Báo hiếu cha mẹ có phải là làm cho cha mẹ vui lòng? Có phải là chăm nom, phụng dưỡng suốt đời? Hay bản thân sống sao cho hạnh phúc cũng là một cách báo hiếu? Thế nào là Báo hiếu hoàn hảo nhất?
Mục lục
- 1. Thế nào là có hiếu?
- 2. Tại sao nên khuyên bố mẹ thọ Tam quy?
- 3. Nhân quả – Vô thường – Bất toại nguyện
- 4. Giải đáp: “Làm thế nào để báo hiếu cha mẹ?”
- 4.1 Cho cha mẹ thấy tà kiến có thể gây ra nguy hiểm, đau khổ
- 4.2 Nghe lời khuyên trái tim mình chứ không răm rắp nghe lời cha mẹ
- 4.3 Kiên nhẫn với cha mẹ – nước chảy đá mòn. Đợi cơ hội.
- 4.4 Chuyện chị Thảo
- 4.5 Không từ bỏ hi vọng, kiên trì nói chánh kiến, mạnh tay khi cơ hội đến
- 4.6 Mấu chốt là Lòng tin và nhất tâm
- 4.7 Có Đạo Tâm sẽ có sức lay chuyển
Thầy Trong Suốt: Chào các bạn, mình là Trong Suốt, tên ngoài đời gọi là Thắng. 35 tuổi, 36 tuổi… 37 tuổi. Đâu, 38 rồi, 38 tuổi! (Mọi người cười) Kinh nhỉ, 38 rồi đấy! Woa! Mình nghĩ là 35 hoá ra là 38 rồi. Một vợ, hai con, đang kinh doanh ở Hà Nội. Tuy nhiên mình bén duyên với Đà Nẵng. Lý do rất đơn giản là vì Đà Nẵng quá đẹp! Đặc biệt là người Đà Nẵng. Thế là mình lấy phải một cô Đà Nẵng. À, lấy được một cô Đà Nẵng, nhầm! (Mọi người cười) Thế là mình hay về Đà Nẵng chơi. Thế xong là quen thêm, thế là dần dần mọi người tổ chức nói chuyện, rồi mình nói chuyện. Đấy, căn bản là như vậy! Buổi trước mình nói chủ đề gì ấy nhỉ?
Một số bạn: “Vì sao làm người tốt mà vẫn khổ?” ạ!
Thầy Trong Suốt: “Vì sao làm người tốt mà vẫn khổ?” – Ở đây có bao nhiêu bạn nghe bài đấy rồi ạ? “Vì sao làm người tốt mà vẫn khổ?”. 1… Một người thôi ạ? Ặc. (Thầy Trong Suốt cười) Còn bài trước đó nữa là gì?
Ngọc Nhân: Dạ, bài trước nữa là “Sửa bên trong…”
Thầy Trong Suốt: “Sửa bên trong là con đường duy nhất để đi đến hạnh phúc”, bao nhiêu người nghe rồi ạ?
(Một số bạn giơ tay)
2, 3… Rồi, như vậy là chúng ta có rất nhiều người mới. Thế thì những bạn mới giới thiệu một chút đi ạ để mình hiểu thêm khán giả là ai ạ. Chỉ cần giới thiệu tên, tuổi, tình trạng hôn nhân và lý do đến đây là gì.
Bạn Hương: Dạ, em là Hương. Em vừa mới tốt nghiệp. Em 24 tuổi. (Cười) Tình trạng yêu đương là vừa mồ côi người yêu. Em tới đây vì thấy chủ đề khá hay và em muốn tìm hiểu thêm.
Bạn Vy: Em tên Thuỳ Vy ạ, 21 tuổi, độc thân ạ. (Cười) Em muốn được chuyển hoá sự đau khổ của mình.
Bạn Yến: Dạ em tên Yến, năm nay cũng 28 tuổi, đã có chồng và chưa có người yêu. (Trong Suốt và mọi người cười) Em tình cờ đọc trên facebook của anh Nhân thì thấy hai điểm thú vị là chủ đề với tên của diễn giả.
Thầy Trong Suốt: (Thầy cười) Tò mò đúng không? Nửa vì chủ đề, nửa vì tò mò. Được, em rất chân thật với chính mình. Mời em tiếp theo ạ!
Diệu My: Chào mọi người, em tên là Diệu My. Em 29 tuổi, có một cháu gái 3 tuổi. Hiện tại em đang kinh doanh tự do. Em đến ngày hôm nay bởi vì trước đây em có ghé một lần buổi Trà đàm rồi. Cách đây hai ngày thì mẹ em nói là: “Con gái mà nói không nghe lời, cảm thấy khổ”. Nhưng em cảm thấy, em và cả em gái của em đã lớn rồi, hiện tại công việc tốt, mọi việc vẫn đang suôn sẻ, mà không hiểu sao mẹ em thấy là như vậy. Thì em nghĩ cũng có thể là cái cách mình nghĩ rằng là mình đang báo hiếu cha mẹ vẫn chưa đúng.
Thầy Trong Suốt: Em đã làm điều gì để mẹ nói rằng là không nghe lời.
Diệu My: Em vẫn chưa tìm hiểu, em nghĩ là có thể là do vấn đề chi tiêu tiền bạc.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Mẹ em vẫn đang nuôi em à?
Diệu My: Dạ không ạ. Nhưng mà giữa hai mẹ con có qua lại chuyện tiền bạc, à thu chi trong gia đình.
Thầy Trong Suốt: À, em và em của em sống cùng mẹ chứ gì?
Diệu My: Dạ vâng. Nhưng mà hiện tại kinh tế em độc lập.
Thầy Trong Suốt: Xong rồi mẹ em không đồng ý cách chi tiêu của em? Có khả năng đấy đúng không? Mẹ em không đồng ý lắm đúng không? Rồi mẹ em bảo là “đồ không nghe lời” chứ gì? (Mọi người cười) Đúng chưa?
Diệu My: Em nghĩ cũng là cái duyên, tại vì cách đây hai hôm nó vẫn còn băn khoăn trong lòng, thì bây giờ cái chủ đề này là em thấy rất là thiết thực. (Một số người tham gia giới thiệu về bản thân).
1. Thế nào là có hiếu?
1.1 Có phải con hạnh phúc là có hiếu với bố mẹ?
Thầy Trong Suốt: Rất tốt. Thế là chúng ta đã cơ bản đã biết về nhau rồi đúng không ạ? Ở đây có bao nhiêu người nghĩ rằng mình là người có hiếu, giơ tay ạ? Mạnh dạn đi, có gì đâu, có hiếu mà! Mình là người con có hiếu.
Hả? Không ai giơ hả? (Mọi người cười to) Toàn những kẻ bất hiếu à? Thật lòng nào! Mạnh dạn lên! Người Đà Nẵng đúng là không mạnh dạn! Mình tiếp tục PR (quảng cáo) bản thân mình một tý đi. 1, 2… Không! Chả nhẽ giờ toàn người bất hiếu đến đây? Khó tin lắm! Người Đà Nẵng là người có hiếu mà! Đúng không?
Lại đi ạ! Mọi người cứ tự cho câu trả lời nới lỏng một chút đi! Hả? (Mọi người cười) Thế những người còn lại vì sao không giơ tay ạ?
Những ai vừa xong không giơ tay, giơ tay lại đi ạ! (Mọi người cười)
Rồi, đấy là những kẻ bất hiếu đúng không ạ? (Mọi người cười to) Không có hiếu tức là bất hiếu chứ gì nữa! Đáng lý ra là đi phỏng vấn những người có hiếu, nhưng ít quá nên chúng ta sẽ chuyển sang những người bất hiếu. Tại sao em lại nghĩ mình bất hiếu?
Một bạn nữ: Vì cuộc sống của mình không được hạnh phúc nên khiến ba mẹ bị buồn lòng vì điều đó.
Thầy Trong Suốt: Mình không hạnh phúc thì mình làm ba mẹ buồn. Mình cho như thế là bất hiếu đúng không ạ? Rồi. Rất tốt! Những ai vừa giơ tay nói tiếp đi ạ. Em, bất hiếu.
Một bạn nữ khác: Em nghĩ là do em với mẹ không có hợp nhau lắm nên là cứ mỗi lần nói chuyện gì đó, nói được một hai câu xong là to tiếng lên. (Cười)
Thầy Trong Suốt: Do không hợp nhau, và hay to tiếng, suy ra là bất hiếu? Rồi.
Bạn đó: Tức là mẹ không nói chi nữa luôn, em nghĩ là mẹ cũng khá là buồn rầu, nhưng mà sau đó lại thôi, xong lại vui vẻ. Vui vẻ một lúc xong lại… (cười)… cứ thế.
Thầy Trong Suốt: À, nghĩa là bật tắt đúng không? Lúc bất hiếu, lúc có hiếu đúng không ạ? Trinh, tại sao?
Bạn Trinh: Dạ, em cũng từng nghĩ là em có hiếu với ba mẹ. Nhưng mà sau một vài chuyện xảy ra, thì mình mới nhận ra là những việc mình làm thật ra nó không phải là có hiếu mà là không có hiếu với ba mẹ. Đến bây giờ lớn rồi mà còn để ba mẹ mình lo lắng, suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Lớn rồi vẫn để bố mẹ lo lắng, suy ra là…
Một số bạn: Bất hiếu.
Bạn nữ: Em thấy mình không được hạnh phúc, làm mẹ buồn.
Thầy Trong Suốt: Mình không hạnh phúc, mẹ buồn suy ra là… bất hiếu. Câu trả lời chung là mình vẫn làm bố mẹ buồn, đúng không ạ? Có thể rút ra qua những câu chuyện là: mình cảm thấy mình chưa có hiếu bởi vì là mình vẫn làm… bố mẹ mình buồn. Ở đây, bao nhiêu người vẫn đang làm bố mẹ buồn, giơ tay ạ!
Ặc! (Mọi người cười) Đông thế ạ? Ha ha ha… (Thầy cười lớn) Thảo nào chừng này người đến buổi này. Rồi. Được rồi. Thế bây giờ câu hỏi là: Làm thế nào để báo hiếu bây giờ? Mình thì làm bố mẹ buồn rồi. Như vậy cái chuyện mà mình làm bố mẹ hết buồn liệu nó có xảy ra sớm không ạ? Mọi người thử phỏng đoán đi ạ! Hay là tình trạng này còn khá lâu đây!
Ví dụ có người thì mẹ bảo là: “Khi nào mày lấy chồng mẹ mới hết buồn!”. (Mọi người cười) Mình có biết khi nào mình giải quyết được vấn đề không ạ? Đấy! Ở đây đã ai từng được nghe câu đấy lần nào chưa ạ? “Khi nào mày lấy vợ hoặc mày lấy chồng thì bố mẹ mới hết buồn“, giơ tay đi ạ! Woa, ít thế ạ? Những người còn lại không chịu một áp lực gì hết à? Hay là vì lấy chồng hết rồi? (Mọi người cười)
Một bạn nam: Nói hồi trẻ.
Thầy Trong Suốt: Không, đây là mình đã từng nghe những câu kiểu kiểu như vậy, nhưng không nói thẳng ra như vậy. 1 người ạ? 2,3,4,5,6,7…. Em, em thì sao? Em áo trắng ấy, không hề bị bố mẹ nói thế bao giờ à?
Một bạn nữ: Ba mẹ đâu có hối thúc gì đâu.
Thầy Trong Suốt: Không thúc gì hết à? Woa, tiến bộ quá nhỉ! Em thì sao?
Một bạn nữ khác: Dạ không nói gì.
Thầy Trong Suốt: Không hối thúc gì?
Bạn nữ đó: Em không có bị hối thúc đã cưới rồi.
Thầy Trong Suốt: À, rồi. Đã hiểu. Vì mình sợ những điều ấy quá nên mình… tốt nhất là gì? Khôn hồn cưới sớm. (Mọi người cười) Đã hiểu. Nhưng tóm lại là những người vừa giơ tay, nói là không làm bố mẹ vui được ấy, có dự đoán được khi nào mình mới làm bố mẹ vui được không? Không đoán được, đúng không? Chả nhẽ mình sẽ bất hiếu từ giờ tới ngày đấy à?
Bi đát quá, đúng không ạ? Rất là bi đát! Với tình hình này thì 99% số người ở đây là sẽ bất hiếu còn lâu. Bất hiếu mà không biết đến ngày nào hết bất hiếu. (Mọi người cười) Thảo nào đến đây! Rồi, đã hiểu rồi. Mình đang ở trong tình trạng là đã bất hiếu này, và không biết đến khi nào mới hết bất hiếu, đến đây là đúng rồi!
Nhưng mà như vậy thì thế nào là có hiếu? Mình đang nghĩ là mình bất hiếu, đúng không ạ? Như vậy mình có định nghĩa thế nào là có hiếu? Một bạn mạnh dạn nói cho mọi người biết định nghĩa của mình thế nào là có hiếu đi ạ! Người ta bảo là gì nhỉ? “Trâu chậm uống nước trong”, mời các bạn đến muộn phải nói! (Thầy cười) Ở dưới có hai bạn đến muộn! Một trong hai em định nghĩa đi!
Một bạn nữ: Theo em là mình làm cái chi mình cảm thấy hạnh phúc, những điều mình muốn, mình trái lời bố mẹ mình, tuy là có buồn nhưng mà sau khi mình hạnh phúc thì chắc chắn là bố mẹ hạnh phúc
Thầy Trong Suốt: Vậy quan điểm của em có hiếu là gì?
Bạn đó: Là con của bố mẹ hạnh phúc.
Thầy Trong Suốt: Mình hạnh phúc chính là có hiếu. Một quan điểm rất là đột phá đấy ạ! Mọi người thường quan điểm là bố mẹ vui mới là có hiếu, đúng không ạ? Nhưng một bạn nữ mới đến, bị bắt nói, thế là bạn ấy buột ra một câu, (Thầy cười lớn) là: “Mình hạnh phúc chính là có hiếu!”.
Ở đây có ai là bố mẹ không ạ? Chắc chắn chị đã là mẹ rồi, đúng không? Quan điểm này chị thấy có chối tai không? Vớ vẩn không?
Chị Nga: Không, tôi thấy cũng đúng, vì là một người mẹ khi thấy con mình vui vẻ, hạnh phúc và trưởng thành thì mình cũng vui. Con mình được làm những cái nó muốn, nó làm cho mình hài lòng, và bản thân nó hạnh phúc thì mình cũng hạnh phúc theo cái hạnh phúc của con mình.
Thầy Trong Suốt: Ừ, một người mẹ kì quái! Có một người mẹ khác phát biểu đi ạ! Người mẹ này hơi kì quái! Đứa con nó bảo là có hiếu là gì – là hạnh phúc – “Tôi hạnh phúc”. Thế mà mình cũng đồng ý!
Chị Nga: Mình không phải lo, vì dám để con mình hạnh phúc thì cảm thấy như thế là rất vui vẻ.
Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu người đồng ý với quan điểm của bạn nữ kia ạ? “Tôi hạnh phúc, như thế là có hiếu”. 1,2,3,4,5,6,7,8… Tám người. Hơi ít, đúng không ạ?
Liệu có phải con hạnh phúc chính là có hiếu với bố mẹ?
1.2 Có phải làm bố mẹ hài lòng là có hiếu?
Thầy Trong Suốt: Rồi thế thì mình đi tìm tiếp. Chị bên cạnh có phải là mẹ không ạ?
Chị Thiện: Ba con.
Thầy Trong Suốt: Đấy, bà mẹ đó thử phát biểu xem nào! Thế nào là có hiếu?
Chị Thiện: Khi mình làm việc gì đó để cho bố mẹ mình vui lòng, không phải bận tâm đến mình nữa, khi bản thân mình hạnh phúc, bố mẹ cũng hạnh phúc, không phải lo lắng gì cho cuộc sống của mình nữa. Mình hạnh phúc là được.
Thầy Trong Suốt: Chị có một quan điểm bổ sung thêm vào ý kiến của bạn nữ lúc nãy là gì? Mình hạnh phúc chưa đủ, mà bố mẹ không phải lo lắng gì về mình nữa, thế là có hiếu. Được.
Nghe hơi lý thuyết quá nhỉ! Ở đây có ai có bố mẹ nào mà không lo lắng tí nào về mình không? Có ai cảm thấy hiện giờ bố mẹ không phải lo lắng tí gì về mình không ạ? Mình chưa lấy chồng thì bố mẹ bảo lo gì? “Lấy chồng đi con ạ, không lấy chồng là không hạnh phúc đâu”. Mình lấy chồng xong mẹ bảo gì?
Vài bạn: Có con!
Thầy Trong Suốt: Hả? “Đẻ con đi con ạ! Không có con thì sau này già lấy ai nuôi mày? Không hạnh phúc đâu!”. Xong rồi sau này một thời gian nữa chồng ngoại tình, bố mẹ bảo gì biết không?
Một bạn nữ: Đừng bỏ chồng!
Thầy Trong Suốt: “Không, đừng bỏ chồng con ạ! Thôi, đàn ông đứa nào chả thế! Nhịn nhục đi con ạ!” (Mọi người cười) Xong tháng sau chồng mình vác bồ về nhà quậy tưng bừng, mẹ bảo gì? Bảo gì? Hả? Cái gì? (Vài bạn đưa ra ý kiến)
Một bạn nữ: Vì con.
Thầy Trong Suốt: “Thì thôi, vì đứa con”. Đúng rồi, giỏi. Bạn này rất là giỏi! “Thôi, dù sao con đã lớn rồi, bây giờ sống vì con, đàn bà sống vì con, thôi vì con mà chịu đựng đi, con ạ”. Lúc này nó chưa lớn, bây giờ con bé nó lớn rồi. “Vì con chịu đựng đi con ạ” – Xong con mình nó lớn 18 tuổi, bố mẹ nói gì?
Bạn nữ đó: Tới đó mà li dị gì nữa.
Thầy Trong Suốt: Hả? “Lớn rồi còn ly dị gì nữa”. Đúng rồi! Bạn này giỏi thật đấy! (Mọi người cười lớn) “Con lớn rồi ly dị gì nữa! Ly dị rồi lấy ai?” – Mình già rồi mà!
Thế là bố mẹ lo cho mình cả đời, một cách rất chuẩn, đúng không? Có chuẩn không? Không gật đầu à? Bố mẹ lo cho mình hết rồi còn gì nữa! Này nha, chưa lấy chồng thì lo gì? Lấy chồng này. Lấy chồng rồi thì lo mình đẻ con này, đúng chưa? Chồng mình có bồ thì lo cho mình… gọi là gì? Biết cách nhịn nhục này, đúng chưa? Rồi con mình lớn vừa rồi, thì lo cho mình là gì? Là phụ nữ thì chỉ, chỉ cần có con là được rồi này. Con mình lớn tướng rồi, mình già rồi thì bảo lo cho mình là gì? Già rồi ai lấy này.
Có nghĩa bố mẹ mình lo cho mình suốt đời, đúng không? Và mình làm theo răm rắp. Liệu như vậy có phải là có hiếu hay không? Bố mẹ lo cho mình suốt đời, xong mình làm theo răm rắp những lời bố mẹ nói, liệu như vậy có phải là có hiếu hay không? Bao nhiêu người đồng ý như thế là có hiếu, giơ tay ạ! Bao nhiêu người bảo thế chả có hiếu gì, giơ tay ạ! Răm rắp làm theo lời bố mẹ từ nhỏ đến lớn, rồi đến già, có phải là có hiếu hay không? Có hay không ạ? Hay là mình đang phân vân quá? Theo em thì sao?
Một bạn nữ: Em đang phân vân.
Thầy Trong Suốt: Phân vân hả? Em phân vân nốt hả? Đấy, bạn này nói là làm bố mẹ hài lòng, không phải lo gì cho mình ấy! Muốn làm bố mẹ hài lòng, không phải lo gì cho mình thì cứ làm răm rắp theo lời bố mẹ là xong! Khỏi phải lo bố mẹ lo gì cho mình. Bạn nữ kia nói đấy!
Bao nhiêu người đồng ý với phương án đấy ạ? Thôi, tốt nhất, để an toàn nhất là cứ gì, cứ răm rắp làm theo lời bố mẹ là xong. Bố mẹ hài lòng là mình có hiếu còn gì nữa! Đúng không em? Đồng ý không?
Một bạn nữ: Dạ không ạ.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Bạn nữ đó: Ví dụ như là chồng có bồ hay này nọ thì mặc dù mình làm theo, nhưng rõ ràng là mẹ cũng đã lo rồi. Và cái việc làm theo đó chưa chắc là mình sẽ sống hạnh phúc, nên như vậy cũng không hẳn là đúng.
Thầy Trong Suốt: Nếu mình làm theo lời bố mẹ, mà mình không hạnh phúc, liệu đấy có phải có hiếu không?
Bạn đó: Không. Không.
Thầy Trong Suốt: Mình làm theo lời bố mẹ nhưng mình không hạnh phúc thì đấy gọi là có hiếu không? Như vậy bài toán có vẻ nan giải, đúng không? Không làm theo, bố mẹ không hài lòng, thì gọi là không có hiếu. Làm theo rồi mà mình không hạnh phúc, thì sao? Thì cũng là? Không có hiếu! Đúng không ạ?
Không làm theo thì cũng không có hiếu. Làm theo rồi, không hạnh phúc thì không có hiếu. Mà bố mẹ mình có phải lúc nào cũng khuyên mình đúng không? Theo mọi người, tỉ lệ khuyên đúng của bố mẹ mình, trên trung bình là bao nhiêu phần trăm? (Mọi người cười to) Thật đấy ạ. Bố mẹ khuyên mười lời thì bao nhiêu lời đúng, bao nhiêu lời không đúng?
Mỗi người cho một tỉ lệ đi ạ! Bạn nào đồng ý với tỉ lệ 100% lời bố mẹ khuyên là đúng giơ tay! Cứ giảm dần nhé? Từ kinh nghiệm mình mà ra ấy.
Rồi, bao nhiêu người đồng ý là 90% lời bố mẹ khuyên mình là đúng? Nào, tôn trọng bố mẹ tí đi! (Thầy Trong Suốt và mọi người cười) Không có bạn nào tôn trọng à? Chín điểm, không cho bố mẹ chín điểm à? Thôi, 80% những lời bố mẹ mình khuyên mình là đúng. (Một bạn giơ tay) Một người cho bố mẹ tám điểm.
Rồi, còn những người còn lại, bố mẹ… Đang đi dự thi học sinh giỏi đấy. Bố mẹ rất mong mình học sinh giỏi, nhưng mình lại không thể chấm bố mẹ học sinh giỏi. (Mọi người cười khúc khích) Bao nhiêu người cho bố mẹ bảy điểm nào? 70% lời khuyên bố mẹ khuyên là đúng? Bảy điểm, sao ít thế ạ? 1,2,3,4 người cho bố mẹ bảy điểm. 70% lời khuyên là đúng cũng không đạt?
Bắt đầu sáu điểm, sáu điểm là khá hay trung bình khá đấy nhỉ?
Vài bạn: Sáu điểm là trung bình khá ạ!
Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu người nói là 60% lời bố mẹ khuyên mình là đúng giơ tay ạ! Hả? Một người! (Mọi người cười) Năm điểm là gì?
Ngọc Nhân: Chắc trung bình.
Thầy Trong Suốt: Trung bình. Bao nhiêu người cho rằng 50% lời khuyên của bố mẹ mình là đúng? 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14…
Rồi bây giờ là những người con bất hiếu này! (Mọi người cười lớn) Bao nhiêu… (Thầy và mọi người cười lớn) Chứ còn gì nữa, cho bố mẹ điểm kém thì làm sao là có hiếu được! Bao nhiêu người cho rằng 40% lời bố mẹ khuyên mình là đúng giơ tay ạ. 1,2.
Rồi, nhóm khác còn lại tệ hơn. Bao nhiêu người cho rằng 30% lời bố mẹ mình khuyên là đúng? 1,2,3.
Bao nhiêu những người cho rằng là 20% lời bố mẹ khuyên mình là đúng? Hai điểm, bố mẹ chỉ được hai điểm thôi.
Bao nhiêu, bao nhiêu người cho rằng 10% những lời bố mẹ khuyên mình là đúng? 10%!
Vậy những người còn lại không giơ tay nghĩa là gì? Từ nãy đến giờ không giơ tay nghĩa là gì? (Mọi người cười lớn)
Một số bạn: 0%.
Thầy Trong Suốt: Thôi, khỏi nói, đúng không? Nói ra xấu hổ lắm, đúng không? (Mọi người cười) Thôi, những người này không bắt giơ tay.
Như vậy là khoảng 20 người không giơ tay tí nào. Hai mươi người từ nãy đến giờ không giơ tay tí nào nghĩa là những người đấy thì sao? Bố mẹ khuyên gì?
Một số bạn: Sai, kệ.
Thầy Trong Suốt: Bất kỳ lời khuyên nào của bố mẹ cũng là gì? Sai hết! Rồi. Như vậy ở đây điểm nhiều nhất là điểm mấy? 50 à?
Một số bạn: Dạ, 50.
Thầy Trong Suốt: 50% đúng không, nhiều nhất là 50%. 50% là đúng. Như vậy cứ răm rắp làm theo lời bố mẹ thì sao, đời mình làm sao? Hả?
Minh Tuấn: Nát như tương.
Thầy Trong Suốt: Nát như tương. (Thầy và mọi người cười lớn) Được, ừ, mình không thể làm theo bố mẹ hết được, như vậy là bố mẹ chắc chắn sẽ buồn. Cứ cho rằng 50% là tỉ lệ trung bình của các bạn đi. Mặc dù không phải, thấp hơn. Cứ cho trung bình là 50% đi. Nghĩa là gì? Nghĩa là chắc chắn là trong cái mối quan hệ của bố mẹ với mình ấy, có một nửa là bố mẹ mình không hài lòng. Vì mình cho là không đúng nên mình có làm theo đâu! Mà mình không làm theo thì sao? Bố mẹ sẽ không hài lòng, đúng chưa?
Như vậy, cái phương án làm theo lời bố mẹ, có vẻ là phương án có vấn đề rồi. Vì 50% lời bố mẹ khuyên mình không đúng, mình cứ làm theo lời bố mẹ thì chắc chắn đời mình gì? Có người nói là “nát như tương” đấy. Như vậy là mình rất nhiều lúc là phải cãi lời bố mẹ. “Cá không ăn muối…”
Mọi người: Cá ươn.
Thầy Trong Suốt: Con cãi cha mẹ…
Mọi người: Trăm đường con hư.
Thầy Trong Suốt: Trời ơi! Ở đây toàn hội hư hỏng hết rồi! (Mọi người cười lớn) Như vậy phương án làm theo lời bố mẹ không đạt rồi. Vậy ở đây có ai có phương án gì không? Tôi thì không thể làm theo bố mẹ được. Mà đã không làm theo bố mẹ thì chắc chắn bố mẹ sẽ gì?
Một số bạn: Buồn.
Thầy Trong Suốt: Sẽ buồn. Như vậy cái quan điểm rằng là: phải làm bố mẹ vui vẻ mới là có hiếu, nghe thì có vẻ rất là lý thuyết, rất là đúng, đúng không? Thực tế thì sao? Có ai làm nổi không? Không rồi! Ở đây lúc nãy có ai cho bố mẹ mình 9 điểm đâu? 10 chẳng có, 9 chẳng có, 8 hình như có… Có không nhỉ?
Ngọc Nhân: Một người có.
Thầy Trong Suốt: Có một người. Thế còn lại 7 cũng chỉ có một người đúng không?
Một bạn nữ: Ba người.
Thầy Trong Suốt: Còn chủ yếu là 5, bố mẹ mình 5 điểm. Như vậy cái phương án là, làm bố mẹ lúc nào cũng hài lòng có vẻ bất khả thi rồi. Mình phải tìm phương án thực tế hơn. Tất nhiên sách viết là gì? Luôn luôn làm cha mẹ vui lòng. “Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe cha mẹ trăm đường con hư” – đấy là sách vở, nhưng mà thực tế nó không diễn ra như vậy. Vậy thì làm thế nào bây giờ? Nếu sách không nói ra được thì tìm ở đâu bây giờ? Sách có vẻ nói không đúng rồi, đúng không? Vậy tìm ở đâu?
1.3 Có phải cung phụng cha mẹ hết cỡ là có hiếu?
Thầy Trong Suốt: Mọi người muốn thử tìm trong Kinh Phật xem có gì không ạ? Biết đâu Kinh Phật lại có lời giải thì sao? Thử không ạ?
Mọi người: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Rồi, mình sẽ thử. Úm ba la Kinh Phật hiện ra! Đấy, hiện ra luôn. (Thầy cười) Xem nhé, xem Phật nói gì nhé. Đây là Kinh Tương Ưng.
“Thế Tôn,…” – Đức Phật đấy, “…lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các thầy Tỳ kheo:
– Đất trên đầu ngón tay ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều?
– Bạch Đức Thế Tôn, đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít.
– Cũng vậy, Đức Phật nói đấy, này các Tỳ kheo, những chúng sinh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của ta. Còn những chúng sinh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”.
Suy ra là những người có hiếu là vô cùng hiếm. Đức Phật còn phải nói là gì? Số người mà hiếu kính với cha mẹ chỉ gì? Bằng đất trong móng tay thôi. Mà số người không hiếu kính thì sao? Nhiều không?
Điều đấy là ngay từ thời Đức Phật, cái việc có hiếu đã là hiếm lắm rồi. Hôm nay thảo nào mọi người được hỏi thì sao? Có ai trả lời là có hiếu không nhỉ? Hình như lúc nãy không ai giơ tay, đúng không? Không ai giơ tay cả, tất cả chúng ta đều tự nhận mình là… bất hiếu. Đấy! Cái điều ấy đúng không phải bây giờ nó mới thế, mà là từ ngàn xưa đã thế, từ thời Đức Phật đã thế rồi.
Đó là một sự thật. Thế là học trò lại hỏi: “Thế thưa Đức Phật…”, trong Kinh Hiếu Tử, học trò thắc mắc trong đầu là: như vậy làm thế nào có hiếu bây giờ? Đúng không? Đức Phật liền hỏi:
“Phật hỏi các Thầy Sa môn:
– Con nuôi cha mẹ lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng nhạc trời làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc lấy thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?”
Nào mọi người trả lời đi! Đức Phật nói như vậy, ăn tất cả đồ ăn ngon này, chơi mọi loại nhạc hay này, quần áo rất đẹp này, cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, như thế có gọi là hiếu không?
Bao nhiêu người cho thế là hiếu, giơ tay ạ! Theo mọi người có hiếu không ạ?
Một số bạn: Chưa.
Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu người? 1 người cho là hiếu. Rồi. Cõng cha mẹ đi khắp nơi. 2 người cho là hiếu… Nghe nhạc vui tai, cõng cha mẹ đi khắp nơi, ăn đủ các loại thức ăn ngon, mặc đẹp. Thế mà Đức Phật trả lời thế này:
“Phật dạy chưa gọi là hiếu”.
Trời ạ làm thế nào bây giờ? Làm thế nào bây giờ, ngay cả làm như vậy còn chưa gọi là hiếu vậy thế nào mới là hiếu? Người dạy tiếp này:
“Đức Phật bảo với Thầy Sa môn:
– Xem ra người thế gian không có hiếu thảo”.
À, hoá ra đoạn trước Đức Phật phê phán là số người có hiếu trên đầu móng tay ấy, lý do Đức Phật lại rất là khác. Đức Phật nói rằng, ngay cả những người mà cõng cha mẹ đi, cũng chưa gọi là gì?
Một số bạn: Có hiếu.
Thầy Trong Suốt: Đấy là lí do tại sao mà số người có hiếu chỉ trên đầu móng tay, mà số người bất hiếu thì lại nhiều như đất trên trái đất. Bởi vì Đức Phật quan điểm rằng là ngay cả như vậy, cõng trên vai này, đưa đi khắp nơi, cho ăn uống mặc đủ thứ mà vẫn không gọi là hiếu thảo. À, hoá ra là như vậy! Học trò rất ngạc nhiên mới hỏi là: “Thưa Đức Phật, thế nào mới gọi là hiếu?”.
1.4 Khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới – ấy là có hiếu
Thầy Trong Suốt: Đức Phật trả lời như sau: “Xem ra người thế gian không có hiếu thảo, những người làm như vậy ấy không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu” – Mọi người có muốn nghe Phật chỉ thế nào không ạ?
Một số bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: “Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới”. Mọi người ở đây có ai biết Tam quy, Ngũ giới nghĩa là gì không ạ? Ai biết giơ tay ạ! Rồi, tí nữa anh sẽ giải thích.
“Nếu như cha mẹ buổi sớm nghe lời mình thọ trì quy giới” – nghĩa là thọ quy y và giữ năm giới – “mà ngay buổi chiều về cõi chết thì đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng cũng gọi là tạm đền”, nghĩa là, gọi là bắt đầu đền đáp được.
Nghĩa là mình khuyên cha mẹ như vậy và buổi sáng cha mẹ nghe theo, đến chiều thì sao? Chết. Thì vẫn gọi là tạm đền được ơn. Còn nếu không khuyên được như vậy mà cõng trên vai đi khắp nơi, ăn uống đầy đủ, nhà lầu xe hơi thì vẫn không gọi là… Gọi là gì?
Một số bạn: Có hiếu.
Thầy Trong Suốt: Mọi người thấy sự thật có bất ngờ không ạ? Hoá ra Đức Phật dạy đấy ạ, thế nào là hiếu? Lâu nay mọi người cứ tưởng rằng là gì? Tôi phải chiều bố mẹ, thì mới là hiếu đúng không ạ? Lâu nay mọi người vẫn tưởng thế mà! Lý do mọi người bất hiếu vì sao? Vì tôi không chiều được bố mẹ! Tôi đã làm đủ chuyện trên đời mà bố mẹ vẫn không vui lòng. Đức Phật có dạy là chiều bố mẹ là có hiếu không ạ? Đức Phật dạy rằng là chiều bố mẹ đến như vậy, đến như cái người trong lời Đức Phật nói ấy: Làm theo lời bố mẹ, cõng đi khắp nơi, cho ăn uống đầy đủ, mà cũng, cũng gọi là chưa có hiếu. Đức Phật nói đấy: “Người thế gian xem ra là không có hiếu”.
Cái số người có hiếu là người làm cái gì? Đọc lại một lần nữa cho mọi người nghe thế nào là, Đức Phật gọi là thế nào là có hiếu. Đức Phật bảo với các Thầy Sa môn này:
– “Xem ra người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu…” – đây là Kinh Hiếu Tử đấy ạ: “Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành…” – Ở đây có bao nhiêu người đã khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành ạ? Cha mẹ bảo với mình là làm điều ác, mình không cho làm. Ngăn chặn luôn đấy. Khuyên, nhiều khi là ngăn chặn luôn. Mình khuyên bố mẹ làm điều lành. Bao nhiêu người ạ? À, rất tốt! Đấy, cứ tưởng nào là phải làm bố mẹ hài lòng thì mới là có hiếu, nhưng mà khuyên cha mẹ gì? Bỏ ác làm lành. Cha mình vác cái cần câu đi câu cá, là ác hay lành ạ?
Mọi người: Ác ạ!
Thầy Trong Suốt: Mình làm gì? Khuyên. Thậm chí là gì? Lấy cần câu bẻ vứt đi, thì thế mới là…
Một số bạn: Có hiếu.
Thầy Trong Suốt: Còn bảo là: “Ôi cha ơi, cha cứ đi câu cá cho thoải mái đi! Tối về con sẽ nấu cho cha bát cháo cá” – đấy là có hiếu hay không ạ?
Một số bạn: Bất hiếu.
Thầy Trong Suốt: Đấy là bất hiếu hay có hiếu ạ?
Mọi người: Bất hiếu.
Thầy Trong Suốt: Đấy là bất hiếu! Vì sao ạ? Vì mình khuyên cha mẹ làm ác. “Cứ đi thoải mái đi rồi về con nấu cháo cá cho bố mẹ ăn mà”, đúng chưa?
Hoá ra là làm hài lòng không phải là có hiếu. Mà là khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành mới là…
Một số bạn: Có hiếu.
Thầy Trong Suốt: Những người còn lại không giơ tay có nghĩa là mình không khuyên bao giờ, đúng không ạ? Những người mà chưa bao giờ khuyên ba mẹ ấy, hoặc là ít khi quan tâm đến việc cha mẹ làm lành hay làm ác, giơ tay ạ! Mình chả quan tâm mấy, thích làm lành thì làm, mà thích làm ác thì làm. Cha mẹ đi câu cá, mặc kệ! Cha mẹ buôn bán dối gạt người khác, mặc kệ. Bao nhiêu người vẫn đang mặc kệ, giơ tay ạ!
“Khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, rồi tiếp này, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới”. Thế nào là thọ Tam quy ạ? Mọi người ở đây có ai biết không ạ? Quy y Tam bảo gọi là Tam quy. Quy y Phật là một, quy y Pháp là hai, quy y Tăng là ba. Đấy gọi là Tam quy. Quy y là gì? Quy là quay về, y là nương vào. Quy y nghĩa là quay về và nương tựa vào Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng đấy. Nghĩa là khuyên cha mẹ tin vào Phật, tin vào Phật Pháp, và tin vào những bậc thầy giác ngộ. Nếu mình khuyên được cha mẹ tin vào Phật, tin Phật Pháp và tin vào những bậc thầy giác ngộ thì đấy là khuyên cha mẹ thọ Tam quy. Ở đây bao nhiêu người đã khuyên được cha mẹ thọ Tam quy rồi? 1, tốt! 2, tốt! 3, tốt! 4, tốt! 5, rất tốt! 6! 6 người rồi. Đấy, đấy là thọ Tam quy.
Thứ hai là giữ Ngũ giới. Ngũ giới là năm điều xấu mình không nên làm, vì nếu làm điều đấy thì hại người và hại mình. Thứ nhất là không sát sinh. Bao nhiêu người đã khuyên cha mẹ là đừng có sát sinh rồi ạ? Ồ, quá tốt, quá tốt! Mười mấy người, hai mấy người. Quá tốt! Không sát sinh nghĩa là mình không trực tiếp giết và mình cũng không bảo ai giết. Còn nếu bảo: “Ba mẹ ơi! Ba mẹ đừng có giết nữa tội nặng lắm! Nhưng mà cứ bảo bác bán cá giết hộ ấy”, thì sao? Đấy có phải là không sát sinh không ạ? Đấy, mọi người phải lưu ý đấy ạ! Mình khuyên bố mẹ là đừng giết mà bảo bà bán cá giết thì cũng bằng với giết.
Nên là khuyên ba mẹ là gì? Đừng giết nữa, cũng đừng bảo ai giết nữa. Không giết, không bảo giết. Mà nếu mua con gì mà chết rồi ấy thì hẵng mua. Đấy, nếu mua ở chợ thì mua con chết rồi. Họ hàng ở quê đem lên cho gà vịt, không lấy. Đấy, cũng không bảo là: “Thôi anh chị về giết thịt rồi mang lên đây”. Không lấy luôn, nguyên tắc căn bản. Ở quê đừng có bao giờ mang gà vịt lên đây cho. Nhưng nếu mang một con gà chết rồi, mà mình tự nhiên mình gặp thì được, cái đấy được. Nếu mình dặn người ta là: “Hãy giết con gà, mang cho chị”, thì sao? Đấy là bảo giết rồi, không được. Nhưng mình không nói gì hết, thì được. Hiểu ý không? Không giết không bảo giết, đấy là không sát sinh.
Không trộm cắp. Đừng có trộm cắp. Nếu bố mẹ mình là người ăn trộm thì khó khuyên rồi, nếu không thì khuyên được. Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm. Ví dụ cha mẹ mình có… bồ. Tự nhiên cha mình hay mẹ mình tự nhiên có bồ, đấy gọi là tà dâm.
Tà dâm nghĩa là gì? Nghĩa là mình lừa dối một người nào đó để quan hệ bất chính với một người khác, với người vợ hoặc người chồng của họ. Hoặc là mình lừa dối vợ chồng mình để quan hệ với một người khác. Ở đây bao nhiêu người đã khuyên ba mẹ đừng có tà dâm giơ tay ạ? – “Ba mẹ đừng có léng phéng với cô nào hết hay anh nào hết”. Người Đà Nẵng rất là ngoan, người Đà Nẵng chắc là không tà dâm, đúng không? (Mọi người cười) Nhỉ? (Thầy cười) Ở Hà Nội chuyện bố mẹ mình có bồ là, cơ hồ xảy ra, như cơm bữa luôn. (Một vài bạn cười khúc khích) Ở Hà Nội ấy! Cái chuyện mà bố mẹ của tôi có bồ không phải là chuyện hiếm. 10 người có thể tìm được 2, 3 người. Ở đây có vẻ không có ai nhỉ! Ở đây có ai biết rằng bố mẹ mình có bồ không ạ? Thôi, cái này khỏi phải nói, nhỉ. Đà Nẵng quá tử tế, quá tốt bụng! Tệ nạn xã hội chưa lan tới Đà Nẵng. (Thầy và mọi người cười)
Rồi, không tà dâm, không trộm cắp, không sát sinh, không nói dối. Đấy, hay là bố mẹ mình nói dối thì mình khuyên đừng nói dối nữa. Nói thế không tốt đâu ba mẹ ạ! Ngày xưa thì bố mẹ mình khuyên mình đừng có…
Một số bạn: Nói dối.
Thầy Trong Suốt: Nhưng khi mình lớn, mình hiểu biết rồi, mình thấy ba mẹ mình nói dối, mình có khuyên không ạ?
Bao nhiêu người đã từng khuyên: “Ba mẹ ơi, đừng có nói dối”, giơ tay ạ! 1,2,3, tốt! 4, rất tốt! 5, rất tốt! Khi mình có hiểu biết, mình thấy rằng ba mẹ mình cũng gì? Nói dối như ranh. (Mọi người cười lớn) Như ranh là như trẻ con đấy! Thì sao? Mình có khuyên không? Hay là: “Thôi kệ, ba mẹ là bậc trưởng thượng, mình phải làm hài lòng ba mẹ chứ ai lại đi khuyên” – thì đấy, nếu không khuyên thì lại là bất hiếu, mọi người hiểu không? Thấy cha mẹ nói dối mà không khuyên thì là gì?
Một số bạn: Bất hiếu.
Thầy Trong Suốt: Bất hiếu. Còn thấy cha mẹ nói dối mà khuyên là đừng nói dối nữa thì lại là gì?
Một số bạn: Có hiếu.
Thầy Trong Suốt: Kì quái chưa? Thấy cha mẹ nói dối, mình không khuyên thì là bất hiếu. Thấy cha mẹ có nói dối mà mình có khuyên nghĩa là có hiếu. Có những người cung phụng cha mẹ rất là nhiều, nhưng mà cha mẹ làm những nghề mà suốt ngày phải nói dối, mà mình không khuyên được, mình cũng không muốn khuyên, thì đấy vẫn chưa gọi là có hiếu. Phải khuyên!
Cái thứ năm là không say nghiện, thấy cha mẹ mình say nghiện gì đấy, phải can ngăn. Ở đây say nghiện là nói về chất kích thích, rượu, thuốc lá… nhưng nếu nói rộng hơn là say nghiện cờ bạc cũng là say nghiện, lô đề, cờ bạc, bóng bánh… Đấy, mình cũng phải ngăn ra. Thấy cha mình mê số đề… Đâu rồi? Ở đây có bạn Hồng Thảo đâu ấy nhỉ? Đấy! Có ngăn không?
Hồng Thảo: Dạ, có ạ!
Thầy Trong Suốt: Ngăn mới là có hiếu, còn cứ để cha mình chơi thì là gì?
Mọi người: Bất hiếu ạ.
Thầy Trong Suốt: Bất hiếu! Vì nghiện, ông bị sang nghiện mất rồi. Như vậy nghiện rượu, nghiện các loại nghiện, nghiện thuốc… Nghiện thuốc cũng phải ngăn, thuốc lá cũng là nghiện mà. Nghiện chất kích thích đấy.
Rồi. Như vậy là gì? Đức Phật định nghĩa có hiếu rất là đơn giản. Quá đơn giản luôn! Đấy. “Đức Phật bảo các Thầy Sa môn: “Xem người thế gian không có hiếu, không có hiếu thảo. Thế này, chỉ thế này mới là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành.” Ở đây những ai muốn có hiếu thì nhớ câu này thôi, hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới. Hết.
Giờ nói tiếp này: “Dù cha mẹ buổi sáng sớm thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng cũng gọi là tạm đền”. Nghĩa là mình chỉ khuyên buổi sáng ba mẹ nghe theo thôi, mà chiều ba mẹ mất thì vẫn là đền được ơn cha mẹ. Lợi hại chưa? Như vậy khẩu quyết là gì, ngắn gọn là gì? “Khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới” – Thế là đủ gọi là có hiếu rồi. Còn nếu mà cung phụng cha mẹ hết cỡ, nhưng mà thấy cha mẹ làm ác không ngăn cản, không khuyên cha mẹ làm lành thì có gọi là có hiếu không?
Rồi, theo tiêu chuẩn mới mà Đức Phật dạy này, ở đây có bao nhiêu người cảm thấy mình có hiếu rồi? 1,2,3,4,… À, tăng lên rồi. 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14… Đấy, 15. Như vậy lúc nãy chả ai thấy mình có hiếu cả, bây giờ thấy… 15 người thấy mình có hiếu. Lý do vì trước đây mình không hiểu biết, mình cứ tưởng có hiếu là gì? Cõng trên vai, cung phụng đầy đủ thức ăn thức uống, làm tất cả mọi điều để cha mẹ mình vui vẻ sung sướng – thì mình tưởng là không bất hiếu. Nhưng mà thực tế là gì? Đấy là điều bất khả thi luôn. Lúc nào cũng làm bố mẹ hài lòng ấy, là điều bất khả thi. Hoặc có làm xong rồi cũng chẳng phải là có hiếu. Đấy là lý do mà Đức Phật bảo là số người làm được việc hiếu ở trên trái đất này chỉ như là hạt đất trong móng tay thôi.
Bao nhiêu người nghe xong thấy lòng thoải mái ra? (Mọi người cười) Thoải mái hẳn ra, đúng không? Như vậy là gì, để có hiếu chỉ cần làm gì thôi? Có ai nhớ, nhắc lại đi ạ? Khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới, (mọi người nói lại theo lời Thầy) mới là có hiếu. Dễ chưa ạ? Đâu có quá khó đâu! Có ai cảm thấy lòng nhẹ nhàng, giơ tay xem nào! Nhẹ hẳn lòng giơ tay xem nào! Rồi, mời các bạn nhẹ lòng phát biểu cảm tưởng. Tại sao bạn lại nhẹ lòng? Em.
Một bạn nữ: Dạ. Trước khi anh nói thì em không biết những điều đó. Ba mẹ em thì cũng không sát sanh, cũng không làm những điều… Ít nhất từ nhỏ đến giờ ba mẹ em đều dạy như vậy và em cũng thấy ba mẹ em giờ cũng như vậy. Nhưng có điều là, có vấn đề là ba em vẫn còn nghiện số đề, và em nghĩ là sau bài học này thì em về sẽ nói nhiều hơn những điều đó với ba em. Khuyên ba không có làm những điều phạm vào Ngũ giới nữa.
1.5 Chuyện “Con khuyên bố bỏ nghiện chơi đề”
Thầy Trong Suốt: Nếu em có người cha nghiện số đề ấy, em học tập cái bạn giơ tay lúc nãy ấy! Bố bạn ấy nghiện đề luôn. Em kể chuyện giúp bố giải quyết vấn đề nghiện được số đề đi.
Hồng Thảo: Vâng ạ. Chào các bạn! Bố mình nghiện đề rất là lâu, cũng phải gần đến hai chục năm. Nghĩa là lúc đầu thì chơi theo kiểu cho vui, cho biết thôi, về sau trở thành là nghiện. Nghiện nhiều quá, nghiện đến mức ghi đề rất là nhiều. Thế là thời gian vừa rồi, mình phải đi trả nợ cho bố mình, phải 350 triệu ấy. Đợt trước mình cũng không khuyên những điều tốt nhất cho bố mình, mình cũng không biết cách để khuyên bố. Về sau này khi mình được học ấy, thì mình biết báo hiếu cho bố mẹ tốt nhất là những điều, lời khuyên bảo ấy.
Khi mình học được điều đấy thì về mình mới nói lại cho bố. Đầu tiên bố cũng hay nói dối. Bảo bố là: “Bố ơi bố, bố đừng chơi đề nhé”, thì bố bảo: “Ừ, bố không chơi đâu, bố chỉ đi tí này thôi, ngày mai bố bỏ, bố không bao giờ chơi nữa”. (Thầy và mọi người cười)
Thế, bố cứ hứa, hứa, rất là nhiều lần như thế. Có những lúc thì hứa với cả mẹ mình là: “Anh thề với cả em và các con là anh không bao giờ anh chơi đề nữa đâu!”. Cứ thề “cá trê chui ống” năm này sang năm khác, tháng này sang tháng khác, hứa liên tục. (Thầy và mọi người cười)
Đến khi cái số tiền ghi đề nó quá nhiều ấy, thì không thể chịu đựng được nữa. Họ cứ đến họ đòi, thế là bắt đầu mới đến tai mình, mình bắt đầu mới biết bây giờ bố mình bị nợ nhiều như thế. Mình cũng giật cả mình. Thời điểm đấy là mình cũng kinh doanh, lúc đầu ấy vì mình vô minh, mình kém hiểu biết ấy, thì mình cũng đi trả nợ hộ cho bố. Xong đến khi mình hiểu biết rồi, mình được học rồi ấy, mình bảo những cái điều đấy tự dưng trở thành là mình tiếp tay cho bố để bố chơi tiếp. Thế là sau đấy là mình không tiếp tay cho bố nữa.
Thế là hằng ngày mình về, mình cứ giúp đỡ bố bằng cách luôn luôn an ủi bố rằng:
– Bây giờ bố không nên chơi đề như thế nữa, nó không tốt cho gia đình, ảnh hưởng đến bản thân bố, mà chúng con cũng thấy bây giờ kiếm ăn rất là khó khăn. Bây giờ bố mà làm thế thì sẽ không tốt cho cả bố, cả mẹ và cho cả chúng con nữa.
Thế là mình cứ khuyên dần, khuyên dần. Đầu tiên bố không thích, nhưng về sau những lời từ mình ấy, mình cảm thấy là những lời yêu thương của mình ấy, làm cho bố cảm động. Thế là dần dần bố không chơi nữa. Trước kia mình là con gái, mình không muốn, kiểu như giữa con gái và bố không bao giờ có những cảm giác như là phải ôm bố. Nhưng bây giờ mình biết cách là để cho bố không chơi đề nữa, bằng cách là mình yêu thương bố, mình chạy ra mình ôm lấy bố, mình xoa đầu bố như trẻ con ấy, xong rồi là mình cứ xoa vai viếc các thứ. Tự dưng bố cảm thấy giữa bố và con gái có một cái sự gắn kết, đó là tình yêu thương thực sự giữa bố con mình bây giờ. Bố mình bỏ dần bỏ dần, bây giờ bố bỏ hẳn rồi. Thông báo với các bạn là rất là vui là bố mình đã bỏ sau hai chục năm chơi đề. (Mọi người vỗ tay rất lớn)
Thầy Trong Suốt: Đấy mới là có hiếu, đúng không? Chứ bố chơi đề xong, mình đi làm trả tiền cho bố thì sao? Đấy là có hiếu hay không? Hay bất hiếu?
Mọi người: Bất hiếu.
Thầy Trong Suốt: Quá là bất hiếu, vì ủng hộ bố. Như vậy để được có hiếu có quá khó không? Để có hiếu không phải quá khó.
2. Tại sao nên khuyên bố mẹ thọ Tam quy?
Thầy Trong Suốt: Trong mấy điều đấy thì điều nào khó nhất? Giúp hay khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, trì Ngũ giới, cái nào khó? Em, bạn áo hồng ở giữa đấy!
Bạn nữ: Theo em thì thọ Tam quy cũng khá là khó.
Thầy Trong Suốt: Thọ Tam quy là khó đúng không, bỏ ác làm lành dễ không? Dễ mà đúng không? Cái đấy khuyên được đúng không? Thọ Tam quy là khó vì sao?
Bạn đó: Bởi vì nó có một niềm tin riêng. Mình thấy rằng như vậy là tốt nhưng bố mẹ… chưa chắc coi đó là việc tốt.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Đúng, đồng ý với em luôn. Giữ Ngũ giới còn dễ hơn thọ Tam quy, đúng chưa? Giữ Ngũ giới thì cũng chỉ là bỏ ác làm lành thôi mà. Mọi người đồng ý không? Thọ Tam quy là khó nhất trong cái những điều đấy. Bao nhiêu người thấy thọ Tam quy là khó, giơ tay ạ! (Một số bạn giơ tay) Rồi.
Bao nhiêu người thấy là dễ, giơ tay ạ! “Tôi làm được rồi”. Hoặc là dễ hoặc “Tôi làm được rồi”, giơ tay. (Một số bạn giơ tay) Rồi, được!
Đấy, khó nhưng mà mình có định làm hay không ạ? Hay thôi? Khó nhưng mà vẫn phải làm chứ, đúng không ạ? Cố gắng. Đây là mình khuyên thôi, chứ mình có làm được không là chuyện khác. Nhưng mình phải cố làm. Vì bố mẹ các em cơ bản là thế hệ trước, thế hệ duy vật: “Làm gì có Phật”, “làm gì có kiếp sau”, không tin, đúng chưa? Thế nhưng mà mình phải tìm cơ hội đấy để mà làm thôi, mình không thể không làm. Đơn giản thôi, không thể không làm.
Bố mẹ mình có những niềm tin sai lầm đấy, nhà Phật gọi là tà kiến. Khi bố mẹ mình mà không hướng theo Phật thì sẽ có rất nhiều tà kiến. Tà kiến là những niềm tin, những hiểu biết sai lầm. Ví dụ, “chết là hết” là tà kiến hay chánh kiến ạ?
Mọi người: Tà kiến.
Thầy Trong Suốt: Khi bố mẹ mình tin là “chết là hết”, thì khi các cụ chết phát, lại thấy nó gì? Không hết. Mình bay lơ lửng trong nhà, con cái đánh nhau chia tài sản, đấy, mọi người khóc rú lên bi thương, thì rất là dễ đau khổ và rất dễ không được siêu thoát được. Hoặc là nếu có thì dễ bị tái sinh vào chỗ thấp.
Thế là vì các cụ, vì chính bố mẹ mình ấy, mình phải khuyên bố mẹ mình là gì? Là chết không phải là hết, để chuẩn bị cho việc chết như thế nào. Hoặc là mình phải khuyên niệm A Di Đà để chết thì Đức Phật A Di Đà đến giúp. Chứ mình nếu mình cứ bảo bố mẹ mình là gì? “Chết là hết” – thì điều gì xảy ra khi bố mẹ mình chết? Có hoảng không ạ?
Một bạn nam: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Hoảng là chắc! Vì chết có hết đâu. Xuất ra khỏi xác một cái, chết mà, thấy con cái bu xung quanh, khóc rũ rượi. Xong rồi ngoài mặt nó khóc, trong đầu nó nghĩ là cái vườn không biết chia cho đứa nào, đấy. Làm sao mà vui được? Xong rồi chết mà không hết thì tất cả những mối thù không bỏ được. Những điều mà mình day dứt chưa làm không bỏ được. Thế là quẩn quanh ở nhà để xem con lớn thế nào, cháu lớn ra sao.
Chi bằng trước khi bố mẹ mình chết, mình đã khuyên là gì? Là chết vẫn còn, đi tiếp. Vì vậy bố mẹ hãy đừng có mà bám vào cái cõi này nữa. Chết rồi là không làm gì được nữa đâu! Đừng có ở lại xem con lớn như thế nào, cháu đi về đâu, rồi công trình xây dở ra sao. Mình khuyên bố mẹ như vậy trước khi bố mẹ mình chết, có phải tốt hơn không? Tốt hơn chứ! Mà muốn khuyên được như vậy thì bố mẹ mình phải có gì? Phải có tí niềm tin vào Phật chứ! Vì mình nói từ lời Phật ra mà! Đấy là lý do rất thực tiễn của việc thọ Tam quy đấy!
Thọ Tam quy là phát khởi một cái niềm tin chân chính vào Phật, Pháp, Tăng. Thọ Tam quy không phải là lên chùa làm lễ quy y, không phải. Nếu mà mình hiểu thế là hiểu một cách rất hạn hẹp. Thọ Tam quy không phải là bảo bố mẹ lên chùa làm lễ quy y đi, bố mẹ làm cho mình vui lòng thì không phải gọi là thọ Tam quy. Thọ Tam quy là giúp bố mẹ mình có một niềm tin chân chính vào Phật, Pháp và Tăng. Mình giúp bố mẹ mình xa rời những tà kiến.
Đức Phật trong một Kinh khác nói rõ hơn, trong Kinh Tăng Nhất A Hàm: “Này các Tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền cho hết ơn được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế, nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con muốn hiếu thảo, báo đáp ơn… công ơn cha mẹ đúng chánh Pháp, cần phải thực hành những điều sau đây:
Một là nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng Tam Bảo”. Đấy, chính là cái điều vừa xong đấy.
“Hai, nếu cha mẹ san tham, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm bố thí”. Nếu cha mẹ mình tham, thì phải khuyến khích đi bố thí.
“Ba, nếu cha mẹ làm điều ác, phải khuyến khích cha mẹ hướng về điều thiện”. Đấy, bỏ ác làm lành đấy.
“Bốn, nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyến khích cha mẹ trở về với chánh kiến”. Chính là cái điều mà anh vừa nói xong đấy. Nếu cha mẹ có những niềm tin sai lầm – Tà kiến đừng nghĩ là cái gì ghê gớm, tà nó chỉ là lệch thôi chứ tà không phải là ma tà, kiến là thấy – cha mẹ có những cái hiểu biết lầm, nhầm lẫn, thì phải khuyến khích cha mẹ về chánh kiến, mới đúng đắn.
“Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh Pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại mà còn gieo phúc lành trong tương lai”.
3. Nhân quả – Vô thường – Bất toại nguyện
Thầy Trong Suốt: Kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật dạy như vậy. Mọi người nghe rõ không ạ? “Nếu cha mẹ chưa có niềm tin này, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng Tam Bảo. Nếu cha mẹ san tham, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm bố thí. Nếu cha mẹ làm điều ác, phải khuyến khích cha mẹ hướng về điều thiện. Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyến khích cha mẹ trở về với chánh kiến”. Như vậy là việc mình khuyên cha mẹ ấy, nó phải đi kèm với cả chánh kiến, hiểu biết đúng đắn. Nếu cha mẹ có hiểu biết sai lầm thì mình phải khuyên cha mẹ hiểu biết đúng đắn. Hiểu biết sai lầm thì rất là nhiều, nên là mình muốn khuyên cha mẹ được thì mình phải làm thế nào? Mình cũng phải có gì?
Một bạn nam: Chánh kiến trước.
Thầy Trong Suốt: Chánh kiến chứ, đúng không? Không thì khuyên thế nào bây giờ? Mình muốn khuyên cha mẹ tin vào Tam Bảo thì mình phải…?
Một số bạn: Tin vào Tam Bảo.
Thầy Trong Suốt: “Thôi, cha mẹ tin Tam Bảo đi! Còn con thì… (Mọi người cười) thôi, con chả tin đâu. Con tin vào khoa học vật chất, công nghệ. Chứ còn ba mẹ tin Tam Bảo đi cho nó đúng trong sách”. Không phải, đúng không? Vậy mình cũng phải tin. Mình muốn mong cha mẹ mình có chánh kiến thì mình cũng phải có?
Mọi người: Chánh kiến.
Thầy Trong Suốt: Chánh kiến. Như vậy thực chất là để có hiếu với cha mẹ mình ấy, thì đầu tiên, mình phải tập cho mình trước đã, mình học cho mình trước đã, để mình có niềm tin vào Tam Bảo đã. Và mình phải có hiểu biết thế nào là chánh kiến.
3.1 Nhân quả
Thầy Trong Suốt: Chánh kiến nhà Phật rất là căn bản. Ví dụ chánh kiến đầu tiên là nhân quả, là một chánh kiến. Nếu cha mẹ mình chưa tin nhân quả, nghĩa là chưa có chánh kiến, thì mình phải giúp cha mẹ tin vào nhân quả. Có nhiều người không tin nhân quả đâu! Mọi người đừng nghĩ nhân quả là dễ tin. Có nhiều người không tin nổi vào nhân quả luôn. Đấy, chánh kiến nhân quả rất là quan trọng của nhà Phật. Nếu mà cha mẹ hiểu nhân quả, thì cha mẹ mình sẽ cẩn thận hơn. Gieo nhân rồi sẽ gặt quả.
Cha mẹ sẽ hiểu rằng là, cái nhân quả, nó sẽ đi kèm với hiểu biết về luân hồi, hiểu rằng là đời này chưa phải là hết. Những việc xấu đời này làm ấy, không thoát được đâu, mà nó sẽ còn chạy tiếp đến tương lai; và những việc tốt mình làm ấy, cũng đừng có hối tiếc. “Sao mình lại tốt thế nhỉ? Giá mà mình… thế này thế kia”. Không phải, vì nó còn chạy tiếp. Nên một cái chánh kiến rất căn bản của nhà Phật là chánh kiến về nhân quả và luân hồi. Mình hiểu, sau mình nói cha mẹ mình hiểu. Đấy chính là bắt đầu giúp cha mẹ dần dần có chánh kiến.
Cái người mà không tin là có đời sau và không tin là có nhân quả ấy, hành xử của họ hết sức là thiếu cẩn thận và rất là dễ nhầm lẫn. Những người có tin nhân quả, chắc chắn là, họ sống tử tế hơn, đúng không ạ? Chính mình tin nhân quả cũng khác. Mình tin nhân quả mình hành xử tử tế hơn. Nên là một niềm tin căn bản của nhà Phật là nhân quả. Nếu như cha mẹ chưa có chánh kiến về nhân quả, đấy, thì hãy khuyên cha mẹ về nhân quả. Nhân quả sẽ đi kèm với việc luân hồi, tái sinh, v.v…
3.2 Vô thường
Thầy Trong Suốt: Chánh kiến thứ hai của nhà Phật gọi là vô thường, cái căn bản đấy! Vô thường là gì? Mọi thứ trên đời này biến đổi không ngừng, không có cái gì thường hằng cả. Vô là không, thường là thường hằng, bất biến. Nếu mà cha mẹ mình không hiểu về vô thường thì cha mẹ rất dễ đau khổ khi một chuyện nào đó trái với mong muốn xảy ra. Nhưng khi cha mẹ hiểu vô thường ấy, cha mẹ mình rất là dễ chấp nhận được những điều trái mong muốn và buông xả dễ dàng hơn nhiều. Nên chánh kiến căn bản thứ hai mà mình có thể khuyên được, là vô thường.
Còn thế nào là thường? Thường nghĩa là gì? Tà kiến. Tin rằng là có một cái gì đó trên đời có thế tồn tại mãi mãi được. Ví dụ, một người hàng xóm quý mình sẽ quý mình mãi, đấy gọi là…
Mọi người: Thường.
Thầy Trong Suốt: Thường mà! Thường nghĩa là thường hằng, như thế mãi. Nếu mình làm cha mẹ tin rằng là ai quý mình, cũng quý mình mãi, thì đấy gọi là? Tà kiến hay chánh kiến ạ?
Mọi người: Tà kiến.
Thầy Trong Suốt: Tà kiến. Đúng không ạ? Cha mẹ mình tin rằng là: “Ôi, đã khỏe là khỏe mãi. Không cần giữ sức khỏe đâu! Cứ khỏe là khỏe mãi!”. Có đúng không ạ? Đấy là tà kiến. Và cha mẹ các bạn ấy, nếu về nhà hỏi nói chuyện ấy, thì có rất nhiều quan điểm thường, rất là nhiều luôn. Cái quan điểm về Vô thường rất ít, mà quan điểm về thường rất là nhiều. Người tốt thì là tốt mãi, người xấu là xấu mãi. Cha mẹ mình quan điểm xấu là xấu mãi. “Cái con bé nó xấu lắm, không thèm chơi với nó. Nó sẽ xấu mãi từ đây cho đến lúc nó chết” – Đấy, đấy là xấu sẽ xấu mãi. Còn đâu, đấy: “Họ hàng là để quý nhau. Đã quý là quý mãi. Hồi bé 3 tuổi quý thì 30 tuổi quý, rồi 90 tuổi cũng quý” – đấy là thường.
Cha mẹ của các bạn ấy, tin rất nhiều vào thường và chắc chắn vì thế nên mới khổ. Vì khi những điều bất thường xảy ra thì sao? Vô thường xảy ra đấy! Là khổ ngay. Nên mình phải khuyên cha mẹ về Vô thường, để cha mẹ hiểu bản chất của thế giới là luôn biến đổi, dịch chuyển, đừng có hi vọng gì, một cái gì đấy mà cứ thường mãi. Đấy gọi là niềm tin căn bản, chánh kiến thứ hai, là chánh kiến về Vô thường.
3.3 Bất toại nguyện
Thầy Trong Suốt: Chánh kiến thứ ba của nhà Phật ấy, gọi là có thể hết đau khổ được và như vậy thì nó đi kèm với một chánh kiến là khổ. Khổ là gì? Chánh kiến về khổ là gì? Là cái cuộc đời này ấy, là bất toại nguyện. Cuộc đời này bất toại nguyện. Nhân quả, Vô thường, Bất toại nguyện. Cuộc đời này là bất toại nguyện, nghĩa là, trong đời này, do người ta thiếu trí tuệ, thiếu hiểu biết, nên dù có quyền lực bao nhiêu đi nữa, tiền bạc bao nhiêu đi nữa, người ta vẫn khổ. Đấy, đó là lời khuyên.
Thay vì lời ba mẹ là gì? “Là cứ có quyền lực, tiền bạc là sướng, cứ giàu sang, hạnh phúc, chồng con là sướng” – Không phải! Bởi vì bản chất cuộc đời này là luôn luôn biến đổi, vô thường mà. Nên là dù có đang có giàu sang cũng có thể bị bệnh tật lăn ra chết, đang quyền lực có thể bị vu cáo vào tù, đang có vợ chồng tử tế có thể ngoại tình. Và do không hiểu biết về những điều như vậy nên là con người luôn luôn bị khổ.
Khổ vì mong muốn những cái điều mà mình đang có giữ được mãi, nhưng lại không giữ được. Khổ vì mong muốn là người mình yêu thương ở gần mình mãi, mà lại không ở gần được. Khổ vì mong muốn những cái mình ghét đừng đến với mình. Có làm được không ạ? Những cái mình không thích ấy, bệnh đừng có đến, hay là người mình ghét đừng có mò đến, nhưng mà vẫn đến. Đấy, nên là cuộc đời này nó là bất toại nguyện vì thế.
Bất toại nguyện vì vô thường. Vô thường thì những người, những cái mình thích thì nó rời mình xa xa xa, những cái mình không thích thì nó mò đến với mình. Đang yêu thì không có ai muốn là người yêu phản bội, đúng không ạ? Thì tự nhiên người yêu phản bội…
Một số bạn: Mò đến.
Thầy Trong Suốt: Mò đến với mình. Đúng chưa ạ? Như vậy vì vô thường cho nên bất toại nguyện.
Nên là thay vì mình giảng cho cha mẹ, mình nói cho cha mẹ là: “Ba mẹ cứ phấn đấu đi, giàu đi rồi nhiều tiền bạc, quyền lực đi, rồi con đàn cháu đống đi, thì sẽ sướng” – Thế nghĩa là tà kiến hay chánh kiến ạ? Nói cha mẹ như vậy chính là tà kiến. Cha suốt ngày khuyên mình là gì? “Con cứ lấy chồng đẻ con rồi sẽ sướng!” – nhưng mà thực tế có phải không ạ? Các bạn có chồng rồi ấy, có phải không ạ? Cứ lấy chồng đẻ con đi rồi sướng đúng không ạ?
Một bạn nữ: Khổ hơn.
Thầy Trong Suốt: Chỉ có khổ hơn thôi! Hoặc là cũng không sướng đâu. Mình khuyên ba mẹ ngược lại. Bảo ba mẹ đấy là tà kiến. Vì cuộc đời này ấy, nó vô thường lắm, nên là tin rằng là lấy chồng đẻ con là sướng là một điều nhầm lẫn. Cuộc đời này luôn luôn bất toại nguyện, có con thì khổ kiểu có con, có chồng khổ kiểu có chồng. Đi làm việc, mình làm sếp mình có sướng không ạ?
Mọi người: Không.
Thầy Trong Suốt: Cứ cho là mình là Tổng thống Mỹ có sướng không ạ? Tổng thống Mỹ chắc là sướng chứ nhỉ! Quyền lực đầy tay mà! Có sướng không ạ? Theo các bạn, có bao nhiêu người nghĩ là Tổng thống Mỹ là người sướng, giơ tay ạ! Bao nhiêu người nghĩ Tổng thống Mỹ cũng là người bất toại nguyện, có khổ đấy ạ, giơ tay!
Đấy, phải khuyên cha mẹ mình như vậy. Về nói cha mẹ:
“- Theo ba mẹ: Tổng thống Mỹ là sướng hay khổ?
– Sướng lắm con ạ! Con cố được như thế ba mẹ mừng.
– Không ba mẹ ơi, khổ lắm! Suốt ngày lo kiểm soát thế giới. Xong rồi chỉ cần một chuyện nhỏ xảy ra là bị trách tội ngay, bị chỉ trích ngay. Hoặc kiểm soát có được không? Vì nó vô thường, kiểm soát thế nào được! Nên suốt ngày thất vọng. Chả có gì sướng hết!”
Chánh kiến căn bản:
Nhân quả – Vô thường – Bất toại nguyện.
3.4 Cơ hội thoát khỏi đau khổ hoàn toàn
Thầy Trong Suốt: Đấy, đấy là những cái chánh kiến mình khuyên lại cha mẹ. Khi cha mẹ đã tin được vào Nhân quả rồi, tin vào được Vô thường rồi, tin được vào Bất toại nguyện rồi ấy, mình bồi bổ thêm một chánh kiến cuối cùng là: “Nhưng mà có một cơ hội thoát ra khỏi đau khổ” – Đấy, cơ hội thoát khỏi đau khổ hoàn toàn luôn. Đúng không ạ? Có không ạ?
Một số bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Cơ hội đấy chính là tu hành và giải thoát, hết khổ, là thoát khỏi đau khổ đấy.
Đấy, cha mẹ tin vào ba điều kia rồi thì sẽ tin điều thứ tư. Phật là người hết khổ hoàn toàn, Pháp là con đường hết khổ hoàn toàn, Tăng là những người đi theo con đường đấy và ra khỏi đau khổ hoàn toàn. Cha mẹ hãy tin những người đấy đi và đi theo đi. Đấy. Nếu cha mẹ đồng ý là tin theo Phật, Pháp và Tăng, nghĩa là gì rồi?
Một số bạn: Có hiếu rồi ạ!
Thầy Trong Suốt: Xong rồi, (Một số bạn cười) hoàn thành nhiệm vụ rồi. Đúng chưa ạ?
Một bạn nam: Woa.
Thầy Trong Suốt: Chứ không phải là lên chùa làm lễ quy y đâu! Nếu cha mẹ đồng ý với mình là: “Ba mẹ sẽ tin theo Phật, Pháp và Tăng” thì đấy là quy y rồi. Chứ không phải là quy y là mình phải lên chùa, bắt ba mẹ ngồi xuống, quỳ, mặc áo màu xám xám, vẩy nước một lúc. À, Việt Nam không vẩy nước, nhầm. Việt Nam mình quy y là gì? Đọc đọc à? Tụng tụng một lúc, thế là quy y, không phải. Quy y không phải như vậy! Quy y là cha mẹ mình tin vào gì? Phật, Pháp và Tăng.
Phật – người hết khổ hoàn toàn. Pháp – con đường, cách, phương pháp thoát khổ hoàn toàn. Tăng là những người đi theo nó và hoàn toàn hết khổ. Nếu cha mẹ tin vào những người đấy thì gọi là…
Một bạn: Tam quy.
Thầy Trong Suốt: Quy y rồi! Thế là gì? Sướng rồi! Đúng chưa?
Như vậy là gì? Đấy là cách để làm cho cha mẹ mình hướng về Tam Bảo đấy. Nói cho cha mẹ những cái chánh kiến, về Nhân quả, về Vô thường, về Bất toại nguyện, và có một con đường ra khỏi bất toại nguyện đấy. Nếu cha mẹ đồng ý với mình là cha mẹ đi theo, gọi là thọ Tam quy. Đấy gọi là: Báo hiếu thế nào cho…
Một số bạn: Đúng.
Thầy Trong Suốt: Cho đúng.
Đấy, mấy cái lời tóm tắt vừa xong đấy! Khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành rồi, mọi người làm được đúng không? Nhưng làm thế nào để khuyên cha mẹ thọ Tam quy, trì Ngũ giới? Chính là cách vừa xong. Trong cuộc sống dần dần mình đưa những chánh kiến vào, mình đưa những cái hiểu biết đúng đắn vào, khuyên cha mẹ đi theo chánh kiến, thay dần những tà kiến của cha mẹ đi. Ví dụ mẹ, cha mình tin là đi câu cá là vui, mình khuyên thế nào bây giờ? Bạn nào khuyên những người như mẹ, người cha đi câu cá nào? Ở đây có ai biết không ạ? Mời em.
Một bạn nữ: Dạ, ba em đi câu cá, xong ba bị đau. Em nói là: “Chắc là ba bị đau là do câu cá nhiều”. Rồi, lúc đầu ba không có tin, sau đó thì đau rất là nhiều lần. Và có một lần là em phản ứng lại rất là mạnh luôn, là bẻ luôn cái cần câu của ba.
Thầy Trong Suốt: Tốt!
Bạn đó: Xong rồi ba dần dần một thời gian nghỉ không câu cá nữa, thì cái đau nớ hắn đỡ hơn, không còn đau nhiều như trước nữa. Xong giờ thì ba không đi câu cá nữa.
Thầy Trong Suốt: Tốt. Muốn khuyên cha mẹ mình phải rình. Rình cái gì? Rình cơ hội. Không phải cứ xông thẳng vào khuyên là được. Đôi khi trong trường hợp của em là cha mình phải đau đã, bệnh đấy, thì lời khuyên của mình mới ngấm được. Là đi câu cá, làm hại sinh mạng các loài khác ấy, thì về nhân quả, tổn hại chính mình. Lúc đấy người ta mới tin được.
Nên đôi khi phải rất kiên nhẫn. Để khuyên được cha mẹ ấy, nhiều khi phải chờ rất nhiều thời gian, nhiều năm. Có người phải chờ nhiều năm mới khuyên được một lời. Mình vẫn khuyên nhưng mà mình phải chờ, vừa phải khuyên mình vừa phải kiên nhẫn. Đợi tới thời điểm mà phù hợp nhất để khuyên những lời chí tử. Đấy. Phải rất kiên nhẫn chờ đợi cơ hội. Mình biết nguyên tắc là gì? Là khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành rồi, nhưng mình phải đợi, đúng chưa?
Còn muốn khuyên quy y, cha mẹ quy y Tam Bảo và tránh xa những tà kiến đi, thì mình có thể bắt đầu bằng Nhân quả cũng được. Bắt đầu làm cha mẹ tin vào Nhân quả. Việt Nam mình tin vào Nhân quả rất là dễ, đúng không? Không quá khó. Đấy. Cứ tin Nhân quả rồi thì cha mẹ mình sẽ tin là gì? À, trong đời trước có thể làm rất nhiều điều ác rồi, đời này không làm điều ác gì, nhưng đời trước tôi làm rất nhiều điều ác, chặt cổ con này, giết con kia, hại người nọ rồi, nên quả xấu có thể nở ra trong tương lai.
Đấy, và như vậy cha mẹ bắt đầu chấp nhận được cái gọi là Vô thường. Vô thường là hôm nay đang gặp điều tốt, thì ngày mai quả xấu nở ra, gặp phải điều xấu. Như vậy, nếu cha mẹ tin vào Nhân quả ấy, thì sớm muộn gì mình sẽ khuyên tin vào Vô thường được. Mà cha mẹ đã tin vào Vô thường ấy, thì cha mẹ sẽ tin được vào khổ, Bất toại nguyện. Đang hạnh phúc thì có thể vô thường, xảy ra một chuyện gì đó, thế là khổ. Đang khỏe mạnh, một cơn gió thổi qua, liệt nửa người. Có thể không?
Một bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Trước đây cha mẹ mình không bao giờ tin vì bố mẹ mình có tà kiến, tin là gì? “Nó khỏe là sẽ khỏe mãi, còn lâu mới ốm!”. Nhưng bây giờ chứng kiến hàng xóm chết vì ung thư, chứng kiến bạn mình chết vì một cơn gió, lời khuyên của mình đến đúng lúc, rất hiệu nghiệm. Cha mẹ sẽ hiểu về Nhân quả, Vô thường và Khổ – Bất toại nguyện. Nếu cha mẹ mình tin ba điều đấy rồi, thì là ngon rồi.
Mình lựa lúc phù hợp mình nói là gì: Có một con đường thoát khỏi cái đống khổ sở đấy. Đấy! Con đường ấy được phát minh bởi ai? Đức Phật. Là cha mẹ sẽ tin Phật. Con đường đấy bản thân nó chính là Pháp. Và có những bậc giác ngộ đi theo nó, và giác ngộ được, ra khỏi đau khổ nữa. Đấy, đấy là cái cách để làm cho mẹ mình tin vào Tam Bảo.
Mình sẽ phải kiên nhẫn thôi, rất kiên nhẫn, từ từ từng bước một. Có những người phải khuyên mất hàng chục năm, đợi bao nhiêu cơ hội mới khuyên được. Có những người mất một, hai năm. Có những người lâu hơn. Nhưng nếu mình không khuyên thì sao?
Một số bạn: Bất hiếu.
Thầy Trong Suốt: Đấy là gọi bất hiếu! Mình có khuyên nhưng không được ấy, thì đợi. Không khuyên nghĩa là bất hiếu. Và nên nhớ là Đức Phật giảng ấy, trong Kinh hiếu tử đó là chỉ cần buổi sáng mình khuyên mà ba mẹ làm theo thôi, còn chiều ba mẹ mình chết thì vẫn đền ơn được cha mẹ. Chỉ buổi sáng và buổi chiều thôi.
Vì sao lại như vậy, vì sao lại đền ơn được cha mẹ? Vì khi cha mẹ mình đã gieo cái nhân tin vào Tam Bảo rồi thì đời này có thể chưa thay đổi gì hết, nhưng trong các tái sinh đời sau, vì do có gieo cái nhân đấy rồi, sẽ tìm đến Tam Bảo, tìm đến Phật, Pháp, Tăng để mà nương tựa. Mà nương tựa rồi thì yên tâm là sẽ thoát khỏi đau khổ. Như vậy là mình đã gieo cái nhân để giúp cha mẹ mình thoát khỏi đau khổ mãi mãi.
Còn nếu mình cung phụng cha mẹ mình rất nhiều, chặt gà, chặt cổ gà, chặt cá cho cha mẹ mình ăn, theo mọi người thì đời sau cha mẹ mình sướng hay khổ?
Một bạn nam: Khổ ạ.
Thầy Trong Suốt: Đời này có thể khổ ngay rồi vì cha mẹ mình cộng nghiệp với mình. Nhà Phật có một khái niệm gọi là cộng nghiệp. Nghĩa là khi đứa con làm điều xấu ấy, thì bát cơm manh áo nuôi đứa con ấy là ai? Cha mẹ. Cho nên cha mẹ phải chia nghiệp với đứa con. Mình đi làm điều xấu, kể cả điều xấu để phụng dưỡng cha mẹ đi nữa, thì vẫn là điều xấu. Thế là cha mẹ mình bị cộng nghiệp. Đấy.
Ví dụ trước đã kể ở đây chưa nhỉ? Là có gia đình có ông bố chết đấy! Ông bố chết, thế là các con khóc lóc, xong rồi buổi đêm cả bốn đứa con đều mơ thấy cảnh là bố về báo mộng là: “Các con đừng khóc, bố được lên cõi trời rồi sướng lắm”. Thế là cả nhà bốn đứa kể với nhau nghe giấc mơ giống hệt nhau. Có sướng không ạ? Sướng quá! Lập tức là: “Không, mình phải mổ bốn con lợn, ăn mừng, mời hàng xóm đến ăn chia sẻ niềm vui này”. Thế là hôm đấy ăn mừng, sướng lắm. Buổi tối về bốn đứa mơ cùng một giấc mơ là gì? “Con ơi, vì cộng nghiệp, mày giết con lợn mà, cộng nghiệp với bố. Thế là bây giờ bố đã phải xuống địa ngục mất rồi con ạ!” Khổ chưa? Đấy.
Cộng nghiệp là như vậy đấy! Mình làm điều xấu thì bố mẹ mình bị ảnh hưởng. Cộng nghiệp là như vậy. Vì bố mẹ mình nuôi mình lớn lên. Mình có sức khỏe mình làm điều tốt, đương nhiên bố mẹ mình được nghiệp tốt. Mình có sức khỏe mình làm điều tốt, mình có trí tuệ mình làm điều tốt, bố mẹ được nghiệp tốt. Nhưng mà ngược lại, bố mẹ mình chịu nghiệp xấu. Nên là mình phụng dưỡng bố mẹ mà sai cách, còn làm hại bố mẹ. Như vậy phải biết phụng dưỡng đúng cách. Đúng cách là:
– Bỏ ác làm lành.
– Quy y Tam bảo, và
– Giữ giới.
Đấy, đơn giản thế thôi. Nên mọi người nắm được hết kỹ thuật báo hiếu chưa ạ?
Một số bạn: Rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Hiểu thế nào là có báo hiếu đúng cách chưa ạ? Như vậy bài hôm nay thì rất là ngắn thôi, nhưng mà có thể thay đổi được cách rất nhiều người báo hiếu.
Phật – Người hết khổ hoàn toàn.
Pháp – Con đường, cách, phương pháp thoát khổ hoàn toàn.
Tăng – Những người đi theo con đường ấy và hoàn toàn hết khổ.
4. Giải đáp: “Làm thế nào để báo hiếu cha mẹ?”
4.1 Cho cha mẹ thấy tà kiến có thể gây ra nguy hiểm, đau khổ
Minh Ngân: Anh ơi, cho em hỏi về khuyên bố mẹ làm lành và tránh ác. Mẹ em hay dậy sớm ra chợ mua cua về nấu cho cả nhà ăn. Khi em khuyên là: “Mẹ ơi đừng mua cua sống, đừng sát sinh như vậy, không tốt” nhưng mà mẹ thì rất buồn và nói: “Vì bố và các con nên mẹ mới phải làm vậy. Tất cả vì các con thôi. Chứ đâu có phải là mẹ sung sướng gì đâu, vì phải dậy sớm nấu ăn. Thứ hai là, khoa học bây giờ người ta bảo là ăn đồ tươi thì tốt cho sức khỏe. Mà bây giờ cứ phải mua đồ ươn, không còn sống nữa thì về đau hết mọi người. Vào viện thì ai chịu?” thì về mặt thực tiễn thì nên làm như thế nào ạ?
Thầy Trong Suốt: Thứ nhất là mình thấy rằng mẹ mình đang có một cái gọi là gì? Tà kiến chứ gì nữa! Tà kiến là hiểu biết sai lầm đấy! Mình phải làm thế nào truyền cho mẹ chánh kiến. Đúng không ạ? Để truyền cho mẹ chánh kiến, thì phải cho mẹ thấy tà kiến của mẹ là sai. Và cái sai nó có thể gây ra nguy hiểm, đau khổ, thế thôi. Ví dụ như mình bảo là rất nhiều người họ ăn những con chết rồi ấy, họ cũng không bị đau bụng, chứng tỏ cái việc mà bảo là ăn mấy đồ đấy đau bụng là sai. Đấy, bẻ từng cái một. Đúng chưa? Rồi mình nói về nhân quả cho mẹ mình nghe. Còn mẹ không tin, không sao, cứ nói đi, đừng sợ, đừng bắt mẹ phải tin vội. Mà đợi đến ngày gì xảy ra thì mẹ mình sẽ tin?
Một bạn: Có bệnh tật.
Thầy Trong Suốt: Ốm đau bệnh tật kiểu gì cũng mò đến. Đúng chưa? Ngày đấy là ngày mình sẽ nói và bố mẹ mình sẽ tin. Như vậy là phải chờ thời cơ đấy! Đợi mẹ mình đau, ví dụ như là đau chân đúng không? “Hôm nọ có phải mẹ bẻ càng con cua không? (Mọi người cười lớn) Đúng không? Thôi rồi! Đau chân đúng rồi!”. Đúng chưa? Mình có thể nói là gì? “Những con vật chết rồi nó thù oán mình, nó chui vào cơ thể mẹ, tái sinh mà, làm các tế bào ung thư, phá hệ thống miễn dịch của mẹ. Mẹ sẽ ung thư chỉ vì mẹ ăn tươi sống thôi. Khỏe thì chưa thấy đâu mà ung thư thì mò đến rồi”. Đúng chưa?
Ngày nay giết mổ quá kinh luôn! Sát sinh ngày nay ở quy mô cực lớn, nên là ung thư cực lớn luôn. Vì những con vật đấy ôm hận, nó không có cách nào nó trả được, nó tìm cách tiêu diệt lại. Mà con người mình thì to khỏe, nó thì chỉ là con vật hèn mọn thôi, cách duy nhất là chui vào cơ thể mình để phá, sinh bệnh. Nên là không phải chỉ ung thư mà các bệnh khác ấy, các loại kháng sinh không chống được nữa.
Đấy, mình nói dần nói dần. Đặc biệt là đợi, nên là phải có một kĩ thuật đợi cơ hội. Kỹ thuật quan trọng nhất để bố mẹ mình tin mình là đợi cơ hội. Cơ hội có thể xảy ra với chính bố mẹ mình hoặc là nhiều khi chỉ là hàng xóm thôi. Nhiều khi chỉ là một người mà bố mẹ mình biết thôi, nhưng mà chuyện đấy gây ấn tượng mạnh mẽ đến bố mẹ mình, thì mình có thể đem Nhân quả mà nói được, Vô thường mà nói được, Bất toại nguyện mình nói được. Đấy, phải đợi cơ hội, em phải đợi cơ hội!
Ví dụ như là bố của anh chẳng hạn. Bố của anh là giáo sư đại học, rất là duy vật, tin rằng chết là hết. Mẹ của anh cũng như vậy, nhưng mà mẹ của anh có thể có duyên với Phật Pháp hơn nên là mẹ bắt đầu tin mình. Tức là sau 3, 4 năm mình tin vào những điều vừa xong đấy, thì mẹ mình cũng tin theo. Nhưng bố mình mười năm sau vẫn chưa tin. Đấy, vẫn nghĩ rằng chết thì hết chứ gì đâu mà.
Thế xong rồi gì, phải đợi cơ hội là gì? Là bà ngoại của anh mất. Bà mất trên đường tới bệnh viện. Bà có một cái chết mặc dù rất nhẹ nhàng, nhưng khuôn mặt bà lúc đấy miệng rất méo. Thì mình niệm Phật cho bà trong mười tiếng, một đội niệm. Khi tụng niệm xong thì gương mặt bà miệng ngậm lại này, mỉm cười như thiên thần luôn, rất đẹp. Và bố mình nhìn thấy cảnh đấy. Thế là bố mình bắt đầu có một chút niềm tin vào Phật Pháp, một chút thôi. Rõ ràng là về khoa học thì rất khó giải thích, chết rồi mà, ra khỏi thân thể rồi. Tại sao mà chỉ có niệm Phật thôi, không sờ vào thân thể nằm đấy, niệm mười tiếng sau, tự nhiên da dẻ hồng hào, thân thể mềm mại, xong miệng còn mỉm cười, miệng rất là đẹp, ngậm lại. Rất là khó tin. Thì lúc đấy là bố anh ở đấy rồi, bắt đầu có một chút niềm tin thôi. Một chút niềm tin thôi.
Và bắt đầu gì… thứ hai là sợ chết, bắt đầu sợ chết. Ví dụ như buổi tối ngày xưa là ngủ một mình, bây giờ cứ phải bắt vợ mình ngủ cùng. “Nhỡ có chuyện gì thì sao?”. (Mọi người cười lớn) Ngày xưa có bao giờ thế đâu! Chưa bao giờ thế cả. Đấy, đấy là cơ hội chưa? Cơ hội lớn chưa? Mọi người thấy cơ hội không? Bắt đầu sợ chết này, bắt đầu tin Phật. Đây là lúc để mình gì? Tấn công còn gì nữa! Đúng không? Chứ mười năm nay mình tấn công bao nhiêu có được đâu, nhưng bây giờ là cơ hội rồi, bắt đầu sợ chết, bắt đầu tin Phật.
Thế là anh làm cú quyết định, gọi là gì? Mặc cả. “Thôi, bây giờ ba nửa tin nửa ngờ, không vấn đề gì hết. Con chỉ cần ba niệm Phật nhiều vào. Đổi lại…”. Đổi lại gì? “Nếu ba niệm Phật nhiều, càng nhiều thì con càng…”
Mình nên đổi cái ba mình muốn, đúng không? Ba mình đang muốn mình điều gì, mình đổi điều đấy! Ví dụ như trong trường hợp này là gì? “Ba cứ niệm Phật là con đi bộ. Đấy, sáng nào con cũng đi bộ, ba cứ đổi đi. Con đi bộ đổi lấy niệm Phật của ba”. Thế là sáng nào cũng đi bộ buổi sáng, 5 giờ dậy đi bộ. Còn ba mình thì sao? Thỉnh thoảng lại khoe: “Ôi, hôm nay 1000 cái, 1000 lần niệm Phật con ạ”. Hôm sau: “1500 con ạ” (Mọi người cười) Thế là lợi hại chưa? Đấy, một cơ hội! Phải đợi cơ hội đến chứ không… Ngày xưa mình có đổi chắc ba mình cũng chả làm. Đấy là một ví dụ về việc là phải đợi cơ hội.
Và cơ hội kiểu gì nó cũng đến. Đấy, vì ai chẳng bị đụng đến cái chết, đúng không? Trong trường hợp của ba của anh là mẹ vợ mình chết. Nhưng mà bố mẹ các em cũng thế thôi, đầy người chết xung quanh. Đến tuổi nhất định, rụng như sung ấy, rụng bộp bộp bộp. Thiếu gì cơ hội, đấy là một loại cơ hội, mình phải nắm lấy. Bệnh tật không thể nào mà bảo không mò đến được. Bệnh tật, cái chết sẽ mò đến với mình hoặc là đến với người thân của mình. Khi nó đến chắc chắn là gây ấn tượng, mọi người phải tận dụng cơ hội đấy.
Đấy, có nhiều bạn thông minh lắm, đổi nhiều kiểu lắm! Ví dụ như là: “Nếu ba niệm Phật thì con sẽ lấy vợ”, đúng chưa? Có bạn ở đây thậm chí còn nói là gì? Đã đính hôn rồi, nhưng mà: “Nếu ba không niệm Phật thì… con chả bao giờ lấy vợ cả”. Cứ đính thôi, đính mãi thôi! (Mọi người cười lớn) Còn nếu ba niệm Phật thì năm nay con sẽ…
Một số bạn: Lấy vợ.
Thầy Trong Suốt: Con sẽ lấy. Đấy, bạn này này, chồng bạn này chứ không phải bạn này, chồng chưa cưới của bạn này bảo thế đấy. Đang định làm thế hay làm thế chưa ấy nhỉ?
Minh Phong: Dạ chưa ạ!
Thầy Trong Suốt: Chuẩn bị làm đúng không?
Minh Phong: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Đánh đổi đấy! Niệm Phật đổi đám cưới, đấy! Như vậy là có hai kỹ thuật đúng không? Một là đợi thời cơ để người ta đang sợ. Đấy là một kỹ thuật. Kỹ thuật thứ hai là gì?
Một bạn: Đánh đổi.
Thầy Trong Suốt: Đổi. Ba mẹ mình muốn cái gì thì mình đổi cái đấy. “Nếu ba tin vào Phật thì con…” gì đó… Tức là thế đấy, hai cái cộng vào nhau. Thời cơ để khuyên bảo, cộng với cái đổi gì đó. Đấy là những cái, những cách mà có thể là rất dễ làm. Mình kiên nhẫn thôi. Như là ba của anh nè, đợi mười năm liền. Còn trước đấy đủ các loại cách không được.
Không được nhưng không phải là mình không làm gì. Mình làm rất nhiều thứ để ba mình tin. Kể đủ các loại chuyện luôn, ngồi ăn cơm, uống trà với nhau kể đủ các chuyện, để cho ông chưa tin thì cũng phải hơi tin.
4.2 Nghe lời khuyên trái tim mình chứ không răm rắp nghe lời cha mẹ
Một bạn nữ: Em cảm ơn những chia sẻ của anh, có những cái rất là hay. Mà em hỏi trong trường hợp ba mẹ mình là người đã hiểu về Pháp, nhưng mà bản thân mình không làm được điều đó, thì cái chữ hiếu sẽ có cách như thế nào? Vì ở đây nói là nếu mà mình khuyên ba mẹ mình bỏ ác làm lành, tin vào Tam Bảo, gìn giữ năm giới, mà bản thân mình…
Thầy Trong Suốt: Không làm được ấy hả?
Bạn đó: Không làm được như vậy.
Thầy Trong Suốt: Phải làm thôi! Em phải làm thôi. Chưa có hiếu, em phải làm. Mọi người muốn khuyên người khác thì mình phải có hiểu biết đúng đắn, đúng không? Thế thôi, mình muốn khuyên bố mẹ quy y Tam Bảo thì mình phải tin Tam Bảo chứ!
Bạn đó: Đây là ba mẹ em đã tin rồi nhưng mà khuyên con cái thì…
Thầy Trong Suốt: Khuyên không được hả? (Thầy và các bạn cười lớn)
Bạn đó: Em nghĩ tức là, cái tình huống ở đây là ngược lại, nếu mà ba mẹ đã tin như vậy rồi, bản thân mình…
Thầy Trong Suốt: Làm theo.
Bạn đó: Mình cũng phải làm theo cái đó mới gọi là chữ hiếu với ba mẹ nhất.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Tốt! Đúng không? Nếu ba mẹ mình khuyên rồi, mà tin rồi, mình chưa tin, thì có hiếu là gì?
Bạn đó: Thật ra khi mà em đến đây là em muốn phải làm thế nào đó đúng cách ấy. Khi anh nói nếu mà ba mẹ mình đã như vậy thì bản thân mình là đã có hiếu rồi thì không còn việc chi em phải bàn nữa, không còn việc chi phải nghe nữa. Khi ba mẹ em nói vậy, thì theo em nghĩ đó cũng là tốt với em rồi. Mình nhìn lại bản thân mình, cái việc như vậy, khuyên ba mẹ, phải làm điều đó như vậy…
Thầy Trong Suốt: Đúng. Nếu ba mẹ em tin rồi thì em nên giống bạn mà nói là mình hạnh phúc thật sự thì ba mẹ vui lòng. Nhưng mình không hiểu biết mình hạnh phúc không được, đúng không? Mình cũng phải hiểu biết để mình hạnh phúc, để ba mẹ mình hạnh phúc theo. Mình hạnh phúc rồi ấy, thì ba mẹ mình có thể hạnh phúc theo được. Đấy! Thực chất nếu ở đây mọi người không hiểu về những cái căn bản nhà Phật: như là Vô thường, Vhân quả, Bất toại nguyện ấy, mọi người sẽ khó hạnh phúc lắm. Mình gọi là có hạnh phúc bé tí thế này thôi, hạnh phúc tí ti, xong mất ngay. Yêu đương thì bị bồ đá, đúng không ạ? Ở công ty thì bị sếp đối xử ngược đãi. Kiểu gì cũng có lúc như vậy xảy ra.
Nên mình muốn hạnh phúc ấy, thì mình phải hiểu biết. Cách để hạnh phúc đấy! Mình hiểu biết rồi thì không những là mình hạnh phúc, mình còn khuyên người khác hạnh phúc, bố mẹ mình hạnh phúc theo. Nên suy ra cho cùng mọi người ở đây trước khi báo hiếu phải làm gì trước đã?
Minh Tuấn: Tự làm trước.
Thầy Trong Suốt: Trước khi bảo người ta tin Tam Bảo, mình phải gì?
Mọi người: Tin Tam Bảo.
Thầy Trong Suốt: Tin Tam Bảo. Trước khi bảo người ta là làm lành tránh dữ thì sao?
Mọi người: Làm lành tránh dữ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, làm lành tránh dữ. Mình phải làm trước. Tại vì hôm nay mình bắt đầu từ việc mặc định là mọi người đã có một số căn bản đó rồi. Chứ còn mọi người nghe ghi âm những Trà đàm trước, làm thế nào tìm cách sống cho đúng đắn, hạnh phúc. Vì mình muốn bố mẹ mình hạnh phúc mà cuộc sống mình vất vưởng, không hạnh phúc, bố mẹ mình không hạnh phúc nổi đâu, đúng chưa?
Mình phải tìm cách hạnh phúc cho chính mình. Đấy là cái phần thứ hai. Mình ngày xưa có bài đấy rồi, nhỉ. Ở đây có ai quan tâm đến việc là làm thế nào để giải quyết cái mâu thuẫn bố mẹ mình với mình ấy, thì đây là bài chính xác hơn: “Khoảng cách giữa các thế hệ và cách chuyển hóa”. Hôm nay mình tập trung nhiều hơn về báo hiếu. Còn em có thể nghe lại những bài Trà đàm đấy, nó có những câu trả lời cho em luôn.
Bố mẹ thực chất là mong mình hạnh phúc. Cuối cùng ấy, tóm tắt lại là sâu thẳm trong lòng bố mẹ mình muốn gì? Con cái hạnh phúc, đúng chưa? Sâu thẳm trong lòng bố mẹ nào chả thế. Nhưng bố mẹ lại không biết làm cách nào để hạnh phúc, thế là nói với con là gì? “Con ơi, mày phải…”
Một vài bạn: Hạnh phúc.
Thầy Trong Suốt: Lấy chồng! Bố mẹ mình không nói là: “Mày phải hạnh phúc đâu!” mà nói là: “Mày phải lấy chồng, mày phải có địa vị xã hội, mày phải ông này bà kia”, đúng chưa? “Mày phải lấy vợ, mày phải nhà lầu xe hơi, mày phải làm hài lòng họ hàng, bà con khối phố, tổ dân phố, phường, v.v…”. Vì ba mẹ mình ấy, sâu thẳm bên trong là muốn gì? Muốn mình hạnh phúc. Nhưng lại không biết làm cách nào nên mới đưa ra những lời khuyên kiểu như vậy. Mà 50% trong đó là…?
Mọi người: Sai.
Thầy Trong Suốt: Sai, nếu không muốn nói là 100% là sai. Hạnh phúc làm sao đến từ việc hài lòng người khác được? Bố mẹ mình quen làm hài lòng người khác để hạnh phúc rồi, nên bây giờ không có cách nào khác, nên khuyên mình là: “Con ơi, hãy làm hài lòng người khác!”. Ẩn dưới câu đấy là gì? “Con ơi, bố mẹ muốn con hạnh phúc”. Nhưng bố mẹ không hiểu nổi câu đấy nên mới nói là gì: “Con ơi hãy làm hài lòng người khác”.
Nhưng làm hài lòng người khác có hạnh phúc được không? Càng làm hài lòng người khác, càng không hạnh phúc. Ở đây ai cố thử sẽ biết. Chẳng làm bao giờ hài lòng người khác được. Lòng tham là vô đáy. Hài lòng chỗ này thì muốn hài lòng chỗ kia. Xong mình chạy theo nó, cả đời mình khổ, vất vả.
Bố mẹ mình sâu thẳm bên trong đều muốn mình hạnh phúc. Nhưng mâu thuẫn ở đây là gì? Là bố mẹ cũng chẳng biết làm thế nào để hạnh phúc. Thế là bố mẹ mình khuyên những lời khuyên vớ vẩn. Đấy! Ví dụ hài lòng người khác đi để hạnh phúc đấy! Vì bố mẹ mình có biết thế nào là hạnh phúc đâu! Thế là mình lại gặp chuyện, sinh chuyện. Mình làm theo thì khổ, không làm theo thì…
Một số bạn: Bố mẹ khổ.
Thầy Trong Suốt: Bố mẹ khổ! Thế là mâu thuẫn, đấy là sự thật. Đấy!
Sự thật là bố mẹ nào cũng muốn con hạnh phúc hết, sâu thẳm bên trong, và đưa lời khuyên tốt nhất rồi. Bố mẹ nào cũng đưa lời khuyên tốt nhất bố mẹ có thể rồi, đúng không ạ? Nhưng mà cái tốt nhất đấy nó không đủ. Không đủ vì sao? Vì nó vẫn thiếu trí tuệ. Nó đến từ những người bố, người mẹ không biết cách hạnh phúc, nên lời khuyên nó không hạnh phúc được.
Bố mẹ mình có hạnh phúc đâu, bố mẹ hạnh phúc thật sự rất là ít. Vì không đủ trí tuệ nên lời khuyên đấy không đúng. Mà không đúng thì nếu mình không làm theo thì bố mẹ lại buồn, mình làm theo thì…
Một bạn nam: Khổ.
Thầy Trong Suốt: Mình lại khổ. Mà mình khổ, bố mẹ mình thế nào?
Một bạn nam: Không hạnh phúc.
Thầy Trong Suốt: Có hạnh phúc được không? Mình khổ bố mẹ mình không hạnh phúc nổi luôn! Bố mẹ khuyên con là lấy chồng đi, con răm rắp làm theo lấy chồng. Lấy chồng xong thì vợ chồng cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau suốt ngày, mình không hạnh phúc. Mình làm đúng lời bố mẹ rồi, lấy chồng đi, thế mà lại không hạnh phúc. Bố mẹ thấy hạnh phúc được không ạ? Bố mẹ mình buồn theo, buồn cả ngày cả đêm.
Đấy, ở đây anh chứng kiến cảnh đấy nhiều lắm rồi! Bố mẹ thì không biết làm thế nào để hạnh phúc nên là mới xui dại con là: “Thôi con ạ, lấy chồng đi cho nó hạnh phúc, hay lấy vợ đi cho nó hạnh phúc”. Xong rồi khi nó lấy chồng, lấy vợ xong, nhà nó sinh chuyện thì ai là người khổ? Bố mẹ cả đêm không ngủ nổi luôn! Chỉ ngồi nói chuyện hàng tiếng đến mấy cái đứa đấy thôi.
Đấy cái vòng luẩn quẩn đấy, làm thế nào ra được bây giờ? Vòng luẩn quẩn đúng không ạ? Nghe bố mẹ thì không hạnh phúc, mà không hạnh phúc thì bố mẹ không hạnh phúc theo. Không nghe bố mẹ, bố mẹ mình không hạnh phúc luôn. Như vậy kiểu nào cũng không hạnh phúc hết, làm thế nào thoát được khỏi cái đấy bây giờ? Em có cao kiến gì không? Làm thế nào thoát khỏi cái vòng đấy bây giờ? Nghe theo cũng dở mà không nghe theo cũng dở, làm thế nào bây giờ?
Bạn Vương: Tuỳ duyên. (Thầy cười) Em nghĩ là tuỳ duyên, tùy tình huống mà xử lý.
Thầy Trong Suốt: Tuỳ duyên như thế nào? Nghe lời bố mẹ khuyên cũng dở, vì bố mẹ khuyên sai, mình không hạnh phúc. Không nghe theo cũng dở, vì không nghe theo thì bố mẹ không hạnh phúc ngay lập tức. Nghe theo thì bố mẹ hạnh phúc được một đoạn ngắn, rồi? Rồi mình khổ, nên bố mẹ mình lại? Khổ theo. Đấy cái vòng luẩn quẩn đấy, làm thế nào bây giờ?
Mình nói lạc đề một chút đi! Báo hiếu thì hiểu rồi đúng không ạ? Để báo hiếu đúng thì đơn giản chỉ có mấy khẩu quyết lúc nãy. Bây giờ quay lại vấn đề là mối quan hệ giữa mình và bố mẹ, vẫn gần chủ để đấy. Theo mọi người thì làm thế nào bây giờ? Có ai có cao kiến gì không? Vậy bố mẹ nói xong mình có nghe không ạ? Nghe hay không nghe ạ? Mời bạn!
Bạn nữ: Nếu… nếu là em thì em thật sự không nghe ạ.
Thầy Trong Suốt: Không nghe?
Bạn đó: Ví dụ chuyện liên quan đến bản thân em chẳng hạn. Trước đây em quen một người, người ta hẹn kết hôn. Ba mẹ em nói là “Mi mà lấy hắn thì mi sẽ khổ thế này thế kia”. Nhưng mà em xác định là chồng tương lai của em là người tốt, nhưng mà họ thì lại khó khăn. Em xác định là nếu mà lấy thì hai đứa sẽ cố gắng để chứng minh cho ba mẹ thấy là cái lựa chọn của mình là đúng đắn.
Thì ngay sau buổi gặp đó bố mẹ cũng không thích. Hai đứa không cố gắng chiều ba mẹ lắm. Lúc đầu ba mẹ cũng rất là tức giận. Mẹ em nói là: “Mẹ lo cho con thế này thế kia, mà con cãi lời… Nếu mà không nghe lời ba mẹ nữa thì không được làm con nữa. Thì em cũng buông luôn. Nếu mà giờ nghe lời ba mẹ, quen cái người có hoàn cảnh tốt hơn, thì mình sẽ khổ vì không có tình cảm thực sự. Thì mình nghĩ là nếu mà sau ni mình khổ thì ba mẹ mình cũng sẽ buồn thôi.
Cứ làm trầy trật. Mỗi ngày biến động, biến động… Một mặt thì cũng khuyên chồng của mình phải cố gắng, phải làm những điều thật tốt, để chứng minh là sự lựa chọn là đúng, cho gia đình hướng tâm… Thì chồng em cũng cố gắng hơn, gia cảnh cũng khá giả hơn. Rồi ba mẹ tiếp xúc với con rể, lúc đầu cũng không có thích đâu, vì kiểu có ác cảm ngay từ đầu rồi. Sau dần cũng thấy là anh ta hạnh phúc với con gái của mình. Thật sự là chồng em cũng rất rất là thương ba mẹ. Thì nước chảy đá mòn, sau khi ba mẹ cảm thấy đã đủ lớn, bây giờ còn thương chồng em hơn cả em nữa. (Cười)
Thầy Trong Suốt: Sau bao nhiêu năm?
Bạn đó: Khoảng… ba năm.
Thầy Trong Suốt: Hoan hô! Có ba năm, quá giỏi, quá giỏi! (Mọi người vỗ tay lớn)
Bạn đó: Không, em thấy ba mẹ em… Hôm đó thì mẹ em có tâm sự với em là: “Thật sự nhà mình có phúc mới có được thằng con rể như vậy”.
Thầy Trong Suốt: (Thầy và mọi người cười lớn) Cá không ăn muối cá ươn, con này mà nghe cha mẹ…
Mọi người: Trăm đường con hư.
Thầy Trong Suốt: Trăm đường… con hư.
Bạn nữ: Em nghĩ là bây giờ ba mẹ tự hào khi mà ba mẹ em có một đứa con rể như vậy.
Thầy Trong Suốt: Ừ đấy. Còn em mà luôn nghe cha mẹ thì có gì sai không? Đời tan nát chứ gì nữa!
Bạn nữ: Rút kinh nghiệm từ ba mẹ em, nếu là con em thì em sẽ tuỳ con thôi. Tuỳ cái sự lựa chọn của con.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Như vậy phương án là gì? Thà ba mẹ mình khổ trước mắt một lúc, còn hơn là để ba mẹ mình khổ mãi. Vì nếu mình bỏ anh đấy, xong cả đời mình bất hạnh, không hạnh phúc, thì cha mẹ mình có hạnh phúc đươc không?
Mọi người trả lời: Không.
Thầy Trong Suốt: Khổ mãi. Đúng không ạ? Thà là cãi cha mẹ 3 năm, nhưng làm cha mẹ vui 30 năm. Còn hơn là đồng ý cha mẹ cái rụp, rồi…? Ba mẹ khổ, và mình cũng khổ cả đời. Mà đương nhiên mà mình khổ cả đời thì sao? Thì cha mẹ mình cũng?
Mọi người: Khổ.
Thầy Trong Suốt: Khổ cả đời.
Như vậy là về mặt tương đối mà nói thì mình nên đi theo cái mình cho là đúng, cho dù ngược lại ý cha mẹ. Mình hãy tìm cách để mình hạnh phúc thật sự. Có thể cái đoạn đấy mất thời gian, nhiều năm. Nhưng khi mình hạnh phúc thật sự rồi ấy, thì cha mẹ mình sẽ có cơ hội hạnh phúc được. Còn nếu mình đã không hạnh phúc được ấy, thì đừng hi vọng cha mẹ mình hạnh phúc. Cha mẹ Việt Nam là thế, thậm chí nước nào cũng thế đúng không? Con cái bất hạnh, không cha mẹ nào hạnh phúc được. Khó lắm!
Nên nếu mà phải chọn, thì hãy chọn cái gì? Chọn lời khuyên nào? Lời khuyên trái tim mình hơn là lời khuyên của cha mẹ. Lời khuyên trái tim mình dù nó sai đi nữa, thì nó giúp mình học bài học, lần sau đúng. Còn lời khuyên cha mẹ dù có đúng đi nữa, nếu mình chỉ như con rối thôi, thì mình cũng không có khả năng tự hạnh phúc được. Mình cân nhắc rất là kỹ và chọn cái lời khuyên mà trái tim mình bảo là đúng. Dù cái đấy là sai vẫn còn hơn là răm rắp nghe lời ba mẹ.
4.3 Kiên nhẫn với cha mẹ – nước chảy đá mòn. Đợi cơ hội.
Chị Nga: Về chuyện báo hiếu cha mẹ, tôi có vấn đề này muốn hỏi. Giống như anh vừa nãy nói, ví dụ mẹ mình bẻ con cua ấy, bố tôi là giáo sư đại học, mẹ cũng là giáo viên, hai người đấy cũng rất là duy vật, không tin vào cái gì hết. Thế nhưng mà nói như cách hồi nãy của anh là “bẻ chân con này mà đau chân”, thì chắc chắn là, ba mẹ sẽ bảo mình là nghe cũng chả đúng. Tuổi già rồi thì đương nhiên nó phải đau. Ví dụ như ngày cúng giỗ ông bà thì vẫn làm đồ mặn. Tôi cũng nói là ông bà không ăn được, mình làm để tưởng nhớ ông bà thôi, không cần phải giết các con vật. Thế thì bố mẹ tôi lại bảo: nói như mình là bất hiếu, ông bà ngày xưa như thế nào thì bây giờ mình cứ như thế thôi. Ông bà thích ăn như thế thì mình làm như thế chứ tại sao lại phải làm khác đi?
Nói tóm lại là, tôi ở xa cha mẹ, bố mẹ ở Hà Nội, mình ở trong này, thì gần như là ngày nào cũng gọi điện thoại cho bố mẹ và hay nói cái chuyện đấy. Tôi cũng kiên nhẫn lắm, nhưng mà lần nào mình cũng nói giống như lần nào… không muốn nghe và giống như là không thích nói những chuyện đấy nữa. Tôi cũng thấy trong lòng rất là áy náy, cảm thấy mình chẳng làm được điều gì cho bố mẹ, không biết nên làm thế nào. Nếu mà cứ nói là các cụ lại bảo là “mê tín”, rồi “Tại sao ăn như thế lại bị như thế? Không có lý do gì cả, già rồi thì nó phải thế, chả có gì cả” thành ra là… rất là khổ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, chính xác luôn. Có nhiều bố mẹ mình nói điều đấy không nghe luôn. Vì thế mình đợi cơ hội. Mình có hai cách là: nước chảy đá mòn – nói nhiều. Thứ hai là đợi cơ hội để làm thôi. Cơ hội nó đến thì mình mới làm được.
Cơ hội nghĩa là nhiều khi nói mà không được, nhưng mà cơ hội đến thì mình sẽ làm được. Đấy, nghĩa là mình trông đợi vào cơ hội, phải kiên nhẫn thôi.
Chị Nga: Nói nhiều thì bắt đầu chuyển sang chuyện khác, không nói chuyện đấy nữa.
Thầy Trong Suốt: À, đúng, cứ nước chảy đá mòn thôi. Có rất nhiều tấm gương nước chảy đá mòn thành công. Mình phải đợi cơ hội đã. Cơ hội đến, mình sẽ nói được. Ví dụ thế này, ai chả sợ chết, đúng không? Mình chỉ cho họ cách lâu chết hơn, họ phải theo chứ? Ví dụ thế! Nhưng mà cơ hội nó nhiều lắm. Mỗi người rất bền bỉ… Mình phải hiểu bố mẹ mình hơn để mà khuyên cho đúng lúc. Nếu mà người sợ chết thì mình sẽ khuyên cách để họ niệm Phật để khỏi chết, bớt chết, lâu chết.
Chị Nga: Không đâu, bố mẹ tôi ấy, có những cái tinh thần ví dụ như là nhạc thiền rất là hay, thì không lưu, còn nói là: “Nghe không hiểu gì cả”, “Không gì hết, tắt luôn”…
Thầy Trong Suốt: Đến ngày chết xem có sợ không? Đến ngày ông ấy chết ấy, bà ấy chết ấy, sợ là chắc. Đến ngày chết họ sẽ sợ. Kiểu gì cơ hội cũng sẽ đến. Nếu không phải là cái chết của người khác thì cái chết của những người đấy, sẽ đến.
Chị Nga: Nhưng mà…
Thầy Trong Suốt: Và cái ngày đấy là cơ hội đấy. Đức Phật nói là buổi sáng khuyên, buổi chiều nghe, chết vẫn là cơ hội mà. Cơ hội đơn giản như vậy, đúng không? Buổi sáng mình khuyên, buổi chiều bố mẹ mình chết, thì vẫn là báo hiếu. Có khi đến ngày gần chết rồi, hơi thở khò khè, nằm trên giường bệnh rồi bắt đầu mới nghe lời mình niệm A Di Đà Phật.
Trong quá trình giúp mọi người, anh đã gặp những trường hợp như vậy rồi. Có những người vãng sanh, chỉ đơn giản là, chả tin bao giờ, lúc chết thì lại tin. Mà vẫn vãng sanh được. Vì sao? Cả một quá trình trước đấy bao nhiêu người đã phải đổ nước vào rồi, nó chưa mòn hẳn thôi, nhưng ngày chết đấy là cơ hội, thế là tự nhiên ông ấy tin luôn. Ông ấy đang từ siêu duy vật nằm trên giường bệnh tự nhiên tin. Thế là mấy hôm sau ông chết. Đấy mình nhớ là đấy là lý do phải rất kiên nhẫn vì thế.
Mình đừng nghĩ rằng là cái nước chảy của mình đá nó không mòn. Nó đã mòn rồi, nhưng mà nó chưa đến lúc nó gãy, nên mình không biết. Mình phải tiếp tục mòn, làm nước chảy tiếp, chảy tiếp, cho tới ngày cơ hội nó đến. Và một cơ hội rất quý báu là cái chết của người ta. Lúc người ta sắp chết ấy, là lúc mà tất cả những cái giáo lý về duy vật của họ tan vỡ hết. Sợ mà! Khò khè trên giường bệnh rồi, yếu đuối không biết bám víu vào đâu, không biết hành trình sau cái chết của mình đi về đâu, đấy là lúc người ta vô cùng yếu đuối. Yếu đuối, sợ hãi, không biết bám víu vào đâu, thì mình hãy là người cho họ bám víu. Lúc đấy, mình đến bằng những lời khuyên đúng đắn, là họ bám víu vào mình. Chuyện đấy xảy ra rất nhiều rồi. Như vậy là chị cứ tiếp tục thôi. Đợi cơ hội. Đấy!
Chị Nga: Công nhận bố mẹ tôi là người rất lương thiện, rất tốt. Nhưng mà cái chuyện tin ấy là không bao giờ. Mắt không thấy, tai không nghe là không bao giờ tin, và cứ nói mình là giáo viên gì mà mê tín.
Thầy Trong Suốt: (Thầy cười lớn) Ừ, đấy! Cơ hội thôi! Cơ hội cuối cùng là khi người ta chết. Đấy là cơ hội lớn là khác. Bệnh tật và cái chết của họ là mình giúp được họ, mình khuyên được họ. Lúc đấy mình mới hiểu đá mòn là như thế nào. Còn bây giờ thì thôi, bây giờ mình cứ nước chảy cái đã.
Ở đây có ai có ví dụ nhỉ? Ở đây chắc là các bạn trẻ không có ví dụ. Ở đây có các bác già già thì đầy ví dụ. Có ví dụ mình “nước chảy mãi rồi” bố mẹ mình già… mòn đấy, xong lúc chết là tin Phật, gần chết đấy. À đây, Hồng Thảo đây này! Kể ví dụ niệm Phật của bố đi.
4.4 Chuyện chị Thảo
Hồng Thảo: Mẹ mình niệm Phật cách đây cũng 3 năm rồi, thế mà mãi gần đây bố mình mới niệm Phật. Vì sao? Hằng ngày mẹ mình niệm Phật theo buổi, chẳng hạn sáng bà niệm lúc ba giờ sáng, chiều bà niệm lúc hai giờ chiều. Cứ đều đặn, đều đặn. Ba năm nay lúc nào cũng như thế. Cảm giác như nó là vào tiềm thức của ông rồi. Đấy là cái thứ nhất.
Nhưng cái thứ hai là sau việc chơi đề của bố mình, không chơi nữa rồi. Mình cũng để cho bố tiếp xúc với giữ 5 giới để bố hiểu biết hơn. Sau đấy mình mới nói rằng: “Bây giờ tuổi của bố rất là cao rồi, 79 tuổi rồi, thế bây giờ nếu bố mà không đi theo Phật ấy, không hiểu những điều Phật dạy, thì đến lúc lâm chung, bố sẽ rất khó mà ở cái cõi tốt”. Mình cũng nói cho bố biết về sáu cõi: Ba cõi xấu là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh ấy… Thế là khi hiểu những điều đấy thì bố mình cũng bắt đầu… biết sợ.
Hằng ngày, mình nói với bố: “Bố ơi bố, hằng ngày bố mà không hướng về điều Phật dạy, thì sẽ không tốt cho bố lúc lâm chung”. Vào thời điểm này thì bố mình cũng bị ốm, với mổ liên tục. Trong suốt cuộc đời của ông cũng bị mổ đến ba lần. Một lần mổ nhầm, hai lần mổ bình thường. Mỗi lần như thế thì bố mình cũng rất là sợ chết. Vào những lúc sợ chết đấy, thì cái lúc mà cận kề cái chết đấy, thường thường là bao giờ cũng có con cái ở bên cạnh, luôn luôn mình nói với bố, khi mà mổ thì mình nhắc bố: “Bố nhớ niệm Phật nhé. Nhớ, nhớ để niệm Phật”. Bố mình có cái kiểu là, khi mà vào bệnh viện ấy, thì bắt đầu là sợ chết, thì mới nghe lời con gái, là niệm Phật.
Thầy Trong Suốt: Đấy, cơ hội đấy!
Hồng Thảo: Thế nhưng lúc xong xuôi, mổ xong rồi, về thì lại quên, không nhớ nữa. Nghĩa là khi cần đến thì niệm, mà không thì thôi. Sau những lần như thế thì mình mới bảo là: “Tại sao cứ mỗi lần bố đi mổ, chúng con nói thì bố niệm, mà bây giờ ở nhà bố không niệm. Thế bây giờ nhỡ những lúc mà đột xuất, bố chết thì làm thế nào?”. Có nghĩa là cuối đời ấy, luôn luôn đề cập vấn đề là về già sẽ chết và mọi người có thể chết bất kỳ lúc nào. “Thế bây giờ bố không niệm Phật thì làm sao mà biết được bố chết lúc nào? Thế bây giờ nếu mà bố mà không niệm Phật hằng ngày để thành một cái thói quen, thì làm sao đến lúc mà bố chết, thì làm sao mà Phật cứu bố được?”
“Bố, hằng ngày nhá, bây giờ bố chịu khó niệm Phật đi, nếu mà bố niệm Phật thì mới được vãng sinh về Tây phương cực lạc được. Mà vãng sinh về Tây phương cực lạc chắc chắn là bố sướng rồi, làm sao mà bố bị luân hồi đau khổ nữa”. Thế là từ hồi đó đến giờ là bố mình rất là chăm. Niệm suốt ngày, đeo đeo mới bấm bấm, mới là bắt đầu khoe: “Bà ơi hay là con ơi, hôm nay tôi niệm được 1000 cái”. (Thầy cười) Thế lúc sau: “Tôi được 2000 cái”, và bây giờ khoe là 15.000 cái một ngày một lần.
Thầy Trong Suốt: Kinh! (Thầy và mọi người: Woa!)
Hồng Thảo: Sau mỗi lần như thế là hồi hướng công đức trước bức tranh Tây phương cực lạc. Chắp tay rất là ngon lành.
Thầy Trong Suốt: (Cười và nhắc lại) Rất là ngon lành!
Hồng Thảo: Dạ, rất là thành tâm. Nên bây giờ mình cảm thấy rất là vui sướng và khi trong nhà mình có mẹ và có bố bây giờ đã hướng về Phật đạo.
Thầy Trong Suốt: Ừ. (Mọi người vỗ tay)
Hai điều, một là mình rất kiên nhẫn, vô cùng kiên nhẫn luôn, nước chảy đá mòn mà. Mình cứ chảy và đừng sợ là nó không mòn. Mình cứ kiên nhẫn thôi, như chị đang làm là đúng. Tiếp tục kiên nhẫn, đừng nghĩ là vô vọng, không phải.
Một là kiên nhẫn, hai là đợi cơ hội. Mà cơ hội đến thì mạnh tay vào. Doạ hết cỡ. Chứ đừng nói những lời nhẹ nhàng. Người già rất sợ nói chết, đúng không? Nhưng mình không dám nói chết thì làm sao mà làm cho họ sợ được? Nên khi cơ hội đến thì phải mạnh tay vào. Chộp lấy nó, doạ hết cỡ luôn! Đấy. Ốm một phát, bệnh một cái là dọa chết ngay. Chứ đừng bảo: “Ôi bố còn lâu mới chết! Bố khoẻ lắm, sống với con 100 tuổi!”. Người Việt Nam hay nói thế đúng không? Thế thì ai mà tin được? Ai mà tin vào Phật được? Lúc đấy phải doạ chết mới đúng. “Bố ạ, bệnh này mà không cẩn thận là chết đấy! Mà chết thì bố nương vào ai bây giờ? Mỗi Phật thôi”. Đấy là nước chảy đá mòn.
Người ta có thể không tin, có thể có tin. Nhưng người ta sẽ có một dấu ấn quan trọng, là chết chỉ có thể có mỗi Phật để nương thôi. Cứ từ từ, xong đợi đến lúc người ta gặp chuyện này, chuyện khác. Cố làm thôi. Còn khi nào nó mòn làm sao mình biết được. Mình không thể kiểm soát được là họ có mòn hay không, gãy bao nhiêu. Nhưng mình có thể đảm bảo là mình cứ gieo, là tốt! Gieo nhân tốt không bao giờ sợ quả xấu. Gieo nhân xấu mới sợ quả xấu, gieo nhân tốt kiểu gì nó cũng không ra quả xấu, mà nó ra quả tốt. Mình gieo nhân về Phật Pháp cho bố mình, kể cả nó không nở đời này nhưng nó nở đời sau. Với niềm tin mạnh mẽ như vậy thì mình kiên nhẫn, rất kiên nhẫn và chờ thời cơ. Đấy.
Và khi thời cơ đến thì nhớ mạnh tay chứ đừng có nhẹ tay. Đấy, giống như bạn vừa xong đấy! Bố mình cứ vào viện phát là doạ chết, chết đủ thứ ấy. Chứ đừng nói là: “Bố không chết đâu, yên tâm, bố sẽ sống, bố sẽ qua căn bệnh này”. Không! “Bố chết thì bố phải nương tựa đây này. Con rất là mong bố sống, nhưng nếu bố chết thì bố chỉ có cách duy nhất là Phật”. Đấy! Đấy là cái mình làm.
4.5 Không từ bỏ hi vọng, kiên trì nói chánh kiến, mạnh tay khi cơ hội đến
Một bạn nữ: Em muốn hỏi là khi mẹ em làm giỗ chay cho ông bà em, nhưng ba thì hay phản đối, nói là cúng thì phải cúng mặn. Rồi cũng có nhiều lý do không thích cúng chay. Ở nhà mẹ cũng hay nói: “Các con có biết làm thế nào để giúp cho ba con hiểu, đổi suy nghĩ là cúng giỗ chay là tốt hơn cúng mặn?”. Ý em muốn hỏi là mình nên đưa ra những lời khuyên như thế nào?
Thầy Trong Suốt: Ba em phản đối dữ dội hay phản đối vừa vừa thôi?
Bạn đó: Cũng không dữ dội. Thỉnh thoảng vẫn đồng ý. Nhưng mà đa số là không thích.
Thầy Trong Suốt: Ờ, không thích thì ok rồi. Chỉ mong thế thôi. Người ta phản đối dữ dội mới sợ chứ người ta không thích thì dần dần người ta xuôi mà. Không ngại. Mình phải lo là làm sao cho người ta có chánh kiến, giống như bạn vừa xong là nước chảy đá mòn ấy. Phải nói cái chuyện là tại sao. Cứ nói đi nói lại thôi mà, nói nhiều lần. Sự thật là cái mà nói nhiều lần. Thế thôi. Nói nhiều lần thôi.
Bữa ăn nào cũng nói là: “Đây, ôi ông bà ăn chay ông bà sướng lắm đây. Vì ông bà không thấy mình sát sinh, ông bà không phải chịu nghiệp sát sinh, ông bà rất sướng”. Còn hôm nào cúng mặn thì mặt mình buồn rầu vào. Bố mình hỏi là:
– Làm sao con khóc? (Mọi người cười)
Mình trả lời là gì?
– Ôi bố mẹ ơi, bố ơi ông bà chắc là đang buồn đang khổ lắm đây, vì bị nhân danh ông bà mà sát sinh. Mình giết người, giết vật nhân danh ông bà, ông bà có vui không? Làm sao vui được? Mình chết rồi mà nó nhân danh mình để nó giết những con khác. Chưa kể là cộng nghiệp nữa. Cộng nghiệp là mình phải chịu nghiệp sát sinh đấy vì ngày xưa mình nuôi bọn nó. Mình nuôi bọn nó nên người mà, cho ăn cho mặc, cho ăn cho uống nên người, vì nó sát sinh nên phải cộng nghiệp. Nên ông bà đang buồn lắm bố ạ. Con nhìn mâm cơm con chỉ muốn phát khóc thôi. (Mọi người cười) Cơm mặn ấy.
Đấy! Xong rồi thỉnh thoảng nếu em giỏi hơn thì em ra mâm cơm khóc rống lên. (Mọi người cười) Bố hỏi: “Tại sao con khóc?”. Đấy! Tiện nói luôn là mình mạnh tay tí. Ở đây mà ai muốn giúp bố mẹ – là những người mà khuôn mẫu quá cứng rồi – mạnh tay. Giống như bạn lúc nãy bảo bẻ cần câu ấy. Mạnh tay đấy! Mình phản ứng quyết liệt luôn, phản ứng đến mức là bố mẹ mình cảm thấy là: “Chắc con này bị hâm hay sao ấy nhỉ, hay là mình có gì sai?”. Đôi khi ấy, đầu tiên là người ta nghĩ mình bị hâm. Nhưng nếu mình làm lặp đi lặp lại nhiều lần ấy, họ bắt đầu nghĩ là: “Hay là mình có gì đó… sai sai ở đây!”. Đấy!
Cứ làm đi, bố mẹ mình chắc chắn sẽ đến lúc nghĩ là: “Chắc là mình có gì đó sai sai”. Mạnh mẽ vào! Quyết liệt, mạnh mẽ. Đấy, nếu em có thể đóng kịch được. Đóng được không? Hôm nào thử xem nhé! (Mọi người cười) Hôm nào cứ để bố làm một mâm thịt mặn thật to, xong rồi khóc rống lên, thút thít trên bàn thờ. Đấy! Thế là bố đi qua này, xong rồi họ hàng đi qua, đúng không? (Mọi người cười) Mình nói thế thôi, thử xem! Đấy, nếu mình thật sự yêu thương bố mẹ, hôm nào thử đóng thử xem. Họ hàng đi qua, đúng không? Nói như thế. Bố đi qua cũng nói thế. Chắc lần sau bố chả muốn thấy mình khóc nữa, đúng không?
Nhưng mà khi người ta đã không biết ấy, người ta sẽ nửa tin nửa ngờ. Quy tắc đơn giản thế thôi. Cái thế giới của Nhân quả, của Phật là thế giới mà không ai trực tiếp sờ vào được. Mà không sờ vào được thì không phải là người ta từ bỏ hoàn toàn đâu. Nhưng mà dân gian nói chuyện rất nhiều. Người ta nửa tin nửa ngờ. Giống như có một câu chuyện bố của bạn Thảo ấy. Giấc mơ bố của Thảo ấy, kể đi.
Hồng Thảo: À, hôm đấy tự dưng đang ngủ trưa, bố mình mới giật mình tỉnh dậy. Mình hỏi, bố làm sao mà giật mình tỉnh dậy như vậy. Bố mình mới kể là bố thấy là bố sắp chết. Mình mới bảo:
– Nếu mà bố nói là bố sắp chết, thì… có nghĩa là bây giờ là cái chết là chính xác là đến gần với bố, đúng không? Bây giờ bố cảm thấy thế nào?
Bố bảo lúc ấy thì bố rất là sợ. Mà không hiểu tại sao mà lần này là lần thứ hai bố mình thấy như thế. Mình kể chuyện bố mình mổ trước đã. Cái đợt mà đi mổ ấy, trước khi vào phòng mổ, mình đã chuẩn bị tinh thần nói với bố là:
– Bố này, trước khi mổ thì bố nhớ niệm Phật nhá, để bố giữ tinh thần, nếu mà có như thế nào đấy thì bố cảm thấy an tâm và có Đức Phật A Di Đà bên cạnh nhá.
Bố mình bảo: “Ừ được rồi cứ yên tâm… lúc nghỉ là bố niệm Phật”. Thường mấy lần như thế rồi, bố mình là như vậy. Hôm đấy là mổ mật. Đang trong quá trình mổ mê man ấy, bố mình mới mê, thấy có một ông như là bên Chúa Giê-su ấy, với cả một bên là Đức Phật. Bố mới bảo:
– Không hiểu sao cái lúc ấy tự dưng có hai ông, một bên là Chúa Giê-su đến đón, và một bên là Đức Phật đến đón. Bố mới bảo là:
– Thế tôi, tôi đi theo Phật, chứ tôi có phải đi theo bên Chúa Giê-su đâu, tôi đi bên này, chứ tôi không đi bên kia.
Có nghĩa là thường thường bố tôi đi về bên Đức Phật A Di Đà… (Cười) (Mọi người cười) “Đã đi bên Đức Phật A Di Đà rồi chứ tôi có phải đi bên tôn giáo là bên Chúa Giê-su đâu, mà tại sao cái lúc ấy lại có Chúa Giê-su xuất hiện?”. Thế là, có nghĩa là cái đức tin của bố mình về Phật A Di Đà là rất tin trong cái đợt đấy.
Thế là sau cái đợt đấy thì cho đến một buổi trưa nằm mơ ấy, thì bố mình mới thấy được báo là sắp tới là 79 tuổi là bố mình sẽ mất. Bố mình mới bảo là: “Tôi 80 tuổi mới mất cơ mà, thế tại sao bây giờ bảo 79?”. Cứ nghĩ rằng mình là 79 tuổi là mình thoát, 80 tuổi mình mới chết cơ. Thì mình mới bảo:
– Bây giờ bố đừng nghĩ rằng là bố 80 mới chết, mà bây giờ cái chết có thể đến với bố bất kì lúc nào, vì nó vô thường. Tại sao bố lại tin rằng là 80 tuổi bố mới chết? Cho nên bố phải nghe lời chúng con, nghe lời mẹ là không nên lơ là trong chuyện niệm Phật. Giấc mơ này nó chính là cảnh báo cho bố đấy. Bố phải chuẩn bị tinh thần đi.
Thế là sau đợt đấy là bố mình mới niệm Phật rất là nhiều. Tức là cái đức tin Đức Phật A Di Đà là trong cái niềm tin của bố mình rồi, cho nên khi mà có bên Chúa Giê-su hiện bên cạnh thì bố mình không thấy tin. (Cười)
(Mọi người vỗ tay)
Thầy Trong Suốt: Ý ở đây là gì, là cơ hội rất nhiều. Nếu đôi khi nó không đến trực tiếp, qua giấc mơ vẫn đến được. Cơ hội của những ông bà già đấy nhiều lắm. Vì cái xã hội Việt Nam mình nó tin những chuyện đấy, tin vào chuyện chết, âm phủ, nên là những người bảo: “Tôi không tin tí nào về việc đấy” hiếm lắm. Chẳng qua là họ đang khoẻ, họ đang kiêu ngạo thôi. Khi họ hết kiêu ngạo, hết khoẻ, hết kiêu ngạo là họ lại tin mà. Dân gian, rồi mơ, rồi đủ các loại chuyện nó sẽ đến với người ta.
Và đấy là nước chảy đá mòn đấy, mình phải đợi, mình phải tiếp tục “chảy nước” cho đến khi nào cơ hội đến. Mình đừng có ngừng nghỉ lại. Còn nhiều lắm, nhiều chuyện xảy ra, đủ các loại chuyện sẽ xảy ra, kiểu như thế, như là giấc mơ, để nhắc người ta về những chuyện sau cái chết, những chuyện ở bên kia cái thế giới vật chất này. Thế giới vật chất này chỉ là một phần nhỏ của thế giới thôi. Chuyện như thế nhiều lắm, rồi sẽ đến. Vấn đề là mình “nước chảy đá mòn”, cứ chảy thôi, cứ làm thôi. Mình đừng có từ bỏ hi vọng, cứ làm, kiên trì, và không ngừng hi vọng, và cũng phải đợi cơ hội và mạnh tay một tí.
Đấy là có hiếu rồi, đúng không? Một người con mà làm như vậy liên tục với bố mẹ có hiếu quá rồi gì nữa. Kiên trì nhá, truyền bá chánh Pháp cho ba mẹ. Kể cả lúc mà thấy tuyệt vọng mình vẫn truyền. Xong đợi cơ hội đến, mạnh tay, làm mạnh tay sẽ được việc. Đấy, là có hiếu đấy. Đơn giản không? Thế thôi, cứ thế kiên trì mà làm thôi.
4.6 Mấu chốt là Lòng tin và nhất tâm
Một bạn nữ: Dạ, em chưa biết rõ cách tụng niệm như thế nào. Nhưng em có một câu chuyện riêng của bản thân. Trước thì em không có thời gian đi chùa tụng niệm gì hết, nhưng mà lúc em đi sinh thì lần đầu tiên khi vô phòng mổ thì cảm giác rất là sợ hãi, vì mình không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Trước khi tiêm thuốc tê, em có niệm mẹ Quan Âm, thì lúc tiêm không đau một chút nào. Một điều ngạc nhiên nữa là sau khi sinh xong thì em rất tỉnh táo trong suốt một, hai tiếng đồng hồ sau đó. Trong khi người bên cạnh em cảm thấy họ rất là đau, và họ phải tiêm thuốc giảm đau. Thì em thấy khá là ngạc nhiên.
Rồi sau này khi mà con em có những lúc ngủ khó, thì em đặt tay lên trán của cháu và em niệm. Cái đó là chỉ bản thân em tự làm thôi, và em làm cũng đơn giản, chỉ niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” thôi, và em cầu nguyện cái điều gì đó kèm theo. Nhưng mà em nghĩ rằng mọi người có cái cách tụng niệm gì đó, có thể bài bản hơn…
Thầy Trong Suốt: Được rồi, cách đó được. Có bài bản hơn, nhưng mà cách của em là được rồi. Vì quan trọng là niềm tin. Khi em tụng niệm, sức mạnh niềm tin nó thay đổi thế giới.
Bạn nữ: Dạ nếu như mà em muốn tìm hiểu sâu hơn, thì anh có cái cách nào giúp em không ạ?
Thầy Trong Suốt: “Thành tâm lễ bái thiết tha”, có bài thơ nhỉ.
Một số bạn: Quan Âm nghe thấy…
Thầy Trong Suốt: “Quan Âm nghe thấy hiện ra cứu liền”. Đấy! Kĩ thuật tụng niệm đấy! Anh có nhiều kĩ thuật tụng niệm, thần chú đến niệm Phật các loại. Em muốn nghiên cứu thì có bạn đầu mối đây (Thầy chỉ qua bạn Ngọc Nhân).
Tụng niệm thế nào cho nó có sức mạnh. Ví dụ một trong những cách tụng niệm quan trọng là em phải có lòng tin. Lòng tin là quan trọng lắm! Sau khi mà có lòng tin rồi ấy thì thứ hai là em phải nhất tâm. Nhất tâm có nghĩa là thế này, ví dụ em niệm: “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”, em nghĩ là tí nữa ăn gì, rồi mai đi chợ mấy giờ… thì là không nhất tâm. Đúng chưa? Thế em muốn nhất tâm thì em làm gì? Em tập trung vào đúng câu em niệm. Thay vì em nghĩ cái này, nghĩ cái kia thì em tập trung vào câu em niệm. Em niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” ra tiếng hay không ra tiếng?
Bạn đó: Dạ không, trong tâm của em.
Thầy Trong Suốt: Thì nhất tâm tập trung vào đấy. Có niệm ra tiếng thì em phải nghe cái âm thanh đấy luôn. Em niệm ra miệng, xong em nghe chính âm thanh đấy, tâm em rất là tập trung. Đấy là một, một kĩ thuật tụng niệm để cho nhất tâm. Tụng niệm có hai điều quan trọng: Một là, người ta gọi là lòng tin đấy; Hai là, nhất tâm. Em làm được hai cái đấy thì cái lời tụng niệm của em nó vô cùng có sức mạnh, đầy sức mạnh luôn. Cực kì lớn luôn.
Còn em niệm ai cũng được, em niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” cũng được, em niệm “A Di Đà Phật” cũng được, em niệm “Om Mani Peme Hung” cũng được, em niệm Chú Đại Bi cũng được. Rất nhiều câu thần chú nhưng mà hai cái điều anh vừa nói là mấu chốt. Đấy.
Bạn đó: À, em có nghe thêm một ý nữa là, nếu như đối với trẻ con mà nó còn nhỏ quá, thì dưới ba tuổi không nên đi chùa nhiều.
Thầy Trong Suốt: Đưa đi chùa ấy hả?
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đưa đi chùa làm gì!
Bạn đó: Bình thường khoảng sáu giờ kém em mới đưa đi thắp hương. Nhưng mà có nhiều người họ nói em là không nên đưa cháu đi cái giờ chạng vạng như vậy.
Thầy Trong Suốt: Có thể. Chùa nhiều ma mà, bạn biết chùa Việt Nam là nơi vong linh đến rất là nhiều. Vì vong linh chẳng biết đi đâu hết thì lên chùa. Chưa kể là chùa còn hay cúng cho vong linh. Mà vong linh ấy thì không phải vong linh nào cũng tốt. Có vong linh xấu, vong linh tốt. Vong linh xấu thì họ bức bối mà, bị chết oan, bị giết oan, bị cưỡng đoạt, v.v… thì họ rất là dễ muốn trả thù. Thì nếu mà một ai đấy yếu bóng vía, người ta gọi là yếu bóng vía đấy, là dễ bị ảnh hưởng, rất là dễ dàng. Trẻ con thì thường là yếu bóng vía hơn người lớn. Có thể đấy cũng đúng.
Quay lại chủ đề, “nước chảy đá mòn” đấy. Trong quá trình giúp bố mẹ, cứ nước chảy đá mòn. Kiên nhẫn thôi. Với cả khi cơ hội đến là hành động quyết liệt. Cơ hội chưa đến thì thôi, còn đến phát thì sao? Cực kì mạnh tay luôn, để cho nó được việc thì thôi. Để xoay chuyển bố mẹ mình luôn. Đấy, bẻ gãy cần câu đấy. Hay là bố mẹ mình nấu ăn con vật chưa chết ấy, không ăn luôn. Mình tuyên bố luôn là: “Không bao giờ con ăn những thứ này”, để khỏi nấu luôn. Thì nó mới thay đổi tâm thức người ta mạnh. Còn mình cũng ăn, xong rồi mình khen ngon, xong rồi mai mình bảo “Đừng có giết” thì ai mà nghe mình? Không ăn luôn. Hay như bạn lúc nãy là bạn lấy luôn chồng. Mạnh tay mà, lấy luôn!
Đấy đôi khi trong cuộc sống phải thế đấy. Giúp những người yếu phải mạnh mẽ lên. Người ấy yếu đuối thì luôn nương tựa người mạnh mẽ. Thế khi mình mạnh mẽ thì bố mẹ mình, tuy rằng không hài lòng, nhưng lại có chỗ để nương tựa. Còn mình cũng yếu đuối giống họ thì làm sao mà họ nương tựa mình được. Họ sẽ cảm thấy họ là chỗ mình nương tựa. Mình cứ mạnh mẽ lên đi, rồi ra một ngày nào đó bố mẹ mình sẽ thấy là mình là chỗ bố mẹ mình nương tựa. Nên là em phải mạnh mẽ hơn nữa, nói những lời khó nghe hơn nữa, khi cần thiết ấy, đấy. Còn khi không cần thiết thì thôi, cứ nước chảy từ từ thôi.
4.7 Có Đạo Tâm sẽ có sức lay chuyển
Một bạn nữ khác: Ví dụ nhà em thì không ai đi chùa hết, có mình em. Cũng không nhớ là duyên ở đâu nữa, mà bắt nguồn từ đi sinh hoạt Phật tử, sau đó là đi tụng Kinh. Đi thì ba mẹ em chẳng hỏi thăm chi hết. Khi mình về thì cũng kể này nọ thôi. Hồi trước mà nói thì ba mẹ vẫn chưa tin, kêu cúng chay, xong vẫn cúng mặn. Lúc đó giống như là mình chưa có tiếng nói, chưa nói được. Nhưng mà em cứ đi chùa, đi miết rứa, cứ tụng Kinh, đi miết.
Thì một hôm, lúc đó ba em hình như là không bệnh gì hết, nhưng mà trong công việc kinh doanh, năm 49 hay 53 tuổi chi đó, thì công việc không được ổn, kiện tụng, tranh chấp, rất nhiều thứ. Thì lúc đó mình mới nói:
– Ba thử đi chùa tụng Kinh với con xem như thế nào. Nhiều khi tâm của mình nó nhẹ nhàng thì mình sẽ có những cái hướng giải quyết khác để cho công việc suôn sẻ hơn.
Thì lúc đó ba cũng đi. Xong rồi lúc đó mình cũng ngạc nhiên nhất là dắt được ba lên, ba đi ba cũng tụng Kinh được một thời gian dài, sau đó là công việc cũng thuận lợi hơn. Thế là lúc đó ba mới tin, mới nói là: “In cho ba quyển Kinh ba bỏ lên xe, khi mô ba đi ba đọc”. Thế là được một cái.
Xong rồi đến mẹ. Mẹ thì không bao giờ, tức là ba tin, còn mẹ ngược lại hoàn toàn, với lại mẹ không có kiên nhẫn mà ngồi tụng hay niệm, không bao giờ luôn. Rồi đến khi bà ngoại bị đau. Bà ngoại em nằm liệt giường cũng mấy năm rồi. Hồi xưa là bà ngoại bán bún riêu, giết mổ rất là nhiều thứ để làm á. Bây giờ cứ nằm đau đớn lắm. Nhiều khi bà ngoại nói là: “Đứa mô hắn cứ đánh bà ngoại” rồi này nọ. Mình nói cho mẹ biết thì tự nhiên mẹ cũng chẳng nói chi hết.
Mình cứ nói miết á, đi chùa em nói là: “Con đi chùa tụng Kinh cho bà ngoại”, hỏi mẹ đi không, mẹ cũng không đi. Rồi cái tự nhiên đến một ngày mẹ nói: “Con đi chùa rồi hỏi có cách chi không để tụng niệm cho bà ngoại, để cho bà ngoại đi nhanh, tức là kêu là đi cho hắn nhẹ nhàng, rồi mẹ còn mua cái băng cát-sét có Kinh Phật. Bây giờ bà ngoại là u mê rồi không thể tự mình đọc được nữa, mẹ đi mua cái băng đó rồi để lên cho nghe, tụng Chú Đại Bi. Rồi mẹ ăn chay.
Từ đó về sau thì đến khi mà đám giỗ là cũng giỗ chay luôn. Một lần em nói không được thì có nhờ mấy bác đạo hữu ở trên chùa tới tụng rồi mấy bác nói vô nữa. Có nghĩa là nếu khi mình không nói được thì có thể nhờ một ai có phước đức hơn.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Hoặc là cao hơn, nói cho mẹ nghe. Từ đó nhà cúng chay. Mặc dù bây giờ mẹ vẫn không có tụng Kinh được hay là không niệm Phật, nhưng cũng hướng về rồi, không nói đi chùa này nọ nhưng mà cũng không phản đối.
Thầy Trong Suốt: Tốt, đấy, rất tốt. Nước chảy đá mòn đấy! Như vậy em phải có lòng, có tâm trước đã đúng không? Mới khuyên được. Chứ mình có hời hợt làm sao mà khuyên được. Vì em có tâm nên là em có sức lay chuyển. Còn cơ hội nó sẽ đến thôi. Cơ hội sẽ đến nhưng mà mình phải có tâm trước. Nhà Phật gọi là có đạo Tâm đấy. Có tâm hướng về đạo gọi là đạo Tâm. Chứ mình cũng hời hợt, mình chả quan tâm đến Phật xong mình đi khuyên mẹ tin Phật. Nghe rất hài hước.
Bạn đó: Tại vì ba mẹ hay đọc trên báo rồi kêu: “Đó thấy chưa! Ông thầy nớ ổng như rứa mà Phật Pháp rồi chi!”, rồi kêu là: “Thầy mà đi SH (xe máy đắt tiền)”. Cứ kiểu nói như rứa đó. (Thầy, mọi người và bạn nữ cùng cười) Cái kiểu nói như vậy, nên là cứ hay bị bên ngoài lay động vô lắm. Nên là cũng khó.
Thầy Trong Suốt: Ở cơ quan ba có một người xấu tính, suy ra ba xấu tính à? Vô lý đúng không? Trong các ông sư, có một ông sư đi SH có nghĩa là tất cả các ông sư đều xấu hết? Rất kì quái! Được, nhưng mà em được. Đấy là thay đổi bố mẹ bằng cái tâm của mình đấy.
Minh Tuấn: Em có một cái chia sẻ được không ạ, không phải ba mẹ ruột đâu, mà ba mẹ vợ.
Từ đầu em và vợ em không được ba mẹ ủng hộ. Mọi lời nói của em đều là vô nghĩa, đặc biệt là đối với mẹ vợ. Bố mẹ vợ của em là, bất cứ em nói lời nào bà cũng đều không thích. Từ đầu là “thằng đó là thằng không ra gì” mà. Ngoài đời không ra gì, thì chắc nó tìm hiểu về Đạo Phật thì nó cũng không ra gì.
Thế là khi mẹ vợ em bị ung thư vú, em xui bà cầu Đức Quán Thế Âm. Nhưng mặt khác thì mình cũng hơi lo lắng là nếu mà mình nói thì sợ bà lại gạt ra. Khi vợ về tâm sự là vài hôm nữa mẹ lên bàn mổ và có thể là rất nguy hiểm, mình đến gặp ba mẹ và nói rõ là giờ mình không còn bấu víu vào ai nữa, nên bấu víu vào chư Phật, khẩn cầu Đức Quán Thế Âm. Hồi đó thì chưa nghe lời Thầy dạy như hôm nay, nhưng mà có lẽ là mình thấy cuộc đời này chỉ có bấu víu vào chư Phật mới tốt.
Thế là em nói với bà, bà thấy là đúng là không còn bấu víu vào ai. Bà cũng bắt đầu đọc thần chú Om Mani Peme Hung. Bà đọc liên tục. Và em lại nói là chư Phật có khả năng là nếu mà bệnh nặng có thể làm giảm xuống còn nhẹ bớt, và có thể là sẽ không mổ hoặc có mổ thì không sao. Thế bà niệm liên tục, sau ba ngày bà lên bàn mổ thì bà cảm thấy rất nhẹ nhàng. Bà lại đi chia sẻ với những người xung quanh chờ mổ là bà không lo sợ.
Bà về kể là, tất nhiên cũng lo nhưng mà cái lo nó không đến mức giống như những người khác u sầu, kiểu như là tuyệt vọng. Dự kiến trước đó thì là u ác. Nhưng mà sau đó thì u không ác mấy. Cũng u ác, một là u ác là chết luôn, hai là u ác nhưng mà mổ được. Bà là u ác mổ được. Thế là bà tin, và bà niệm Phật. Khi mà quay lại gặp mình thì bà rất là vui. Ngày xưa là bà không thích thằng này, (Thầy và mọi người cười) không thích từ hơn mười năm về trước rồi.
Sau đó em cũng khuyên bà là làm những việc tin vào Tam bảo. Thế là bà ngoại mẹ ruột của bà mất, bà lại hỏi mình làm như thế nào. Em lại nói là bây giờ không còn cách nào, chỉ còn nhờ vào Đức Phật Quán Thế Âm mà thôi. Anh chị em nhà bà cũng có vị trí xã hội, có nhiều cậu là tướng cho nên họ không có tin về Đạo Phật. Em khuyên bà nên niệm thần chú và khuyên những người thân niệm thần chú đó để hỗ trợ.
Thì sau khi bà ngoại mất, một ngày gì đó, thì bà nằm mơ thấy bà ngoại xuất hiện ngay đầu giường. Bà ngoại ở Thanh Hoá mà mẹ vợ thì ở Sài Gòn, bà mới hỏi em là làm như thế nào. Thì em mới nói là bây giờ chỉ có một cách là niệm Phật và xin Phật giúp đỡ thôi. Sau đó bà cũng niệm Phật, và bà cũng nhờ mọi người trong gia đình niệm Phật. Sau đó một thời gian bà cảm thấy rất là nhẹ nhàng. Bà nói là “bà ngoại con đi mẹ có cảm giác là rất là nhẹ nhàng sau khi niệm Phật”. Cho nên là hôm nay là nghe cái buổi Trà đàm của Sếp, thì em thấy rút ra một cái bài học là mình kiên trì và tìm một cơ hội mà gọi là điểm yếu mà tấn công để nó là hiệu quả nhất.
Thầy Trong Suốt: Rất tốt. Hay đấy! (Mọi người vỗ tay)
Giống như con hổ rình mồi, phải đợi cơ hội. Cơ hội kiểu gì cũng đến, nếu mình kiên trì thì kiểu gì cũng đến. Cuối cùng thì cũng đến lúc người ta chết mà, kiểu gì cũng đến.
Một bạn nữ: Dạ, như ba mẹ chồng mình, mình cũng khó nói lắm. Ví dụ như anh nói là có thể chờ đến khi họ bị đau, bị bệnh gì mình mới nói được, nhưng mà… Thật ra thì không ai mong muốn là ba mẹ sẽ bị đau này nọ, thì có cách nào để nói được cho đến khi cái việc đó xảy ra, khi mà họ đã biết cách rồi thì nó sẽ nhẹ nhàng hơn. Chớ còn mình cứ để mà cho đến khi họ gần chết rồi mình mới nói thì em thấy nó cũng…
Thầy Trong Suốt: Đấy, chính em trả lời rồi đấy, nói trước đi.
Bạn đó: Tại vì, ví dụ như ba mẹ chồng em thì… em không thể nói được như ba mẹ em. Nhà chồng em là quê ở Quảng Trị, thường ở quê là nhà nào cũng có nuôi gà, nuôi vịt. Nếu mà em thì em không thể nói thẳng ra.
Em chỉ nói được là: “Mẹ ơi mẹ, con đi chùa nên con không làm gà hay con không làm cá đâu. Nếu mà con nấu ăn thì có sẵn thì con nấu thôi, chứ còn kêu con làm thì con không làm”. Rồi nói thì mẹ đồng ý. Nhưng mà mẹ vẫn làm, ba vẫn làm như rứa, mà mình không nói được. Tức là muốn nói nhưng mà mình không thể sỗ sàng là nói ra là: “Mẹ đừng làm nữa”, vì hồi xưa chừ đó là cái cuộc sống của họ. Còn khi con họ về là họ cũng muốn con họ là ăn ngon này nọ đó. Thì tức là có cái cách nào để nói không?
Thầy Trong Suốt: Nói chồng mình nói. Nói chồng mình được hơn, dễ hơn.
Bạn đó: Xảy ra vấn đề gì họ mới hối hận thì nó lại quá trễ đó.
Thầy Trong Suốt: Chồng em có nghe lời em không?
Bạn đó: Dạ, cũng tuỳ.
Thầy Trong Suốt: Đấy, nhiều khi khuyên qua chồng mình. Chồng sẽ nói thẳng hơn này, và nói rõ ràng hơn.
Bạn đó: Mà vì chồng cũng kiểu không muốn làm mẹ phật lòng.
Thầy Trong Suốt: Thì đấy, em phải làm việc với chồng, giải quyết chồng trước. Đôi khi thế, mình là con dâu thì sức mạnh rất là yếu. Cái sức lời nói của mình rất là nhẹ. Có những vùng quê rất phong kiến, thậm chí là con dâu bị xem là “cái loại ăn bám nhà tôi”.
Bạn đó: Tại họ rất là phong kiến nữa, rất là cổ hủ.
Thầy Trong Suốt: Thì mình chỉ nói đến mức của mình thôi. Em cứ nói ở mức em cho phép. Và tìm cách tác động qua những người khác nữa. Còn nếu không làm được thì thôi, chấp nhận thôi. Đôi khi mình thấp cổ bé họng không làm gì được.
Tuy nhiên là phải nhớ nước chảy đá mòn, nghĩa là có cơ hội phải nói. Chứ không phải là thế là thôi mình chả bao giờ nói. Vẫn cố, vẫn nói! Cứ về quê là nói, nói một cách nhẹ nhàng. Người ta chấp nhận được thì mình tăng độ khó nghe lên. “Trung ngôn nghịch nhĩ” – nghĩa là những lời nói thật thì nó lại thường trái tai. Nhưng mà mình phải tăng dần lên, mà mình phải hiểu rằng “nước chảy đá mòn”, nghĩa là cứ kiên trì thôi. Nhớ là không đời này thì sao?
Minh Tuấn: Đời sau.
Thầy Trong Suốt: Đời sau. Mình gieo nhân rồi mà! Mình gieo cái nhân đừng sát sinh vào đầu người ta. Nếu nó không nở trong đời này thì…
Một bạn nam: Đời sau.
Thầy Trong Suốt: Sẽ nở trong những đời sau. Nên đừng ngừng lại. Cứ nước chảy đá mòn, từ từ thôi. Đừng có làm cái gì quá tay là người ta không nghe mình bao giờ nữa. “Đừng bao giờ về nhà tao nữa!” thì thôi rồi. Đấy, đừng đến mức đấy. Đấy, còn người ta vẫn còn cho mình về nhà, là người ta vẫn còn nghe mình ở một mức nhất định. Mình nói đúng cái mức mà người ta nghe được mình.
Đồng thời là mình kiên trì, thế thôi. Có nhiều chuyện trên đời này mà chỉ có kiên nhẫn mới giải quyết được thôi. Còn tất cả những cái phương án là sai hết, không đúng luôn. Thế kiên trì, kiên trì, kiên trì… nước chảy đá mòn đấy. Đặc biệt là với bố mẹ thì nước chảy đá mòn là chuẩn nhất. Đấy! Nước chảy đá mòn và đợi cơ hội, cứ thế. Cũng chẳng khuyên được em gì hơn, vì nó chỉ có thế thôi.
Và chấp nhận luôn là có thể mình không làm gì được trong đời này, thì cái lời khuyên của mình nó vẫn có tác dụng trong đời sau. Nhân quả mà, mình gieo nhân rồi thì quả sẽ nở thôi. Không ngại.
Một bạn nữ: Em có ý kiến ạ. Dạ, ví dụ như qua câu hỏi của em đó, thì tại vì chị cũng đã có gia đình rồi, có ba mẹ chồng. Nhưng mà trong lòng chị hồi xưa tới chừ, từ khi về làm dâu là chị không bao giờ nghĩ là ba chồng hay mẹ chồng, chị nghĩ giống như là ba mẹ mình. Nói chuyện gì, hay thể hiện tình cảm, đều giống như ba mẹ chị rứa đó, chị không có phân biệt. Cho nên là trong nhà ba mẹ chồng chị rất là thương chị, và coi chị giống như là con gái vậy đó.
Ngay cả, hồi xưa đến giờ ba chị cũng không bao giờ tin Phật. Mẹ chị thì có thể một tháng ăn chay bốn ngày, mẹ cũng theo Phật. Nhưng mà có một đợt ba bị đau. Ba bị ung thư họng, vì ba chỉ có một mình anh thôi cho nên chị cũng chăm sóc ba. Thì chị cũng có hướng cho ba là tụng Kinh, rồi ăn chay. Nói chung là cũng nói rất là nhiều điều.
Thì hiện tại là ba rất là tin, tháng bảy rằm, chị kêu là chị muốn ăn chay, ba có ăn cùng con không rứa. Thì cuối cùng ba cũng đi theo, và ba kêu là “có những ngày mô ba theo không được thì thôi cho ba không theo nghe”. (Cười) Hay là ba kêu là từ hồi nhỏ là ba có lên chùa, nhưng mà từ đó tới giờ là ba chưa có lên. Cái đợt nớ là chị cũng có dẫn ba lên chùa, ba cũng có quỳ lạy đồ rứa. Mới đầu ba không tin đâu, bây giờ thì ba cũng đã tin rồi.
Chị nghĩ là tình yêu thương mà, em đừng có phân biệt kiểu là ba chồng hay là đồ này nọ đó. Cũng không cần nói với chồng mình. Mình cũng có thể nói một cách là chân thành, là chị nghĩ là ba mẹ chồng sẽ hiểu. (Cười)
Thầy Trong Suốt: Cố thôi chứ biết làm thế nào, cố hết sức của mình. May thì người ta nghe mình. Không may thì sao? Thì đời sau. Đời còn dài, luân hồi rất là dài. Đấy! Nghĩa là mình hiểu về nhân quả, mình cứ gieo nhân tốt. Đừng mong cứ phải gặt quả tốt mới là gieo nhân tốt. Gieo nhân mà không cầu gặt quả tốt mới là chuẩn. Gieo nhân tốt mà không cầu gặp quả tốt, thì quả tốt nó đến dễ dàng. Mà không đến cũng chả sao. Thôi có lẽ thế, đúng không? Không ai nói gì nữa. Hôm nay chúng ta sẽ dừng ở đây thôi. Đấy. (Mọi người vỗ tay)
(Thầy cười) Ở Đà Nẵng có bạn Nhân này, mọi người nếu có mong muốn liên hệ với cả đi phóng sinh này. Ở đây có một số hoạt động có thể mọi người nên tham gia là phóng sinh này, trà đàm này, thì qua bạn Nhân.
Bạn nữ: Dạ có cách nào liên lạc để tham gia?
Thầy Trong Suốt: Nhân có cách nào cho các bạn liên lạc được. Phóng sinh một tháng hai lần đúng không? Mùng Một và ngày rằm. Đi phóng sinh là rất tốt cho bố mẹ, chính mình luôn. Đấy là báo hiếu đấy! Mình đi phóng sinh là báo hiếu bố mẹ. Thứ nhất là vì nghiệp tốt mình gây ra, bố mẹ mình được hưởng, cộng nghiệp. Thứ hai là cái con cá mình phóng sinh nhiều khi chính là bố mẹ đời trước của mình, mình trả ơn nó luôn.
Hồng Nhung: Em có ý kiến ạ! Ví dụ như là việc của bạn vừa xong ấy ạ. Thì có một… thêm một cách nữa là hồi hướng công đức cho bố mẹ.
Thầy Trong Suốt: À, hồi hướng công đức! Quên. Quên béng đi mất. Đấy, hồi hướng công đức. Mình cứ làm điều tốt thì hồi hướng cho người ta. Rồi. Hẹn gặp lại các bạn trong buổi trà đàm sau. Thân ái chào các bạn! (Mọi người vỗ tay lớn).
***
Nghe ghi âm Trà đàm – Báo hiếu thế nào là đúng?