Zangthalpa – Phần 21: Đi Tu Ăn Mặn – Cách Sống Giữa Đời Thường Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

Tuệ Trung Thượng Sĩ cho rằng người tu hành một khi đã giác ngộ thì phải hòa mình vào trong lòng thế tục, sống như người trần tục, để mà cứu giúp chúng sinh, đây chính là tinh thần “hòa quang đồng trần” tức là ánh sáng hòa với bụi.

Ẩn dụ như hình ảnh vào lúc sáng mặt trời mọc, cửa có lỗ trống ánh sáng chiếu vào nhà, người trong nhà thấy bụi bay trong hư không qua làn ánh sáng chiếu, còn chỗ không ánh sáng chiếu thì không thấy bụi bay. Chỗ nào cũng có bụi, nhưng chỗ có ánh sáng chiếu mới thấy bụi, bụi và ánh sáng hòa lẫn nhau. Hòa mà không hòa, bụi không phải là ánh sáng và ánh sáng không kết thành bụi, nhưng bụi lại không ngoài ánh sáng.

Nói cách khác là đem ánh sáng trí tuệ để mà bao bọc cứu vớt những kẻ trần tục. Tuy ánh sáng hòa với bụi mà bụi không thể làm ô nhiễm ánh sáng được. Đó là ý nghĩa Bồ tát đi vào thế tục trần lao để giáo hóa chúng sinh. Các vị Bồ-tát đi vào quần chúng, ở trong chỗ ô nhiễm, các Ngài không nhiễm ô, ở trong chỗ mê muội, các Ngài không mê muội. Vì vậy mà các Ngài giáo hóa không chướng ngại.

Câu thơ sau đây đã thể hiện hết tinh thần hòa quang đồng trần của Ngài

Đến x ci trn c vui v mà b áo
Kh
ông phi là quên l, ch tu theo thói tc mà thôi

Ngài nhắc lại câu chuyện của một nước trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, ở đó mọi người không mặc quần áo, nhà vua đến thăm cũng phải tuân theo. Qua đó, Ngài cho rằng sống trong lòng thế tục, hoà cùng cuộc sống của cộng đồng thì phải theo phong tục tập quán. Đến nơi mà ở đó con người không mặc áo thì mình cũng phải tuân theo, như thế là hòa đồng chứ không phải là việc làm bất nhã. Điều này đối với Ngài, một mặt phản ánh sự tôn trọng tập quán, bản sắc văn hoá riêng, mặt khác nói lên sự hiểu biết thấu đáo về cuộc sống trần tục. Ngài thực hành đạo Thiền mà vẫn không thoát li thế giới trần tục.

Tư tưởng hòa quang đng trđã hình thành nơi Tuệ Trung Thượng Sĩ rất sớm. Từ khi còn trẻ, Thượng Sĩ đã lấy hình ảnh hoa sen trong bin lđể nói lên chí nguyện tu hành.

Cho hay Pht sng trn gian đy
Sen n
 trên lò la rc hng

Mặc dù rất thích tu theo Thiền Tông, Tuệ Trung không chọn cách tu hành ẩn cư giống như những vị Thiền Sư giác ngộ khác trong lịch sử là lên núi, vào chùa, tách biệt với cuộc sống thế tục bên ngoài, chỉ chuyên tâm tu hành. Ngược lại, Tuệ Trung chọn cách tu hành làm quan ngay giữa triều đình, nơi là trung tâm quyền lực của đất nước. Chốn quan trường vốn được ví như chiến trường, gần vua, làm bạn với vua, thì cũng như làm bạn với hổ, sự an toàn, mạng sống của bản thân có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Thế nhưng, Thượng Sĩ không hề né tránh.

Là một cư sĩ Thiền sư giác ngộ, với trí tuệ nhìn mọi sự vật, mọi hiện tượng đều bình đẳng như nhau, với tâm giác ng không phân bit, trong mắt Tuệ Trung Thượng Sĩ thì giàu nghèo hay sang hèn, bn hay sch, ăn chay hay ăn mn, ô nhim – sc dc hay thanh tnh, đu bình đng như nhau. Chính vì vậy, Tuệ Trung hành động và sống giữa trần tục một lối sống tự do không ràng buộc, không gi cái này b cái kia, một lối sống tự nhiên hòa đồng với mọi người, giữa cuộc đời, như cá trong nước, qua chính cuộc đời Thượng Sĩ.

Tâm Ngài đã sớm xuất thế gian, nhưng thể hiện ra bên ngoài, với tước hiệu là Hưng Ninh Vương, Tuệ Trung Thượng Sĩ vẫn tự nhiên hòa vào lối sống với Hoàng tộc nhà Trần, kẻ hầu người hạ, tiền hô hậu ủng. Sống cuộc sống vương giả không khác biệt với phần còn lại của triều đình. Quyền lực, tiền bạc chẳng thể làm Ngài động lòng. Mà ngược lại, Thượng Sĩ xem đấy là phương tiện thiện xảo tuyệt vời để đi cứu giúp người khác.

Theo phong tục cha truyền con nối của thời phong kiến, khi nhà Trần cần duy trì nòi giống, Thượng Sĩ sẵn sàng thành gia lập thất, lấy năm thê bảy thiếp, con cháu đầy nhà. Tuệ Trung đi vào sống giữa những sắc dục, giữa những luyến ái với nữ nhi mà vẫn ung dung tự tại, chẳng hề bám chấp.

Khi đất nước lâm nguy, Tuệ Trung Thượng Sĩ sẵn sàng áo mão cân đai, cầm gươm lên ngựa lĩnh ấn tiên phong xông pha sa trường, hòa với ba quân Đại Việt khắc lên tay hai chữ “Sát Thát” (thề giết giặc Nguyên Mông) thể hiện quyết tâm giết giặc bảo vệ quê hương, mà đánh cho quân Nguyên phải cụp đuôi chạy về.

Lại đến khi từ quan lui về cho đến những giây phút lâm chung cuối đời, Ngài chọn cách sống giữa lòng dân, hòa vào trần tục cứu giúp mọi người không chướng ngại, không phân biệt sang hèn, địa vị, xuất xứ…không vì là Vua mà nói trái Sự Thật, không vì là dân đen mà không tiếp.

Chính tinh thần hòa quang đồng trần này mà Ngài vượt hơn hẳn Vua Trần Nhân Tông, sau này cũng là một bậc giác ngộ, về mặt phương tiên thiện xảo khi cứu giúp – giáo hóa chúng sinh.

  1. Đàm lun Thin vi vua Trn Thánh Tông

Rồi Zangthalpa tiếp tục:

Tuy Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đã không còn làm quan nữa, nhưng danh tiếng ngộ Đạo của Ngài lại ngày một lan xa.

Vua Trần Thánh Tông, em vợ của Ngài cũng là một cư sĩ tu hành, nổi tiếng là vị Vua có lòng thương dân. Ngoài ra, Vua rất giỏi về thơ văn, cũng rất sùng Đạo Phật. Thích nghiên cứu và thường hay sáng tác thơ ca hoặc những bài kệ về thiền.

Khi Thái hậu qua đời, nhà Vua Trần Thánh Tông làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, Vua thỉnh những vị đại đức thượng tọa tu hành ở các nơi và Tuệ Trung Thượng Sĩ về dự. Theo thứ tự, mỗi vị làm một bài kệ ngắn để trình kiến giải (cách nhìn, giải thích) của bản thân về Đạo Phật lên cho Vua. Vua thấy kiến giải của các vị đại đức thượng tọa về dự đều còn dính mắc chưa giải thoát.

Vua nghe danh tiếng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã lâu, cũng rất muôn gặp để hỏi Đạo nhưng chưa có dịp. Nay có đủ nhân duyên, vua Trần Thánh Tông muốn biết kiến giải của Tuệ Trung Thượng Sĩ như thế nào, nên nói: – Tuệ Trung huynh tu thiền ngộ Đạo, Trẫm cũng muốn biết chỗ tỏ ngộ và kiến giải của huynh về giác ngộ, giải thoát. Những vị ở đây làm kệ, Trẫm thấy vẫn còn nhiều dính mắc văn tự, giáo điều, chưa đạt tỏ ngộ. Mong huynh vì Trẫm mà nói lên chỗ chứng ngộ và kiến giải của huynh, để cho Trẫm và mọi người được lĩnh hội.

Nói rồi đưa cho Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ bài kệ của những vị đến dự, Ngài liếc mắt nhìn rồi vứt toẹt xuống đất, lấy chân dẫm lên, mắt nhìn thẳng nhà Vua, rồi nói bài kệ:

Kiến gii trình kiến gii
Tựa
 n mt làm quái
n mt làm quái ri
R
õ ràng thường t ti.

Đọc xong bài kệ, Zangthalpa giải thích cho mọi người trong hội chúng:

– Tuệ Trung Thượng Sĩ dùng hình ảnh con mắt khi bình thường không bệnh nhìn thấy mọi vật rõ ràng, khi lấy tay dụi mắt thấy hoa đốm chớp chớp, mắt sẽ thấy mọi vật không rõ ràng. Những cái hoa đốm chớp chớp đó không phải là những cái thật. Nên nó chẳng có nghĩa lý gì.

– Kiến giải là cái hiểu biết phân biệt đúng sai hay dở… kiến giải giống như hoa đốm khi dụi mắt mới thấy, nó không thật. Thượng Sĩ nói đem kiến giải này trình kiến giải kia, chẳng khác nào dụi mắt thấy hoa đốm, việc làm này không phải là chân lý. Ngài tuy làm kệ theo ý Vua, nhưng chính là muốn dạy Vua: Sự Thật Giác Ngộ không thể dùng ngôn từ để diễn đạt, không thể dùng suy nghĩ mà lãnh hội, mà hiểu được.

– Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ tuy là anh vợ Vua, nhưng theo lý thông thường xét về lẽ vua tôi, cũng phải cung kính. Nhưng qua bài kệ, Ngài thẳng thắn nói việc trình kiến giải, dùng ngôn từ để nói về Sự Thật, Giác Ngộ là việc làm vô nghĩa. Phải là người trí tuệ và dũng cảm mới có thể mắng Vua ngay trước mặt đông người như thế.

Nhà Vua nghe xong, liền đọc bài kệ đáp lại:

Rõ ràng thường t ti,
C
ũng n mt làm quái.
Th
y quái chng thy quái,
Qu
át t hoi.

Zangthalpa giải thích cho mọi người:

– Nhà vua Trần Thánh Tông tự bênh vực chỗ đòi trình kiến giải của mình. Nhà Vua cũng cho rằng khi mắt chưa bị dụi thì nhìn rõ ràng mọi vật, khi dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng, nhưng nếu thấy những hoa đốm lăng xăng đó mà không chấp thì những hoa đốm lăng xăng đó tự hoại. Trình kiến giải là dụi mắt thấy hoa đốm, nhưng trình kiến giải mà thấy kiến giải chẳng phải là kiến giải thì kiến giải tự hết. Còn nếu trình kiến giải rồi bám vào kiến giải, cho đó là sở đắc của mình thì kiến giải trở thành chướng ngại.

Tuệ Trung Thượng Sĩ nghe xong bài kệ, cũng biết nhà Vua chẳng phải là người thường, và cũng thầm khâm phục Trần Thánh Tông. Ngài làm vua, hàng ngày thượng triều phê chuẩn tấu chương giải quyết công việc cho cả nước mà vẫn có thời gian nghiên cứu, tu hành Đạo Phật.

Rồi Zangthalpa lại kể tiếp:

Về sau nhà Vua lâm bệnh, Thượng Sĩ viết thư hỏi thăm. Vua trả lời bằng 2 câu kệ:

Hơi nóng hng hc toát m hôi,
Chi
ếc kh m sanh chưa thướt.

Ý Ngài muốn nói gì qua hai câu kệ này? – Người nóng bức, mồ hôi toát ra đầy mình mà nói chưa từng ướt cái khố mẹ sanh. Tại sao Vua nói mâu thuẫn vậy?

Vì còn vô minh, người bình thường nhận thân thể là họ, nên khi thân thể đau nhức, họ nói “Tôi đau nhức lắm chịu không nổi”. Nhà Phật cho rằng đấy là chấp thân, cho rằng tôi là thân thể này, chính vì vậy mà có đau khổ. Trong khi thân thể này nó hợp tan do duyên, vô thường sinh diệt.

Nhà Vua có trí tuệ nên nhà Vua mới nói “Chiếc khố mẹ sanh chưa thấm ướt” là muốn nói thân tứ đại này bị bệnh đau nhức, sắp tan rã, nhưng cái Chân thật ví như chiếc khố mẹ sinh – Phật Tính luôn ở bên mình từ khi mới sinh sẵn có nơi mình không bệnh, không đau nhức, không tan rã. Vua sắp chết mà nói năng quá tỉnh. Nếu mê lầm chấp thân thì sẽ đau khổ, có trí tuệ nhớ ra thì hết đau khổ. Đó là cái khác nhau giữa người tỉnh và mê.

Thượng Sĩ nhận được bài kệ của vua Thánh Tông, đọc xong thấy thương tiếc. Sau đó đi về kinh đô để thăm vua, nhưng đến nơi vua đã băng hà. Không đủ duyên để Ngài cứu giúp, truyền dạy.

Zangthalpa bình luận:

– Vua tôi nhà Trần thấm nhuần giáo pháp của đạo Phật cho nên đã cống hiến cho đất nước Việt Nam thời đó gần hai trăm năm hòa bình và hạnh phúc. Những vị Vua nhà Trần cùng với các vị tướng, quan lại trong triều nhờ tu hành theo Đạo Phật, thiện xảo vận dụng trí tuệ Đạo Phật với tấm lòng nghĩ cho muôn dân, cho đất nước nên việc làm chủ, lãnh đạo và bảo vệ đất nước Đại Việt của nhà Trần rất thành công.

Giai đoạn nhà Trần là giai đoạn hạnh phúc nhất của dân tộc và đất nước Việt Nam, theo nghĩa của nhà Phật.

  1. Đi tu ăn mn

Hoàng Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm là em của Ngài, cũng có lòng hướng Phật. Biết anh mình tu Phật đã lâu, những vì Tuệ Trung Thượng Sĩ tham gia kháng Nguyên nên chưa có dịp hỏi Đạo, nghe tin Ngài đã từ quan, liền mời anh vào cung để thỏa lòng mong muốn bấy lâu.

Hoàng hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi, trong buổi tiệc có Thái Tử Trần Nhân Tông. Tiệc có cả chay mặn và rượu, thức ăn dọn bên chay bên mặn. Hoàng Hậu biết Ngài là người tu hành, nên sắp xếp ngồi bên phía chay. Không ngờ Ngài quan sát nhanh, rồi khoát tay từ chối, chọn ngồi ngay giữa hai bên, cười nói vui vẻ gắp thức ăn cả chay lẫn mặn, lại còn uống rượu rất nhiệt tình…

Đang ăn, Ngài gắp một miếng nem công chả phượng cho vào miệng, vừa nhai vừa tận hưởng, rất là vui vẻ.

Hoàng hậu thấy Ngài tự nhiên như vậy, bèn mở lời:

– Anh thấy thức ăn hôm nay thế nào?

Ngài gật gù trả lời:

– Được thế này thì còn gì bằng…

Hoàng hậu nghe thế lấy làm lạ hỏi:

– Anh tu Thiền mà ăn thịt thì đâu được thành Phật?

Ngài cười lớn đáp:

– Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh.

Đến đây, trong hội chúng có một cánh tay giơ lên, xin được hỏi Zangthalpa: tu hành ai cũng mong muốn giác ngộ, muốn thành Phật. Xin Ngài nói rõ vì sao mà ngài Thượng Sĩ lại đáp như thế cho chúng tôi hiểu rõ được không?

Zangthalpa đáp:

– Người tu hành có cái bệnh là tu mong cầu thành Phật, vì nghĩ rằng tu không thành Phật thì tu để làm gì? Nhưng tại sao tu cầu thành Phật là bệnh? Bệnh ở chỗ nào?

Đa số quý vị đều nghĩ rằng tu là cầu con người phàm thành con người Phật. Như vậy phàm và Phật là hai và cứ nghĩ rằng Phật là một đấng rất kỳ đặc ngoài mình, nên mong cầu để được thành.

Ví dụ ở thế gian có những người mến mộ kẻ tài ba lỗi lạc, họ hâm mộ người nào họ muốn trở thành người đó. Vậy, họ có thể trở thành người đó được không?

Người đó là người đó, họ là họ. Muốn học những cái hay ở người đó họ phải tự học để chuyển hóa những cái dở và phát triển những cái hay nơi họ thì họ trở thành người tài, chớ không phải để trở thành người đó. Nếu thành người đó thì bỏ người này thành người kia.

Quý vị tu gọi là thành Phật, không phải bỏ con người phàm mà được ông Phật khác là thành Phật, mà ngay nơi con người phàm này quý vị nhận ra Phật tính ở nơi quý vị. Nói cách khác, ngay con người phàm quý vị chuyển hết cái xấu cái dở cái mê của phàm tục, thành cái tốt, cái hay, cái sáng thì ngay nơi mình là Phật. Hết mê tức là giác. Giống như cái nhà tối, muốn cho sáng, chỉ cần thắp đèn là nhà hết tối, chứ không phải bỏ cái nhà tối này tìm cái nhà sáng khác. Cũng thế, ngay nơi chúng sinh mê này, quý vị thắp sáng trí tuệ là hết mê. Như vậy, mê và ngộ ở ngay nơi quý vị chứ không ở nơi nào khác mà cầu. Ở ngay nơi mình chuyển là xong, là giải thoát, chứ không mong cầu Phật hay giải thoát ở ngoài mình.

Rồi Zangthalpa kể tiếp câu chuyện:

Tuệ Trung Thượng Sĩ biết em mình một lòng hướng Phật, liền hỏi một câu để thử thách:

– Em là phận nữ nhi, sinh con đẻ cái, xuất giá theo chồng, làm sao mà có thể giác ngộ thành Phật được, nên tu hành làm gì?

Hoàng Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm chưa biết trả lời thế nào, thì cùng ngồi trong bàn tiệc có Thái tử Trần Nhân Tông, nghe thế liền thẳng thắn trả lời:

– Thưa cậu! Người tuy có nam nữ khác nhau, thế nhưng ai ai cũng có thể thành Phật. Phật tính nào có chia nam, nữ? Những người hình dáng là nữ, tuy có khác với dung mạo tôn nghiêm của cậu, thế nhưng Phật tính của họ, so với cậu đâu có gì khác!

Tuệ Trung Thượng Sĩ nghe trả lời, trong tâm cảm thấy yêu thích, biết rằng Trần Nhân Tông là người có căn cơ. Nhưng vì trong buổi tiệc có nhiều hạng người khác nhau, nên Ngài chuyển hướng, nói sang chuyện khác.

– Vậy anh có biết đã từng có ai là bậc nữ nhi cư sĩ sống giữa đời mà tu hành giác ngộ, để em noi gương mà cảm hứng tu hành?

Nhấp ly rượu Ngài đáp:

– Ta biết có nàng Độ Hà, nàng Cát Tường, nàng Nguyệt Trang Đài sống cùng thời với Đức Phật đã tu hành giác ngộ trong đời đó. Em có thể noi gương các nàng ấy mà tinh tấn tu hành.

Còn Thái tử vẫn chưa thấu triệt việc đi tu ăn mặn, nên mới hỏi tiếp:

– Chúng sinh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?

Thượng Sĩ trả lời:

– Nếu ăn thịt uống rượu mà tâm không phân biệt, không khởi động niệm thì không có tội. Còn nếu uống rượu ăn thịt với tâm khao khát thèm thuồng hoặc phán xét, ăn chay mà nghĩ mình hơn ngườăn mn, thì có tội. Như vậy có tội hay không tội tùy theo tâm người; nếu tâm đắm nhiễm thì có tội, tâm không đắm nhiễm – vì một trường hợp bất đắc dĩ mà ăn hay ăn trong tâm không phân biệt thì không có tội.

Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:

Vô thường các pháp hnh,
T
âm nghi ti lin sinh.
X
ưa nay không mt vt,
Ch
ng ging cũng chng mm.

– Các pháp hạnh là vô thường, nhưng nếu khởi tâm nghĩ ngợi thì tội từ đó phát sinh. Còn thể thanh tịnh – Phật tính – sáng suốt không hình không tướng, không phải là một vật, cũng không phải là giống, cũng không phải là mầm, thì làm gì có sinh diệt, vì vậy mà không có tội không có phước. Tội phước chỉ phát sinh ở tâm niệm vọng động, việc làm phát khởi từ tâm niệm vọng động thành tội thành phước, tâm không dấy động nói gì tội phước. Tội phước chỉ là quan điểm của suy nghĩ, ngoài suy nghĩ làm gì có tội phước. Bản chất của thế giới không có tội phước, nhưng còn tâm phân biệt thì luôn có tội phước.

Ngày ngày khi đi cnh
C
nh cnh t tâm sinh.
T
âm cnh xưa nay không
Ch
n chn ba-la-mt.

– Ngày ngày mắt, tai, mũi, lưỡi… của chúng ta tiếp xúc với trần cảnh, cảnh nào cũng đều dính mắc. Do tâm dính mắc với cảnh, cảnh tâm không rời nhau, nên nói cảnh từ tâm sinh. Tâm cảnh dính mắc nhau rồi thì tự nó là tội là phước. Khi biết rõ tâm (vọng tưởng) và cảnh đều không có thật, không phải là chân thật thì tâm không chạy theo cảnh nên không dính mắc lúc ấy pháp nào cũng là hoàn hảo (ba-la-mật), không có pháp nào là tội là phước cả. Tại vì tâm chấp cảnh là thật cho nên có tội có phước, nếu tâm không chấp cảnh, biết rõ nó không thật thì pháp nào cũng là pháp thanh tịnh.

Thái tử Trần Nhân Tông lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu sau lại hỏi:

– Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu đã rõ ràng.

Thượng Sĩ lại dùng kệ giảng rõ:

Ăn rau cùng ăn tht
Ch
úng sinh mi s thuc.
Xu
ân v trăm c sinh
Ch
 nào thy ti phước?

– Thú có mạng sống, trên cây cỏ cũng có mạng sống, thú vật là chúng sinh, trên cây cỏ cũng có chúng sinh. Ăn thịt thì có tội với thú vật, ăn rau trái thì có tội với chúng sinh trên cây cỏ. Con cá, con gà, con vịt… nó tự có sinh mạng, chúng ta đoạt mạng sống lấy thịt nó để ăn là có tội. Trên cây cỏ cũng có sinh mạng, chúng ta ăn hoa, trái, thân là đoạt mạng sống của chúng sinh sống trên đó cũng là có tội.

– Chỉ khi tâm chúng ta thản nhiên tự tại trước mọi việc đến đi của thế sự, cũng như thời tiết xuân đến thì hoa nở cỏ sinh, thu đến thì lá úa hoa rụng là lẽ thường thì đâu thấy có tội phước. Sở dĩ thấy có tội phước là do tâm chấp trước, khi hết chấp trước không còn dính mắc thì tội phước đâu còn.

Đến đây, có một vị đứng dậy hỏi Zangthalpa: chúng tôi vẫn còn là hàng sơ cơ, chưa thể hết chấp trước được, vậy ngài có cách nào để trong lúc tu hành mà vẫn giảm thiểu điều này không?

Zangthalpa đáp:

– Trong sách Sa di luật (giới luật của người đi tu), quyển hạ, chương 5 có viết: Con người phải ăn để sống, có thực mới vực được đạo, tuỳ theo người ta cho thứ gì, thì ăn thứ ấy, cho nên phải quý trọng không được bỏ phí.

– Không ăn thì làm sao sống, điều quan trọng là các vị khi còn hàng sơ cơ, mỗi khi ăn các vị hãy có thái độ biết ơn những chúng sinh đã chết để các vị có được phần thức ăn này để nuôi dưỡng thân thể sống mà tu hành, và hồi hướng công đức tu tập được cho tất cả chúng sinh đấy có được những tái sinh tốt đẹp ở kiếp sau, có duyên gặp được Chánh Pháp để tu hành giác ngộ giải thoát. Và đồng thời phát Nguyện Bồ Đề Tâm, nguyện tu hành giác ngộ rồi quay trở lại cứu giúp tất cả chúng sinh đấy bằng hết mới thôi.

Zangthalpa trả lời xong, lại tiếp tục câu chuyện:

Thượng Sĩ dạy như thế mà Thái Tử Trần Nhân Tông cũng chưa an lòng, nên hỏi tiếp.

– Còn như giữ gìn giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng, là thế nào?

Ngài Tuệ Trung là một bậc đã giác ngộ, nghe hỏi đã biết Thái tử thông tuệ hơn người, sẵn sàng lĩnh hội giáo lý, nhưng tại nơi đông người không tiện nên mỉm cười im lặng. Thái tử tiếp tục thỉnh cầu nhưng Ngài không trả lời, chỉ gắp cùng lúc 3 miếng thịt ăn liên tục, xong đứng phắt dậy, đột ngột chào mọi người rồi lui về phòng nghỉ.

Mọi người không hiểu việc gì, chỉ có Thái tử mỉm cười vì biết Ngài Tuệ Sĩ ra dấu: “đến canh ba vào phòng gặp ta”.

Đọc tiếp Zangthalpa – Phần 22: Cách dạy kỳ đặc chưa từng có của Tuệ Trung Thượng Sĩ

Mời các bạn quan tâm đến Truyện cổ tích Zangthalpa:
– Theo dõi các phần Audio của truyện Zangthalpa tại đây.
– Theo dõi các phần Video của truyện Zangthalpa tại đây.
– Theo dõi các truyện Zangthalpa mới nhất tại đây.
– Xem mục lục các truyện Zangthalpa tại đây.

Mời các bạn quan tâm theo dõi truyện Zangthalpa tại đây 
https://trongsuot.com/2017/08/22/kho-tang-truyen-co-tich-trong-suot-zangthalpa/