‘Đại sư huynh’ của Chân Tử Đan: Đau khổ là sự ban phước bí mật

“Đại sư huynh” – Nếu được đổi tên phim tôi sẽ chọn là “Người thầy vĩ đại”. Bởi thầy giáo Trần (Chân Tư Đan thủ vai) đã cho tôi những bài học sâu sắc về khả năng chấp nhận hoàn toàn, lòng giúp đỡ không bám chấp và bí mật về sự ban phước – chia sẻ của bạn Ngọc Tấn, thành viên CLB.

Trong bộ phim, Chân Tử Đan sắm vai Trần Hiệp – một người lính Mỹ từng tham chiến trên nhiều chiến trường ác liệt.

Bộ phim về tình thầy trò, những rắc rối và bài học trưởng thành.

Khi vừa giải ngũ anh đi vòng quanh thế giới để tìm mục đích sống. Sau đó, anh quyết định trở về quê hương – Hồng Kông, để góp sức xây dựng tương lai cho thế hệ trẻ tại trường trung học Trí Đức.

Đại sư huynh đi “bụi đời” tìm lẽ sống.

Bắt đầu từ đây, những rắc rối ập tới. Lớp học – thầy giáo đầu gấu – học trò bất trị. Chối bỏ hay chấp nhận? Yêu thương hay tính toán? Những sai lầm liệu có thể chuộc lại?

“Đại sư huynh” – Nếu được đổi tên phim tôi sẽ chọn là “Người thầy vĩ đại”. Bởi thầy giáo Trần (do Chân Tư Đan thủ vai) đã cho tôi những bài học sâu sắc về khả năng chấp nhận hoàn toàn, lòng giúp đỡ không bám chấp và bí mật về sự ban phước.

Nếu muốn thay đổi điều gì, bước đầu tiên phải chấp nhận nó hoàn toàn

Bộ phim xoay quanh thầy giáo Trần và nhóm học sinh cá biệt mà không thầy cô nào muốn nhận.

Đám học trò với đủ loại rắc rối: chơi game, đánh nhau, đua xe, xã hội đen…

Đó là anh em sinh đôi Quan Khải Trình – Quan Khải Hải có mẹ bỏ đi từ lâu, sống cùng người cha nát rượu. Cô học trò Vương Đắc Nam vì bố mẹ trọng nam khinh nữ mà trở thành kẻ thừa trong chính gia đình.

Cậu học trò Lý Vĩnh Thông không cha, không mẹ, sống chật vật cùng bà nội. Gordon – cậu bé nhập cư gốc Pakistan thường xuyên phải bám chặt vỉa hè để kiếm sống.

Bị chối bỏ, gắn mác bất trị – Những đứa trẻ không còn cảm nhận được yêu thương bao bọc.

Đằng sau mỗi đứa trẻ là một câu chuyện. Chúng chẳng được bất kỳ ai quan tâm, chú ý. Tất cả đều bị gia đình và nhà trường gán mác trẻ hư. Kết quả, đám học trò mỗi ngày một lún sâu trong rắc rối.

Cho đến khi Trần Hiệp xuất hiện. Anh không giáo điều ép buộc. Thay vào đó là tìm hiểu và chấp nhận chúng hoàn toàn.

Khoảng lặng xúc động khi thầy giáo Trần lặng lẽ đọc lý lịch của từng học sinh.

Anh chấp nhận Khải Trình – Khải Quan vì người cha nát rượu mà tính cách cục cằn dị biệt. Chấp nhận Đắc Nam vì bố mẹ coi thường con gái mà trở nên hống hách ngang ngược.

Chấp nhận Lý Vĩ Thông, nhà nghèo, tìm cách nuôi bà mà dính tới xã hội đen. Chấp nhận Gordon lông bông với ước mơ thành ca sĩ.

Phân cảnh Trần Hiệp tới gặp bà nội Lý Vĩ Thông đã khiến nhiều người rớt nước mắt.

Chấp nhận hoàn toàn – Chính điều đó giúp anh chạm tới những trái tim ngỗ ngược và khiến chúng thay đổi.

Lật ngược thế cờ – Đằng sau mỗi nghịch cảnh là sự ban phước bí mật

Yêu thương, chấp nhận nhưng không buông xuôi. Với mỗi học trò, căn cứ vào hoàn cảnh riêng, Trần Hiệp giúp từng người tự sinh ra động lực học tập mà không cần thúc giục.

Những cuộc nói chuyện để tìm ra động lực cuộc đời.

Gordon thích hát, Trần Hiệp cổ vũ và giúp em cảm nhận hạnh phúc sân khấu. Lý Vĩ Thông muốn bà không phải sống nghèo khổ, ‘đại sư huynh’ hướng em tới mục tiêu trở thành doanh nhân.

Trong kỳ thi thử tốt nghiệp, Trần Hiệp đã cộng điểm xuất sắc cho 1 học sinh khi cậu tự đề xuất ra đáp án “Sự trưởng thành đến từ những lỗi lầm”.

Bản thân Trần Hiệp cũng là minh chứng cho sự trưởng thành từ lỗi lầm.

Đây chính là nút thắt để gỡ bỏ mọi mắc kẹt. Ai cũng có sai lầm trong những nghịch cảnh riêng. Nếu có thể nhận thấy dưới đó là sự ban phước bí mật, thì đó chính là sức mạnh để lật ngược thế cờ.

Phá bỏ khuôn mẫu và giúp đỡ không bám chấp

Là một người thầy giáo, Trần Hiệp đang lẽ phải giữ khuôn mẫu nho nhã, chỉn chu. Nhưng anh phá bỏ mọi lề lối, sử dụng mọi cách thức để giúp đỡ học trò.

Thầy giáo kool ngầu trên đấu trường đua xe.

Để Gordon tự tin, anh nhảy lên sân khấu ca hát cùng cậu. Để Khải Trình – Khải Hải chấp nhận cha mình anh bố trí một cuộc gặp kỳ lạ. Để Đắc Nam được cha mẹ chấp nhận, anh “tổ chức” đua xe. Để Vĩ Thông có được bài học, anh sẵn sàng lao vào xã hội đen đấm đá.

Không cần hình tượng một thầy giáo chỉn chu, Trần Hiệp sẵn sàng làm những điều kỳ quặc nhưng đúng nhất để giúp học trò.

‘Đại sư huynh’ cùng băng đảng xã hội đen.

Cố gắng hết mình nhưng anh không bám chấp vào kết quả. Không bắt buộc những điều tốt đẹp phải xảy ra như: Học sinh của mình phải thi đỗ 100%, nhà trường và xã hội phải tung hô phương pháp dạy học của mình…

Hình ảnh thầy giáo Trần: ngầu, bất chấp nhưng tràn đầy yêu thương.

Chính tâm lý không bám chấp đã cho anh sự bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Đó là lúc dư luận dậy sóng chỉ trích anh khi có một học sinh tự tử vì thi trượt. Đó là lúc học trò bị bắt làm con tin và chỉ có mình anh chống lại xã hội đen.

Bài học lớn về nhân quả

Đằng sau ‘đại sư huynh’ kool ngầu là một quá trình trưởng thành dữ đội. Đánh nhau, đuổi học, tham gia chiến tranh, phiêu bạt tìm ý nghĩa cuộc đời. Tất cả đều là những nhân duyên để tạo nên một Trần Hiệp khuynh đời đạp đất.

Dù làm rất nhiều việc tốt nhưng Trần Hiệp vẫn phải đối diện với những lỗi lầm trong quá khứ.

Nhưng ‘đại sư huynh’ cũng không tránh nổi nhân quả. Trong quá khứ, anh đã từng vô tình gây tổn hại – chặt đứt ước mơ chơi piano – của một người bạn. Và quả hôm nay, cậu bé đó trở thành ‘ông trùm’ xã hội đen, liên tục truy đuổi Trần Hiệp.

Và để biết mối ân oán hơn 30 năm được hoá giải ra sao, các bạn hãy xem phim và tìm lời giải đáp.

Hãy xem ‘Đại sư huynh’ và tìm ra bài học cho riêng mình.

Không chỉ mãn nhãn với những pha hành động hài hước của bộ phim, mỗi thành viên CLB Trong Suốt còn nhận về những bài học sâu sắc riêng cho mình. Bởi vì xem phim là hoạt động giúp mọi người khảo nghiệm sự trưởng thành của bản thân trong cuộc sống thường ngày.

Trong một dịp gần nhất, hẹn gặp các bạn vào T7 mỗi tuần, cùng nhau đi xem phim!