Chữa lành bằng phương pháp đối diện và trí tuệ nhân duyên
Hà Nội, 4/2023
Hồng Anh: Lời đầu tiên thay mặt cho ban tổ chức Trà Đàm Vạn Bảo xin được gửi lời chào trân trọng nhất tới tất cả quý vị khách mời, quý cô chú, quý anh chị và các bạn đã có mặt trong buổi Trà Đàm ngày hôm nay.
Kính thưa quý vị, nếu mà chúng ta đã có mặt tại buổi ở đây ngày hôm nay thì tin chắc rằng là trong chúng ta cũng đã có một phần tổn thương nào đó, không biết là quý anh chị, quý cô chú ở đây có từng gặp chưa. Ví dụ như là có những vấn đề nào đó trong cuộc sống mà nó cứ lặp đi lặp lại với mình này, có những cái lăn tăn băn khoăn rất là nhỏ thôi nhưng mà một thứ gì đó trong lòng mình khiến cho mình ngăn ngại, mình bị tắc nghẽn, mình không vượt qua được. Có những cơn bệnh, có những cái sự đau lòng nó cứ phát đi phát lại trong lòng mình. Đó có thể là những cái tổn thương, những thứ khiến cho mối quan hệ của chúng ta bị xa rời, không được gắn kết nữa. Nó làm cho những thử thách đến với cuộc đời của mình cùng cảm giác là trở nên khó khăn hơn để vượt qua, thì tin chắc rằng đó là những điều mà chúng ta sẽ rất cần để được chữa lành.
Thì ngày hôm nay là buổi số 5 mà Trà Đàm Vạn Bảo được tổ chức, đây là chuỗi Trà Đàm nhằm mang lại những kiến thức, những chia sẻ, những sự thấu hiểu bản thân, và thấu hiểu bản chất cuộc sống hơn, đến với mọi người để phần nào giúp mọi người vượt qua được những nỗi lo, những câu chuyện, những mối quan hệ trong cuộc sống và giúp cho chúng ta sống hạnh phúc và bình an hơn.
Và rất vui khi mà ngày hôm nay chúng tôi được đón tiếp gần 300 khách mời đã đến với buổi số 5 của Trà Đàm Vạn Bảo và một lần nữa xin cảm ơn sự có mặt của tất cả quý cô chú, quý anh chị ngày hôm nay!
Để Trà Đàm ngày hôm nay tổ chức được thành công, xin trân trọng cảm ơn các đơn bị đã tài trợ cho chương trình, xin được cảm ơn đơn vị tài trợ vàng – Mani Décor và trang sức bình an Trong Nhà. Xin được trân trọng cảm ơn đơn vị tài trợ bạc – Liên Hoa Vạn Bảo, Amita Vạn Bảo, pháp khí Potala và Tashapy thảo dược thiên nhiên.
Và để chương trình được bắt đầu thì cũng xin trân trọng được giới thiệu tới quý vị, diễn giả khách mời đặc biệt ngày hôm nay, Thầy là chủ nhân, tạm gọi là chủ nhân nhưng mà cũng là một người đã chia sẻ trong chuỗi hơn 40 Trà Đàm, gọi là Trà Đàm Trong Suốt. Không biết là các anh chị ở đây đã từng nghe chưa, nhưng Trà Đàm Trong Suốt là một chuỗi các cái buổi Trà Đàm đã mang lại khá là nhiều kiến thức này, trí tuệ này, và sự chia sẻ cởi mở giữa Thầy Trong Suốt và các quý vị khách mời để giải quyết những vấn đề trong cuộc và ngày hôm nay chúng tôi rất là vinh hạnh khi được, mời được diễn giả Trong Suốt đã đến với buổi Trà Đàm ngày hôm nay.
Và Thầy đang ngồi đây ạ. Dạ vâng, và ngày hôm nay thì với hình thức như các buổi Trà Đàm cũ là chúng ta sẽ chia sẻ một cách cởi mở, có nghĩa là quý vị có những câu hỏi, có những băn khoăn có những thắc mắc gì, chúng ta sẽ tương tác trực tiếp và chúng ta sẽ hỏi đáp với diễn giả để cho cái vấn đề của mình được làm rõ hơn, có tính ứng dụng và giải quyết cao hơn trong cuộc sống của chính mình.
Và không tốn thêm thời gian của quý vị và các bạn nữa, buổi Trà Đàm chữa lành bằng phương pháp trí tuệ… bằng phương pháp đối diện và trí tuệ về nhân duyên xin phép được bắt đầu.
Thầy Trong Suốt: Xin chào mọi người. Ở đây những ai đã tham dự buổi Trà Đàm Trong Suốt một lần rồi giơ tay ạ. À, như vậy rất nhiều bạn cũng lần đầu tiên biết đến Trà Đàm đúng không ạ? Thế thì tại sao mọi người lại đến đây? Nếu mà không biết Trong Suốt trước? Khả năng cao là trong lòng mình phải có gì ạ? Theo mọi người có gì? À quên, ban tổ chức phải công bố quà chứ nhỉ? Công bố quà để cho mọi người…
Hồng Anh: Dạ vâng ạ. Ngày hôm nay thì ban tổ chức cũng có chuẩn bị 20 phần quà dành cho quý khán giả nào có những sự tương tác với chương trình, ví dụ như đặt câu hỏi hoặc là trả lời câu hỏi từ diễn giả Trong Suốt và phần quà đây là một cuốn sổ tay chữa lành ạ. Trong cuốn sổ tay này sẽ có những kiến thức cho quý vị về những phương pháp để mình chữa lành những căn bệnh ở trong cơ thể mình bằng năng lượng tinh thần và có một cái phần 28 ngày thực hành biết ơn để nâng cái năng lượng sức khỏe tinh thần cho chúng ta để chúng ta hỗ trợ quá trình chữa bệnh thì đây là sổ tay chữa lành, là phần quà của hôm nay mà ban tổ chức dành cho quý vị ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Bây giờ mọi người sau khi biết là sẽ có quà khi giơ tay. Ai có thể, ai có thể gọi là giơ một cánh tay nói là tại sao, ý là trong lòng mình, trong lòng mình có cái gì khiến mình đến ngày hôm nay đến buổi này. Khi mình nghe cái tên là chữa lành, đúng không ạ? Bằng phương pháp đối diện… Bạn này giơ tay rồi. Ok. Bạn nào giơ tay xin giới thiệu tên Và lý do tại sao đến đây.
Bạn Hải: Dạ em xin chào cả nhà mình ạ. Em tên là Hải. Lý do em đến đây thì khi mà nghe phương pháp chữa lành này thì em cảm thấy trong lòng mình có tổn thương.
Thầy Trong Suốt: À.
Bạn Hải: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thẳng thừng luôn? Thấy luôn?
Bạn Hải: Vâng. Rất thẳng thắn.
Thầy Trong Suốt: Ok. Em có thể chia sẻ một chút về cái tổn thương này không? Nếu nó không quá khó khăn để chia sẻ?
Bạn Hải: Nó cũng là khó khăn để chia sẻ.
Thầy Trong Suốt: À. Em có thể nói một cách gọi là mật ngữ đi. Em biết mật ngữ là gì không? Là cách nói bí mật mà chỉ rất ít người hiểu với nhau thôi. Đấy.
Bạn Hải: Có những cái tổn thương ở sâu thẳm ở trong cái tiềm thức của em.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Hải: À, những cái tổn thương bề mặt thì em không nói làm gì nhưng đây tổn thương trong tiềm thức ấy thì nó rất khó để mà bản thân em nhận diện được. Vậy nên là hiện tại là em cũng chưa nhận diện được những cái tổn thương đấy.
Thầy Trong Suốt: Nhưng nó phải có một dấu hiệu gì đó.
Bạn Hải: Vâng ạ. Nó có ảnh hưởng đến những cái hành vi những cái suy nghĩ của em và em cảm thấy là nó có ảnh hưởng và em biết là nó có liên quan đến một cái tổn thương nào đấy mà em chưa có nhận diện được.
Thầy Trong Suốt: Em có thể nói hơn một chút nghĩa là cái ảnh hưởng nó như thế nào không?
Bạn Hải: Nó ảnh hưởng ví dụ như là ở trong việc mà một mối quan hệ của em với một người nào đó.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Hiểu rồi. Mọi người hiểu rồi đúng không? Ok. Nó như nào? Nó tạo ra sự tích cực hay tiêu cực.
Bạn Hải: Nó tạo ra sự không tích cực ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Một ví dụ về không tích cực?
Bạn Hải: Đấy là thực ra, đấy là có một cái hành vi rất là bình thường thôi nhưng mà em cảm thấy là nó lại là bất thường.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Hải: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em có thể ví dụ hơn một chút, cho nó rõ hơn một chút nữa. Mật ngữ cũng được mà.
Bạn Hải: Đấy là khi mà em cùng với vợ của em, hay như cùng đối tác kinh doanh của em. Ví dụ như của đối tác của em, thực ra khi mà họ nói một cái câu nói rất là bình thường thôi nhưng mà tự ở bên trong em ấy thì nó cảm thấy đấy là một cái sự thiếu tôn trọng nhưng mà ý thức của em hiểu rằng điều đấy nó rất là bình thường, không có vấn đề gì cả và đấy là người ta nói đúng. Nhưng mà thâm tâm em cảm thấy một cảm giác rất là khó chịu.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Hay quá. Rất đúng luôn.
Bạn Hải: Vâng. Cảm giác khó chịu và em… thì khi mà em đặt câu hỏi là điều gì khiến cho mình cảm thấy khó chịu về vấn đề này thì có một vài cái câu trả lời sau đó em hỏi là… em hỏi sâu hơn nữa nhưng mà nó không ra được câu trả lời.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Rất tốt. Rất tốt. Em là một ví dụ… bạn Hải đúng không? Hải là một ví dụ điển hình luôn. Cảm ơn Hải nhé. Đấy là ví dụ điển hình cho chúng ta biết rằng ta có vết thương ở chỗ đấy. Em ngồi xuống được rồi. Mời ban tổ chức tặng quà cho bạn Hải đi. Vỗ tay cho bạn Hải nhỉ. Bạn rất mạnh dạn và giúp cái buổi này rõ ràng hơn. Bạn Hải nói rất là đúng. Bây giờ nhé, mọi người muốn hiểu hơn về câu chuyện của Hải, mình có thể hình dung như này. Ở đây mọi người gặp đối tác có bao giờ bắt tay không? Có ai bắt tay đối tác, giơ tay ạ? Từng bắt tay đối tác. (Mọi người giơ tay) Rồi! Thế thì khi mình bắt tay đối tác và mình bị đau, đau tay, thì mình có thể suy ra điều gì? Bắt tay là một hành động xã giao bình thường. Đúng không? Mà khi bắt tay đối tác thì mình bị đau. Ở đây ai có thể trả lời là suy ra cái gì không nào? Giơ tay ạ. Mọi người giơ tay ạ. Ừ, mời bạn nữ. Đưa mic cho bạn. Em giới thiệu tên một chút thôi xong rồi em có thể trả lời luôn cũng được.
Bạn Điệp: Dạ, em xin chào Thầy và chào tất cả các cô chú anh chị ạ. Theo em nghĩ đơn giản là nó là một cái tổn thương nào đó trong quá khứ mà mình… có thể là không thể biết được.
Thầy Trong Suốt: Ý thầy đơn giản là đau tay, đau vật lý.
Bạn Điệp: Đau vật lý ạ? Đau vật lý suy ra?
Thầy Trong Suốt: Em đoán thử xem?
Một bạn nữ: Nếu mà theo vật lý thì em nghĩ rằng là, đúng là có thể là cái lực bắt tay của đối tác thì hơi khỏe.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Rồi. Rồi. Dừng ở đây.
Bạn Điệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mọi người bắt đầu thấy vấn đề nhé. Mình bắt đầu đổ lỗi cho đối tác “Sao lại bắt tay mạnh thế?” Đúng không? Hỏi ở đây có ai có thể suy ra một cái khác không? Mời bạn… em nói luôn đi.
Bạn Điệp: Em xin phép được chia sẻ tiếp. Cái này thì em hướng đến nhiều hơn là rằng là trong mình có thể có những cái ký ức gì đó trong quá khứ mà mình không thể nhận diện được.
Thầy Trong Suốt: Không. Thầy nói vật lý, đau tay vật lý.
Một bạn nữ: Không. Vật lý thì em nghĩ rằng là nó chỉ là về cái vấn đề…
Thầy Trong Suốt: Như vậy em chỉ cho rằng có một khả năng là họ bóp quá mạnh?
Bạn Điệp: Vâng, về sức khỏe thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà vẫn còn một khả năng khác. Đề nghị một cánh tay khác.
Bạn Điệp: Cảm ơn Thầy.
Thầy Trong Suốt: Cảm ơn em. Cảm ơn em. Cánh tay khác. Có một lý do khác. Đây, bạn nam, bạn nam này hiểu hơn, đấy, bạn nam hiểu hơn, xem có hay bóp tay mạnh đối tác không? Em giới thiệu tên. À, bạn lúc nãy tên gì nhỉ? Em tên gì ấy nhỉ?
Bạn Điệp: Điệp.
Thầy Trong Suốt: Ok. Cảm ơn em.
Bạn Quang: Dạ em chào Thầy và chào quý anh chị và các bạn. Thì em nghĩ đó là…
Thầy Trong Suốt: Tên… em tên là gì?
Bạn Quang: Em là Quang.
Thầy Trong Suốt: Quang.
Bạn Quang: Thì em còn một khả năng nữa đó là sức chịu đựng của mình hơi yếu.
Thầy Trong Suốt: Sức chịu đựng mình hơi yếu?
Bạn Quang: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vẫn còn một khả năng nữa. Đề nghị một bạn nào… cánh tay khác. Vẫn còn khả năng nữa. Ok. Phương án một là đối tác bóp quá mạnh, phương án hai là sức chịu đựng mình kém quá. Vẫn còn khả năng khác! Mời em. Bạn nữ.
Bạn Trang: Alô. Em chào mọi người, em tên là Trang ạ. Theo em thì lý do có thể là trong tay có một vết thương hoặc là có một cái dằm sẵn rồi ấy. Khi mà chạm vào đấy sẽ bị đau ạ.
Thầy Trong Suốt: À. Chuẩn rồi. Em tên gì?
Bạn Trang: Em là Trang ạ.
Thầy Trong Suốt: Bạn Trang trả lời đúng không? Mọi người đồng ý không? Tràng vỗ tay cho bạn Trang. Câu trả lời của Điệp và Trang cho thấy rõ hai cách nghĩ trong cuộc sống. Chuyện của Hải cũng như vậy. Khi đối tác nói một câu mình khó chịu thì có hai khả năng. Một là họ cố tình nói, nói lời bực dọc, gây bực dọc cho mình, cố tình khiêu khích mình. Nhưng có một khả năng thứ hai là gì? Là gì? Hải nói rồi đấy, bạn Hải vừa nói xong rồi đấy – trong lòng bạn ấy đã có sẵn vết thương rồi. Động vào một phát là? Là đau! Trong tay mình, cái bàn tay mình có sẵn vết thương rồi. Đối tác chạm vào một cái là gì? Là đau. Mọi người đồng ý không? Đồng ý không? Theo mọi người trong trường hợp bắt tay, khả năng nào cao hơn? Đối tác cố tình bóp thật mạnh cho mình đau hay thực ra mình đã có vết thương ở đây rồi, ở tay rồi, nên mình đau? Khả năng nào sẽ chiếm phần trăm cao hơn? Phải sẵn vết thương rồi chứ đúng không? Chứ đối tác mới gặp tại sao lại bóp tay mình mạnh làm gì? Đúng không? Điệp đồng ý không? Nhưng mình lại hay nghĩ rằng, đấy, cuộc sống hay nghĩ rằng, ít người trong cuộc sống này ấy, rất đáng tiếc là ít người có thói quen nhìn vào bên trong mà thói quen chính của mình là nhìn ra ngoài và mình nghĩ ngay rằng đối tác gì? Bóp tay mạnh quá, cái người kia có ý gì đây. Đúng không? Cố tình nói xấu đây, cố tình trêu chọc mình đây. Trong khi thực tế đơn giản thôi? Ở chỗ đó bạn có vết thương.
Tại sao lúc nãy thầy lại khen bạn Hải? Vì bạn ấy nói ra một cái điều nó đúng luôn vấn đề. Nghĩa là khi mình bị đau ấy, ở đâu ấy thì đừng vội nghĩ rằng là do bên kia họ cố tình làm gì… mà mình phải xem ngay xem là mình đau ở đâu thì có đúng là ở đấy mình có vết thương hay không? Đúng không? Bạn Hải bạn nói được, bạn nói luôn là gì? Thực ra họ không có ý gì cả đúng không? Đời nào vợ tự nhiên cố tình làm đau chồng, đối tác cố tình làm đau mình? Mà đầu tiên là chỗ đấy mình phải có vết thương!
Thế nếu mình nhận ra rằng cái cách phát hiện vết thương là như vậy thì tất cả chúng ta đang ở đây, chúng ta cùng nhìn lại cuộc sống mình xem, cuộc đời mình xem. Những năm tháng gần gây thôi, không cần phải quá xa, mình có phần nào giống bạn Hải hay không? Có chỗ nào mà người ta động nhẹ, hoặc là xượt nhẹ qua mà mình đau hay không? Người ta xượt nhẹ thôi. Thậm chí người ta bảo là “Dạo này trông béo thế nhỉ?” Sao? Nếu có ai bảo thầy là dạo này trông béo thế nhỉ thầy sẽ thấy thế nào? Đố mọi người biết? “Dạo này trông béo thế nhỉ?” Thầy thấy thế nào? Theo mọi người, theo mọi người đoán thầy sẽ thấy thế nào? Đau lòng không? Chê sắc đẹp của mình không? Hay thầy rất hạnh phúc? Vì sao hạnh phúc? Mình trả lời “Ừ, cảm ơn bạn đã khen vợ tôi.” Đúng không? Nuôi nấng chồng rất tử tế cẩn thận nên là chồng rất béo khỏe. Mình rất hạnh phúc vì có người khen vợ mình. Tuy nhiên, ở đây có ai nghe câu “Béo thế nhỉ?” thấy hơi đau lòng một chút không? Ai? Mạnh dạn giơ tay xem nào? “Béo thế nhỉ” là hơi đau lòng một chút. Một bạn. À, 5 bạn, 10 bạn. Bên này không có ai à? Bên này tất cả những người đều… không sợ béo? 12 bạn. 15 bạn. Ok. 16-17 bạn.
Nếu chúng ta đau lòng một chút thì vẫn chưa phải là vết thương, nhưng chúng ta tự nhiên thấy rất đau lòng. Có ai không? “Dạo này mày béo thế nhỉ” đau lòng luôn không? Thật lòng đi, thật lòng đi. Đấy. Có bạn nữ kia, rất tốt. Đấy mới là người dũng cảm kìa. Đau lòng luôn. Thì khả năng rằng cái chỗ gì? Cái chỗ béo gầy của mình ấy, mình đã bị tổn thương ở đấy rồi, nên có ai đấy xượt nhẹ qua một cái thôi là mình đau. Có thể rất nhiều lý do, ví dụ mình đã bị quá nhiều người sỉ nhục về cái sự béo của mình rồi, thì một người nữa thôi, giọt nước tràn ly mà. Đúng không? Nhiều người sỉ nhục chê bai quá rồi, hôm đấy chỉ một cái tiếng nói nhẹ thôi có thể mình sẽ bùng lên. Mọi người đồng ý không? Còn nếu không ai chê mình bao giờ thì nói một câu thì thôi. Nhưng nếu mà ngày nào mẹ cũng nói, bố cũng nói, bạn cũng nói… thì hôm đấy mình sẽ bùng lên một cơn giận mà không biết tại sao cả. Có ai trải qua cái đấy bao giờ chưa? Trải qua trạng thái giọt nước tràn ly chưa? Nó bùng lên một cách không hiểu lý do và chuyện rất bình thường thôi.
Đấy, đấy là cách để chúng ta thấy rằng ở cái chỗ đấy ấy, cái chỗ mà người ta xượt nhẹ một cái, chạm nhẹ một cái mà mình đau, chắc chắn có vết thương! Mọi người đồng ý không ạ? Sau khi nghe đến đây rồi thì những ai cảm thấy trong lòng mình đúng là hình như có vết thương thật. Giơ tay. Hình như là có thật. Không phải đến nghe Trong Suốt cho vui nữa mà hình như có thật, giơ tay ạ. Vẫn ít quá đúng không ạ? Như vậy chứng tỏ những người còn lại thì sao? Không chạm vào được luôn. Còn gì nữa? Không giơ tay chứng tỏ là gì? “Ông nói thoải mái đi, tôi cũng” gì? “Trong lòng nhẹ nhàng như không”. Đúng không ạ? Những người còn lại, những người mà không thể trong lòng… không có gì để chạm vào giơ tay ạ? Chắc chắn nói gì cũng không sao giơ tay ạ. Ủa, những người lúc nãy đâu rồi? À đây, cũng có mấy người đây ạ. Ok. Đây là những người rất là cao thủ đúng không ạ? Thôi, tí nữa chúng ta sẽ được chia sẻ với các bạn ấy sau.
Bây giờ chúng ta sẽ nói về những bạn có thể có vết thương đã. Đúng không? Mọi người đồng ý không ạ? Mình phải có cái gì đó thì mới đau được, nếu không một vài câu xượt nhẹ không thể gây đau được. Hải đồng ý không? Vấn đề của mình ngày hôm nay ấy, giả sử trong lòng các bạn có cái vết thương như vậy, có một cái trạng thái như vậy. Đúng không? Thì việc của mình ấy, việc đầu tiên để đi chữa vết thương ấy là mình, là gì ạ? Mình phải đi xem nó là cái gì. Mình không thể nói là “tôi có vết thương, bác sỹ chữa đi” được. Bác sỹ gặp, bác sỹ bảo là “Anh đến đây làm gì?”. “Tôi có một vết thương.” Thì câu tiếp theo bác sỹ sẽ hỏi là gì? “Anh đau ở đâu?” Đúng không? Mình hỏi chính mình. Ok. Mình có thể bị tổn thương, thậm chí là dễ bị tổn thương ở chỗ đấy. Vậy thì mình đau ở đâu? Tại sao mình đau? Để tìm xem vết thương đấy thực ra nó là cái gì. Đấy. Thì chúng ta ngày hôm nay ấy, những buổi Trà Đàm Trong Suốtthì không phải là những buổi nói về lý luận mà mục đích của thầy khi gặp mọi người là để chia sẻ cái cách – phương pháp đấy – ứng dụng thực tiễn để mình có thể giải quyết những vấn đề bên trong mình. Thế nên là chúng ta cần những cái phương pháp rõ ràng.
Thế thì ở đây có bạn nào có muốn thử không? Thử tìm vết thương không? À, khá quá, tốt quá. Có bạn nữ giơ tay đầu tiên đây, bạn đeo kính. Cuộc đời lúc nào cũng có nhiều lựa chọn. Em giới thiệu một chút đi.
Bạn Diệp: Em chào Thầy ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Diệp: Em xin tự giới thiệu em tên là Diệp ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Diệp: Vâng. Và câu hỏi của Thầy là gì ạ?
Thầy Trong Suốt: Được, rất tốt. Tinh thần dũng cảm rất cao. Sổ đẹp lắm ạ, sổ rất đẹp. Ừ. Em có muốn thử tìm vết thương của mình không?
Bạn Diệp: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Ok. Bắt đầu không? Bắt đầu thử luôn nhé.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Hãy kể cho thầy biết một cái chỗ nào đấy trong cuộc đời của em mà người ta động vào một cái là em sẽ đau. Bắt đầu từ cái đấy, đúng không? Ví dụ người ta nói câu gì em sẽ đau? Người ta làm gì em sẽ buồn, khổ, khó chịu?
Bạn Diệp: Buồn, khổ, khó chịu, chọn một cái được không ạ?
Thầy Trong Suốt: Ừ, em chọn một cái, cái chỗ nào mà cứ động vào đấy em đau.
Bạn Diệp: Khi mà họ hỏi em về mối quan hệ với gia đình ạ.
Thầy Trong Suốt: À. Ok. “Dạo này mày với gia đình thế nào?”
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Thì em đau.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa?
Bạn Diệp: Đúng.
Thầy Trong Suốt: Em thử mô tả xem, ví dụ một cái trường hợp đi. Người ta hỏi câu gì và đau như thế nào?
Bạn Diệp: Họ hỏi là… có một câu nói của bạn thân em nói mà bây giờ em vẫn nhớ ạ. Bạn ấy nói em là “Mày vẫn phải diễn với cả bố mẹ của mày.”
Thầy Trong Suốt: À?
Bạn Diệp: Vâng. Và nó khiến cho em cảm thấy rất là tổn thương ạ.
Thầy Trong Suốt: Bao lâu rồi?
Bạn Diệp: Cách đây khoảng một năm ạ.
Thầy Trong Suốt: Một năm bạn nói và bây giờ em vẫn nhớ.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Và nhắc lại có đau không?
Bạn Diệp: Buồn ạ.
Thầy Trong Suốt: Buồn, ok. Buồn là một loại đau đấy.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đây ví dụ rõ nhất về vết thương, động vào là em buồn. Đúng chưa? Bây giờ em có muốn cùng thầy tìm xem vết thương nó thực sự là cái gì không?
Bạn Diệp: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Cái đầu tiên đấy, con người cần, chúng ta cần đấy, là phải đối diện với nó. Vì có một cách dễ hơn đối diện là lảng tránh. Họ hỏi mình thế xong về nhà mình buồn, xong bảo “thôi, thời gian sẽ chữa lành vết thương, quên nó đi”. Nhưng đến giờ một năm rồi mà không quên được. Như vậy lảng tránh có phải là phương pháp không, hiệu quả không?
Bạn Diệp: Theo em thì phải đối diện thì nó tốt hơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Cách duy nhất là đối diện. Lảng tránh thì giống như em đè nó xuống đấy, thì ngày nào ai động vào nó phát thì sao?
Bạn Diệp: Thì buồn ạ.
Thầy Trong Suốt: Lại đau trở lại, đúng không? Bây giờ chúng ta cùng đối diện nhé.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Muốn đối diện thì chúng ta phải nhìn thẳng vào nó, nên nó không tránh được. Em tự thử, em tự phán đoán trước đi. Vì sao em lại, hoặc là vết thương gì ở cái chỗ quan hệ đấy, gia đình đấy.
Bạn Diệp: À, tức là em cảm thấy là gia đình kỳ vọng quá nhiều vào bản thân mình khiến cho em cảm thấy áp lực ạ. Và khi không thể đáp ứng được cái kỳ vọng đấy của gia đình thì em cảm thấy thất vọng với chính mình ạ.
Thầy Trong Suốt: Vết thương ở đây là gì? Là khi gia đình có nhiều áp lực với em và em không làm được…
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: …Thì em cảm thấy thất vọng về chính mình.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Khi thất vọng về chính mình, em cảm thấy thế nào?
Bạn Diệp: Em cảm thấy là mình không xứng đáng với tình yêu của mọi người ạ.
Thầy Trong Suốt: À, như vậy là em cảm thấy không xứng đáng với tình yêu của mọi người. Mọi người đã dành cho mình nhiều tình yêu…
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nhiều quan tâm và nhiều kỳ vọng mà mình lại không xứng đáng. Khi em không xứng đáng em thấy em là người thế nào?
Bạn Diệp: Em vô dụng ạ.
Thầy Trong Suốt: Vô dụng. Đúng chưa? Như vậy, khi bạn em hỏi em là “ơ mày vẫn phải diễn với gia đình à?”, thì em thấy em vô dụng.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Một người thấy mình vô dụng thì hạnh phúc hay buồn bã?
Bạn Diệp: Buồn ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đây mình mới chỉ đào lớp đầu tiên của vết thương thôi, chúng ta bắt đầu thấy rồi, à, Diệp đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Diệp có một cái tổn thương là cảm thấy vô dụng khi không đạt được cái mong muốn của gia đình. Đúng chưa?
Bạn Diệp: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Thế em có muốn chữa nó không hay em muốn để đấy mãi cả đời?
Bạn Diệp: Tất nhiên là muốn chữa rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng thế không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Thế thì bây giờ bắt đầu phương pháp này. Vừa xong mới chỉ là nhẹ nhàng thôi bây giờ phương pháp nhé.
Em hãy tưởng tượng, đối diện nhé. Đối diện là gì? Đây gọi là pháp đối diện, đối diện đấy nghĩa là đối diện ở trong tâm trí thôi.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Bởi vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm những chuyện mà chúng ta sắp phải nghĩ đến.
Em hãy tưởng tượng em đi về để gặp gia đình. Em chắc không thành công như gia đình muốn, đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Gia đình em sẽ nói câu gì với em? Hãy tưởng tượng, tưởng tượng.
Bạn Diệp: Em nghĩ là mẹ em sẽ nói là “Mẹ cảm thấy thất vọng về con.”
Thầy Trong Suốt: Mẹ cảm thấy thất vọng về con. Để cái tưởng tượng đấy nó được đối diện mạnh mẽ hơn, em hãy tưởng tượng xem lúc mà em nói như thế thì mẹ em trông như thế nào và em trông như thế nào?
Bạn Diệp: Mẹ em trông như muốn khóc, còn em thì trông như khóc còn dữ hơn.
Thầy Trong Suốt: Ờ. Mẹ thì khóc nức nở, còn em thì gào thét.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Có đến thế không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Ok. Khi mẹ khóc nức nở, em gào thét, cái bối cảnh xung quanh trông như thế nào?
Bạn Diệp: Nó rất là…
Thầy Trong Suốt: Trong một căn phòng này, hay là trước cửa nhà này?
Bạn Diệp: Ở trước cửa nhà ạ.
Thầy Trong Suốt: Ngay trước cửa nhà, bầu trời hôm đó trông như thế nào?
Bạn Diệp: Nó đen xì.
Thầy Trong Suốt: Bầu trời đen xì, trước cửa nhà. Em, em trông thế nào? Mặc đồ gì?
Bạn Diệp: Em mặc một bộ đồ rất là nhếch nhác ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhếch nhác, rách rưới.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Bẩn thỉu.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mẹ em mặc đồ gì?
Bạn Diệp: Mẹ em mặc bộ đồ bình thường ở nhà ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Mẹ em hỏi là mày cái gì nhỉ?
Bạn Diệp: Ừ, mẹ em hỏi là, mẹ em bảo là mẹ cảm thấy thất vọng về con ạ.
Thầy Trong Suốt: Mẹ cảm thấy thất vọng về con và khóc nức nở.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em thì thế nào?
Bạn Diệp: Em thì cũng khóc ạ.
Thầy Trong Suốt: Khóc như thế nào?
Bạn Diệp: Khóc kiểu là rất là dằn vặt và tội lỗi ạ.
Thầy Trong Suốt: Dằn vặt và tội lỗi. Em sẽ nói câu gì khi đấy?
Bạn Diệp: Em sẽ nói là con chỉ được đến thế này thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Con chỉ đến thế này thôi. Khi đấy mẹ em sẽ như thế nào?
Bạn Diệp: Mẹ em sẽ (Diệp ngưng một lúc, bắt đầu nghẹn ngào) mẹ em sẽ ngồi xuống ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Diệp: Và, em hy vọng là mẹ em sẽ ôm em ạ.
Thầy Trong Suốt: Đừng đừng hy vọng. Phương pháp này nó không cho phép em lảng tránh. Hy vọng là kiểu lảng tránh.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đối diện là em buộc phải đối diện với cái xấu, chứ không phải đối diện với cái tốt ai chẳng đối diện được. Mẹ em sẽ thế nào?
Bạn Diệp: Mẹ em sẽ bỏ đi ạ.
Thầy Trong Suốt: Bỏ đi. Đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mẹ em đi vào trong nhà hay đi ra khỏi nhà?
Bạn Diệp: Em bỏ chạy ạ.
Thầy Trong Suốt: Em bỏ chạy.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mẹ thì bỏ vào trong nhà và em bỏ chạy. Đúng chưa? Khi em bỏ chạy thì em cảm thấy thế nào?
Bạn Diệp: Em cảm thấy buồn ạ.
Thầy Trong Suốt: Có gì tệ hơn buồn nữa không?
Bạn Diệp: Nhưng mà em cảm thấy dễ chịu hơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Không, không đối diện theo kiểu tốt.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Có gì tệ hơn nữa không?
Bạn Diệp: À, tức là em không được trở về nữa.
Thầy Trong Suốt: Em không được về nhà nữa luôn.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Cái câu gì của mẹ em khiến em không được trở về nhà nữa?
Bạn Diệp: “Mày không phải là con tao” ạ.
Thầy Trong Suốt: “Mày không phải là con tao hay mày mày cút đi.” Có thể nói thế không?
Bạn Diệp: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Và em chạy ra khỏi nhà và không thể trở về nữa.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Còn gì có thể tệ hơn nữa không?
Bạn Diệp: Em biến mất ạ.
Thầy Trong Suốt: Em bị sao?
Bạn Diệp: Em biến mất ạ.
Thầy Trong Suốt: Biến mất như thế nào?
Bạn Diệp: Em nhảy xuống sông ạ.
Thầy Trong Suốt: Ờ. Thế tưởng tượng khúc sông em nhảy đi. Ở chỗ nào?
Bạn Diệp: Một chỗ rất là cao và chảy xiết ạ.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ đi, ở đâu Hà Nội sẽ có cái chỗ đấy?
Bạn Diệp: Ở… ở…, Hà Nội thì chắc là ở khu cầu Chương Dương.
Thầy Trong Suốt: Ừ, em lên cầu Chương Dương và em, khi em nhảy xuống thì em trông em như thế nào? Đồ như thế nào? Có đúng bộ đồ lúc nãy không hay bộ khác?
Bạn Diệp: Bộ khác ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, như thế nào?
Bạn Diệp: Bộ màu sáng hơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Sáng hơn.
Bạn Diệp: Và dễ chịu hơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Thế sao để dễ chịu hơn?
Bạn Diệp: Tại vì em cảm thấy đứng ở đấy em được giải thoát ạ.
Thầy Trong Suốt: Không không được. (Cười) Đúng lúc lấn cấn bối rối như vậy đấy khả năng về thay đồ là rất thấp. (Thầy, bạn Diệp và một số bạn cười) Hãy đối diện với cái xấu. Khi mình gọi là đối diện đấy, thì mình, thực ra là ý của thầy đấy, là đối diện với cái xấu nhất, nhưng mình không nói ra hai chữ xấu nhất thôi, chứ mình phải tưởng tượng cái xấu nhất.
Bạn Diệp: À.
Thầy Trong Suốt: Em chạy một mạch ra cầu Chương Dương, hay em về nhà thay đồ rồi em chạy ra cầu Chương Dương?
Bạn Diệp: Em…
Thầy Trong Suốt: Cái nào xấu hơn phải chọn cái xấu hơn.
Bạn Diệp: Vâng, em chạy ra cầu ạ.
Thầy Trong Suốt: Chạy thẳng ra cầu, đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đứng lên trên thành cầu.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Vẫn bộ quần áo đấy.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em nghĩ gì trước khi em nhảy xuống?
Bạn Diệp: Em nghĩ là mọi thứ sẽ chấm dứt ở đây ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, còn gì tệ hơn nữa không?
Bạn Diệp: Em nhảy xuống ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, rất tốt. Em hãy tưởng tượng em nhảy xuống đi.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Xung quanh cảnh vật như thế nào?
Bạn Diệp: Mọi thứ chảy rất là xiết ạ.
Thầy Trong Suốt: Nước chảy xiết, đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em sẽ chìm ngay hay là vẫy vùng một lúc?
Bạn Diệp: Em sẽ chìm xuống rất là sâu và chảy theo cái dòng nước đấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Cảm giác của em sẽ như thế nào?
Bạn Diệp: Em cảm thấy được…
Thầy Trong Suốt: Không, cảm giác thân thể thế nào?
Bạn Diệp: Cảm giác thân thể cũng rất là đau ạ.
Thầy Trong Suốt: Đau và gì nữa?
Bạn Diệp: Đau và như kiểu bị xé toạc ra.
Thầy Trong Suốt: Rồi, rất tốt. Sau đó thế nào nữa? Em vùng vẫy trong bao lâu trước khi tắt thở?
Bạn Diệp: Chắc được 30 giây đến 1 phút ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi. 1 phút sau em tắt thở. Đúng không?
Bạn Diệp: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Còn gì tệ hơn nữa không?
Bạn Diệp: Em nghĩ đến đấy là hết ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Nó không tệ hơn được nữa đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đấy, đấy cái mà thầy nói với em từ nãy giờ mình gọi là đối diện.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mình không chạy trốn khỏi câu chuyện. Mình hãy đối diện nó trong tâm trí để mình hiểu rằng tệ nhất nó là cái gì.
Tệ nhất, tóm lại, tóm lại cho em nhé. Tệ nhất là hôm nào em về nhà? Tối nay hay là mai, hay lúc nào?
Bạn Diệp: Ừ, 30/4 ạ.
Thầy Trong Suốt: 30/4 này em về nhà đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Trong một quần áo bẩn thỉu rách rưới, bầu trời đen kịt. Và trước cửa mẹ em đang ngồi đấy, mặc bộ đồ bình thường. Đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Khi em nhìn thấy mẹ, thì mẹ nói một câu là “Mẹ thất vọng về con, hoàn toàn”. Em trả lời là “Con chỉ được như thế này thôi.”
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mẹ bảo là “Mày cút đi đừng bao giờ về nhà nữa.” Và mẹ em khóc nức nở chạy vào trong, đi vào trong nhà.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Còn em thì khóc lóc thảm thiết và chạy một mạch ra cầu Chương Dương đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đứng trên thành cầu nhảy xuống dòng nước xiết.
Bạn Diệp: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Em chìm xuống đáy sông, vùng vẫy trong 1 phút rồi tắt thở.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng đấy là kịch bản tệ nhất đời em không?
Bạn Diệp: Vâng, đây tệ nhất rồi đấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Tệ nhất rồi, đúng rồi. Bây giờ câu hỏi tiếp theo. Bao nhiêu phần trăm khả năng chuyện đấy sẽ xảy ra?
Bạn Diệp: Ở tương lai ạ?
Thầy Trong Suốt: Tương lai. 30/4 là tương lai mà. Đúng không?
Bạn Diệp: Ở tương lai thì em nghĩ là khoảng chắc không đến 1% ạ.
Thầy Trong Suốt: 1% thôi á? Thế thôi á?
Bạn Diệp: Không ạ. Thật ra em nghĩ là khoảng 70% ạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy, đấy mới là trung thực. (Thầy và bạn cười) Khi người ta có đau khổ đấy thì không thể nào người ta tươi sáng được. Nên cái 1% của em là cái cố, đấy gọi là lảng tránh.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Còn mình đối diện thì mình không thể bảo đời tôi chắc chắn là tươi sáng, 99% tươi sáng mà mình phải nhìn vào cái cái việc đấy một cách rõ ràng.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em thử nói lại một lần nữa đi, bao nhiêu % khả năng đấy có thể xảy ra?
Bạn Diệp: 80% ạ.
Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu?
Bạn Diệp: 80% ạ.
Thầy Trong Suốt: 80% cơ à? Nghĩ kỹ đi.
Bạn Diệp: Vâng, thế thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Nghĩ kỹ đi. Ý thầy là có thể thấp hơn được không đấy, không phải cao hơn được đâu. (Thầy và bạn cười)
Bạn Diệp: Thấp hơn. (Bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Chứ không phải thế thôi. Có khả năng thấp hơn được không?
Bạn Diệp: Thấp hơn thì chỉ có 1% đấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Nghĩa là chỉ có 1 hoặc 80 thôi?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thật đấy hả?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Bạn Diệp: Vì em từng nghĩ đến chuyện đấy rất nhiều lần ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, ok. Thôi cứ cho mình tạm dùng số 80 nhé.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Có thể ngày mai sau khi, có khi tối nay em sẽ cho một con số khác.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Vì em đi sau buổi này về rồi em sẽ nhìn cuộc sống sáng sủa hơn. Nhưng tạm dừng ở con số 80%. Đúng chưa?
Bạn Diệp: Rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Bây giờ em đã hiểu cái em sợ nhất trên đời là cái gì chưa?
Bạn Diệp: Đó là sự chối bỏ của gia đình ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Em sợ nhất chính cái thầy vừa mô tả cho em xong. Chính cái đấy. Và đối với em đấy, đối với cá nhân em, thì chuyện đấy có khả năng 80% xảy ra.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em hãy, mà mình tin 80% đấy xảy ra thì đời mình có cái áp lực cực kỳ lớn luôn. Đúng không? Cái tổn thương của em đấy, cái vết thương của em đấy nó khiến cho em có cái áp lực rất lớn trong cuộc đời. Đồng ý không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Ít nhất mình mới đang dừng ở phương pháp đối diện thì em đã phát hiện ra vết thương của mình là gì rồi.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Tý nữa mình sẽ sang phần chữa lành. Đúng không? Vì bây giờ thầy đang muốn bắt đầu bằng phương pháp đã. Em có thấy sáng sủa em có thấy vết thương mình sáng sủa hơn không?
Bạn Diệp: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, cảm ơn em. Mời em, tặng quà cho bạn đấy nhỉ? Bạn Diệp. Cảm ơn bạn Diệp. Bạn rất dũng cảm, đúng không? Bạn đã đối diện với cả vết thương của mình ngay ở đây luôn. Đấy, bạn không cần đợi đi đâu về đâu cả, rất tốt.
Để làm rõ phương pháp, có bạn nào muốn tiếp tục áp dụng không, thử áp dụng không? Pháp đối diện này không?
Một. Còn ai nữa không? Ừ, bạn nam hoặc bạn nữ. Nữ à? Bạn nam đi nhé. Rồi, bạn, mời em.
Mình sẽ gì nhỉ? Công bằng với bạn nam, nam nữ. Mời bạn.
Bạn nam: Dạ, em xin chào Sư phụ ạ. Xin chào mọi người ạ. Em giới thiệu em tên là Dũng. Dạ, thì ngày hôm nay em tới đây cũng là muốn chữa lành cho bản thân.
Thầy Trong Suốt: Ừ, tốt, rất tốt.
Bạn Dũng: Ừ thời gian gần đây thì thực sự là em cảm thấy mình là một cái người rất là cô độc.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Dũng: Mình không có động lực ạ. Em cũng tự quán xét bản thân của mình xem là có phải là do mình có quá nhiều tham vọng cho nên mình mới như thế. Ừ, thì em cố gắng là em làm việc hay là em tìm một cái cái đam mê gì đó để em đi theo nó, để em tìm cái câu hỏi đó, xem là có phải do mình quá tham vọng hay là do mình như thế nào đó. Thì em, nó lại nghịch lý là em lại không hề có năng lượng cho những cái việc đó. Em không…
Thầy Trong Suốt: Thầy hiểu hoàn cảnh của em rồi. Bây giờ để mình bắt đầu nhé, cái cảm giác tệ nhất gần đây của em là gì?
Bạn Dũng: Đó là em…
Thầy Trong Suốt: Các bạn khác đấy cũng có thể hoàn toàn áp dụng cho chính mình luôn. Ngay khi thầy hỏi như thế có thể áp dụng luôn cho chính mình. Cái cảm giác tệ nhất gần đây của em là gì? Gần đây tùy em, một năm, hai năm hay là nửa năm, một ngày… tùy em. Cái cảm giác tệ nhất gần đây của em là gì?
Bạn Dũng: Tệ nhất đó là em cảm thấy là mình không có động lực để làm bất cứ một cái việc gì nữa.
Thầy Trong Suốt: Không muốn làm bất kỳ cái gì nữa.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Có gì, có cảm giác gì tệ hơn cảm giác đấy nữa không? Ví dụ như bạn bạn Diệp lúc nãy là bạn thậm chí nghĩ đến chuyện nhảy xuống cầu.
Bạn Dũng: Có, em…
Thầy Trong Suốt: Em có cái gì tệ kiểu đấy không?
Bạn Dũng: Vâng, em…
Thầy Trong Suốt: Đấy, thầy muốn nghe cái đấy, vì cái chỗ đấy là cái dấu hiệu vết thương mình rõ nhất, cái chỗ mình đau nhất là cái dấu hiệu vết thương mình chỗ đấy rõ nhất. Có gì tệ hơn cái cảm giác đấy không?
Bạn Dũng: Dạ, thì cũng cái cảm giác đó và em muốn kết thúc cái cuộc sống của mình đấy, bởi vì em thấy không còn gì hấp dẫn nữa.
Thầy Trong Suốt: Như vậy cảm giác tệ nhất của em là muốn kết thúc cuộc sống luôn.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Vì?
Bạn Dũng: Vì em không tìm được động lực để em đi tiếp nữa ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, vì em không tìm được động lực đi tiếp nữa.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Cái chỗ mà em cảm giác tệ nhất khả năng cao là em có cái vết thương hay vấn đề ở đấy.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em muốn đi đào sâu hơn không, hay là muốn dừng ở đây?
Bạn Dũng: Dạ em muốn đào sâu.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Dũng: Em muốn tìm cái điều đó.
Thầy Trong Suốt: Bây giờ em hãy tưởng tượng đi. Cảnh mà ví dụ ngày mai ngày kia đi, lúc nào đó trong trong tương lai đi, em cảm thấy tệ như vậy một lần nữa.
Bạn Dũng: Dạ,thời gian hiện tại thì em có cảm giác…
Thầy Trong Suốt: Thì bây giờ đang nói chuyện với thầy không phải cảnh này rồi đúng không?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Hãy tưởng tượng một lúc cảnh nào đấy đi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em lúc đấy sẽ cảm thấy tệ ở đâu?
Bạn Dũng: Ở trong cái môi trường, à ở cái cái phòng trọ của em ạ.
Thầy Trong Suốt: Phòng trọ của em. Rồi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em hãy hình dung cảnh em đang ngồi trong phòng trọ. Em mặc đồ gì trên người?
Bạn Dũng: Dạ em mặc một bộ đồ ngủ bình thường ạ.
Thầy Trong Suốt: Em mô tả cho thầy xung quanh đi, trông như thế nào?
Bạn Dũng: Dạ, xung quanh thì em không có bật đèn.
Thầy Trong Suốt: Được rồi.
Bạn Dũng: Em chỉ ngồi và em suy nghĩ thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Dũng, đúng không?
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Mặc đồ ngủ trong một căn phòng tối om.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Và ngồi suy nghĩ.
Bạn Dũng: Vâng, vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Em bắt đầu tưởng tượng đi. Cái điều gì sẽ xảy ra khi đấy?
Bạn Dũng: Em sẽ, có lẽ là em nghĩ chán rồi, em không muốn nghĩ nữa, và em sẽ đi lên trên lầu 6 ạ.
Thầy Trong Suốt: : Ừ.
Bạn Dũng: Và em sẽ nhảy xuống ạ.
Thầy Trong Suốt: Em nghĩ chán và lên trên lầu 6.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Cái lý do gì em tức không muốn tiếp tục sống nữa?
Bạn Dũng: À, em muốn đi tìm ý nghĩa cái cuộc sống của mình đấy, nhưng mà em không tìm được ạ.
Thầy Trong Suốt: Rất nhiều người không tìm được ý nghĩa cuộc sống, họ vẫn sống. Nên đấy không phải là lý do chủ chốt, đấy có thể là một lý do. Nếu nói như em thì tất cả những người không có ý nghĩa sống đều chết hết rồi – không phải. Cái lý do mà em muốn kết thúc cuộc đời nó phải có gì đó sâu sắc hơn. Đây, thầy và em ngồi đây chúng ta cùng tìm xem. Ví dụ nhé, nếu như em tiếp tục như thế này, đúng không? Em có việc làm không?
Bạn Dũng: Dạ có ạ.
Thầy Trong Suốt: Có một cuộc sống chán nản như thế nào? Đi làm chán nản như thế nào?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thì cái gì người ta sẽ nói với em thế nào, hoặc người thân hoặc người bạn, những người khác sẽ nghĩ về em và nói với em thế nào?
Bạn Dũng: Ừ, bản thân em và những người bạn của em cũng luôn nói em là một người may mắn bởi vì em có công việc.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Dũng: Em có một cái cuộc sống mà à gọi là ổn, tạm gọi là ổn định.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Dũng: Về mặt kinh tế.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Dũng: Không có gì phải lo lắng.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Hậu quả của việc chán đời của em đấy, ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào?
Bạn Dũng: Dạ, bề ngoài thì em vẫn thể hiện với mọi người là em rất là vui vẻ và bình thường ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Thế cái việc đấy nó ảnh hưởng hại đến ai, có hại đến ai không? Có gây tác động cho ai không?
Bạn Dũng: Nó thực tế thì nó không tác động đến một cá nhân nào nhưng mà về công việc chung thì nó cũng bị ảnh hưởng bởi vì em không có động lực để làm việc.
Thầy Trong Suốt: Ừ, cụ thể ảnh hưởng như thế nào?
Bạn Dũng: Ví dụ như là khi mà có dự án rồi có deadline (hạn chót) nhưng mà em thì vì không có năng lực, không có năng lượng để làm việc cho nên là nó sẽ bị ảnh hưởng.
Thầy Trong Suốt: Cụ thể như thế nào?
Bạn Dũng: Ừ có thể là nó sẽ trễ deadline hoặc là em sẽ không làm luôn ạ.
Thầy Trong Suốt: Hãy tưởng tượng cảnh mà… Cái nào tệ hơn, không làm với trễ deadline, cái nào đối với em nó tệ hơn?
Bạn Dũng: Đối với em không làm nó tệ hơn và có thể em sẽ mất việc ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, hãy tưởng tượng cái cảnh mà em đã không làm, đúng không? Bỏ luôn, không làm.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Và cái việc gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Bạn Dũng: Ừ, nếu mà em không làm thì em sẽ đi lang thang thôi ạ. Em thích đi lang thang.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Ok. Thế khi em không làm thì có ai nói gì em không? Hay là vui vẻ với em?
Bạn Dũng: Em nghĩ là mọi người không vui vẻ đâu.
Thầy Trong Suốt: Thì như thế nào? Không vui vẻ thì như thế nào?
Bạn Dũng: Bởi vì em còn có gia đình phải lo mà.
Thầy Trong Suốt: Rất tốt. Em nói đi, gia đình sẽ như thế nào?
Bạn Dũng: Ừ, gia đình em sẽ rất là thất vọng về em.
Thầy Trong Suốt: Họ sẽ nói những câu gì?
Bạn Dũng: Có thể là họ sẽ… em nghĩ là gia đình em họ sẽ không phán xét em đâu ạ, mà họ sẽ động viên em nhiều hơn.
Thầy Trong Suốt: Ừ, nhưng trong lòng họ, trong lòng em cảm thấy thế nào?
Bạn Dũng: Trong lòng em cảm thấy không, em rất là bất mãn với cái điều đó vì họ không không hiểu em.
Thầy Trong Suốt: À, khi em nghỉ việc, chán nản bị nghỉ việc, họ không không hiểu em, không thông cảm với em.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Dù họ động viên em.
Bạn Dũng: Vâng. Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Em bắt đầu thấy bất mãn.
Bạn Dũng: Vâng, đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Rất tốt. Đấy bắt đầu mới gọi là đối diện đấy. Đấy. Khi đấy họ sẽ động viên em bằng những lời nào và em sẽ cảm thấy thế nào?
Bạn Dũng: Họ sẽ nói cái trách nhiệm của em.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ ai sẽ nói câu gì?
Bạn Dũng: Ví dụ như là mẹ em…
Thầy Trong Suốt: Ừ sẽ nói câu gì?
Bạn Dũng: Mẹ em có thể bảo là ừ con còn gia đình còn phải lo, còn các con mà nếu mà không làm việc thì sẽ không lo được.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Dũng: Như thế thì em sẽ bất mãn về cái đó bởi vì rõ ràng là em không muốn làm.
Thầy Trong Suốt: Em em bắt đầu cảm thấy gì khi mẹ em nói thế, em tưởng tượng mẹ em nói thế trong… hôm đó mẹ em mặc đồ gì trên người khi nói câu đấy? Gọi điện thoại hay hay là gặp trực tiếp?
Bạn Dũng: Dạ mẹ em sẽ gọi điện ạ.
Thầy Trong Suốt: Gọi điện thoại. Mẹ em sẽ nói những lời cụ thể như thế nào?
Bạn Dũng: Mẹ em sẽ hỏi là tại sao lại nghỉ việc, tại sao con lại nghỉ việc?
Thầy Trong Suốt: Ừ, em trả lời như thế nào?
Bạn Dũng: Thì em sẽ nói là tại vì con chán rồi, con không muốn làm nữa.
Thầy Trong Suốt: Ừ, con còn có gia đình con phải lo, đấy là trách nhiệm sống của con.
Bạn Dũng: Vâng, đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy mẹ em nói thế.
Bạn Dũng: Vâng, đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Em sẽ cảm thấy như thế nào? Em sẽ nói gì?
Bạn Dũng: Em hiểu điều đó nhưng mà, có lẽ là em sẽ nói với mẹ là con chán rồi, con không muốn làm nữa.
Thầy Trong Suốt: Con chán làm lắm rồi.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Mẹ em sẽ nói cái gì? Mày có gia đình phải lo đấy.
Bạn Dũng: Vâng, đúng.
Thầy Trong Suốt: Em sẽ nói gì? Cái câu tệ nhất em có thể nói là gì? Khi mình tưởng tượng ấy, là nó phải là tưởng tượng cái tệ nhất, chứ không tưởng tượng cái tốt. Cái tốt là mẹ xoa dịu là “Ôi, con ơi, mẹ thương con,” nhưng mẹ em nói “mày có gia đình phải lo”, và con sẽ nói câu tệ nhất mà em có thể nói là câu gì?
Bạn Dũng: Em sẽ bảo là mẹ kệ con.
Thầy Trong Suốt: Mặc kệ con.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mẹ em sẽ nói câu gì? Nhớ là tệ nhất.
Bạn Dũng: Dạ, mẹ em sẽ bảo là em là cái người vô trách nhiệm.
Thầy Trong Suốt: “Mày là thằng vô trách nhiệm.”
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Có gì kinh khủng hơn nữa không? Có câu gì tệ hơn câu đấy không?
Bạn Dũng: Có lẽ là không ạ, mẹ em chỉ nói thế thôi.
Thầy Trong Suốt: Đấy là câu kinh khủng nhất mẹ em có thể nói rồi đúng không?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em cảm thấy thế nào?
Bạn Dũng: Thì em sẽ thu mình lại thôi, em không muốn nói gì nữa.
Thầy Trong Suốt: Tắt điện thoại.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Hai phút sau, một người khác sẽ gọi cho em, ai là người mà sẽ gây áp lực nhất cho em nếu mà cú điện thoại ấy xảy ra.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vợ em?
Bạn Dũng: Vợ em.
Thầy Trong Suốt: Vợ em nói câu gì?
Bạn Dũng: Vợ em cũng sẽ hỏi là tại sao lại nghỉ việc?
Thầy Trong Suốt: Tại sao lại nghỉ việc, và em nói như thế nào?
Bạn Dũng: Và em cũng sẽ bảo là em, em chán rồi, em không muốn làm nữa.
Thầy Trong Suốt: “Em, anh chán đời lắm rồi”, vợ em sẽ nói câu gì?
Bạn Dũng: Vợ em sẽ bảo là vậy thì bây giờ tiền đâu để sống, tiền đâu để lo cho các con.
Thầy Trong Suốt: Lại một lần nữa áp lực đổ lên đầu em.
Bạn Dũng: Vâng, đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Không, người ta đối với em là người ta không hiểu và thông cảm với em. Cái câu tiếp theo của người ta ấy, không phải là “em thương anh quá, anh ơi làm thế nào để chữa lành”, mà người ta nói là thế tiền đâu lo cho con.
Bạn Dũng: Dạ đúng ạ, luôn luôn là như thế.
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em sẽ trả lời như thế nào?
Bạn Dũng: Em sẽ nói là em mệt mỏi rồi, em không muốn cố gắng nữa.
Thầy Trong Suốt: “Anh mệt lắm, không muốn cố nữa”, vợ em sẽ nói gì?
Bạn Dũng: Em nghĩ là vợ em sẽ tắt ngang điện thoại luôn.
Thầy Trong Suốt: Ok, tắt ngang và em cảm thấy như thế nào?
Bạn Dũng: Em cảm thấy…
Thầy Trong Suốt: Từ từ đã, còn cái loại lời nói nào tệ hơn nữa không? Phải, mình phải tưởng tượng cái tệ nhất mà, có cái lời nào vợ em tệ hơn nữa không?
Bạn Dũng: Vợ em đã từng nói em là “anh đi chết đi”.
Thầy Trong Suốt: À, thấy chưa, cái mong muốn chết của em ấy, nó không đơn giản bắt đầu từ việc em không thấy mục đích cuộc sống.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Mà bắt đầu đến từ đâu? Bắt đầu thấy chưa?
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: “Anh đi chết đi”, ở đây bao nhiêu người vợ nói với chồng được câu đấy? “Anh đi chết đi”, không nhiều đâu, thầy nghĩ là rất hiếm.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nhưng em nghe câu đấy bao nhiêu lần rồi?
Bạn Dũng: Chắc là hai lần rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Hai lần, khi em nghe câu anh đi chết đi, em thấy thế nào?
Bạn Dũng: Em nghĩ là cũng tốt thôi.
Thầy Trong Suốt: Không, thật lòng đi. (Thầy cười) Thật lòng! Thầy bảo thật lòng em thấy thế nào? Chứ còn tất nhiên sau khi em đã nghĩ một lúc thì em thấy tốt thôi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà thật sự, hoặc là khi lần đầu tiên nghe câu đấy em thấy như thế nào?
Bạn Dũng: Em cảm thấy rất là cay đắng về cái điều đó.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, em phải cay đắng mới đúng chứ, đúng không?
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Người vợ khi nghe tin chồng mất việc và câu đầu tiên người ta hỏi sẽ nuôi con thế nào? Người chồng bảo anh chán rồi, người đấy không thông cảm, không đồng cảm như em nói, mà chỉ muốn là bảo là gì? Anh đi chết đi, đúng không? Cay đắng không?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em bắt đầu mường tượng hơn về vết thương của em chưa? A, vết thương của em không đơn giản là em… cuộc sống không tìm được mục đích sống đâu, mà có những chuyện như vừa xong, đấy chính là một loại vết thương.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Mẹ thì không bảo là “Ôi mẹ thương con quá, con cố lên”, mà mẹ bảo là “Mày là đồ vô trách nhiệm”. Vợ cũng thế, không cần chia sẻ gì cả, bảo “Anh đi chết đi”. Em hãy hình dung cảnh em nghe hai câu chuyện đấy cùng một lúc, và em cảm thấy rất là tối tăm, em sẽ làm gì tiếp?
Bạn Dũng: Em sẽ bắt đầu một cái ngày rất là u ám.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Dũng: Và tệ nhất là em sẽ nhảy lầu.
Thầy Trong Suốt: Lên tầng sáu đúng không?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em mặc đồ gì khi em nhảy lầu?
Bạn Dũng: Em sẽ vẫn mặc đồ ngủ thôi.
Thầy Trong Suốt: Rồi, em sẽ rơi xuống như thế nào? Em tưởng tượng đi, em rơi từ tầng sáu xuống như thế nào?
Bạn Dũng: Dạ, em sẽ rơi xuống và đập đầu xuống, và em sẽ hết mọi nỗi đau của cái thời điểm đó.
Thầy Trong Suốt: Đấy chính là cái em hy vọng.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Còn gì tệ hơn nữa không?
Bạn Dũng: Em nghĩ tệ hơn là cái chết của em nó sẽ gây ra cái hệ lụy cho các con hay cho gia đình em.
Thầy Trong Suốt: Rồi, hãy tưởng tượng con em nó chứng kiến, ai sẽ là đau nhất, đau khổ nhất khi mà cái chuyện đấy xảy ra?
Bạn Dũng: Em nghĩ là mẹ em và con của em.
Thầy Trong Suốt: Rồi, mẹ em sẽ phản ứng như thế nào? Đầu tiên là mẹ em, mẹ em sẽ thấy cái gì? Thấy một bức ảnh, hay là thấy trực tiếp, hay chỉ nghe người ta nói thôi, nghe bác sĩ nói?
Bạn Dũng: Tại vì mẹ em ở xa, cho nên là, chắc là mẹ em chỉ nghe thôi.
Thầy Trong Suốt: Rồi, nghe như thế nào? Nghe qua ai? Người ta sẽ nói như thế nào?
Bạn Dũng: Có thể là nghe qua đồng nghiệp của em ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, họ sẽ nói như thế nào?
Bạn Dũng: Có thể họ sẽ nói là, ừ, anh ấy nhảy lầu, anh ấy mất rồi.
Thầy Trong Suốt: Ngay sau cuộc điện thoại với bác, anh ấy nhảy lầu mất.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mẹ em sẽ cảm thấy thế nào?
Bạn Dũng: Mẹ em chắc là sẽ đổ lỗi cho bản thân.
Thầy Trong Suốt: Rồi, và sẽ sống tiếp thế nào?
Bạn Dũng: Em nghĩ chắc là sẽ rất là dằn vặt về cái điều đó.
Thầy Trong Suốt: Rồi, có gì tệ hơn nữa không?
Bạn Dũng: Tệ hơn thì có thể là mẹ em sẽ vì như vậy bị bệnh mà mất chẳng hạn.
Thầy Trong Suốt: Bệnh gì?
Bạn Dũng: Có thể là tâm bệnh ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, tâm thần.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mất.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Còn gì tệ hơn nữa không? Về con em chẳng hạn.
Bạn Dũng: Con em thì em nghĩ là có thể là bé sẽ rất là sốc.
Thầy Trong Suốt: Nó sẽ, nó sẽ được nghe tin bố nó mất như thế nào? Cách nào? Một bức ảnh? Một người thân nói hay là chính nó nhìn thấy?
Bạn Dũng: Chắc là sẽ có người nói lại cho bé, và bé sẽ không hiểu tại sao nó lại, mọi chuyện lại như thế.
Thầy Trong Suốt: Con em nó mấy tuổi rồi?
Bạn Dũng: Dạ 12 ạ.
Thầy Trong Suốt: 12 tuổi là hiểu rất nhiều rồi đấy.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nó sẽ hỏi mẹ nó đúng không? Tại sao bố chết? Tại sao bố tự tử? Mẹ em, vợ em sẽ nói như thế nào?
Bạn Dũng: Tức là vợ em sẽ lảng tránh, không trả lời cái vấn đề đấy đâu ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, và con em sẽ thế nào tiếp, sống tiếp như thế nào?
Bạn Dũng: Bé sẽ sống với câu hỏi không trả lời được.
Thầy Trong Suốt: Ừ, hạnh phúc không?
Bạn Dũng: Chắc là không ạ.
Thầy Trong Suốt: Không hạnh phúc thì thế nào? Tệ nhất là cái gì?
Bạn Dũng: Tệ nhất là bé sẽ sợ lập gia đình, hay là sợ…
Thầy Trong Suốt: Sợ lập gia đình đúng không?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Sống một cuộc sống trầm uất, tệ hơn nữa là gì?
Bạn Dũng: Tệ hơn nữa là bé không vượt qua được và có thể sẽ lặp lại cái điều giống như em đã làm.
Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu tuổi sẽ lặp lại.
Bạn Dũng: Em nghĩ là khoảng 16 hay 18 tuổi gì đó.
Thầy Trong Suốt: Một số cụ thể đi, bao nhiêu?
Bạn Dũng: 18 ạ.
Thầy Trong Suốt: Cũng nhảy lên tầng 6, cũng lên tầng 6 và tự tử?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Còn gì tệ hơn nữa không?
Bạn Dũng: Nghĩ tệ nhất là như vậy thôi.
Thầy Trong Suốt: Em không có quan tâm gì đến vợ em đúng không?
Bạn Dũng: Thật ra thì có.
Thầy Trong Suốt: Ừ, thế vợ em sẽ sống thế nào?
Bạn Dũng: Em nghĩ là vợ em cũng dằn vặt, nhưng mà do…
Thầy Trong Suốt: Ngay sau cú điện thoại với chồng thì chồng tự tử, vợ em sẽ sống thế nào? Mà lại chính là câu vợ nói là gì – “Anh đi chết đi” – thì vợ em sẽ cảm thấy thế nào?
Bạn Dũng: Em nghĩ là vợ em cũng sẽ rất là dằn vặt về cái điều đó.
Thầy Trong Suốt: Còn gì tệ hơn nữa không?
Bạn Dũng: Em cũng không biết, vợ em là người không nhiều cảm xúc lắm.
Thầy Trong Suốt: Rồi, ok, vợ em sẽ vượt qua được.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Còn mẹ em và con em sẽ không vượt qua được.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Một người sẽ bệnh tâm thần và chết, vì dằn vặt. Một người trầm uất đến 18 tuổi, 16 hay 18 nhỉ?
Bạn Dũng: Dạ, 18.
Thầy Trong Suốt: 18 tuổi, và cũng lên tầng 6 nhảy lầu giống bố.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy là câu chuyện tệ nhất về đời của Dũng, đúng không?
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Bao nhiêu phần trăm chuyện này có thể xảy ra?
Bạn Dũng: Em nghĩ là khoảng 60 đến 70%.
Thầy Trong Suốt: Mọi người thấy số chưa? Mọi người thấy con số nó to chưa? Đúng không?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Con số to hay nhỏ thể hiện cho em biết là cái chuyện đấy nó đang đe dọa cuộc đời em như thế nào? Cái việc em muốn tự tử ấy, nó không phải đến từ việc là “ôi, tôi không tìm được mục đích sống”, mà vì cái đống vừa xong đấy. Vì vợ và mẹ chỉ gây áp lực chứ không có sự đồng cảm với em.
Bạn Dũng: Vâng, đúng ạ. Ban đầu thì em đổ lỗi cho bản thân mình, em nghĩ là do em tham vọng hay em cầu toàn quá, với lại em muốn gồng gánh mọi thứ. Và em phải gồng gánh mọi thứ, em nghĩ là như vậy.
Thầy Trong Suốt: Em bị áp lực đến từ gia đình.
Bạn Dũng: Vâng, đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Chứ không phải là cái gì khác, cụ thể gia đình đây là có hai người, đúng không? Mẹ em và vợ em.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Hai người này không thông cảm với em, và họ sẵn sàng, họ chỉ đổ trách nhiệm lên đầu em thôi. Và khi em không làm được trách nhiệm, họ sẵn sàng nói những câu là em đi chết đi. Đấy chính là vết thương của em.
Bạn Dũng: Vâng,
Thầy Trong Suốt: Vết thương đủ sâu, em chỉ muốn chọn cái chết để kết thúc, có đúng vết thương của em không?
Bạn Dũng: Dạ đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Muốn chữa nó không?
Bạn Dũng: Dạ có.
Thầy Trong Suốt: Nhưng thôi để lúc nữa đúng không?
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Ít nhất em thấy sáng sủa hơn lúc bắt đầu đến đây không?
Bạn Dũng: Dạ có, được nói ra thì em thấy khá là sáng hơn.
Thầy Trong Suốt: Đây không phải chỉ là nói ra mà em đối diện với nó.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Vì bình thường em ngồi một chỗ em có đối diện như thế này không? Em có ngồi tưởng tượng như thế này không?
Bạn Dũng: Em không tưởng tượng ạ, em chỉ suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Khi chúng ta ngồi một chỗ ấy, thì chúng ta chỉ có áp lực thôi.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: 60, 70% khả năng cuộc đời tôi là như vậy, nhưng mà cái áp lực ấy, em chỉ cảm thấy áp lực mà thôi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Cái áp lực đấy khiến em bức bối và em muốn chết, nhưng nếu em đối diện thì em sẽ biết là mình muốn chết vì sao.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Đến đây đã hiểu rõ hơn vết thương muốn chết vì sao chưa?
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy là sự khác biệt giữa việc là đối diện và không đối diện. Nếu chúng ta không đối diện, thì chỉ cảm giác thôi, đúng không? “Muốn chết quá”, thậm chí là nếu em không làm cái đoạn vừa xong với thầy, em còn nghĩ là em muốn chết vì không tìm được ý nghĩa sống, trong khi không phải như vậy. Em muốn chết vì cái áp lực đến từ những người thân và sự thiếu thông cảm của họ. Khi cái áp lực đến cộng với sự không thông cảm ấy, em chán nản, em muốn kết thúc cái chán nản đấy bằng một cái chết. Em cho rằng chết là giải pháp để giải quyết cái chán nản đấy, cho nó hết, em hiểu vấn đề không?
Bạn Dũng: Dạ hiểu.
Thầy Trong Suốt: Được rồi, rất tốt, đấy, một tràng pháo tay cho bạn Dũng, đúng không? (Mọi người vỗ tay)
Bạn Dũng: Em cảm ơn Thầy ạ.
Thầy Trong Suốt: Đến đây mọi người đã bắt đầu cảm nhận được phương pháp chưa? Những ai bắt đầu, bắt đầu cảm nhận được phương pháp giơ tay? Đây là phương pháp, đây không phải là thầy nói vui vui thôi, mà đây là một phương pháp. (Vài người giơ tay) Rất tốt, rất tốt, rất tốt, có bạn nào muốn thử một lần nữa không? Vì cánh tay vẫn chưa nhiều lắm, một bạn nữ đi, vừa xong là nam, bạn nữ đi. Bạn nữ nào muốn, muốn thử, bạn này mới đúng không? Em có mới không? Em đến trà đàm bao giờ chưa? Bạn cầm mic đi.
Một bạn nữ: Lần đầu tiên cách đây 5 năm rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: À được rồi, thôi rồi, thế bắt đầu nhé. Em gần đây nhất, hoặc là gần đây, cái cảm giác nào là tồi tệ nhất của em?
Bạn đó: Cảm giác tồi tệ nhất đấy là em bơ vơ giữa ngã ba đường, em có hai sự lựa chọn về quyết định và một trong hai, dù là chọn cách nào thì nó cũng sẽ ảnh hưởng rất là nghiêm trọng đến cuộc đời của em và con của em.
Thầy Trong Suốt: Rồi, được, rất tốt, cảm giác đấy là cảm giác gì, em có thể nói kĩ hơn.
Bạn đó: Tức là em phải lựa chọn giữa việc ở lại Việt Nam hay là đi nước ngoài để tìm cách định cư. Em là mẹ đơn thân, và em cân nhắc giữa việc tiếp tục đi nước ngoài. Thật ra em đang ở Canada và em quay về lại đây để gọi là nghỉ dưỡng một tí. Vì ở bên đấy quá là stress, thì em cân nhắc giữa những cái lợi và hại ở bên đó, và khi mà quay về Việt Nam, vì em là mẹ đơn thân mà. Ở bên kia cũng sẽ có rất nhiều những cái khó khăn, rất nhiều thách thức, nhưng mà em…
Thầy Trong Suốt: Cảm giác, thầy hỏi cảm giác của em là gì? Căng thẳng, sợ hãi, lo âu hay là cái gì? Cảm giác gì?
Bạn đó: Cảm giác của em khi ở Canada là an toàn.
Thầy Trong Suốt: Không, cảm giác mà em, thầy hỏi là trong thời gian gần đây, thì cảm giác tệ nhất của em là gì? Em mô tả cảm giác đấy ra.
Bạn đó: Cảm giác tệ nhất là em mất phương hướng, em không biết phải làm gì?
Thầy Trong Suốt: Bối rối.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Hay còn cái tệ hơn bối rối không? Lo lắng không?
Bạn đó: Lo lắng.
Thầy Trong Suốt: Lo lắng, có ngủ bình thường không? Ăn và ngủ bình thường không?
Bạn đó cười: Ăn, ngủ vẫn bình thường.
Thầy Trong Suốt: Ừ, thế chưa tệ lắm đúng không? Nghĩa là vẫn ăn, vẫn ăn như cũ chứ gì?
Bạn đó: Có nghĩa là lúc nào, lúc nào đầu óc của em cũng bị phải suy nghĩ, tức là não em nó sẽ hoạt động liên tục.
Thầy Trong Suốt: Phải suy nghĩ rất nhiều đúng không? Ok, khi có ai đó chạm vào chuyện đấy thì em cảm thấy thế nào? Ví dụ như mày quyết định chưa? Thì em cảm thấy thế nào?
Bạn đó: Em lại bị bối rối lần nữa, bởi vì tất cả mọi người thì đều sẽ chia ra, người thì khuyên ở lại, người thì khuyên đi. Và họ đều đưa ra cái lý do rất là thuyết phục.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn đó: Thì cứ mỗi một lần mà em hạ quyết tâm…
Thầy Trong Suốt: Cứ đụng vào thì em sẽ căng thẳng, bối rối đúng không? Đúng chưa?
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Không động vào thì thôi, động vào là căng thẳng, bối rối, có đúng không?
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Được rồi. Thế em, khi em bị như vậy thì em nghĩ là vì sao?
Bạn đó: Em nghĩ là lý do lớn nhất chắc là vì em hơi cầu toàn.
Thầy Trong Suốt: Ừ, em lại giống bạn Dũng rồi, lúc đầu mình cũng nghĩ lý do đơn giản thôi, là mình cầu toàn. Bây giờ chúng ta sẽ đào thử xem nhé, có đúng là do cầu toàn không nhé. Giống như Dũng nghĩ là “lý do của tôi là không tìm được mục đích sống”, thì em nghĩ rằng do em cầu toàn. Cái vết thương ấy, nó luôn ẩn dưới một cái lý do rất là dễ chấp nhận đúng không? Và rất đơn giản, đấy, đấy là lý do mình không hiểu là tại sao mình bị thương. Tại vì khi mình hỏi tại sao thì mình trả lời một câu trả lời dễ dàng, bây giờ chúng ta cùng đào thử xem nhé.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Hãy tưởng tượng đi, hôm nào em phải ra quyết định?
Bạn đó: Hôm nào phải ra quyết định ấy ạ?
Thầy Trong Suốt: Ừ, hôm nào phải ra quyết định?
Bạn đó: Muộn nhất là tháng 12, à không, muộn nhất là 6 tháng nữa.
Thầy Trong Suốt: Ngày bao nhiêu, tháng bao nhiêu?
Bạn đó: Bây giờ là tháng?
Thầy Trong Suốt: Bây giờ là tháng 4 đúng không?
Bạn đó: Tháng 4, khoảng tháng 10.
Thầy Trong Suốt: Ngày bao nhiêu, mình tưởng tượng cái ngày ấy đi, ngày bao nhiêu?
Bạn đó: Cuối tháng 10, ngày 31 tháng 10.
Thầy Trong Suốt: Ngày 31 tháng 10 khi em ra quyết định em đang ở đâu? Trong căn phòng, hay đang ngoài trời, hay ở đâu?
Bạn đó: Chắc là trong một căn phòng.
Thầy Trong Suốt: Ngày 31 tháng 10, em ngồi trong căn phòng, ở nhà em đúng không?
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em hãy mô tả căn phòng một chút đi, để tưởng tượng, khi mình tưởng tượng ấy, thì mình hãy nên mô tả nó.
Bạn đó: Nó là một studio em thuê tạm.
Thầy Trong Suốt: Ừ, lúc đấy em sẽ trông thế nào? Em trông, lúc đấy em trông như thế nào? Bối rối, bù xù hay là vui vẻ, tươi tắn?
Bạn đó: Em?
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Em trông khá là trầm tư, vì em phải suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, em ngồi một chỗ hay đi đi lại lại?
Bạn đó: Em sẽ ngồi một chỗ, và em sẽ lấy giấy bút ra cân nhắc, ghi một bên ở lại, một bên đi.
Thầy Trong Suốt: Rồi, ngày 31 tháng 10 là hạn cuối mà em vẫn không chốt được, chưa quyết định được.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Điều tệ hơn nữa là gì?
Bạn đó: Tệ nhất là em quyết định sai lầm.
Thầy Trong Suốt: Ok, ví dụ sai lầm đi, sai lầm nào?
Bạn đó: Sai lầm là em ở lại.
Thầy Trong Suốt: Em quyết định, sau khi phân tích một lúc thì em quyết định ở lại.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Điều gì tệ hơn nữa?
Bạn đó: Tệ hơn nữa là, có thể là không ngay bây giờ xảy ra, mà là…
Thầy Trong Suốt: Ok, em cứ cho ngày xảy ra đi, ngày…
Bạn đó: Vâng, có thể là 10, 15 năm nữa mới xảy ra.
Thầy Trong Suốt: Ok, 15 năm nữa, chuyện gì xảy ra?
Bạn đó: Có thể là, có thể là em sẽ mắc bệnh, mắc một căn bệnh nào đấy.
Thầy Trong Suốt: Do ở Việt Nam mà em mắc bệnh.
Bạn đó: Vâng, em nghĩ thế, hoặc là con em mắc bệnh.
Thầy Trong Suốt: Em chọn cái tệ hơn đi, một trong hai cái, cái nào tệ hơn?
Bạn đó: Tệ nhất là em mắc bệnh đi, và không có người chăm sóc con.
Thầy Trong Suốt: Rồi, 15 năm nữa thì em bị bệnh, em chọn bệnh gì đi? Bệnh gì mà em thấy tệ đi.
Bạn đó: Ung thư ạ.
Thầy Trong Suốt: Ung thư. Khi em chọn ở Việt Nam thì em dẫn đến hệ quả là 15 năm nữa em mắc bệnh, có đúng không?
Bạn đó: Vâng, à em, em đổi, em đổi được không?
Thầy Trong Suốt: Đổi được.
Bạn đó: Em đổi cái tệ hơn.
Thầy Trong Suốt: Được, được.
Bạn đó: Cái tệ hơn là con em nó sẽ phát triển, nó sẽ trưởng thành trong một cái môi trường mà không được như, mà em đánh giá là không tốt về cả mặt thể chất và tinh thần.
Thầy Trong Suốt: Rồi, con em sẽ, 15 năm nữa, 15 năm chứ gì?
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: 15 năm nữa con em bao nhiêu tuổi?
Bạn đó: Là 16 tuổi ạ.
Thầy Trong Suốt: 16 tuổi, con em lớn lên 15 năm trong một cái môi trường mà em cho là không tốt, cả thể chất và tinh thần.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thì hậu quả là gì?
Bạn đó: Em cảm thấy rất là ân hận vì cái quyết định sai lầm của em bây giờ.
Thầy Trong Suốt: Hậu quả cho con em trước đi đã, là gì?
Bạn đó: Hậu quả cho con em là nó có thể sẽ bị bệnh nào đấy.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn đó: Rồi, nó sẽ…
Thầy Trong Suốt: Bệnh gì, bệnh gì? Khi mình tưởng tượng, thì mình phải rất cụ thể, bệnh cụ thể thì mới đối diện.
Bạn đó: Bệnh tiêu hóa, bệnh về đường tiêu hóa.
Thầy Trong Suốt: Bệnh về đường tiêu hóa, rồi, ví dụ?
Bạn đó: Bệnh dạ dày, rồi là…
Thầy Trong Suốt: Ví dụ, ví dụ luôn đi.
Bạn đó: Bệnh về…
Thầy Trong Suốt: Không, nói về dạ dày là sao? Cái gì dạ dày, ung thư dạ dày?
Bạn đó: Có thể là bị HP, bị viêm dạ dày cái gì đấy, tức là liên quan đến ăn uống.
Thầy Trong Suốt: Nhẹ thế thôi á, thế quá nhẹ, tệ nhất cơ mà.
Bạn đó: Tệ nhất thì có thể là bị ung thư.
Thầy Trong Suốt: Ung thư dạ dày?
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Rồi, em tiếp đi, còn gì tệ hơn nữa không?
Bạn đó: Một cái tệ, nhưng cái về mặt thể chất thì nó không phải là quan trọng nhất.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn đó: Mà em nghĩ cái mà khủng khiếp nhất đấy là nó bị nhồi nhét quá nhiều, học quá nhiều, rồi nó không có những kĩ năng sống tốt, và nó như một con mọt sách, kiểu thế. Và nó ảnh hưởng là nó học nhiều, rồi nó, tư duy của nó cũng, nó không có được cái sự tự do, nó không dám mạnh dạn bày tỏ ý kiến, tóm lại là nó thiếu kĩ năng. Thì đến khi mà nó học xong, rồi nó đi làm, nó cũng sống một cuộc sống gọi là, thực sự là lẽ ra nó sẽ có một cuộc sống tốt hơn. Nhưng mà…
Thầy Trong Suốt: Và nó phải sống cuộc sống thế nào?
Bạn đó: Nó sẽ sống một cái cuộc sống mà không được như em và nó mong muốn, ví dụ thế.
Thầy Trong Suốt: Ừ, em dùng từ tệ hơn để mô tả đi.
Bạn đó: Tệ hơn ví dụ như là…
Thầy Trong Suốt: Ví dụ cuộc sống trầm uất này, cuộc sống thu lại một mình này, hay cuộc sống cô đơn này, hay cuộc sống…
Bạn đó: Làm cái gì cũng sợ, bị sợ hãi.
Thầy Trong Suốt: Tự ti và sợ hãi.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Ok, rất tốt. Mười mấy năm nữa? Mười mấy năm nữa chuyện đấy sẽ xảy ra?
Bạn đó: Cho ai ạ?
Thầy Trong Suốt: Cho bạn đấy, cho người đấy, cho con em.
Bạn đó: Đấy, tức là về thể chất thì là nó không được khỏe mạnh.
Thầy Trong Suốt: Bệnh, bệnh nặng.
Bạn đó: Về tinh thần thì nó không được tự tin.
Thầy Trong Suốt: Yếu đuối, sợ hãi, đúng không?
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Sống yếm thế, cô độc.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Còn gì tệ hơn nữa không?
Bạn đó: Tệ hơn nữa là có thể là em lo ngại về cái việc sự bất ổn ở cả về, giống như là khi em về đây thì mọi người bảo là đang rất là bất ổn này, rồi là chi phí học hành các thứ lên cao quá, mình không đủ khả năng để lo cho con, rồi là chính trị cũng không ổn định, Đấy, những cái đấy làm cho em cảm thấy rất là băn khoăn, rất là lo âu ví dụ như em đi mua hàng, em cũng cảm thấy rằng có những cái đắt một cách vô lý, và kể cả là…
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn đó: Kể cả là có khi nhiều tiền cũng không không mua được cái đồ thật mà là đồ giả.
Thầy Trong Suốt: Rồi, 15 năm nữa em sống trong toàn đồ giả, ok không?
Bạn đó: Vâng. (Bạn đó cười)
Thầy Trong Suốt: Ti vi giả, bàn ghế giả, đúng không? Quạt trần giả…
Bạn đó: Em sợ nhất là thực phẩm, còn những cái đấy thì.
Thầy Trong Suốt: …Quạt trần giả, còn gì giả nữa, quạt trần cũng giả luôn, em nhìn lên thấy nó rung rung rung sắp rơi vào đầu nữa chẳng hạn.
Bạn đó: Vâng, dạ.
Thầy Trong Suốt: Còn gì tệ hơn nữa không? Sống trong một xã hội toàn đồ giả, bất ổn định, con thì như thế đấy, đúng không? Thất bại. Còn gì tệ hơn nữa không?
Bạn đó: Ơ, em cũng chưa nghĩ xa hơn được.
Thầy Trong Suốt: Tệ nhất chưa, đấy là tệ nhất chưa?
Bạn đó: Tức là nếu mà cứ theo cái đà đó phát triển thì cái điều mà tồi tệ nhất là cả hai mẹ con em sống một cách gọi là mất phương hướng, không có ý nghĩa, cứ gọi là sống lay lắt thôi.
Thầy Trong Suốt: Một cuộc sống lay lắt đúng không?
Bạn đó: Đấy là điều tệ nhất.
Thầy Trong Suốt: Như vậy tệ nhất cuộc đời em, thầy chỉ mô tả lại thôi, 31/10 này em ngồi trong một căn phòng studio đang thuê tạm.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Lấy bút ra viết viết viết, phân tích, phân tích nhưng lại đưa ra một quyết định sai lầm là ở lại, trong trường hợp của em đấy là em cho là ở lại.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Kết quả là trong 15 năm con em nó phải lớn lên, đúng không, trong một môi trường là theo em là phải bị nhồi nhét học hành, không có kỹ năng sống căn bản, cuối cùng dẫn tới cuộc sống cô đọc, yếu thế, tự ti, không thành công.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Còn em thì sống trong một xã hội bất ổn định, đắt đỏ, nhiều đồ giả, cả cái quạt trần rồi cũng giả nốt v.v… Đấy có phải là cái viễn cảnh tệ nhất của đời em chưa?
Bạn đó: Hiện tại là thế đấy ạ, vâng.
Thầy Trong Suốt: Tệ chưa, tệ nhất chưa? Hai mẹ con thất bại toàn tập luôn, đúng không? Đấy có phải là cái làm cho em căng thẳng hay không?
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Chính nó, chính cái mà em vừa mô tả đấy, chính là cái sự đe doạ làm cho em căng thẳng từ ngày hôm nay, em căng thẳng đủ lâu ấy thì nó thành vết thương, động vào phát là đau, mà em còn tận sáu tháng để quyết định nên em còn sáu tháng để nuôi dưỡng vết thương, đúng chưa? Căng thẳng mà, vết thương chẳng qua vì mình căng thẳng quá lâu ấy, nó thành vết thương mà giống như lúc nào mình cũng sợ người ta chê mình béo, thì một ngày nào đó nghe chữ béo một phát là khổ ngay lập tức, vì mình đã có rất nhiều năm lo sợ rồi. Em có sáu tháng để lo sợ tiếp hoặc là em có thể tìm cách chữa ngay bây giờ.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nhưng ít nhất là em đã biết rằng em bị thương hay là bị căng thẳng lo lắng ở đâu vì gì, vì cái gì chưa? Chính là vì cái viễn cảnh đấy, đấy chính là tác dụng của việc đối diện. Mình hình dung không phải bảo là ôi không sao đâu, không sao đâu chính là lảng tránh, ôi mọi việc sẽ tốt đấy mà, đấy là một loại lảng tránh khác. Mà mình phải nhìn thẳng cái chỗ mình sợ, mình phải đào tới cái chỗ mà mình sợ nhất, đấy là cả một quá trình mà mình gọi là phương pháp đối diện, em hiểu không? Ít nhất là cuối quá trình ấy, em biết là em bị đau vì cái gì? Trong trường hợp của em, em bị sợ vì cái gì? Trong trường hợp của Dũng là em muốn chết vì cái gì, đúng không? Thì bạn Diệp nói là em khổ sở vì cái gì, đấy chính là em tìm ra được cái vết thương của em là đang ở chỗ nào?
Rồi, bây giờ ưu tiên Hải nhé, thử không, thử không? Có hay không, sợ à? (Thầy cười) Nhưng em, hoặc là em đã đoán ra gì chưa? Không, nếu không sợ thì em đã đoán ra cái gì chưa? Bắt đầu đoán được chưa, có thể nói ra chút chút được không? Không nói được à, thôi được rồi, không sao, không sao. Có những vết thương ấy, tại vì trong quá trình thầy giúp mọi người thầy, thầy rất biết, có những vết thương ấy rất là tế nhị, chỉ mình, nên một mình mình biết thôi. Vì thầy giúp nhiều người thầy biết, nên không có vấn đề gì nếu bạn Hải không nói, nhưng chúng ta nên tìm ra được. Những người, có bạn nào ở đây sau khi nghe ba cuộc đối thoại… Em ngồi xuống được rồi, tặng quà cho bạn nhé.
Bạn đó: Cảm ơn, em cảm ơn Thầy.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, ừ, cảm ơn em. Những người sau khi nghe đến đây bắt đầu nhìn ra được vết thương trong lòng mình chưa? Bạn nào giơ thử tay xem nào? Được rồi, bắt đầu, bắt đầu rồi đúng không? Chúng ta đã nhìn thấy hơn rồi. Nếu không đối diện thì chúng ta thấy nó rất lờ mờ, đúng không? Ừ, chỗ đấy tôi rất là không ổn, ừ, đời tôi cứ động vào đấy là tôi khổ, nhưng không như thế không phải là đối diện. Phương pháp đối diện bắt đầu từ việc mình hỏi, mình nghĩ đến cái tệ nhất mà mình… cái tệ, cái tồi tệ mà mình đang trải qua hoặc là gần đây mình đang trải qua ấy, nên cái câu đầu tiên là gì? Gần đây, mình (hoặc “bạn”, mình giúp người khác thì nói là bạn) có cái cảm giác tồi tệ gì không? Gần đây thì tuỳ bao lâu cũng được, đúng không? Có những người là hai năm gần đây, có những người từ hôm qua, quan trọng là gần đây bạn có cảm giác tồi tệ nào không? Đấy là cái chỗ mình cần nhận ra là mình có thể có vết thương ở đấy.
Cái chỗ mà động phát là đau khả năng vết thương nó nằm ở đấy. Bao nhiêu người sau khi hỏi câu là “gần đây bạn có cảm giác tồi tệ nào không” mà ngay lập tức luôn trả lời được ngay? Gần đây bạn có cảm giác tồi tệ gì, không tốt, đúng không? Tồi tệ, nặng quá, không tốt thì có gì không? Bao nhiêu người nghĩ mãi không ra được là ừ đời tôi tồi tệ ở đâu nhỉ? Giơ tay, oke, hai ba bốn, rồi. Không sao, kể cả bạn không cảm thấy cái đấy thì không có gì đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy như vậy, thứ hai là nếu bạn biết phương pháp ấy, bạn có thể giúp được ai? – Những người khổ sở xung quanh bạn, đúng không?
Thế giả sử khi chúng ta tìm được cái cảm giác ấy rồi, đúng không, ví dụ như là đấy tệ nhất là muốn chết, tệ nhì là chán nản. Tệ nữa, tệ hơn, vừa vừa là lo lắng… thì chúng ta bắt đầu đi và tìm vào đấy. Đặt câu hỏi là tại sao hoặc là chính xác là cái gì gây cho mình cảm giác này? Thì lập tức nó sẽ bắn ra một câu trả lời, nhưng đừng nghĩ đấy là câu trả lời đúng – vì chúng ta vừa thấy rằng mấy trường hợp vừa xong ấy là nó không đúng. Cái câu trả lời gọi là chủ quan của mình, mình cho rằng ví dụ như là “ơ tôi không tìm được ý nghĩa sống”. Cái lý do mình đưa ra chưa chắc đã đúng, nó không đúng. Tại sao lại không đúng? Tại vì mình chưa có thói quen đào sâu vào đấy, xem nó là cái gì, mà mình hay có thói quen là kết luận luôn, đúng không? Đấy, thói quen chung của chúng ta thôi.
Nếu chúng ta không có phương pháp và không có thói quen đào sâu thì chúng ta có thói quen là kết luận luôn. Và thường câu trả lời đầu tiên không đúng, nên mình hãy mặc kệ nó, câu trả lời mặc kệ nó. Mình bắt đầu đào xem xem nó là cái gì? Và cái câu hỏi quan trọng nhất trong cái quá trình này ấy, một là mình phải tưởng tượng ra sự chi tiết, nếu không mình sẽ nói qua loa cho nó xong việc. Nhưng khi mình tưởng tượng chi tiết ví dụ như là chuyện đấy xảy ra mình trông như thế nào, người đấy trông thế nào, nói với nhau câu gì, quang cảnh chung quanh thế nào? Thì tâm trí mình buộc phải đối diện, đấy là kỹ thuật, khi mình tưởng tượng một cách chi tiết thì tâm trí nó buộc phải đối diện không thể chạy trốn được, còn thông thường thói quen của tâm trí là không muốn nghĩ lại những chuyện gây khó chịu cho mình. Không ai ở đây muốn tự nhiên ngồi đây nghĩ lại những chuyện gây khó chịu cho chính mình cả. Nhưng mình không biết rằng chính lúc ấy là mình đang lảng tránh, khi mình không muốn nghĩ lại thực chất là mình đang lảng tránh.
Không phải mình không muốn, mà chính là mình không dám, mình không dám đối diện với những chuyện mà gây cho mình khổ sở, mình không dám nghĩ đến những cảnh mà gây cho mình buồn bã. Giống như là vợ bảo với chồng là đi chết đi, chẳng ai muốn mình nghĩ đến điều đấy cả. Đấy chính là sự lảng tránh, hay trốn tránh, chính vì sự trốn tránh đấy nên cái vết thương ấy nó ở đấy mãi. Đấy là có vết thương mà không chịu đi cứu chữa. Có vết thương ở tay, bảo “ờ thôi để chữa lành vết thương tốt nhất ở tay là không chữa lành vết thương nữa”. Khi bị vết thương ở tay nhưng mà chúng ta chọn phương án thôi không nhìn tay nữa, để nó ra sau lưng thì không đời nào chữa được. Lẽ ra chúng ta phải nhìn rõ xem nó là cái gì, mưng mủ bao nhiêu, rách bao nhiêu, chảy máu thế nào, đấy mới là cách. Nên việc đầu tiên chúng ta cần là một tinh thần đối diện. Mà để đối diện thì cái phương pháp mà thầy chia sẻ ở đây là gì? Là hãy tưởng tượng một cách chi tiết, mọi người thấy có để ý suốt ngày thầy hỏi mặc đồ màu gì không? Mặt trông thế nào không? Cảnh căn phòng thế nào không? Vì khi tưởng tượng chi tiết thì tâm trí nó buộc phải đối diện, nó không thể chạy trốn được nữa, nó không thể nói là “ôi sẽ tốt đấy mà”, hoặc là “không sao đâu” nữa. Mà nó phải chui vào cái đấy, chui vào cảnh đấy, nên cái lưu ý đầu tiên là phải tưởng tượng chi tiết.
Tiếp theo, cái lưu ý số 2 là gì? Cái câu hỏi nhiều nhất: còn gì tệ hơn nữa không? Bởi vì sao, tương tự như cái đoạn đầu tiên thôi, tâm trí nó không bao giờ muốn đối diện cái tệ cả, nó chỉ muốn nghĩ cái tốt để cho nó đỡ lo, đỡ buồn thôi. Nhưng muốn đối diện thì buộc phải hỏi câu hỏi đấy, buộc phải hỏi, buộc phải đi vào cái nhánh đấy, cái gì tệ hơn nữa, mình phải đào. Mình phải tìm sâu thẳm bên trong mình phải sợ cái gì, mình đang bị cái gì đe doạ, đang bị cái gì gây cho mình sợ hãi, đang bị cái gì gây cho mình tổn thương, phải đào. Nên là cái câu mà còn gì tệ hơn nữa không là câu hỏi xuyên suốt trong quá trình, chỉ hai cái đấy là đủ rồi. Một là tưởng tượng chi tiết, hai là còn gì tệ hơn nữa không?
Nếu mọi người trung thực thì sớm muộn sẽ ra cái mà mình thấy là tệ nhất, chắc chắn, đấy thầy hỏi ba người là ra ba cái ngay, đúng không? Nhưng nếu mình không trung thực, mình lảng tránh thì sẽ ra một cái dở dở giữa chừng. Nên là ở đây câu hỏi “còn gì tệ hơn nữa” phải được trả lời một cách trung thực, không lảng tránh, không chơi theo kiểu là “chắc không sao đâu”. Hay như bạn Diệp lúc nãy nói đấy, bạn Diệp mấy lần bị tâm trí nó lảng tráng đấy, nó không muốn đi vào chỗ đấy, nó sẽ nói là “em sẽ thấy nhẹ nhàng hơn” – thế thì có gì là xấu, đúng không? Nếu nó trả lời là “nếu mẹ nói thế em thấy nhẹ nhàng hơn” thì hỏi câu gì: Còn gì tệ hơn nữa không? Thì sẽ nghĩ ngay ra mẹ nói một câu khác, mà mẹ nói một câu khác xong là mình không còn nhẹ nhàng được nữa, đúng không? Còn nếu mình không hỏi câu “còn gì tệ hơn nữa không” thì mình sẽ nghĩ đến những câu là “ôi mẹ bảo mẹ an ủi mình, khuyên can mình”. Ngược lại, nếu mình hỏi là còn gì tệ hơn nữa không thì mình sẽ ra những câu như là gì: “Mày cút đi!” – Khác hẳn nhau không?
Mọi người thấy sự khác nhau giữa việc mình đào sâu và mình đào nông không? Đào sâu thì sẽ ra những câu đấy. Thì chỉ cần hai điều đấy thôi: tưởng tượng thật chi tiết và “còn gì tệ hơn nữa không” chúng ta sẽ đi đến cái điểm mà chính chúng ta thấy là kinh khủng, tệ thật sự. Thầy chỉ ví dụ 2, 3 trường hợp thì có 2 người tự tử rồi, tệ nhất, đúng không? Có một bạn không chỉ tự tử mà còn con và mẹ chết theo, tệ nhất, đấy. Khi chúng ta đến cái điểm đấy rồi, mình tạm gọi là điểm sợ nhất rồi, điểm kinh khủng nhất rồi, thì chúng ta mới biết rằng ồ vết thương chúng ta nó là cái gì. Nếu chúng ta không đến được cái điểm đấy thường chúng ta sẽ rất nông nông và thường chúng ta không biết. Đấy chúng ta tìm được cái gốc, gốc của cái vết thương, cái tổn thưởng của chúng ta. Gốc đấy có thể là rất xa xưa trong quá khứ luôn, ở đây chúng ta có ba trường hợp vừa xong thực chất là những chuyện đều xảy ra lâu rồi, đúng không? Thái độ của gia đình với mình nó đã là từ lâu rồi, hai chuyện vừa xong ấy! Nhưng nếu nếu chúng ta đào sâu có thể có những chuyện khác trong quá khứ. Nếu tí nữa có ví dụ thì thầy sẽ chỉ ra còn không thì mình sẽ tạm chấp nhận là mình sẽ tìm ra được một cái vết thương rất sâu sắc, đau, rất đau. Khi mình tìm được vết thương rồi ấy, thì bây giờ thầy hỏi tiếp mọi người.
Bây giờ mình đã thống nhất cái phương pháp chưa đã, những ai đồng ý phương pháp nghĩa là đã hiểu phương pháp giơ tay, thế là rất tốt, cơ bản là đã hiểu phương pháp rồi. Bây giờ mình sẽ đi tiếp nhé, đúng không? Khi chúng ta tìm ra được vết thương thì chúng ta sẽ hỏi những câu mà lúc nãy thầy đã hỏi rồi ấy, “có bao nhiêu phần trăm chuyện này sẽ xảy ra?” Mỗi người sẽ ra một con số, đúng không? Bây giờ đố mọi người biết tại sao thầy lại hỏi câu đấy? Bạn nào trả lời được chắc phải giỏi lắm đây, mà thôi, cứ thử đoán xem sao. Tại sao thầy lại hỏi câu có bao nhiêu phần trăm chuyện đấy, khả năng chuyện đấy có thể xảy ra? Cứ đoán, đoán đại đi, tại sao lần nào thầy cũng hỏi câu chuyện này có bao nhiêu phần trăm có thể xảy ra? Bạn nào đoán đúng sẽ được tặng phần thưởng, tặng quà từ ban tổ chức. Tại sao thầy lại hỏi có bao nhiêu phần trăm chuyện này có thể xảy ra.
À, một bạn xa xa kia, đúng không? Ok, ưu tiên bạn ở xa nhé, từ từ đã xem còn ai để xem còn nghĩ một chút. Ba bạn, ba người đoán, tại sao thầy lại hỏi câu… bốn bạn đúng không, à bắt đầu chúng ta có nhiều cánh tay hơn rồi, có năm bạn, sáu bạn, ưu tiên những bạn không phải học trò của Trong Suốt. Học trò của Trong Suốt có khi có những bạn biết vì đáp án lộ rồi đúng không? Ưu tiên những cánh tay không phải học trò của sư phụ, của thầy xem nào? Một, hai, ba, bốn, năm… rồi ưu tiên từ xa đến gần đi. Đấy, từ bạn xa tít kia kìa, chúng ta sẽ cho năm người trả lời nhé, để xem cuối cùng đáp án là gì, nhưng không phải học trò của thầy có đáp án thì công bằng hơn. Ờ, ban tổ chức chạy míc đi, không ai giơ nữa à, rồi đi, hai bạn bên này, đây đây bạn nam áo xanh đây này. Thầy sẽ chưa nói đáp án tại sao cả, mình sẽ nghe năm ý kiến, rồi.
Một bạn nam: Dạ vâng ạ, chào Thầy, chào mọi người ạ.
Thầy Trong Suốt: Em giới thiệu một chút nhé.
Bạn Huy: Dạ vâng, mình là Huy, mình sinh năm 90, mình đang làm về may mặc ạ.
Thầy Trong Suốt: À, chào mình, chào mình, ok.
Bạn Huy: Dạ, à, ơ mình tên là Huy ạ,
Thầy Trong Suốt: Huy, chào Huy, ok.
Bạn Huy: Theo mình thì cái việc mà định tính nó như kiểu là một cái định tính để xác định cái tình trạng vết thương nó ở cái mức độ nào rồi ạ, thì sau nhiều lần mà mình lặp đi lặp lại cái quá trình đấy thì để đo lường được tình trạng của cái vết thương và cũng cảm nhận được nó tăng lên hay là nó giảm đi ạ.
Thầy Trong Suốt: Được, cũng được, đáp án là đo lường vết thương, đúng không? Ok, cảm ơn Huy, mời bạn tiếp theo sau lưng, cạnh bạn Huy, đúng không, sau lưng ấy.
Một bạn nữ: Em thưa Thầy thì bằng con số mà thầy hỏi ấy thì theo em nó sẽ định lượng được là cái mức độ nghiêm trọng của vết thương đó, tỷ lệ càng cao thì mức độ nó càng cao ạ, em xin hết ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, một cách định lượng độ nghiêm trọng, còn ai nữa không, như bạn này đúng không? Bạn nam, một bạn nam giơ tay này.
Một bạn nam: Chào Thầy ạ, chào quý vị.
Thầy Trong Suốt: Em giới thiệu chút đi, tên thôi.
Bạn Nam đó: À, tên, em là Thiên Đức, em là huấn luyện viên Yoga ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Thiên Đức: À, thưa Thầy, à, câu hỏi mức độ bao nhiêu phần trăm cũng để xem cái mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tính khẩn thiết đấy có phải là nỗi đau cao nhất hay không, dạ em cảm ơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Mức độ khẩn thiết của vấn đề, nó đã phải cao nhất hay chưa, được rồi.
Thiên Đức: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Cảm ơn cảm ơn Thiên Đức, đúng không?
Thiên Đức: Dạ em là Thiên Đức ạ.
Thầy Trong Suốt: Có bạn nào nữa không? Bạn nữ áo đen này.
Một bạn nữ: À, em thưa thầy em nghĩ là khi mà hỏi phần trăm để xác định xem có đúng đấy là vết thương hay không? Hay có thể là do một suy nghĩ nào đấy của mình nó đang lừa mình thôi ướm tạm một vết thương nào đấy chứ chưa chắc nó đã là vết thương chính thật sự của mình.
Thầy Trong Suốt: Nghĩa là tỷ lệ càng nhỏ thì khả năng là vết thương càng thấp đúng không.
Bạn nữ đó: Vâng, ví dụ như em bảo là cái tỷ lệ đấy xảy ra khoảng 50% thôi, thì có thể đấy có thể chưa phải là vết thương thật của em, em nghĩ là như thế.
Thầy Trong Suốt: Ừ, số nhỏ là vết thương chưa thật lắm.
Bạn nữ đó: Dạ, đấy có thể chưa phải là vết thương thực sự chính ở trong cái vấn đề của mình.
Thầy Trong Suốt: Rồi, cảm ơn em. Em tên gì ấy nhỉ?
Bạn nữ đó: Dạ, em là Thương ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, Thương, còn bạn nào nữa không? À, đây mời bạn nam áo tím, đúng rồi áo tím.
Một bạn nam: Dạ, em xin chào Thầy, xin kính chào tất cả quý cô bác, anh chị ạ. Dạ với câu hỏi này thì mọi người cũng trả lời quá nhiều rồi thì em đưa ra hai cái hướng, hướng thứ nhất đó là biết được cái mức độ cái vết thương nó như thế nào, nếu như vết thương quá cao 99, 100% chẳng hạn, thì có thể ngay sau khi đấy thì nếu chúng ta, thầy mà chưa dùng phương pháp trí tuệ để chữa lành ấy thì có thể bạn nhảy cầu tự tử thật.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nam đó: Để mình có thể tránh được cái hậu quả, mình có thể cúp ngay, mình xử lý ngay, mình kết luận. Còn nếu tỷ lệ thấp quá ấy thì có thể là bạn suy diễn hoặc là rất là hời hợt về vết thương này, rất là mơ hồ và chưa gọi đúng vết thương đó, dạ đây là, câu trả lời của em.
Thầy Trong Suốt: Em tên gì ấy nhỉ?
Bạn nam đó: Em là Duyệt ạ.
Thầy Trong Suốt: Duyệt, đúng không?
Bạn Duyệt: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nếu số đấy to thì là khẩn cấp, giống như ý của Thiên Đức, đúng không? Nếu số nhỏ thì có thể là chính mình đang hời hợt, kiểu chuyện này có thể một phần nghìn xảy ra thì…
Bạn Duyệt: Dạ, có thể đấy chỉ là sự suy diễn hoặc là cái suy nghĩ bề mặt thôi chứ chưa phải là gốc rễ của vấn đề.
Thầy Trong Suốt: Rồi, đấy là ý kiến của Duyệt đúng không?
Bạn Duyệt: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Có bạn nào có ý kiến khác nữa không, à cho bạn Dũng nói luôn đi, bạn Dũng lúc nãy.
Bạn Dũng: Dạ em thưa Thầy, ý kiến của em thì em nghĩ là cái việc mà Thầy hỏi bao nhiêu % á, thì thầy muốn xem biết xem là cái khả năng cái khả năng tâm lý của người đó, cái khả năng tự chữa lành của người đó nó ở cái mức độ nào và họ muốn đánh giá xem là họ có thể vượt qua được cái vấn đề đó, à, có thể tự vượt qua được hay không?
Thầy Trong Suốt: Rồi, đấy là một đáp án. Còn ai nữa không? Một người cuối cùng thôi, xong rồi chúng ta sẽ đi vào câu chuyện. Một cánh tay nữa thôi, rồi, bạn nữ, mic, xem lại mic xem.
Một bạn nữ: Dạ, em chào Thầy, em là Mai Anh ạ, theo em thì mình muốn biết bao nhiêu phần trăm là mình tập trung vào cái mức độ nỗi đau đấy là nó nhiều hay ít và nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình như thế nào ạ. Nếu mà mình tập trung vào nỗi đau đấy quá nhiều ấy thì cái mức độ đấy nó cũng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của mình nghiêm trọng ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, rất tốt.
Mai Anh: Dạ, theo em là thế.
Thầy Trong Suốt: Mai Anh nói rằng là nó đo độ ảnh hưởng vào cuộc sống của mình.
Mai Anh: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Mọi người muốn nghe đáp án không? (Một số bạn trả lời có) Đáp án nhé. Tất cả những cái bạn nói xong đều có ý đúng. Và đều chưa đi vào một ý mà thầy… à còn bạn này giơ tay đúng không? Cho bạn nói nốt đi, biết đâu bạn lại nói đúng ý thầy. Tất cả bạn nói đều nói, mà chính xác là các bạn đều nói được khoảng 50 đến 70% cái ý của thầy. Những bạn vừa xong ấy, nhưng vẫn còn.
Một bạn nữ: Vâng, em giới thiệu với Thầy và tất cả mọi người, em là Huyền, em Nguyễn Thị Huyền. Em đến từ Nghệ An ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Huyền: À, em xin trả lời câu hỏi của Thầy.
Thầy Trong Suốt: Đi từ Nghệ An lên đây luôn.
Bạn Huyền: Dạ, em ở Nghệ An, em làm việc tại Hà Nội ạ.
Thầy Trong Suốt: À, ok rồi.
Bạn Huyền: Vâng, em xin trả lời câu hỏi của Thầy. Thầy đưa ra đưa ra câu hỏi là tỷ lệ bao nhiêu phần trăm để chính người đưa đặt câu hỏi đấy, khẳng định lại một vết thương của mình một lần nữa. Là cái tỷ lệ tổn thương đấy chiếm bao nhiêu phần trăm và một lần nữa để Thầy định vị được cái vết thương đấy và để đưa ra hướng giải quyết và hướng để tư vấn tham khảo, tư vấn và trả lời câu hỏi của các bạn đấy, chữa lành các bạn đấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Để tìm hướng đúng không?
Bạn Huyền: Vâng, tìm ra phương hướng đó ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Huyền: Vừa là để bạn đấy khẳng định lại vết thương của bạn đấy.
Thầy Trong Suốt: Để bạn đấy khẳng định là mình có.
Bạn Huyền: Vâng, vâng. Tỷ lệ vết thương đấy ở bao nhiêu phần trăm.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Huyền: Và, là đưa ra phương hướng xử lý vết thương đấy. Và để chữa lành bạn đấy.
Thầy Trong Suốt: Được rồi.
Bạn Huyền: Theo tỷ lệ phần trăm đấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Được rồi.
Bạn Huyền: Vâng, em xin hết ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, cảm ơn em. (Thầy hỏi một bạn đang giơ tay thêm) Em vẫn có một ý khác phải không, phải khác nhé. Khác, ờ, em nói đi. Tại vì chưa ai nói hết 100% ý thầy cả.
Bạn Ngọc: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Em tên là gì?
Bạn Ngọc: Em là Ngọc ạ.
Thầy Trong Suốt: Ngọc.
Bạn Ngọc: Em có để ý thấy ngoài câu hỏi mức độ đấy thì Thầy có hỏi là ví dụ, mấy ngày nữa thì nghĩ đến thì cái tỷ lệ đấy nó là bao nhiêu? Thì em nghĩ Thầy hỏi câu đấy để đánh giá được hiện tại là mình, bạn ấy có thể đang sợ ở mức độ nào. Và bạn đánh giá được cái mức đấy. Em thì nghe câu chuyện bạn đấy chỉ đánh giá tỷ lệ của bạn ấy chỉ được 1% thôi, nhưng mà bạn đấy lại thấy nó là 99%. Hoặc có thể là mấy hôm nữa bạn lại thấy nó chỉ còn 5% thôi, thì có nghĩa là bây giờ thì cái tỷ lệ đấy có thể là nó không chính xác. Tức là có thể là bạn đấy đang sợ quá, bạn mới nghĩ như thế chứ mà nếu mà bạn không sợ như thế thì bạn đã nghĩ nó giảm xuống. Còn người khác nghe câu chuyện một cách khách quan hơn thì lại nghĩ là không đáng sợ như thế. Thì theo em là cái tỷ lệ đấy là tỷ lệ bạn đang, gọi như nào nhỉ, gọi đang là phóng chiếu, gọi là bạn cho nó rất là lớn ấy. Là cái mức độ gọi là bạn đấy đề cao nó là bao nhiêu ấy.
Thầy Trong Suốt: Được. Em đang có ý rất đúng đấy. Trong ý thầy đấy. Vẫn còn, đúng không? Rồi, thêm một người đoán nữa đi. Hai người cũng được. Thôi hai người đi. Hai người cuối cùng nhé. Cuối cùng chưa? Ba người nhé, được rồi. Sau ba người này không hỏi thêm ai nữa. Mời bạn, ba cánh tay vừa xong đi. Bắt đầu đi.
Bạn Ngọc: Vâng, xin chào anh và chào các chị em trong hội trường. À, em tên là Ngọc, em đến từ Hà Nội và em xin phép có một chút, cái ý nghĩ khác trong câu hỏi của anh.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Ngọc: À, con số phần trăm em nghĩ là tất cả những các ý mà các bạn vừa nói cũng đúng, bởi vì người nói ra con số đấy cũng đều nghĩ như thế thật. Và thêm một ý nữa, đó là người mà nghĩ cái con số cao ấy, cái khả năng họ sẽ hành động cao hơn và hành động thì sẽ có hai hướng. Hoặc là họ thực hiện điều đấy, hoặc là họ có thể làm điều gì đó để thay đổi cái kết cục đấy khi mà có người hướng dẫn đúng ạ. Nên mà người mà nói rằng 90% là sẽ xảy ra thì đó đồng thời người ta cũng muốn là, làm một cái gì đấy để điều đấy không xảy ra.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Ngọc: Nhưng mà người chỉ nghĩ là 20, 30 phần trăm thì có thể là họ chỉ nghe vậy thôi. Sau đó họ lại tiếp tục nghĩ tiếp.
Thầy Trong Suốt: À, rất tốt. Được. Cách đo rất tốt. Tiếp đi, hai cánh tay nữa đi. Chuyển đến tay bạn nữ.
Hà Minh: Em chào Thầy ạ, chào các anh chị ạ. Em tên là Hà Minh đến từ Hà Nội. À, em nghĩ rằng là khi mà Thầy hỏi là cái khả năng nó bao nhiêu phần trăm ấy. Thì em nghĩ đến là, tại vì em là người làm về kinh tế thì nó có cái gọi là probability là xác suất. Thế thì thực ra là cái xác suất của sự kiện đấy có thể xảy ra, nó có thể là nhỏ hơn cái mà mình nghĩ rằng nó có thể xảy ra. Cho nên là nhiều khi là mình nghĩ là cái khả năng đấy nó rất là lớn, nhưng mà thực ra nếu mà mình, đúng là về xác suất thì là nó không nhiều như thế. Nên thành ra là có thể là mình đừng có dùng hết, có thể cái xác suất nó chỉ là 10% xảy ra thôi. Nhưng mà, giống như kiểu là mình cứ lên máy bay xong mình lo là nó rơi ấy. Thì thực ra xác suất máy bay rơi nó rất là thấp hơn là xác suất của một quả dừa nó rơi vào đầu trên toàn thế giới trong một năm. Thế thì mình dùng 100% năng lượng và sự lo lắng của mình dồn vào một thứ mà cái khả năng xảy ra có thể thấp, thì liệu nó có đáng hay không?
Thầy Trong Suốt: Được rồi, đánh giá xem mình đang dồn năng lượng vào đâu, đúng không?
Hà Minh: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhiều hay ít.
Hà Minh: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Được rồi, mời cánh tay tiếp theo đi. Ôi sao nhiều, tăng hơn ba à, đúng không? (Thầy cười) Vì chưa ai nói được đúng hết ý thầy, chứ mà đúng hết 100% thì thầy sẽ dừng đây. Nhưng mà vẫn chưa hết nên là, vẫn có thể ưu tiên được. Lúc nãy bạn này, bên này trước này, bạn nam bên này trước này. Ấy.
Bạn Phương: Ờ, em xin chào Thầy ạ. Ờ, chào các bạn. Em tên Phương. Như Thầy có hỏi là cái việc gì đó có khả năng bao nhiêu phần trăm thì em nghĩ theo một hướng là, ờ cái đấy có khả năng chính xác bao nhiêu phần trăm đối với cá nhân đấy, để mình nhận diện ra vấn đề để mình có thể chữa lành.
Thầy Trong Suốt: Giúp mình nhận ra vấn đề của chính mình luôn, đúng không?
Bạn Phương: Dạ, đúng rồi.
Thầy Trong Suốt: Được rồi, lúc nãy có hai cánh tay, nốt đi. Hai cánh tay nhỉ, cho nó xong. Bạn này đi, bạn nữ bên này đi.
Một bạn nữ: À, em thưa Thầy. À em nghĩ là ngoài những cái lý do mà mọi người nói thì, có hai ý em nghĩ Thầy hỏi cái câu hỏi đấy. Là bởi vì thứ nhất Thầy muốn xem xem là mức độ đối diện của bạn đấy như thế nào, bạn đấy đã thực sự đối diện với cả cái vết thương đấy chưa? Và thứ hai là Thầy muốn chặn đường chạy trốn của tâm trí.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Một bạn nữ: Bởi vì theo em được biết thì tâm trí rất giỏi lẩn trốn.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Một bạn nữ: Và nó kỹ thuật rất cao siêu. (Bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Một bạn nữ: Để có thể chạy trốn khỏi mọi những thứ gọi như là, ờ, khó giải quyết hoặc là đen tối. Nó sẽ chạy trốn ngay lập tức nhưng nếu Thầy áp cho nó một con số cụ thể thì nó không trốn được nữa. Và nó sẽ bắt đầu phải nghĩ và nó sẽ phải thực sự nghĩ về nó.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Em tên gì?
Bạn Huyền: Em tên là Huyền ạ.
Thầy Trong Suốt: Em có học trò của thầy cũ hay là gì không?
Bạn Huyền: Dạ không ạ.
Thầy Trong Suốt: Không biết gì hết à?
Bạn Huyền: À nhưng mà em có tìm hiểu rất nhiều về đạo Phật ạ.
Thầy Trong Suốt: À, được rồi. Huyền đúng không?
Bạn Huyền: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Bạn Huyền nói gần đúng ý thầy rồi. Không phải những bạn khác nói sai nhá, mà bạn ấy nói đủ. Bạn Huyền nói đủ hơn. Nên là phần thưởng sẽ tặng bạn Huyền nhé. Mỗi bạn Huyền nhé. Rồi. (Mọi người vỗ tay, ban tổ chức trao quà cho bạn Huyền)
Tất cả những ý của bạn khác đều đúng, không sai tí nào, nhưng mà có cái ý, mà rất quan trọng, bạn Huyền bạn nói được. Có ai có để ý rằng lúc nãy có một bạn nói là 1% không nhỉ? Bạn nào ấy nhỉ. Lúc đầu thầy hỏi phát là trả lời 1% ấy nhỉ. Diệp đúng không? Đúng không nhỉ? Diệp đúng không Diệp? Lúc đầu phần trăm, 1%.
Cái thứ mà nó chỉ 1% xảy ra trong đời, nó có thực sự đe dọa được mình không? Bởi ý ai đúng không? Những ai ngồi đây sợ rơi máy bay, đây này, đang ngồi đây này, đúng không? Nhưng mà cái thứ mà nó lớn hơn khoảng 50% trở lên đấy, chắc chắn là đe dọa được em. Nếu tối nay có 50% khả năng là em bị, như là ăn trộm vào nhà lấy tiền thì có đe dọa không? Chứ lúc nãy bảo 1% thì nó không đe dọa, đúng không? Đấy sẽ nói hết các ý, ý của Diệp, của bạn Huyền sẽ sau cùng nha. Khi em tự nói ra một con số, ấy, thì… Khi chúng ta nhìn vào bên trong, chúng ta thấy được vết thương. Còn khi chúng ta cho nó một con số phần trăm là lúc chúng ta thừa nhận rằng chúng ta có vết thương, không trốn được nữa. Huyền nói rất đúng, em cho nó số rồi sao trốn được nữa. Em nói 1% em trốn được không? 1% trốn ngay đúng không? Thầy cứ nói đấy cho vui, 1% xảy ra đời em thôi thì em ra khỏi đây và em chả để ý, em chả cảm thấy cái việc đấy là việc cần phải giải quyết. Nhưng khi em đã cho một con số mà theo thầy lớn hơn 50%. Rất may là tất cả các bạn đều nói hơn 50%. Khi em đã cho nó một số lớn hơn 50%, nghĩa là thực sự đây là cái chuyện có vết thương thật. Em không chạy trốn được nữa. Em buộc phải đối diện, đúng không?
Nếu 70% khả năng tối nay em tự tử từ tầng sáu nhảy xuống, đời nào em lại để yên được nữa. Cái tâm trí nó luôn luôn muốn ‘chạy trốn’ khỏi vết thương. Đấy đặc điểm của tâm trí, nó không muốn nhìn vào nó bao giờ cả. Vì nó xấu, nó gây khổ sở. Nhưng khi em đã, cái số phần trăm là chính em nói ra nhé, khi em đã thừa nhận con số đấy. Đấy là cái khoảnh khắc mà em buộc lòng phải đối diện với nó. Em không cách nào chạy được nữa. Nếu 70% khả năng em bị, ví dụ tự tử tối nay, em chạy thế nào? Nếu 70% khả năng là con em sống một cuộc sống thất bại từ giờ đến già, không chạy được nữa. Tâm trí nó buộc phải thừa nhận vấn đề là cái thứ mà lâu nay nó không bao giờ thừa nhận. Nếu các bạn vừa xong mà không nói với thầy, không trải qua tiến trình đấy và không nói con số ra thì tâm trí nó không thừa nhận vấn đề đâu. Đúng không? Nếu Dũng bảo là “em chỉ vì không tìm thấy ý nghĩa cuộc đời” thì làm sao mà thấy có vấn đề gì mà giải quyết? Đúng không? Nếu Diệp bảo là 1% cái chuyện tệ xảy ra thôi thì có gì để giải quyết? Nhưng cả hai bạn đều thừa nhận vấn đề. Con số nó quan trọng ở chỗ đấy. Nó làm các em buộc phải đối diện và thừa nhận. Không có cách nào khác luôn.
Khi em nói chuyện với một người khác, khi em giúp một người khác mà họ nói một con số lớn hơn 50% ấy, em mới hiểu rằng bây giờ mới có tác dụng này. Còn nếu không thì gọi là tưởng tượng cho vui, là một trò chơi cho vui. Nhưng khi chính họ nói ra một con số lớn hơn 50%, nghĩa là họ đã thừa nhận vết thương trong lòng họ rồi. Dũng đồng ý không? Thừa nhận là mình có chuyện đấy thật và chuyện đấy chuyện lớn thật. Cái mức độ đe dọa của nó với đời của em là 70%. Có lớn không hay nhỏ? Lớn rồi, chuyện lớn rồi.
Diệp thấy lớn hay nhỏ? Diệp đâu rồi? Nếu chuyện đấy là khả năng bao nhiêu nhỉ? Nãy của em là số bao nhiêu, cuối cùng em cho số bao nhiêu? 80%, chứng tỏ chuyện đấy chuyện gì, chuyện có thật hay không có thật, hay là còn lâu mới xảy ra hay là có thể xảy ra? Hay là thậm chí là không bao giờ xảy ra, nếu mình không đối diện? Không, chỉ nói có hay không thôi mà, chỉ nói có hay không thôi? Có chứ đúng không? Cái sự chạy trốn ấy không bao giờ giải quyết được cái gì hết. Chúng ta muốn có trí tuệ và muốn có sự dũng cảm, nó buộc phải đối diện thôi, trong cuộc sống ấy. Mỗi khi chúng ta chạy trốn là chúng ta sẽ yếu đi và trí tuệ chúng ta giảm đi. Mỗi khi chúng ta đối diện dù rất khó khăn nhưng mà chúng ta sẽ mạnh mẽ lên và buộc phải tăng trí tuệ lên thì mới đối diện được. Nên con số đấy làm cho chúng ta, làm cho những người mà nói ra con số ấy, chính là các bạn đấy, phải thừa nhận chúng ta có vết thương đấy. Thừa nhận cái chuyện đấy có thể xảy ra, không còn đường nào để trốn tránh nữa. Giống như mình gặp bác sĩ xong bác sĩ kê cho mình cái đơn, xong mình tự bảo “tôi từ chối không có bệnh này, tôi từ chối tôi không có bệnh này”, thì đời nào mình chữa? Nhưng khi mình bảo “tôi đồng ý tôi có cái bệnh này” thì mình sẽ chữa. Nên cái bước đấy, cái bước mà con số phần trăm rất là quan trọng, đúng không? Đã đồng ý chưa?
Ý thứ hai, nhiều bạn nói rất đúng là gì? Nó đánh giá cái sự trầm trọng của vấn đề đối với những người đấy, đúng không? Số càng to chứng tỏ chuyện đấy gì? Càng thực sự có thật và trầm trọng với người đấy. Ở đây có bao nhiêu bạn mà lúc đầu nghe, khi thầy hỏi là bao nhiêu phần trăm thì sẽ chỉ nghĩ là con số rất nhỏ thôi, khi mà nghe người khác, chuyện người khác ấy. Giơ tay lên nào. Lúc hiểu bao nhiêu phần trăm thì nghĩ chắc bạn này số nhỏ nhỏ thôi, đúng không? Những ai bất ngờ khi bạn nói số to, giơ tay. (Một số bạn giơ tay)
Rồi, biết tại sao bất ngờ không? Vì chuyện của người khác. (Thầy cười) Chuyện của người khác thì nó sẽ không nghiêm trọng với mình, nhưng nó lại rất nghiêm trọng với người đấy, đúng không? Đúng chưa? Thế nên là gì? Ở đây, khi mình nói ra con số nó to ấy, nó thể hiện là cái chuyện đó đe dọa đời tôi thực sự, đúng chưa?
Còn một ý thứ ba nữa mà thầy chưa nói, nhưng bây giờ sẽ nói này. Sau này khi em nhìn lại, những bạn như Dũng này hay là Diệp này, sau này khi em nhìn lại em sẽ, theo các bạn, các em đoán số vừa xong, sau này nhìn lại số sẽ to lên hay giảm đi? Nếu chữa được thì sao? Nếu chữa lành thì sao? Nếu chữa được thì sẽ giảm. Sau này nhìn lại chính em sẽ thấy rằng “Ôi sao ngày xưa nó lại kinh khủng thế nhỉ?” Ấy, nhưng khi mình chữa, chữa lành tốt rồi, đảm bảo các em là thầy sau này sẽ hỏi em là bao nhiêu phần trăm. Dũng sẽ cho thầy con số bé hơn nhiều. Để xem nhé. Xong cuối buổi này bao nhiêu nhá. Không cần đợi sau này đâu, cuối buổi này thầy sẽ hỏi lại ba bạn đấy nhé. Dũng thầy nhớ là 70% đúng không? Diệp bao nhiêu ấy nhỉ?
Bạn Diệp: Tám mươi ạ.
Thầy Trong Suốt: Tám mươi. Còn bạn nữ kia, bao nhiêu?
Một bạn: Sáu mươi lăm.
Thầy Trong Suốt: 65%. Rồi. Cuối buổi sẽ hỏi ba bạn đấy nhé. Bây giờ chúng ta, cái phần đầu mình gọi là phương pháp đối diện. Kết thúc của pháp đối diện là các em phát biểu được cái điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với mình là gì? Và nói được một con số phần trăm. Cách nhìn nhận của mình, nó thể hiện mức độ ảnh hưởng cái vết thương đấy đến mình. Đồng thời nó thể hiện luôn là mình đã thừa nhận rằng có cái chỗ đấy, có vết thương ấy thật. Thế thì kết thúc của cái phần gọi là phương pháp đối diện là hai cái đấy. Nói được cái đấy và ra số phần trăm.
Nếu không nói được con số đấy thì thất bại. Kiểu như ôi chả có gì, hoặc là em nói xong, em bảo ôi đây chuyện vui đấy mà, kể cho vui chứ 1%, thì gọi là thất bại rồi. Nghĩa là em đã không đối diện thành công. Em đã lảng tránh, em không đào đến nơi đến chốn. Nhưng em nói ra chuyện đấy và em có một con số phần trăm đáng kể, tối thiểu là 50%. Thầy không ép mọi người phải ra 50%, 10% cũng được, đúng không? Nhưng mà con số đáng kể, nó thể hiện là mình đã đối diện và mình đã đào ra được cái vết thương của mình. Thì mình sẽ chuyển sang phần hai: bây giờ mình chữa nó thế nào? Mọi người đồng ý không? Có ai còn lăn tăn gì phần về phần đầu không? Có ai thấy khó quá, làm sao làm nổi không? Ai thấy là khó quá làm sao tôi làm nổi được, giơ tay. (Một số bạn giơ tay)
À, rất tốt. Có ai cảm thấy là ờ, dễ, có thể làm được trong khả năng của mình, giơ tay. (Nhiều bạn giơ tay) Ờ, rất tốt, rất tốt. Cơ bản sẽ làm được, đúng chưa? Nếu chúng ta không làm được hiện nay có thể có một, trong kinh nghiệm của thầy ấy, có một người bạn cũng biết phương pháp này. Ngồi làm đúng cái việc thầy làm lúc nãy thôi, cứ hỏi còn gì nữa không? Dễ lắm, cứ hỏi đi. Còn gì tệ hơn nữa không? Dưới sự tồn tại của người bạn ấy, mình không lảng tránh được nữa, mình sẽ phải trả lời. Thì tùy các em, sau hôm nay về các em có thể tự làm với mình hoặc là em có thể gọi, chọn một người bạn mà cùng biết phương pháp, xong rồi ngồi cùng với mình.
Thế giờ mình sao chữa lành? Trong ba bạn vừa xong, bạn nào muốn chữa trước? Diệp nhé. Đưa míc cho bạn Diệp. Qua cách thầy chữa bạn Diệp, mọi người sẽ hình dung ra cách chữa lành là như thế nào. Ừ, bây giờ em phát biểu lại cái vết thương của em là cái gì?
Bạn Diệp: Em sợ là sẽ bị gia đình chối bỏ ạ.
Thầy Trong Suốt: Chối bỏ, mẹ đuổi khỏi nhà đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Bảo em là cái đứa vô dụng.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Và khả năng xảy ra là bao nhiêu phần trăm?
Bạn Diệp: Tám mươi ạ.
Thầy Trong Suốt: Tám mươi phần trăm. Rồi.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Rất tốt. Nghĩa là em em đã thừa nhận vết thương này.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em đã định nghĩa được nó, mức đe dọa của nó, khả năng xảy ra chính là mức đe dọa của nó đến đời em là như thế nào. Tám mươi phần trăm, con số rất to đấy, đúng không? Bây giờ em hãy hình dung đi. Cái vết thương này là ai, trong cái câu chuyện này em thấy ai là người gây ra vết thương cho em.
Bạn Diệp: Mẹ em ạ.
Thầy Trong Suốt: Mẹ em, đúng không? Được rồi, rất tốt. Theo em, đây bắt đầu vào trí tuệ này, mẹ em là một người độc ác, cố tình làm như thế đối với em, tồi tệ, cố tình làm như thế với em, đúng thế hay không?
Bạn Diệp: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Chắc không?
Bạn Diệp: Chắc ạ.
Thầy Trong Suốt: Chắc chắn hay là hơi hơi chắc?
Bạn Diệp: Chắc chắn ạ.
Thầy Trong Suốt: Chắc chắn, chắc chắn là chẳng có người mẹ nào tự nhiên sẽ làm cho con mình muốn chết.
Bạn Diệp: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Chẳng ai cả, đúng không? Vậy, nhưng mà mẹ em vẫn làm chuyện như vậy. Vậy theo em, một người không cố tình làm chuyện đấy mà vẫn làm chuyện đấy…
Bạn Diệp: Là do…
Thầy Trong Suốt: Thì…
Bạn Diệp: Không hiểu biết ạ.
Thầy Trong Suốt: À, tốt quá. Thì phải có lý do khác. Nếu người ta muốn hại em người ta làm, đấy là một lẽ. Nhưng người ta không cố tình mà người ta vẫn muốn hại em, và vẫn làm hại em, đúng chưa, thì một lẽ khác, đúng chưa? Thậm chí, bây giờ trường hợp của em thì là mẹ không cố tình, nhưng thậm chí trong quá khứ ấy… Ở đây có những người nào bị người khác cố tình làm hại chưa? Bị người khác cố tình nói xấu chẳng hạn, làm hại chưa? Phải có rồi chứ đúng không? Nhưng câu hỏi của thầy là gì? Có phải là cái người đấy đẻ ra đã muốn làm hại người khác không? Sinh ra là tôi lớn lên chỉ có hại người thôi, muốn nói xấu, muốn hãm hại, muốn làm nhục, muốn gây khổ sở cho người khác không?
Hay là cái người đấy, người mà làm hại, gây chuyện với mình ấy, cũng không phải là cái loại người mà đẻ ra đã muốn hại người, lớn lên trong đầu muốn hăm hăm ý tưởng đi hại người khác. Theo các em thì sao? Những người mà gây hại cho em ấy, họ thuộc loại đẻ ra đã muốn hại người và lúc nào cũng muốn hại người; hay là họ cũng có những hoàn cảnh riêng của họ, dẫn đến cái quyết định đấy của họ? Diệp có thể trả lời thay các bạn được không? Không phải chỉ trường hợp của em đâu mà là…
Bạn Diệp: Em nghĩ là tất cả mọi trường hợp đều do là không có hiểu biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, không thể nào mà đẻ ra đã muốn hại người, xong lớn lên trong đầu chỉ chăm chăm ý tưởng hại người được, đúng không? Nó phải có những cái hoàn cảnh nào đó để dẫn người ta đến hành động như vậy, đúng chưa?
Mẹ em không thể là vừa đẻ em ra đã tao muốn hại mày, sau này tao sẽ làm cho mày khổ sở được, mà phải có những câu chuyện, đúng không, những cái lịch sử riêng của mẹ em. Mỗi người sinh ra, đến đây, ngồi đây… có một lịch sử riêng không? Ai cũng được giáo dục theo một cách khác nhau hay giống hệt nhau? Ai cũng có gia đình khác nhau hay giống hệt nhau? Giáo dục khác, gia đình khác, ai cũng sống ở vùng đất, văn hóa khác nhau hay giống nhau? Khác nhau.
Thế những cái đấy, gia đình, giáo dục, các mối quan hệ, đúng không, dần dần nó tạo ra cho người ta những cách nghĩ và cách sống khác nhau, đúng chưa? Em đồng ý không?
Bạn Diệp: Vâng. Em đồng ý.
Thầy Trong Suốt: Mẹ em có được giáo dục giống em không? Ngay cả mẹ em với em ấy, cách giáo dục của hai người khi lớn lên có giống nhau không?
Bạn Diệp: Em đã từng hỏi mẹ em về quá khứ của mẹ em, thì em thấy mẹ em sống một cuộc sống rất khổ sở so với em hiện tại.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.
Bạn Diệp: Thế nên là cái cách giáo dục của bà ngoại với mẹ và của mẹ với em là hoàn toàn khác nhau ạ. Nhưng em vẫn không hiểu tại sao mẹ vẫn gây ra tổn thương cho em?
Thầy Trong Suốt: Hay, ý rất hay. Em nói được cả hai ý đều rất là hay. Thứ nhất là người ta, người đấy họ rất là khác mình, đúng không? Họ không nghĩ giống mình, họ không cảm nhận giống mình. Nhưng cái thứ hai là em vẫn không hiểu được tại sao. Chính cái câu mà “Em vẫn không hiểu tại sao” ấy là cái câu mấu chốt làm cho vết thương nó vẫn ở đấy. Đấy, cái vết thương của em nó còn ở đấy vì là em vẫn không hiểu được tại sao. “Tại sao người ta làm thế với mình? Nó bất công thế, nó vô lý thế, nó sai lầm thế mà sao họ vẫn làm?” Có đúng không?
Bạn Diệp: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy, vết thương nó còn tồn tại vì chính câu hỏi đấy không trả lời được. Tại sao người ta làm thế với tôi? Ở đây chúng ta hãy nghĩ về những vết thương trong quá khứ đi, có đúng là chúng ta có câu hỏi là “Tại sao người ta làm thế với tôi?” không? Có không? Tại sao người ta lại đối xử như vậy? Tại sao người ta lại sai như thế? Tại sao mình tốt như vậy rồi mà họ vẫn đối xử xấu với mình? Hãy nghĩ, tất chúng ta hãy dành một thời gian, một phút đi, nghĩ lại xem, có đúng là trong mỗi vết thương ấy, chúng ta còn vết thương bởi vì chúng ta vẫn còn một câu hỏi là “Tại sao người ta lại làm thế?” không?
- “Không hiểu sao hôm đấy nó lại mắng tôi một cách vô cớ?” Đúng không?
- “Không hiểu sao mình tốt với họ như vậy rồi mà họ nỡ nói xấu mình với người khác?”
- “Không hiểu sao bao năm chung lưng đấu cật với nhau, cuối cùng chỉ vì một số tiền nhỏ mà phản bội?”
- “Không hiểu sao sống với nhau mấy, mười mấy, hai mươi năm lại đi ngoại tình?”
Thử nhìn vào vết thương đi, nhìn vào chỗ còn đau của mình ấy.
- “Không hiểu sao vợ chồng với nhau mà lại nói câu là anh đi chết đi”, đúng không?
- “Không hiểu sao mẹ con với nhau mà lại nói là con là đồ vô dụng, mẹ không chấp nhận được con?”.
Thử nhìn, mọi người thử nhìn mà xem, có đúng ở đấy có một dấu hỏi không, cái chỗ vết thương của mình nếu chưa lành ấy, ở chỗ đấy có một dấu hỏi. Những ai… thôi, 1 phút trôi qua chưa ấy nhỉ? 2 phút nhé, cho mọi người nghĩ thêm nhé, để xem có dấu hỏi thật không nhé.
Bao nhiêu bạn thấy là ở cái chỗ mình bị thương có một dấu hỏi là “Tại sao” giơ tay? “Tại sao người ta làm thế?” hoặc tại sao gì đó, đúng không? Tại sao, tại sao, tại sao.
Bao nhiêu bạn cảm thấy không có dấu hỏi nào ở đấy cả, giơ tay? À, không ai giơ tay đúng không? Một người giơ tay. Em, em nói đi, bạn giơ tay nói đi.
Diệp tạm ngồi xuống cũng được, em ngồi xuống cũng được.
Một bạn nữ: Em cảm ơn ạ. Chào Thầy và chào mọi người ạ. Thầy hỏi em là lý do tại sao em không có câu hỏi “tại sao” ở đấy đúng không ạ?
Thầy Trong Suốt: Không, em không tìm ra được cái dấu tại sao ấy.
Bạn nữ đó: Tại vì em trả lời được cho câu hỏi cho nó rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: À, em trả lời rồi chứ gì?
Bạn nữ đó: Nhưng mà em vẫn đau khổ ạ.
Thầy Trong Suốt: À, thôi được rồi, em kể một chút đi, kể một chút đi.
Bạn nữ đó: Câu chuyện hơi, hơi dài một chút.
Thầy Trong Suốt: Ừ, em kể ngắn vậy.
Bạn nữ đó: Ừm, thế em sẽ cố gắng. Em, em sẽ cố gắng kể ngắn.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nữ đó: Dạ vâng. Thì em nghĩ rằng là cái câu chuyện của em nó cũng khá là phổ thông thôi. Tức là bố mẹ em ly hôn. Đấy. Em cũng không muốn khóc nhưng mà … (Nghẹn ngào) Tức là bố em là một người khá là vũ phu.
Thầy Trong Suốt: Vũ phu, với mẹ em.
Bạn nữ đó: Với cả em nữa.
Thầy Trong Suốt: Với cả em luôn. Ừ.
Bạn nữ đó: Và tuổi thơ của em thì nó trôi qua không được hạnh phúc (Nghẹn ngào) và bố em rất là hay uống rượu say, hay đánh bạc này. Em nhớ tuổi thơ của em có một cái chuyện rất là buồn cười đấy là, tức là mẹ em sẽ phải luôn luôn giấu tiền đóng học phí cho em.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nữ đó: Vào tủ thật là kỹ để cho bố em không thể tìm ra được cái số tiền đấy. Rồi mọi chuyện trôi qua đến năm em học lớp 12 thì bố mẹ em chính thức ly hôn.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn nữ đó: Nhưng mà cái chuyện đấy nó vẫn chưa hề chấm dứt. Cái đợt mà em ôn thi đại học, thì bố em vẫn đến cái chỗ mà em và mẹ em và em trai em ở, thậm chí là xé tung hết sách vở của em ra. Thực sự là sau đó thì em có gia đình, tuy nhiên là em ở khá là gần chỗ của bố em tại vì em ở gần mẹ em mà, thì bố mẹ em ở chung một cái địa điểm nó khá là gần nhau. Hiện tại em ở gần đấy và cái nỗi sợ lớn nhất của em ấy, ngay cả khi mà em đã có một cái người chồng rất là yêu thương mình này, bố mẹ chồng cực kỳ yêu thương em và đến thời điểm hiện nay, kiểu, cảm thấy rất là biết ơn về cái điều đấy. Nhưng mà một điều đáng sợ nhất là, một đêm em đi ngủ và em vẫn mơ thấy em ở cái ngôi nhà đấy, cùng với bố mình, và bố em sẽ kiểu, luôn luôn xuất hiện cùng với một con dao. Và em cứ chạy, em chạy rất là nhanh xong rồi bố em ở phía sau, bố em cùng với một khuôn mặt rất là đáng sợ và săn đuổi em. Đấy, thì đó là cái nỗi sợ của em. Nhưng mà thời điểm hiện tại thì em đã trả lời được cái câu hỏi đấy.
Thầy Trong Suốt: Câu hỏi gì?
Bạn nữ đó: Là tại sao bố em lại như vậy?
Thầy Trong Suốt: Ừ đúng rồi, vì sao?
Bạn nữ đó: Bởi vì bản chất là ngày xưa bố em được sinh ra thì ông nội em không có công nhận cái điều đấy, tức là ông nội em luôn luôn nghĩ là bà nội của em đã làm cái chuyện xấu và bố em không phải là con ruột. Và khi mà em lớn lên ấy, thì em cũng cảm nhận rõ là so với các chú, các cô thì bố em bị đối xử rất là lạnh nhạt. Đấy và đến thời điểm hiện tại em nghĩ rằng là thực sự là nếu như ông ấy được yêu thương thì ông ấy sẽ biết cách để yêu thương em và mọi người chứ không bao giờ làm như thế.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nữ đó: Và em, đấy thì là em đã trả lời câu hỏi như vậy và đến thời điểm hiện tại thì em cũng bình thường được lại với bố em rồi. Tức là trước đấy gặp bố em thì em còn không hỏi, em lần nào gặp bố em về em cũng bị mơ, mơ cái giấc mơ đáng sợ như vậy nhưng mà bây giờ em trả lời được cái câu hỏi đấy rồi, thỉnh thoảng em gặp lại bố em, thậm chí là vợ chồng em cũng gặp bố em và ăn uống bình thường. Nói chung là em không có phán xét, không có gì cái con người đấy cả, em hoàn toàn chấp nhận họ là họ là một cái người như vậy. Nhưng mà em cũng có một cái câu hỏi là, thế tại sao mình phải gặp cái điều đấy trong cuộc đời? Tại sao mình lại trải qua điều đấy mà?
Thầy Trong Suốt: Đấy, chuẩn luôn.
Bạn nữ đó: Ví dụ như Thầy, như mọi người, không phải gặp thì em cũng trả lời được.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Bạn nữ đó: Em không biết là nó có đúng hay không.
Thầy Trong Suốt: Em trả lời đi.
Bạn nữ đó: Nhưng em tin vào, em tin vào nhân duyên, nhân quả. Có thể là em cần phải học cái bài học gì đấy trong cuộc đời. Thế nhưng mà ngay ở cái khoảnh khắc này, trước cái buổi đến đây ngày hôm nay, em, em hơi chùn bước. Thậm chí là em không, không có muốn đến đây. Tức là em đã trả lời được hết những cái câu hỏi đấy rồi, em biết được vết thương của mình rồi nhưng tự nhiên có những cái khoảng thời gian trong đời, kiểu em bị sụt xuống một cái hố ấy. Em sụt xuống một cái hố dù em đã giải quyết được cái nỗi đau của mình rồi thì đấy, và đến đây ngày hôm nay em trong một tâm trạng như thế. Tức là vài ngày này, kiểu tự nhiên em bị stress mà em không hiểu vì sao ấy?
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nữ đó: Rồi nó vẫn là những cảm giác khó chịu như trước đây. Đấy thì là em trả lời một cái câu hỏi của Thầy đấy là, đấy em trả lời được hết những cái câu hỏi đấy rồi. Có vẻ như là em đã nhìn thấy nỗi đau đấy rồi.
Thầy Trong Suốt: Tại sao vẫn bị stress? Tại sao vẫn bị stress?
Bạn nữ đó: Em không biết.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Tại sao?
Bạn nữ đó: Em không biết tại sao em bị stress.
Thầy Trong Suốt: Đấy, câu hỏi của em chưa giải quyết được đâu. Tại sao tôi bị stress thế này? Nếu tôi giải quyết được hết rồi, tại sao tôi bị stress?
Bạn nữ đó: Em kiểu, đôi lúc em nghĩ là kiểu ai cũng phải trải qua những khoảng thời gian stress như thế. Nó là do hoóc môn, các thứ này kia, kiểu đúng…
Thầy Trong Suốt: Đấy là em chưa trả lời được, vì không thì em đã không nói câu đấy, đúng chưa?
Bạn nữ đó: Có thể. Có thể.
Thầy Trong Suốt: Như vậy em chưa trả lời được câu hỏi tại sao bị stress.
Bạn nữ đó: Dạ vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Em trả lời được hai câu hỏi quan trọng. Bố đối xử xấu với mọi người bởi vì hồi bé bố bị đối xử lạnh nhạt, hắt hủi, không biết cách yêu thương.
Bạn nữ đó: Đúng.
Thầy Trong Suốt: Rất tốt. Tại sao xảy ra với em mà không xảy ra với người khác? Em trả lời là gì?
Bạn nữ đó: Em nghĩ là do kiểu nhân duyên, nhân quả ấy.
Thầy Trong Suốt: Nhân quả.
Bạn nữ đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Không thể nào một cái quả mà không có nhân.
Bạn nữ đó: Đúng rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Em gặt cái quả đấy thì em phải gieo một cái nhân cho quả đấy xuất hiện, có thể không phải trong đời này. Em đồng ý không?
Bạn nữ đó: Dạ vâng.
Thầy Trong Suốt: Khi em gặt một cái quả mà lại không thấy nhân ấy, thì có thể nhân nó ở đời trước, đời này em không thấy. Cái chuyện này rất phổ biến trong kinh Phật.
Bạn nữ đó: Em tin điều đấy. Vâng.
Thầy Trong Suốt: Cái thứ hai là em gặp, em bị những hành xử như vậy vì em phải gieo những cái chuyện như vậy với người khác. Em cũng phải làm những chuyện gây đau khổ, tổn thương cho người khác, nếu không phải đời này thì nó phải xảy ra các đời trước. Mà “người khác” trong trường hợp này là bố em đấy.
Bạn nữ đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Tức là nhân quả nó xoay vần thôi. Em làm khổ bố em đời trước thì đời này bố em sẽ làm khổ em. Nếu em ôm sự hận thù trong lòng ấy thì đời sau em sẽ muốn quay lại trả thù, thì lại cứ vòng luẩn quẩn của luân hồi sẽ tiếp tục. Còn nếu đời này, chính bằng đời này, chính cái sự hiểu biết của em làm em tha thứ và hòa bình ấy, thì em không ôm mong muốn quay lại trả thù nữa, ở đời sau nữa, thì câu chuyện sẽ kết thúc. Còn nếu cứ đòi nợ nhau, luẩn quẩn không bao giờ hết. Đấy là câu trả lời số hai, đúng không?
Bạn nữ đó: Dạ vâng.
Thầy Trong Suốt: Em gặp chuyện đấy, người khác không gặp bởi vì em gieo cái nhân đấy trong các đời trước. Khi nào chuyện này kết thúc? Nếu đời này em tha thứ, không đòi nợ thì câu chuyện sẽ kết thúc. Nếu em vẫn ghi lại, ghim lại sự thù hận, thì không đời này hoặc đời sau em sẽ đi trả thù và câu chuyện sẽ tiếp tục. Đấy là câu trả lời số hai. Câu số ba là thế biết hết rồi, tại sao tôi vẫn trầm cảm đúng không, căng thẳng à?
Bạn nữ đó: Dạ đúng rồi.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Như vậy ở đấy vẫn còn một câu hỏi “tại sao” không giải quyết được nên em mới tiếp tục như thế này. Tìm thấy chưa? Đấy, nghĩa là vẫn có câu hỏi “tại sao” chứ không phải không có đâu. Tại sao nó lại xảy ra với tôi, tại sao tôi lại trầm cảm thế này, tại sao tôi lại stress thế này? Vẫn có.
Bạn nữ đó: Dạ vâng.
Thầy Trong Suốt: Rồi, em hiểu vấn đề chưa?
Bạn nữ đó: Em hy vọng là em hiểu được hết.
Thầy Trong Suốt: À không, từ từ, từ từ, em phải hiểu đã, đúng không? Còn khi nào em hết thì là một chuyện khác. Hiểu, bắt đầu hiểu được là tốt rồi, mình không cần phải hiểu hết, hiểu hết thì em giỏi quá, đúng không?
Bạn nữ đó: Dạ vâng.
Thầy Trong Suốt: Nghe được hai ba câu hiểu hết thì kinh quá rồi. Nhưng thế là em bắt đầu có hướng đi rồi. Đấy, được rồi.
Bạn nữ đó: Vâng. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe câu chuyện của em.
Thầy Trong Suốt: Ok, ok, cảm ơn em, rất tốt.
(Mọi người vỗ tay)
Đấy. Ở cái chỗ mình bị thương ấy, kiểu gì cũng có câu hỏi tại sao, chẳng qua mình thấy hay không thôi. Vì lúc nãy chúng ta chỉ có 2 phút nên là bạn nào tìm được là quá giỏi, thực sự là giỏi vì có 2 phút. Nhưng mà tối nay về chúng ta nghĩ mà xem, chúng ta sẽ thấy ở cái chỗ mình bị thương ấy, chỗ mà mình gây chuyện ấy, sẽ có một cái dấu hỏi to đùng ở đấy. Tại vì sao? Khi mình đau đớn một chỗ nào đấy, nó thể hiện là gì? Mình chưa chấp nhận điều đấy một cách hoàn toàn. Cái điều gì trên đời mình không chấp nhận được, về tâm lý nhé, một cách hoàn toàn ấy, thì mình sẽ đau, sẽ thấy nhức nhối, sẽ quay đi quay lại. Còn cái điều gì mà chấp nhận hoàn toàn rồi ấy, nó hết nhức nhối và nó sẽ không lặp đi lặp lại nữa. Nếu cái chỗ nào vẫn còn lặp đi lặp lại này, vẫn gây nhức nhối là cái chỗ mình chưa chấp nhận được nó hoàn toàn. Đấy, đấy là bí mật, bí mật của cách hoạt động của tâm trí. Cái chỗ làm mình nhức nhối, đau đớn là chỗ mình chưa chấp nhận được nó hoàn toàn, chưa thấy nó là đương nhiên. Khi mình thấy chấp nhận hoàn toàn, đương nhiên rồi ấy, hết cả vấn đề ấy luôn, nó không còn nhức nhối nữa. Đấy đương nhiên mà. Cái chỗ đấy nó chưa là đương nhiên với em thì em sẽ còn nhức nhối, còn quay đi quay lại. Khi nó thành đương nhiên và tự nhiên rồi thì tâm trí nó không còn đặt nặng nó nữa, nó sẽ kết thúc. Nó chưa là tự nhiên và đương nhiên, thế thôi.
Ví dụ chuyện của bạn … Quay lại bạn Diệp nhé. Việc hành xử của mẹ với cả Diệp, đối với em là đương nhiên và tự nhiên hay là bất thường?
Bạn Diệp: Em nghĩ là trong suy nghĩ của mẹ em thì đấy là chuyện bình thường.
Thầy Trong Suốt: Đương nhiên.
Bạn Diệp: Đương nhiên là phải như thế bởi vì …
Thầy Trong Suốt: Mẹ em không đau ở chỗ đấy vì mẹ em cho đấy là đương nhiên.
Bạn Diệp: À, tức là chỉ có em cảm nhận được.
Thầy Trong Suốt: Vì em không đương nhiên. Em không thấy, không cho đấy là chuyện bình thường đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Chuyện đấy quá bất thường, quá nhầm lẫn, không tự nhiên, không đương nhiên. Em không chấp nhận được nó, đúng không? Em hãy tưởng tượng đi, ví dụ… em năm nay bao tuổi, em bao tuổi rồi?
Bạn Diệp: Em 22 tuổi ạ.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ 5 năm nữa đi, em bằng một cách nào đó, kỳ diệu nào đó đúng không, em học được ai đó hay học thầy, học những người thầy, những ai khác giúp em thấy rằng, ôi chuyện ấy chuyện đương nhiên ấy mà. Với một người mẹ được giáo dục như vậy, với một người mẹ có những hoàn cảnh sống như vậy thì nói những lời cay nghiệt với con cái là bình thường và đương nhiên. Ví dụ em tưởng tượng cảnh đi, cũng tưởng tượng nhưng lúc nãy tưởng tượng tiêu cực, bây giờ tưởng tượng tích cực đi. 5 năm nữa em cảm thấy như thế. Xong mẹ gọi cho em bảo là mẹ thất vọng về con, mày chỉ có đi chỗ khác thôi. Em bảo ừ thì mẹ mình với cái cách sống đấy, cái giáo dục đấy, với cách bà mình đối xử với mẹ như vậy, thì kiểu gì mẹ sẽ nói lời này thôi. Và em thấy chuyện này chuyện bình thường, thì liệu là em còn nhức nhối nữa không?
Bạn Diệp: Không, em thấy bình thường.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Nếu em thấy chuyện đấy chấp nhận được thì sẽ giảm nhức nhối, nếu em thấy đương nhiên thì hết nhức nhối luôn. Đúng chưa? Đúng không?
Bây giờ chúng ta ngồi đây, tự nhiên có một ai đấy lên mạng nói là, tất cả những bạn này đến đây, đều là những người, những con bệnh nặng nề sắp chết đến nơi rồi. Mình vui, hay là mình có dễ chịu hay khó chịu?
Không dễ chịu đúng không? Nhưng ngày mai biết rằng bạn ấy, bạn viết ấy bị tâm thần, mình thấy gì? Bình thường không? Hôm nay thì thấy khó chịu, đúng không? Vì các bạn đến đây tự nhiên bị chê là sắp chết, bệnh nặng thì khó chịu, nhưng ngày mai chúng ta biết tin là thực ra là bị tâm thần, lúc nào cũng nói nhảm, thì chúng ta lại thấy gì? Bình thường. Như vậy, cũng là cái lời nói đấy, tại sao lúc mình khó chịu, lúc mình thấy bình thường? Thì cũng là bạn đấy lên mạng nói câu đấy, sao hôm nay mình khó chịu, ngày hôm sau mình lại thấy bình thường? Có ai biết vì sao không? Diệp biết vì sao không?
Bạn Diệp: Vì cái tâm thế của mình biết.
Thầy Trong Suốt: Vì cái tâm thế mình thấy cái việc bạn ấy nói như thế là gì?
Bạn Diệp: Là đúng với bạn đấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ đúng rồi, đúng rồi, nó đúng với bạn đấy, nó đương nhiên với người ta, nó đương nhiên với cái thế giới này, đúng không? Nó là chuyện bình thường và tự nhiên vì người ta bị tâm thần, thế là vết thương biến mất, đúng không? Hôm qua mình còn tức nó như vậy, hôm nay thấy chuyện bình thường, thậm chí nếu giỏi hơn em còn thương người ta, thương lại, tại vì người ta khổ quá, tại sao tất cả mọi người thấy vui vẻ khi mình đến đây, còn họ thì lại phải bực tức khi mình đến đây. Em còn thương cả người ta chứ không nhất thiết là cứ phải chỉ có mình thấy bình thường đâu. Biết đâu sau này em lại thương mẹ thì sao? Em thấy khả năng đấy có xảy ra được không?
Bạn Diệp: Em nghĩ là có.
Thầy Trong Suốt: Biết đâu nếu em đủ tiến bộ, em đủ vững chãi thì em thấy mẹ em mới là người đáng thương trong câu chuyện thì sao, đúng không? Chắc gì là em đã khổ mãi, đúng chưa?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nhưng bây giờ em vẫn khổ vì em vẫn không chấp nhận được mẹ là như vậy. Em khổ vì em không chấp nhận. Giống như là chúng ta, nếu bị nói là đến đây là một lũ sắp chết, bực tức ấy, vì chúng ta không chấp nhận được cái người đấy là người tâm thần họ nói như vậy. Đến khi chúng ta biết là họ tâm thần thì chúng ta lại thấy chấp nhận được lại hết.
Nên là tất cả cái vết thương nhức nhối, ở đấy còn có một sự không chấp nhận nổi, cái sự nhức nhối đến từ việc là mình vẫn không chấp nhận nổi một cái gì đó ở đấy. Em không chấp nhận nổi là mẹ đối xử với mình như vậy thì em vẫn còn bị thương. Em chấp nhận một cách hoàn toàn là mẹ đối xử với mình như vậy, chấp nhận nó, vết thương sẽ kết thúc.
Nên là chữa lành là gì, là ngẫm, là tìm ra một loại trí tuệ, trong này thầy gọi là nhân duyên đúng không? Mình gọi cách gì cũng được. Mình hãy tìm ra một loại trí tuệ mà mình chấp nhận được chuyện đấy hoàn toàn thì vết thương sẽ kết thúc. Đấy thầy nói cái này từ kinh nghiệm mười mấy năm đi chữa cho người khác rồi. Khi cái người đấy chấp nhận chuyện đấy thì vết thương biến mất. Nếu ngày nào đó em chấp nhận mẹ em, chấp nhận cái chuyện mẹ em đã làm với em ấy.
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thì em chẳng thấy có gì để bị thương cả, thậm chí còn thương lại cái người đấy. Nên việc của chúng ta để chữa vết thương ấy…
Bạn Diệp: Em hiểu rồi.
Thầy Trong Suốt: Tức là chúng ta hiểu rằng chúng ta còn nhức nhối vì chúng ta còn chưa chấp nhận. Hay thầy gọi là dấu hỏi – dấu hỏi là một cách nói chưa chấp nhận. Chúng ta còn nhức nhối vì chỗ đấy chúng ta còn chưa chấp nhận một cái gì đó, khi đã chấp nhận rồi thì vết thương sẽ hết, hết sạch luôn. Đấy. Nên cái mấu chốt ở đây là chúng ta tìm cái điều mà chúng ta chưa chấp nhận, và chúng ta học cái trí tuệ để gì? Học cái trí tuệ chấp nhận nó là xong. Học và suy ngẫm, đấy. Trong câu chuyện của Diệp là em chưa chấp nhận được rằng mẹ em lại hành xử như thế với em. Đúng không? Mẹ mà nỡ lòng nói với con như thế, đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thế bây giờ em phải hiểu thế này này, mỗi người trên đời này đều có một lịch sử riêng. Ai trong chúng ta cũng có một lịch sử riêng, nếu em hiểu ngắn thì lịch sử là những năm tháng trong cuộc sống này, em đã sinh ra ở đâu, lớn lên ở đâu, học hành thế nào. Em hiểu dài thì lịch sử nó bao gồm toàn bộ cái nhân quả của người đấy, của các đời trước nữa. Gọi chung là lịch sử đúng không? Ai trong chúng ta có một lịch sử riêng, có những kinh nghiệm sống riêng, dẫn đến cái hành xử ngày hôm nay của chúng ta, có đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em có dám đảm bảo là em không bao giờ làm tổn thương ai không?
Bạn Diệp: Cái đấy thì em chắc chắn là em biết em đã từng tổn thương rất nhiều người ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.
Bạn Diệp: Trong đó có cả mẹ em ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Thế thì khi em làm tổn thương như vậy có phải em lập một mưu kế từ trước để gây tổn thương không?
Bạn Diệp: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng những hoàn cảnh, đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Cái lịch sử riêng, cái hoàn cảnh riêng nó đẩy câu chuyện đến chỗ đấy. Trong đấy thậm chí có cả hiểu lầm nhau.
Bạn Diệp: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Như vậy là cái người mà gây tổn thương cho em ấy, họ cũng chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh mà thôi. Cũng như em, khi gây tổn thương cho người khác cũng do lịch sử riêng của em, hoàn cảnh riêng của em dẫn đến cách hành xử của em. Thì mẹ em lúc gây tổn thương cho em ấy, cũng thế giống hệt như vậy, có lịch sử riêng, có cuộc sống, kinh nghiệm riêng, giáo dục riêng, đúng không? Và gây ra cái hành động như vậy. Thì những cái mà thầy vừa nói là lịch sử, hoàn cảnh, cuộc sống, giáo dục ấy, mình gọi là những cái duyên khác nhau, hay là những cái điều kiện khác nhau. Mẹ em sinh ra lớn lên trong những điều kiện khác em. Điều kiện, chữ “duyên” mà nhà Phật hay dùng ấy, chúng ta hiểu duyên nghĩa là điều kiện, không có gì khác cả, “duyên” nghe có thể hơi khó hiểu.
“Duyên” đây chính là điều kiện, đấy. Điều kiện mẹ em lớn lên và hành xử với em vì mẹ em bị tác động bởi những điều kiện khác nhau. Em cũng như vậy. Cũng giống như mẹ thôi. Em cũng bị tác động bởi những điều kiện khác nhau khi hành động. Nên thực chất là cả hai, cả hai người ấy đều không thực sự quyết định được mình gây tổn thương hay không gây tổn thương. Mẹ em không quyết định được gây tổn thương mà em cũng không quyết định được. Do rất nhiều hoàn cảnh, điều kiện nó xô đẩy đến cái chỗ đấy. Đấy là sự thật.
Đối lập với sự thật là sự giả. Sự giả là gì? Là mình tin rằng cái người đấy, họ tự quyết định cái việc gây tổn thương cho mình, đấy là sự giả, bị lừa. Sự thật là các cái duyên khác nhau, các cái điều kiện khác nhau dẫn đến hành động của họ. Họ cũng chỉ làm điều phù hợp nhất đối với họ mà thôi. Phù hợp nhất với mẹ em là mắng em. Phù hợp nhất nghĩa là gì? Với những cái duyên như thế, điều kiện như thế thì tôi sẽ hành xử như thế. Và không chỉ em, mẹ em mà tất cả từng người một ở đây ai cũng làm cái điều mà họ thấy là gì… phù hợp nhất với cái gì?
Bạn Diệp: Với chính mình.
Thầy Trong Suốt: Với cái hoàn cảnh, với cái duyên của họ, với điều kiện của họ. Ai cũng thế. Khi tất cả chúng ta ở đây hành động ấy thì cũng đang cho là mình làm cái điều phù hợp nhất rồi, đúng nhất rồi. Nhưng mà đúng nhất với ai? Với hoàn cảnh của mình thôi, chứ chắc gì đúng với hoàn cảnh người khác. Tất cả những người ở đây, chúng ta ấy, không trừ ai, kể cả thầy, ai cũng có một cái lịch sử riêng, đúng chưa? Một giáo dục lịch sử riêng, hoàn cảnh riêng. Ai cũng đang cố làm cái điều mình cho là đúng nhất. Mọi người đồng ý không? Những ai đồng ý rằng là mình có một hoàn cảnh lịch sử riêng và mình cũng đang làm điều mình cho là đúng nhất, giơ tay.
Đúng rồi, giống hệt. Thế cái người gây tổn thương cho mình họ nghĩ thế không? Hay là bảo “tao phải hại mày, tao phải xử lý mày”? Họ cũng có hoàn cảnh riêng, lịch sử riêng, họ cũng đang làm cái điều họ cho là đúng nhất, giống như ai? Giống như mình mà thôi. Mẹ em khi mắng em, chửi em, chê em, đòi hỏi em, cái hành động đến từ đâu? Đến từ cái hoàn cảnh lịch sử riêng, đến những cái duyên, điều kiện của mẹ em. Và mẹ em khi làm điều đấy cũng cho rằng mình đang làm điều đúng nhất rồi, giống như ai? Diệp, giống như ai?
Bạn Diệp: Giống như em ạ, hiện tại.
Thầy Trong Suốt: Giống như em. Em và mẹ em có khác gì nhau không?
Bạn Diệp: Không ạ, em thấy giống nhau.
Thầy Trong Suốt: Giống hệt nhau hay là hơi hơi khác?
Bạn Diệp: Khác chỉ khác về cái thời điểm, hoàn cảnh của con người ạ.
Thầy Trong Suốt: Khác về các cái điều kiện khác nhau. Nhưng ai cũng làm điều mình cho là đúng nhất dựa trên những kinh nghiệm sống, đúng không? Hoàn cảnh, kinh nghiệm của mình, có đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Khi nghe đến đấy em cảm thấy thế nào? Em cảm thấy có dễ chấp nhận mẹ hơn một chút không?
Bạn Diệp: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Có đến mức độ nào?
Bạn Diệp: Có đến mức độ mà em có thể mở lòng ra để hiểu mẹ hơn.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Được rồi. Rất tốt. Đấy là dấu hiệu vết thương em bắt đầu được chữa lành rồi. Bởi vì em đã bắt đầu chấp nhận cái hành động của người ta, bắt đầu chấp nhận, đúng chưa?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Em cảm thấy thế nào?
Bạn Diệp: Em cảm thấy dễ thở hơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Khả năng nhảy cầu của em bây giờ giảm xuống bao nhiêu % rồi? (Bạn ấy cười) Hay vẫn như cũ 80%.
Bạn Diệp: Giảm xuống nhiều rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Khoảng bao nhiêu?
Bạn Diệp: Khoảng 40.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Giảm một nửa rồi đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Được rồi. Chỉ một chút thế thôi đã giảm một nửa, nếu em thực sự nghĩ như vậy đủ lâu ấy, nó sẽ về 0 cho mà xem.
Bạn Diệp: Em hy vọng thế ạ.
Thầy Trong Suốt: Thử, đúng không? Hôm nay vẫn còn tiếp nhưng mà thầy bắt đầu hé lộ cho em biết là đấy điều gì sẽ chữa lành vết thương và chữa lành. Khi em chấp nhận cái việc đấy, cái người đấy hành xử như vậy. Chấp nhận đây nghĩa là gì, là mình hiểu ra đấy! Hiểu ra thì mình có sự có sự hiểu biết: à họ làm như thế vì các cái điều kiện khác nhau thôi. Cái hoàn cảnh sống, lịch sử khác nhau thôi. Họ cũng đang làm điều đúng nhất mà họ có thể. Thì bắt đầu cái chỗ vết thương của em nó bớt nhức nhối đi. Em cảm thấy bớt nhức nhối không?
Bạn Diệp: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Bớt hẳn không?
Bạn Diệp: Thấy nó nhẹ nhàng hơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Hẳn một nửa đúng không?
Bạn Diệp: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nó bớt nhức nhối đi. Vì em phải hiểu rằng là mình nhức nhối là do mình không chấp nhận nó, cái việc đấy. Khi mình chấp nhận rồi thì sự nhức nhối sẽ tự giảm, bây giờ có ai muốn thử không?
Dũng muốn thử không? Thử không hay thôi. Thử tý nhé? Rồi đưa míc cho bạn Dũng. Lúc nãy mình đang dừng ở chuyện là mẹ mình thì không hề đồng cảm đúng không, chỉ bảo là con có trách nhiệm, mày có trách nhiệm.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Vợ mình thì thậm chí tệ hơn, không những là không đồng cảm, đồng thời là anh không lo được, anh đi chết đi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Mình đang dừng ở đấy và mình thấy vết thương mình ở đấy đúng không?
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Bây giờ câu hỏi tiếp theo. Khi mà họ làm những điều như vậy với em, lại, tua lại nhé, họ có cố tình muốn hại em không?
Bạn Dũng: Dạ không.
Thầy Trong Suốt: Không. Em chắc chắn là không hay là hơi hơi chắc chắn, chắc là vẫn muốn hại mình một tí. Hay là chắc chắn là không?
Bạn Dũng: Em khá là chắc chắn bởi vì thật ra ở góc độ hiểu ấy, thì em hiểu là bởi vì cả mẹ em và vợ em đều kỳ vọng vào em.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn Dũng: Và một phần nữa em cũng hiểu là do vợ em thì không có giỏi về kinh tế cho nên là mọi thứ đều phải phụ thuộc vào em.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Dũng: Dạ em hiểu được cái điều đó.
Thầy Trong Suốt: Như vậy họ không định hại em, không định đẩy em vào chỗ chết.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thế tại sao họ vẫn làm thế, vẫn nói những lời như thế.
Bạn Dũng: Có lẽ là vì, vì cái nỗi sợ của họ cho nên nên họ làm như vậy.
Thầy Trong Suốt: Nỗi sợ gì?
Bạn Dũng: Vì họ sợ là nếu như mình không, em không mạnh mẽ thì họ, họ cũng không không… giống như bản thân họ đã đã thất bại rồi ấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn Dũng: Thì họ kỳ vọng vào mình ấy. Cho nên là khi mà mình thất bại nữa thì họ sẽ không, họ không còn tự tin nữa, họ không còn.
Thầy Trong Suốt: Rồi, họ sợ, đúng không?
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Cái nỗi sợ đấy là do họ cố tình sợ hay cái gì gây cho họ sợ?
Bạn Dũng: Cái đấy là do điều kiện, hoàn cảnh của họ như thế.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Em chỉ cho thầy một ví dụ về hoàn cảnh điều kiện.
Bạn Dũng: Dạ thì thực tế là vợ em là một cái người không được học hành đến nơi đến chốn.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Một là học hành không đến nơi đến chốn.
Bạn Dũng: Vâng là do bố của bạn ấy cũng say xỉn rồi…
Thầy Trong Suốt: Ồ.
Bạn Dũng: Rồi cũng không cho bạn ấy đi học.
Thầy Trong Suốt: Bố còn say rồi không cho đi học.
Bạn Dũng: Vâng. Thì cái tuổi thơ của bạn ấy khá là bất hạnh.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn Dũng: Cho nên là bạn ấy sẽ có những cái nhìn cuộc đời khá là bị cứng nhắc ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Cứng nhắc.
Bạn Dũng: Vâng. Thành ra là khi em em hiểu là khi mà em lấy bạn thì bạn sẽ coi em là cả cái thế giới của bạn.
Thầy Trong Suốt: À.
Bạn Dũng: Bạn kỳ vọng. Em hiểu được cái điều đó.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn Dũng: Nhưng mà cũng như Thầy nói đó là em vẫn có câu hỏi.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đấy em cần phải tìm ra câu hỏi đấy. Câu hỏi gì?
Bạn Dũng: Dạ. Em có câu hỏi là em đã cố gắng hết sức rồi. Em đã thể hiện như vậy rồi, thậm chí là về kinh tế là em giao cho bạn tới 90% em chỉ giữ lại có 10% cho mình thôi.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Bạn Dũng: Nhưng bạn vẫn không thể chấp nhận được, bạn vẫn cay nghiệt với em.
Thầy Trong Suốt: Tại sao lại cay nghiệt như thế trong khi tôi đã tốt hết sức rồi?
Bạn Dũng: Vâng, đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, bây giờ em cố thử trả lời xem. Bây giờ em hiểu thêm về những thứ thầy đã giảng, nãy giờ có nghe chuyện của bạn Diệp không?
Bạn Dũng: Dạ có.
Thầy Trong Suốt: Em thử cố trả lời bằng cách trí tuệ mới xem? Tại sao mình tốt như vậy rồi, giao 90% rồi mà người ta vẫn cay nghiệt như thế?
Bạn Dũng: Thì em mới vỡ oà ra khi mà Thầy nói cái từ “đương nhiên”.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Dũng: Là bởi vì em hiểu là đương nhiên bạn sẽ nghĩ như vậy.
Thầy Trong Suốt: Đương nhiên, đúng rồi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Trong mắt của thầy chính là đương nhiên.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Bạn Dũng: Bởi vì cái hoàn cảnh của bạn, bạn không thể nghĩ khác được.
Thầy Trong Suốt: Quá tốt. Không thể khác.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Em giỏi quá rồi. Nó đương nhiên là thế. Với một người bố say xỉn này, không cho đi học, thất bại, lo lắng, và nhìn em như cả thế giới…
Bạn Dũng: Và em cũng vỡ ra một cái điều nữa là cái con người của em của ngày hôm đó đương nhiên nó sẽ hành xử như thế.
Thầy Trong Suốt: À, bạn này, bạn Dũng còn giỏi hơn nữa. Nếu em hiểu mọi thứ là do các cái điều kiện quyết định, các cái duyên ấy, thì mình cũng không quyết định được nốt.
Bạn Dũng: Dạ vâng.
Thầy Trong Suốt: Không phải chỉ bạn ấy đương nhiên không quyết định được mà chính em cũng có giáo dục riêng, lịch sử riêng, các điều kiện riêng, thì ngày hôm đấy đương nhiên em sẽ làm cái điều đấy.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Em còn đi trước cả một bước trước khi thầy nói. Không chỉ người kia đương nhiên làm như vậy mà đến chính em ngày đấy tháng đấy cũng sẽ làm như vậy. Vì cùng một nguyên tắc, nguyên tắc là gì? Là tất cả chúng ta đều hành xử theo các điều kiện mà thôi, chúng ta không phải là những người quyết định làm điều xấu hay điều tốt hay là điều này điều kia. Chúng ta có quyền suy nghĩ và định hướng nhưng ta không quyết định nổi là hành động của chúng ta sẽ ra cái gì.
Bạn Dũng: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Bởi vì các cái điều kiện nó chi phối, ở đây chẳng ai muốn tức giận mắng mỏ người khác, nhưng khi điều kiện đến thì có mắng mỏ không?
Bạn Dũng: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Có không? Chẳng ai muốn làm đau lòng người khác nhưng khi các điều kiện phù hợp nó đến, có làm người ta đau lòng không? Có. Vì thế mình phải nhận ra rằng cái việc hành xử như vậy ấy, là nó đúng một cách đương nhiên với hoàn cảnh đấy. Đương nhiên ngày hôm đấy vợ em sẽ cay nghiệt và nếu chưa có trí tuệ thì đương nhiên ngày hôm đấy em sẽ tự tử. Kinh không?
Bạn Dũng: Vâng, đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Sợ không?
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng khi em có trí tuệ rồi thì các điều kiện nó gì… trí tuệ cũng là một loại điều kiện đúng không?
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Khi em có trí tuệ rồi đương nhiên em sẽ không tự tử nữa, cũng là đương nhiên nốt. Chẳng ai lại có trí tuệ mà lại đi muốn tự sát. Đúng chưa?
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Thế nên là gì em sẽ bắt đầu chấp nhận được rằng vợ em là như vậy.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Và hay hơn nữa là em cũng chấp nhận được em cũng là như vậy luôn. Mỗi người đều làm điều đúng nhất mà họ có thể trong cái điều kiện của họ, hoàn cảnh của họ.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Và em cũng như vợ em mà thôi. Nếu các điều kiện không đổi thì liệu người ta có đổi không? Nếu điều kiện không đổi, thì liệu cái người đấy tự nhiên đùng cái trí óc sáng bừng lên và sống tử tế không?
Bạn Dũng: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Không thể luôn, vì tất cả mọi người hành xử theo điều kiện, nếu điều kiện đổi thì ta đổi, nhưng điều kiện không đổi thì sao? Thì vẫn thế thôi. Mẹ của bạn Diệp hay là vợ của em hoàn toàn có thể sống như thế đến cuối đời, có hay không?
Bạn Dũng: Có.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Bạn Dũng: Bởi vì điều kiện không đổi.
Thầy Trong Suốt: Điều kiện không đổi thì chẳng cái gì thay đổi cả.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vì tất cả mọi người đều hành xử theo điều kiện, theo duyên cả.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đấy, đấy gọi là trí tuệ về duyên. Mình gọi là nhân duyên cũng được. Em không biết nó thì em thấy bất thường quá. Khi em biết nó rồi em bắt đầu thấy là mọi chuyện bình thường. Đấy, em bắt đầu thấy mọi chuyện bình thường. Ừ, vợ mình nói thế là bình thường. Bình thường với điều kiện của cô ấy, với duyên của cô ấy, với điều kiện sống của cô ấy. Bất thường, bất thường với mình thôi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa? Nhưng nếu mình bất bình ấy thì cái bất bình ấy cũng trở thành gì?
Bạn Dũng: Thành cái điều kiện.
Thầy Trong Suốt: Thành bình thường nốt, tại vì sao? Mình bất bình vì mình cũng có những điều kiện của mình.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nên người ta bảo mình là chết đi là mình muốn chết thôi. Điều kiện của mình trong trường hợp này là không có đủ trí tuệ.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Khi mình có trí tuệ rồi, mình ơ tại sao phải chết, tại sao một câu nói người khác mình phải chết, quá hài hước. Tự nhiên mình có điều kiện mới, cách đối xử mình thay đổi. Nghe đến đây rồi thì em nghĩ chuyện khả năng chết của em xuống bao nhiêu? Đến bao nhiêu % rồi, lên hay xuống?
Bạn Dũng: Thật sự thì cái câu đương nhiên của Thầy ấy, đối với em nó nó nó như một cái cái vụ nổ ấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn Dũng: Và em cảm giác như nó nhẹ tênh, nó không còn một cái gì nữa.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Được.
Bạn Dũng: Dạ, cho nên là nếu mà hỏi em bao nhiêu phần trăm thì em có thể khẳng định là không có phần trăm nào.
Thầy Trong Suốt: Về 0 luôn rồi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Rồi, chúc mừng em nhé. (Các bạn vỗ tay) Đây là điển hình về chữa lành vết thương, nó chữa lành ngay ở đây luôn, chữa lành ngay bây giờ ở đây luôn.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Không cần đợi về nhà nữa.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Khi mình lành, tại sao chuyện kỳ quái thế nhỉ, sao lại chết vì một cái lời nói người khác, nó hài hước không? Đúng chưa?
Bạn Dũng: Em quán triệt về cái cái việc là bản thân của mình rất là dại khi mà nghĩ như thế.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Nhưng mình nghĩ thế cũng là…
Bạn Dũng: Cũng là cái đương nhiên.
Thầy Trong Suốt: Đương nhiên. Vì…
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Bạn Dũng: Vì cái điều kiện lúc đấy mình…
Thầy Trong Suốt: Lúc đấy mình chẳng có trí tuệ, mình có hoàn cảnh tăm tối.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Không người nào giúp cho mình sáng ra thì mình muốn tự tử là gì?
Bạn Dũng: Là đương nhiên.
Thầy Trong Suốt: Đấy gọi là quán triệt đấy.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Khi em thấy đương nhiên thì vết thương biến mất, nếu ngày mai nó quay trở lại thì vì là lúc ngày mai em lại thấy nó không đương nhiên nữa. Cái đương nhiên này ấy cũng do điều kiện chứ không phải là tự nhiên, không phải là lúc nào cũng thấy đương nhiên được. Mình có thấy đương nhiên không cũng là do gì? Do gì? Do điều kiện. Ví dụ bây giờ em thấy đương nhiên vì điều kiện nó đang ok nhưng lỡ ngày mai em có nghĩ thế thì em cũng đừng trách chính mình bởi vì lúc đấy điều kiện nó thay đổi.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Em nghĩ như vậy, đúng không? Tuy nhiên một điều chắc chắn là gì? Nếu em tăng trưởng trí tuệ thì cái điều kiện của em nó chỉ tốt dần lên thôi, cái điều kiện ấy.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nên là cái khả năng em nghĩ xong em làm theo là càng ngày càng giảm đi, giảm đi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa?
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Tại vì cái điều kiện quan trọng là trí tuệ nó đã xuất hiện rồi. Còn ngày xưa thì không có điều kiện trí tuệ.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Ngày xưa là bi quan là trách móc thì nó sẽ gây ra tự tử, còn bây giờ trí tuệ rồi thì nó sẽ bình tĩnh, thậm chí ngày nào đó em sẽ có cách giúp vợ em. Bởi vì khi em là nạn nhân của vợ ấy, em không giúp được vợ.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Khi vợ nói một câu mà em buồn thì em không giúp được vợ. Nhưng cái ngày mà người ta không làm cho mình khổ được nữa, là ngày mình không còn là nạn nhân của người ta được nữa. Hiện giờ em vẫn là, hi vọng là sau hôm nay sẽ khác nhé, nhưng trước đây thì em vẫn là nạn nhân của lời nói của vợ và của mẹ. Khi em đã là nạn nhân của ai đó ấy, không đời nào em giúp được họ.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ thấy em yếu đời nào họ để cho em giúp.
Bạn Dũng: Dạ, đúng.
Thầy Trong Suốt: Nếu người ta nói một câu em buồn ngay làm sao em tư vấn tâm lý cho họ được. Nhưng một ngày nào đó vợ em cũng nói câu như thế em thấy bình thường, em cười em thông cảm là ngày em bắt đầu giúp được vợ em. Đây là nói thêm, tại vì em không còn là nạn nhân của họ nữa.
Bạn Diệp có thể ngày đó sẽ giúp được mẹ nhưng ngày đấy chỉ xảy ra khi mà bạn ấy không còn là nạn nhân của mẹ bạn ấy nữa. Mẹ ngày xưa mắng như gì thấy nó khóc, khổ sở bây giờ thấy nó bình thường, thì một ngày nào đó mẹ sẽ hỏi câu hỏi là thế nó làm thế nào mà nó giỏi thế nhỉ.
Vợ em cũng thế thôi, ngày nào đấy nói gì xong chồng mình cũng bình tĩnh thì sẽ tự đặt câu hỏi là chồng mình có cái trí tuệ gì, có cái điều gì bên trong mà anh lại giỏi, giỏi hơn ngày xưa như thế. Đấy mới là ngày em giúp được vợ. Còn từ giờ đến ngày đấy thông minh nhất là nên làm gì? Nên làm gì theo em?
Bạn Dũng: Dạ, thì nhân đây em cũng cảm ơn Thầy vì Thầy đã cho em cái phương pháp để em quán xét cái cái nỗi đau của mình.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn Dũng: Và có được cái từ khoá để mình có thể mình áp dụng vào cái cuộc sống của mình. Đó thì em nghĩ là em cứ áp dụng vào cái việc là để thấu hiểu cái vấn đề để áp cái chữ đương nhiên đó vào.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Được rồi, tốt.
Bạn Dũng: Để cho cuộc sống của mình nó…
Thầy Trong Suốt: Từ giờ đến đấy em cần một thứ là tăng trường trí tuệ.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đấy, trí tuệ mà thầy đang nói từ nãy đến giờ ấy.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vì có nó thì em sẽ vững chãi.
Bạn Dũng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thậm chí lúc em không có việc làm em vẫn vững chãi. Em sẽ vững chãi và bình an đi tìm một việc khác, hoặc là bình an đi nghỉ ngơi một thời gian.
Bạn Dũng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nên là việc của em là từ giờ đến lúc em có thể giúp được người khác là em tăng trí tuệ cho chính em lên.
Bạn Dũng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Đồng ý không?
Bạn Dũng: Dạ em đồng ý.
Thầy Trong Suốt: Được rồi, tốt quá! Cảm ơn bạn Dũng nhé!
Bạn Dũng: Cảm ơn Thầy ạ. (Mọi người vỗ tay)
Thầy Trong Suốt: Ở đây chúng ta còn vết thương, nhắc lại một chút này. Cái gì còn gây cho mình nhức nhối, ở đó có một thứ mình chưa chấp nhận được, đúng không? Thầy gọi là dấu hỏi, thầy gọi là dấu hỏi cũng được mà gọi là một cái gì đó mình chưa chấp nhận được, thì nó mới nhức nhối. Khi mình thấy nó bình thường và đương nhiên, nhức nhối sẽ biến mất. Chắc chắn!
Như vậy nếu mình nhức nhối chứng tỏ là mình vẫn chưa chấp nhận được cái gì đó ở chỗ đấy, đúng chưa? Vậy thì hãy tìm cái đấy đi, tìm cái đấy đi. Ví dụ, mà tìm không khó đâu,“Tại sao mẹ đối xử với tôi như vậy?”, “Tại sao bố đối xử với tôi như vậy?”, “Tại sao tôi lại ốm bệnh mãi thế này?”. Đấy là điều mình chưa chấp nhận được. Tìm rất dễ, chỉ cần nhìn là thấy ngay. Có thể có một điều, có thể có nhiều điều.
Sau khi mình tìm được cái điều đấy rồi ấy, nhà Phật gọi là gì? Gọi là mình quán sát, đúng không? Quan sát một cách sâu sắc, thì gọi là quán sát. Quan sát thông thường là chỉ nhìn thôi, quán sát là quan sát xong rồi nghĩ một cách sâu sắc về nó thì gọi là quán sát. Mình bắt đầu ngồi xem một cách sâu sắc cái chuyện mà mình không chấp nhận được. Xem thực ra nó là không chấp nhận được hay nó là đương nhiên. Đấy, thực ra cái chuyện đấy là không chấp nhận được hay thực ra nó là đương nhiên?
Ví dụ thầy đã từng giúp những người mà họ bị bạo hành. Ở đấy chắc có bạn bị bố mẹ bạo hành họ. Thì vết thương mãi vì mình cho rằng đấy là điều không chấp nhận được. Nhưng khi mà bạn ấy thấy rằng bố bạo hành, mẹ bạo hành mình là đương nhiên thì tự nhiên bạn ấy xong, câu chuyện kết thúc ở chỗ đấy. Thế là xong. Đấy thế nên là mình cần phải nhận ra việc đấy, nhận ra cái việc mà mình chưa chấp nhận nổi ấy, xong rồi dùng cái trí tuệ về nhân duyên, đúng không? Để mình thấy chuyện đấy là chuyện bình thường và đương nhiên.
Thì trí tuệ nhân duyên là như thế nào? Lúc nãy thầy đã nói một phần rồi đấy, mỗi người có điều kiện sống khác nhau. Duyên là điều kiện, mỗi người trên đời có cái điều kiện khác nhau. Họ tồn tại đến ngày hôm nay, hay chính chúng ta tồn tại đến ngày hôm nay ấy, là đã phải có một cái lịch sử riêng của riêng mình. Giáo dục riêng, gia đình riêng, xã hội riêng, hoàn cảnh riêng, kinh nghiêm sống riêng. Vì thế nên là ai cũng hành xử theo các cái điều kiện nó đã từng trải qua, dù có muốn hay không. Ai cũng đang hành xử dựa trên những cái điều kiện sống mình đã và đang trải qua. Ai cũng làm điều tốt nhất mà họ cho là đúng, họ cho là có thể, cũng giống như mình. Cái người mà mình không thông cảm được thì họ cũng cho rằng hành động đấy của họ là đúng nhất thời điểm đấy. Kể cả sau này họ hối hận thì lúc đấy vẫn là điều đúng nhất với họ ở lúc đấy. Với từng đấy các điều kiện, giáo dục, gia đình, lịch sử, hoàn cảnh sống, cái chuyện ngày hôm đấy luôn, thì cái người đấy họ cũng hành xử cái điều mà họ cho là tốt nhất. Nhưng quan trọng nhất cái câu số hai là câu “giống như mình”. Vì nếu mình không nói câu giống như mình ấy, thì mình vẫn không thông cảm. Mình phải thực sự thấy mình cũng như vậy, giống như tôi. Họ làm điều tốt nhất với lịch sử của họ, với điều kiện của họ. Cũng giống như tôi đang làm cái điều tốt nhất theo cái lịch sử của tôi, điều kiện của tôi.
Nếu mình nhìn ở góc độ đấy thì mình sẽ thấy là hành động của họ như vậy là đương nhiên, và hành động của mình như vậy cũng thế mà thôi, cũng đương nhiên mà thôi. Cái này chữa lành vết thương mà mình gây ra cho chính mình. Ở đây có ai gây vết thương cho chính mình không? Có, có là chắc. Làm những điều gì đấy mà sau này mình tự mình thấy là không đáng, là không nên, đáng xấu hổ nhưng mình phải hiểu là bây giờ mình thấy xấu hổ thật. Nhưng cái ngày đấy, tháng đấy mình với từng đấy hiểu biết trí tuệ thì mình thấy xấu hổ không? Mình thấy là bình thường hay là xấu hổ? Bình thường phải làm thế mới đúng, lúc đấy thấy thế mới đúng. Đúng chưa? Bây giờ mới thấy xấu hổ vì các cái duyên nó đã khác rồi. Mình đã có thêm các điều kiện như là hiểu biết, trí tuệ, kinh nghiệm sống… Nhưng cái ngày đấy, tháng đấy các duyên nó khác, các điều kiện nó khác: không đủ hiểu biết, không đủ trải nghiệm sống, không đủ trí tuệ, không đủ cái gì đó nữa… thì lúc đấy mình hành xử như vậy đối với mình là đúng nhất. Thế nên là cái này nó chữa cả vết thương của mình gây ra cho mình luôn. Mà trong số những người ngồi đây, thầy chắc chắn rằng là nếu mình tìm kĩ thì mình cũng gây cho mình nhiều vết thương lắm.
Bất kì cái sự gì nó gọi là trách cứ này, ở đây có ai trách cứ chính mình không? Chắc chắn là có, trách mình cái gì đó, có không? Đấy là mình đang gây vết thương cho mình, đấy là mình đang không chấp nhận được mình ở cái chỗ đó: “Sao hôm đấy mình lại nóng tính thế nhở?”, đúng không, “Sao hôm đấy mình lại ác nghiệt thế nhở?”, “Sao hôm đấy mình lại dại thế nhở?”, có không? Vì mình không hiểu, đơn giản thôi, với cái điều kiện hôm đấy, với các cái duyên hôm đấy thì mình sẽ hành xử như thế. Bây giờ mình thay đổi, mình bảo nó là không tốt, không đúng vì cái duyên mình đã đổi rồi. Chứ bây giờ duyên mình vẫn như cũ thì vẫn bảo là gì? Mình vẫn bảo cái việc đấy là gì? Là đúng, là đương nhiên. Mình thấy rõ rằng mọi thứ là duyên nó quyết không? Mọi thứ là các điều kiện nó quyết định, trong đấy cái mong muốn, ý chí của mình chỉ là một điều kiện nhỏ trong đấy thôi.
Ví dụ nhé, bao nhiêu người ở đây tin rằng là tôi đến được đây ngày hôm nay là do tôi quyết định, do ý chí tôi quyết định? Tôi muốn đến thì tôi đến, thế thôi. “Tôi đến được đây ngày hôm nay là tôi muốn thì tôi đến thôi, có gì đâu!” Ủa không ai giơ tay à? Không ai giơ tay à? Đấy là điều căn bản trong cuộc sống ai chẳng nghĩ thế. Nhưng mình nghĩ kỹ mà xem, hôm nay nếu mưa to, cực to thì có đến được không? Không đến được. Nếu cái quãng đường ngày hôm nay tự nhiên bị có một tai nạn chẳng hạn, tắc đường không đến đây được, không đến được. Đúng chưa? Nếu hôm nay tự nhiên ở quê nhà mình có chuyện phải về, cũng gì? Không đến được. Như vậy để mình đến được đây ngày hôm nay, thì phải có khoảng bao nhiêu điều kiện, theo mọi người bao nhiêu? Ba hay bốn? Để đến được đây ngày hôm nay có phải có bao nhiêu điều kiện? Nhà Phật thì gọi là duyên đúng không? Mình gọi là điều kiện để cho nó dễ hiểu. Phải có bao nhiêu duyên, bao nhiêu điều kiện để mình có mặt ở đây ngày hôm nay? Bao nhiêu người tin là khoảng dưới 10, giơ tay? “Mười điều kiện trở xuống thôi chứ mấy, thầy cứ làm quá lên, 10 là nhiều rồi.”
Bao nhiêu người là khoảng từ 10 đến 100, giơ tay? Thử 10 đến 100. Một người ok, hai người từ 10 đến 100. Còn ai nữa không? Những người khác là gì? Bao nhiêu người cho rằng 100 đến 1000 duyên, khoảng một trăm đến một ngàn điều kiện, giơ tay? Rồi đây những nhà toán học, đấy. Tính một lúc xong rồi ra “Không, phải hơn một trăm chứ, ba trăm bảy lăm”, đúng không? Thái. Hay là bốn trăm mười chín, bao nhiêu? Tầm đấy đúng không? Rồi, câu này khó hơn, bao nhiêu người cho rằng hơn 1000? Bây giờ hỏi những người hơn 1000 hình như mình làm hơi quá rồi, làm gì hơn được 1000. Bạn nào giơ tay giơ lại, bạn nào hơn một ngàn giơ lại xem nào, giơ lại hơn 1000 nào. Đây bạn nữ, trả lời xem tại sao bạn lại cho hơn 1000?
Một bạn nữ: Em xin chào thầy. Chào tất cả mọi người .
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nữ đó: Vâng em nghĩ là để đến được đây ngày hôm nay thì không phải là do em quyết định.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nữ đó: Ví dụ như điều kiện về hoàn cảnh gia đình, nguyên trong gia đình thôi thì đã rất nhiều vấn đề rồi.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nữ đó: Em con nhỏ nay đi học này, rồi thậm chí vẫn công việc này, rồi điều kiện thời tiết như thầy nói này, còn rất rất nhiều điều kiện khác nữa. Thì em đến đây được thì em cũng nghĩ là đủ duyên để gặp được thầy, em cũng chỉ mới được nhìn thầy giảng qua mạng thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nữ đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thế ví dụ như là gia đình em, con em nhỏ đúng không. Cái điều kiện gì mà khiến là em có con nhỏ mà vẫn đến đây được? Bình thường con nhỏ không đến được, sao vẫn đến được?
Bạn nữ đó: Em cũng đã sắp xếp, phải nhờ thầy cô đưa con đi học sớm hơn rồi nhờ thầy trông rồi hai tiếng nữa hoăc tiếng nữa đến giờ học thì thầy cho con vào lớp.
Thầy Trong Suốt: Rồi như vậy là cái người thầy đấy phải đồng ý.
Bạn nữ đó: Dạ vâng ạ, người thầy phải đồng ý và người thầy đấy cũng phải đủ duyên để nhận.
Thầy Trong Suốt: Giỏi!
Bạn nữ đó: Dạ vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Thể để người thầy ấy đồng ý thì sao? Có phải tự nhiên ông đồng ý được luôn không? Hay là ông ấy bảo “Tôi thích đồng ý thì đồng ý, không đồng ý thì không đồng ý” không? Hay là để ông ấy đồng ý, là nhận con cho em thì cũng phải một đống điều kiện?
Bạn nữ đó: Tức là để ví dụ như trong đầu mình nghĩ là hôm nay mình đi, mình sẽ sắp xếp, mình sẽ nhờ thầy nhưng thầy điều kiện là buổi trưa hôm đấy thầy không phải về, tức là con em đi học thêm.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn nữ đó: Thì thầy không phải về nhà, rồi thầy cũng điều kiện về sức khoẻ rồi rất nhiều nhân duyên khác để thầy có thể có mặt được ở đấy.
Thầy Trong Suốt: Thầy phải khoẻ, thầy không phải về nhà đúng không? Ví dụ bố thầy ở quê ốm.
Bạn nữ đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thì thầy có muốn giúp em cũng sao…
Bạn nữ đó: Rất là nhiều, vâng.
Thầy Trong Suốt: …cũng phải về quê.
Bạn nữ đó: Nguyên một chuyện gia đình thôi đã rất nhiều rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa?
Bạn nữ đó: Vâng, không đếm được. (Bạn nữ cười)
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Bắt đầu thấy nhiều chưa?
Bạn nữ đó: Vâng. (Bạn nữ cười)
Thầy Trong Suốt: Các bạn khác thầy nhiều chưa? Những người dưới 1000 bắt đầu thấy nhiều chưa? Để cái ông thầy đấy đồng ý ấy, thì phải có rất nhiều điều kiện riêng ông ấy. Bố không ốm, đúng không? Người yêu không giận, ví dụ thế.
Bạn nữ đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vợ không trách mắng, đúng chưa?
Bạn nữ đó: Dạ, đúng rồi. (Bạn nữ cười)
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà để bố không ốm thì sao? Thì sao? Lại một đống duyên đúng không?
Bạn nữ đó: Vâng đúng rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Không có dịch Covid đúng không?
Bạn nữ đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Không bị cảm này, không v.v.. và v.v.. đúng không?
Bạn nữ đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Khi mình nhìn như vậy thì những người dưới 1000 cảm thấy số mình hơi bé chưa? Theo những bạn dưới 1000 thì bây giờ… Cảm ơn em, em sẽ được tặng một món quà.
Bạn nữ đó: Vâng, em cảm ơn Thầy.
Thầy Trong Suốt: Theo những bạn dưới 1000 ấy thì bây giờ con số mình hơn 1000 không? Bây giờ mặc cả cao hơn chút này? Có ai thấy trên 10.000 duyên không? Trên 10.000 điều kiện không? Giơ tay, trên mười nghìn. Ồ được! Những người này hiểu biết đấy đúng không? Thôi bây giờ giỏi hơn nữa này, có ai trên một tỷ không? Hẳn một tỷ cho nó thoải mái đúng không? Có ai thấy trên hơn một trăm tỷ không? À được, được, được. Nó là vô vàn các điều kiện. Nó không thể nào là một hay là một tỷ hay một trăm tỷ được luôn. Nếu mà nhìn kĩ ra, nó là cả cái vũ trụ này luôn!
Bây giờ nhé, mọi người trước mặt có gì uống không? Có gì uống không? Rồi bạn nào xung phong kể cho thầy là để có được chai nước để uống và uống được ngày hôm nay ấy, cần khoảng bao nhiêu duyên? Bao nhiêu điều kiện? Chỉ chai nước thôi, nhỏ thôi đúng không? Chai nước. Ví dụ như là, thôi đố như này dễ hơn này. Theo các em thì để uống được ly nước đây thì mặt trời cần tham gia không? Mặt trời cần tham gia việc em uống nước không? Uống nước cần gì mặt trời, đèn này sáng được rồi cần gì mặt trời. Ai cho rằng mặt trời cần phải tham gia, giơ tay xem nào? Mặt trời cũng phải tham gia cơ mà. Mặt trời! Các em có làm quá không đấy. Mặt trời xa tít mù tắp mà! Xem bạn nào nói nhỉ. Bạn này, đấy bạn bạn, em đấy. Theo em tại sao mặt trời cũng tham gia vào cái chai nước?
Một bạn: Dạ thưa thầy là mặt trời thì nó tạo nên sự sống thì vẫn phải tham gia ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi nếu mặt trời không có đi thì sao?
Bạn đó: Thì không có chúng ta ở đây ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đúng không? Không có chúng ta, chẳng có nước hoặc là mặt trời cháy mạnh quá thì sao? Mặt trời toả nhiệt quá mạnh thì sao? Nó cạn mọi nguồn nước. Đúng chưa? Như vậy để có cái nước mà em uống bây giờ ấy, mặt trời không được toả nhiệt quá mạnh và không được biến mất. Yếu quá cũng được mà mạnh quá cũng gì? Mặt trời yếu quá là đóng băng luôn, mọi thứ lạnh lẽo. Mạnh quá thì mất hết nước để uống. Như vậy mặt trời cũng phải tham gia vào góc độ nhiệt độ đấy không? Đúng chưa? Rất tốt, cảm ơn em, em sẽ được một phần quà.
Nghĩa là trông nhìn đơn giản thế thôi nhưng mà để uống được một ngụm nước này ấy thì phải có mặt trời ở đấy, và mặt trời phải toả nhiệt ở cái độ đấy, em hiểu không? Không thì không có đến nước mà uống luôn. Câu tiếp theo này, thế cái chai nước này thì có liên quan gì đến… ví dụ như bố mẹ em không? Bố mẹ ở tít mù tắp thì liên quan gì đến chai nước con uống. Theo mọi người thì sao? Bố mẹ có liên quan gì đến chai nước không? Để được uống một ngụm nước thì một trong điều kiện quan trọng là bố mẹ. Có không? Vì sao? Vì sao? Vì sao? Ở đây có ai sinh sản vô tính không? Chắc không đúng không? (Thầy cười) Bố mẹ phải sinh thôi, bố mẹ phải làm gì đó để mình gì? Mình ra đời chứ không thì cũng không thể có mà uống được.
Nhưng mà nếu bố mẹ tham gia vào thì ông bà mình có tham gia vào không? Cụ tổ có tham gia không? Cụ tằng, mình gọi là gì? Cao, tăng, tì, tổ đấy có tham gia không? Có không? Ô hoá ra quá nhiều người tham gia vào việc gì: uống một ngụm nước. Đúng chưa? Thế nhưng mà để ông, bà, tổ tiên mình tham gia được ấy, tham gia vào được, thì ông bà, tổ tiên người khác có tham gia vào được không? Vì sao lại phải có? Nghĩa là không phải chỉ ông bà, tổ tiên mình mà cái ông bà, tổ tiên hàng xóm cũng phải tham gia vào. Vì sao? Theo mọi người vì sao mà không chỉ ông bà mình mà một ông bà của ai đó cũng phải tham gia vào câu chuyện đấy, vì sao? Có ai trả lời được không? Trả lời xong mới thấy cả vũ trụ tham gia, tất cả mọi người tham gia hết. Huyền đúng không? Thương đúng không?
Bạn Huyền: Em nghĩ là bố mẹ của họ hàng, của hàng xóm thì cũng tham gia bởi vì là mình không phải người trực tiếp sản xuất chai nước mà là một người nào đấy và cái người sản xuất đấy thì họ cũng không phải là sinh sản vô tính.
Trong Suốt: (Thầy cười) Có thể đúng không? Ví dụ hàng xóm mình sản xuất nước thì buộc ông bà tổ, tiên họ phải tham gia. Đúng không? Hay là ví như này dễ hiểu này, ông bà, tổ tiên hàng xóm ấy, hàng xóm của ông bà mình ngày xưa ấy, họ mà lỡ tay, mạnh tay đúng không? Họ tiêu diệt ông bà mình thì mình cũng không có mình ngồi đây, đúng không? Họ phải làm một việc là gì – đừng có tiêu diệt ông bà mình, đúng chưa? Họ tham gia hoặc tiêu diệt là mình không ngồi đây luôn, biến mất khỏi chỗ này luôn.
Đấy khi mình nhìn như vậy mình thấy nghĩa là vô số thứ tham gia một hành động nhỏ và thiếu một thứ thôi ấy thì nó đã khác rồi. Đúng không? Như vậy để vợ em nói được một câu là đi chết đi ấy, thì bao nhiêu người tham gia? Thế bắt đền ai bây giờ? Bắt đền cả thế giới luôn đúng không? Vì ai cũng tham gia, tại sao bắt đền chỉ vợ em? Vô lý chưa?
Diệp thấy vô lý chưa? Bao nhiêu người tham gia để mẹ mình nói ra câu đấy, tại sao chỉ giận mỗi mẹ. Tại sao không giận thêm ông, bà, tổ tiên đi chứ? Tối thiểu phải thêm những người đấy đúng không vì họ cũng tham gia. Em thấy việc giận lên một người, chỉ một người, bắt đầu thấy sai chưa? Cái việc mình giận chỉ người đấy thôi ấy, bắt đầu thấy sai chưa? Một tỷ tỷ người tham gia tại sao giận một người? Tại sao cứ đổ hết trách nghiệm lên đầu một người? Trong khi hàng tỷ duyên, các người khác tham gia vào?
Khi đấy mình bắt đầu thấy việc là giận họ là một sự thiếu hiểu biết, vô lý. Vì để làm được việc đấy nó có quá nhiều thứ, quá nhiều người tham gia vào. Tại sao mình chỉ đổ tội lỗi lên đầu một người đấy thôi. Đấy tất cả chúng ta thử nghĩ kĩ mà xem. Có phải đổ tội lên một người là vô lý chưa? Mình quên, đấy là mình đang quên tất cả các điều kiện khác, mình quy chụp cho một người duy nhất có tất cả các lỗi lầm. Có đúng không? Bắt đầu thấy vô lý chưa?
Nếu ai ở đây mà đang đổ lỗi cho một người nào đó thì bắt đầu thấy vô lý đi. Vì người ta làm như thế, người ta làm việc xấu với mình, không tốt với mình ấy có hàng tỷ cái người khác nhau, hàng tỷ chuyện khác nhau tham gia cùng. Tại sao mình lại lược hết đi và mình chỉ đổ cho một người? Đấy là mình thiếu hiểu biết. Đúng không? Thứ hai nữa là trong những sự tham gia đấy có mình không? Hay là tất cả duyên là của người khác? Nghĩa là tất cả duyên tạo ra cái đấy là của người khác chứ tôi chẳng có tạo, tôi chẳng gieo cái duyên gì ở đấy cả. Vợ tôi nói câu là “Đi chết đi” chẳng liên quan gì đến tôi, tôi chẳng gieo cái duyên nào ở đấy, cái nhân nào ở đấy cả. Theo em thì sao? Hay em cũng phải làm một cái gì đó? Đúng chưa?
Cái trí tuệ về nhân duyên nói rằng gì, không có cái quả nào mà không có nhân. Lúc đấy nói về duyên đúng không? Bây giờ thầy sẽ nói về nhân. Lúc nãy thầy nói về duyên nhiều rồi đúng không? Duyên là các điều kiện, mình đã thừa nhận rằng tất cả phải có đủ các điều kiện, không thể trách một người được. Nhưng bây giờ thì phải xem lại mình. Có cái quả nào trên đời mà không có nhân không? Có cái cây nào ra quả mà không có ngày gieo hạt không? Không có ngày trồng không? Không thể có được. Nếu mà có một cái quả mà cũng phải có nhân, thì việc mình bị người ta bảo như vậy, nói như vậy, làm như vậy liệu có nhân hay không? Hay là người ta vô cớ bịa ra. Hay cũng phải có nhân ở đâu đấy. Không phải là lúc nào mình cũng thấy nhân, mắt mình thấy nhân, đúng không? Đúng chưa? Nhưng có quả thì phải có nhân. Mình gây, mình gặp chuyện gì đấy thì không thể nói là tôi hoàn toàn vô can được, “Tôi hoàn toàn không làm bất cứ cái gì hết, tôi không gieo nhân nào cả” mà lại bị cái quả này được. Đấy lúc nãy sự phụ nói chuyện với bạn không nói tên đấy. Không thể tự nhiên bố hành xử với mình như vậy. Cái quả đấy ngày hôm nay bởi vì có một cái nhân nào đấy trong quá khứ. Đấy là cách nhận thức về nhân quả, nó là trí tuệ về nhân quả. Trí tuệ về nhân duyên bản chất về nhân quả và duyên sinh. Gọi tắt là nhân duyên. Mình phải gây nhân, mình phải gieo nhân, không thể khác được, thì quả mới đến mình.
Thế nên là khi em hiểu như vậy thì em thấy rằng: trong cái vết thương của mình ấy, trong cái khốn khổ mình phải chịu ấy, nó cũng có những cái nhân mà do chính mình gây ra, dù mình biết hay là không biết. Có thể mình không biết nhưng không phải là không biết thì là mình không gieo nhân, mình phải gieo nhân, phải có nhân.
Lúc trước dạy về nhân quả thì thầy thường nói rằng: “Không có quả nào mà không có nhân” – mình bị như vậy vì mình đã gieo một cái nhân trong đời này hoặc các đời trước. Khi mình hiểu nhân quả như vậy thì mình càng dễ thấy là đương nhiên hơn đúng không? Thì gieo nhân thì phải gặt quả thôi, bây giờ muốn một cái quả khác mới tốt hơn thì phải gieo nhân mới. Cái nhân đã gieo thì gặt quả đấy, bây giờ mình muốn tốt hơn thì gieo nhân mới chứ không thể nói tôi đã gieo nhân xong không lại bao giờ gặp quả được nữa.
Trong những câu chuyện nhà Phật đấy, có những lần đức Phật bị chảy máu, chảy máu chân hoặc là đau đầu. Học trò mới hỏi tại sao Thầy lại đau đầu, thì đức Phật lần nào cũng kể một câu chuyện. Ví dụ như là khi Phật đau đầu, hỏi tại sao đau đầu thì Phật nói là: Ngày xưa là Phật sống trong một cái làng chài ở bờ biển và Phật lúc đấy chỉ là đứa bé thôi, nhưng mà mỗi lần mà dân làng đi đánh bắt về thì Phật lấy xiên xiên con cá sống và nướng, thì cái nhân đấy gây cái đau đầu ngày hôm nay. Đấy.
Thế xong lại một lần, Phật lại trong 18 ngày liền là không có đồ ăn, không có lúa để ăn, mãi phải ăn những cái lúa dành cho ngựa, học trò nó lại hỏi Phật là tại sao Phật là công đức rất nhiều, vô số công đức mới thành Phật được thì tại sao lại phải ăn đồ ăn cho ngựa. Phật mới kể rằng là ngày xưa khi mà Phật chưa giác ngộ ấy thì Phật đi qua chỗ một tăng đoàn của một bậc thầy giác ngộ, vì lòng ghen tị nên Phật mới rằng là: “Cái hội này thì có biết gì đâu, chỉ đáng ăn đồ ăn của ngựa thôi”. Thế mà đến đời này, khi Phật giác ngộ rồi ấy, lại phải ăn đồ ăn của ngựa để trả cái quả cho cái nhân mà ngày xưa đức Phật gây ra. Chính chuyện kể thế luôn, quá nhiều trong sách nhà Phật, mà Phật thì không thể nói dối được.
Nên là nếu chúng ta dù không nhìn thấy được cái nhân mà chúng ta đã gây trong quá khứ hoặc là trong đời trước thì chúng ta phải hiểu rằng không có quả nào mà không có nhân. Ngày hôm nay phải chịu cái quả này vì chúng ta phải gieo cái nhân ở đâu đấy trong đời này hoặc đời trước. Nếu mình bị người ta, một người nào đó nói những lời cay nghiệt thì có thể ngay đời này mình đã gì – nói cay nghiệt với người khác, hoặc là nếu trong đời này mình sống tốt thì có thể đời trước mình đã rất cay nghiệt với ai đó rồi. Nên là khi hiểu cái đấy gọi là nhân quả thì mình sẽ bắt đầu thấy không bất công nữa. Hiểu nhân quả thì hết thấy bất công. Đấy hết bất công vì bất công gì nữa nếu mình cũng gây, đúng chưa?
Hiểu về duyên này thì mình không trách cứ nữa, vì họ có quyết được đâu, họ làm như thế vì các điều kiện của họ và chính mình cũng có quyết được mình đâu, mình làm như thế cũng vì các điều kiện lúc đấy của mình. Khi thầy nói là “không trách cứ nữa” thì không phải là không trách cứ chỉ họ nữa, mà nhiều khi là không trách cứ gì – cả chính mình nữa. Mình vẫn rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn nhưng mình không rơi vào trạng thái tiêu cực, khốn khổ của sự dằn vặt.
Thì hai cái hiểu quan trọng đấy, mình gọi tắt là “nhân duyên” bao gồm gì – nhân quả và duyên sinh. Nhân quả là gì: không có quả nào mà lại không có nhân. Mình bị những chuyện tổn thương vì mình đã gieo những nhân gây ra tổn thương cho người khác, vì thế nên không bất công nữa. Hiểu nhân quả để không thấy bất công.
Duyên sinh là gì: duyên là điều kiện, duyên sinh là điều kiện sinh, nên cái việc đấy nó sinh ra do điều kiện thì gọi là duyên sinh. Cái việc mà người ta đối xử xấu với mình, mắng mình, chửi mình, chê mình là sinh ra do điều kiện, gọi là duyên sinh, chứ không phải sinh ra do một mình họ muốn gây việc xấu mà nó là do vô vàn điều kiện sinh ra. Lúc nãy có người giơ tay là hơn 1 tỷ đấy, hay là 100 tỷ, vô số đấy. Cái duyên sinh là gì: là các điều kiện sinh ra hành động, sinh ra cái chuyện đấy chứ không phải là một cá nhân cụ thể nào bao gồm mình hay họ sinh ra chuyện đấy. Nên cái sự trách cứ nó không thể nằm trên một người được, mà ngược lại, mình nên có sự thông cảm đúng không? Họ cũng đang làm điều tốt nhất họ có thể dựa trên lịch sử của họ, hoàn cảnh của họ cũng gì, cũng gì – giống như tôi, giống như mình.
Thì cái đoạn rất ngắn vừa xong ấy, nó tóm gọn lại toàn bộ trí tuệ về nhân duyên, để áp dụng thì em chỉ cần nhớ được như thế là áp dụng thành công. Em không cần phải lý luận giỏi, không cần phải hiểu biết nhiều, đọc nhiều sách, em chỉ cần hiểu đúng cái đoạn ngắn gọn đấy thôi. Và em bắt đầu đem vào cuộc sống và quan sát, nghĩa là đem những cái chuyện vết thương, tổn thương, bất công, ngang trái của mình nhìn nó ở dưới góc độ nhân duyên. Thầy sẽ nhắc lại một lần nữa để bạn nào ghi thì có thể ghi, đúng không, thầy sẽ nói chậm hơn, ai ghi được gì thì ghi, không ghi thì thôi.
Để chữa được vết thương ấy, thì em cần phải có trí tuệ về nhân duyên – là nói tắt của nhân quả và duyên sinh, được chưa? Nhân quả là gì? Không có cái quả nào mà không có nhân, hoặc nói cách khác là đã gieo nhân thì phải gặt quả, hai cách nói giống nhau. Vì thế những cái tổn thương mà em phải chịu là do những cái nhân mà chính em đã gieo, không thể khác được, không thể bảo là “Tôi không làm gì rồi tôi bị” được, vì không có quả nào mà không có nhân. Tuy nhiên có thể có những nhân mà em không nhìn thấy, thì cái trí tuệ nó mới giúp em ở chỗ đấy, là vì mình có trí tuệ nên dù mình không thấy nhân, mình vẫn đồng ý rằng là “Ừ phải gieo nhân chứ”. Khi mình đồng ý được rằng là mình cũng gieo nhân thì cái chuyện mình nhận quả ấy, nó càng ngày càng trở nên đương nhiên hơn, đến một lúc nhất định, nó thành đương nhiên thật sự luôn, nghĩa là em thấy là: “Ừ thì đương nhiên thôi” thì là em chẳng còn vấn đề gì nữa. Đương nhiên mình đã gieo cái nhân đấy thì quả nó sẽ đến.
Ở góc độ tích cực là mình muốn một cái quả mới tốt hơn thì phải gì – phải gieo một cái nhân mới tốt hơn, chứ đã gieo cái nhân cũ ra cái quả cũ thì nếu mà không gieo theo mới thì chỉ thế thôi. Ở góc độ tích cực của cái hiểu về nhân quả ấy, khiến mình có động lực đi gieo những cái nhân tốt, đúng chưa? Ví dụ như là làm người ta khổ thì đi xin lỗi, ví dụ thế, hay là thấy người ta hiểu biết ít thì mình dạy cho người ta cái hiểu biết tốt. Đấy là những động lực tốt để gieo những cái nhân mới, chứ cái hiểu về nhân quả không chỉ là để cho mình thấy không bất công nữa, mà nó còn giúp mình là à gieo nhân mới cho tốt. Đấy thì cái đoạn đấy là tóm tắt về hiểu về nhân quả.
Việt Nam mình rất may là có văn hóa đạo Phật, đấy là một may mắn vô cùng luôn, tại vì khi thầy nói nhân quả thế này thì mọi người cơ bản là đồng ý luôn, ít người phản đối là: “Thầy nói thế nào ấy chứ” đúng không? Tất nhiên vẫn có người phản đối, cũng không có vấn đề gì cả nhưng mà thầy đang nói là cái dễ chấp nhận hơn. Thì mọi người về suy ngẫm kỹ cái đấy, đấy gọi là trí tuệ về nhân quả. Chỉ riêng cái trí tuệ nhân quả thôi ấy, thầy chưa nói duyên vội nhé, thì nó đã giảm cho mình 50% vết thương rồi, tại vì mình thấy mình cũng có vai trò trong đấy, mình cũng gây.
Nhưng mà muốn tận gốc, hết ấy thì vẫn phải sang cái đoạn sau, gọi là trí tuệ về duyên. Duyên nghĩa là điều kiện, khi nói về “tất cả là do duyên” nghĩa là tất cả được sinh ra do, do gì – điều kiện đúng không? “Em sẽ gặp lại anh khi đủ duyên” bây giờ hiểu chưa? “Đủ duyên” là gì, có phải là “em đủ duyên dáng” không? “Em sẽ gặp lại anh khi em đủ duyên dáng còn không đủ duyên dáng thì không gặp lại anh nữa”. Không phải đúng không? “Em sẽ gặp lại anh khi đủ duyên” nghĩa là gì? “Em sẽ gặp lại anh khi đủ điều kiện”. Điều kiện là gì thì không biết đúng không, có thể là “em lấy chồng xong rồi bỏ chồng” thì mới đủ điều kiện, hoặc là “tự nhiên trời đẹp và chúng ta gặp nhau ở quán cà phê”. Nhưng mà tóm lại là muốn gặp nhau thì phải đủ cái gì? Đủ điều kiện.
Nên là chúng ta hay dùng từ “đủ duyên” nhưng phải hiểu chữ “duyên” cho đúng. À đủ duyên là đủ điều kiện, thế thôi. “Hy vọng sau này chúng ta có duyên gặp lại” nghĩa là gì? Đúng rồi, chúng ta có điều kiện để gặp lại. Vì nếu không đủ điều kiện thì có gặp lại được không? Đúng chưa? “Hẹn gặp lại khi đủ duyên” nghĩa là gì – ừ hẹn gặp khi đủ điều kiện. Cái chữ “duyên” chính là chữ “điều kiện” và phải nhớ rằng một cái gì đó muốn xảy ra thì phải đủ, đủ gì? Đủ điều kiện cho nó xảy ra. Chúng ta muốn đến đây ngày hôm nay thì phải đủ gì – đủ điều kiện, đủ duyên. Đấy, nghĩa là khi chúng ta dùng chữ “duyên” này quen rồi thì ta sẽ nhận thấy rằng là mọi thứ xảy ra là phải đủ điều kiện.
Thế áp dụng nó vào trong cái vết thương mình là thế nào? Cái ngày hôm đấy người ta làm điều đấy với mình là do đủ điều kiện hay là chỉ đơn thuần do người ta muốn làm điều xấu? Mình thấy ngay là gì – là do các điều kiện đúng không? Các cái điều kiện nó mới sinh ra cái chuyện đấy, gọi là “duyên sinh” đấy, những chuyện đấy được sinh ra do các điều kiện lúc đấy. Đúng không? Muốn vợ mình nói câu đấy thì phải rất nhiều điều kiện hay là lúc nào vợ cũng muốn nói câu đấy với mình? Không. Các điều kiện; lịch sử của vợ, quá khứ của vợ là các điều kiện; điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sống của mình lúc này là điều kiện; tâm sinh lý mỗi người lúc đấy cũng là điều kiện. Nó phải vô số các điều kiện, nên mình không thể trách cứ cái người đấy được. Hiểu nhân quả thì không thấy bất công, hiểu duyên hay là duyên sinh đấy thì mình hết trách cứ. Cái việc mà mình hết trách cứ là dấu hiệu rõ nhất của việc mình đã hiểu.
Ví dụ thầy đang ngồi đây, có một bạn ném cà chua vào mặt “choét” một phát, rất xinh đẹp đúng không, rất đẹp. Hỏi bạn ấy có đáng trách không? Đang ngồi thế này tự nhiên có bạn nào đấy ném vào giữa mặt thầy luôn, câu hỏi là bạn đấy có đáng trách không? Sao, đáng trách không? Có ấy hả? OK ai nói “có” phát biểu đi. Tùng à? Không phải à? (Thầy cười) Có vẻ là bạn ấy đáng trách nhưng mình có biết gì về điều kiện của bạn ấy không? Mình chẳng biết điều kiện gì cả, đúng không? Mình không biết cái gì về điều kiện của người ta cả, mình trách người ta ngay lập tức. Mình trách người ta là vì mình không muốn biết các điều kiện. Bây giờ nếu có điều kiện gì thì mình hết trách?
Một bạn: Thần kinh.
Thầy Trong Suốt: Thần kinh. (Thầy cười) Bác sĩ bảo “Ôi đừng chấp cái thằng đấy, nó bị thần kinh” một phát, hết trách luôn. OK còn điều kiện gì hết trách được nữa?
Một bạn: Bị ép.
Thầy Trong Suốt: Bị ai đó ép đúng không? Ai đó dí súng vào vợ của họ ở nhà và bảo là “Mày mà không đến ném quả cà chua thì vợ mày chết” thì có ném không? Là em thì em có ném không? (Một bạn cười) Phải ném thôi chứ biết làm thế nào. Được, em xem phim rất nhiều đúng không? Bị ép. OK còn ai có một lý do gì, một điều kiện gì mà thấy không trách nữa không?
Một bạn nam: Kịch bản của chương trình.
Thầy Trong Suốt: Hả? À đúng rồi, chính thầy viết kịch bản ngày hôm nay, bảo là gì: “Đến lúc đấy là em phải ném vào mặt thầy nhé”. Hóa ra là gì – kịch bản nó thế thôi, thì còn trách gì nữa. Được, xem phim nhiều lợi ích không? (Mọi người cười) Rất nên xem phim nhiều. Em một ngày xem mấy bộ phim?
Bạn nam đó: Không, em không xem phim.
Thầy Trong Suốt: Không xem phim mà nghĩ ra được kịch bản á? Wow kinh quá nhỉ? Thôi được rồi, còn ai nghĩ ra lý do gì để không trách nữa không? Hả? Đời trước thầy đã ném 100 quả cà chua vào mặt bạn ấy. (Mọi người cười) Đúng không? Đời này tuy làm nhiều việc tốt rồi nhưng vẫn không hết được, nghiệp xấu vẫn còn, thế là bạn ném lại mình một quả cà chua, thì còn trách nữa không?
Mọi người: Không.
Thầy Trong Suốt: Không. Vậy mình trách người ta là bởi vì mình chưa đồng ý được rằng, hoặc là chưa hiểu rằng cái hành động người ta là do điều kiện sinh, đồng ý chưa? Mình chưa đồng ý là cái đấy là do duyên sinh đấy, hay nói điều kiện sinh lúc nãy nói đấy. Chuyên môn hơn là do duyên sinh, cái hành động đấy là do duyên sinh hay điều kiện sinh, không phải là cái tội lỗi của người ta, người ta chỉ là một trong các điều kiện để chuyện đấy xảy ra thôi. Khi hiểu như thế thì mình sẽ không trách đúng chưa? Và đồng ý không? Có phải là hiểu về duyên hay là điều kiện, mọi thứ sinh ra do điều kiện, do hoàn cảnh, do kinh nghiệm sống, do lịch sử… thì mình bắt đầu bớt trách không? Bớt không?
Và nếu giả sử như thầy đứng đây ném lại nó một cái đúng không? Nó ném mình quả cà chua, mình ném lại cái gì, mình ném lại cái bánh gato đúng không? Tất cả mọi người bảo: “Ôi Thầy sân si quá, Thầy gì mà sân si thế”. Nhưng mà thực ra thì sao? Đố mọi người biết điều kiện gì thì sẽ không thấy thầy đáng trách nữa? Hả? Ừ kịch bản đúng không, kịch bản là bạn ném mình một cái và mình phải ném lại một cái. OK còn lý do gì để không đáng trách nữa không? Có ai nghĩ ra điều kiện gì khác không? Khi mình biết cái điều kiện đấy thì mình không trách nữa, không trách thầy nữa “sao Thầy dạy kiểu gì mà lại sân si ầm ầm lên”. Nhưng biết cái gì mình hết trách? Có mỗi lý do đấy thôi à, không ai nghĩ ra cái điều kiện gì khác à? Nào, những bạn ít xem phim nào, thử nghĩ nếu là phim thì cái gì, điều kiện gì mà thầy ném vào mặt bạn ấy mà mình không thấy thầy sân si gì cả? Khó quá nhỉ? Rồi bạn nữ này.
Một bạn nữ: Con nghĩ là Thầy muốn cho bạn ấy một cái gọi là bài học về nhân quả ạ.
Thầy Trong Suốt: Cũng có thể đúng không? Ném cà chua sẽ nhận được bánh, đấy nhân quả rõ chứ gì nữa? “Bạn tặng tôi một quả cà chua, tôi sẽ tặng bạn một cái bánh” – nhân quả rõ không?
Bạn nữ đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đấy. Một ví dụ là thực ra thầy chỉ cho bài học thôi, thì lại thấy bình thường đúng chưa? Được rồi, thầy nói đùa thế thôi để chúng ta thấy rằng là gì, chúng ta quá vội trách cứ một người khác. Đọc một cái tin là trách luôn, nhất là mạng xã hội phát triển đúng không, đọc cái tin là “ôi trời trời, chán quá, thế à…” – trách không? Trong khi chúng ta có hiểu điều kiện là gì đâu, điều kiện gì ở đấy đâu, không hiểu duyên gì cả, mình không hiểu cái duyên gì sinh ra cái đấy, mình đã vội vàng trách cứ ai đó rồi, có phải thế là quá sớm không? Thấy quá sớm không? Trách cứ một ai đó là quá sớm, mọi người đồng ý không?
Chúng ta dễ dàng trách một người quá, trong khi các điều kiện thì mình không biết, không hiểu. Nhỡ hành động mà mình trách lại là một hành động anh hùng thì sao, thật đấy, có nhiều người làm việc anh hùng và bị hiểu lầm, có không? Có đầy ra đúng không? Cứu bà lão qua đường thì bị hiểu lầm là móc túi, thế thôi, chuyện đấy rất bình thường mà, bị hiểu lầm là chuyện bình thường. Can ngăn hai người thì bị tưởng là phe bên kia, bị đâm cho một nhát chết luôn, nghe bao giờ chưa? Đúng không? Mình can họ thì họ nghĩ là mình thuộc phe bên đối thủ. Cho mọi người ví dụ về việc là đánh giá, phán xét quá sớm và gây hậu quả trong khi mình không hiểu các điều kiện, không hiểu là mọi thứ sinh ra do điều kiện.
Thế nên mình dùng cách đấy để mình nhìn lại cuộc đời mình và những người mình trách đi, mình sẽ tha thứ được cho tất cả, thật đấy, mình thông cảm được cho tất cả.
Ở đây sau hôm nay hay ngay bây giờ cũng được, ngay bây giờ đi, sau hôm nay chúng ta sẽ về nhà tính sau. Hãy nghĩ về một người mình đang trách đi, bất kỳ ai, người đấy có thể là chồng, có thể là vợ, có thể là người yêu, bố mẹ, đối thủ cạnh tranh, hàng xóm, một người lạ trên Facebook. Hãy nghĩ về cái người đấy, về cái người mà em đang trách đi. Hãy tự hỏi cái hành động của họ với mình nó sinh ra từ đâu? Sinh ra từ cái sự xấu xa, không ra gì của họ hay là sinh ra từ các cái điều kiện khác nhau?
Các bạn cứ thử tự hỏi mình, thử hỏi đi. Hành động không tốt của họ với mình ấy, nó sinh ra từ đâu, từ cái sự xấu ác, không tử tế của họ hay từ các cái điều kiện khác nhau: hoàn cảnh sống, lịch sử sống, giáo dục, môi trường, các cái mối quan hệ qua lại giữa mình và họ và người khác, thậm chí là thời tiết, sức khỏe, tâm lý, v.v… hay nó sinh ra từ mỗi cái mong muốn xấu xa của họ?
Hãy nghĩ về cái người làm mình tổn thương xem, xem là họ là chủ nhân của điều kiện hay họ cũng chỉ là một nạn nhân của điều kiện, nghĩa là họ cũng hành xử do điều kiện lúc đấy nó quyết, mình gọi nạn nhân là thế đấy. Nạn nhân nghĩa là họ không được chủ động mà họ cũng do cái hoàn cảnh lúc đấy quyết định hành động của họ. Hành động của họ là do họ sinh hay là do duyên sinh, do điều kiện sinh? Và nếu một điều kiện khác đi thì liệu họ còn làm thế nữa không? Đúng không? Nếu hành động của họ là điều kiện sinh thì một điều kiện khác đi, họ còn làm thế nữa không? Ví dụ cái người mà hiểu lầm mình, giá mà họ kịp nghe mình giải thích thì họ còn làm như thế nữa không? Đúng không? Giá như họ kịp nhìn thấy cái bằng chứng mà mình không phải làm cái điều đấy thì họ còn có làm như thế nữa không? Những người hiểu sai về mình, hiểu xấu về mình, nếu có một điều kiện khác thì họ còn như thế nữa không?
Ở đây có ai bị hiểu lầm bao giờ không? Giơ tay xem nào. (Mọi người giơ tay) Thế có một điều kiện gì đó xảy ra thì người ta có hiểu lầm mình nữa không, mình thấy ngay là gì – là không đúng không? Nếu có may mắn nào đó họ thấy được, họ nhìn được bằng chứng, nhìn được những cái chuyện mình làm tốt, làm đúng, họ sẽ hết hiểu lầm. Như vậy cái việc họ hiểu lầm mình là do không đủ cái điều kiện để họ hiểu đúng, mà lại thừa điều kiện để hiểu sai, thì họ hiểu sai. Họ cũng không có ác đến mức là cố tình đi hiểu lầm mình một cách vô cớ, họ cũng cần các điều kiện.
Hay là khi mình hiểu lầm người khác, có phải mình lập kế hoạch để hiểu lầm họ không, mà mình cũng không đủ các điều kiện đúng không, để thấy được những cái đúng, cái tốt, cái dữ kiện hay của họ; do các điều kiện khác nhau thì mình lại thấy toàn cái xấu, thế thôi.
Thế khi mình suy ngẫm cái trí tuệ về nhân duyên này ấy, mình suy ngẫm như vậy thì dấu hiệu của sự tiến bộ là mình bớt trách, bớt trách cái người kia, cái người gây chuyện cho mình – đấy là dấu hiệu rõ ràng của tiến bộ. Nếu mà khá hơn nữa là mình thông cảm cho họ. Bớt trách cứ là tốt lắm rồi, là thực ra chúng ta đã tiến bộ nếu bớt trách cứ nhưng nếu chúng ta bắt đầu có sự thông cảm thì là tiến bộ hơn nữa, có thể phải mất thời gian nhiều hơn.
Nhưng ở đây thầy không bảo là mọi người hãy cố tình thông cảm mà mình chỉ cần hiểu đúng thôi. Hiểu đúng về nhân duyên thì cái sự thông cảm nó sẽ từ từ mò đến, chứ chúng ta không cần phải nghiến răng nghiến lợi thông cảm cho người khác, tại vì cái sự nghiến răng nghiến lợi đấy nó thể hiện là chúng ta không hiểu. Hiểu không?
Đấy Việt Nam mình thì bố mẹ hay dạy con hãy thông cảm nhưng mà lại không có hiểu biết, cái thông cảm là do nghiến răng nghiến lợi nên không thể thông cảm mãi được. Cái thông cảm mà không đến từ trí tuệ, nó không thể mãi được, nó không bền. Mình cố thông cảm, thông cảm xong một ngày nào đó giọt nước tràn ly, mình gì – mình không thể chấp nhận nổi. Không phải chỉ là không thể thông cảm mà là không thể chấp nhận nổi. Cái thông cảm thật sự ấy, không cần phải cố tình thông cảm mà hãy để cho cái trí tuệ nó tăng trưởng, khi trí tuệ tăng trưởng thì mình sẽ tự thông cảm. Đấy mới là thông cảm thật sự, thông cảm đến từ trí tuệ. Còn cố thông cảm thì nó sẽ có tác dụng nhất thời, ở đây thầy cũng không bảo là: “Đừng có cố thông cảm” nhưng mà tác dụng rất là nhất thời thôi, tạm bợ và rất dễ biến thành tác dụng ngược. “Tao đã cố thông cảm cho mày rồi mà” đúng không? (Thầy cười) Tác dụng ngược đấy.
Đấy nên là thôi, cứ để cái trí tuệ về nhân duyên này này, nó dẫn mình đến cái nhận thức là: “Ai cũng làm cái điều đúng nhất mà họ có thể do các cái nhân duyên của họ”. Cái nhận thức đấy dần dần dẫn đến sự thông cảm và cái kỳ diệu là nó thông cảm với cả chính mình. Cái kỳ diệu của trí tuệ nhân duyên này là làm cho mình thông cảm với cả chính mình luôn.
Đấy thì những cái lời vừa xong ấy là tóm tắt toàn bộ phương pháp rồi đấy. Bây giờ có thời gian thì áp dụng một chút còn không thì thôi, không thì sau đó chúng ta sẽ đi về và thử đúng không, về thử áp dụng cho mỗi người xem.
Cái phương pháp này tốt nhất khi mà chúng ta có hai người làm với nhau, đây thầy gợi ý những bạn nào mà muốn làm ấy, có hai người cùng hiểu phương pháp ngồi với nhau thì sẽ đào được rất nhiều. Miễn là người đấy mình phải tin tưởng, sẽ đào lên những thứ rất là sâu bên trong lòng mỗi người. Vì nhớ là tâm trí nó luôn muốn chạy trốn khỏi cái vết thương. Hoặc là rất mạnh mẽ tự đào, hoặc là chỉ cần ai đó ngồi trước mặt và hỏi đúng câu đấy thôi – “Còn gì kinh khủng hơn nữa không” là chỗ đấy sẽ đào ra.
Sau khi đào ra rồi ấy thì chúng ta nhớ về cái gì? Hai thứ đúng không? Mình gọi là “nhân duyên” đúng không, nhân quả và duyên sinh. Thì dần dần chúng ta sẽ có cái trí tuệ để thấy cái việc đấy, cái người và cái việc mà gây chuyện cho chúng ta là đương nhiên, bình thường. Nó đương nhiên vì nó đúng, nó đúng với nhân quả và họ cũng không có lỗi gì vì đấy là điều kiện, duyên sinh. Thì khi đấy vết thương nó sẽ lành. Cái mà thầy giảng ngày hôm nay là đã được ứng dụng trong khoảng từ 2008 đến giờ là bao nhiêu? 15 năm đúng không? Nghĩa là nó đã xảy ra trong 15 năm và rất nhiều người đã thay đổi, hết hẳn vết thương rồi. Đấy nó là cái rút kinh nghiệm của 15 năm, trông thì ngắn gọn thế này thôi nhưng mà nó là kinh nghiệm của 15 năm của thầy và những người mình trợ giúp. Nên các em cứ về áp dụng đi, các bạn cứ về áp dụng đi đúng không? Nếu mà quen biết nhau thì có thể chia sẻ với nhau, nhưng nó cũng chỉ đơn giản thế thôi. Và chắc chắn là áp dụng ít thì cũng bớt vết thương đi, thành công nhiều thì gần hết, rất thành công thì sao?
Mọi người: Giúp người.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Mấy bạn nói đúng đấy, rất thành công thì thậm chí mình còn biết cách giúp những người khác. Mà hoàn toàn làm được vì nó dễ, mọi người thấy dễ không? Nó không khó đâu, nếu mình làm được rồi mình sẽ thấy nó dễ, người khác cũng làm được. Đấy thì buổi hôm nay nhé, buổi Trà đàm của Vạn Bảo đúng không, kết thúc ở đây. (Mọi người vỗ tay)
Rồi. Chúc mọi người sẽ chữa được hết các vết thương của mình và tăng trưởng được trí tuệ.
Hồng Anh: Dạ vâng ạ. Xin trân trọng cảm ơn những lời chia sẻ của Thầy Trong Suốt và cũng như kinh nghiệm mà những năm qua, điển hình là bọn em, bọn con, là những người ở trong ban tổ chức cũng đã được chữa lành như thế, bằng những phương pháp này. Thì hy vọng là ngày hôm nay, sau buổi chia sẻ này, các cô chú, các anh chị và các bạn sẽ có cho mình một phương pháp mà có thể ứng dụng vào đời, và không chỉ là giúp cho chính bản thân mình có thể tự chữa lành mà còn có thể giúp cho những người thân xung quanh cũng được chữa lành luôn.
Một lần nữa cảm ơn tất cả những cô chú, những anh chị đã đến với buổi Trà đàm ngày hôm nay. Và những nội dung của ngày hôm nay thì các anh chị cũng xin vui lòng không ghi âm.
Chương trình đã thành công vì có sự tham gia của tất cả các anh chị, các cô chú cũng như là sự tài trợ của các đơn vị tài trợ. Xin trân trọng cảm ơn nhà tài trợ Vàng – Mani Decor và Trang sức bình an Trong Nhà, xin trân trọng cảm ơn nhà tài trợ Bạc – Liên Hoa Vạn Bảo, Amita Vạn Bảo, Pháp Khí Potala và Tashapy Thảo dược thiên nhiên, đồng thời cũng xin trân trọng cảm ơn đơn vị đã tài trợ quà tặng và sản xuất quà tặng của chúng ta là sổ tay chữa lành – xin cảm ơn công ty Lingpa ạ.
Một lần nữa cảm ơn tất cả quý vị và nếu mà được thì xin mời tất cả quý cô chú, quý anh chị chúng ta sẽ cùng lên sân khấu để chụp một tấm ảnh kỷ niệm ngày hôm nay. Và rất mong là Trà đàm Vạn Bảo số tiếp theo – số 6 sẽ có được ủng hộ và tham gia tiếp tục từ tất cả mọi người ạ.
Xin mời tất cả chúng ta sẽ cùng lên để chụp một tấm hình kỷ niệm nha mọi người.