Zangthalpa – Phần 22: Cách Dạy Kì Đặc Chưa Từng Có Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

  1. Truyn pháp cho Thái t Trn Nhân Tông

Nhấp một ngụm trà, Zangthalpa tiếp tục kể chuyện:

Ngoài trời sao sáng trăng thanh, Thái Tử lòng đầy hồi hộp…

Đêm ấy, Thái tử không sao ngủ được, lòng cứ lâng lâng mong cho đến giờ. Khoảng canh ba, Thái tử tìm đến phòng của Tuệ Trung Thượng Sĩ, lúc đó vẫn còn ánh đèn sáng trong phòng. Khi bước vào, Thái tử thấy Ngài nằm nghiêng quay mặt vào trong, liền quỳ sát bên giường, không dám kinh động. Hồi lâu bèn thưa:

– Dạ thưa, cậu gọi con đến lúc nửa đêm, không biết cậu muốn chỉ bảo việc gì?

Tuệ Trung Thượng Sĩ nghe vậy liền bật người, ngồi dậy nói:

– Nửa đêm không ngủ, đến đây làm gì?

Thái tử cúi đầu cung kính:

– Lúc tối khi đang tiệc, cậu có nói canh ba đêm nay đến phòng cậu, chính vì thế mà con mới bạo dạn đến đây.

Thượng Sĩ nghe thế nghĩ thầm: Thái tử là người thông tuệ, một lòng hướng Phật, chỉ đang chờ một bậc minh sư đến điểm chỉ khai tâm nữa mà thôi. Rồi nói:

– Ta biết căn tính của con không phải người tầm thường, song khi tối trong tiệc có nhiều thành phần khác nhau, ta sợ có người nghe rồi không hiểu đúng, hành động sai lầm nên mới im lặng, nay con đã hiểu ý ta mà đến cầu Pháp, ta sẽ dốc lòng mà giảng cho con. Nhưng con phải nhớ: “Chớ bảo cho người không ra gì biết”.

Rồi ngài đọc hai bài kệ để giảng cho câu hỏi của Thái tử lúc buổi tiệc: “Chỉ như giữ gìn giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng, là thế nào?”

Gi gii cùng nhn nhc
Chu
c ti chng chuc phước.
Mu
n biết không ti phước
Ch
ng gi gii nhn nhc.

Sau khi đọc xong bài kệ, Zangthalpa đưa mắt nhìn tất cả mọi người trong hội chúng rồi nói:

– Các vị nghe đến mấy câu kệ này có giật mình nghi ngờ và thấy mâu thuẫn không? Tôi đã nói rất kỹ trong các phần trước rằng giữ giới và nhẫn nhục là không thể thiếu trên con đường thực hành Bồ tát. Điều này đã được khẳng định nhiều lần trong Kinh Phật. Thế mà ở đây, Thượng Sĩ lại nói: “Giữ giới cùng nhẫn nhục, chuốc tội chẳng chuốc phước?” Phải hiểu thế nào cho đúng?

Rồi Zangthalpa nói tiếp:

– Sở dĩ tu phải nhẫn nhục là vì sân hận quá nhiều, bây giờ muốn chuyển hóa sân hận thì phải tập nhẫn nhục. Song khi tập nhẫn nhục thì sân giận hết chưa? Nếu hết sân thì khỏi nhẫn nhục. Như vậy thì còn tập nhẫn nhục là còn sân, còn sân là còn tội, nên nói “Chuốc tội chẳng chuốc phước”. Chừng nào hết sân thì chừng đó không còn tu nhẫn nhục nữa.

– Tại sao phải trì giới?

– Tại vì hay sát sinh, trộm cắp, dâm dục… Sát sinh, trộm cắp, dâm dục tự gây khổ cho mình mà còn làm khổ cho người, nên Đức Phật cấm. Nếu các vị thương chúng sinh không giết hại nó, thấy của người không khởi lòng tham để lấy, thấy sắc đẹp không đam mê… thì không phải trì giới. Tại vì còn tham còn sân nên phải trì giới để ngăn chặn, nếu hết những tâm bệnh đó thì không cần giữ giới.

– Bởi còn tâm bệnh nên phải trì giới. Còn trì giới là còn tội, nên phải kềm chế gìn giữ, bao giờ hết tâm bệnh, chừng đó hết giữ giới. Tu đến chỗ không cần giữ giới mà không phạm giới mới thật là thanh tịnh, tâm đã hoàn toàn thanh tịnh thì ngang đó hết tội phước. Nếu còn giữ giới, còn nhẫn nhục là còn tội, còn phước chứ chưa hết.

Còn đây là bài kệ thứ hai:

Như khi người leo cây
Trong an t
 cu nguy.
Nh
ư người không leo cây
Tr
ăng gió có làm gì?

– Người thấy tội phước như người đang đứng trên mặt đất bằng bình yên vô sự, bỗng leo lên cây bị gió mạnh nên mới sợ ngã. Đó là người đang ở trong an ổn mà tạo lấy sự nguy hại. Ngược lại, nếu đứng yên ở mặt đất thì giông gió đâu có làm hại được. Cũng vậy, tâm thể vốn thanh tịnh, vốn không có tội lẫn phước, tự nhiên khởi niệm tội phước nên cần phải giữ giới. Nếu không tham sân si, không khởi niệm tội phước thì không cần giữ giới, không cần phải nhẫn nhục.

– Lời dạy của ta những kẻ tầm thường thì không nên biết. Vì họ biết qua lời này họ sẽ chấp và cho rằng trì giới nhẫn nhục là chuốc tội chớ không được phước, rồi thấy người tu giữ giới nhẫn nhục nghĩ người đó chuốc tội, còn người tu buông lung làm nhiều chuyện xằng bậy thì không tội được phước, đó là phá kiến, lạc vào tà đạo. Ngươi có hiểu không?

Thái tử xúc động, rơi lệ khấu đầu vâng lời, tôn Tuê Trung Thượng Sĩ làm Thầy.

Lúc này đã đến canh năm, gà gáy trời sáng. Thái tử quỳ xuống và hỏi:

– Thưa Thầy, xin Thầy điểm chỉ cho con về đường lối tu hành như thế nào, để khi Thầy về, dù con bận trăm công nghìn việc nơi triều chính vẫn có thể tu hành được.

Ngài đáp:

– Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc – tức Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được. Đây là cốt tủy của Đạo Phật.

Nói xong, Ngài trao cho Thái tử hai quyển sách Tuyết Đậu và Dã Hiên, rồi nói:

– Đây là hai quyển sách ta nhận từ sư phụ Thiền sư Tiêu Dao khi Người còn sống, làm đường lối tu hành. Nay ta trao lại cho ngươi, từ nay về sau ngươi theo y đó mà tu hành giữa chốn triều đình, sẽ không còn ngăn ngại.

Thái tử ngẩng đầu lên nhìn Thượng Sĩ, đôi mắt ngấn lệ, không biết phải nói điều gì, chỉ xúc động thốt lên:

– Thưa Thầy, con …

Thượng Sĩ đưa cặp mắt sáng rực nhìn Thái tử một cách chăm chú mà từ bi, rồi Ngài nói những lời sau cùng:

– Không nhận ra cuộc đời chỉ là một giấc mơ, người vô minh gán lên mỗi sự kiện một tầm quan trọng khác nhau, rồi theo đuổi các mục đích riêng của mình, đắm chìm trong ham muốn và sợ hãi.

– Người đã khám phá ra Sự Thật nhìn các hiện tượng như ở trong mơ, không hiện tượng nào quan trọng hơn hiện tượng nào. Mọi thứ xảy ra đều bình đẳng như nhau trong Cái Đang Là. Hân hoan nhảy múa giữa các hình tướng huyễn ảo, Bậc giác ngộ làm mọi việc hoàn toàn vì người khác, trong trí tuệ và tình thương.

Thái tử không biết nói gì hơn, đưa hai tay nhận hai quyển sách rồi từ tạ Tuệ Trung Thượng Sĩ:

– Con xin ghi lòng tạc dạ, không dám quên lời.

Về sau, Thái tử lên làm Vua Trần Nhân Tông, lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh tan cuộc xâm lược của giặc Nguyên Mông lần thứ ba. Khi đất nước đã thanh bình, Vua truyền ngôi lại, lui về ở ẩn trên núi Yên Tử để chuyên tâm tu hành, đạt giác ngộ ngay trong một đời, hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng, muôn dân Đại Việt xưng tụng ngài là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, còn truyền lại đến ngày nay.

  1. Phá chp

Là một cư sĩ Thiền sư giác ngộ, với trí tuệ nhìn mọi sự vật, mọi hiện tượng đều bình đẳng như nhau, với tâm giác ngộ không phân biệt, trong mắt Tuệ Trung Thượng Sĩ thì giàu nghèo hay sang hèn, bẩn sạch, ăn chay hay ăn mặn, ô nhiễm sắc dục hay thanh tịnh đều bình đẳng như nhau. Chính vì vậy, Tuệ Trung Thượng Sĩ hành động và sống giữa trần tục một lối sống tự do không ràng buộc, không giữ cái này bỏ cái kia, một lối sống tự nhiên, và Ngài luôn khuyên mọi người sống thuận theo tự nhiên.

Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ là sự vận dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể: Kiến: Phá chấp vào nhị nguyên; Thiền: Không cố tình ngồi thiền mà mọi trạng thái sống mà không ra ngoài sự thật thì tự nó vốn là thiền. Hành: Sinh hoạt như người phàm, không từ chối điều gì, để giúp mọi người phá chấp.

Theo đạo Phật, chấp là cố chấp, mê chấp, không đúng mà chấp là đúng, không thật mà chấp là thật, khổ mà chấp là sướng, thiên kiến đứng về một phía.

Phá chấp là phá bỏ những thứ chăp này, thậm chí phá tư tưởng chấp vào giáo lý kinh điển nhà Phật cho rằng giáo lý văn tự nhà Phật là sự thật tuyệt đối mà không hiểu rằng đó chỉ là phương tiện dẫn người ta đến với sự thật, nên đúng sai tùy hoàn cảnh.

Trong kinh Viên Giác cũng viết, các lời dạy trong kinh chẳng khác nào ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu thấy mặt trăng rồi thì có thể biết cái để chỉ mặt trăng (ngón tay) không phải là mặt trăng. Tất cả lời nói của Như Lai, Bồ tát cũng đều như thế.

Theo Thượng Sĩ, muốn giác ngộ, hành giả không chỉ “đập phá” nhị nguyên (vong nhị kiến) mà còn “đập phá” cả khái niệm. Với quan niệm ấy, Ngài đã dùng những “đòn” mãnh liệt nhằm giải phóng người học đạo thoát khỏi sự mê chấp vào giáo lý. Phá chấp được Ngài vận dụng một cách triệt để và toàn diện, nhưng tập trung chủ yếu ở ba “bước”: Giới, Định, Tuệ.

Đối với Đạo Phật, thì Giới có vai trò nền tảng trên con đường giác ngộ. Người học nhờ công phu trì giới mới làm nền tảng để có được thiền định và trí tuệ sáng suốt. Theo Thượng Sĩ, Giới chỉ là phương tiện, muốn giác ngộ chân lí, người học đạo không nên chấp vào giáo lý mà phải vượt lên trên giáo lý. Do đó, Ngài yêu cầu người học phải hiểu đúng bản chất của giới nhằm mục đích gì, chứ không thể dựa vào Giới một cách máy móc.

Zangthalpa chậm rãi nhìn hội chúng, rồi tiếp tục kể:

Trong sự nghiệp hành đạo, Tuệ Trung Thượng Sĩ có rất nhiều cuộc đối thoại, trong đó Ngài thường dùng những lời nói rất ngược truyền thống để khai thị cho học trò. Chẳng hạn, một hôm có vị tăng đến hỏi Thượng Sĩ: “Thế nào là thanh tịnh pháp thân”, Ngài trả lời:

Ra vào trong nướđái trâu,
Chui r
úc giđng phân nga.

Thượng Sĩ cho rằng, không nên phí thời gian vào những chuyện như muốn giải thích về Phật Pháp, vì điều này không bao giờ giải thích đúng được. Sự thật tuyệt đối thì ở đâu cũng có, dù là trong nước đái trâu hay phân ngựa.

Vị tăng lại hỏi: Vậy làm thế nào để chứng ngộ được?

Thượng Sĩ đáp: Không phân biệt dơ bẩn tức là pháp thân thanh tịnh.

Rồi Thượng Sĩ đọc bài kệ:

Xưa nay không bn, sch,
Ph
áp thân không vướng mc,
N
àtrc vi nàthanh!
B
n, sch đu hư danh.

“Bẩn, sạch” là khái niệm do con người tự bày đặt, đối với đạo thì khái niệm ấy ám chỉ sự thanh tịnh hay không thanh tịnh. Theo Thượng Sĩ, bẩn, sạch đều là một. Người học do mê chấp nên sinh ra phân biệt, còn như Phật tính thì ai cũng có, cũng giống nhau, nên phải phá chấp triệt để vào những quan niệm ấy. Ngài đưa người học đạo đến với Pháp Thân – Sự Thật tuyệt đối, như một thực tại, vượt qua khái niệm thanh tịnh và ô nhiễm.

Lần khác, có người hỏi Thượng Sĩ:

– Trong giáo lý Phật nói: “Không tức là sắc, sắc tức là không, ý nghĩa thế nào?”

Thượng Sĩ trả lời:

– Ngươi có sắc thân không? Vậy sao nói “Sắc tức là không?” Ngươi có nhìn thấy cái “Không” có tướng mạo gì không? Vậy sao nói “Không tức là sắc”.

Thượng Sĩ đọc bài kệ:

Sc vn chng phi không,
Kh
ông vn không phi sc.

– Bài kệ trên có vẻ đi ngược lại với giáo lý kinh điển, nhưng thực tế Thượng Sĩ phê phán những người do mê chấp, không biết đâu là giả, đâu là thật nên khi nói “Sắc tức là không, không tức là sắc” liền chấp luôn vào đó. Suy cho cùng thì “sắc” và “không” cũng chỉ là những khái niệm, do tâm vọng, phân biệt mà ra.

Thượng Sĩ nói tiếp:

Sc tc là không, không tc sc,
Ba 
đi chư Pht quyn biếđt.
Kh
ông vn không sc, sc không Không,
Th
 tính sáng làu, chng được mt.

Thượng Sĩ giải thích cho người học đạo biết rằng, sắc cũng là không và không cũng là sắc, tuy hai mà vẫn một, tất cả đều là không. Con người do mê nên sinh ra “Không” với “Sắc”, “Một” với “Hai”, khi ngộ rồi thì hết thảy đều là không. Chư Phật quá khứ, hiện tại, tương lai đều coi giáo lý là phương tiện để thuyết pháp, chứ vốn Không không có Sắc, Sắc không có Không. Không có Sắc lẫn Không trong bản tính tự nhiên của mỗi người, vốn sáng làu chẳng được mất.

Trên quan điểm giác ngộ phải tự mình, do mình, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã phá chấp vào việc cầu Phật, cầu thiền. Ngài nói:

Thanh Văn ngi thin, ta không ngi,
B
 tát thuyết pháp, ta nói tht.

Thanh Văn để chỉ người tu hành theo Phật giáo Nguyên Thủy chỉ tập trung vào phá ngã chấp nhưng chưa nhận ra được Phật Tính vốn có của mình. Tuệ Trung Thượng Sĩ cho rằng, Phật tại tâm, Phật ở trong ta chứ không ở ngoài ta. Kẻ ngu, người trí, Phật tính vốn không khác nhau, chỉ vì mê, ngộ không giống nhau nên có kẻ ngu, người trí. Ngài khác Thanh Văn ở chỗ, Ngài là bậc thượng trí đã đắc đạo, mà đắc đạo rồi thì không cần phải ngồi thiền, còn Thanh Văn thì phải ngồi thiền.

Do đó, Ngài mới nói “Thanh Văn ngồi thiền, ta không ngồi”. Mặt khác, cũng là bậc giác ngộ nhưng Thượng Sĩ lại khác với Bồ tát, vì Bồ tát thuyết cả pháp tương đối còn Ngài chỉ nói về sự thật tuyệt đối.

Tư tưởng của Thượng Sĩ còn chỉ cho người học biết, nếu cứ ngồi tụng kinh, gõ mõ, niệm Phật mà không biết Phật là bản tính có sẵn của mình thì không bao giờ giác ngộ được. Điều này cũng giống như “miệng nói Không” mà muôn kiếp không thấy Phật tính nên cũng chẳng có ích gì. Giác ngộ phải thực hành từ trong tâm chứ không tụng niệm suông, vì miệng tụng mà tâm không hành thì chỉ như huyễn, như hóa, như cơn gió thoáng qua rồi biến mất.

Như vậy, không chỉ phá chấp vào giới, Thượng Sĩ còn phê phán người học do chấp vào hình thức thiền nên đã tự trói buộc mình. Trên tinh thần ấy, chấp vào hành động cung kính mà không hiểu sự thật cũng bị Ngài phá luôn. Thượng Sĩ tuyên bố:

Ví gp C Đàm quen cóng lnh,
Tr
ánh sao khi ngang hông mđp.

Cồ Đàm phiên âm theo tiếng Phạn là Gautama, cũng để gọi tên Phật. Thượng Sĩ đã mượn họ của Phật để chỉ những bậc tu hành đắc đạo. Ngài tu Phật nhưng không chấp vào giới, không cầu Phật, thậm chí còn tuyên bố nếu gặp Cồ Đàm thì cứ cho thẳng một đạp.

Kể đến đây, Zangthalpa hỏi mọi người: các vị nghe điều này có vẻ như mâu thuẫn và không chấp nhận được đối với một người tu Phật, có phải không?

Rồi Zangthalpa lại tiếp tục:

– Theo Thiền tông, thì giáo lý, giới, thậm chí cả Phật cũng chỉ là phương tiện để đạt đến đích. Khi ngộ rồi thì phương tiện (kể cả Phật) cũng phải bỏ, quẳng đi, đạp đổ.

Quan niệm trên chỉ có ở những người giác ngộ viên mãn. Ngài cũng cho rằng, khi đã hiểu được “Phật cũng không có, Tổ cũng không” thì chẳng cần trì giới, tụng kinh gõ mõ nữa. Nghĩa là giác ngộ phải tự tâm, tự mình chứ không cần đến bất cứ một thứ ngoại lực nào khác. Rõ ràng, Ngài công khai chống lại sự mê chấp của người học đạo, chống lại niềm tin có tính chất tôn giáo.

Zangthalpa đang kể thì có một cánh tay giơ lên xin được hỏi:

– Như thế, Tuệ Trung Thượng Sĩ không cần đến phương tiện, mà vẫn ngộ đạo được phải không? Xin Ngài nói cho chúng tôi được biết.

Zangthalpa trả lời:

– Hiểu như vậy là không đúng, vì Thượng Sĩ giác ngộ là nhờ tu thiền. Trong quá trình dìu dắt học trò đến với đạo, Thượng Sĩ đã sử dụng giáo lý, ví dụ như 2 cuốn sách đưa cho vua Trần Nhân Tông, và coi đó như một phương tiện. Nhưng khi đã ngộ ra sự thật rồi thì cái quan trọng là sống trong sự thật, không cần đến phương tiện nữa, và phải phá bỏ sự bám chấp vào phương tiện. Đó là tư tưởng cơ bản trong triết lí giác ngộ của Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Từ trên quan điểm giác ngộ đấy, nên khi có người hỏi Thượng Sĩ:

– Trước khi thiền thì lễ Phật trước hay lễ Tổ trước?

Thượng Sĩ đáp: “Tổ và Phật đều không lễ”, và đọc bài tụng:

Mt phen pháo bước thong dong,
Th
áp ch trng trng, gin chng xong,
Ph
t, T rt cùng đu chng l,
Ng
c ngân khe sm, ánh thu trong.

Thờ Phật hay thờ Tổ là do con người tự đặt ra, trên phương diện giác ngộ là chấp, vì tâm hướng ra bên ngoài. Việc Thượng Sĩ không lễ Phật, không lễ Tổ phản ánh đúng bản chất của đạo. Các vị cần hiểu đúng Phật giáo không phải để cải tạo thế giới bên ngoài, mà để phục vụ cho sự quay vào trong để chuyển hóa những mê lầm, về với cái mà Thượng Sĩ gọi là “cố hương” (Sự thật vốn sẵn). Vì vậy, chấp và tin vào giáo lý một cách mù quáng người tu sẽ thành nô lệ cho chính mình.

Phá chấp trong Thiền học, Tuệ Trung Thượng Sĩ không chỉ thể hiện tư tưởng của một thiền sư giác ngộ, mà còn thể hiện quan điểm của con người thực tiễn. Nhận thức “phá chấp” như vậy, vừa phản ánh bản chất của đạo, vừa chống lại sự si mê của người tu hành. Tư tưởng ấy nói lên rằng, không phải vì ăn thịt hay ăn cá mà người ta trở thành ô uế, nhưng chính vì sự say mê cố chấp, cuồng tín, lừa bịp, tham lam, tự đề cao mình, khinh rẻ người khác và ác ý, mới làm cho người ta trở thành ô uế.

Tại sao phải cần phá chấp? Vì không phá chấp thì không thể đạt đến sự thật một cách trọn vẹn, bởi vẫn bị xiềng xích bởi tư tưởng, suy nghĩ. Đối với Ngài, khi chưa giác ngộ thì cần đến phương tiện, khi nhận ra sự thật rồi thì phải bỏ sự bám chấp vào phương tiện, nếu không sẽ không thể triệt ngộ. Khi đã thấu đạt chân lí đạo thì giữ giới, tụng kinh, gõ mõ sẽ trở thành thừa.

Thực tại mầu nhiệm, người tu phải sống trong lòng nó chứ không thể chỉ đi xung quanh nó và đàm luận về nó. Cũng vì vậy mà Thượng Sĩ không để thì giờ luận thuyết về các đề tài đạo Phật và chú giải các kinh điển Phật Giáo. Ngài chủ trương rằng Phật tử không cần một lý thuyết, nguyên tắc đơn giản của đạo Phật là hãy sống cuộc đời tự tại bản tính tự nhiên, với sự thật nơi chính mình, không cần đi tìm đâu cả.

Thể tính của các vị vẫn sáng trong, chưa từng bị mê hoặc, chỉ cần quay về tự thân là các vị có thể làm hiển lộ nó, khỏi cần đi tìm Phật tìm Tổ. Tinh hoa của đạo Phật là sự sống trong lòng thực tại giác ngộ mà không phải là những triết thuyết. Cũng như tinh hoa của một khúc nhạc chỉ có thể thấy được khi khúc nhạc được cử xướng lên. Chỉ đàm luận suông chung quanh một nhạc khúc thì không làm sao thấy được cái huyền diệu của khúc nhạc ấy.

Đến đây, Zangthalpa đọc cho mọi người nghe một bài kệ của Tuệ Trung Thượng Sĩ, âm thanh du dương vang lên như một nhạc khúc:

Thôi tìm Thiếu Tht vi Tào Khê
Th
 sáng chưa tng b lp che
Gi
ó lng không chia cao vi thp
Tr
ăng soi chng ngi chiếu trăm b.

Màu thu đm nht tùy duyên sc,
B
ùn sao vương đượđóa sen hè
Di
u khúc muôđi nên c xướng
Ðông Tây Nam Bc chy tìm chi.

  1. Gi phút lâm chung

Một thời gian sau, Tuệ Trung Thượng Sĩ bệnh ở Dưỡng Chân Trang. Là một cư sĩ Thiền sư giác ngộ, biết trước thời khắc mình sẽ chết, Thượng Sĩ không chịu nằm trong phòng, sai người cho kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, rồi Ngài nằm lên.

Khi thấy mọi người và gia quyến ai cũng đều trĩu nặng đau buồn đến đưa tiễn. Ngài vẫn ung dung thản nhiên, thể hiện phong thái của một bậc Thiền sư ngộ đạo, thoát lìa sinh tử, như không có chuyện gì. Thượng Sĩ đưa ánh mắt nhìn tất cả mọi người đang đứng xung quanh, và nói: – Ta chẳng đến cũng chẳng đi, có gì mà tiễn.

Rồi Ngài nằm theo thế kiết tường, an nhiên viên tịch.

Khi Thượng Sĩ vừa trút hơi thở cuối cùng, cây hoa trước sân bỗng rụng hết bông, chim chóc trong vườn cũng vì cái chết của Ngài mà kêu thương bi thảm. Người con trai cả của Ngài đứng bên linh cữu sờ thấy Cha mình đã ngừng thở mà nét mặt vẫn ung dung thanh thản, bèn khóc rống lên thương tiếc. Sau đó, thê thiếp và gia quyến trong nhà cũng khóc rất thảm thương vì mất đi người chồng và cha, một trụ cột của gia đình.

Các quan trong triều, các danh tướng nhà Trần đã từng cùng Ngài tham gia chống Nguyên Mông đều tiếc thương Ngài, triều đình mất đi một vị Đại tướng mưu lược, dũng cảm, luôn lo nghĩ cho mối an nguy của muôn dân trăm họ, Đại Việt đã mất đi một vị anh hùng dân tộc.

Nhiều học trò của Ngài cảm xúc đau buồn, họ khóc thương khi mất đi người Thầy hết mực từ bi và trí tuệ. Mỗi người trăm lối ngổn ngang, không biết từ nay về sau sẽ như thế nào khi không còn được Ngài dẫn dắt trên con đường tu hành, giải thoát. Cả Dưỡng Chân Trang nhuốm màu ai điếu. Thế mới biết,

Khi còn mê lm
Đi din sinh t
Th
t quá đáng s
Lu
ân hi sáu no
Ai bi
ết v đâu
Th
ng kh vô cùng

Chỉ có cách tu hành giác ngộ mới là con đường giải thoát duy nhất…

Không khí đang nhuốm màu tang thương như thế, bất thình lình Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, kêu nước súc miệng rửa tay.

Tất cả mọi người đều há hốc miệng kinh ngạc trước sự việc Thượng Sĩ chết rồi sống lại.

Thấy mọi người đều đau buồn, Ngài vì họ mà nói hai câu kệ:

Gia tri dù có đôi vành chuyn
Bi
n c ngi gì hòn bt sinh

(Câu đầu tiên ý nói: Mặt trăng, mặt trời mỗi ngày mọc rồi lặn trong hư không, so với bầu trời thênh thang thì sự mọc lặn đó chẳng có ý nghĩa gì. Câu thứ hai ý nói: So với biển cả mênh mông, hòn bọt nổi lên rồi tan đi trên mặt biển cũng chẳng có gì quan trọng.)

– Nhận ra bản lai diện mục (bộ mặt xưa nay – Phật Tính ở mỗi người) như bầu trời thênh thang, như đại dương biển lớn, bát phong của sáu nẻo luân hồi, sống chết chỉ như bọt sóng nhỏ nhấp nhô lên xuống, như mặt trăng mặt trời mọc rồi lặn, đối với ta thì có sá gì. Các ngươi chớ có đau buồn.

Ngài thấy chỉ có Vua Trần Nhân Tông là không khóc. Ngài liền bảo:

– Trần Khâm (tên thật của Vua Trần Nhân Tông) đã chứng ngộ thiện ác bình đẳng, chê khen chẳng động, buồn vui chẳng vương, còn các ngươi đều chẳng được như thế.

Đoạn, Ngài ánh mắt nghiêm trang nhìn đám học trò, rồi nói:

– Vậy thì mấy năm nay ở bên ta, các ngươi tu đạo gì? Nay các ngươi khóc là lo cho ai, nếu lo cho ta chẳng biết chỗ đi sau khi chết, thì ta đã tự biết chỗ đi. Nếu ta không biết chỗ đi thì đã chẳng báo trước cho các ngươi biết thời khắc ta viên tịch. Các ngươi buồn khóc bởi vì chẳng lo cho ta, mà phóng chiếu nỗi lo sợ chết của các ngươi lên ta mà thôi. Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, chớ có làm nhiễu động chân tánh ta.

Rồi Ngài đọc bài thơ Sống chết là lẽ thường (Sinh tử nhàn nhi dĩ) để dạy học trò lần cuối:

Khi tâm sinh thì sinh t sinh.
Khi t
âm dit thì sinh t dit.
Sinh t
 xưa nay tính vn không,
H
ư huyn thân này ri cũng hết.

Phin não, b đ dn tiêu mòn,
Đa ngc thiêđường t khô kit.
L
ò la, vc du t êm ru,
Núi ki
ếm rng dao bng gãy tit.

Thanh văn ngi thin ta không ngi,
B
 tát nói Pháp, ta nói tht
S
ng là sng di, chết: chết di.
T
 đi vn không, t đâu ni?

Đng như hươu khát rượt bóng sông,
Ch
y quàng không ngh khp Tây, Đông.
Ph
áp thân không qua, cũng không li,
Ch
ân tính không trái cũng không phi.

Đến nhà, thôi ch hi con đường.
Th
y trăng, tìm gì ngón tay ch.
Ng
ười ngu điêđo s t, sinh,
B
c trí, t sinh thường thôi vy.

Đọc cho học trò xong, Ngài lại nằm theo thế kiết tường, an nhiên viên tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày 01 tháng 04 năm 1291.

10. V cư sĩ giác ng kit xut ca dân tc Vit Nam

Khi Tuệ Trung Thượng Sĩ mất, hậu thế có nhiều người tán thán Ngài như một bậc giác ngộ. Trong đó, bài tán thán của Vua Trần Nhân Tông – Điều Ngự Giác Hoàng là tiêu biểu nhất:

– Tôi hân hạnh được làm đệ tử gần gũi của Ngài, có làm bài tụng “Thắp Hương Đền Ơn”. Sau khi tôi được truyền nối pháp, mỗi khi khai đường thuyết pháp, tự nhớ đến tứ trọng ân, nhất là ân pháp nhũ khó đền. Tôi sai họa sĩ vẽ chân dung của Ngài, để được cúng dường, tự thuật bài tụng để tán thán.

Zangthalpa bình giảng:

– Điều Ngự Giác Hoàng kể lại công ơn của Thượng Sĩ đối với Ngài. Ngài nhớ mãi không quên, nên sau này Ngài xuất gia làm Phật sự, mỗi khi khai đường thuyết pháp ở đâu, Ngài cũng đều thờ chân dung của Thượng Sĩ để tỏ lòng biết ơn.

– Ngài nói trong bốn ơn lớn là ơn Thầy tổ, ơn cha mẹ, ơn tổ quốc, ơn đàn-na thí chủ thì ơn pháp nhũ tức là ơn thọ nhận Chánh Pháp của Thầy khó đền nhất. Vì vậy nên Ngài mới làm tụng:

Dùi st già này
Ng
ười khó din t
Th
ước nách Lương Hoàng
Chu
ông xe TháĐế

Hay vuông hay tròn
Hay dày hay m
ng
Bi
n pháp mt mt

Rng thin ba góc.

Zangthalpa bình giảng tiếp:

– “Dùi sắt già này, người khó diễn tả” Dùi sắt là vật vô tri không già không trẻ. Tại sao ở đây nói cái dùi sắt già?

Trong nhà Thiền hay dùng cái đãy (tượng trưng cho thân tạm bợ hư dối) có cái dùi sắt ló đầu để tượng trưng trong cái thân tạm bợ hư dối có cái chân thật cứng chắc, cái chân thật cứng chắc đó dùi được tất cả những cái khác cho nên gọi là cái dùi sắt già.

Vậy trong các vị, người nào cũng có cái dùi đó hết. Dùi của mọi người thì bằng chì bằng kẽm, còn dùi của Ngài thì bằng gang bằng thép rất cứng nên gọi là dùi sắt già. Vì cứng chắc hơn người, nên khó mà diễn tả được hình ảnh Ngài. Điều Ngự Giác Hoàng tán thán Thượng Sĩ, ví Thượng Sĩ như cái dùi cứng chắc nhất, không có dùi nào bì nổi.

Muốn diễn tả hình ảnh của Thượng Sĩ thì không có cách nào diễn tả được, nên nói “thước nách Lương Hoàng chuông xe Thái Đế”. Dù cho dùng thước của vua Lương Võ Đế để đo cũng không đo nổi hay dùng chuông của Thái Đế để lường cũng lường không nổi hình dáng tư cách của Thượng Sĩ.

“Hay vuông hay tròn, hay dày hay mỏng” Thượng Sĩ hành xử thế nào cũng được, vuông cũng được, tròn cũng được, dày cũng được, mỏng cũng được, không có một tướng nào cố định, nên không ai có thể lường được. Thế nên người đời có khi thờ Ngài như bậc Thầy của hàng tu sĩ, có lúc thấy Ngài là một ông cư sĩ có vợ con, có khi thấy Ngài vui chơi thi thơ, có lúc thấy Ngài nghiêm trang trong dáng mạo của một Thiền sư. Ngài không hiện một tướng nào cố định mà có đủ cả vuông tròn dày mỏng.

“Biển pháp một mắt, rừng thiền ba góc” Người đời ai cũng như ai đều dùng hai mắt để thấy. Tại sao ở đây chỉ nói một mắt?

Một mắt là chỉ cho mắt ở giữa hai chân mày tại huyệt ấn đường. Mắt này là mắt trí tuệ.

Ý nói mắt trí tuệ của Thượng Sĩ mới thấy được biển pháp của Phật. Còn hai mắt thịt của con người là mắt phàm phu thấy không thấu. Điều Ngự Giác Hoàng ví Thượng Sĩ là mắt trí tuệ nhìn suốt được biển giáo Pháp của Phật. Đó là tán thán Thượng Sĩ về mặt giáo lý.

Còn Thiền của Thượng Sĩ như “rừng Thiền ba góc”. Ý nói Thiền mà Thượng Sĩ thâm nhập vững chắc như núi Côn Luân ở Trung Hoa, núi này có ba góc vị thế rất vững. Đối với Thượng Sĩ dù cho sóng gió, nghịch duyên có khó khăn đến đâu cũng không làm Thượng Sĩ rung chuyển lay động, nên tán thán Ngài như “rừng Thiền ba góc”.

Tiếp thu tinh hoa Thiền tông, cùng với trí tuệ thiền của Ngài, Thượng Sĩ đã trở thành ngôi sao sáng của Phật giáo thời Lý – Trần. Song, cái đặc sắc, nổi bật nhất của Thượng Sĩ là tư tưởng “hoà quang đồng trần”, một tinh thần thiền phá chấp dũng mãnh, triệt để giàu bản sắc.

Tuệ Trung Thượng Sĩ thực hiện con đường tu hành giữa đời thường, như một hoa sen nở trong biển lửa, Ngài nguyện là một người giác ngộ sống cuộc đời thế tục, ra vào giữa chốn đau khổ mà cảm hóa chúng sinh:

Cho hay Pht sng trn gian đy
Sen n
 trên lò rc la hng.

Ngài cho rằng người tu hành một khi đã giác ngộ thì phải hòa mình vào trong lòng thế tục, như một Bồ Tát sống giữa trần tục đem ánh sáng trí tuệ đi vào những nơi u tối của thế tục trần lao để soi sáng những tăm tối, mê lầm, giáo hóa chúng sinh một cách không ngăn ngại.

Mang đại nguyện của một vị Bồ Tát, Tuệ Trung Thượng Sĩ dấn thân với phong thái của một cư sĩ nhập thế, làm quan trong triều vì dân vì nước, mỗi khi đất nước bị giặc xâm lăng, Thượng Sĩ đã đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất: Bằng hành động của một vị Bồ Tát xả thân mình để cứu chúng sinh, với trí tuệ, lòng dũng cảm và tài ngoại giao khi làm sứ giả vào tận trong lòng địch để thương thuyết, rồi giả hàng để thực hiện kế hoãn binh, có thời gian cho vua tôi nhà Trần và toàn bộ người dân trong thành Thăng Long bảo toàn tính mạng, rút lui an toàn trước sức mạnh giặc Nguyên Mông. Nhưng sau khi không cần đóng vai trò đó nữa, Thượng Sĩ sẵn sàng vứt tất cả, chỉ còn lại là phong cách cư sĩ Thiền sư, đối diện với trần thế bằng tình thương bao dung, không giới hạn.

Tuy là một vị Vương gia nhưng Thượng Sĩ lấy đời sống đơn giản làm vui, sống ung dung trong Sự Thật của một vị Bồ Tát dành trọn thời gian tiếp xúc, lắng nghe thấu hiểu mọi đau khổ để xoa dịu và cứu giúp người khác chứ không vui trong chức lớn danh to.

Vua Trần Nhân Tông viết: “Thượng Sĩ sống giữa lòng thế tục, hòa ánh sáng mình trong cuộc đời bụi bặm; trong mọi cuộc tiếp xúc Thượng sĩ luôn luôn giữ thái độ hòa ái nên chưa bao giờ gặp phải những trường hợp phiền nghịch. Do đó, Ngài có thể làm tiếp nối được hạt giống chánh Pháp, dìu dắt được những kẻ mới học. Ai đến tham cứu tìm học với Ngài cũng được ngài chỉ dẫn sơ lược cho thấy phần cương yếu của đạo Pháp khiến tâm họ có chỗ nương tựa. Thượng Sĩ không bị ràng buộc bởi hình thức: Khi thì ẩn tàng, khi thì lộ diện, Ngài không chấp vào hình thức và danh từ”.

Với tư tưởng giác ngộ không chỉ cho mình, mà còn cho mọi người, Tuệ Trung Thượng Sĩ chọn đi con đường Bồ Tát Đạo khác hẳn nếu đem so với con đường hành đạo của các Thiền sư trong lịch sử là thường ẩn tránh trên núi cao, hoằng Pháp trong im lặng, tách biệt với đời thường.

Đối với Thượng Sĩ, việc tu hành và hoằng Pháp cần hướng đến đời thường, hòa vào các hoạt động hàng ngày, đạo Phật phải đi vào cuộc đời, phải xả thân cứu thế, hỗn tục hoà quang. Tiếng nói ấy truyền vào hậu thế một sức sống Đạo mạnh mẽ, xé toạc mọi định kiến và khuôn mẫu tu hành, làm bật gốc những quan niệm sai lầm, chỉ dẫn cho hậu thế một con đường tu hành giác ngộ giữa thế tục qua chính cuộc đời lẫy lừng hiển hách nhưng vẫn hòa quang đồng trần, đi vào trần tục của Tuệ Trung Thượng Sĩ, một bậc cư sĩ thiền sư giác ngộ kiệt xuất.

Zangthalpa nói tiếp:

– Giác ngộ là nền tảng căn bản của đạo Phật. Người ở bất cứ hình thức nào mà giác ngộ thì được quí trọng, vì quí trọng ở giác ngộ chứ không phải quí trọng ở hình thức. Không giác ngộ thì dù hình thức nào cũng không có giá trị và nếu giác ngộ thì dù hình thức nào cũng có giá trị.

Ngày xưa, ở thời Đức Phật, Ngài Duy Ma Cật là một cư sĩ mà các vị Tỳ-kheo, Bồ Tát vẫn tới tham vấn hỏi đạo… Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ thiền sư giác ngộ, nên vẫn dạy được cho Vua Trần Nhân Tông giác ngộ, vẫn được chư Tăng mọi nơi tới thưa hỏi, học đạo và tôn kính như bậc Thầy. Như vậy có những bậc cư sĩ giác ngộ giữa đời thường còn là bậc thầy của các vị tăng, ni.

Hành trình của tôi không chỉ dừng lại ở Việt Nam. Tiếp theo, tôi sẽ kể cho quý vị những tấm gương cư sĩ giác ngộ ở những nước khác, những cư sĩ giác ngộ còn rất nhiều, và còn rất vĩ đại…

Đọc tiếp Zangthalpa – Phần 23: Yeshe Tsogyal – Bậc đại giác ngộ và nguồn cảm hứng lớn lao cho hành giả nữ mọi thời đại

Mời các bạn quan tâm đến Truyện cổ tích Zangthalpa:
– Theo dõi các phần Audio của truyện Zangthalpa tại đây.
– Theo dõi các phần Video của truyện Zangthalpa tại đây.
– Theo dõi các truyện Zangthalpa mới nhất tại đây.
– Xem mục lục các truyện Zangthalpa tại đây.

Mời các bạn quan tâm theo dõi truyện Zangthalpa tại đây 
https://trongsuot.com/2017/08/22/kho-tang-truyen-co-tich-trong-suot-zangthalpa/