xịn vẫn đang ở đây – tình yêu mà không đi kèm đòi hỏi họ phải làm gì cho tôi.

Có, tình yêu vẫn đang ở đây, không đi đâu mất. Nhưng mình quên mất nó. Mình quên sạch vì mình quá quan tâm tới loại tình yêu mà phải cần cái gì đó mới yêu. Mình quên sạch đi mất rằng, hóa ra, mình cũng đã… thậm chí mình đang có loại tình yêu mà không cần người ta có gì hết. Tình yêu có một ví dụ rất rõ là tình mẹ con đấy. Người mẹ yêu con chẳng có điều kiện gì, đứa con mà nó nghịch, phá tan nhà cửa mẹ vẫn yêu như thường. Đấy là một loại tình yêu rõ nhất từ việc là mình chẳng cần người ta làm gì cho mình hết. Mẹ yêu con ấy, vẫn yêu. Tình yêu rất là rõ rệt.

Tình yêu mà anh vừa nói cũng thế, nó vẫn âm thầm ở đây nhưng mình không biết. Mình cho rằng làm gì có loại tình yêu đấy. Vì mình đã quá quen với việc cái tôi nó xen vào mất rồi. Thử tưởng tượng một ngày nào đó mình bắt đầu yêu không có tôi xem? Nếu mình yêu mà không có cái tôi ở đó, không vì cái tôi đấy, thì mình sẽ hạnh phúc hay đau khổ? Theo mọi người thì sao ạ? Khổ không ạ? Hay là sướng? Quá sướng!

Tình yêu mà không kèm cái tôi thì đâu có đau khổ! Vì khổ có đến từ yêu đâu! Khổ đến từ đâu? Đến từ tôi. Đến từ tôi bị thế này, tôi bị thế kia. “Tôi bị người ta coi thường, tôi mong muốn mà không được”. Nên nếu mình yêu mà không kèm “cho tôi” thì yêu đấy không có khổ. Tình yêu mà không có khổ thì mới gọi là tình yêu thật. Tình yêu mà nó luôn ở đây, không đi, nó có thật. Nhiều khi bỏ nhau rồi mới là tình yêu thật. Bỏ nhau rồi cái tôi đó mới buông tha cái tình yêu ấy ra, nó không cần cái gì từ tình yêu ấy nữa, thì bắt đầu chuyển sang thật hơn.

Giữa hai người bạn Thảo và bạn Canh có tình yêu đấy. Các bạn ấy có biết hay không biết thôi. Cái điều này rất tự nhiên của mỗi người. Tình yêu mà không đòi hỏi, giống như người mẹ sinh ra đứa con là tình yêu rất tự nhiên, cứ mẹ sinh ra con là thương, chẳng cần phải đòi hỏi. Con không cần phải làm gì cho mẹ hết, mọi người đồng ý không ạ? Cái đấy cực kỳ tự nhiên luôn! Em lớn lên, em thích một người mà chẳng cần người ta làm gì hết, rất tự nhiên luôn. Hoặc đôi khi người yêu cũ của em lấy người khác rồi, mình vẫn có tình cảm, đấy rất tự nhiên luôn.

Tình yêu xịn rất tự nhiên. Chính tình yêu dỏm mới là không tự nhiên. Tình yêu dỏm là tình yêu phải thêm cái tôi vào, nên không tự nhiên. Lớn lên, già đi, khôn lên mới có – gọi là dại lên mới đúng. Lớn lên, già đi, dại lên mới có cái tình yêu ấy. Còn lúc chưa dại thì mình chưa có tình yêu đấy. Chưa bị cái tôi xen vào.

Hóa ra lâu nay mình hay nói về tình yêu, hôn nhân hóa ra đó là dỏm. Còn cái tình yêu mà không vì mình ấy, nó là xịn, thì nó có sẵn, có rất nhiều nữa là đằng khác! Thậm chí nó sẽ mở rộng ra không chỉ là đôi lứa, bạn bè. Bạn bè cũng gọi là tình yêu đấy. Mình không mong đợi gì từ người bạn mình cả. Có tình yêu đấy! Bạn bè, mẹ con, đôi lứa, đấy là tình yêu xịn.

Tình yêu giữa anh với vợ anh có khi là bạn bè cũng nên. Lúc bắt đầu mình chẳng có yêu đương cá nhân gì. Bây giờ cũng thế thôi, nhẹ nhàng lắm. Cái tình yêu đấy lúc nào cũng có, còn tình yêu dỏm không phải lúc nào cũng có. Tình yêu dỏm phải có cái tôi xen vào, mong muốn, chiếm đoạt, sở hữu thì mới có. Tình yêu xịn lúc nào cũng ở đấy, lúc nào cũng có thể yêu ai đó, yêu cái gì đó, không cần phải sở hữu chiếm đoạt cái gì cả, không cần phải có cái tôi cả. Thì giữa hai vợ chồng không phải là chỉ có tình yêu dỏm mà giữa hai vợ chồng còn có tình yêu thật sự.

Tình yêu thật sự là tình yêu không kèm cái tôi vì thế không kèm đau khổ. Tình yêu thật sự là tình yêu mà nó không mất đi, kể cả bỏ nhau rồi. Tình yêu thật sự là tình yêu mà người ta không làm gì cho mình, mình vẫn yêu. Cái đấy nếu mọi người nhìn vào trái tim mình, vẫn có, vẫn còn chứ không phải không còn. Mọi người đồng ý không ạ? Nó còn nhưng mình không đánh thức nó thì nó ngủ yên ở đấy thôi. Nó trốn mình, mình không nhìn thấy nó, nên là nếu mình là người thông minh, thì mình nên là đánh thức tình yêu thực sự hay là mặc kệ nó ạ?

Người thông minh là phải đánh thức tình yêu thực sự. Vì tình yêu đấy mang đến hạnh phúc. Còn tình yêu dỏm ấy, tình yêu mà do cái tôi xen vào, chiếm đoạt, sở hữu, mong muốn – tình yêu dỏm, chắc chắn sẽ mang đến đau khổ. Nên người thông minh thì sẽ đi tìm tình yêu thật sự. Tình yêu thật sự ấy không ở đâu xa hết, trong trái tim mình luôn. Giống như những người yêu cũ của mình ấy, mình chẳng cần phải tìm đâu xa hết, trong trái tim mình luôn. Người mẹ yêu con cũng thế, trong trái tim mình sẵn luôn. Tình yêu thật sự không phải đi tìm, tình yêu thật sự nó ở ngay đây này. Mình đừng chạy theo tình yêu dỏm, thì tình yêu thật sự sẽ hồi sinh.

Tình yêu thật sự là tình yêu mà người ta không làm gì cho mình, mình không được gì từ người ta mà mình vẫn yêu, là tình yêu không đi kèm cái tôi ở đấy. Còn tình yêu mà mình phải được gì từ người ta mình mới yêu là tình yêu có “tôi”.

Canh với Thảo đừng chạy theo tình yêu dỏm nữa, thì tình yêu thật sự nó tự hồi sinh. Chẳng cần phải làm nó hồi sinh. Không cần phải rủ nhau đi du lịch xong rồi ăn những bữa ăn ngon lành mới hồi sinh! Rủ nhau đi du lịch để ăn những bữa ăn ngon lành là để mình nuôi tình yêu nào? Dỏm. Tình yêu dỏm nó phải có điều kiện mới yêu được. Anh phải làm cho tôi sướng, vui, tôi mới yêu anh. Đúng không? Mình đầu tư tiền bạc để đi du lịch, để đi ăn uống ngon lành. Chính là mình đang nói là gì? Cái tình yêu này của chúng ta dựa trên cơ sở ăn uống và du lịch, dựa trên điều kiện là anh làm tôi sướng thì tôi làm anh sướng. Đúng không? Mình đầu tư vào tình yêu dỏm thì mình chỉ có cái gì thôi? Chỉ có tình yêu dỏm, đúng không? Dỏm thì rất là dễ mất.

Tình yêu thực sự mọi người thấy là không mất nổi. Đố mẹ mất yêu con. Không mất được luôn! Những bạn giơ tay lúc nãy đấy, vẫn còn tình cảm với người yêu cũ đấy cho dù họ đi đâu mất rồi. Tình cảm là tình cảm trong sáng, mình quý người ta thôi thì mình thấy chẳng còn lý do để mất nữa, chẳng việc gì phải mất cả. Tình yêu thực sự luôn có ở đây, đấy là sự thật.

Tất cả chúng ta thực sự ai cũng biết thế nào là tình yêu xịn rồi. Lúc nãy ít người giơ tay quá thôi, chứ còn nếu nói chuyện xong bao nhiêu người có thể nói là: “Tôi đã từng trải nghiệm tình yêu xịn”, giơ tay ạ? Nhiều! Rất nhiều vì nó đơn giản, nó không phức tạp như mình tưởng. Tình yêu xịn nó rất đơn giản, thậm chí là đi ra ngoài đường, làm điều tốt cho một cái người khác, thế thôi, không cần phải yêu đương. Mình ra ngoài đường mình thấy một bác qua đường rất là khổ sở, dắt bác ấy qua xong thấy bác rất là hạnh phúc, mình thấy có hạnh phúc không? Hạnh phúc đúng không ạ? Còn bác không cần phải làm gì cho mình hết. Bác không cần biết mình là ai? Không biết nhà mình ở đâu? Không cần phải quay lại cho mình cái gì hết, mình hạnh phúc như thường.

Đấy! Cái tình yêu xịn, tình yêu thực sự đấy, nó thể hiện rất nhiều qua những chuyện như thế. Ai cũng trải nghiệm chuyện đấy hết rồi mà. Tình yêu thực sự là gì? Là tình yêu không có sự đòi hỏi cái tôi, đơn giản thế thôi. Mình không được cái gì từ bác ấy hết, mình vẫn dắt bác ấy qua đường như bình thường và chào bác như bình thường. Tình yêu thực sự là như vậy. Tình yêu mà không cộng cái tôi thì là tình yêu thực sự. Tình yêu cộng cái tôi vào là dỏm. Nên tất cả mọi người, thực chất mà nói, ai cũng có sẵn tình yêu thực sự hết, nhưng tại sao mình không nhận ra? Vì mình quá mải mê theo đuổi tình yêu dỏm, mình quá quan tâm đến tình yêu dỏm.

Chỉ đơn giản thế thôi nên là nếu mình muốn hạnh phúc, thì mình hãy đánh thức tình yêu thật sự. Muốn đánh thức tình yêu thực sự, quá dễ! Thay vì phải đi làm quá nhiều điều tốt trên đời này, mình chỉ làm một việc đơn giản là đừng, đừng gì ạ? Đừng theo đuổi cái gì ạ? Tình yêu dỏm nữa. Đừng theo đuổi, đừng cả ngày cả đêm nghĩ về tình yêu dỏm. Mình hãy loại bỏ sự ảnh hưởng của cái tôi ra khỏi tình yêu. Muốn bỏ tình yêu dỏm ra khỏi cuộc đời mình, mình chỉ cần bỏ cái tôi ra. Muốn bỏ cái tôi ra, phải làm gì ạ? (Cười) Có ai biết không ạ? Muốn bỏ cái tôi ra thì đi theo một con đường nào đó mà giải quyết cái tôi. Tình yêu không phải chỉ có dựa trên tình dục mà tình yêu giữa con người với con người rõ ràng như mẹ yêu con, hay mình giúp một bà già qua đường. Ngay cả vợ chồng với nhau đến lúc nhất định không phải yêu nhau bằng tình dục nữa. Lúc đầu thì có hấp dẫn về tình dục, nhưng đến một lúc nhất định thì cũng không còn yêu nhau bằng tình dục.

Cái tình yêu giữa con người với con người cũng trở nên ngày càng rộng hơn nếu bỏ cái tôi xuống. Nếu mình tập cách yêu được một người mà ít “tôi”, bỏ cái tôi xuống ấy, thì mình mới tập cách yêu những người khác như thế được. Còn mình không yêu nổi một người được bằng tình yêu không có cái tôi, ít “tôi” thì làm sao yêu cả thế giới này mà không có “tôi” được? Không làm được! Chính vì thế nên mối quan hệ yêu đương là một nơi rất tốt để mình tập. Tập cách yêu mà ít tôi, giảm cái tôi xuống. Nhưng bằng cái việc yêu đương thông thường, tập giảm cái tôi xuống chính là cách chúng ta đang đi vào con đường dẹp bớt cái tôi.

Chuyển hóa cái tôi để biến tình yêu thông thường cá nhân thành một tình yêu rộng lớn hơn là tình yêu cá nhân. Tình yêu đấy chính là nơi tập dượt. Vì sao? Vì cái người mà mình yêu nhất cũng rất dễ là người làm mình khổ nhất. Và nếu mình tập dượt ở chỗ đấy, chính người làm mình khổ nhất họ không làm mình khổ nữa thì thế gian làm sao làm cho mình khổ được? Cái người làm mình khổ nhất mà không làm mình khổ nổi thì thế gian không làm mình khổ.  Vì thế nên là nếu mình đã yêu đương, nếu mình đã cưới vợ, cưới chồng, mình nên dùng chính tình yêu đấy luôn, thay vì mình phải đi ra ngoài để giúp bà già qua đường. Cái đấy không tốt bằng ở nhà mình yêu vợ yêu chồng mình bằng một tình yêu ít cái tôi. Vì sao lại như vậy? Bà già thật ra không thân thiết gì mình nên bà không làm mình khổ được, chứ còn bà vợ thì có thể làm mình khổ. Nên nếu mình tập ở cái chỗ mà mình có thể khổ – khó hơn ấy, thì bao giờ bản lĩnh mình cũng tăng lên. Mình tập ở cái chỗ mà người yêu mình làm mình khổ dễ nhất mà mình còn không bị khổ, ít bị khổ thì khả năng yêu ít cái tôi mình mới tăng lên được.

Còn có những người cả đời giúp bà già rất là giỏi, bà già nào qua đường cũng giúp được hết nhưng về nhà đánh nhau, chửi nhau với vợ, chửi nhau với chồng như gì. Vì cái tình cảm của mình với bà già không đủ mạnh để mà gây đau khổ. Còn tình cảm của mình với người yêu mình rất mạnh, nó đủ cơ hội để gây đau khổ. Nên mình tập ở ngay chỗ đấy là chỗ khó nhất! Khó nhất nhưng mà hiệu quả cao nhất. Vì mọi người để ý mà xem, cái người mà dễ gây đau khổ cho mình nhất, toàn là người mình yêu nhất cả. Mình không yêu rất khó gây đau khổ cho mình, đúng không? Người mình yêu nhất là người dễ gây đau khổ cho mình nhất. Người ngoài nói một câu không sao nhưng mà về nhà chồng nói một câu thế là buồn ngay. Mình sẽ dùng cái chỗ khó nhất ấy, chuyển hóa nó. Tập cách biến tình yêu đầy cái tôi thành tình yêu bớt cái tôi, và dần dần mình biến thành hết cái tôi.

Tình yêu thật sự là tình yêu không kèm cái tôi vì thế không kèm đau khổ. Tình yêu thật sự ở ngay đây này. Mình đừng chạy theo tình yêu dỏm, thì tình yêu thật sự sẽ hồi sinh.

Tình yêu hết cái tôi là tình yêu của những người Giác ngộ – cái đấy nếu không tu hành thì rất khó nhưng mà ai cũng có thể bắt đầu bằng việc bỏ bớt cái tôi xuống. Mà tu hành không phải là cái gì ghê gớm, không phải là ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền. Tu là sửa, tu hành là mình làm cái việc sửa tâm mình, sửa bên trong mình đấy, chứ không phải là sửa cái dáng ngồi của mình, sửa cái bát cơm ăn của mình. Không phải! Mình sửa tâm của mình, bây giờ mình bắt đầu bớt cái tôi, mình bắt đầu yêu người ta nhiều hơn một chút nữa và giảm bớt yêu mình. Và bắt đầu hạnh phúc ở cái chỗ mà ngày xưa mình tưởng không có hạnh phúc.

Đấy, chiến trường khó nhất không phải là bà già ngoài đường, chiến trường khó nhất là gia đình của mình, là cái chỗ thân nhất của mình. Buổi ngày hôm nay không đủ dài để nói tất cả các ý, nhưng mà có mấy ý chính mong rằng mọi người có thể ghi nhận được:

Thứ nhất, tình yêu dựa trên nền tảng là người kia sẽ làm gì được cho tôi để tôi hạnh phúc – đấy gọi là tình yêu dựa trên nền tảng vì mình, vì tôi. Chắc chắn sớm muộn gì nó sẽ khổ. Và hôn nhân chính là tiến trình đẩy nhanh tốc độ đó lên để thấy rõ bản chất tình yêu. Nên có câu là: “Hôn nhân là mồ chôn của tình yêu dỏm”.

Tình yêu dỏm là gì? Là tình yêu mà dựa trên cái tôi, vì tôi. Nhưng đồng thời khi tình yêu dỏm yếu đi và mất đi rồi, người ta sẽ quan tâm tình yêu thật là cái gì. Tình yêu thật là tình yêu mà không cần vì tôi. Cái tình yêu đấy có sẵn ở trong mỗi người, giống như tình mẹ con, giống như là mình thương một bà già qua đường mà không mong muốn điều gì đáp lại, giống như mình quý một người yêu cũ của mình mà mình không mong gì từ người ta mang lại cho mình hết. Giống như mối tình đầu mình thích một cô gái hay một chàng trai mà không cần cô ấy làm gì cho mình. Tình yêu đấy trong mỗi người đều có. Lâu nay nó bị che lấp bởi mình quá quan tâm tới tình yêu của “cái tôi”.

Cách tập là gì? Thay vì việc mình phải đi làm những điều vĩ đại anh hùng ở trên thế giới, mình dùng chính tình yêu mình đang có ấy, nhưng mình giải quyết cái tôi ở đấy. Thay vì mình ra ngoài đường cứu tất cả những người ăn mày, mình về giúp những người thân – tình yêu của mình mà mình không cần đáp lại cái gì lại hết, thế thôi! Tình yêu đích thực hồi sinh theo kiểu đấy. Nếu mình dùng tình yêu hiện giờ của mình mà tập để giải quyết bớt cái tôi thì tình yêu đích thực mới hồi sinh. Đấy là cách hồi sinh tình yêu đích thực hiệu quả nhất. Khó, nhưng mà hiệu quả, hiệu quả sát sao.

Nếu bạn nào thấy những lời nói này đúng, đến đây để tham gia các buổi Trà đàm sau, hoặc sâu sắc hơn là mình tham gia vào những lớp học để mình tìm cách giải quyết cái tôi. Nếu muốn nói thì có thể nói thêm mấy tiếng nữa cũng được, nhưng mà thầy rất tiếc là bây giờ cũng có việc phải đi mất rồi, nên là chúc mọi người nhanh chóng hồi sinh được tình yêu đích thực của mình. Cảm ơn mọi người.

***