Nuôi dạy con để có một đứa trẻ trí tuệ, hạnh phúc (Phần 1, Đà nẵng/ 2017))

Bố mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên thành người tử tế và hạnh phúc. Mình có thể dạy con thành người tử tế, điều đó không khó. Nhưng liệu mình có biết cách dạy để con hạnh phúc? Và thực sự, hạnh phúc đến từ đâu? 

1. Bố mẹ muốn dạy con thành người như thế nào?

Thầy Trong Suốt: Giới thiệu với các bạn mình tên là Trong Suốt, một người cha của hai đứa con, năm tuổi và hai tuổi. Mình đang làm về kinh doanh ở Hà Nội. Nhưng đấy là việc phụ thôi, việc chính là mình chia sẻ những kiến thức mà mình học, thực hành, và rút ra được trong cuộc sống hằng ngày.

Vì thế nên mới gần đây ở Hà Nội thành lập một câu lạc bộ áp dụng vào cuộc sống hiện đại để thay đổi mỗi người, làm họ trở nên trí tuệ hơn, khỏe hơn, hạnh phúc hơn. Đấy là những điều mà mình đã làm trong thời gian qua. Thực chất trước buổi này, mình đã có hai, ba buổi trà đàm như vậy ở Đà Nẵng rồi. Một buổi về báo hiếu bố mẹ, một buổi về gì ấy nhỉ, có ai nhớ không?

Một bạn: Dạ, một buổi là “Bạn sống để làm hài lòng ai”.

Thầy Trong Suốt: Một buổi là bạn sống để làm hài lòng ai, một buổi là dành cho những người lười biếng. Hôm nay theo yêu cầu của khá nhiều các bạn, chúng ta gặp lại nhau với một chủ đề có lẽ rất phù hợp với người Đà Nẵng, là gia đình, liên quan đến việc nuôi dạy con cái.

Ở đây có bao nhiêu bạn đã có con rồi giơ tay ạ? Một, hai, ba, bốn, năm, sáu… Woa! Những bạn còn lại chưa có con vẫn đến nghe ạ? Cũng được. Bao nhiêu bạn có con dưới 6 tuổi giơ tay ạ? À rất phù hợp, dưới 6 tuổi.

Tại sao mình lại quan tâm dưới 6 tuổi? Tất nhiên, dạy con lúc nào cũng cần rồi. Nhưng dưới 6 tuổi là khi mà đứa trẻ đang hình thành nhân cách của nó, những cái mình dạy nó trước 6 tuổi thì nó thành một phần tất yếu đời sống của đứa bé trong tương lai. Mình dạy nó làm điều tốt, đừng làm điều xấu thì đấy là một phần, giống như là khắc vào đá trong cuộc đời nó… Nhưng mà những tuổi sau đấy cũng vẫn dạy được bình thường.

Những ai có con từ 6 đến 13 giơ tay ạ?  Hai người. Có ai có con từ 13, 14 trở lên? Một người. Hôm nay cơ bản mình sẽ nói cho trẻ con từ 0 đến 13 tuổi, còn trên 13 cũng vẫn dạy được nhưng nó sẽ nghe mình ít thôi, vẫn dạy được nhưng nghe thì chưa chắc đã nghe. Thông thường là bố mẹ khi dạy con, ai cũng muốn con mình thành người tốt đúng không ạ? Tốt và gì ạ? Mọi người thường dạy con sau này muốn con thành người như thế nào? Có ai phát biểu được không ạ?

 

Bạn nào ở Đà Nẵng phát biểu đi ạ. Khi mình nuôi dạy con thì mình muốn nó thành người thế nào?

Một bạn: Theo em, nuôi dạy con lớn lên nó không quậy phá, hay là trộm cướp, hay là đâm chém gì là…thành công (Cười)

Trong Suốt: Là thành công rồi đúng không ạ?

Bạn đó: Là thành công.

Thầy Trong Suốt: Lớn lên mà nó không đi tù là thành công rồi.

Bạn đó: Đúng rồi (Cười)

Thầy Trong Suốt: Bạn nào có quan điểm khác không ạ?

Một bạn: Theo quan điểm của em thì đứa trẻ sau này lớn lên sẽ thành người hạnh phúc và có ích.

Thầy Trong Suốt: Hạnh phúc và có ích. Rồi, rất tốt ạ. Bây giờ bạn nào nói thì giới thiệu một chút cho diễn giả biết luôn mình là ai, hoàn cảnh thế nào đó, ngắn gọn.

Một bạn: Em giới thiệu em tên là Nguyễn Thị Hồng ạ. Hôm nay em tới tham gia buổi Trà đàm này lần đầu tiên ạ. Em có hai cháu nhỏ, đều dưới sáu tuổi ạ, một cháu hơn năm tuổi, một cháu hai tuổi ạ. Trước tiên, em muốn con phải là một người tốt ạ, một người sau này sẽ có ích cho xã hội, biết san sẻ hạnh phúc của nó đối với người khác nữa ạ.

Thầy Trong Suốt:  Rồi, cảm ơn em. Tiếp đi ạ. Ai có con cũng phải nói một câu đi ạ, để xem sau này mình muốn con mình như thế nào. Mời bạn này.

Một bạn: Mình tên là Nguyễn Anh Khoa, là bố của 3 cháu trai dưới 6 tuổi. Mong muốn của em khi cháu lớn lên, thứ nhất, nó hạnh phúc. Không quan trọng chuyện giàu nghèo. Nó tự hạnh phúc bản thân và ngoài ra hạnh phúc cho gia đình và cho xã hội. Vì hạnh phúc đó là hạnh phúc chung chứ không phải hạnh phúc riêng của nó. Em xin hết.

Một bạn: Em tên là Lê Thị Trang, có một con nhỏ 5 tuổi và đang mang bầu bé thứ hai. Điều đầu tiên em muốn là nó phải có nhân cách tốt. Nếu con người có nhân cách tốt, thì em nghĩ là nó sẽ làm được nhiều việc, không chỉ là giúp ích, mang lại niềm vui cho người khác mà sẽ bao gồm rất nhiều thứ.

Thầy Trong Suốt: Mời bạn khác đi ạ. Kể cả những bạn chưa có con cũng được quyền mơ ước ạ. (Cười) Có quyền nói điều mình thích, nói mình muốn nuôi đứa con như thế nào.

Một bạn: Em tên là Yến ạ. Hiện tại, em có một cháu 5 tuổi và đang mang bầu cháu thứ hai. Em mong muốn con mình là một người mạnh mẽ, tự lập, có khả năng tự quyết và biết yêu thương san sẻ, là một người sống tử tế.

Thầy Trong Suốt: Tử tế là đầu tiên đúng không?

Bạn đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Tử tế xong rồi mạnh mẽ, tự lập, biết yêu thương san sẻ. Rồi, rất hay.

Một bạn: Dạ, em chưa có con và em vẫn còn là sinh viên, bản thân em cũng là giáo viên dạy cho các bạn nhỏ học tiếng Anh. Nếu có con thì em mong muốn là con mình có thể sống với đúng các ước mơ của nó và sống có đam mê. Con mình như thế nào cũng được nhưng miễn là nó sống vui, khỏe và nó được làm những điều nó thích là mình cảm thấy hạnh phúc rồi.

Thầy Trong Suốt: Có đam mê, được làm những điều mình thích là mình hạnh phúc rồi. Được, rất hay, rất tốt! Đấy, thế hệ mới đấy, rồi còn bạn nào nữa không ạ? Mời bác, bác già đấy ạ. Bác muốn có đứa con thế nào?

Một bạn: Dạ tôi là Liên. Tôi sống ở Đà Nẵng. Tôi có hai cháu là Hằng và đây ạ, đều trưởng thành hết. Tôi cũng mong muốn các cháu là có một ý thức về cuộc sống, làm ăn chân chính, công việc ổn định và nuôi dạy các con nên người. Mục đích là để cho các cháu học hành, đạo đức cũng như là các kĩ năng sống được thành đạt và được nhiều may mắn trong cuộc sống, và cố gắng để nuôi các con. Bản thân tôi cũng dạy các cháu là phải có một cái tâm và sống có cộng đồng, giúp đỡ cộng đồng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn quanh mình. Xin hết ạ.

Thầy Trong Suốt: Rất hay ạ, cảm ơn bác ạ. Như vậy chúng ta đều có thể thấy có mấy điểm chung, đúng không ạ? Đầu tiên là muốn dạy con thành người tốt, đúng không ạ? Có bạn nói thậm chí là không đánh nhau, không vào tù là thành công đấy. Như vậy, đầu tiên nó không thành người tốt thì mấy cái khác vứt hết đúng không ạ? Không thành người tốt, mà rất thành đạt nhưng mà tham nhũng có được không ạ? Rất thành đạt trong cuộc sống nhưng mà tham nhũng hối lộ, đánh người mà không phải đi tù – nhà giàu mà. Có được không ạ, có thích thế không ạ? Chắc là không rồi, như vậy thành đạt với cả tốt, cái nào quan trọng hơn ạ?

Đầu tiên là mình muốn nó tử tế, là người tốt. Thứ hai, rất nhiều bạn nói là hạnh phúc. Rất nhiều bạn nói chẳng cần thành ông này bà kia, miễn nó hạnh phúc thì tôi thấy ổn rồi. Sau đấy thì xa hơn một chút, bạn nói là hạnh phúc rồi thì chia sẻ với cộng đồng. Mọi người đồng ý không ạ? Rất ít người nói con tôi phải thành đạt. Chưa ai nói câu đấy cả. Tốt này, hạnh phúc này và chia sẻ với cộng đồng, đấy, mình tóm tắt lại mấy ý chính mà các bạn vừa nói xong. Bố mẹ nào cũng thế, cũng muốn con mình như vậy.

2. Tốt, hạnh phúc, chia sẻ – bạn được mấy điểm?

Thầy Trong Suốt: Tuy nhiên, mình cứ nhìn ra xã hội xem, có phải là bố mẹ nào cũng dạy được con trở thành người tốt, người hạnh phúc và người chia sẻ được với cộng đồng hay không?

Theo các bạn, có phải ai cũng làm được hay không ạ? Không phải ai cũng làm được. Bản thân các bạn thử nhìn chính mình xem.

Nếu phải xem ba tiêu chí: Một là người tốt, hai là người hạnh phúc và ba là người chia sẻ hạnh phúc cho người khác. Ví dụ người tốt là 4 điểm, hạnh phúc là 4 điểm, chia sẻ người khác là 2 điểm, tổng cộng 10. Các bạn thử tự đánh giá xem bố mẹ mình đã thành công đến mức độ nào? Nếu mình cho người tốt là 4 này, ví dụ mình tốt vừa vừa thì mình cho là 3, mình hơi tốt tốt thì là 2, mình vừa ra tù ra thì 1. (Mọi người cười) Ví dụ thế. Thế thì 4 điểm dành cho tốt, 4 điểm là hạnh phúc, chia sẻ với người khác thì 2 điểm. Mình thử xem trên cái thang điểm đó thì bố mẹ mình đã dạy mình để mình được bao nhiêu điểm? Các bạn suy nghĩ một phút đi ạ.

Mọi người có đáp án chưa ạ? Rồi, ở đây những ai được 10 giơ tay ạ? Vừa rất tốt, vừa rất hạnh phúc, vừa rất chia sẻ cho người khác?

10? Không có ai 10 ạ?

9 điểm, Có ai không ạ? Rồi, không có ai 9 điểm.

8 điểm ạ? 1 người 8 điểm, 2 người 8 điểm, 3 người. Rồi, 3 người 8 điểm.

7 điểm? 1, 2… nhiều phết đấy ạ. 1,2, 3, 4, 5, 6, 7

6 điểm? 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7… Rồi, 8 người.

5 điểm? Rồi, rất khiêm tốn. 1, 2, 3, 4, 5 người. Rất khiêm tốn đấy ạ.

4 điểm? 1. Bạn này siêu khiêm tốn. 1 bạn.

Ba điểm, 2 điểm, 1 điểm ạ.

Rồi, vậy thang điểm của chúng ta thấp nhất là 4, cao nhất là 8, đúng không ạ? Bây giờ mời những ai 8 điểm giơ tay lại đi ạ? 1, 2, 3. Rồi, mời bạn 8 điểm phát biểu đi ạ. Mình sẽ hỏi tại sao bạn 8 và theo bạn 8 điểm như vậy thì bao nhiêu phần là công lao giáo dục của bố mẹ?

Một bạn: Tôi là Hiền. Tôi đang có hai con nhỏ 6 tuổi. Tôi thấy điểm tốt là 4 điểm phải không ạ? Thì chắc tôi được 3. Bây giờ được 50 tuổi rồi, những cái mà bố mẹ tôi dạy như là thật thà, trung thực… không phù hợp với cuộc sống của tôi. Và đôi lúc mình muốn thay đổi để cho cuộc sống mình thay đổi cho khác, cho tốt hơn. Mình nghĩ như vậy nhưng mình không thể làm được mà cứ như vậy, và thôi thì cũng chấp nhận, chứ nó không thể tốt hơn được nữa.

Thầy Trong Suốt: 3 điểm là tự tin lắm rồi. Nếu bố mẹ mình muốn mình được 4 đúng không ạ? Mình được 3.

Bạn Hiền: Dạ, còn cái thứ hai là hạnh phúc mình được 4 điểm phải không anh? Thì tôi cũng cảm thấy bây giờ tôi hạnh phúc. Hạnh phúc với những gì mình chấp nhận, với những gì mình hiện có mặc dù là nó không có bằng những người khác, nhưng mà mình chấp nhận với những gì mình có là hạnh phúc.

Thầy Trong Suốt: Hạnh phúc do chấp nhận được những gì mình có.

Bạn Hiền: Dạ không đòi hỏi thêm nữa.

Trong Suốt: Đúng rồi chứ còn so với ai bây giờ, đúng không ạ?

Bạn Hiền: Dạ nhiều người khổ hơn mình lắm. Và như vậy mình thấy mình hạnh phúc.

Thầy Trong Suốt: Vậy là bạn mấy điểm?

Bạn Hiền: Dạ 4 điểmCòn cái điều cuối cùng là san sẻ hạnh phúc, thì tôi nghĩ tôi được 1 thôi. Nói chung thì mình cảm thông với những khó khăn của người khác. Nhưng có nhiều khi mình cũng chưa có đủ những điều kiện hay thời giờ để mình chia sẻ, nên mình không được hoàn hảo về mặt đó.

Thầy Trong Suốt: Nhưng mà 8 điểm là kinh lắm rồi, đúng không ạ? Mọi người hoan hô đi ạ. (Mọi người vỗ tay) Mời bạn phía sau giơ tay lúc nãy ạ, 8 điểm đấy ạ. Mình chia sẻ tại sao mình đánh giá như vậy và so với cả cái quan điểm, mong muốn của bố mẹ, thì mình đã thỏa mãn được mong muốn của bố mẹ mình chưa ạ?

Một bạn: Tôi tên là Trinh, tôi có hai đứa con, một bé 9 tuổi và một bé 30 tháng. Nếu nói về tốt, tôi cảm giác là mình không làm gì xấu hết.

Thầy Trong Suốt: Rồi, tốt, là 4 điểm luôn.

Bạn Trinh: Về hạnh phúc thì tôi cảm thấy bằng lòng với công việc, với con cái, với gia đình mặc dù về kinh tế tôi không bằng mọi người. Công việc của tôi là một giáo viên dạy vẽ cấp hai và tôi cảm giác gần như là bằng lòng với mọi thứ mà tôi đang có. Còn vấn đề chia sẻ thì tôi nghĩ tôi rằng là mình chỉ được 2 điểm thôi.

Thầy Trong Suốt: 2 điểm trên 2 hả? Thế là bạn 10 mất rồi?

Bạn Trinh: Dạ đâu, thấy có 8 thôi mà.

Thầy Trong Suốt: (Cười) Tốt là 4 này, hạnh phúc là 4 này.

Bạn Trinh: Không, tốt ở đây chỉ có 3 thôi. Hạnh phúc cũng 3 thôi.

Thầy Trong Suốt: Hạnh phúc 3, à còn chia sẻ được 2.

Bạn Trinh: Chia sẻ là 2. Vì công việc của tôi chỉ có dạy một buổi thôi, nên một buổi còn lại tôi thường tham gia cùng với các cô giáo trong trường đi làm những công tác từ thiện cho những người già neo đơn. Và tôi cảm thấy là cái việc đó của tôi cũng là một niềm vui.

Thầy Trong Suốt: Bố mẹ bạn có muốn bạn như thế không ạ?

Bạn Trinh: Có, vì mẹ tôi là một người thường xuyên đi chùa, nên từ nhỏ tất cả các con, tuy chưa làm ra tiền, nhưng mọi người đều phải góp phần vào cái việc đi làm từ thiện.

Thầy Trong Suốt: À như vậy bạn đã được giáo dục ảnh hưởng Phật giáo từ bé đúng không ạ?

Bạn Trinh: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi, một tràng vỗ tay cho bạn ạ. (Mọi người vỗ tay) À bây giờ chúng ta xuống người thấp điểm đi ạ. Bạn nào 5 điểm ạ? Đây bạn nam 5 điểm.

Bạn Khoa: Dạ, em tên là Khoa. Hiện em là bố của 3 cháu. Về điều tốt thì em cảm thấy em được 2 điểm. Em cảm thấy chưa trọn vẹn lắm. Nhiều khi mình không có trọn vẹn mọi bề được, với vợ con, gia đình… Về hạnh phúc, em tự thấy cũng được khoảng một nửa, 2 trên 4. Còn về san sẻ, tuy có thể cũng làm vài việc nhỏ nhưng cũng chưa trọn vẹn lắm, nên cũng thấy chưa được nhiều so với mong muốn.

Thầy Trong Suốt: Em tự so cái hiện giờ của mình với mong muốn của bố mẹ mình, thì mình đạt được khoảng như thế nào?

Bạn Khoa: Bố mẹ chỉ có áp lực về chuyện trong nhà thôi, còn chuyện xã hội thì tùy con cái, có sức thì làm không có sức thì thôi, không bắt buộc mình phải theo như thế nào hết.

Thầy Trong Suốt: Bố mẹ của bạn có hài lòng với hiện tại của bạn không?

Bạn Khoa: Dạ cũng khá hài lòng. Vì cơ bản bố mẹ chỉ quan tâm cuộc sống của bản thân gia đình mình thôi, còn mọi việc ngoài xã hội thì tùy điều kiện của con cháu chứ không áp đặt như thế nào.

Thầy Trong Suốt: Như vậy là bố mẹ bạn quan tâm nhất hạnh phúc của bạn đúng không?

Bạn Khoa: Chính xác, quan tâm.

Thầy Trong Suốt: Chứ việc bạn có san sẻ được không là phụ thôi. Như vậy thực ra thì việc chia sẻ đấy, nói chung, bố mẹ không quan tâm lắm, đúng không? Đầu tiên là con cái hạnh phúc đã, đúng chưa ạ?

Bạn Khoa: Đúng rồi.

Thầy Trong Suốt: Chứ con chưa hạnh phúc thì chia cái gì. Như vậy mình tạm bỏ khoản chia sẻ ra, có thể bố mẹ chỉ muốn con hai điều thôi. Một là tốt, hai là hạnh phúc.

Bạn Khoa: Đúng rồi

Thầy Trong Suốt: Rồi. Có bạn nào 4 điểm phát biểu xem nào. Tại sao bạn nghĩ là bạn 4 điểm?

Một bạn: Dạ so với thang điểm của anh thì em nghĩ là tốt thì em chỉ 2 điểm thôi, vì tốt nếu nói ra là rất rất rộng. Em nghĩ, em chỉ được một mặt nào đó thôi, còn hạnh phúc thì hiện tại mình có quá nhiều thứ bận tâm nên còn suy nghĩ nhiều, vậy là không có hạnh phúc, thì em cho là 1 điểm. Còn chia sẻ thì hiện tại em cũng có hoạt động chia sẻ với nhiều người, nhưng mà em cũng nghĩ ở mức 1 điểm thôi, chứ không phải ở mức 2 điểm được.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Bố mẹ em có hài lòng về em không?

Bạn đó: Dạ hiện tại thì em nghĩ chắc là bình thường, em không thấy là có hài lòng hay không hài lòng gì cả.

Thầy Trong Suốt: Cũng ok đúng không ạ?

Bạn đó: Dạ.

Trong Suốt: Rồi. Như vậy là con cái tốt và hạnh phúc là bố mẹ hài lòng rồi. Bao nhiêu người đồng ý giơ tay ạ? Nếu tôi dạy con mà sau này lớn lên nó tốt, nó hạnh phúc, tôi hài lòng. Tốt và hạnh phúc thôi ạ. Còn san sẻ là chuyện phụ, để sau. Rồi, như vậy là hầu hết tất cả mọi người đều đồng ý với nhau là bố mẹ dạy con để nó tốt được, mà hạnh phúc được nữa thì là quá cao thủ, đúng không ạ?

 

3. Bố mẹ chỉ có thể cho con điều gì?

Thầy Trong Suốt: Theo các bạn thì hạnh phúc của con có nằm trong tay bố mẹ không ạ? Có ạ? Vì sao? Mời bạn trả lời!

Một bạn: Chắc là tại riêng em, ba mẹ cứ suốt ngày giục lấy chồng á.

Thầy Trong Suốt: (Cười)

Bạn đó: Nên em nghĩ hạnh phúc của em là hạnh phúc của ba mẹ.

Thầy Trong Suốt: (Cười) Bạn ấy bảo ba mẹ bạn ấy suốt ngày giục lấy chồng. Suy ra là hạnh phúc của em nằm trong tay ba mẹ. Cũng có lý nhỉ? (Trong Suốt và mọi người cười) Bố mẹ thậm chí còn mong con lấy chồng theo kiểu mình muốn nữa. Đúng đấy, vì bố mẹ nào chả mong con hạnh phúc và nếu quan điểm của bố mẹ hạnh phúc là phải lấy người này người kia, thì bố mẹ bắt con lấy chồng là có lý. Đấy, nhưng mà liệu bố mẹ có bảo con lấy ai được không ạ? Bố mẹ của bạn là hơi quá rồi.

Bố mẹ lẽ ra không nên bảo con lấy ai, bởi vì tình cảm không có mà bắt lấy thì cũng chẳng dẫn đến hạnh phúc. Bố mẹ chỉ nên dạy con những phương pháp, những cách hoặc chính xác hơn là những giá trị để con mình noi theo mà thôi. Đúng không ạ? Ví dụ như là hãy chọn một người chồng tử tế là cùng thôi, chứ không thể nói là con phải lấy người đấy được. Bố mẹ nên chỉ ra những giá trị mà con cái đồng ý và noi theo. Ví dụ, lớn lên con hãy làm người tốt, đừng làm người xấu. Như vậy mình chỉ cho con cái mình những giá trị gì ạ?

Tốt, đúng không ạ? Hãy là người tốt. Lớn lên con hãy là người trung thực chứ đừng là người giả dối. Đấy là mình chỉ giá trị gì ạ?

Một bạn: Trung thực.

Thầy Trong Suốt: Trung thực. Lớn lên, con hãy lựa chọn tiền bạc chứ đừng có chọn gia đình. (Cười) Nếu mà nói thế thì chỉ ra giá trị gì ạ?

Một bạn: Vật chất.

Thầy Trong Suốt: Vật chất, đúng không ạ? Đấy. Bố mẹ thực ra không thể bắt con làm được việc gì đâu. Con làm nghề gì bố mẹ không kiểm soát được. Con cái lấy ai không kiểm soát được, nhưng bố mẹ có thể nói về những giá trị sống để con cái đồng ý và noi theo. Và cái này, có thể từ rất sớm. Đứa bé từ 3 tuổi trở lên là học được cái đấy rồi.

Cái mà bố mẹ cần làm là đưa ra những giá trị sống để con cái đồng ý và noi theo. Nếu bố mẹ làm được như vậy là thành công rồi. Vì những giá trị ấy dẫn đường cuộc đời của đứa con. Ví dụ mình nói là: “Tiền là quan trọng nhất con ạ!” – đó là giá trị tiền bạc thì đứa con sẽ lớn lên theo kiểu đấy. Tiền là quan trọng nhất đối với nó, gia đình, hạnh phúc là phụ hết. Ngược lại mình nói ví dụ là: “Tiền không phải là quan trọng nhất mà lòng tử tế quan trọng hơn” – thì đứa con sẽ đi theo con đường nào ạ? Nó sẽ tử tế. Đứa bé giống như tờ giấy trắng ấy, mình ghi cái gì vào từ lúc nhỏ là nó theo cái đấy.

Nếu bây giờ các bạn bắt đầu nói với con mình rằng: “Con ơi, tiền là nhất!” – thì sau này lớn lên chắc chắn mình sẽ có một đứa con tiền là nhất, bố mẹ cũng chỉ là nhì thôi. Chắc chắn luôn, mình nói từ bây giờ mà. Nó đang 2, 3 tuổi, mình nói tiền là nhất thì lớn lên tiền sẽ là nhất, bố mẹ chỉ là phụ.

Nhưng nếu mình đưa những giá trị đúng cho nó, càng nhỏ càng tốt ngay từ khi ý thức được, mà bố mẹ đã truyền cho con cái những giá trị tốt đẹp, đúng đắn và con đồng ý noi theo, thì đấy chính là cách dạy nó, chứ không phải mình dạy nó lấy ai, làm nghề gì được.

 

Làm nghề gì xã hội dạy, nó lấy ai thì không biết ai dạy nữa, nhưng mà chắc chắn những giá trị sống là bố mẹ có thể truyền cho con cái được, một cách trực tiếp và gián tiếp.

Trực tiếp là dạy, nói thẳng đấy ạ. Ví dụ nói: “Trung thực là quan trọng nhất!”. Đấy là trực tiếp.

Gián tiếp là gì? Gián tiếp là mình sống như thế, xong con mình bắt chước theo. Ví dụ mình rất trung thực và mình không bao giờ nói dối, kể cả nói dối con cũng không, thì con cái đã được học theo cái đấy. Thế thì bố mẹ chỉ có thể truyền được cho con cái hay dạy con cái những giá trị sống thôi. Những giá trị đấy mà nó đồng ý và noi theo là mình thành công rồi. Còn xa hơn thế thì rất khó. Và bố mẹ truyền một cách trực tiếp hoặc gián tiếp điều đấy cho con cái. Mọi người đồng ý không ạ? Mình chỉ truyền giá trị thôi, đúng không ạ? Làm sao mình bảo nó lớn lên làm phi công được. Mình biết lái máy bay đâu mà mình dạy nó làm phi công? Nhưng mình sẽ truyền cho nó một giá trị sống là gì? Là khám phá thế giới là một điều tốt. Đấy! Thì có thể nó đi làm phi công hay nghề gì đấy khám phá. Hay mình truyền cho nó cứu người là quan trọng, là tốt thì có thể sau này nó làm bác sỹ hoặc làm nghề gì liên quan đến cứu người, vì mình nói với nó từ bé rồi, là cứu người là giá trị sống tốt, cần noi theo. Và đứa trẻ, chưa được dạy học gì hết, sẽ tin những điều được học sớm nhất và nó sẽ nghe rằng “À, cứu người là việc tốt nhất trong đời”. Lớn lên nó sẽ tìm một nghề, một việc nào đó liên quan đến cứu người.

Hay là, nhường nhịn là một giá trị, ví dụ thế. Có những bố mẹ dạy con cái giá trị về nhường nhịn, nghĩa là cứ xếp hàng thì bố mẹ lùi ra phía sau hết. Đấy là một cách gián tiếp, không trực tiếp, bố mẹ làm gì cũng nhường nhịn. Thế là dần dần lớn lên đứa con cho rằng “nhường nhịn là giá trị sống đúng”, vì bố mẹ nó làm mà.

Ví dụ như là tôi này, hồi bé mình thấy làm gì mẹ mình cũng nhường người ta hết. Xếp hàng, người ta đến mình cũng lùi ra chỗ khác cho người ta đến, người ta đi. Đấy! Làm việc gì bao giờ mình cũng nhường cho người ta lên trước, được làm trước. Dần dần mình cho rằng là “Đúng rồi, nhường nhịn là một giá trị sống đúng”. Mẹ mình không dạy mình phải nhường nhịn, nhưng mình suốt ngày đi với mẹ đến cơ quan, đến chỗ mua gạo v.v… mình thấy là mẹ toàn nhường, thế là mình cho rằng, nhường nhịn là giá trị sống mình noi theo. Còn lớn lên đúng như thế, mình gặp chuyện là mình sẽ nhường người ta. Và cái đấy giúp mình tránh được rất nhiều rủi ro trên đời. Đấy! Những giá trị sống như vậy là những giá trị mà bố mẹ sẽ truyền cho con cái, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thế thì vấn đề cuối cùng là gì? Mình sẽ truyền cho con mình cái giá trị nào? Trên đời rất nhiều giá trị, có vô số giá trị sống, ví dụ: một chiến binh hồi giáo cảm tử, giá trị của họ là cảm tử, sẵn sàng chết vì lý tưởng. Liệu mình có truyền cái đấy cho con mình không? Hay là mình truyền giá trị yêu thương, tử tế, trung thực, nhường nhịn v.v…?

Giá trị nào mình quyết định truyền cho con mình, thì cuối cùng con mình sẽ nhận được giá trị đấy. Như vậy, bố mẹ nên quan tâm ngay từ sớm. Bố mẹ, thầy cô nếu làm được là tốt nhất. Thầy cô dạy cho trẻ con, không chỉ là kĩ năng mà quan trọng nhất là giá trị đấy. Vì kỹ năng lớn rồi sẽ quên, nhưng giá trị thì nó không quên. Khi các bạn đã chấp nhận một giá trị, coi đấy là giá trị sống của tôi, tôi sẽ sống kiểu này rồi ấy, thì bạn sẽ sống như thế đến già luôn, ai bảo bạn thay đổi thì bạn rất khó thay đổi vì bạn đã quen sống thế rồi. Nên những giá trị được đi vào từ bé ảnh hưởng rất dài trong đời bạn.

Trong nhà Phật, người ta nói là khắc vào đá. Những gì đi vào một con người từ nhỏ giống như được khắc vào đá và nó sẽ kéo dài suốt cả đời của họ, trừ phi có những biến cố lớn làm họ thay đổi. Còn không thì những cái giá trị đấy sẽ khắc vào đá, đi từ giờ đến lúc chết.

Nên những gì các bạn ghi vào cho con của mình, nhất là dưới 6 tuổi, phải rất cẩn thận. Nó liên quan trực tiếp đến việc sau này đứa bé có hạnh phúc không, tử tế không. Vì thế, bố mẹ nên cẩn thận.

 

Thứ nhất là, mình nên biết những giá trị nào tốt để truyền cho con. Thứ hai là, nên hiểu rằng mình đang truyền một cách trực tiếp và gián tiếp, vì thế mình cũng nên sống theo giá trị đấy. Vì nếu mình truyền cho nó một cái giá trị bằng miệng, mình bảo là con phải trung thực nhưng suốt ngày mình nói dối nó, ví dụ: “Bố mẹ đi đâu đấy?”. Mình đi chơi, nhưng bảo con: “Bố mẹ đi làm”. Nó chỉ phát hiện ra một lần thôi thì bao nhiêu câu mình nói “Con phải trung thực” tan hết, vì nó mất lòng tin vào một người trung thực, nên những giá trị đấy, không chỉ đơn giản là mình nói ra miệng, mà mình phải sống như vậy thì con mình mới học được.

4. Ba giá trị sống quan trọng bạn muốn truyền cho con là gì?

Thầy Trong Suốt: Như vậy các bạn nên quan tâm đến hai điều nếu muốn dạy con mình tử tế và hạnh phúc. Thứ nhất là, mình quan tâm đến giá trị mình muốn truyền cho con cái mình. Thứ hai, mình hãy quan tâm là: Vì mình truyền cho nó cả trực tiếp lẫn gián tiếp, nên mình hãy sống theo giá trị đấy.

Bây giờ mọi người hình dung rồi, nếu cho mọi người 3 giá trị căn bản mình muốn truyền cho con, chỉ 3 thôi ạ, các bạn thử nghĩ xem sẽ truyền giá trị gì cho con? Cái giá trị gì mình sẽ nói với con và mình cũng sẽ sống như vậy, để truyền một cách trực tiếp và gián tiếp cho con mình?

3 giá trị, ví dụ trung thực này, giúp người này, đúng không ạ? Ví dụ tiền bạc, sĩ diện… Có những người truyền cho con gì ạ? Sĩ diện là quan trọng nhất: “Con làm gì thì làm, đừng để cho người ta cười”.

Bố mẹ rất hay truyền cho con một giá trị là giá trị sĩ diện. Không biết các em có truyền không, nhưng mà bố mẹ thế hệ của mình là thế đấy. “Con làm gì thì làm đừng để hàng xóm cười cho. Con làm gì thì làm đừng để người ta cười cho”. Cuối cùng đứa con học được giá trị gì ạ? Sĩ diện.

Đấy, giá trị rất lớn mà những đứa con của thế hệ mình được học là giá trị sĩ diện. Làm gì thì làm, quan trọng là đừng để người ta cười, chứ không phải là quan trọng có hạnh phúc không, mà cái đầu tiên là đừng có làm người ta cười. Đấy là một loại giá trị mà bố mẹ truyền cho con cái một cách gián tiếp, đúng không ạ? Chứ không phải bố mẹ bảo con là phải biết sống sĩ diện vào, không phải. Nhưng mà suốt ngày mình bảo “làm gì thì làm đừng để người ta cười”. Mình đang truyền cho nó giá trị gì ạ? Hãy sĩ diện vào, danh dự là trên hết, còn hạnh phúc hay không chẳng quan trọng lắm! Đấy, lớn lên rất nhiều người chỉ vì sĩ diện mà làm những việc sai lầm. Đấy là một kiểu truyền giá trị gián tiếp.

Mọi người thử nghĩ xem, 3 giá trị mà có lẽ mình đang truyền cho con là cái gì? Bằng lời nói và cả bằng hành động, mình đang truyền cho con 3 giá trị gì lớn nhất? Hai phút để suy nghĩ. Ví dụ “làm cái gì thì làm đừng để hàng xóm cười”, đúng không ạ? Đấy là một kiểu giá trị. Đấy! Ví dụ một giá trị là “làm gì thì làm, không được trái ý cha mẹ”. Trái ý cái là phạt nặng. Đấy là giá trị “nó phải biết nghe lời, biết sống có khuôn phép, phải biết nghe lời”. Đấy mình thử xem 3 giá trị lớn nhất mình đang truyền cho con mình là cái gì?

Một bạn: Em muốn con em là phải biết trung thực, chia sẻ và nó phải sống có hoài bão ạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Em đang truyền cái đấy một cách trực tiếp hay gián tiếp?

Bạn đó: Thường thì em nghĩ rằng, em sẽ truyền bằng cách gián tiếp, vừa trực tiếp vừa gián tiếp ạ.

Thầy Trong Suốt: Cả hai? Em định nói cho nó, đúng không? Và em cũng sống như vậy luôn?

Bạn đó: Dạ. Khi em hứa điều gì đó là em sẽ giữ lời hứa, và khi gặp khó khăn em sẽ chỉ cho con mình biết rằng những hoàn cảnh này cần được giúp đỡ ạ. Tức là người ta đang khó khăn, mình cần phải giúp đỡ bằng cách là em dạy con em phải tiết kiệm chẳng hạn, góp một phần nào đó của mình để vào…

Thầy Trong Suốt: Tốt. Rất tốt.

Bạn đó: Tiếp theo là phải có hoài bão, tức là phải theo đuổi ước muốn của nó từ nhỏ, nó phải kiên trì để có hoài bão.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Giữ lời hứa, chia sẻ và kiên trì. Rất tốt ạ. Mời các bạn khác đi ạ? Mình thử xem mình đang truyền cho con mình 3 cái gì? Ở đây ai cũng là cha mẹ thì có thể nói luôn. Kiểm tra xem mình đang truyền 3 cái gì?

Một bạn: Em là Ngọc. Em có bé gái 3 tuổi. Em thấy cái mà mình muốn truyền đạt cho con là giá trị hạnh phúc, tử tế, thứ ba nữa là yêu thương.

Thầy Trong Suốt: Yêu thương. Em truyền bằng cách nào, trực tiếp hay gián tiếp?

Bạn Ngọc: Cả hai ạ.

Thầy Trong Suốt: Em thử ví dụ một cái xem nào?

Bạn Ngọc: Ví dụ hạnh phúc có nghĩa khi mình là chính mình, khi mà em bé có thể nói ra được điều bé muốn. Có thể người khác không thích điều đó nhưng nếu không ảnh hưởng đến ai thì bé có thể làm điều đó.

Thầy Trong Suốt: Được là chính mình đúng không? Như giá trị của em không phải là hạnh phúc mà là được là chính mình?

Bạn Ngọc: Tất nhiên là khi mình hạnh phúc thì mình được là chính mình rồi anh.

Thầy Trong Suốt: À nhưng ý là, khi em nói như vậy em đang truyền cho nó giá trị là được là chính mình.

Bạn Ngọc: Dạ đúng rồi.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Thứ hai em có cách nào nữa?

Bạn Ngọc: Thực tế thì thông qua các việc gián tiếp như là mình có thể cùng con đi lượm rác ở biển.

Thầy Trong Suốt: À rất tốt, đi lượm rác.

Bạn Ngọc: Đi thực tế cho con.

Thầy Trong Suốt: Rất tốt, rất tốt. Ý thức tử tế đúng không ạ?

Bạn Ngọc: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Rất hay.

Bạn Ngọc: Rồi truyền cho con rất là nhiều sự tử tế. Ví dụ mình không thể giúp đỡ nhiều người, nhưng mà khi giúp đỡ mình hãy hết lòng với người mà mình giúp đỡ để con thấy sự tử tế của mình. Còn yêu thương thì mình truyền đạt cho con cách qua những hành động, lời nói, cử chỉ của mình với con và đối với tất cả các bé khác, đối với những người khác nữa để con thể hiện được yêu thương hết mực với người khác.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Rất tốt. Cảm ơn em. Tiếp đi ạ. Rồi, ông bố 3 đứa con trai. Chúng ta hãy lắng nghe xem bạn Khoa đang truyền gì cho ba đứa con?

Bạn Khoa: Dạ ý kiến riêng của em thì tùy quan điểm, hoàn cảnh, điều kiện con người. Quan điểm của em là phải trung thực, dám làm dám chịu. Nếu nói dối hay làm cái gì thì tự nhận, đừng có đổ thừa. Đức tính thứ hai là tính khiêm cung, khiêm tốn và cung kính. Đứa trẻ đó phải cung kính khi gặp người khác, hay là con vật, hay bất cứ cái gì, ngay cả đồ vật nó sử dụng nó cũng như vậy, nó cũng tôn trọng, cung kính, trân trọng. Cái thứ ba, nếu được, thì cố gắng nghe lời cha mẹ.

Thầy Trong Suốt: Nghe lời?

Bạn Khoa: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Không nghe phát là ăn đòn ngay.

Bạn Khoa: Thì mình vừa “mềm nắn rắn buông”. Dù sao cha mẹ cũng là người lớn, từng trải thì người ta nói cái hiểu biết của mình.

Thầy Trong Suốt: Em truyền bằng lí luận hay là gián tiếp bằng cách sống của em?

Bạn Khoa: Cả hai.

Thầy Trong Suốt: Cả hai. Ví dụ mình dạy nó nghe lời bằng cách trực tiếp là hiểu rồi. Gián tiếp thì làm thế nào?

Bạn Khoa: Thì mình không giáo nó, mình làm rồi mình thuyết phục nó. Có thể là…mình kể lại hoặc là mình tự làm.

Thầy Trong Suốt: À kể chuyện, à hay, đúng rồi.

Bạn Khoa: Hoặc là mình tự làm trước mặt nó cũng được.

Thầy Trong Suốt: Bạn ấy có ý rất hay là kể chuyện nó nghe, cách gián tiếp đấy. Mình không cần phải dạy là “con phải như này” nhưng kể câu chuyện cho nó nghe.

Bạn Khoa: Hoặc là mình làm hành động trước mặt nó thì lâu ngày nó sẽ thấm.

Thầy Trong Suốt: À, rất tốt. Bạn ấy dạy một cách gián tiếp và trực tiếp.

Bạn Khoa: Nhưng mà mình cũng đề xuất, khi ra mục tiêu ý, thì thương cho roi cho vọt. Đánh thì nó sẽ khóc nhưng mà mình sẽ đánh. Ngay cô giáo nhiều khi mà nó hư, cô giáo cứ đánh thẳng tay luôn, hơi có bạo lực.

Thầy Trong Suốt: Chắc con bạn sau này sẽ nghe lời lắm đây.

Bạn Khoa: Đánh vì thương nó mà không đánh vì tức nó, đánh vì tức thì đó là sai. Đánh vì thương là khác.

Thầy Trong Suốt: Vâng. Vâng. Tốt, rất tốt, rất tốt!

Bạn Khoa: Đấy là quan điểm riêng của mình thôi, còn tùy người khác.

Thầy Trong Suốt: Không, rất tốt, rất tốt. Mỗi người có quan điểm riêng ạ.

Bạn Khoa: Dạ. Quan điểm riêng chứ không phải nhiều khi mình bạo lực, cổ hủ hay gì nhưng mà phải theo cái hiểu biết.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, phải dạy con.

Bạn Khoa: Còn nếu mà nói chuyện nó nghe thì sự hiểu biết của nó…

Thầy Trong Suốt: Nhất là 3 đứa con trai thì kinh lắm. (Cười) Ghê lắm! Rồi ạ, tiếp đi ạ. Còn bạn nào, bạn nào nói 3 giá trị mình đang truyền cho con mình một cách trực tiếp, gián tiếp? Mời bạn này.

Một bạn: Dạ em xin giới thiệu em là Yến ạ. Em là mẹ của một cháu trai được 5 tuổi ạ. Hiện tại bây giờ thì 3 cái giá trị mà em truyền, thứ nhất là tình yêu thương, thứ hai là tự chịu trách nhiệm và thứ ba là tinh thần ham hiểu biết. Em truyền thông qua cả trực tiếp lẫn gián tiếp, nhưng mà chủ yếu thì vẫn là qua gián tiếp.

Ví dụ như là yêu thương, đơn giản mình xem những chương trình trên TV về chất độc màu da cam hay là các em bé bị mồ côi thì con thường sẽ quan sát và hỏi ngay mình là các bạn ấy bị làm sao, như thế nào. Mình sẽ nói sơ lược và con sẽ nhớ, lần sau cứ gặp những trường hợp đấy là con luôn hỏi “có phải các bạn ấy đang thiếu ba mẹ đúng không?”, hay là vì sao. Nói chung bạn ấy hỏi rất  nhiều thứ, trong lúc bạn ấy hỏi là mình truyền được rất nhiều giá trị về tình yêu thương.

Về tính tự chịu trách nhiệm, thì ngay từ bé, ví dụ con ngã thì con phải tự biết đứng lên, con phải tự nhận thấy là do mình không cẩn thận hay nguyên nhân từ phía mình ,chứ không được đổ lỗi cái này cái kia.

Về tinh thần ham học hỏi, thì khi bất kì khi con đặt ra câu hỏi nào đó, thì thường mình không bao giờ giải đáp ngay mà mình khuyến khích con tự tìm hiểu qua cái này cái kia, khi tìm hiểu không được thì hai mẹ con cùng tiếp tục tìm hiểu chẳng hạn. Thì đó là ba giá trị mà em đang truyền cho con nhiều nhất.

 

Thầy Trong Suốt: Rất tốt. Rất tốt! Rồi, như vậy khi chúng ta nhìn lại, chúng ta đều thấy rằng, chúng ta có đang truyền cho con những giá trị chúng ta cho là đúng, là nên chưa ạ? Mình đang truyền một cách trực tiếp ,hoặc gián tiếp, hoặc cả hai và tất nhiên là, nếu mình không có một giá trị rõ ràng thì con mình có rõ ràng không ạ? Lúc mình trung thực, lúc mình không trung thực thì con mình có biết thế nào là nên không ạ? Lúc mình bảo phải trung thực con ạ, xong lúc sau lại bảo không, con phải giả vờ nói dối, thì con mình không thể nào biết được là nên theo cái gì.

Thứ hai là, nếu mình nói một đằng làm một nẻo, con mình có nghe không, nó có học được không ạ? Bố mẹ dạy là phải trung thực, nhưng mà chính mắt nó thấy bố mẹ nói dối thì nó không theo được. Thế nên, thực ra giá trị nào mình chọn truyền cho con, mình phải rất cẩn thận vì nếu mình làm như vậy thì tốt, ngược lại, mình sẽ gây sự rối loạn cho nó. Sau buổi hôm nay, bố mẹ nên có ý thức ngay từ đầu khi dạy các con, là mình sẽ truyền cho nó những giá trị nào. Cuối cùng mình hiểu rằng, mình không thể dạy nó là phi công hay là bác học, giáo sư, tiến sĩ được. Chịu! Nhưng mình có thể dạy cho nó những giá trị gì là giá trị quan trọng và đi theo. Điều đấy có thể làm được.

Và những cái này, nó như khắc vào đá, vào tâm hồn của con từ bé luôn. Lớn lên các bạn sẽ thấy rất nhiều giá trị từ nhỏ ấy, vẫn mãi không thay đổi gì cả. Các bạn không biết đúng hay sai luôn, các bạn chỉ biết là sống như thế thôi, vì những cái đã ghi từ nhỏ ấy không cần quan tâm đúng sai. Nó cho như vậy là cách sống, thì nó sống như thế. Các bạn cũng thế thôi. Có thể các bạn ngồi đây có rất nhiều cách mà các bạn đang hoạt động, sinh sống là đã ghi từ hồi nhỏ. Các bạn cũng chẳng nhớ ai ghi vào luôn. Có người ghi nhớ được, có người không ghi nhớ được, nhưng các bạn hành động như vậy, và đấy là cái ghi khắc vào hòn đá cuộc đời các bạn.

Thế nên, việc đầu tiên chúng ta cần làm là xác định được những giá trị căn bản mà chúng ta muốn truyền cho con cái. Thế thì ngay cả việc giá trị đấy có đúng hay không, chúng ta cũng phải suy nghĩ. Đấy, ví dụ lúc nãy chúng ta có sĩ diện đấy ạ, chúng ta truyền sĩ diện một cách tự nhiên, nhưng mà có đúng không, chúng ta chưa biết. Vì thế nên khi chúng ta đã hiểu rằng chúng ta đang truyền các giá trị cho trẻ con, thì chúng ta nhìn lại xem chúng ta đang truyền cái gì; có gì thiếu, cần bổ sung; có gì thừa và sai, cần loại ra. Nếu chúng ta không ý thức điều đấy thì chúng ta sẽ truyền khá lộn xộn và đứa bé sẽ bị lộn xộn theo. Tệ nhất là nó học những cái sai lầm, còn đâu trung bình là, nó không biết đúng sai thế nào.

5. Thành người tử tế không đủ để hạnh phúc

Thầy Trong Suốt: Về căn bản là như vậy, nhưng những điều các bạn vừa nói xong có đúng không ạ? Có bạn nói rằng “tôi truyền cho con tôi sự tử tế, sự yêu thương, sự hoài bão, ý chí, quan tâm người khác v.v…”. Các giá trị đấy có thể làm đứa bé thành một người tử tế, nhưng liệu có làm nó thành người hạnh phúc được không?

Lúc nãy chúng ta đồng ý với nhau là gì, là bố mẹ muốn con hai điều: Một là tử tế; hai là hạnh phúc. Những cái các bạn nói, có lẽ nó sẽ là người tử tế được, trung thực này, rồi yêu thương này, rồi tôn trọng khiêm cung, rồi  biết nghe lời… Những thứ có thể làm người ta tử tế. Nhưng liệu những thứ đấy có làm cho con bạn hạnh phúc được không? Vì bạn muốn cả hai cơ mà, đúng không? Bạn muốn nó tử tế và hạnh phúc cơ mà! Vậy những giá trị đấy có làm cho con mình hạnh phúc được không?

Theo các bạn thì sao? Liệu những giá trị mà mình vừa nói xong, các bạn ở đây nói rất nhiều và rất hay, rất tốt, có thể làm nó tử tế được, nhưng liệu có làm nó hạnh phúc được không? Bao nhiêu người cho rằng, như thế là đủ để làm con mình hạnh phúc, giơ tay ạ?

(Không ai giơ tay)

Bao nhiêu người nghĩ rằng, chưa đủ để con mình hạnh phúc, giơ tay ạ? Rồi, rất nhiều cánh tay giơ lên. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, những cái mà chúng ta đang truyền có thể làm cho con chúng ta tử tế, nhưng mà chưa đủ để làm cho con chúng ta hạnh phúc. Vì sao? Bạn nào nói được không ạ? Vì sao bạn lại nghĩ như vậy? Mời bạn Hà Nội vào. Tại sao theo bạn giá trị rất hay, có khả năng làm con mình tử tế, nhưng lại chưa đủ làm con mình hạnh phúc?

Bạn Trang: Em rút ra từ cuộc sống của em. Có những lí do mà em cảm thấy không hạnh phúc. Ví dụ, em là một người rất nóng tính chẳng hạn, người bên cạnh, có thể là không liên quan, nhưng làm một điều gì đấy mà mình thấy không phù hợp với nguyên tắc sống của mình, chẳng hạn mọi người đang tĩnh lặng tự nhiên bạn ý lại làm ầm ĩ hoặc là bạn ấy để chuông điện thoại rung mãi không tắt… Có nghĩa là có rất nhiều lí do khiến mình có thể cảm thấy không thoải mái với bạn ý, thì đó cũng là một ví dụ, rất là nhỏ thôi, nhưng mà nó sẽ khiến cho mình cảm giác khó chịu, không thoải mái.

Thầy Trong Suốt: Vì sao mình lại không thể hoàn toàn hạnh phúc?

Bạn Trang: Vì  như trường hợp của em chỉ là ví dụ rất nhỏ thôi ạ, kiểu mình cũng đưa ra nhiều khuôn vàng thức ngọc, muốn là không chỉ mình mà những người xung quanh cũng phải theo cái khuôn đấy, nên khi người ta không theo thì mình sẽ cảm thấy không hạnh phúc.

Thầy Trong Suốt: Bạn Trang nói rất là hay. Bạn ấy nói rằng, tốt thì chắc là đúng rồi, có thể làm mình tốt thật nhưng mà hạnh phúc thì phải xem. Ví dụ là bạn ấy có nhiều khuôn vàng thước ngọc quá. Người bên cạnh bạn ấy không theo thì bạn ấy khó chịu, khó hạnh phúc. Nếu chồng mà không theo thì sao? Càng không hạnh phúc. Đấy! Bố mẹ thì dạy cho con khuôn vàng thước ngọc để con thành người tốt, nhưng lớn lên xung quanh mình có tốt không? Xung quanh mình đầy người hoặc không tốt, hoặc tốt kiểu khác. Thế là mình cảm thấy không thoải mái, khác kiểu của mình.

Đấy, ví dụ bạn ấy đang ngồi như này mà bạn bên cạnh chuông rung, âm thanh reo lên mà không tắt đi thì bạn ấy khó chịu. Vì bạn ấy có một khuôn mẫu là gì? Bạn ấy có một giá trị là gì? Không làm phiền người khác. Bố mẹ dạy bạn cái đấy đúng không? Bố mẹ truyền giá trị “không làm phiền người khác”. Người kia làm phiền người khác. Nhưng bạn bên cạnh ấy là một y tá đang trực, bạn ý làm ngoài giờ từ thiện để nếu ai gọi đến…, ngoài giờ nên bạn không được đồng nào hết, ai gọi đến mà khó khăn thì bạn sẽ đến giúp. Tiếng chuông điện thoại đấy trông thì cứ tưởng là làm một điều xấu, hoá ra điều tốt. Vì không để chuông thì bạn ấy không nghe được. Bạn cứ tưởng là ngồi đây điện thoại rung mà bạn ấy không biết nhưng vì tiếng chuông đủ to, bạn ấy sẽ đứng dậy và sẽ đi cứu được người, sẽ có một người được cứu mạng nhờ việc để chuông to đấy.

Nhưng mà bạn Trang không biết. Bạn Trang chỉ đơn giản là gì? Bố mẹ tôi dạy không làm phiền. Bây giờ lớn lên, tôi đúng là không làm phiền ai hết, tôi khá ổn nhưng mà xung quanh tôi cứ một người làm phiền là tôi khó chịu, còn không hề biết rằng, có một bạn ngồi bên cạnh được bố mẹ dạy là gì? Giá trị bạn ấy là gì? Cứu người là trên hết, cứu người trên cả những cái làm phiền bình thường, nên là “tôi sẵn sàng để điện thoại đổ chuông làm phiền, để tôi đi cứu người”. Thế bạn nào đúng bây giờ? Trong trường hợp này, bạn nào đúng? Bố mẹ nào cũng dạy con điều tốt, đúng không? Bố mẹ bạn Trang dạy bạn “điều tốt là không làm phiền”, chuẩn không ạ? Còn bố mẹ bạn này dạy bạn này “cứu người là trên hết” – ví dụ thế, bạn y tá ấy. Vậy thì ai là người đúng bây giờ? Bố mẹ nào đúng hơn bây giờ? Theo các bạn thì bố mẹ nào đúng hơn ạ? Có phải bạn Trang khổ là lỗi của bố mẹ không? Bố mẹ dạy con là người tốt, đừng làm phiền cơ mà, đúng không?

Ở đây nghĩa là gì? Để làm một người tốt – chưa đủ để hạnh phúc. Bạn Trang là người tốt, nhưng bạn vẫn khó chịu vì tiếng điện thoại bên cạnh, chưa đủ để hạnh phúc. Bạn y tá có thể để điện thoại rất to, xong bạn Trang quay sang bảo “Xì, cái đồ mất lịch sự!”. Thế là khó chịu bảo: “Chị mới là cái đồ chả biết gì!”. Cãi nhau luôn. Như vậy cả hai bạn đều là người tốt, đúng không ạ? Một người cứu người, một người lịch sự, nhưng cuối cùng cả hai đều khổ.

Như vậy là cái khuôn vàng thước ngọc của bố mẹ truyền cho các con ấy, không đủ để làm đứa bé hạnh phúc, mặc dù cả hai đều rất đẹp. Có khuôn lịch sự nghiêm túc, đẹp không? Khuôn là cứu người trên hết, đẹp không? Như vậy để hạnh phúc ấy, còn một yếu tố nữa mà hơn cả sự tử tế, hơn cả người tốt. Để đứa con mình được hạnh phúc, nó tốt không chưa đủ. Bằng chứng bạn Trang vừa nói ví dụ xong.

Theo các bạn, để con mình hạnh phúc thì cần cái gì hơn nữa, chứ không chỉ là tốt? Tốt chưa đủ để con mình hạnh phúc, vậy điều gì nữa có thể giúp con mình hạnh phúc? (1 bạn giơ tay) Mời bạn.

Một bạn: Em xin phép chia sẻ, không biết có đúng hay không? Theo em đấy là sự bình an trong tâm hồn. Tức là trong mỗi người luôn luôn có những sự bực tức hay là bực dọc vì những vấn đề không đâu, chẳng hạn đối với bạn bè. Mình nhìn nhận những vấn đề xung quanh rất nhiều muộn phiền, nhưng khi mình có sự bình an trong tâm hồn ấy, thì mình cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng, Có thể đối với người này người kia, mình không hài lòng lắm nhưng khi mình nghĩ lại thì mọi sự thực ra đều khá nhẹ nhàng.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, rất tốt!

Bạn đó: Nên nếu có được sự bình an, thì em nghĩ mọi điều sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.

Thầy Trong Suốt: Mình sẽ dạy con có sự bình an.

Bạn đó: Dạ.

Trong Suốt: Bằng cách nào? Có bạn nam nào lúc nãy nói là bao dung đúng không ạ, em đúng không? Rồi như vậy là mình phải dạy con bao dung này, đúng không?

Bạn đó: Theo em nghĩ thì bản thân mình thể hiện ra như thế nào thì con sẽ học được cái ấy. Tất cả những cảm giác của mình, mình sẽ truyền hết cho con. Khi mà con còn nhỏ, từ 0 đến 6 tuổi, thì con nhận rất nhiều cảm xúc từ ba mẹ. Khi ba mẹ trong lòng bình an, không mấy khi cáu giận hay dùng bạo lực với con, hay với người xung quanh, thì con sẽ cảm nhận được hết những điều đó và tự dưng con sẽ hình thành được sự bình an trong lòng con, và tất nhiên mình cũng kết hợp thêm lời nói nữa.

Thầy Trong Suốt: Như vậy bạn nói là phải truyền gián tiếp đúng không? Vậy trực tiếp, bạn truyền cách nào?

Một chị: Trực tiếp, ví dụ em dạy con thì hạn chế một cách tối đa việc la mắng.

Thầy Trong Suốt: Đó vẫn là gián tiếp. La mắng là gián tiếp mà. La mắng là thái độ của mình. Con học được thái độ la mắng. Nếu mình la nó nhiều thì lớn lên nó la người khác, đấy là gián tiếp. Còn trực tiếp là gì, “con phải”, dạy nó đấy, “con nên”, đấy. Có bạn nào bổ sung không ạ? Bổ sung mình nên dạy con cái gì để lớn lên nó không chỉ tử tế, nó phải có một cái gì đó nữa để hạnh phúc. Có bạn nào không ạ? Mời bạn nữ áo trắng.

Bạn áo trắng: À, ví dụ như, khi nhìn thấy một hành động nào đấy, mình có thể cho là người nào đó đang làm sai, nhưng em phải dạy cho con em. Khi mình quay lại hỏi, ví dụ khi mình đặt vào hoàn cảnh của người đấy, liệu mình có được bình tĩnh hay mình sẽ làm như vậy. Tức là mình luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấy được rằng …

Thầy Trong Suốt: Mình dạy con “đặt mình vào hoàn cảnh người khác” – đấy là trực tiếp đấy.

Bạn đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Mình nói thẳng với con là “Con hãy đặt mình vào hoàn cảnh người kia!” – giống như bạn Trang lúc nãy đấy – “Con hãy đặt mình vào hoàn cảnh của bạn y tá! Tại sao bạn ấy lại nhấc điện thoại lên giữa chốn đông người như thế?” – đấy là một cách dạy trực tiếp. Rồi, rất tốt! Còn ai dạy con một cách trực tiếp, theo kiểu khác, để con hạnh phúc? Để con tử tế thì đồng ý rồi, giờ để con hạnh phúc thì làm thế nào?

Một bạn: Theo em nghĩ là để con hạnh phúc thì, trước tiên, phải cho con biết mình là ai. Khi mà con mình biết mình là ai, mình muốn gì, thì lúc đó con mới là người hạnh phúc. Cái này thật ra em cũng mới biết đây thôi. Em nghĩ, một người không biết mình muốn gì thì không bao giờ thấy hạnh phúc được. Không biết mình muốn gì, mình cần gì, chỉ sống theo mục tiêu “Ừ, đi làm để mình kiếm tiền”, mình có tiền đó mình nuôi con mình, con mình lớn, con mình lại tiếp tục cái vòng đó và mình thấy cuộc đời này chẳng có gì thú vị cả. Và như thế thì chẳng bao giờ hạnh phúc, khi mà con hiểu được giá trị của hạnh phúc, có thể nó đã tìm ra được nó là ai rồi.

Thầy Trong Suốt: Em dạy trực tiếp bằng cách nào?

Bạn đó: Tất nhiên là con nít thì em cho con bày tỏ những điều con muốn, ví dụ: “Mẹ, hôm nay con muốn đi chơi, con muốn ăn kem!”. Ví dụ mẹ bận thì mẹ nói: “Ồ, hôm nay mẹ bận, nhưng mà hôm khác thì mẹ sẽ suy nghĩ về cái việc con muốn đó!”, hoặc là “Con muốn bộ đồ chơi đó!”,nhưng mà bộ đồ chơi đó rất đắt tiền, mình phải dành rất nhiều thời gian vào việc đó. Nếu như cái việc con muốn không làm ảnh hưởng đến ai cả, thì em nghĩ hãy để cho con nói, ví dụ con muốn chơi với bạn này, không muốn chơi với bạn kia. Mình không ép con phải chơi với bạn này, không ép con phải chơi với bạn kia, mà mình sẽ là người hướng dẫn con, dạy cho con tìm được một người bạn mà con cảm thấy yêu quý người bạn đó.

Thầy Trong Suốt: Đấy là gián tiếp đấy. Gián tiếp, nghĩa là mình có một kiểu sống mà con mình học theo, còn trực tiếp, em dạy nó thế nào?

Bạn đó: Trực tiếp thì mình nói qua những chuyện hằng ngày thôi. Ví dụ như mình nói “À, con muốn gì thì con nói với mẹ. Ok? Mẹ sẽ đồng ý nếu như việc đó mẹ có thể làm được”.

Thầy Trong Suốt: Rồi, như vậy chúng ta có thể thấy là gì? Để cho con mình hạnh phúc thì phải truyền nhiều hơn mấy cái lúc nãy, đúng không ạ? Lúc nãy đến giờ mình truyền nó khá nhiều đấy: trung thực, rồi tử tế, rồi v.v… Nhưng mà đấy chỉ mới tạo thành một đứa bé tốt thôi, còn để cho nó hạnh phúc phải truyền nhiều hơn.

Còn truyền nhiều hơn là truyền cái gì – chính là chủ đề của ngày hôm nay. Chúng ta dẫn từ nãy tới giờ, cuối cùng chúng ta thấy rằng là gì? (Cười) Người tốt không hạnh phúc được, người chỉ tốt không, không thể đủ hạnh phúc. Người tốt phải có trí tuệ, đúng không ạ? Người tốt cộng trí tuệ mới hạnh phúc được, chứ còn người tốt không thì rất khó hạnh phúc, gặp hoàn cảnh trái với mong muốn và khuôn mẫu của mình là sinh chuyện ngay.

 

Đấy, nên cuối cùng các bạn có thể nói rằng “con phải biết mình là ai”, các bạn nói rằng “con phải có hoài bão”, các bạn có thể nói rằng “con phải thế này thế khác…”, cuối cùng chúng ta đồng ý với nhau là gì? Nếu không có trí tuệ thì không hạnh phúc được. Con phải có trí tuệ.

Nếu bố mẹ nào chỉ quan tâm “con là đứa bé tốt” thôi ấy, thì lớn lên, tối đa, là có một đứa con tốt, đấy là tối đa, nhưng không đủ để nó hạnh phúc. Vậy chúng ta được 4 điểm là cùng thôi. Nếu chúng ta muốn con mình lớn lên tử tế và hạnh phúc, thì chúng ta phải quan tâm truyền cái thứ hai nữa: Nếu nó có trí tuệ thì nó sẽ biết cách hạnh phúc. Nếu không có trí tuệ thì không biết cách hạnh phúc, cứ theo khuôn vàng thước ngọc, thì gặp chuyện trái ý cái là bất hạnh ngay, nhưng nếu có trí tuệ nó sẽ được hạnh phúc.

Vấn đề là cái trí tuệ nào, đúng không ạ? Cái trí tuệ nào giúp trẻ con lớn lên được hạnh phúc? Trên đời có rất nhiều loại trí tuệ, như bạn nữ kia nói là biết mình là ai, có bạn nói là hoài bão, rất là trí tuệ, nhưng đấy gọi là trí tuệ thế gian. Trí tuệ thế gian chúng ta học được ở đâu đó, ai đó dạy chúng ta về thế gian rằng: “Nếu con bạn có hoài bão, thì con bạn sẽ hạnh phúc. Nếu con bạn biết mình là ai, con bạn sẽ hạnh phúc”. Thế nhưng nhà Phật chỉ nói từ lâu là gì “Cách duy nhất để hạnh phúc là con bạn phải có trí tuệ”.

Đấy, biết mình là ai mà không phải là trí tuệ Phật Pháp, thì không hạnh phúc được. Các bạn cũng thế chứ không phải chỉ con các bạn. Cách duy nhất để các bạn hạnh phúc là các bạn phải có trí tuệ, nhưng mà không phải trí tuệ thế gian.

Trí tuệ thế gian là gì? Bác sĩ, kĩ sư, giáo sư… đấy gọi là trí tuệ thế gian. Cái trí tuệ đấy liệu có hạnh phúc được không ạ? Tạm tạm, đúng không ạ? Đấy gọi là trí khôn thì đúng hơn, trí khôn thế gian. Còn nhà Phật nói rằng “nếu muốn hạnh phúc thì phải có trí tuệ”. Nếu không, giàu đến mấy, giỏi đến mấy cũng không hạnh phúc.

Đấy, nên nếu mình muốn con mình hạnh phúc, thì mình không thể quên việc truyền cho nó trí tuệ được, không thể luôn. Mình quên điều đấy thì con mình tối đa là người tốt. Và trí tuệ này không phải là trí tuệ giáo sư, bác sĩ, kĩ sư…, mà là trí tuệ của nhà Phật. Trí tuệ nhà Phật giúp người ta hạnh phúc.

6. Chuyện Đức Phật dạy con trai các giá trị

Thầy Trong Suốt: Mọi người biết chuyện đức Phật không ạ? Đức Phật bỏ nhà đi giữa đêm, để lại vợ và con trai mới sinh. Đứa con tên là La Hầu La. Đức Phật tu hành 6 năm, khi về thì con trai 7 tuổi rồi. Đứa con này mới xin đi theo Phật. Theo mọi người, Đức Phật sẽ truyền cho đứa con trí tuệ thế gian để nó hạnh phúc, hay là truyền cho nó trí tuệ Phật pháp để hạnh phúc ạ? Đức Phật bảo con phải bắn cung thế này này, câu cá thế kia, trị nước kiểu nọ hay truyền cho nó trí tuệ Phật pháp để nó hạnh phúc? Theo các bạn thì sao ạ? Phật pháp chứ đúng không ạ? Vì sao?

Trí tuệ thế gian, có là vua một vương quốc đi nữa có hạnh phúc không ạ? Chủ tịch một công ty lớn có hạnh phúc không? Ai mà chủ tịch một công ty lớn thì trí tuệ thế gian phải rất là ghê rồi, đúng không ạ? Hiệu trưởng một trường đại học, ghê không ạ? Thế nhưng những người ấy đâu hạnh phúc đâu! Họ tạm tạm thôi ạ.

Nên Đức Phật mới bảo là “không, mình phải truyền cho nó trí tuệ của Phật pháp”. Sau đây là một ví dụ Đức Phật đã truyền như thế nào. Một hôm La Hầu La 7 tuổi, trẻ con mà, nghịch ngợm rồi làm hỏng một món đồ, nhưng khi các vị sư hỏi ai làm hỏng món đồ, thì La Hầu La lại không nhận, kệ, đứng im luôn, lặng thinh. Ở đây ai có con gặp phải trạng thái đấy chưa? Giơ tay ạ? Con mình làm hỏng đồ, rơi đồ nhưng mà chẳng nhận, làm gì đó sai nhưng không nhận. Ai gặp rồi ạ? (Một số bạn giơ tay) Thường xuyên đúng không ạ?

Đấy, đấy là lúc La Hầu La 7 tuổi, làm một điều sai nhưng không nhận. Thế là Đức Phật lẳng lặng không nói gì hết, xong buổi tối bảo La Hầu La là “Hãy lấy nước cho cha rửa chân!”. Theo tập tục Ấn Độ ngày xưa là con cái phải lấy nước cho cha mẹ rửa chân.

Đức Phật ngồi, La Hầu La đem nước đến rửa chân, múc nước vào chậu rồi đổ vào chân của cha. Đầu tiên thì chậu đầy nước nhưng sau khi dội nước xong thì chậu còn ít hay nhiều nước ạ? Lúc đầu đầy nước nhưng mà rửa chân xong, đây múc chậu ở đây, chân ở đây. (Trong Suốt chỉ tay mô tả để mọi người tưởng tượng) Dội nước vào chân thì lúc sau chậu thế nào ạ? Ít nước. Thế là Đức Phật nói với La Hầu La là: “Người nào mà nói dối, làm sai rồi mà không nhận, thì đời sống của họ cũng ít ỏi như là nước trong chậu”.

Chỉ nói thế thôi là La Hầu La mặt đỏ bừng, nhưng vẫn chưa nhận lỗi sáng nay của mình, mặt đỏ lắm rồi. Đức Phật lại cầm cái chậu còn bao nhiêu nước thừa đổ hết đi, Đức Phật nói tiếp: “Người nào mà nói dối, làm điều sai mà không nhận, thì đời sống của họ cũng đáng đổ đi như nước ở trong chậu đổ ra”. Mặt La Hầu La đỏ rần rật, nhưng chưa nhận tội, chưa gì hết, vẫn đứng ở đấy. Đức Phật chỉ vào cái chậu trống không, nói tiếp: “Người nào nói dối, có lỗi mà không nhận thì đời họ cũng trống rỗng như là cái chậu này”.

Theo mọi người thì La Hầu La đã chịu chưa ạ? Ai dè La Hầu La cũng cứng đầu phết. La Hầu La đến 20 tuổi là giác ngộ. Thế là rất siêu đấy ạ, con của Đức Phật, 7 tuổi tu hành, 20 tuổi giác ngộ, rất cao thủ nhưng mà hồi nhỏ cứng đầu lắm. Đã nói như vậy rồi mà, ý của bố đã rõ ràng đúng không, mà vẫn chả nói gì cả, đỏ mặt ngồi đấy thôi.

Đức Phật mới úp cái chậu xuống, rửa chân xong úp chậu mà. “Người nào mà nói dối, làm lỗi xong mà không nhận thì đời của họ cũng sẽ đảo lộn giống như cái chậu úp này”. La Hầu la nghe thấy đời đảo lộn thì sao? Chịu không thấu rồi, thế là cậu mới quỳ xuống: “Thưa cha đúng là sáng nay lỗi của con!”. Đấy, thế và từ đấy về sau không dám nói dối nữa luôn.

Đấy là cách Đức Phật dạy con đấy, 7 tuổi đã bắt đầu dạy. Đức Phật truyền cho con mình một giá trị, là gì ạ? Trung thực, đúng không ạ? Làm sai thì phải nhận, giống như lúc nãy bạn nào nói đấy. Trung thực, dám làm dám chịu. Đấy là cách dạy trực tiếp. Lịch sử Đức Phật dạy con như vậy, trong vòng 13 năm là con giác ngộ, và Ngài rất là quan tâm đến dạy các giá trị cho con. Trung thực là một giá trị.

Một lần năm 10 tuổi, La Hầu La lại nóng tính, con Phật mà, nóng tính mới cãi cọ với những bé khác. Thế là Đức Phật lại gọi vào, nói với La Hầu La:

– Con thấy mặt đất thế nào, vững vàng không?

– Đúng rồi thưa cha, rất là vững.

– Những thứ bẩn thỉu đổ lên mặt đất, mặt đất có từ chối không?

– Không, đổ gì lên đất cũng được.

Ngày xưa người ta đi vệ sinh đều đổ lên đất hết đúng không ạ? Đất chịu hết. Đức Phật nói:

– Con cũng phải nên học hạnh của đất, nhẫn nhịn, nhẫn nhục, bất kì cái gì đổ lên cũng chấp nhận hết.

Đấy là một ví dụ. Một lần nữa, năm 13 tuổi, La Hầu La rất đẹp trai, con trai đức Phật đẹp trai lắm, đi giữa chư Tăng trông nổi bần bật luôn, thế là trong lòng mới nghĩ “Đúng là mình thật là đẹp, oách, mình thật là đẹp trai”. 13 tuổi. Các bạn ở đây lúc 13 tuổi có ai quan tâm tới vẻ đẹp của mình không ạ? (Mọi người cười) Có là chắc đúng không ạ? Thanh niên mới lớn mà, nam nữ đều thế thôi. Đẹp lắm!… Thế là Đức Phật đi bên cạnh, La Hầu La đi vào rừng, Ngài mới bảo La Hầu La ngồi xuống. Đức Phật nói với La Hầu La: “Con phải hiểu rằng, cái thân thể này không phải là tôi. Nó chỉ là những cấu trúc vật lý kết hợp với nhau chứ không phải là tôi và của tôi, nên dù nó có đẹp đi nữa thì nó không phải là con, và nó không phải là của con. Nên nếu một vẻ đẹp không phải là tôi, không phải là của tôi, có gì đáng tự hào không?”

Đấy, Đức Phật dùng các giáo lý khác nhau để dạy cho La Hầu La tất cả các mặt cuộc sống. Cuối cùng đến năm 20 tuổi, Đức Phật cảm thấy La Hầu La đã gần giác ngộ thì Đức Phật gọi đi thiền hành, đi vào rừng sâu và trong một buổi nói Pháp, Đức Phật diễn giải về những điểm nghi ngờ cuối cùng của La Hầu La, thì ông đã giác ngộ vào năm 20 tuổi. Sau buổi đấy tất cả những nghi ngờ, những nhầm lẫn về Phật Pháp cũng tan biến hết.

Ở tuổi 20, La Hầu La đã giác ngộ. Đấy là cách Đức Phật dạy con. Như vậy Đức Phật rất quan tâm đến dạy con, chứ không phải không quan tâm, mặc dù Ngài mang tiếng là bỏ vợ con, nhưng cuối cùng khi quay lại thì Ngài rất quan tâm đến dạy vợ dạy con và giúp được con rất nhiều.

7. Loại Trí tuệ nào có thể giúp cả mình và con hạnh phúc?

Thầy Trong Suốt: Thế thì muốn con mình hạnh phúc, cuối cùng ta thử nghĩ mà xem, chỉ có trí tuệ thôi, còn những thứ khác không hạnh phúc được. Cứ cho rằng, mình dạy nó thành cao thủ kiếm tiền, thì liệu có đủ để hạnh phúc không? Không, đúng không ạ? Mình dạy cho nó thành người vô cùng trung thực, có đủ để hạnh phúc không ạ? Cũng không nốt. Thế thì mình phải biết loại trí tuệ nào dẫn đến hạnh phúc và sau đó dạy cho con mình. Nếu mình không biết trí tuệ đấy, thì đương nhiên con mình cũng không biết. Đấy! Ở đây những ai may mắn, có thể các bạn đã gặp được Phật Pháp rồi, muốn dạy con thì nên tìm hiểu trí tuệ Phật Pháp nào làm cho mình hạnh phúc, rồi đem nó dạy cho con mình. Đấy là cách có thể dạy cho đứa bé trí tuệ.

Chúng ta phân biệt được một đứa bé khôn ngoan, gọi là trí khôn đấy, và đứa bé trí tuệ. Đứa bé có nhiều trí khôn là đứa bé làm toán giỏi này, học nhất lớp này. Ở đây có ai đã từng nhất lớp không giơ tay ạ. Nhất lớp, nhất nhì lớp ấy ạ, thôi thì, tốp ba lớp đi ạ. Tốp ba? (Một số bạn giơ tay) 1, 2, 3… Rồi. Đấy gọi là trí khôn. Được! 3 bạn vừa xong có hạnh phúc không ạ? Rất hạnh phúc không ạ? Tuyệt vời hạnh phúc không ạ? (Ba bạn lắc đầu) Như vậy trí khôn đâu có hạnh phúc đâu? Trí khôn không có liên quan quá nhiều đến hạnh phúc.

Ở Ấn Độ người ta thống kê là cả một năm không một người ăn mày nào tự tử hết, nhưng mà doanh nhân với giáo sư, bác sĩ tự tử rất nhiều, thế ai hạnh phúc hơn ai ạ? Ăn mày không tự tử mà giáo sư, bác sĩ, doanh nhân, chủ doanh nghiệp lớn lại tự tử rất nhiều, thì làm sao lại nói là mấy ông giáo sư, tiến sĩ với cả chủ doanh nghiệp lại là người trí tuệ hơn ông ăn mày được? Ăn mày có ông nào tự tử đâu! Còn những người kia thì sao, đang từ rất giàu xuống nghèo, mất danh dự, thế là tự tử. Mất tiền bạc và danh dự là tự tử, còn mấy ông ăn mày thì chả ông nào tự sát cả.

Như vậy không thể nói là cứ có trí khôn là hạnh phúc được. Trí khôn đôi khi lại không đi kèm trí tuệ. Tự tử là một loại không có trí tuệ rồi. Khi người ta bất lực quá, cảm thấy bất công, bất lực và người ta không hiểu gì về nhân quả, người ta không chấp nhận nổi, thế là tự tử. Tự tử đến từ bất lực. Ở Việt Nam thỉnh thoảng có vụ, ví dụ là bị cả cơ quan nghi oan, bất lực quá không giải thích được, tự tử. Bị người yêu bỏ, bất lực quá không thể nào kéo người yêu trở lại được, tự tử. Tự tử do bất lực. Nếu họ hiểu một chút Phật Pháp thôi, bản chất thế giới này là nhân quả, thứ hai là vô thường nên việc họ bất lực là đương nhiên, chả có gì đặc biệt cả.

Nhân quả không đủ thì làm sao mà làm được điều mình muốn. Không đủ nhân quả làm sao mà cưới người mình muốn được. Không đủ nhân duyên làm sao mà tránh được hiểu lầm. Riêng hiểu được điều ấy thôi đã giúp họ không bị chết. Nhưng vì họ rất nhiều trí khôn mà thiếu trí tuệ nên họ tự tử. Chứ nếu như người đấy mà lúc 3 tuổi, 5 tuổi bố mẹ dạy là: “Con ơi, bản chất cuộc đời là bất toại nguyện con ạ!”. Đấy, Phật dạy rồi “Bản chất cuộc đời là bất toại nguyện, bố mẹ cũng bất toại nguyện, ai cũng bất toại nguyện cả!”. Bố mẹ cũng bất toại nguyện, vì bản chất cuộc đời là bất toại nguyện, thì lớn lên nếu nó bị cả cơ quan hiểu lầm ấy, thì tối thiểu nó không tự tử, vì nó thấy thế là bình thường.

Đấy, nhưng không ai dạy đứa bé điều đấy hết. Lớn lên nó cho rằng phải làm cái mình muốn, tức cứ muốn là phải được. Rất nhiều bố mẹ dạy con kiểu đấy: “Muốn là phải được. Muốn là phải được. Phải có ý chí, phải có sức mạnh, muốn là phải được!”. Nhưng khi không được, nó đâm ra thất vọng. Nó không biết xoay sở thế nào khi mà không được, và sau đấy sẽ dẫn đến tự tử. Như vậy nếu mình chỉ dạy con là “con phải có ý chí, hoài bão” mà quên dạy con là “phải chấp nhận thất bại”, giả sử mình quên mất điều đấy, thì có phải mình hại con không? Bây giờ thuận lợi nó được, nhưng nó không được thì sao, thế là mình hại nó rồi. Khi nó khổ, nó không biết cách nào thoát được.

Em phải dạy con 2 điều: Điều thứ nhất là “Đúng rồi, phải có ý chí, hoài bão, theo đuổi đến cùng”. Thứ hai phải dạy nó là “Bản chất cuộc đời này là không ai tránh được thất bại và vì thế học cách chấp nhận thất bại chứ không chỉ là học cách vươn lên vượt qua mọi trở ngại”.

Thường ít bố mẹ dạy con mình chấp nhận thất bại lắm. Bố mẹ là muốn con mình phải ý chí kiên cường, đúng không ạ? Lúc nào cũng vươn lên phía trước, nhưng ít bố mẹ dạy con là hãy chấp nhận thất bại, thế nhưng đấy chính là mình đã không dạy nó trí tuệ, mình dạy nó trí khôn mà không dạy trí tuệ. Trí tuệ nhà Phật nói: cuộc đời là vô thường. Vì vô thường, bất toại nguyện nên thất bại là chuyện bình thường. Bình thường vì sao? Sao thất bại là bình thường? Vì nó là đương nhiên nên là bình thường.

Những ai ở đây chưa thất bại bao giờ giơ tay ạ? “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi ba trăm lần”. (Cười) Như vậy dạy nó thất bại là bình thường và đương nhiên. Ví dụ như bây giờ con của anh chẳng hạn, dạy nó từ bây giờ luôn, nó mới có 5 tuổi thôi, đã dạy nó là gì? “Bất toại nguyện là đương nhiên”, tức là trong cuộc sống mình gặp những điều bất toại nguyện là đương nhiên, những điều không theo ý mình, như là bạn đánh, cô phạt… Một mặt mình dạy nó là phải ngoan phải tốt, mặt còn lại mình dạy nó đời là bất toại nguyện. Nghe tưởng là mâu thuẫn nhau nhưng không phải.

Bây giờ điều gì xảy ra, thỉnh thoảng đi học về: “Con ơi hôm nay ở lớp thế nào?”

“Thưa ba, hôm nay con có hai điều bất toại nguyện.” Đấy, khoe hẳn hoi chứ không phải là nó buồn đâu. Nó không buồn về bất toại nguyện mà nó khoe bất toại nguyện. Một là bạn giật mũ của con, hai là cô giáo trong giờ học toán bắt con đi lấy khăn lau bảng, vì con học giỏi quá nên cô bắt lấy khăn lau bảng, không cho học, học xong giúp các bạn mà. Còn nó cảm thấy rất là vui vẻ vì nó gặp những điều bất toại nguyện.

Đấy, đấy gọi là trí tuệ. Trí tuệ là gì? Là hiểu bản chất cuộc đời này không thể lúc nào cũng theo ý mình được. Trí khôn là gì? Làm những điều để cho cuộc đời theo ý mình, thành công trong cuộc sống, nhưng trí tuệ còn hơn cả trí khôn. Vừa biết cách thành công nhưng vừa chấp nhận được thất bại, thì phải dạy cho nó cả hai, thế mới đúng. Nếu mình dạy cho nó một thứ thì thiếu sót. Đấy thì mình phải biết cái trí tuệ đấy.

Hay là, quay lại câu chuyện Đức Phật dạy La Hầu La là gì? Năm 7 tuổi đấy, dạy là trước khi con làm gì, con nói gì và con nghĩ gì hãy nghĩ xem cái đấy có mang lại ích lợi cho con và cho người khác hay không, hay là mang lại cái bất lợi, làm hại người khác và chính mình. Nếu thấy rằng nó làm mình và hại người khác thì đừng có nói, đừng có làm. Đấy là một loại trí tuệ, gọi là trí tuệ về nhân quả, gieo nhân xấu ắt gặp quả xấu. Đấy gọi là trí tuệ.

Trí tuệ là gì? Là hiểu bản chất cuộc đời này không thể lúc nào cũng theo ý mình được.

Trí khôn là gì? Làm những điều để cho cuộc đời theo ý mình, thành công trong cuộc sống.

Nhưng trí tuệ còn hơn cả trí khôn. Vừa biết cách thành công nhưng vừa chấp nhận được thất bại, thì phải dạy cho nó cả hai, thế mới đúng. Nếu mình dạy cho nó một thứ thì thiếu sót. Mình phải biết cái trí tuệ đấy.

Đấy là cách Đức Phật dạy con: “Trước khi làm, trước khi nói, trước khi nghĩ, con hãy cẩn thận nhân quả, vì nếu con gieo nhân xấu thì có thể gặt quả xấu, chắc chắn là quả xấu”, thì mình cũng phải dạy con như vậy. Ví dụ ở Hà Nội có một nhóm Thầy dạy, gọi là nhóm Nhi Đồng Trong Suốt. Mình mới hỏi các cháu như thế này: “Bây giờ con làm một điều xấu mà không ai biết cả thì liệu con có chịu kết quả của nó không?”

Một vài bạn giơ tay là làm điều xấu mà không ai biết là không chịu kết quả. Các cháu còn rất là bé từ 5 đến 8 tuổi. Thế nên một số cháu nghĩ là “Đúng rồi, nếu làm điều xấu mà không ai biết thì làm sao mà chịu quả của nó được”. Đấy, nếu mà bố mẹ không dạy con về nhân quả thì con mình sẽ nghĩ như vậy.

Thế là thầy hỏi: “Thế nếu con làm điều tốt mà không ai biết thì liệu con có nhận được quả tốt của nó không?” Cũng có một số cháu nói là điều tốt mà không ai biết cũng chẳng nhận được cái gì hết. Ví dụ như làm điều tốt mà bố mẹ không biết thì chẳng được thưởng.

Đấy, nếu mình không dạy nó thì nó sẽ nghĩ là làm điều xấu mà không ai biết thì chẳng sao hết, làm điều tốt mà không ai biết cũng chẳng để làm gì. Thế là mình bảo: “Bây giờ ví dụ con đi vào một khu vườn, không ai biết hết, xong con trồng một hạt cam ở đấy, không ai biết, liệu sau này cây cam có mọc lên không?”

Tất cả đều nói có. Thế chứng tỏ là gì? Mình vẫn ăn được quả cam ngọt của hột cam mà mình trồng mặc dù không ai biết. Thế là tất cả các cháu đồng ý “Đúng rồi, hóa ra bây giờ bọn con mới biết là làm điều tốt mà không ai biết thì vẫn được nhận quả”.

Ví dụ thứ hai là con lên lớp, không ai biết là con để vỏ chuối trước cửa, chẳng ai biết luôn, và các bạn dẫm phải. Khi các bạn dẫm phải thì bị ngã, chảy máu và cô giáo phải cho lớp nghỉ. Nếu mà lớp không nghỉ thì hôm ấy con được học bài học rất là vui, nhưng vì lớp nghỉ nên con phải bỏ học. Như vậy thì con có phải chịu nhân quả của việc làm điều xấu không? À đúng rồi, có. Không ai biết con để vỏ chuối ở đấy hết, nhưng mà lớp nghỉ làm con không vui. Như vậy là nhân là con để quả chuối, quả là không vui. Như vậy làm điều xấu mà vẫn có thể bị quả xấu mà không ai biết, vẫn bị quả xấu như thường.

Buổi học đầu tiên thầy giảng cho các cháu là giảng về nhân quả, mỗi nhân quả thôi và các cháu thay đổi rất nhiều. Vì sao? Vì sau này khi các cháu làm cái gì, bắt đầu nghĩ xem cái nhân này là nhân tốt hay nhân xấu. Đấy, phân biệt được là nhân tốt hay nhân xấu và nó hiểu rằng, kể cả không ai biết thì quả vẫn quay lại. Và nó kể rất nhiều những chuyện hay, ví dụ con trông em cho bà để bà làm việc, thì hôm sau bà trông em cho con để con đi chơi. Đấy, có đứa bé như thế luôn, 5 tuổi thôi. Và thế giới của nó bắt đầu có một khái niệm mới là nhân quả. Nó sống trong thế giới có nhân quả, trong khi trước đây nó sống trong thế giới không hề biết gì về nhân quả hết. Làm điều sai không sợ phạt nếu không ai biết. Làm điều tốt chẳng muốn làm nếu mà không hứng thú gì, nếu không ai biết. Thế giới của nó thay đổi.

Đấy là những ví dụ về việc mình bắt đầu dạy những trí tuệ của nhà Phật cho trẻ con từ sớm, từ 5 tuổi. Thậm chí trong lớp có những cháu 4 tuổi rưỡi đã hiểu rồi.4 tuổi thực ra đã hiểu rồi, 4 đến 19 tuổi, thì đã bắt đầu cân nhắc rất nhiều trong hành động rồi, cẩn thận nhân quả từ bé. Cẩn thận nhân quả là một phần rất quan trọng của hạnh phúc. Có nhiều người không muốn làm điều xấu, nhưng ý thức của họ không được rõ ràng nên đôi khi họ vẫn làm điều xấu, nhưng nếu cẩn thận rất sớm thì khả năng gây điều xấu giảm hẳn đi. Luật nhân quả là khi ít gây điều xấu cho người khác thì người khác ít gây điều xấu cho mình, đời mình nó bình an hơn, đó là một phần của hạnh phúc.

Đây là nhân quả, cũng là một loại trí tuệ của nhà Phật mà dẫn đến hạnh phúc được. Đấy là điều mà bố mẹ nên dạy con cái và đặc biệt là dạy để cho nó tự giác. Những cách dạy vừa xong ấy, là khi hiểu nhân quả xong, con tự giác hơn hẳn chứ không cần bố mẹ lúc nào cũng canh cánh hình phạt các loại nữa. Khi ý thức về nhân quả, dần dần mưa dầm thấm lâu, 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi lớn lên nó sẽ cẩn thận nhân quả, rất cẩn thận và nó sẽ hiểu, giống như mình hiểu là trên đời có thần, có Phật, có quỷ ấy, lúc nào cũng canh, không cẩn thận là mình bị phạt, thì trẻ con nó hiểu sâu sắc hơn về nhân quả. Nhân quả làm cho nó cẩn thận khi gieo.

Trí tuệ căn bản của nhà Phật, để làm con người hạnh phúc bao gồm nhân quả, thứ hai là vô thường.

Vô thường nói là gì? Mọi thứ luôn biến đổi, không bao giờ đứng yên cả, nên là hôm nay có ngày mai mất, hôm nay được khen ngày mai bị chê đó là bình thường. Người nào chấp nhận được vô thường thì đời họ hạnh phúc. Cái đấy trẻ con chấp nhận được. Nhân quả, vô thường, bất toại nguyện. Bản chất cuộc đời là bất toại nguyện nên mình chấp nhận thất bại chứ không phải lúc nào cũng phải vươn lên, chiến thắng.

Những kiến thức căn bản về nhân quả, vô thường, bất toại nguyện, nếu được dạy cho trẻ con thì nó có trí tuệ Phật Pháp. Mình dạy cho nó càng sớm càng tốt và lớn lên chắc chắn hạnh phúc của nó tăng lên là chắc, mọi người đồng ý không ạ? Ngược lại, nếu mình chỉ dạy nó vươn lên, vươn lên, thì sẽ rất nhiều thứ mà nó không biết làm thế nào vì nó không chấp nhận được thực tế. Lúc nãy rất nhiều bạn ở đây nói là, tôi đánh giá ba hay bốn điểm hạnh phúc bởi vì tôi chấp nhận được, không phải vì tôi hơn người đâu vì tôi chấp nhận được hoàn cảnh của tôi, đúng không ạ? Thì tôi hạnh phúc.

Thế trí tuệ nào để mình chấp nhận hoàn cảnh của mình? Đấy, trí tuệ vừa xong đấy ạ. Nhân quả, vô thường, bất toại nguyện là những trí tuệ căn bản nhưng rất sâu sắc của Phật Pháp để mỗi người chấp nhận được hoàn cảnh mà mình đang có. Hạnh phúc đến từ đấy.

Hạnh phúc không phải đến từ việc đạt được cái mình muốn, mà hạnh phúc đến từ việc chấp nhận được cái mình có, đúng không ạ? Đơn giản, hạnh phúc đơn giản lắm mà! Hạnh phúc là rất dễ, chấp nhận cái mình có là hạnh phúc ngay. Còn cái mình muốn mà vẫn chưa đạt được thì sao, thì không hạnh phúc. Đạt xong rồi thì sao, chán ngay ấy mà, xong lại muốn cái khác. Nếu mình dạy con là: “Con sẽ hạnh phúc nếu được điểm cao, con sẽ hạnh phúc nếu con hơn các bạn, con sẽ hạnh phúc nếu con làm được cái này cái kia cho mẹ…” thì mình đang dạy nó là gì? Hạnh phúc đến từ việc đạt được cái mình có. Sớm muộn gì nó lớn lên sẽ không hạnh phúc vì làm sao đạt được mọi thứ được.

Nhưng mình dạy nó thế nào? Nếu con đạt được cái đấy, hạnh phúc – tốt, nhưng nếu con cố rồi mà không được, thì cũng bình thường thôi, chả có gì là bất ngờ, vì là nhân quả, vì là vô thường, vì là bất toại nguyện. Mình dạy nó cả hai.

Hạnh phúc khi đạt được cái mình có là một loại hạnh phúc và hạnh phúc khi hài lòng được với cái mình không có là loại hạnh phúc khác. Người ta hay nói là: Bạn sẽ hạnh phúc khi hài lòng với cái bạn có, đúng không? Nhưng mình phải dạy trẻ con sâu hơn là, con hạnh phúc khi con hài lòng với cái mình có hoặc là khi con hài lòng với cái mình không có. Đấy, hạnh phúc không phải chỉ đơn giản là hài lòng với cái mình có mà phải hài lòng với cả cái mình không có, hạnh phúc nó sẽ đến từ đấy. Mình dạy cho nó kiểu đấy, lớn lên nó sẽ sống như thế. Nó không được giải nhất của cuộc thi, con hãy hài lòng với cái con không có đi, đúng chưa?

Bằng nhân quả, bằng vô thường, bất toại nguyện, làm cho nó hiểu rằng là nó hoàn toàn có thể sống hạnh phúc bằng việc hài lòng với cái mà nó không có. Thì những kiến thức như vậy, giáo lý như vậy nếu mình khéo léo truyền cho nó, trẻ con mình ấy, thì nó sẽ có một cơ sở lớn hơn để hạnh phúc là cơ sở trí tuệ chứ, không phải cơ sở làm người tốt nữa.

 

Đấy là cái bố mẹ nên cân nhắc là liệu mình muốn nó hạnh phúc và tử tế. Mình đang truyền cho nó giá trị tử tế rồi, liệu mình đã truyền giá trị hạnh phúc cho nó chưa? Hạnh phúc đến từ đâu? Hạnh phúc không phải đến từ trí khôn. Hạnh phúc đến từ trí tuệ. Đấy, thực chất là tinh thần cả buổi hôm nay là như vậy. Bây giờ cũng muộn rồi. Mình có thể hỏi đáp năm mười phút sau đó thì kết thúc buổi ngày hôm nay.

Một bạn: Chào anh. Em là Hiếu, bố của một bạn 5 tháng tuổi. Anh có nói về quy luật vô thường, bất toại nguyện thì em thấy cũng rất là hay, em nhìn qua những cháu của em hoặc là ngay cả bản thân bé con của em, thì em thấy là đức tính kiên trì và muốn làm tới cùng so với cái vô thường và bất toại nguyện, mà anh vừa nói, thì nó là đối lập và em rất băn khoăn không biết làm thế nào để mình vẫn có thể dạy được tính kiên trì, mà vẫn có thể dạy để cho bé chấp nhận nữa ạ.

Thầy Trong Suốt: Cháu mấy tuổi rồi nhỉ?

Bạn Hiếu: Dạ 5 tháng.

Thầy Trong Suốt: Năm tháng thì dạy thế nào được. (Cười)

Bạn Hiếu: Không, không. Ý em là tại vì bản thân em vẫn không biết làm sao để mà vẫn có thể…

Thầy Trong Suốt: À, mình phải nghiên cứu, em phải học đã…

Bạn Hiếu: Dạ thưa anh, em muốn hỏi cái hiểu biết và kinh nghiệm của anh khi dạy con.

Thầy Trong Suốt: Rất may cho em là con em rất là bé, nên em có hẳn 1, 2, 3, 4 năm để học. Học đi đã, học xong đã, em mới hiểu được là: “À, cuộc đời này vốn là bất toại nguyện, vô thường, nhân quả”, thì lúc ấy em tự giảng cho con thôi. Thế thôi đơn giản không? Rất là dễ, vì mình hiểu đúng mà.

Bạn Hiếu: Ý em là học thì như thế nào, học từ đâu.

Thầy Trong Suốt: À, học ấy hả, em tham gia câu lạc bộ để học. Em có thể tham gia rồi học thêm ở đấy, chủ yếu là nghe các bài ghi âm, những buổi trà đàm này này. Anh nói rất nhiều rồi, đến buổi này là buổi 35 rồi. Những buổi trước nói rất nhiều về nhân quả, vô thường, bất toại nguyện rồi. Em nghe em hiểu đúng thì sau này em giảng cho con được. Em chỉ hiểu đúng thôi, rất dễ vì trẻ con nó hiểu đơn giản lắm. Em chỉ cần hiểu đúng là em giảng được ngay. Vấn đề là em phải hiểu đúng và em phải sống như thế, chứ nếu mình gặp chuyện mình cũng bảo là “không, cái việc này là không thể chấp nhận nổi” chẳng hạn, thì thôi rồi con mình nó sẽ không nhận được cái gì cả.

Hôm nay thời gian chỉ đủ cho chúng ta thấy rằng việc này là quan trọng thôi. Nếu bạn nào thấy rằng việc dạy con bằng Phật Pháp là quan trọng là thành công rồi. Bởi vì sao? Vì nếu mình cho rằng không cần dạy Phật Pháp thì mình chỉ quan tâm là con thành người tử tế thôi, chứ mình không có cách nào giúp nó hạnh phúc được. Nếu mình hiểu rằng là: “À, những kiến thức về Phật Pháp là quan trọng, dạy cho con, con nhỏ cũng được, để thay đổi cuộc đời của nó, làm nó hạnh phúc hơn”, thì đã thành công.

Còn câu hỏi của em rất đúng, là làm thế nào, thì chính bố mẹ muốn dạy con thì phải học đã. Thì buổi sau chúng ta sẽ nói nhiều hơn về vấn đề đấy, nhân quả, vô thường, bất toại nguyện và kĩ thuật truyền cho con như thế nào. Còn hôm nay có lẽ là mọi người nên về và nghiền ngẫm xem có nên dạy con theo kiểu đấy không. Và thứ hai là nghe thêm các buổi trà đàm của Trong Suốt, vì trong các buổi trà đàm đấy đã có rất nhiều bài liên quan đến nhân quả, vô thường, bất toại nguyện rồi. Buổi sau chúng ta sẽ có thể quay lại chính Đà Nẵng luôn, nói về kĩ thuật dạy con bằng nhân quả, vô thường, bất toại nguyện, nhưng mà bố mẹ phải nghiên cứu trước đã chứ, bố mẹ không nghiên cứu trước làm sao mà mình nói điều ấy được.

Thế còn thời gian trước đấy, bố mẹ nào muốn học về nhân quả, vô thường, bất toại nguyện, thì có thể gặp bạn Vũ Thảo để lấy thêm tài liệu, sách vở hoặc là những bài ghi âm mà Thầy đã nói một thời gian rồi, thì mình có thể nghe và hiểu từ đấy mà ra.

Rồi, như vậy buổi Trà Đàm hôm nay kết thúc ở đây. Hẹn gặp lại các bạn, có khả năng là tháng sau, trong một chủ đề khác hoặc có thể chủ đề này luôn. Cảm ơn các bạn!

(Mọi người vỗ tay)

***

Nghe ghi âm Trà đàm – Nuôi dạy con để có một đứa trẻ trí tuệ, hạnh phúc (Phần 1) tại đây: Tải file hoặc nghe trực tiếp.